Chương : 22
Ba Alice coi ý thích chụp ảnh chỉ là một thói đỏng đảnh nhất thời của một cô gái hay quấy rầy. Tuy nhiên trong dịp sinh nhật lần thứ hai mươi ba của cô con gái ông đã mua tặng cô một chiếc Canon Reflex với túi đựng, lại thêm cả chân máy, và cô cảm ơn ông với nụ cười xinh đẹp và không thể nắm bắt tựa như một làn gió băng giá. Ông còn trả học phí cho một khóa học ở tòa thị chính kéo dài sáu tháng và Alice không bỏ lỡ một buổi học nào. Thỏa thuận ngầm với hàm ý rất rõ ràng: trước hết phải học xong Đại học.
Thế rồi đến một thời điểm chính xác như đường ranh giới ngăn ánh sáng và bóng tối, căn bệnh của bà Fernanda ngày một nặng thêm, cuốn cả ba vào một đường xoắn ốc ngày càng thắt chặt những bổn phận mới, hướng về một điểm đến không thể tránh khỏi, nơi chỉ có ác cảm, thờ ơ và lạnh nhạt lẫn nhau. Alice không bước chân tới trường Đại học nữa và ba cô giả như không nhận thấy điều này. Sự hối hận mà dấu hiệu khởi đầu giờ đã thuộc vào một nơi xa xôi nào đó ngăn không cho ông bắt ép đứa con theo ý mình, đồng thời ngăn không cho ông nói hết mọi điều với nó. Đôi khi ông nghĩ cũng không cần cố gắng gì nhiều, chỉ cần bước vào phòng con một buổi chiều nào đó để nói với nó... Mà nói gì mới được kia chứ? Vợ ông đang dần biến mất khỏi thế giới này như một vạt ướt khô đi trên áo, và cùng với bà là sợi dây vẫn kết nối giữa ông và con đang ngày một lỏng dần đã thả rơi xuống đất để mặc nó tự quyết định số phận của mình.
Trong nhiếp ảnh Alice đam mê các động tác hơn là kết quả. Cô thích mở nắp phía sau máy, quấn cuộn phim một vài xăng ti mét, đủ để kẹp nó lại trong thanh cuốn, nghĩ tới việc cuộn phim trắng này sẽ trở thành điều gì đó mà cô còn chưa biết, bấm linh tinh vài pô đầu tiên, ngắm nghía, lấy nét, người chuệch choạc nghiêng ngả trước sau, quyết định sẽ lồng vào hay loại bỏ một phần của hiện thực bên ngoài, phóng to, thay đổi hình dạng kích thước theo ý thích của cô.
Mỗi lần nghe máy ảnh bấm tách một cái, theo sau đó là tiếng sột soạt nhẹ, cô lại nhớ khi còn nhỏ đi bắt châu chấu trong vườn nơi ngôi nhà trên núi. Cô giữ chúng trong lòng hai bàn tay úp chụm. Cô nghĩ chụp ảnh cũng như vậy thôi, nhưng giờ đây cô bắt chụp được thời gian, đóng đinh nó lại trong chất xen lu lô ít, thu lượm nó trong lưng chừng bước nhảy tới thời điểm tiếp theo.
Trong khóa học người ta đã dạy cô cần phải cuộn hai vòng dây máy ảnh quanh khuỷu tay. Như thế nếu có ai muốn lấy cắp sẽ bắt buộc phải giật máy ảnh cùng với cả cánh tay. Trong hành lang bệnh viện Maria Ausiliatrice nơi mẹ cô đang điều trị Alice không thấy có nguy cơ nào như vậy, nhưng cô đã quen mang chiếc Canon theo cách đó rồi.
Cô bước dọc theo bức tường hai màu, chốc chốc lại co vai phải lại để khỏi va vào ai đó. Giờ thăm bệnh nhân buổi trưa mới bắt đầu nên dòng người túa ra khắp hành lang bệnh viện như một dòng chảy lớn.
Các cửa phòng bằng nhôm và gỗ dán mở toang. Mỗi khoa có một mùi đặc trưng riêng. Khoa ung thư có mùi chất tẩy uế và gạc nhúng cồn.
Cô bước vào phòng mẹ gần cuối hành lang. Bà đang chìm trong giấc ngủ nhân tạo không phải của mình và các máy móc nối với người bà không phát ra tiếng động nào. Ánh sáng ít ỏi khiến người ta buồn ngủ. Trên bệ cửa các bông hồng đỏ được cắm cẩn thận trong lọ hoa: Soledad đã đem chúng tới hôm trước.
Alice đặt chiếc máy ảnh lên mép giường, nơi tấm ga trải giường hơi kênh lên vì bị căng ở khoảng giữa bởi thân hình của mẹ hạ thấp xuống trở lại.
Ngày nào cô cũng đến dù chẳng để làm gì cả. Các y tá đã lo hết mọi việc. Cô đoán nhiệm vụ của mình là nói chuyện với mẹ. Rất nhiều người làm thế. Họ cư xử như thể người bệnh có thể lắng nghe, hiểu được lời người đứng cạnh và nói chuyện bằng đầu óc, như thể người ốm có thể mở được một kênh giao tiếp khác với người xung quanh.
Alice không tin điều đó. Trong căn phòng này cô cảm thấy chỉ có một mình, chỉ thế thôi. Thông thường cô ngồi đó, đợi nửa tiếng trôi qua rồi đi ra. Nếu có gặp một bác sĩ cô sẽ hỏi thông tin, mà thường là chẳng có gì mới. Lời nói và cái rướn lông mày của họ như ám chỉ chúng ta cứ đợi rồi điều gì không ổn sẽ đến thôi.
Tuy nhiên sáng hôm đó cô đem theo một chiếc lược. Cô lôi nó ra khỏi túi và nhẹ nhàng chải tóc cho mẹ, ít nhất là những mớ tóc không bị ép dưới gối, tránh không cào vào mặt bà. Mẹ cô nằm bất động và ngoan ngoãn như một con búp bê.
Cô duỗi thẳng cánh tay mẹ phía ngoài tấm chăn, để chúng dọc thân bà trong tư thế thả lỏng. Thêm một giọt dung dịch muối nhỏ xuống ống dẫn từ bình tiếp nước và biến mất trong ven của bà Fernanda.
Alice dịch xuống cuối giường với chiếc Canon dựa trên thanh nhôm ngang thành giường. Cô nheo mắt trái lại, mắt phải ngắm ống kính. Cho tới lúc này cô chưa bao giờ chụp ảnh mẹ. Cô bấm nút chụp, rồi lại nhích người lên một chút mà vẫn giữ nguyên khung hình.
Một tiếng roạt vang lên hầu như khiến cô phát hoảng, căn phòng đột nhiên tràn ngập ánh sáng.
"Vậy có hơn không?" Một giọng nam phía sau lưng cô hỏi.
Alice quay lại. Cạnh cửa sổ một bác sĩ đang giữ dây mành. Anh ta còn trẻ.
"Vâng, cám ơn." Alice hơi hoảng sợ đáp.
Anh ta đút tay vào túi áo bờ lu trắng và đứng đó nhìn như đợi cô chụp tiếp. Cô lại cúi xuống chụp bừa thêm một pô nữa, hầu như để làm anh ta hài lòng.
Chắc anh ta đang nghĩ mình thật điên, cô tự nhủ.
Ngược lại anh bác sĩ ung dung lại gần giường mẹ cô. Trong khi đọc bảng theo dõi anh ta nheo mí, khiến mắt díp lại tạo thành một đường nứt. Anh ta lại gần bình tiếp nước, lấy ngón tay cái xoay bánh răng. Các giọt nước nhỏ xuống nhanh hơn và anh ta đứng nhìn chúng vẻ hài lòng. Alice nghĩ trong cử động của anh ta có cái gì đó khiến người ta thấy an tâm.
Bác sĩ lại gần phía cô, đặt hai tay lên lắc lắc thành giường, nói mà như tự bình luận với chính mình: "Các bà y tá cứng nhắc quá. Họ muốn chỗ nào cũng tối. Cứ để thế trong phòng chẳng thể phân biệt ngày với đêm nữa."
Anh ta quay lại mỉm cười với cô:
"Cô là con gái bà à?"
Vng.
Anh ta gật đầu, chẳng tỏ vẻ ái ngại gì.
"Tôi là bác sĩ Rovelli.
Sau đó như thể nghĩ ngợi gì anh ta thêm "Fabio."
Alice bắt tay, tự giới thiệu mình. Trong vòng vài giây cả hai đều im lặng nhìn chăm chăm vào Fernanda đang ngủ.
Rồi anh ta gõ hai lần lên thanh kim loại thành giường tạo tiếng kêu coong coong rồi rời đi. Khi bước qua Alice anh ghé về phía tai cô nói:
"Đừng nói là tôi làm nhé", anh ta thì thầm, nháy mắt chỉ cửa sổ tràn đầy ánh sáng.
Vào cuối giờ thăm bệnh nhân Alice trèo xuống hai tầng dưới, qua tiền sảnh và bước ra ngoài, đi qua cái cửa kính tự động mở toang khi cô lại gần.
Alice đi qua sân và dừng lại trước một ki ốt cạnh cổng bệnh viện, hỏi mua một chai nước lọc có ga từ người bán hàng đã đứng tuổi nhễ nhại mồ hôi. Cô đói, nhưng đã quen kiểm soát nhu cầu đòi ăn cho tới lúc nó qua đi. Uống nước lọc có ga là một trong số các mẹo của cô, uống cho đầy dạ dày, ít nhất là cho một khoảng thời gian đủ để vượt qua được thời điểm nhạy cảm của bữa trưa.
Cô lần tìm ví trong cái túi nhỏ vắt chéo vai, hơi bị vướng víu bởi chiếc máy ảnh lủng lẳng ở cổ tay.
"Để tôi", ai đó nói sau lưng cô.
Fabio, anh bác sĩ mới quen nửa giờ trước, đưa người bán hàng ở ki ốt một tờ bạc. Rồi anh ta mỉm cười với Alice theo cách khiến cô không đủ dũng cảm để phản đối. Thay vào áo bờ lu trắng là chiếc áo phông ngắn tay màu xanh da trời và anh ta có mùi nước hoa mạnh lúc trước cô không nhận thấy.
"Và cả một chai Coca nữa", anh ta nói thêm.
"Cám ơn anh", Alice nói.
Cô mở nắp chai, nhưng nút chai cứ trơ ra không vặn được.
"Tôi giúp nhé?" Fabio nói.
Anh ta cầm lấy cái chai trong tay cô và mở nó ra, chỉ cần dùng tới ngón trỏ và ngón cái. Alice nghĩ chẳng có gì là lạ trong cái hành động đó cả, rằng chính cô cũng có thể làm như vậy, cũng như bất cứ ai, nếu không phải vì lúc này tay cô đang đổ mồ hôi như vậy. Thế nhưng cô vẫn thấy một cái gì đó thật cuốn hút, như thể một hành động anh hùng nho nhỏ vừa dành cho cô.
Fabio đưa nước cho cô, và cô lại cảm ơn một lần nữa. Họ uống nước, mỗi người có chai riêng của mình, và nhìn trộm nhau, như thể để xem sẽ nói gì sau đó. Fabio để tóc ngắn và loăn xoăn thành những lọn nhỏ. Nơi tia nắng mặt trời chiếu thẳng vào màu tóc hạt dẻ ánh đỏ lên. Alice có cảm giác anh ta biết được trò chơi này của ánh sáng, rằng theo một cách nào đó anh ta nhận biết được bản thân và cả mọi thứ xung quanh nữa.
Họ cùng đi vài bước ra khỏi ki ốt, như thể đã ngầm thỏa thuận trước với nhau. Alice không biết phải thoát ra như thế nào. Cô cảm thấy mắc nợ, phần vì anh ta đã trả tiền mua chai nước, phần vì anh ta đã giúp cô mở nó ra. Nói thực lòng thì cô cũng chẳng muốn đi khỏi nhanh như vậy.
Fabio hiểu điều đó.
"Tôi có thể đi cùng tới chỗ cô đang đi không", anh ta hỏi, không e dè chút nào.
Alice đỏ mặt.
"Tôi tới chỗ để xe."
"Vậy tới chỗ để xe."
Cô chẳng nói có hay không, chỉ mỉm cười ngó lơ qua chỗ khác. Fabio lịch sự giơ tay ra như muốn mời cô đi trước.
Họ đi ngang qua đường chính, rẽ vào một phố nhỏ hơn, nơi vỉa hè không còn được bảo vệ bởi bóng cây nữa.
Trong lúc hai người đi bên nhau, chính từ cái bóng Alice mà anh bác sĩ nhận ra dáng đi không cân xứng của cô. Vai phải đeo máy ảnh trở thành đối trọng với đường chuyển động của cái chân trái cứng đơ như một cây gậy. Dáng người mảnh khảnh đến đáng lo ngại của Alice càng bị nhấn mạnh hơn trong cái bóng thuôn đổ về một phía, khiến cô trông có vẻ mỏng dẹt, dài ngoẵng như một đường xám bị tách làm đôi theo hai chân vừa đối xứng lại vừa máy móc đối lập nhau.
"Cô bị đau một chân à?"Anh ta hỏi.
"Sao kia?" Alice cảnh giác hỏi lại.
"Tôi hỏi cô bị đau một chân à? Tôi thấy cô lết chân."
Alice cảm thấy cả cái chân bình thường cũng co thắt lại. Cô cố gắng chỉnh lại dáng đi của mình, gập cái chân bị tật lại nhiều hết mức, cho tới lúc cảm thấy đau thật sự. Cô nghĩ tới sự tàn ác và chính xác của động từ "lết".
"Tôi gặp tai nạn", cô nói. Rồi như để bào chữa, cô thêm: "Từ lâu rồi."
"Xe hơi à?"
"Không, trượt tuyết."
"Tôi thích trượt tuyết." Fabio hào hứng nói, đinh ninh đã tìm được điều gì để trò chuyện.
"Tôi thì ghét." Alice đáp trả khô khốc.
"Tiếc thật."
"Phải, đáng tiếc."
Họ đi cạnh nhau, không nói thêm gì nữa. Anh bác sĩ trẻ được bao xung quanh bởi một vòng yên bình, bởi một quả cầu an toàn, cứng mà trong suốt. Anh ta có cái miệng biết cười kể cả khi anh ta không mỉm cười. Có vẻ anh ta thấy rất thoải mái, như thể ngày nào anh ta cũng gặp một cô gái trong phòng bệnh và tán gẫu với cô ta, đi cùng cô ta đến bãi đậu xe. Alice thì ngược lại, cảm thấy cả người cô đờ ra như một khúc gỗ. Mọi đường gân nổi lên, cơ bắp cứng quèo dính ép vào xương, các khớp nối kêu lên răng rắc.
Cô chỉ chiếc Fiat 600 màu xanh dương như muốn nói xe tôi đó. Fabio ra hiệu thấy rồi. Một chiếc xe lướt qua con đường sau lưng họ, phát ra tiếng ồn từ hư không, rồi âm thanh nhỏ dần và lại tan biến mất.
"Vậy cô là thợ chụp ảnh?" Anh bác sĩ hỏi, chỉ để kéo dài thời gian.
"Vâng", Alice trả lời. Rồi cô thấy hối hận ngay lập tức. Trong lúc này cô chỉ là một cô gái bỏ học, đi lang thang trên đường chụp ngẫu hứng các tấm hình. Cô tự hỏi như thế đã có thể coi là thợ chụp ảnh được chưa và đâu là ranh giới chính xác phân định ta là ai hay không là ai đó.
Cô mím cặp môi mỏng lại một chút, nói thêm: "Đại loại như thế."
"Tôi xem được không?" Anh bác sĩ hỏi, giơ tay ra để cầm chiếc máy ảnh.
"Dĩ nhiên."
Alice tháo dây đeo khỏi cổ tay và đưa máy cho anh ta. Fabio xoay xoay nó trong tay, tháo nắp bảo vệ, nhòm nhòm đưa ống kính ra trước mặt, rồi lại giơ cao, hướng lên trời.
"Chà", anh ta bình luận. "Có vẻ chuyên nghiệp đấy."
Cô đỏ mặt và anh bác sĩ dợm đưa máy lại cho cô.
"Anh có thể chụp nếu muốn."
"Không, không. Tôi không biết chụp. Cô chụp đi."
"Chụp gì mới được?"
Fabio nhìn xung quanh, lưỡng lự quay đầu từ bên này sang bên kia. Rồi anh ta nhún vai.
"Chụp tôi."
Alice nhìn anh ta nghi ngờ.
"Sao tôi lại phải chụp anh?" Cô bật hỏi, với vẻ nanh nọc ngoài ý muốn.
"Bởi vì như thế cô sẽ bị buộc phải gặp lại tôi, ít nhất là để cho tôi xem tấm ảnh."
Alice lưỡng lự một giây. Lần đầu tiên cô nhìn kỹ vào mắt Fabio, và không thể chịu được cặp mắt ấy quá một giây. Chúng màu xanh và không hề phủ bóng tối, trong như bầu trời trên vai anh và cô cảm thấy mình bị lạc vào trong đôi mắt ấy, như thể bị lột trần trong một căn phòng rộng mênh mông.
Alice nghĩ anh ta đẹp trai. Đẹp theo cái cách một thanh niên cần phải đẹp.
Cô chĩa ống kính vào chính giữa mặt anh ta. Fabio mỉm cười, chẳng ngại ngùng chút nào. Anh cũng chẳng cúi nghiêng đầu như người ta thường làm khi đứng trước ống kính. Alice lấy nét rồi bấm nút bằng ngón trỏ. Không khí bị xé toang bởi một tiếng tách.
Thế rồi đến một thời điểm chính xác như đường ranh giới ngăn ánh sáng và bóng tối, căn bệnh của bà Fernanda ngày một nặng thêm, cuốn cả ba vào một đường xoắn ốc ngày càng thắt chặt những bổn phận mới, hướng về một điểm đến không thể tránh khỏi, nơi chỉ có ác cảm, thờ ơ và lạnh nhạt lẫn nhau. Alice không bước chân tới trường Đại học nữa và ba cô giả như không nhận thấy điều này. Sự hối hận mà dấu hiệu khởi đầu giờ đã thuộc vào một nơi xa xôi nào đó ngăn không cho ông bắt ép đứa con theo ý mình, đồng thời ngăn không cho ông nói hết mọi điều với nó. Đôi khi ông nghĩ cũng không cần cố gắng gì nhiều, chỉ cần bước vào phòng con một buổi chiều nào đó để nói với nó... Mà nói gì mới được kia chứ? Vợ ông đang dần biến mất khỏi thế giới này như một vạt ướt khô đi trên áo, và cùng với bà là sợi dây vẫn kết nối giữa ông và con đang ngày một lỏng dần đã thả rơi xuống đất để mặc nó tự quyết định số phận của mình.
Trong nhiếp ảnh Alice đam mê các động tác hơn là kết quả. Cô thích mở nắp phía sau máy, quấn cuộn phim một vài xăng ti mét, đủ để kẹp nó lại trong thanh cuốn, nghĩ tới việc cuộn phim trắng này sẽ trở thành điều gì đó mà cô còn chưa biết, bấm linh tinh vài pô đầu tiên, ngắm nghía, lấy nét, người chuệch choạc nghiêng ngả trước sau, quyết định sẽ lồng vào hay loại bỏ một phần của hiện thực bên ngoài, phóng to, thay đổi hình dạng kích thước theo ý thích của cô.
Mỗi lần nghe máy ảnh bấm tách một cái, theo sau đó là tiếng sột soạt nhẹ, cô lại nhớ khi còn nhỏ đi bắt châu chấu trong vườn nơi ngôi nhà trên núi. Cô giữ chúng trong lòng hai bàn tay úp chụm. Cô nghĩ chụp ảnh cũng như vậy thôi, nhưng giờ đây cô bắt chụp được thời gian, đóng đinh nó lại trong chất xen lu lô ít, thu lượm nó trong lưng chừng bước nhảy tới thời điểm tiếp theo.
Trong khóa học người ta đã dạy cô cần phải cuộn hai vòng dây máy ảnh quanh khuỷu tay. Như thế nếu có ai muốn lấy cắp sẽ bắt buộc phải giật máy ảnh cùng với cả cánh tay. Trong hành lang bệnh viện Maria Ausiliatrice nơi mẹ cô đang điều trị Alice không thấy có nguy cơ nào như vậy, nhưng cô đã quen mang chiếc Canon theo cách đó rồi.
Cô bước dọc theo bức tường hai màu, chốc chốc lại co vai phải lại để khỏi va vào ai đó. Giờ thăm bệnh nhân buổi trưa mới bắt đầu nên dòng người túa ra khắp hành lang bệnh viện như một dòng chảy lớn.
Các cửa phòng bằng nhôm và gỗ dán mở toang. Mỗi khoa có một mùi đặc trưng riêng. Khoa ung thư có mùi chất tẩy uế và gạc nhúng cồn.
Cô bước vào phòng mẹ gần cuối hành lang. Bà đang chìm trong giấc ngủ nhân tạo không phải của mình và các máy móc nối với người bà không phát ra tiếng động nào. Ánh sáng ít ỏi khiến người ta buồn ngủ. Trên bệ cửa các bông hồng đỏ được cắm cẩn thận trong lọ hoa: Soledad đã đem chúng tới hôm trước.
Alice đặt chiếc máy ảnh lên mép giường, nơi tấm ga trải giường hơi kênh lên vì bị căng ở khoảng giữa bởi thân hình của mẹ hạ thấp xuống trở lại.
Ngày nào cô cũng đến dù chẳng để làm gì cả. Các y tá đã lo hết mọi việc. Cô đoán nhiệm vụ của mình là nói chuyện với mẹ. Rất nhiều người làm thế. Họ cư xử như thể người bệnh có thể lắng nghe, hiểu được lời người đứng cạnh và nói chuyện bằng đầu óc, như thể người ốm có thể mở được một kênh giao tiếp khác với người xung quanh.
Alice không tin điều đó. Trong căn phòng này cô cảm thấy chỉ có một mình, chỉ thế thôi. Thông thường cô ngồi đó, đợi nửa tiếng trôi qua rồi đi ra. Nếu có gặp một bác sĩ cô sẽ hỏi thông tin, mà thường là chẳng có gì mới. Lời nói và cái rướn lông mày của họ như ám chỉ chúng ta cứ đợi rồi điều gì không ổn sẽ đến thôi.
Tuy nhiên sáng hôm đó cô đem theo một chiếc lược. Cô lôi nó ra khỏi túi và nhẹ nhàng chải tóc cho mẹ, ít nhất là những mớ tóc không bị ép dưới gối, tránh không cào vào mặt bà. Mẹ cô nằm bất động và ngoan ngoãn như một con búp bê.
Cô duỗi thẳng cánh tay mẹ phía ngoài tấm chăn, để chúng dọc thân bà trong tư thế thả lỏng. Thêm một giọt dung dịch muối nhỏ xuống ống dẫn từ bình tiếp nước và biến mất trong ven của bà Fernanda.
Alice dịch xuống cuối giường với chiếc Canon dựa trên thanh nhôm ngang thành giường. Cô nheo mắt trái lại, mắt phải ngắm ống kính. Cho tới lúc này cô chưa bao giờ chụp ảnh mẹ. Cô bấm nút chụp, rồi lại nhích người lên một chút mà vẫn giữ nguyên khung hình.
Một tiếng roạt vang lên hầu như khiến cô phát hoảng, căn phòng đột nhiên tràn ngập ánh sáng.
"Vậy có hơn không?" Một giọng nam phía sau lưng cô hỏi.
Alice quay lại. Cạnh cửa sổ một bác sĩ đang giữ dây mành. Anh ta còn trẻ.
"Vâng, cám ơn." Alice hơi hoảng sợ đáp.
Anh ta đút tay vào túi áo bờ lu trắng và đứng đó nhìn như đợi cô chụp tiếp. Cô lại cúi xuống chụp bừa thêm một pô nữa, hầu như để làm anh ta hài lòng.
Chắc anh ta đang nghĩ mình thật điên, cô tự nhủ.
Ngược lại anh bác sĩ ung dung lại gần giường mẹ cô. Trong khi đọc bảng theo dõi anh ta nheo mí, khiến mắt díp lại tạo thành một đường nứt. Anh ta lại gần bình tiếp nước, lấy ngón tay cái xoay bánh răng. Các giọt nước nhỏ xuống nhanh hơn và anh ta đứng nhìn chúng vẻ hài lòng. Alice nghĩ trong cử động của anh ta có cái gì đó khiến người ta thấy an tâm.
Bác sĩ lại gần phía cô, đặt hai tay lên lắc lắc thành giường, nói mà như tự bình luận với chính mình: "Các bà y tá cứng nhắc quá. Họ muốn chỗ nào cũng tối. Cứ để thế trong phòng chẳng thể phân biệt ngày với đêm nữa."
Anh ta quay lại mỉm cười với cô:
"Cô là con gái bà à?"
Vng.
Anh ta gật đầu, chẳng tỏ vẻ ái ngại gì.
"Tôi là bác sĩ Rovelli.
Sau đó như thể nghĩ ngợi gì anh ta thêm "Fabio."
Alice bắt tay, tự giới thiệu mình. Trong vòng vài giây cả hai đều im lặng nhìn chăm chăm vào Fernanda đang ngủ.
Rồi anh ta gõ hai lần lên thanh kim loại thành giường tạo tiếng kêu coong coong rồi rời đi. Khi bước qua Alice anh ghé về phía tai cô nói:
"Đừng nói là tôi làm nhé", anh ta thì thầm, nháy mắt chỉ cửa sổ tràn đầy ánh sáng.
Vào cuối giờ thăm bệnh nhân Alice trèo xuống hai tầng dưới, qua tiền sảnh và bước ra ngoài, đi qua cái cửa kính tự động mở toang khi cô lại gần.
Alice đi qua sân và dừng lại trước một ki ốt cạnh cổng bệnh viện, hỏi mua một chai nước lọc có ga từ người bán hàng đã đứng tuổi nhễ nhại mồ hôi. Cô đói, nhưng đã quen kiểm soát nhu cầu đòi ăn cho tới lúc nó qua đi. Uống nước lọc có ga là một trong số các mẹo của cô, uống cho đầy dạ dày, ít nhất là cho một khoảng thời gian đủ để vượt qua được thời điểm nhạy cảm của bữa trưa.
Cô lần tìm ví trong cái túi nhỏ vắt chéo vai, hơi bị vướng víu bởi chiếc máy ảnh lủng lẳng ở cổ tay.
"Để tôi", ai đó nói sau lưng cô.
Fabio, anh bác sĩ mới quen nửa giờ trước, đưa người bán hàng ở ki ốt một tờ bạc. Rồi anh ta mỉm cười với Alice theo cách khiến cô không đủ dũng cảm để phản đối. Thay vào áo bờ lu trắng là chiếc áo phông ngắn tay màu xanh da trời và anh ta có mùi nước hoa mạnh lúc trước cô không nhận thấy.
"Và cả một chai Coca nữa", anh ta nói thêm.
"Cám ơn anh", Alice nói.
Cô mở nắp chai, nhưng nút chai cứ trơ ra không vặn được.
"Tôi giúp nhé?" Fabio nói.
Anh ta cầm lấy cái chai trong tay cô và mở nó ra, chỉ cần dùng tới ngón trỏ và ngón cái. Alice nghĩ chẳng có gì là lạ trong cái hành động đó cả, rằng chính cô cũng có thể làm như vậy, cũng như bất cứ ai, nếu không phải vì lúc này tay cô đang đổ mồ hôi như vậy. Thế nhưng cô vẫn thấy một cái gì đó thật cuốn hút, như thể một hành động anh hùng nho nhỏ vừa dành cho cô.
Fabio đưa nước cho cô, và cô lại cảm ơn một lần nữa. Họ uống nước, mỗi người có chai riêng của mình, và nhìn trộm nhau, như thể để xem sẽ nói gì sau đó. Fabio để tóc ngắn và loăn xoăn thành những lọn nhỏ. Nơi tia nắng mặt trời chiếu thẳng vào màu tóc hạt dẻ ánh đỏ lên. Alice có cảm giác anh ta biết được trò chơi này của ánh sáng, rằng theo một cách nào đó anh ta nhận biết được bản thân và cả mọi thứ xung quanh nữa.
Họ cùng đi vài bước ra khỏi ki ốt, như thể đã ngầm thỏa thuận trước với nhau. Alice không biết phải thoát ra như thế nào. Cô cảm thấy mắc nợ, phần vì anh ta đã trả tiền mua chai nước, phần vì anh ta đã giúp cô mở nó ra. Nói thực lòng thì cô cũng chẳng muốn đi khỏi nhanh như vậy.
Fabio hiểu điều đó.
"Tôi có thể đi cùng tới chỗ cô đang đi không", anh ta hỏi, không e dè chút nào.
Alice đỏ mặt.
"Tôi tới chỗ để xe."
"Vậy tới chỗ để xe."
Cô chẳng nói có hay không, chỉ mỉm cười ngó lơ qua chỗ khác. Fabio lịch sự giơ tay ra như muốn mời cô đi trước.
Họ đi ngang qua đường chính, rẽ vào một phố nhỏ hơn, nơi vỉa hè không còn được bảo vệ bởi bóng cây nữa.
Trong lúc hai người đi bên nhau, chính từ cái bóng Alice mà anh bác sĩ nhận ra dáng đi không cân xứng của cô. Vai phải đeo máy ảnh trở thành đối trọng với đường chuyển động của cái chân trái cứng đơ như một cây gậy. Dáng người mảnh khảnh đến đáng lo ngại của Alice càng bị nhấn mạnh hơn trong cái bóng thuôn đổ về một phía, khiến cô trông có vẻ mỏng dẹt, dài ngoẵng như một đường xám bị tách làm đôi theo hai chân vừa đối xứng lại vừa máy móc đối lập nhau.
"Cô bị đau một chân à?"Anh ta hỏi.
"Sao kia?" Alice cảnh giác hỏi lại.
"Tôi hỏi cô bị đau một chân à? Tôi thấy cô lết chân."
Alice cảm thấy cả cái chân bình thường cũng co thắt lại. Cô cố gắng chỉnh lại dáng đi của mình, gập cái chân bị tật lại nhiều hết mức, cho tới lúc cảm thấy đau thật sự. Cô nghĩ tới sự tàn ác và chính xác của động từ "lết".
"Tôi gặp tai nạn", cô nói. Rồi như để bào chữa, cô thêm: "Từ lâu rồi."
"Xe hơi à?"
"Không, trượt tuyết."
"Tôi thích trượt tuyết." Fabio hào hứng nói, đinh ninh đã tìm được điều gì để trò chuyện.
"Tôi thì ghét." Alice đáp trả khô khốc.
"Tiếc thật."
"Phải, đáng tiếc."
Họ đi cạnh nhau, không nói thêm gì nữa. Anh bác sĩ trẻ được bao xung quanh bởi một vòng yên bình, bởi một quả cầu an toàn, cứng mà trong suốt. Anh ta có cái miệng biết cười kể cả khi anh ta không mỉm cười. Có vẻ anh ta thấy rất thoải mái, như thể ngày nào anh ta cũng gặp một cô gái trong phòng bệnh và tán gẫu với cô ta, đi cùng cô ta đến bãi đậu xe. Alice thì ngược lại, cảm thấy cả người cô đờ ra như một khúc gỗ. Mọi đường gân nổi lên, cơ bắp cứng quèo dính ép vào xương, các khớp nối kêu lên răng rắc.
Cô chỉ chiếc Fiat 600 màu xanh dương như muốn nói xe tôi đó. Fabio ra hiệu thấy rồi. Một chiếc xe lướt qua con đường sau lưng họ, phát ra tiếng ồn từ hư không, rồi âm thanh nhỏ dần và lại tan biến mất.
"Vậy cô là thợ chụp ảnh?" Anh bác sĩ hỏi, chỉ để kéo dài thời gian.
"Vâng", Alice trả lời. Rồi cô thấy hối hận ngay lập tức. Trong lúc này cô chỉ là một cô gái bỏ học, đi lang thang trên đường chụp ngẫu hứng các tấm hình. Cô tự hỏi như thế đã có thể coi là thợ chụp ảnh được chưa và đâu là ranh giới chính xác phân định ta là ai hay không là ai đó.
Cô mím cặp môi mỏng lại một chút, nói thêm: "Đại loại như thế."
"Tôi xem được không?" Anh bác sĩ hỏi, giơ tay ra để cầm chiếc máy ảnh.
"Dĩ nhiên."
Alice tháo dây đeo khỏi cổ tay và đưa máy cho anh ta. Fabio xoay xoay nó trong tay, tháo nắp bảo vệ, nhòm nhòm đưa ống kính ra trước mặt, rồi lại giơ cao, hướng lên trời.
"Chà", anh ta bình luận. "Có vẻ chuyên nghiệp đấy."
Cô đỏ mặt và anh bác sĩ dợm đưa máy lại cho cô.
"Anh có thể chụp nếu muốn."
"Không, không. Tôi không biết chụp. Cô chụp đi."
"Chụp gì mới được?"
Fabio nhìn xung quanh, lưỡng lự quay đầu từ bên này sang bên kia. Rồi anh ta nhún vai.
"Chụp tôi."
Alice nhìn anh ta nghi ngờ.
"Sao tôi lại phải chụp anh?" Cô bật hỏi, với vẻ nanh nọc ngoài ý muốn.
"Bởi vì như thế cô sẽ bị buộc phải gặp lại tôi, ít nhất là để cho tôi xem tấm ảnh."
Alice lưỡng lự một giây. Lần đầu tiên cô nhìn kỹ vào mắt Fabio, và không thể chịu được cặp mắt ấy quá một giây. Chúng màu xanh và không hề phủ bóng tối, trong như bầu trời trên vai anh và cô cảm thấy mình bị lạc vào trong đôi mắt ấy, như thể bị lột trần trong một căn phòng rộng mênh mông.
Alice nghĩ anh ta đẹp trai. Đẹp theo cái cách một thanh niên cần phải đẹp.
Cô chĩa ống kính vào chính giữa mặt anh ta. Fabio mỉm cười, chẳng ngại ngùng chút nào. Anh cũng chẳng cúi nghiêng đầu như người ta thường làm khi đứng trước ống kính. Alice lấy nét rồi bấm nút bằng ngón trỏ. Không khí bị xé toang bởi một tiếng tách.