Chương 48: Tham điệp
Tham điệp = cánh bướm của lòng tham...
___________
Ngày kế tiếp Tô Tứ rốt cuộc có thể di chuyển bằng đuôi rắn. Mà một khi đã thích ứng với chiếc đuôi này, tốc độ di chuyển của hắn ta còn nhanh hơn những người còn lại.
Chẳng qua chuyện mất ráo bộ pháp và khinh công vẫn làm Tô Tứ phải ngồi ôm dao thở than cả buổi sáng. Nếu Diêm Thanh không cứng nhắc đến lộn ruột thì Tô Tứ đã muốn bàn kế hoạch rút lui với cậu ta rồi.
"Tam Tử, xóc một quẻ đi." Kết thúc bữa sáng nhạt như nước ốc, Tô Tứ cố gắng đấu tranh lần cuối.
"Để làm gì?"
"Tính xem hôm nay hung hay cát chứ làm gì? Yêu vật giữ núi đâu có giống yêu vật bình thường, gieo được quẻ cát thì đi cũng an tâm hơn chứ."
Ngược lại, nếu gieo ra điềm dữ, thì hắn sẽ có cớ kéo Diêm Thanh trở về.
"Ta không xem được cụ thể như vậy. Hơn nữa là phúc thì không phải họa, mà là họa thì không thể tránh." Diêm Thanh lắc đầu, "Tâm ma của mọi người không xảy ra biến cố gì, không nhất thiết phải..."
Thời Kính Chi hào hứng sán lại gần: "Xem thử cũng hay, lần trước ngươi tính quẻ xuống mộ rất chính xác mà... Hay là gieo cái này phải đánh đổi bằng tuổi thọ của ngươi?"
"Không đến mức đấy."
Chưởng môn đã lên tiếng thì Diêm Thanh cũng ngoan ngoãn nghe theo, cậu ta móc ra một bọc hạt hạnh đào từ lồng ngực. Sáu hạt hạnh đào với kích cỡ tương đồng được bao bằng khăn xanh trông còn nguyên vẹn, mặt trên bôi mực đỏ, mặt dưới phủ mực đen, nom đều bóng loáng.
Sau đó Diêm Thanh trích máu đầu ngón tay và vẽ một vòng tròn trên phiến đá. Đoạn phớt lờ mấy người đang gật gù khen hay, cậu ta ném hạt hạnh đào vào chính giữa vòng tròn.
Hạt hạnh đào lăn không được bao lâu thì ngừng. Ấy thế nhưng cả sáu hạt đều dựng đứng và đồng loạt hướng mặt đen về phía Thời Kính Chi.
Thời Kính Chi: "... Diêm Thanh này, hạt hạnh đào của ngươi có bị hỏng gì không?"
Diêm Thanh gõ gõ phiến đá, nhưng hạt hạnh đạo lại ương bướng mà gắng gượng giữ thăng bằng như tự có trí tuệ.
"Không khác lúc ta xem trước khi xuống quỷ mộ."
Sáu hạt hạnh đào lẳng lặng đứng nghiêm làm nổi bật chiếc đèn xương sọ to lớn cách đó không xa, phong cảnh này nhuộm lên gió cái mùi mục nát mơ hồ trong cổ mộ. Đèn xương sọ cản gió lại sau lưng, tuy nhiên hốc mắt sâu hoắm của nó vẫn chừa đường cho hơi gió thổi lay tấm vải bọc hạt.
Vậy mà bầy hạt vẫn không nhúc nhích, chúng đứng nghiêm chỉnh đến độ không buồn cả xoay tròn.
Thời Kính Chi: "..."
Hắn dựng ngược lông tơ, phải mất cả buổi mới giũ được hết da gà da vịt. Người ta nói có làm ráng chịu, nhưng chỉ đứng thôi thì còn đỡ, đây rõ ràng là lẽ trời bất công, đến hạt hạnh đào còn không thèm nể nang gì hắn.
Sáu mặt đen của hạt hạnh đào làm Thời Kính Chi mất hứng. Tuy nhiên đường thì vẫn phải đi, dẫu sao Diêm Thanh cũng nói hiện tượng này không khác xuống quỷ mộ, mà quỷ mộ thì gây bàng hoàng là chính chứ mạng vẫn còn. Hắn giao cao cầm máu cho Diêm Thanh rồi lại chạy đi giày vò đồ đệ để trốn tránh thực tế.
Tô Tứ không tìm ra điềm dữ nên cũng thôi không khuyên Diêm Thanh rời núi nữa, thay vào đó hắn ta thẫn thờ xách Bạch gia, chuẩn bị theo đoàn người tiếp tục hành trình.
Hôm nay lại là một ngày tươi trong với bầu trời xanh chẳng gợn mây như vừa được cọ rửa.
Chùa Kiến Trần đã quán xuyến núi Hồi Liên rất mực chu đáo. Tuyết đọng ven đường không dính bẩn, tượng đá không đầu cũng không nhiễm bụi trần. Suối băng róc rách bên triền đá, dây leo chi chít vẫn chỉnh tề. Nếu chỉ quan sát xung quanh thì cảnh sắc nơi đây có thể coi là thiện chí.
Khi phóng tầm mắt ra xa hơn chút nữa, "cọc trụi" đỏ xám rung rinh như ảnh ảo, trông cũng không giống một vật có hành động công kích. Xích tay mắt của Diêm Thanh được giấu kín trong tay áo, đuôi rắn của Tô Tứ thì lại khá bình thường. Như vậy nếu loại bỏ đèn xương sọ nằm chễm chệ như núi phía sau lưng ra thì mọi người hầu như đã thích ứng với sự tồn tại của tâm ma.
Như thể thật sự không có nguy hiểm.
Tô Tứ vừa đi vừa nhìn hai thầy trò phái Khô Sơn phía trước trong tâm trạng căng thẳng.
Kỳ lạ, hắn ta thầm nghĩ. Cảm giác Doãn Từ đem đến cho hắn ta đã thay đổi chỉ trong một đêm.
Khi trước, hắn ta kiêng kỵ vị đại đệ tử không rõ xuất thân này hơn cả chưởng môn. Dù Doãn Từ luôn ôn hòa khiêm tốn, không khoa trương nổi bật như chưởng môn, nhưng Tô Tứ vẫn đánh hơi được từ y mùi của sự nguy hiểm. Tô Tứ đã từng suy nghĩ kỹ càng song không thể phát hiện ra sơ hở của người này. Mà nếu chỉ dựa vào trực giác mơ hồ thì hắn ta không có cớ để khuyên Diêm Thanh rời khỏi.
Hiện giờ cảm giác ấy đã rõ ràng hơn kha khá.
Doãn Từ tuy bị Thời Kính Chi dắt tay, nhưng vẫn không giấu được khí thế bức người tựa như thể đã trút bỏ một lớp lụa che mắt. Thậm chí khí thế của y còn bao lấy cả Thời Kính Chi, khiến hai người cùng tản ra hơi thở "người sống chớ lại gần".
Thời chưởng môn vẫn cư xử như thường, không biết là do hoàn toàn không phát hiện, hay là nhận thấy mà giả vờ không biết.
... Rốt cuộc bạn của hắn ta đã đi theo môn phái nguy hiểm gì? Họ có nên nhanh trí tìm thời cơ ở lại chùa Kiến Trần rồi dứt khoát xuất gia làm hòa thượng luôn không?
Mải suy ngẫm vẩn vơ làm Tô Tứ suýt đụng vào Diêm Thanh đằng trước. Đuôi rắn trèo thang vốn đã nhọc nhằn, vừa rồi nếu không nhờ Diêm Thanh túm được thì hắn ta đã trượt thẳng cánh cò bay.
Diêm Thanh cũng không dưng đứng lại- đường lên núi trước mặt mọi người có gì khác lạ.
Không còn tuyết đọng và cỏ dại, thậm chí thềm đá cũng không có bụi và vết nứt. Gió bất ngờ ngưng bặt, bầu không khí chùng xuống bất thường, tất cả sự biến đổi này mang đến cảm giác bức bối như có thứ gì theo dõi họ từ trên cao, và lộn nhộn cả từ phía sau lưng. Như thể đây không phải chùa hòa thượng mà là miền cực lạc, mà là Phật tổ đang nhìn xuống họ từ trời.
Nhìn thềm đá đột nhiên biến hóa, Thời chưởng môn dần nghiêm túc lại. Hắn lề mề tại chỗ hết một chung trà, đến tận khi Bạch gia lên trước hắn mới tiến bước theo sau.
Chẳng qua đi thêm hai canh giờ, cảnh vật bốn phía không lặp lại, nhưng vị trí của họ vẫn luẩn quẩn trên sườn núi không hề thay đổi.
Dù không có kẻ địch tập kích thì cảm giác dai dẳng không kết thúc giữa trời đông vẫn làm họ phát điên.
Thời Kính Chi kinh hãi: "Nhà Phật cũng chuộng quỷ dựng tường à? A Từ, ngươi cảm thấy gì không?"
Doãn Từ lắc đầu: "Không. Đúng là chúng ta đang tiến lên, không hề giậm chân tại chỗ."
Một dạo nhàm chán Doãn Từ đã đặc biệt ghé núi Hồi Liên. Tuy nhiên có lẽ vì không có tham sân si gì đáng nói nên Doãn Từ không có cơ hội gặp ba vị yêu chủ.
Xét riêng điểm này thì khả năng ẩn hơi thở của họ tuyệt đối siêu phàm. Truyền thuyết về yêu vật canh núi kéo dài suốt năm sáu trăm năm, bất luận có bị người đời xào nấu hay không thì việc bản thân truyền thuyết có chút ly kỳ cũng không kỳ lạ.
Không nhận được câu trả lời, Thời Kính Chi đành phải tiếp tục tiến về phía trước.
Cuối cùng mọi người cũng đến được điểm cuối con đường. Bốn người vừa giẫm lên thềm đá trên cùng, dải đường dưới chân đã tức thì biến mất.
Họ được dẫn tới một chiếc ao.
Ao không lớn và được bao bởi vòng tuyết đọng. Nước ao trong và lạnh đến độ không khác nào hư ảo, làm hiện lên rõ ràng đá xanh dưới đáy. Mấy con cá Koi nhấm nhẳng lượn lờ, trông đến là nhàn nhã.
Chính giữa ao nằm tà một pho tượng đầu Phật cao cỡ một người.
Đầu Phật đã bị mưa gió mài mòn mặt mũi mà biểu cảm hững hờ an yên vẫn toát lên sáng rõ. Cổ pho tượng cắm chéo xuống đáy ao, nước trong ao xâm xấp gò má nó phủ xám xanh chất liệu bằng đá trắng. Thoạt nhìn, dường như nó đang gối đầu lên mặt nước đánh giấc ngủ thản nhiên.
Nhưng thứ nổi bật không phải bản thân tượng đầu Phật, mà là "thứ" trên đầu Phật.
Mọi người không thể thấy mắt tượng, bởi chúng đã bị vô vàn cánh bướm vây quanh và phủ thành từng cụm. Ngó lại từ xa cặp mắt khổng lồ ấy như mọc ra những luống hoa sặc sỡ.
Bốn người đến gần hơn, tầng ngoài cùng của "luống hoa" bỗng chốc nổ bùng, cánh bướm rực rỡ tản rợp trời dưới ánh mặt trời lấp lóe.
Thời Kính Chi đứng sững.
Chưa từng thấy cánh bướm nào xinh đẹp đến thế, Thời Kính Chi không biết phải dùng từ ngữ ra sao để miêu tả màu sắc chúng. Dưới quầng sáng chói chang, màu sắc phủ cánh bướm đang liên tục thay đổi, khiến mọi người không thể dời được mắt. Như phát hiện sự hiện diện của mọi người, chúng nhẹ nhàng bay tới theo làn gió dịu êm.
Tựa như khái niệm về "mỹ" một cách đơn thuần nhất.
Thời gian phút chốc đọng lại, tâm trí Thời Kính Chi như rơi bẫng vào bông. Chân tay hắn từ từ mất đi cảm giác, cơ thể hắn như bồng bềnh giữa làn nước ấm. Cơn buồn ngủ đầy thỏa mãn tràn ra trong bụng đem đến cho hắn sự an lòng trĩu nặng.
Có lẽ mình đang mơ, hắn nghĩ. Mình vừa thấy cái gì?
Vì sao mình lại đến nơi đây?
Quên đi, hết thảy đều không quan trọng. Tâm trí hắn chỉ còn những màu sắc huyễn hoặc, làn gió lộng lẫy khẽ ôm lấy hắn khơi gợi nên một dự cảm mãnh liệt từ sâu thẳm đáy lòng- hắn sắp có được tất cả những khát vọng kiếp này. Luồng gió mê say đang giục giã hắn, lôi kéo hắn về phía cực lạc hắn mong muốn trọn đời.
Cảm giác được giải thoát ấy quá đỗi tuyệt vời, làm hắn nhất thời không tài nào suy nghĩ.
Với khao khát cháy bỏng, Thời Kính Chi quả quyết tiến lên. Chẳng qua vừa đi được mấy bước hắn đã bị kìm chân- có thứ gì đang níu hắn lại, ép hắn phải đứng yên, làm hắn bực dọc vô cùng.
Ngọn lửa vô danh bốc lên ngùn ngụt, Thời Kính Chi tung chưởng tấn công thứ cản đường.
Dù đòn đánh của hắn không có nội lực thì sát khí vẫn cuồn cuộn theo gió. Doãn Từ nhẹ nhàng đỡ được. Tuy nhiên lực đánh vẫn làm ngón tay Doãn Từ khẽ rung lên.
Doãn Từ không thể nhìn, song vẫn đoán ra được tình hình không ổn.
Y không biết tình trạng của Tô Tứ Diêm Thanh hiện giờ, nhưng Thời Kính Chi thì chắc chắn đã trúng chiêu. Hơi thở của Thời Kính Chi thay đổi khá rõ rệt, dòng khí cuối đường cũng quái lạ vô cùng. Doãn Từ sờ cả hai tay lên mặt Thời Kính Chi, để rồi sờ thấy thứ gì nhẵn mịn và mảnh nhỏ.
Như là cánh bướm.
Có vẻ có vô vàn cánh bướm bít kín khuôn mặt Thời Kính Chi, hết tầng này đến tầng khác. Tuy không đến mức kín như bưng không khe lọt gió, nhưng cũng đủ để biến Thời Kính Chi thành kẻ mù.
Vấn đề là Thời Kính Chi lại không hề kháng cự, hắn như thể không phát hiện ra đàn bướm. Sau cú đấm bất thành, hắn mềm người ngã khuỵu xuống đất. Bướm phủ đầu hắn ngày một dày chi dày chít, đầu hắn bị bầy bướm bọc thành một ổ to gấp hai ba lần, kéo theo những tiếng sột soạt rợn tai.
"Doãn huynh, ta và Diêm Thanh... đều không quá nghiêm trọng..." Giọng Tô Tứ có hơi mơ hồ.
Diêm Thanh cũng còn nói được: "Thời chưởng môn nhờ cả vào huynh... Tình trạng của ngài ấy đặc biệt nguy hiểm..."
Thời Kính Chi hoàn toàn không nghe thấy lời họ nói. Hắn giãy giụa chốc lát rồi lại lảo đảo đứng dậy và tiến thẳng xuống núi. Bước chân của hắn kiên định dứt khoát đến nỗi suýt đã kéo rung cả Doãn Từ.
Xung quanh không có gió, âm thanh vỗ cánh của bầy bướm thì nhẹ lướt như những cánh hoa rơi. Doãn Từ vừa siết chặt eo Thời Kính Chi, vừa tập trung phác họa vũ điệu của bầy bướm trong tâm trí.
Cánh bướm chao lượn đầy quái dị ru người vào chốn ngả mê say. Doãn Từ có thể nhận ra vật này dù không nhìn thấy nó:
Một loại bướm yêu cực hiếm được ghi chép trong sách cổ. Có người đặt cho nó cái tên "giấc mộng ngày", có người gọi nó là "lạc thú hoàng lương". Chúng không tính là hung ác, nhưng bởi hiếm gặp nên rất khó ứng phó. Nhận ra vật này, trái tim Doãn Từ cũng tức thì chùng xuống.
Đặt vào hoàn cảnh núi Hồi Liên, chỉ e tên của chúng là "tham điệp".
Tham điệp luôn xuất hiện thành bầy với pháp trận tự nhiên là hoa văn trên cánh bướm. Để bảo vệ sào huyệt, chúng sẽ kết đội mê hoặc kẻ thù bằng mồi câu là dục vọng, từ đó có thể đẩy họ đi xa. Mà kẻ địch trong trạng thái u mê sẽ hoàn toàn không có ký ức về những chuyện này, nên sẽ không đi tìm sào huyệt của chúng thêm lần nữa.
Rõ ràng bướm yêu trên núi Hồi Liên đã được huấn luyện. Các hòa thượng hỗ trợ chúng bằng pháp trận của loài người- một loại pháp trận dẫn kẻ tham lam ngút trời đến trước mắt chúng, để chúng có thể dốc toàn lực đá kẻ địch ra khỏi núi Hồi Liên.
Quả là một sự kết hợp hoàn mỹ.
Nếu tấn công bướm yêu không suy nghĩ, chúng có thể lấy kẻ bị mê hoặc ra làm lá chắn thịt. Dù bây giờ Doãn Từ có trói ba người rồi kéo lê lên núi, thì bướm yêu cũng không dễ tản đi.
Vấn đề chính là ở chỗ, chìm trong huyễn thuật của "tham điệp" quá lâu sẽ khiến đầu óc con người bị tổn thương, khó mà phân biệt thật hư sau đấy.
Chỉ có một biện pháp để xua đuổi tham điệp.
Thứ này đến bởi dục vọng của người nào thì phải được xua đi bởi người đấy. Kẻ mê muội phải tự mình giác ngộ mà chấm dứt dục niệm hoàn toàn.
Diêm Thanh và Tô Tứ đều trẻ tuổi, mưu cầu không nặng, tạm thời còn ý thức nên vẫn có thể tự mình vùng thoát. Nghiêm trọng chỉ có Thời Kính Chi, theo đánh giá chủ quan thì phải đến chín phần mười số tham điệp xuất hiện ở đây đều là để mua vui cho hắn. Doãn Từ đã từng chứng kiến sự cố chấp gần như điên cuồng của hắn, mà không chỉ có vậy, ngay trong ngày thường Thời Kính Chi cũng đã tham ăn tham tiền, giờ chờ hắn tự mình ngộ đạo thì còn khó hơn cả lên trời luôn nữa.
Bản thân Doãn Từ không dính tham sân si, hay là đưa sư phụ xuống núi trước rồi một thân một mình...
Không, có trận Phật Tâm quấy nhiễu, y không thể tiến lên một mình. Mà đầu mối quan trọng cỡ này cũng không thể giao cho hai người ngoài như Tô Tứ Diêm Thanh. Lặng lẽ than thầm, Doãn Từ nhắm mắt.
Chẳng lẽ chuyến viếng thăm núi Hồi Liên của họ lại phải thất bại nhẹ tênh thế này?
___________
Tác giả có lời:
Doãn Từ: Xoa đầu sư phụ, xoa ra một tầng bướm dày sống động.
Doãn Từ:... Lần đầu thấy lợi ích của không nhìn được
___________
Ngày kế tiếp Tô Tứ rốt cuộc có thể di chuyển bằng đuôi rắn. Mà một khi đã thích ứng với chiếc đuôi này, tốc độ di chuyển của hắn ta còn nhanh hơn những người còn lại.
Chẳng qua chuyện mất ráo bộ pháp và khinh công vẫn làm Tô Tứ phải ngồi ôm dao thở than cả buổi sáng. Nếu Diêm Thanh không cứng nhắc đến lộn ruột thì Tô Tứ đã muốn bàn kế hoạch rút lui với cậu ta rồi.
"Tam Tử, xóc một quẻ đi." Kết thúc bữa sáng nhạt như nước ốc, Tô Tứ cố gắng đấu tranh lần cuối.
"Để làm gì?"
"Tính xem hôm nay hung hay cát chứ làm gì? Yêu vật giữ núi đâu có giống yêu vật bình thường, gieo được quẻ cát thì đi cũng an tâm hơn chứ."
Ngược lại, nếu gieo ra điềm dữ, thì hắn sẽ có cớ kéo Diêm Thanh trở về.
"Ta không xem được cụ thể như vậy. Hơn nữa là phúc thì không phải họa, mà là họa thì không thể tránh." Diêm Thanh lắc đầu, "Tâm ma của mọi người không xảy ra biến cố gì, không nhất thiết phải..."
Thời Kính Chi hào hứng sán lại gần: "Xem thử cũng hay, lần trước ngươi tính quẻ xuống mộ rất chính xác mà... Hay là gieo cái này phải đánh đổi bằng tuổi thọ của ngươi?"
"Không đến mức đấy."
Chưởng môn đã lên tiếng thì Diêm Thanh cũng ngoan ngoãn nghe theo, cậu ta móc ra một bọc hạt hạnh đào từ lồng ngực. Sáu hạt hạnh đào với kích cỡ tương đồng được bao bằng khăn xanh trông còn nguyên vẹn, mặt trên bôi mực đỏ, mặt dưới phủ mực đen, nom đều bóng loáng.
Sau đó Diêm Thanh trích máu đầu ngón tay và vẽ một vòng tròn trên phiến đá. Đoạn phớt lờ mấy người đang gật gù khen hay, cậu ta ném hạt hạnh đào vào chính giữa vòng tròn.
Hạt hạnh đào lăn không được bao lâu thì ngừng. Ấy thế nhưng cả sáu hạt đều dựng đứng và đồng loạt hướng mặt đen về phía Thời Kính Chi.
Thời Kính Chi: "... Diêm Thanh này, hạt hạnh đào của ngươi có bị hỏng gì không?"
Diêm Thanh gõ gõ phiến đá, nhưng hạt hạnh đạo lại ương bướng mà gắng gượng giữ thăng bằng như tự có trí tuệ.
"Không khác lúc ta xem trước khi xuống quỷ mộ."
Sáu hạt hạnh đào lẳng lặng đứng nghiêm làm nổi bật chiếc đèn xương sọ to lớn cách đó không xa, phong cảnh này nhuộm lên gió cái mùi mục nát mơ hồ trong cổ mộ. Đèn xương sọ cản gió lại sau lưng, tuy nhiên hốc mắt sâu hoắm của nó vẫn chừa đường cho hơi gió thổi lay tấm vải bọc hạt.
Vậy mà bầy hạt vẫn không nhúc nhích, chúng đứng nghiêm chỉnh đến độ không buồn cả xoay tròn.
Thời Kính Chi: "..."
Hắn dựng ngược lông tơ, phải mất cả buổi mới giũ được hết da gà da vịt. Người ta nói có làm ráng chịu, nhưng chỉ đứng thôi thì còn đỡ, đây rõ ràng là lẽ trời bất công, đến hạt hạnh đào còn không thèm nể nang gì hắn.
Sáu mặt đen của hạt hạnh đào làm Thời Kính Chi mất hứng. Tuy nhiên đường thì vẫn phải đi, dẫu sao Diêm Thanh cũng nói hiện tượng này không khác xuống quỷ mộ, mà quỷ mộ thì gây bàng hoàng là chính chứ mạng vẫn còn. Hắn giao cao cầm máu cho Diêm Thanh rồi lại chạy đi giày vò đồ đệ để trốn tránh thực tế.
Tô Tứ không tìm ra điềm dữ nên cũng thôi không khuyên Diêm Thanh rời núi nữa, thay vào đó hắn ta thẫn thờ xách Bạch gia, chuẩn bị theo đoàn người tiếp tục hành trình.
Hôm nay lại là một ngày tươi trong với bầu trời xanh chẳng gợn mây như vừa được cọ rửa.
Chùa Kiến Trần đã quán xuyến núi Hồi Liên rất mực chu đáo. Tuyết đọng ven đường không dính bẩn, tượng đá không đầu cũng không nhiễm bụi trần. Suối băng róc rách bên triền đá, dây leo chi chít vẫn chỉnh tề. Nếu chỉ quan sát xung quanh thì cảnh sắc nơi đây có thể coi là thiện chí.
Khi phóng tầm mắt ra xa hơn chút nữa, "cọc trụi" đỏ xám rung rinh như ảnh ảo, trông cũng không giống một vật có hành động công kích. Xích tay mắt của Diêm Thanh được giấu kín trong tay áo, đuôi rắn của Tô Tứ thì lại khá bình thường. Như vậy nếu loại bỏ đèn xương sọ nằm chễm chệ như núi phía sau lưng ra thì mọi người hầu như đã thích ứng với sự tồn tại của tâm ma.
Như thể thật sự không có nguy hiểm.
Tô Tứ vừa đi vừa nhìn hai thầy trò phái Khô Sơn phía trước trong tâm trạng căng thẳng.
Kỳ lạ, hắn ta thầm nghĩ. Cảm giác Doãn Từ đem đến cho hắn ta đã thay đổi chỉ trong một đêm.
Khi trước, hắn ta kiêng kỵ vị đại đệ tử không rõ xuất thân này hơn cả chưởng môn. Dù Doãn Từ luôn ôn hòa khiêm tốn, không khoa trương nổi bật như chưởng môn, nhưng Tô Tứ vẫn đánh hơi được từ y mùi của sự nguy hiểm. Tô Tứ đã từng suy nghĩ kỹ càng song không thể phát hiện ra sơ hở của người này. Mà nếu chỉ dựa vào trực giác mơ hồ thì hắn ta không có cớ để khuyên Diêm Thanh rời khỏi.
Hiện giờ cảm giác ấy đã rõ ràng hơn kha khá.
Doãn Từ tuy bị Thời Kính Chi dắt tay, nhưng vẫn không giấu được khí thế bức người tựa như thể đã trút bỏ một lớp lụa che mắt. Thậm chí khí thế của y còn bao lấy cả Thời Kính Chi, khiến hai người cùng tản ra hơi thở "người sống chớ lại gần".
Thời chưởng môn vẫn cư xử như thường, không biết là do hoàn toàn không phát hiện, hay là nhận thấy mà giả vờ không biết.
... Rốt cuộc bạn của hắn ta đã đi theo môn phái nguy hiểm gì? Họ có nên nhanh trí tìm thời cơ ở lại chùa Kiến Trần rồi dứt khoát xuất gia làm hòa thượng luôn không?
Mải suy ngẫm vẩn vơ làm Tô Tứ suýt đụng vào Diêm Thanh đằng trước. Đuôi rắn trèo thang vốn đã nhọc nhằn, vừa rồi nếu không nhờ Diêm Thanh túm được thì hắn ta đã trượt thẳng cánh cò bay.
Diêm Thanh cũng không dưng đứng lại- đường lên núi trước mặt mọi người có gì khác lạ.
Không còn tuyết đọng và cỏ dại, thậm chí thềm đá cũng không có bụi và vết nứt. Gió bất ngờ ngưng bặt, bầu không khí chùng xuống bất thường, tất cả sự biến đổi này mang đến cảm giác bức bối như có thứ gì theo dõi họ từ trên cao, và lộn nhộn cả từ phía sau lưng. Như thể đây không phải chùa hòa thượng mà là miền cực lạc, mà là Phật tổ đang nhìn xuống họ từ trời.
Nhìn thềm đá đột nhiên biến hóa, Thời chưởng môn dần nghiêm túc lại. Hắn lề mề tại chỗ hết một chung trà, đến tận khi Bạch gia lên trước hắn mới tiến bước theo sau.
Chẳng qua đi thêm hai canh giờ, cảnh vật bốn phía không lặp lại, nhưng vị trí của họ vẫn luẩn quẩn trên sườn núi không hề thay đổi.
Dù không có kẻ địch tập kích thì cảm giác dai dẳng không kết thúc giữa trời đông vẫn làm họ phát điên.
Thời Kính Chi kinh hãi: "Nhà Phật cũng chuộng quỷ dựng tường à? A Từ, ngươi cảm thấy gì không?"
Doãn Từ lắc đầu: "Không. Đúng là chúng ta đang tiến lên, không hề giậm chân tại chỗ."
Một dạo nhàm chán Doãn Từ đã đặc biệt ghé núi Hồi Liên. Tuy nhiên có lẽ vì không có tham sân si gì đáng nói nên Doãn Từ không có cơ hội gặp ba vị yêu chủ.
Xét riêng điểm này thì khả năng ẩn hơi thở của họ tuyệt đối siêu phàm. Truyền thuyết về yêu vật canh núi kéo dài suốt năm sáu trăm năm, bất luận có bị người đời xào nấu hay không thì việc bản thân truyền thuyết có chút ly kỳ cũng không kỳ lạ.
Không nhận được câu trả lời, Thời Kính Chi đành phải tiếp tục tiến về phía trước.
Cuối cùng mọi người cũng đến được điểm cuối con đường. Bốn người vừa giẫm lên thềm đá trên cùng, dải đường dưới chân đã tức thì biến mất.
Họ được dẫn tới một chiếc ao.
Ao không lớn và được bao bởi vòng tuyết đọng. Nước ao trong và lạnh đến độ không khác nào hư ảo, làm hiện lên rõ ràng đá xanh dưới đáy. Mấy con cá Koi nhấm nhẳng lượn lờ, trông đến là nhàn nhã.
Chính giữa ao nằm tà một pho tượng đầu Phật cao cỡ một người.
Đầu Phật đã bị mưa gió mài mòn mặt mũi mà biểu cảm hững hờ an yên vẫn toát lên sáng rõ. Cổ pho tượng cắm chéo xuống đáy ao, nước trong ao xâm xấp gò má nó phủ xám xanh chất liệu bằng đá trắng. Thoạt nhìn, dường như nó đang gối đầu lên mặt nước đánh giấc ngủ thản nhiên.
Nhưng thứ nổi bật không phải bản thân tượng đầu Phật, mà là "thứ" trên đầu Phật.
Mọi người không thể thấy mắt tượng, bởi chúng đã bị vô vàn cánh bướm vây quanh và phủ thành từng cụm. Ngó lại từ xa cặp mắt khổng lồ ấy như mọc ra những luống hoa sặc sỡ.
Bốn người đến gần hơn, tầng ngoài cùng của "luống hoa" bỗng chốc nổ bùng, cánh bướm rực rỡ tản rợp trời dưới ánh mặt trời lấp lóe.
Thời Kính Chi đứng sững.
Chưa từng thấy cánh bướm nào xinh đẹp đến thế, Thời Kính Chi không biết phải dùng từ ngữ ra sao để miêu tả màu sắc chúng. Dưới quầng sáng chói chang, màu sắc phủ cánh bướm đang liên tục thay đổi, khiến mọi người không thể dời được mắt. Như phát hiện sự hiện diện của mọi người, chúng nhẹ nhàng bay tới theo làn gió dịu êm.
Tựa như khái niệm về "mỹ" một cách đơn thuần nhất.
Thời gian phút chốc đọng lại, tâm trí Thời Kính Chi như rơi bẫng vào bông. Chân tay hắn từ từ mất đi cảm giác, cơ thể hắn như bồng bềnh giữa làn nước ấm. Cơn buồn ngủ đầy thỏa mãn tràn ra trong bụng đem đến cho hắn sự an lòng trĩu nặng.
Có lẽ mình đang mơ, hắn nghĩ. Mình vừa thấy cái gì?
Vì sao mình lại đến nơi đây?
Quên đi, hết thảy đều không quan trọng. Tâm trí hắn chỉ còn những màu sắc huyễn hoặc, làn gió lộng lẫy khẽ ôm lấy hắn khơi gợi nên một dự cảm mãnh liệt từ sâu thẳm đáy lòng- hắn sắp có được tất cả những khát vọng kiếp này. Luồng gió mê say đang giục giã hắn, lôi kéo hắn về phía cực lạc hắn mong muốn trọn đời.
Cảm giác được giải thoát ấy quá đỗi tuyệt vời, làm hắn nhất thời không tài nào suy nghĩ.
Với khao khát cháy bỏng, Thời Kính Chi quả quyết tiến lên. Chẳng qua vừa đi được mấy bước hắn đã bị kìm chân- có thứ gì đang níu hắn lại, ép hắn phải đứng yên, làm hắn bực dọc vô cùng.
Ngọn lửa vô danh bốc lên ngùn ngụt, Thời Kính Chi tung chưởng tấn công thứ cản đường.
Dù đòn đánh của hắn không có nội lực thì sát khí vẫn cuồn cuộn theo gió. Doãn Từ nhẹ nhàng đỡ được. Tuy nhiên lực đánh vẫn làm ngón tay Doãn Từ khẽ rung lên.
Doãn Từ không thể nhìn, song vẫn đoán ra được tình hình không ổn.
Y không biết tình trạng của Tô Tứ Diêm Thanh hiện giờ, nhưng Thời Kính Chi thì chắc chắn đã trúng chiêu. Hơi thở của Thời Kính Chi thay đổi khá rõ rệt, dòng khí cuối đường cũng quái lạ vô cùng. Doãn Từ sờ cả hai tay lên mặt Thời Kính Chi, để rồi sờ thấy thứ gì nhẵn mịn và mảnh nhỏ.
Như là cánh bướm.
Có vẻ có vô vàn cánh bướm bít kín khuôn mặt Thời Kính Chi, hết tầng này đến tầng khác. Tuy không đến mức kín như bưng không khe lọt gió, nhưng cũng đủ để biến Thời Kính Chi thành kẻ mù.
Vấn đề là Thời Kính Chi lại không hề kháng cự, hắn như thể không phát hiện ra đàn bướm. Sau cú đấm bất thành, hắn mềm người ngã khuỵu xuống đất. Bướm phủ đầu hắn ngày một dày chi dày chít, đầu hắn bị bầy bướm bọc thành một ổ to gấp hai ba lần, kéo theo những tiếng sột soạt rợn tai.
"Doãn huynh, ta và Diêm Thanh... đều không quá nghiêm trọng..." Giọng Tô Tứ có hơi mơ hồ.
Diêm Thanh cũng còn nói được: "Thời chưởng môn nhờ cả vào huynh... Tình trạng của ngài ấy đặc biệt nguy hiểm..."
Thời Kính Chi hoàn toàn không nghe thấy lời họ nói. Hắn giãy giụa chốc lát rồi lại lảo đảo đứng dậy và tiến thẳng xuống núi. Bước chân của hắn kiên định dứt khoát đến nỗi suýt đã kéo rung cả Doãn Từ.
Xung quanh không có gió, âm thanh vỗ cánh của bầy bướm thì nhẹ lướt như những cánh hoa rơi. Doãn Từ vừa siết chặt eo Thời Kính Chi, vừa tập trung phác họa vũ điệu của bầy bướm trong tâm trí.
Cánh bướm chao lượn đầy quái dị ru người vào chốn ngả mê say. Doãn Từ có thể nhận ra vật này dù không nhìn thấy nó:
Một loại bướm yêu cực hiếm được ghi chép trong sách cổ. Có người đặt cho nó cái tên "giấc mộng ngày", có người gọi nó là "lạc thú hoàng lương". Chúng không tính là hung ác, nhưng bởi hiếm gặp nên rất khó ứng phó. Nhận ra vật này, trái tim Doãn Từ cũng tức thì chùng xuống.
Đặt vào hoàn cảnh núi Hồi Liên, chỉ e tên của chúng là "tham điệp".
Tham điệp luôn xuất hiện thành bầy với pháp trận tự nhiên là hoa văn trên cánh bướm. Để bảo vệ sào huyệt, chúng sẽ kết đội mê hoặc kẻ thù bằng mồi câu là dục vọng, từ đó có thể đẩy họ đi xa. Mà kẻ địch trong trạng thái u mê sẽ hoàn toàn không có ký ức về những chuyện này, nên sẽ không đi tìm sào huyệt của chúng thêm lần nữa.
Rõ ràng bướm yêu trên núi Hồi Liên đã được huấn luyện. Các hòa thượng hỗ trợ chúng bằng pháp trận của loài người- một loại pháp trận dẫn kẻ tham lam ngút trời đến trước mắt chúng, để chúng có thể dốc toàn lực đá kẻ địch ra khỏi núi Hồi Liên.
Quả là một sự kết hợp hoàn mỹ.
Nếu tấn công bướm yêu không suy nghĩ, chúng có thể lấy kẻ bị mê hoặc ra làm lá chắn thịt. Dù bây giờ Doãn Từ có trói ba người rồi kéo lê lên núi, thì bướm yêu cũng không dễ tản đi.
Vấn đề chính là ở chỗ, chìm trong huyễn thuật của "tham điệp" quá lâu sẽ khiến đầu óc con người bị tổn thương, khó mà phân biệt thật hư sau đấy.
Chỉ có một biện pháp để xua đuổi tham điệp.
Thứ này đến bởi dục vọng của người nào thì phải được xua đi bởi người đấy. Kẻ mê muội phải tự mình giác ngộ mà chấm dứt dục niệm hoàn toàn.
Diêm Thanh và Tô Tứ đều trẻ tuổi, mưu cầu không nặng, tạm thời còn ý thức nên vẫn có thể tự mình vùng thoát. Nghiêm trọng chỉ có Thời Kính Chi, theo đánh giá chủ quan thì phải đến chín phần mười số tham điệp xuất hiện ở đây đều là để mua vui cho hắn. Doãn Từ đã từng chứng kiến sự cố chấp gần như điên cuồng của hắn, mà không chỉ có vậy, ngay trong ngày thường Thời Kính Chi cũng đã tham ăn tham tiền, giờ chờ hắn tự mình ngộ đạo thì còn khó hơn cả lên trời luôn nữa.
Bản thân Doãn Từ không dính tham sân si, hay là đưa sư phụ xuống núi trước rồi một thân một mình...
Không, có trận Phật Tâm quấy nhiễu, y không thể tiến lên một mình. Mà đầu mối quan trọng cỡ này cũng không thể giao cho hai người ngoài như Tô Tứ Diêm Thanh. Lặng lẽ than thầm, Doãn Từ nhắm mắt.
Chẳng lẽ chuyến viếng thăm núi Hồi Liên của họ lại phải thất bại nhẹ tênh thế này?
___________
Tác giả có lời:
Doãn Từ: Xoa đầu sư phụ, xoa ra một tầng bướm dày sống động.
Doãn Từ:... Lần đầu thấy lợi ích của không nhìn được