Chương 1
1.
Gần đây bỗng xuất hiện một tên sát nhân hàng loạt liên tục giết 20 người, thủ đoạn cực kỳ tàn nhẫn.
Theo thông tin của cảnh sát, nạn nhân đều nằm trong nhóm nghề nghiệp tinh anh như bác sĩ, giáo sư, cố vấn.
Tên sát nhân còn ngang ngược công khai video phạm tội trên mạng.
Tôi không khỏi rùng mình, ai sẽ thành nạn nhân thứ 21 của gã sát nhân này?
Đang mải suy nghĩ, tôi bỗng bị một chiếc khăn từ đâu xuất hiện bịt kín miệng mũi. Sức lực của đối phương rất lớn, tôi không giãy ra được nên chỉ một lát đã hôn mê bất tỉnh.
Đến lúc tỉnh lại, tôi bị trói gô. Gương mặt của gã đàn ông đứng trước mặt tôi bị mũ lưỡi trai và khẩu trang đen che kín.
Gã nhìn tôi chằm chằm, đôi mắt tối tăm sâu thẳm như miệng vực.
Gã chính là sát nhân hàng loạt!
Tôi để ý đùi phải của gã bị tật, mỗi bước chân đều khập khiễng.
Sát nhân như nhận ra ánh mắt của tôi nên đột nhiên khựng lại, trong mắt ánh lên cảm xúc tôi không hiểu.
Chết rồi, phát hiện khiếm khuyết của sát nhân, gã hẳn thẹn quá hóa giận mà giết tôi mất.
Tôi nhắm tịt mắt chờ cái chết.
Nhưng gã không vội giết tôi. Gã giúp tôi rửa mặt, mang cơm đến cho tôi ăn, còn thay cho tôi chiếc váy ballet đính kim cương.
Động tác nhẹ nhàng như đang vuốt ve một tác phẩm nghệ thuật.
Tôi là vũ công ballet, ngày thường thích ăn diện, vừa nghĩ đến chuyện bị chặt thành từng miếng nhỏ mà không giấu được run rẩy.
Tôi thử thương lượng với gã:
- Chết thì chết, nhưng xin để tôi được toàn thây, đừng phanh thây tôi được không?
Gã không lên tiếng. Nhưng nhìn lồng ngực đang rung lên và đôi mắt cong vòng của gã, tôi biết gã đang cười.
Suốt ba ngày bên nhau, gã luôn nhìn tôi chằm chằm như thể không nỡ rời mắt.
Tôi thậm chí còn nghĩ phải chăng gã thích tôi, không muốn giết?
Chịu thôi, kẻ điên mà, ai dùng logic bình thường để đánh giá được chứ?
Có khi gã đang nghĩ phải dùng cách gì giết tôi mới kích thích.
Tôi tận mắt thấy gã báo cho cảnh sát vị trí của chúng tôi, sau đó kéo tôi lên tầng thượng.
Chúng tôi nhanh chóng bị cảnh sát bao vây.
Gã khống chế tôi ở rìa sân thượng, sau lưng là khoảng không của mấy chục tầng lầu.
Đúng lúc tôi nghĩ mình sắp bị ném thành thịt vụn, sát nhân lại đẩy tôi ra, gió lớn thổi tung mũ bóng chày và khẩu trang của gã.
Tôi biết người này, gã từng là bạn học của tôi, Trần Ngạn!
Hai hàng nước mắt chảy trên gương mặt dính máu, khóe miệng gã cong lên:
- Lâm Thanh Thanh, đừng quên tôi!
- Nếu như có kiếp sau…
Tiếng gió rít nuốt chửng nửa câu sau.
Gã nghiêng người, rơi tự do từ tầng 51 xuống.
2.
Mở mắt ra lần nữa, tôi phát hiện mình đã quay lại 20 năm trước.
Bây giờ tôi vẫn còn là một đứa bé đáng yêu. Đôi mắt tròn tròn long lanh, da dẻ trắng nõn hồng hào ai nhìn thấy cũng không nhịn được muốn hôn một cái.
Lúc xuống tầng đi mua nước tương cho mẹ, tôi ngoan ngoãn chào một tiếng liền được dì bán hàng mập mạp nhét cho một viên chocolate.
Sau khi học múa ballet tôi đã không ăn món này nữa. Nói chính xác thì vì giữ dáng nên tôi không được ăn đồ ngọt.
Tôi ước lượng viên chocolate trong tay, định tìm thùng rác vứt đi.
Đi thêm mấy bước về phía trước, tôi nghe thấy tiếng ồn ào gần thùng rác ở phía tây tiểu khu.
Mấy đứa trẻ chừng mười mấy tuổi đang vây quanh một đứa trẻ nhỏ hơn, vừa cười vừa chế nhạo.
Cậu bé kia ngã xuống đất, đầu ngả vào chiếc xe lăn bên cạnh. Cảnh tượng đứa trẻ tàn tật bị bắt nạt này hiện lên trong đầu tôi, đây không phải…
Tôi nóng nảy xông đến hét lớn:
- Dừng tay!
Bé trai mập mạp cầm đầu liếc xéo rồi vẫy tay đuổi tôi đi:
- Ra chỗ khác, đừng lo chuyện bao đồng.
Tôi quên mất lúc này mình chỉ là đứa bé gái tám tuổi, hùng hổ bước tới xô mạnh vào đối phương.
Xô… Xô không ngã!
Bé mập thấy tôi dám xông lên trước thì nổi giận đùng đùng, giơ nắm đấm muốn đánh lại.
Tôi nhanh trí cầm tay cầm xe lăn bên cạnh điên cuồng lao tới chỗ bé mập.
Xe lăn có bánh xe, dù hơi nặng nhưng tôi đẩy cũng không tốn nhiều sức.
Trẻ con đánh nhau chỉ so khí thế, đám trẻ thấy tôi mạnh bạo như vậy đều bị dọa cho đứng hình.
Nhìn đám con trai cao hơn tôi cả cái đầu, tôi tự nghĩ nên lui quân thôi.
Tôi thở hồng hộc lui lại phía sau một bước, quát:
- Còn bắt nạt người khác tôi sẽ méc giáo viên! Phạt mấy cậu úp mặt vào tường!
Trẻ con đứa nào cũng sợ giáo viên, mách giáo viên hiệu quả hơn mách phụ huynh nhiều.
Đám con trai nhìn nhau, đồng loạt hừ một cái rồi bỏ đi.
Trước khi đi còn uy hiếp hai đứa tôi:
- Dám mách người lớn thì liệu hồn!
- Này, cậu không sao chứ? - Tôi ngồi xổm trên đất, hỏi.
Bé trai ngẩng đầu, dùng ánh mắt u ám nhìn tôi chằm chằm.
Tôi nghĩ cậu ấy sợ hãi nên nhẹ nhàng vỗ về:
- Không sao, mấy đứa trẻ xấu xa kia chạy hết rồi. Tớ nói cậu nghe, tụi nó chỉ biết bắt nạt kẻ yếu thôi, cậu mạnh bạo hơn sẽ không ai dám bắt nạt cậu đâu, hiểu không?
Tôi kiểm tra sơ qua cho cậu ấy, trên người không có vết thương, chỉ bị dính ít bụi đất.
Tôi nhìn chiếc xe lăn bên cạnh. Ôi thôi rồi, cậu ấy không đứng lên được, tôi người nhỏ sức yếu không thể đỡ cậu ấy lên. Phải làm sao bây giờ?
Đang nghĩ mãi không ra, cậu ấy lại thủng thẳng đứng dậy, phủi bụi trên người rồi ngồi vào xe lăn, tay nắm chặt vòng đẩy muốn lăn đi.
Động tác nhanh nhẹn làm tôi há hốc mồm.
Tôi kéo cậu ấy lại:
- Cậu không bị tật thì ngồi xe lăn làm gì?
- Không liên quan đến cậu. - Cậu ấy lạnh mặt nhổ ra mấy chữ này.
Tôi cười gằn, ai bảo không liên quan, tôi vừa giúp cậu mà.
Chờ chút, gương mặt trắng trẻo thanh tú này, đôi mắt đen láy này, nhìn quen quen.
Cậu ấy làm tôi liên tưởng đến một từ khá nổi, “yandere”.
Tôi không nhịn được hỏi:
- Tên cậu là gì?
- Trần Ngạn.
Cậu ta chính là kẻ sát nhân phân thây 20 người nhưng lại tha chết cho tôi của hai mươi năm sau?
Lúc nãy tôi còn khuyên cậu ta mạnh bạo hơn?
Chưa nói đến sau này, cảm nhận hơi lạnh toát ra từ đứa bé mới tám tuổi, lại nhớ đến 20 nạn nhân của cậu ta đã làm tôi gai hết cả người.
3.
Không ai từ nhỏ đã tàn ác, hẳn phải có lý do.
Tôi và Trần Ngạn học cùng lớp hồi cấp hai. Trong ấn tượng của tôi, cậu ấy là người trầm tính ít nói, chân bị tật nhẹ. Hai chúng tôi cũng không thường tiếp xúc.
Tôi nhớ hình như bố cậu ấy ngồi tù, mẹ đi theo người khác, nhưng rõ ràng cậu ấy không bị bạo lực học đường.
Cậu ấy sống với cô chú. Tôi nhớ cô chú của cậu ấy tương đối khá giả, hồi cấp 2 lúc nào cũng thấy cậu ấy mặc đồ hiệu, tan học còn có xe riêng đến đón. Hồi ấy nhà có xe riêng là chuyện đáng khoe khoang.
Thay vì nói cậu ta bị cô lập, phải nói chính cậu ta không muốn giao tiếp với chúng tôi.
Nhưng từ giờ đến lúc đó đã xảy ra chuyện gì? Rõ ràng bây giờ cậu ta không bị tật, tại sao lại muốn giả bị tật? Cậu ấy bị tật thật từ lúc nào?
Tôi không khỏi nhớ đến nụ cười tuyệt vọng của cậu ấy.
[Nếu có kiếp sau…]
Nhìn cậu bé gầy gò kia cố gắng đẩy chiếc xe lăn, tự dưng tôi thấy lòng mềm nhũn nhão.
Tôi lon ton chạy lên trước cầm tay đẩy:
- Tớ đưa cậu về nhé.
Tôi quyết định rồi. Tôi muốn cảm hóa cậu ấy, làm bạn với cậu ấy, kiếp trước cuối cùng cậu ấy không giết tôi mà. Cứ coi như cứu lấy 20 người bị cậu ấy giết, cũng tự tích đức cho mình.
À.
Thật ra.
Còn một lý do xấu hổ khác.
Lòng và lòng vòng một lúc, tôi quên mất đường về nhà rồi.
Nhưng tôi nhớ nhà Trần Ngạn cũng ở tầng 4, ngay đối diện nhà tôi.
Nên cứ để Trần Ngạn chỉ đường đi.
Tôi đẩy xe lăn, cố gắng gợi chuyện với Trần Ngạn nhưng cậu ấy không đáp. Trừ lúc tôi đẩy sai hướng, cậu ấy nói vài câu như đi sang trái, đi sang phải thì hoàn toàn không để ý đến tôi.
Đến trước cửa nhà Trần Ngạn, chúng tôi được một dì mặt tròn hiền hậu mở cửa cho.
Trần Ngạn kéo góc áo bà ấy, khẽ gọi cô.
Tôi đảo mắt, cũng ngọt ngào nói:
- Cháu chào cô, cháu là Lâm Thanh Thanh, bạn Trần Ngạn, nhà cháu ở tòa đối diện ạ.
Trần Ngạn ngoái đầu kinh ngạc nhìn tôi. Cậu ấy không ngờ tôi sẽ nói vậy, chúng tôi mới quen nhau được hơn mười phút, bạn bè gì chứ.
Tôi nhanh nhẹn móc túi lấy ra viên chocolate dì bán hàng cho lúc nãy lén đưa cho Trần Ngạn, híp mắt cười:
- Mẹ nói chia kẹo cho nhau là thành bạn tốt rồi.
Trần Ngạn không nói gì cũng không đẩy tôi ra.
Cô của Trần Ngạn rất vui, tươi cười kéo tôi vào nhà. Bà ấy để tôi ngồi trên sô pha, vừa bóc chocolate cho tôi ăn vừa hỏi Trần Ngạn:
- Chú của cháu đâu? Ông ấy bảo dẫn cháu ra ngoài chơi mà?
Trần Ngạc mím môi, rũ mắt không nói lời nào, đôi tay nhỏ siết chặt thành hai nắm đấm.
Cô của Trần Ngạn như đã quen, có lẽ cũng không định hỏi gì thật, chỉ xoa đầu Trần Ngạn.
- Tiểu Ngạn tính hướng nội, gần đây còn bị ngã làm chân đau. Nhà cô chú mới chuyển đến đây còn phải chuyển trưởng cho nó, sau này cháu nhớ sang chơi với nó nhé.
Tôi gật đầu, vỗ ngực:
- Cô ơi, cô cho Trần Ngạn chuyển đến trường tiểu học số hai đi ạ, cháu bảo vệ cậu ấy!
Trường của khu này là trường tiểu học số hai, nhưng đa số phụ huynh khá giả đều cho con đi học ở trường số một. Sáu năm tiểu học cũng là lúc con người định hình nhân cách, tôi theo sau cậu ấy là được.
Nếu cứ theo kiếp trước, chúng tôi lên cấp hai mới quen biết thì đã muộn rồi.
Cô của Trần Ngạn bị tôi chọc cười, vừa cười vừa gật đầu:
- Được được được, cho Trần Ngạn học ở trường tiểu học số hai.
Tôi lại nói thêm một câu:
- Cháu học lớp 3 năm 2, để Trần Ngạn học cùng lớp với cháu đi ạ.
Linh hồn hai mươi tám tuổi trú ngụ trong cơ thể tám tuổi của tôi biết rõ cô của Trần Ngạn làm được việc này.
Trần Ngạn nhìn tôi và cô cậu ấy nói chuyện vui vẻ, cúi đầu.
Không sao, mọi thứ bây giờ mới bắt đầu, tôi còn nhiều thời gian.
4.
Hai ngày sau, Trần Ngạn thật sự chuyển đến lớp tôi.
Các bạn học khác còn nhỏ, đa số chưa từng thấy chiếc xe lăn nặng nề nên ai cũng tò mò.
Giáo viên nói chân của Trần Ngạn bị thương, mọi người phải chăm sóc cậu ấy. Cũng dặn Trần Ngạn nếu cần gì thì báo với giáo viên.
Tôi lập tức giơ tay:
- Thầy ơi em muốn ngồi cùng bàn với Trần Ngạn.
Giáo viên mỉm cười gật đầu, có người xung phong làm thân với học sinh mới, giáo viên cực kỳ vui mừng.
Mấy đứa con nít không giấu được cảm xúc, cô bé đeo kính ngồi sau tôi đá vào ghế của tôi:
- Sao cậu lại muốn ngồi với tên què vậy?
Tôi ném cục tẩy về phía bạn ấy:
- Tên què nào? Người ta có tên tuổi, là Trần Ngạn, cậu nói xấu cậu ấy là tớ đánh đấy!
Tôi nói xong giả vờ huơ nắm đấm làm cô bạn câm nín.
Tôi nghĩ có lẽ không nên dọa trẻ con nên mới dịu giọng giảng giải:
- Cậu đeo kính này, nếu người ta gọi cậu là đồ mù thì sao?
Bạn nữ đeo kính kêu lên:
- Mẹ tớ bảo đeo kính giúp tăng thị lực! Tớ có bị mù đâu.
Tôi gật đầu:
- Trần Ngạn cũng chỉ bị thương thôi, sẽ khỏe lại, đừng nói lời tổn thương người khác như vậy.
Dù sao thật ra tôi đã hai tám tuổi, gặp chuyện bất bình phải lên tiếng. Trẻ em không nên nói mấy lời cay nghiệt như vậy.
Cô bạn đeo kính bị tôi nói cho xấu hổ, đỏ mặt xin lỗi Trần Ngạn.
Trần Ngạn ghé mắt nhìn tôi, không lên tiếng.
Tôi vỗ lưng, kề sát vào tai cậu ấy thì thầm:
- Tớ đã nói sẽ che chở cậu mà.
Lần này khóe miệng Trần Ngạn nhếch lên.
Tôi biết cậu ấy đang cười.
Không ai kỳ thị cậu ấy, cũng không ai nói xấu cậu ấy.
Bởi vì tôi kể với mọi người Trần Ngạn vì cứu một em bé bị chó cắn nên mới bị thương.
Tôi kể là tôi đã nhìn thấy tận mắt.
Những ánh mắt sùng bái hướng về Trần Ngạn, lũ trẻ đều cảm thán bản thân Trần Ngạn cũng là trẻ con nhưng lại gan dạ đến vậy.
Hơn nữa còn dám đánh nhau với chó dữ! Quá ngầu luôn!
Cả lớp lập tức vây quanh chỗ Trần Ngạn, không biết ai thốt lên câu “Trần Ngạn là anh hùng!” làm cả đám ríu rít gọi theo.
Dường như Trần Ngạn chưa từng được quan tâm nhiều như vậy. Lớp băng trên người cậu ấy dần tan chảy, bối rối không biết làm sao, mặt đỏ bừng. Các bạn học còn xôn xao mãi đến tận lúc vào học mới tách ra.
Trần Ngạn chạm vào cánh tay tôi, thì thầm:
- Sao cậu lại nói dối?
Tôi ho nhẹ:
- Cái này gọi là lời nói dối thiện chí đó, cậu hiểu không?
Lời nói dối thiện chí sao có thể tính là dối trá? Trẻ con biết gì!
Trần Ngạn lúc đi học cũng làm như bị tật chân thật. Trước mặt người khác cậu ấy chưa từng rời xe lăn, giờ học thể dục cũng xin nghỉ.
Mỗi ngày lúc chuông báo tiết học thứ hai vang lên, tôi sẽ đẩy Trần Ngạn đến nhà vệ sinh. Tôi đứng ở cửa chờ cậu ấy, cậu ấy bình thản đứng lên đi vào, bước chân vững vàng hoàn toàn không giống bị thương.
Bởi vì cô của Trần Ngạn đã nói với nhà trường, tôi là bạn cùng bàn chăm sóc bạn học bị thương nên các thầy cô chưa từng hỏi.
Tôi cũng từng hỏi Trần Ngạn mấy lần, rõ ràng khỏe mạnh sao lại giả què, cậu ấy chỉ im lặng.
Nói thật, tám chín tuổi là lúc bướng bỉnh nhất. Khiến một đứa con trai tám tuổi ngồi im trên xe lăn, còn đóng kịch đến không ai nhận ra, tôi nghĩ mãi không hiểu.
Sự kiên trì này khiến tôi không rét mà run.
Tại sao cậu ấy phải làm như vậy? Hay là… có ai ép cậu ấy?
Gần đây bỗng xuất hiện một tên sát nhân hàng loạt liên tục giết 20 người, thủ đoạn cực kỳ tàn nhẫn.
Theo thông tin của cảnh sát, nạn nhân đều nằm trong nhóm nghề nghiệp tinh anh như bác sĩ, giáo sư, cố vấn.
Tên sát nhân còn ngang ngược công khai video phạm tội trên mạng.
Tôi không khỏi rùng mình, ai sẽ thành nạn nhân thứ 21 của gã sát nhân này?
Đang mải suy nghĩ, tôi bỗng bị một chiếc khăn từ đâu xuất hiện bịt kín miệng mũi. Sức lực của đối phương rất lớn, tôi không giãy ra được nên chỉ một lát đã hôn mê bất tỉnh.
Đến lúc tỉnh lại, tôi bị trói gô. Gương mặt của gã đàn ông đứng trước mặt tôi bị mũ lưỡi trai và khẩu trang đen che kín.
Gã nhìn tôi chằm chằm, đôi mắt tối tăm sâu thẳm như miệng vực.
Gã chính là sát nhân hàng loạt!
Tôi để ý đùi phải của gã bị tật, mỗi bước chân đều khập khiễng.
Sát nhân như nhận ra ánh mắt của tôi nên đột nhiên khựng lại, trong mắt ánh lên cảm xúc tôi không hiểu.
Chết rồi, phát hiện khiếm khuyết của sát nhân, gã hẳn thẹn quá hóa giận mà giết tôi mất.
Tôi nhắm tịt mắt chờ cái chết.
Nhưng gã không vội giết tôi. Gã giúp tôi rửa mặt, mang cơm đến cho tôi ăn, còn thay cho tôi chiếc váy ballet đính kim cương.
Động tác nhẹ nhàng như đang vuốt ve một tác phẩm nghệ thuật.
Tôi là vũ công ballet, ngày thường thích ăn diện, vừa nghĩ đến chuyện bị chặt thành từng miếng nhỏ mà không giấu được run rẩy.
Tôi thử thương lượng với gã:
- Chết thì chết, nhưng xin để tôi được toàn thây, đừng phanh thây tôi được không?
Gã không lên tiếng. Nhưng nhìn lồng ngực đang rung lên và đôi mắt cong vòng của gã, tôi biết gã đang cười.
Suốt ba ngày bên nhau, gã luôn nhìn tôi chằm chằm như thể không nỡ rời mắt.
Tôi thậm chí còn nghĩ phải chăng gã thích tôi, không muốn giết?
Chịu thôi, kẻ điên mà, ai dùng logic bình thường để đánh giá được chứ?
Có khi gã đang nghĩ phải dùng cách gì giết tôi mới kích thích.
Tôi tận mắt thấy gã báo cho cảnh sát vị trí của chúng tôi, sau đó kéo tôi lên tầng thượng.
Chúng tôi nhanh chóng bị cảnh sát bao vây.
Gã khống chế tôi ở rìa sân thượng, sau lưng là khoảng không của mấy chục tầng lầu.
Đúng lúc tôi nghĩ mình sắp bị ném thành thịt vụn, sát nhân lại đẩy tôi ra, gió lớn thổi tung mũ bóng chày và khẩu trang của gã.
Tôi biết người này, gã từng là bạn học của tôi, Trần Ngạn!
Hai hàng nước mắt chảy trên gương mặt dính máu, khóe miệng gã cong lên:
- Lâm Thanh Thanh, đừng quên tôi!
- Nếu như có kiếp sau…
Tiếng gió rít nuốt chửng nửa câu sau.
Gã nghiêng người, rơi tự do từ tầng 51 xuống.
2.
Mở mắt ra lần nữa, tôi phát hiện mình đã quay lại 20 năm trước.
Bây giờ tôi vẫn còn là một đứa bé đáng yêu. Đôi mắt tròn tròn long lanh, da dẻ trắng nõn hồng hào ai nhìn thấy cũng không nhịn được muốn hôn một cái.
Lúc xuống tầng đi mua nước tương cho mẹ, tôi ngoan ngoãn chào một tiếng liền được dì bán hàng mập mạp nhét cho một viên chocolate.
Sau khi học múa ballet tôi đã không ăn món này nữa. Nói chính xác thì vì giữ dáng nên tôi không được ăn đồ ngọt.
Tôi ước lượng viên chocolate trong tay, định tìm thùng rác vứt đi.
Đi thêm mấy bước về phía trước, tôi nghe thấy tiếng ồn ào gần thùng rác ở phía tây tiểu khu.
Mấy đứa trẻ chừng mười mấy tuổi đang vây quanh một đứa trẻ nhỏ hơn, vừa cười vừa chế nhạo.
Cậu bé kia ngã xuống đất, đầu ngả vào chiếc xe lăn bên cạnh. Cảnh tượng đứa trẻ tàn tật bị bắt nạt này hiện lên trong đầu tôi, đây không phải…
Tôi nóng nảy xông đến hét lớn:
- Dừng tay!
Bé trai mập mạp cầm đầu liếc xéo rồi vẫy tay đuổi tôi đi:
- Ra chỗ khác, đừng lo chuyện bao đồng.
Tôi quên mất lúc này mình chỉ là đứa bé gái tám tuổi, hùng hổ bước tới xô mạnh vào đối phương.
Xô… Xô không ngã!
Bé mập thấy tôi dám xông lên trước thì nổi giận đùng đùng, giơ nắm đấm muốn đánh lại.
Tôi nhanh trí cầm tay cầm xe lăn bên cạnh điên cuồng lao tới chỗ bé mập.
Xe lăn có bánh xe, dù hơi nặng nhưng tôi đẩy cũng không tốn nhiều sức.
Trẻ con đánh nhau chỉ so khí thế, đám trẻ thấy tôi mạnh bạo như vậy đều bị dọa cho đứng hình.
Nhìn đám con trai cao hơn tôi cả cái đầu, tôi tự nghĩ nên lui quân thôi.
Tôi thở hồng hộc lui lại phía sau một bước, quát:
- Còn bắt nạt người khác tôi sẽ méc giáo viên! Phạt mấy cậu úp mặt vào tường!
Trẻ con đứa nào cũng sợ giáo viên, mách giáo viên hiệu quả hơn mách phụ huynh nhiều.
Đám con trai nhìn nhau, đồng loạt hừ một cái rồi bỏ đi.
Trước khi đi còn uy hiếp hai đứa tôi:
- Dám mách người lớn thì liệu hồn!
- Này, cậu không sao chứ? - Tôi ngồi xổm trên đất, hỏi.
Bé trai ngẩng đầu, dùng ánh mắt u ám nhìn tôi chằm chằm.
Tôi nghĩ cậu ấy sợ hãi nên nhẹ nhàng vỗ về:
- Không sao, mấy đứa trẻ xấu xa kia chạy hết rồi. Tớ nói cậu nghe, tụi nó chỉ biết bắt nạt kẻ yếu thôi, cậu mạnh bạo hơn sẽ không ai dám bắt nạt cậu đâu, hiểu không?
Tôi kiểm tra sơ qua cho cậu ấy, trên người không có vết thương, chỉ bị dính ít bụi đất.
Tôi nhìn chiếc xe lăn bên cạnh. Ôi thôi rồi, cậu ấy không đứng lên được, tôi người nhỏ sức yếu không thể đỡ cậu ấy lên. Phải làm sao bây giờ?
Đang nghĩ mãi không ra, cậu ấy lại thủng thẳng đứng dậy, phủi bụi trên người rồi ngồi vào xe lăn, tay nắm chặt vòng đẩy muốn lăn đi.
Động tác nhanh nhẹn làm tôi há hốc mồm.
Tôi kéo cậu ấy lại:
- Cậu không bị tật thì ngồi xe lăn làm gì?
- Không liên quan đến cậu. - Cậu ấy lạnh mặt nhổ ra mấy chữ này.
Tôi cười gằn, ai bảo không liên quan, tôi vừa giúp cậu mà.
Chờ chút, gương mặt trắng trẻo thanh tú này, đôi mắt đen láy này, nhìn quen quen.
Cậu ấy làm tôi liên tưởng đến một từ khá nổi, “yandere”.
Tôi không nhịn được hỏi:
- Tên cậu là gì?
- Trần Ngạn.
Cậu ta chính là kẻ sát nhân phân thây 20 người nhưng lại tha chết cho tôi của hai mươi năm sau?
Lúc nãy tôi còn khuyên cậu ta mạnh bạo hơn?
Chưa nói đến sau này, cảm nhận hơi lạnh toát ra từ đứa bé mới tám tuổi, lại nhớ đến 20 nạn nhân của cậu ta đã làm tôi gai hết cả người.
3.
Không ai từ nhỏ đã tàn ác, hẳn phải có lý do.
Tôi và Trần Ngạn học cùng lớp hồi cấp hai. Trong ấn tượng của tôi, cậu ấy là người trầm tính ít nói, chân bị tật nhẹ. Hai chúng tôi cũng không thường tiếp xúc.
Tôi nhớ hình như bố cậu ấy ngồi tù, mẹ đi theo người khác, nhưng rõ ràng cậu ấy không bị bạo lực học đường.
Cậu ấy sống với cô chú. Tôi nhớ cô chú của cậu ấy tương đối khá giả, hồi cấp 2 lúc nào cũng thấy cậu ấy mặc đồ hiệu, tan học còn có xe riêng đến đón. Hồi ấy nhà có xe riêng là chuyện đáng khoe khoang.
Thay vì nói cậu ta bị cô lập, phải nói chính cậu ta không muốn giao tiếp với chúng tôi.
Nhưng từ giờ đến lúc đó đã xảy ra chuyện gì? Rõ ràng bây giờ cậu ta không bị tật, tại sao lại muốn giả bị tật? Cậu ấy bị tật thật từ lúc nào?
Tôi không khỏi nhớ đến nụ cười tuyệt vọng của cậu ấy.
[Nếu có kiếp sau…]
Nhìn cậu bé gầy gò kia cố gắng đẩy chiếc xe lăn, tự dưng tôi thấy lòng mềm nhũn nhão.
Tôi lon ton chạy lên trước cầm tay đẩy:
- Tớ đưa cậu về nhé.
Tôi quyết định rồi. Tôi muốn cảm hóa cậu ấy, làm bạn với cậu ấy, kiếp trước cuối cùng cậu ấy không giết tôi mà. Cứ coi như cứu lấy 20 người bị cậu ấy giết, cũng tự tích đức cho mình.
À.
Thật ra.
Còn một lý do xấu hổ khác.
Lòng và lòng vòng một lúc, tôi quên mất đường về nhà rồi.
Nhưng tôi nhớ nhà Trần Ngạn cũng ở tầng 4, ngay đối diện nhà tôi.
Nên cứ để Trần Ngạn chỉ đường đi.
Tôi đẩy xe lăn, cố gắng gợi chuyện với Trần Ngạn nhưng cậu ấy không đáp. Trừ lúc tôi đẩy sai hướng, cậu ấy nói vài câu như đi sang trái, đi sang phải thì hoàn toàn không để ý đến tôi.
Đến trước cửa nhà Trần Ngạn, chúng tôi được một dì mặt tròn hiền hậu mở cửa cho.
Trần Ngạn kéo góc áo bà ấy, khẽ gọi cô.
Tôi đảo mắt, cũng ngọt ngào nói:
- Cháu chào cô, cháu là Lâm Thanh Thanh, bạn Trần Ngạn, nhà cháu ở tòa đối diện ạ.
Trần Ngạn ngoái đầu kinh ngạc nhìn tôi. Cậu ấy không ngờ tôi sẽ nói vậy, chúng tôi mới quen nhau được hơn mười phút, bạn bè gì chứ.
Tôi nhanh nhẹn móc túi lấy ra viên chocolate dì bán hàng cho lúc nãy lén đưa cho Trần Ngạn, híp mắt cười:
- Mẹ nói chia kẹo cho nhau là thành bạn tốt rồi.
Trần Ngạn không nói gì cũng không đẩy tôi ra.
Cô của Trần Ngạn rất vui, tươi cười kéo tôi vào nhà. Bà ấy để tôi ngồi trên sô pha, vừa bóc chocolate cho tôi ăn vừa hỏi Trần Ngạn:
- Chú của cháu đâu? Ông ấy bảo dẫn cháu ra ngoài chơi mà?
Trần Ngạc mím môi, rũ mắt không nói lời nào, đôi tay nhỏ siết chặt thành hai nắm đấm.
Cô của Trần Ngạn như đã quen, có lẽ cũng không định hỏi gì thật, chỉ xoa đầu Trần Ngạn.
- Tiểu Ngạn tính hướng nội, gần đây còn bị ngã làm chân đau. Nhà cô chú mới chuyển đến đây còn phải chuyển trưởng cho nó, sau này cháu nhớ sang chơi với nó nhé.
Tôi gật đầu, vỗ ngực:
- Cô ơi, cô cho Trần Ngạn chuyển đến trường tiểu học số hai đi ạ, cháu bảo vệ cậu ấy!
Trường của khu này là trường tiểu học số hai, nhưng đa số phụ huynh khá giả đều cho con đi học ở trường số một. Sáu năm tiểu học cũng là lúc con người định hình nhân cách, tôi theo sau cậu ấy là được.
Nếu cứ theo kiếp trước, chúng tôi lên cấp hai mới quen biết thì đã muộn rồi.
Cô của Trần Ngạn bị tôi chọc cười, vừa cười vừa gật đầu:
- Được được được, cho Trần Ngạn học ở trường tiểu học số hai.
Tôi lại nói thêm một câu:
- Cháu học lớp 3 năm 2, để Trần Ngạn học cùng lớp với cháu đi ạ.
Linh hồn hai mươi tám tuổi trú ngụ trong cơ thể tám tuổi của tôi biết rõ cô của Trần Ngạn làm được việc này.
Trần Ngạn nhìn tôi và cô cậu ấy nói chuyện vui vẻ, cúi đầu.
Không sao, mọi thứ bây giờ mới bắt đầu, tôi còn nhiều thời gian.
4.
Hai ngày sau, Trần Ngạn thật sự chuyển đến lớp tôi.
Các bạn học khác còn nhỏ, đa số chưa từng thấy chiếc xe lăn nặng nề nên ai cũng tò mò.
Giáo viên nói chân của Trần Ngạn bị thương, mọi người phải chăm sóc cậu ấy. Cũng dặn Trần Ngạn nếu cần gì thì báo với giáo viên.
Tôi lập tức giơ tay:
- Thầy ơi em muốn ngồi cùng bàn với Trần Ngạn.
Giáo viên mỉm cười gật đầu, có người xung phong làm thân với học sinh mới, giáo viên cực kỳ vui mừng.
Mấy đứa con nít không giấu được cảm xúc, cô bé đeo kính ngồi sau tôi đá vào ghế của tôi:
- Sao cậu lại muốn ngồi với tên què vậy?
Tôi ném cục tẩy về phía bạn ấy:
- Tên què nào? Người ta có tên tuổi, là Trần Ngạn, cậu nói xấu cậu ấy là tớ đánh đấy!
Tôi nói xong giả vờ huơ nắm đấm làm cô bạn câm nín.
Tôi nghĩ có lẽ không nên dọa trẻ con nên mới dịu giọng giảng giải:
- Cậu đeo kính này, nếu người ta gọi cậu là đồ mù thì sao?
Bạn nữ đeo kính kêu lên:
- Mẹ tớ bảo đeo kính giúp tăng thị lực! Tớ có bị mù đâu.
Tôi gật đầu:
- Trần Ngạn cũng chỉ bị thương thôi, sẽ khỏe lại, đừng nói lời tổn thương người khác như vậy.
Dù sao thật ra tôi đã hai tám tuổi, gặp chuyện bất bình phải lên tiếng. Trẻ em không nên nói mấy lời cay nghiệt như vậy.
Cô bạn đeo kính bị tôi nói cho xấu hổ, đỏ mặt xin lỗi Trần Ngạn.
Trần Ngạn ghé mắt nhìn tôi, không lên tiếng.
Tôi vỗ lưng, kề sát vào tai cậu ấy thì thầm:
- Tớ đã nói sẽ che chở cậu mà.
Lần này khóe miệng Trần Ngạn nhếch lên.
Tôi biết cậu ấy đang cười.
Không ai kỳ thị cậu ấy, cũng không ai nói xấu cậu ấy.
Bởi vì tôi kể với mọi người Trần Ngạn vì cứu một em bé bị chó cắn nên mới bị thương.
Tôi kể là tôi đã nhìn thấy tận mắt.
Những ánh mắt sùng bái hướng về Trần Ngạn, lũ trẻ đều cảm thán bản thân Trần Ngạn cũng là trẻ con nhưng lại gan dạ đến vậy.
Hơn nữa còn dám đánh nhau với chó dữ! Quá ngầu luôn!
Cả lớp lập tức vây quanh chỗ Trần Ngạn, không biết ai thốt lên câu “Trần Ngạn là anh hùng!” làm cả đám ríu rít gọi theo.
Dường như Trần Ngạn chưa từng được quan tâm nhiều như vậy. Lớp băng trên người cậu ấy dần tan chảy, bối rối không biết làm sao, mặt đỏ bừng. Các bạn học còn xôn xao mãi đến tận lúc vào học mới tách ra.
Trần Ngạn chạm vào cánh tay tôi, thì thầm:
- Sao cậu lại nói dối?
Tôi ho nhẹ:
- Cái này gọi là lời nói dối thiện chí đó, cậu hiểu không?
Lời nói dối thiện chí sao có thể tính là dối trá? Trẻ con biết gì!
Trần Ngạn lúc đi học cũng làm như bị tật chân thật. Trước mặt người khác cậu ấy chưa từng rời xe lăn, giờ học thể dục cũng xin nghỉ.
Mỗi ngày lúc chuông báo tiết học thứ hai vang lên, tôi sẽ đẩy Trần Ngạn đến nhà vệ sinh. Tôi đứng ở cửa chờ cậu ấy, cậu ấy bình thản đứng lên đi vào, bước chân vững vàng hoàn toàn không giống bị thương.
Bởi vì cô của Trần Ngạn đã nói với nhà trường, tôi là bạn cùng bàn chăm sóc bạn học bị thương nên các thầy cô chưa từng hỏi.
Tôi cũng từng hỏi Trần Ngạn mấy lần, rõ ràng khỏe mạnh sao lại giả què, cậu ấy chỉ im lặng.
Nói thật, tám chín tuổi là lúc bướng bỉnh nhất. Khiến một đứa con trai tám tuổi ngồi im trên xe lăn, còn đóng kịch đến không ai nhận ra, tôi nghĩ mãi không hiểu.
Sự kiên trì này khiến tôi không rét mà run.
Tại sao cậu ấy phải làm như vậy? Hay là… có ai ép cậu ấy?