Chương 127: Tháng năm năm ấy
Mặt trời một quả cầu khí khổng lồ nóng rực. Khi ông mặt trời bay lên đỉnh trời, là lúc cô rời nhà.
Nhớ lời mẹ dặn phải khóa chặt cổng trước khi đi bất cứ đâu. Cô dồn sức đẩy cổng sắt. Khi hai cánh cổng cũ kỹ rỉ sét đã khép chặt, cô vòng cánh tay nhỏ bé qua nan hoa, bấm chốt cửa kêu tạch một tiếng. Nhòm mắt qua nan hoa cổng sắt, đảm bảo chốt đã khóa ổ chuẩn chỉnh, cô mới xoay người, tung tăng chạy ra ngõ.
Mặc dù bác hàng xóm từng nói nhà cô nổi tiếng nghèo nhất làng, có mời trộm cũng chẳng thèm vào. Nhưng một đứa trẻ ngoan phải biết vâng lời, cô nghe theo điều mẹ dặn.
Đang nhảy chân sáo trên con đường làng đầy đất sỏi, cô gặp đúng bác hàng xóm cô vừa nghĩ tới. Bác đang dắt bò từ đồng về nhà.
Gương mặt phúc hậu của bác phủ bóng râm sau chiếc nón lá. Bác cười lớn.
“Bé con mang cơm ra đồng cho mẹ à?”
Cô gật đầu.
“Vâng ạ.”
“Hôm nay con cho mẹ ăn gì thế?”
“Cơm nắm ạ. Mẹ bảo cơm con nắm ngon lắm, không cần muối vừng không cần ruốc vẫn ngon.”
Bác hàng xóm cười khà khà, xoa đầu cô.
Từ khi có nhận thức, cô đã hiểu rằng trong làng này, người quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ hai mẹ con cô nhất là gia đình bác hàng xóm. Cô nghĩ, sau này bác nhiều tuổi, không đi làm ruộng nữa, cô nhất định sẽ bầu bác làm trưởng thôn.
Trong tâm thức của cô bé năm tuổi, trưởng thôn là cái chức to nhất trên đời.
Bác hàng xóm kiêm trưởng thôn tương lai hỏi cô.
“Tao vừa gặp mẹ mày ngoài ruộng xong. Tao khuyên trưa nắng về mà nghỉ. Mẹ mày lại bảo là phải làm nhanh trong hôm nay cho người ta. Đến trâu còn nghỉ, người lại làm ruộng xuyên trưa. Khổ thế đấy!”
Bác thở dài. Đưa mắt nhìn cô một vòng, bác nói bằng giọng nghiêm khắc.
“Sao mày không lựa lựa mà đi sớm một tí? Giữa trưa nắng thế này, chẳng đội mũ nón gì cả.”
Nói đoạn, bác tháo chiếc nón lá cũ tả tơi trên đầu, đội lên đầu cô.
“Đi nhanh về nhanh. Đừng bêu nắng ốm người ra đấy!”
Những lời than thân trách phận mọi người xung quanh ca cẩm hộ hai mẹ con cô đã nghe đến mòn tai.
Cô bé không rõ ý của người lớn. Nhưng qua hết lần này tới lần khác, cô đúc kết ra một kinh nghiệm rằng chỉ cần cô làm hành động này, người lớn sẽ thôi thao thao bất tuyệt về chủ đề não lòng kia.
Cô ngửa đầu cười hì hì. Hàm răng sún chưa mọc đủ nhe ra đến là ngốc nghếch.
“Vâng ạ.”
Đúng như dự đoán, bác thôi nhìn cô bằng ánh mắt thương hại.
Từ thương thay, bác hàng xóm chuyển sang quan tâm, nghía cô từ đầu đến chân. Ánh mắt bác dừng lại trước bình nước màu xanh lá cây treo lúc lắc trên cổ cô. Bác ngửa cổ cười.
“Đi đâu cũng đeo theo cái bình nước cả cổ. Hâm lắm con ạ!”
Bố mới mất không lâu. Chiếc bình nước mà cô yêu quý ngày ngày đeo trên cổ là món quà cuối của bố. Cô còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau mất cha. Nhưng trong mắt người lớn, đó là một cảnh tượng thật đau lòng.
Thấy bác hàng xóm hỏi đến chiếc bình nước Ong vàng yêu thích của mình, cô vội giơ lên khoe.
“Mẹ con bảo con sắp lớn rồi, sắp đi nhà trẻ. Con sợ các bạn lấy nhầm bình nước của con, nên con có viết tên mình ở dưới đáy bình này!”
Nói xong cô xoay đáy bình nước lên cho bác xem.
Dưới đáy bình chẳng có chữ nghĩa gì hết, mà chỉ vẽ hình một con gà ngoằn ngoèo. Sở dĩ bác nhìn ra nổi đó là con gà bởi nó có cái mỏ. Còn lại cái đường vẽ sáp màu nguệch ngoạc đó chẳng ra hình thù gì, chứ đừng nói là chữ.
Bác nói:
“Đây là con gà, chứ có phải tên con đâu.”
Thấy bác không hiểu “nghệ thuật” của mình, cô dỗi thu bình nước lại, không cho bác xem nữa.
“Con gà đâu. Cháu vẽ con chim Phượng mà. Bố cháu bảo tên cháu nghĩa là một loài chim cao quý, nên cháu mới đánh dấu tên mình lên đồ của cháu đó.”
Cô bé nhắc đến bố, nụ cười trên môi bác liền đượm buồn. Bác xoa đầu cô.
“Ừ, bác nhầm. Bác dốt quá. Rõ ràng đó là con chim Phượng mà bác không nhận ra.”
Thấy không còn sớm, bác bèn không giữ cô nữa, để cô bé mang cơm ra đồng cho mẹ.
Trẻ con thường tìm thấy niềm vui thích ở những thứ mà người lớn cho rằng vô cùng ngốc nghếch. Cô bé này lại là trường hợp trên cả đặc biệt. Người làng cùng thống nhất rằng từ trên xuống dưới trong thôn, khẳng định không moi đâu ra một đứa trẻ vô tư vượt cô.
Trong khi những đứa trẻ bằng tuổi vòi vĩnh bố mẹ mua búp bê, siêu nhân, quần áo mới. Thì cô trân trọng bình nước nhựa màu in hình Ong vàng. Đi đâu cô cũng mang theo nó. Trưa nắng, cô bé có thể mặc kệ mũ nón. Nhưng tuyệt đối không quên treo bình nước trên cổ trước khi rời khỏi nhà.
Đi học, đi chơi, làm vườn hay thậm chí là mang cơm trưa cho mẹ ngoài đồng, cô chưa bao giờ để “người bạn” đồng hành yêu quý của mình ở nhà.
Bác hàng xóm nhìn theo bóng cô bé đeo bình nước trên cổ, đầu đội nón lá, tay cầm túi cơm, vừa đi vừa lắc lư men theo con đường làng ra đồng. Mặt trời gay gắt rọi lên bóng của cô, khiến cô càng thêm nhỏ bé.
Cô bé mới năm tuổi, chẳng biết nghĩ nhiều như người lớn. Cô thấy bình nước Ong vàng của cô cực kỳ xinh đẹp và hữu dụng. Đeo trên cổ vô cùng cá tính, chẳng hề nặng nề chút nào.
Cô cũng không nghĩ mang cơm ra đồng giữa trưa có gì khổ sở hay làm vườn cùng mẹ có chi vất vả. Người làng hay trêu nhà cô khổ nhất thôn. Cô cái nghe hiểu cái không. Nhưng trong con mắt của cô bé, thế giới này thật tươi đẹp. Mẹ cô đẹp, bình nước Ong vàng đẹp, chùm nhãn sắp chín của nhà hàng xóm đẹp, đến đôi dép nhựa dưới chân cô cũng đẹp nốt!
Với tinh thần lạc quan như vậy, ngày ngày cô bé túc tắc mang cơm cho mẹ giữa trưa nắng chói mà chẳng hề ca thán lấy một lời.
Miệng vừa hứa với bác hàng xóm là đi nhanh về sớm, chân trước chân sau đã ôm nón lắc lư đi đường vòng.
Gần đây thôn của cô đang đào lại con mương đầu làng. Cát sỏi chất thành đống bày ra đầu đường. Các cô các bác đi làm ruộng phải vòng đường khác. Vì thế nửa tháng nay con đường này trở nên bừa bộn hoang phế, chẳng bóng dáng người qua lại.
Chẳng ai qua lại con đường chất đầy vật liệu xây dựng bừa bãi. Ngoại trừ cô bé năm tuổi ngốc nghếch này.
Đối với cô, khu vực thi công hoang tàn, nguy hiểm trở thành địa hình núi non hiểm trở, xứng đáng để cô bé khai phá.
Từng đụm gạch, cát, sỏi hóa thành những ngọn núi hùng vĩ trùng trùng điệp điệp. Cát ẩm thấm nước bê bết ra đường chẳng khác nào đầm lầy huyền bí trong phim. Nếu chẳng may lỡ đi vào đường xấu, người bình thường sẽ né chỗ mấp mô mà đi.
Riêng cô bé, đường phẳng ở đó, cô lại thích xông lên ngọn núi cát trước mặt.
Cô lồm cồm bò lên núi cát – thực chất chỉ cao hơn một mét. Nhưng vì cô còn nhỏ, lại suy dinh dưỡng nhẹ nên đụm cát ấy trở thành đỉnh núi cao ngất hiểm trở đối với cô.
Trèo lên núi cát, chúng lập tức lún khiến chân cô trượt dần xuống. Muốn leo lên thì cô phải đạp nhanh hơn tốc độ lún của cát. Thế là cô bé hùng hục chạy. Để phòng cát bẩn rơi vào túi cơm của mẹ, cô treo túi vào cổ tay, kéo cao lên khuỷu như xắn tay áo sơ mi. Vừa chạy, cô vừa nhe răng cười khúc khích. Rốt cuộc khi leo được đến đỉnh, tóc tai và lưng áo đã nhễ nhại mồ hôi.
Một đứa trẻ hiếu động thì không bao giờ biết thế nào gọi là mệt. Thành tích của cô chẳng có ai chiêm ngưỡng – bởi bây giờ là giữa trưa và con đường hổ lốn này đã hoang phế không người qua lại cả nửa tháng. Tuy nhiên, điều này chẳng ảnh hưởng chút nào tới niềm vui của cô.
Cô trượt xuống núi cát. Cát rang giòn dưới ánh nắng trượt vào đôi dép nhựa của cô, ran rát da chân, nhưng cô mặc kệ. Cô hớn hở, tiếp tục chinh phục các đỉnh núi tiếp theo.
Leo hết núi cát sang đồi sỏi, khi “núi non” đã thành “đồng bằng” trở lại, cô mới mon men theo con mương sắp đào để đi ra ruộng. Một mình lang thang giữa cánh đồng vắng, cô bé nghêu ngao hát. Vừa hát, cô vừa vỗ tay rộn vang theo nhịp.
Mẹ thường nói, nhất định sau này cô sẽ trở thành một ca sĩ tài hoa. Bất kể làm gì cô cũng có thể nghêu ngao hát vui vẻ. Vì thế căn nhà mái ngói của mẹ con cô lúc nào cũng ngập tràn câu ca rộn ràng của trẻ thơ. Đặc biệt là khi, đó toàn là những bài cô tự chế ra, hoặc nói một cách hay ho hơn, là cô “tự sáng tác”.
Đi dọc con mương ven ruộng, cô vỗ tay, hát vang.
Trong tiếng hát ầm ĩ chẳng có vần điệu của cô, đột nhiên, cô bé nghe thấy một tiếng thều thào.
Nhớ lời mẹ dặn phải khóa chặt cổng trước khi đi bất cứ đâu. Cô dồn sức đẩy cổng sắt. Khi hai cánh cổng cũ kỹ rỉ sét đã khép chặt, cô vòng cánh tay nhỏ bé qua nan hoa, bấm chốt cửa kêu tạch một tiếng. Nhòm mắt qua nan hoa cổng sắt, đảm bảo chốt đã khóa ổ chuẩn chỉnh, cô mới xoay người, tung tăng chạy ra ngõ.
Mặc dù bác hàng xóm từng nói nhà cô nổi tiếng nghèo nhất làng, có mời trộm cũng chẳng thèm vào. Nhưng một đứa trẻ ngoan phải biết vâng lời, cô nghe theo điều mẹ dặn.
Đang nhảy chân sáo trên con đường làng đầy đất sỏi, cô gặp đúng bác hàng xóm cô vừa nghĩ tới. Bác đang dắt bò từ đồng về nhà.
Gương mặt phúc hậu của bác phủ bóng râm sau chiếc nón lá. Bác cười lớn.
“Bé con mang cơm ra đồng cho mẹ à?”
Cô gật đầu.
“Vâng ạ.”
“Hôm nay con cho mẹ ăn gì thế?”
“Cơm nắm ạ. Mẹ bảo cơm con nắm ngon lắm, không cần muối vừng không cần ruốc vẫn ngon.”
Bác hàng xóm cười khà khà, xoa đầu cô.
Từ khi có nhận thức, cô đã hiểu rằng trong làng này, người quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ hai mẹ con cô nhất là gia đình bác hàng xóm. Cô nghĩ, sau này bác nhiều tuổi, không đi làm ruộng nữa, cô nhất định sẽ bầu bác làm trưởng thôn.
Trong tâm thức của cô bé năm tuổi, trưởng thôn là cái chức to nhất trên đời.
Bác hàng xóm kiêm trưởng thôn tương lai hỏi cô.
“Tao vừa gặp mẹ mày ngoài ruộng xong. Tao khuyên trưa nắng về mà nghỉ. Mẹ mày lại bảo là phải làm nhanh trong hôm nay cho người ta. Đến trâu còn nghỉ, người lại làm ruộng xuyên trưa. Khổ thế đấy!”
Bác thở dài. Đưa mắt nhìn cô một vòng, bác nói bằng giọng nghiêm khắc.
“Sao mày không lựa lựa mà đi sớm một tí? Giữa trưa nắng thế này, chẳng đội mũ nón gì cả.”
Nói đoạn, bác tháo chiếc nón lá cũ tả tơi trên đầu, đội lên đầu cô.
“Đi nhanh về nhanh. Đừng bêu nắng ốm người ra đấy!”
Những lời than thân trách phận mọi người xung quanh ca cẩm hộ hai mẹ con cô đã nghe đến mòn tai.
Cô bé không rõ ý của người lớn. Nhưng qua hết lần này tới lần khác, cô đúc kết ra một kinh nghiệm rằng chỉ cần cô làm hành động này, người lớn sẽ thôi thao thao bất tuyệt về chủ đề não lòng kia.
Cô ngửa đầu cười hì hì. Hàm răng sún chưa mọc đủ nhe ra đến là ngốc nghếch.
“Vâng ạ.”
Đúng như dự đoán, bác thôi nhìn cô bằng ánh mắt thương hại.
Từ thương thay, bác hàng xóm chuyển sang quan tâm, nghía cô từ đầu đến chân. Ánh mắt bác dừng lại trước bình nước màu xanh lá cây treo lúc lắc trên cổ cô. Bác ngửa cổ cười.
“Đi đâu cũng đeo theo cái bình nước cả cổ. Hâm lắm con ạ!”
Bố mới mất không lâu. Chiếc bình nước mà cô yêu quý ngày ngày đeo trên cổ là món quà cuối của bố. Cô còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau mất cha. Nhưng trong mắt người lớn, đó là một cảnh tượng thật đau lòng.
Thấy bác hàng xóm hỏi đến chiếc bình nước Ong vàng yêu thích của mình, cô vội giơ lên khoe.
“Mẹ con bảo con sắp lớn rồi, sắp đi nhà trẻ. Con sợ các bạn lấy nhầm bình nước của con, nên con có viết tên mình ở dưới đáy bình này!”
Nói xong cô xoay đáy bình nước lên cho bác xem.
Dưới đáy bình chẳng có chữ nghĩa gì hết, mà chỉ vẽ hình một con gà ngoằn ngoèo. Sở dĩ bác nhìn ra nổi đó là con gà bởi nó có cái mỏ. Còn lại cái đường vẽ sáp màu nguệch ngoạc đó chẳng ra hình thù gì, chứ đừng nói là chữ.
Bác nói:
“Đây là con gà, chứ có phải tên con đâu.”
Thấy bác không hiểu “nghệ thuật” của mình, cô dỗi thu bình nước lại, không cho bác xem nữa.
“Con gà đâu. Cháu vẽ con chim Phượng mà. Bố cháu bảo tên cháu nghĩa là một loài chim cao quý, nên cháu mới đánh dấu tên mình lên đồ của cháu đó.”
Cô bé nhắc đến bố, nụ cười trên môi bác liền đượm buồn. Bác xoa đầu cô.
“Ừ, bác nhầm. Bác dốt quá. Rõ ràng đó là con chim Phượng mà bác không nhận ra.”
Thấy không còn sớm, bác bèn không giữ cô nữa, để cô bé mang cơm ra đồng cho mẹ.
Trẻ con thường tìm thấy niềm vui thích ở những thứ mà người lớn cho rằng vô cùng ngốc nghếch. Cô bé này lại là trường hợp trên cả đặc biệt. Người làng cùng thống nhất rằng từ trên xuống dưới trong thôn, khẳng định không moi đâu ra một đứa trẻ vô tư vượt cô.
Trong khi những đứa trẻ bằng tuổi vòi vĩnh bố mẹ mua búp bê, siêu nhân, quần áo mới. Thì cô trân trọng bình nước nhựa màu in hình Ong vàng. Đi đâu cô cũng mang theo nó. Trưa nắng, cô bé có thể mặc kệ mũ nón. Nhưng tuyệt đối không quên treo bình nước trên cổ trước khi rời khỏi nhà.
Đi học, đi chơi, làm vườn hay thậm chí là mang cơm trưa cho mẹ ngoài đồng, cô chưa bao giờ để “người bạn” đồng hành yêu quý của mình ở nhà.
Bác hàng xóm nhìn theo bóng cô bé đeo bình nước trên cổ, đầu đội nón lá, tay cầm túi cơm, vừa đi vừa lắc lư men theo con đường làng ra đồng. Mặt trời gay gắt rọi lên bóng của cô, khiến cô càng thêm nhỏ bé.
Cô bé mới năm tuổi, chẳng biết nghĩ nhiều như người lớn. Cô thấy bình nước Ong vàng của cô cực kỳ xinh đẹp và hữu dụng. Đeo trên cổ vô cùng cá tính, chẳng hề nặng nề chút nào.
Cô cũng không nghĩ mang cơm ra đồng giữa trưa có gì khổ sở hay làm vườn cùng mẹ có chi vất vả. Người làng hay trêu nhà cô khổ nhất thôn. Cô cái nghe hiểu cái không. Nhưng trong con mắt của cô bé, thế giới này thật tươi đẹp. Mẹ cô đẹp, bình nước Ong vàng đẹp, chùm nhãn sắp chín của nhà hàng xóm đẹp, đến đôi dép nhựa dưới chân cô cũng đẹp nốt!
Với tinh thần lạc quan như vậy, ngày ngày cô bé túc tắc mang cơm cho mẹ giữa trưa nắng chói mà chẳng hề ca thán lấy một lời.
Miệng vừa hứa với bác hàng xóm là đi nhanh về sớm, chân trước chân sau đã ôm nón lắc lư đi đường vòng.
Gần đây thôn của cô đang đào lại con mương đầu làng. Cát sỏi chất thành đống bày ra đầu đường. Các cô các bác đi làm ruộng phải vòng đường khác. Vì thế nửa tháng nay con đường này trở nên bừa bộn hoang phế, chẳng bóng dáng người qua lại.
Chẳng ai qua lại con đường chất đầy vật liệu xây dựng bừa bãi. Ngoại trừ cô bé năm tuổi ngốc nghếch này.
Đối với cô, khu vực thi công hoang tàn, nguy hiểm trở thành địa hình núi non hiểm trở, xứng đáng để cô bé khai phá.
Từng đụm gạch, cát, sỏi hóa thành những ngọn núi hùng vĩ trùng trùng điệp điệp. Cát ẩm thấm nước bê bết ra đường chẳng khác nào đầm lầy huyền bí trong phim. Nếu chẳng may lỡ đi vào đường xấu, người bình thường sẽ né chỗ mấp mô mà đi.
Riêng cô bé, đường phẳng ở đó, cô lại thích xông lên ngọn núi cát trước mặt.
Cô lồm cồm bò lên núi cát – thực chất chỉ cao hơn một mét. Nhưng vì cô còn nhỏ, lại suy dinh dưỡng nhẹ nên đụm cát ấy trở thành đỉnh núi cao ngất hiểm trở đối với cô.
Trèo lên núi cát, chúng lập tức lún khiến chân cô trượt dần xuống. Muốn leo lên thì cô phải đạp nhanh hơn tốc độ lún của cát. Thế là cô bé hùng hục chạy. Để phòng cát bẩn rơi vào túi cơm của mẹ, cô treo túi vào cổ tay, kéo cao lên khuỷu như xắn tay áo sơ mi. Vừa chạy, cô vừa nhe răng cười khúc khích. Rốt cuộc khi leo được đến đỉnh, tóc tai và lưng áo đã nhễ nhại mồ hôi.
Một đứa trẻ hiếu động thì không bao giờ biết thế nào gọi là mệt. Thành tích của cô chẳng có ai chiêm ngưỡng – bởi bây giờ là giữa trưa và con đường hổ lốn này đã hoang phế không người qua lại cả nửa tháng. Tuy nhiên, điều này chẳng ảnh hưởng chút nào tới niềm vui của cô.
Cô trượt xuống núi cát. Cát rang giòn dưới ánh nắng trượt vào đôi dép nhựa của cô, ran rát da chân, nhưng cô mặc kệ. Cô hớn hở, tiếp tục chinh phục các đỉnh núi tiếp theo.
Leo hết núi cát sang đồi sỏi, khi “núi non” đã thành “đồng bằng” trở lại, cô mới mon men theo con mương sắp đào để đi ra ruộng. Một mình lang thang giữa cánh đồng vắng, cô bé nghêu ngao hát. Vừa hát, cô vừa vỗ tay rộn vang theo nhịp.
Mẹ thường nói, nhất định sau này cô sẽ trở thành một ca sĩ tài hoa. Bất kể làm gì cô cũng có thể nghêu ngao hát vui vẻ. Vì thế căn nhà mái ngói của mẹ con cô lúc nào cũng ngập tràn câu ca rộn ràng của trẻ thơ. Đặc biệt là khi, đó toàn là những bài cô tự chế ra, hoặc nói một cách hay ho hơn, là cô “tự sáng tác”.
Đi dọc con mương ven ruộng, cô vỗ tay, hát vang.
Trong tiếng hát ầm ĩ chẳng có vần điệu của cô, đột nhiên, cô bé nghe thấy một tiếng thều thào.