Chương : 21
Các số nguyên tố chỉ có thể chia hết cho 1 và cho chính nó. Chúng có vị trí của mình trong dãy vô tận các số tự nhiên, và cũng như các con số khác chúng bị kẹp giữa hai số, nhưng là đứng cách xa một bước. Chúng là những con số đa nghi và cô độc, cũng chính vì thế Mattia thấy chúng thật tuyệt vời. Đôi khi cậu nghĩ các số nguyên tố chỉ vì nhầm lẫn mà bị nhét vào cái chuỗi này, chúng bị kẹt lại như những hạt ngọc xinh xắn luồn trong một chuỗi hạt. Đôi khi ngược lại, cậu nghi ngờ biết đâu chính chúng cũng muốn được giống như bao con số thông thường khác, chỉ là những con số bất kỳ nào khác mà thôi, nhưng vì lý do nào đó chúng không thể được như thế. Dòng suy nghĩ thứ hai này thường đến với cậu nhất là vào buổi tối, trong sự đan xen hỗn độn của các hình ảnh trước khi chìm vào giấc ngủ, khi đầu óc đã quá mệt mỏi không thể kể cho chính nó nghe những lời nói dối.
Năm thứ nhất Mattia đã học được rằng trong các số nguyên tố còn có những số thậm chí còn đặc biệt hơn nữa. Các nhà toán học gọi chúng là những cặp số nguyên tố sinh đôi: đó là các số đứng cạnh nhau, nói đúng hơn là gần nhau bởi giữa chúng luôn có một số chẵn ngăn không cho chúng sát lại bên nhau thực sự. Đó là những số như 11 và 13, 17 và 19, 41 và 43. Ai đó đủ kiên nhẫn mà ngồi liệt kê ra sẽ thấy chúng giảm bớt dần đi. Ta sẽ bắt gặp những số nguyên tố ngày càng tách biệt, tản mát trong khoảng không yên lặng và tuần tự theo nhịp số, khiến ta cảm thấy hoang mang biết đâu những cặp số bắt gặp tới lúc ấy chỉ hoàn toàn do run rủi mà thôi, và rằng số phận thực thụ của chúng là cứ tồn tại một mình mãi mãi. Thế rồi đúng lúc ta định bỏ cuộc, không còn muốn liệt kê mãi các con số nữa, thì lại bắt gặp một cặp số nguyên tố sinh đôi khác, kẹp chặt lẫn nhau. Các nhà toán học đều tin rằng cứ tìm mãi thì sẽ vẫn còn các cặp số nguyên tố sinh đôi khác, cho dù không ai nói được phải tìm ở đâu cho tới lúc chúng được phát hiện ra.
Mattia nghĩ cậu và Alice giống một cặp số nguyên tố sinh đôi cô độc và mất mát, tuy rất gần mà không đủ để thật sự đến được với nhau. Cậu chưa bao giờ nói với cô điều đó.
Khi nghĩ tới việc thú thật với cô điều này lớp mồ hôi mỏng trên tay lại bốc hơi hết và suốt mười phút cậu không thể chạm vào bất cứ vật gì.
Một ngày mùa đông cậu quay về nhà sau khi đã ở nhà Alice cả chiều mà chẳng làm gì ngoài việc chuyển hết kênh tivi này sang kênh khác. Mattia chẳng để ý tới lời cũng như hình. Chân phải Alice gác trên cái bàn con phòng khách như đầu một con rắn, choán mất tầm nhìn của cậu từ phía trái. Alice hết bẻ ra lại gập vào các ngón tay, đều đều như thôi miên. Cái động tác lặp đi lặp lại này khiến cậu thấy có gì đó chắc nịch mà bất an trong dạ dày và cậu cố gắng nhìn chằm chằm càng lâu càng tốt để không gì thay đổi được trong cái khung hình ấy.
Về đến nhà cậu giật từ cuốn vở gáy xoắn ra một xấp giấy, một xấp đủ dày để cây bút có thể lướt trên đó mà không bị cào lên mặt bàn cứng. Cậu xốc cho chúng ngay ngắn cân bằng, đầu tiên là phía trên và phía dưới, rồi cả hai bên cạnh. Cậu chọn cây bút còn nhiều mực nhất trong đống bút trên bàn, mở nắp và cắm nó vào phía cuối bút cho khỏi rơi ra. Rồi cậu bắt đầu viết từ giữa giấy, không cần phải đếm số dòng.
2760889966649. Cậu đóng bút lại, đặt bên cạnh tờ giấy, đọc to thành tiếng: Hai ngàn bảy trăm sáu mươi tỉ tám trăm tám mươi chín triệu chín trăm sáu mươi sáu ngàn sáu trăm bốn mươi chín. Rồi cậu lại đọc thầm thêm một lần nữa, như thể đang làm quen với trò đọc các âm xoắn lưỡi. Cậu quyết định con số này sẽ là của mình. Cậu chắc chắn rằng chưa có ai trên đời này, chưa có bất kỳ ai trong lịch sử đã dừng lại xem xét con số này. Có lẽ cho tới giờ cũng chưa có ai viết ra giấy nữa là đọc to lên thành tiếng như vậy.
Sau một thoáng do dự cậu viết tiếp, cách hai dòng, con số 2760889966651. Số này là của cô ấy, cậu nghĩ. Trong đầu cậu con số đã nhuốm màu xám ngoét của cái chân khuyết tật của Alice nghiêng nghiêng cắt chéo qua bóng màn hình xanh của chiếc tivi.
Chúng cũng có thể là một cặp số nguyên tố sinh đôi, Mattia nghĩ. Nếu mà như vậy...
Cậu bị túm chặt bởi ý nghĩ này và bắt đầu tìm ước số cho hai con số đó. Với số 3 thì dễ thôi: chỉ cần cộng các số lại xem chúng có phải là bội số của 3 hay không. 5 thì chắc chắn bị loại ngay từ đầu rồi. Có lẽ có cả quy tắc chia cho 7, nhưng Mattia không nhớ nên cậu bắt đầu chia theo cột. Cả với 11 và 13, cứ thế phép tính ngày càng phức tạp hơn. Lúc chia cho số 37 cậu bắt đầu thấy buồn ngủ, bút trượt theo trang giấy. Tới 47 thì cậu dừng lại. Vòng xoáy dâng đầy trong bụng khi cậu ở nhà Alice đã tan biến, loãng dần ra trong cơ bắp cậu giống như mùi trong không khí và cậu không còn đủ khả năng nhận biết được nó nữa. Trong phòng chỉ có mình cậu với đống giấy tờ lộn xộn, đầy những phép chia vô ích. Đồng hồ đã điểm ba giờ mười lăm phút sáng.
Mattia cầm lại tờ giấy đầu tiên với hai con số viết ở giữa trang giấy, cảm thấy mình thật ngu ngốc. Cậu xé chúng ra làm đôi, cho tới khi mép giấy dù cứng như một lưỡi dao có thể xuyên dưới móng tay ngón tay đeo nhẫn của bàn tay trái.
Trong suốt bốn năm đại học môn toán học đã dẫn dắt cậu tới những góc xa xôi và hấp dẫn nhất của trí tuệ con người. Mattia chép lại tất cả các bài chứng minh những định lý cậu bắt gặp trong quá trình học theo một cách thức tỉ mỉ kỹ càng. Ngay cả vào những chiều hè nóng nực cậu cũng hạ thấp mành cửa xuống và miệt mài làm việc trong ánh đèn. Cậu dọn hết khỏi bàn học bất cứ thứ gì có thể khiến cậu sao lãng, để thực sự chỉ có mình cậu với tờ giấy mà thôi. Cậu viết không ngừng nghỉ. Nếu cậu thấy phải đắn đo quá nhiều tại một chỗ nào đó hoặc viết một biểu thức sau dấu bằng không được thẳng hàng lắm, cậu liền vứt nó xuống đất và bắt đầu lại từ đầu. Tới cuối những trang giấy dày đặc các biểu tượng, chữ và con số, cậu viết đ.p.c.m., và trong một tích tắc cảm thấy đã sắp xếp gọn gàng được một phần nhỏ của thế giới. Thế là cậu dựa vào lưng ghế, chắp hai tay vào nhau và cứ giữ nguyên tư thế đó.
Dần dần cậu đánh mất cảm giác với trang giấy, những biểu tượng mới chỉ trước đó thôi còn tuôn chảy ra từ cử động của cổ tay, giờ với cậu trở nên xa xôi, đông cứng ở một nơi nào đó cậu không được phép bước vào. Đầu cậu chìm trong bóng tối căn phòng, lại quay trở lại đắm trong những dòng suy nghĩ tối tăm và chán chường và nhiều lần Mattia chọn bừa một cuốn sách, mở ra và lại tiếp tục học.
Giải tích phức, hình học xạ ảnh và tính toán sức căng không thể khiến cậu xa rời niềm đam mê ban đầu của mình đối với số học. Mattia thích tính toán, bắt đầu từ số 1 và theo những cấp số phức tạp thường do cậu nghĩ ra vào lúc đó. Cậu để mình cuốn theo những con số và có vẻ như cậu biết chúng, từng số, từng số một. Chính vì vậy khi tới lúc phải lựa chọn đề tài tốt nghiệp cậu không hề lưỡng lự tới phòng làm việc của giáo sư Niccoli, giáo viên môn tính gián đoạn mà cậu chưa hề theo học, và cũng mới chỉ biết tên ông mà thôi.
Phòng làm việc của giáo sư Francesco Niccoli nằm ở tầng bốn tòa nhà xây từ thế kỷ mười chín dành cho văn phòng khoa Toán. Đó là một phòng nhỏ, gọn gàng, không có mùi gì hết, bị thống trị bởi màu trắng của các bức tường, của giá sách, của cái bàn làm việc với một chiếc máy tính cồng kềnh đặt bên trên. Mattia gõ nhẹ cửa. Bên trong, thầy Niccoli không chắc ai đó đang gõ cửa phòng mình hay phòng bên. Ông nói: "Mời vào", hy vọng mình không làm điều ngớ ngẩn.
Mattia mở cửa và tiến một bước vào trong.
"Em chào thầy."
"Xin chào", thầy Niccoli chào đáp lại.
Cái nhìn của Mattia bị cuốn hút ngay bởi bức ảnh treo sau lưng thầy giáo. Trong ảnh trông ông trẻ hơn, không để râu, một tay cầm tấm bằng khen, tay kia bắt tay ai đó có vẻ quan trọng. Mattia nheo mắt, nhưng không đọc được chữ viết trên tấm bằng đó.
"Trò có việc gì vậy?" Thầy Niccoli rướn lông mày hỏi.
"Em muốn được làm đề tài về Chuỗi số 0 hàm số zeta của Riemann." Mattia nói, mắt nhìn vai phải của ông thầy, nơi gàu rụng xuống giống như một mảng trời sao.
Thầy Niccoli nhăn mặt như mỉm cười giễu cợt.
"Xin lỗi, nhưng cậu là ai nhỉ?" Ông hỏi mà không giấu giếm vẻ giễu cợt, tay chắp lại sau đầu như thể đang hưởng một chút vui thú.
"Mattia Balossino. Em đã thi xong hết tất cả các môn và em muốn tốt nghiệp năm nay.
"Cậu có mang theo bảng điểm không?"
Mattia gật đầu. Cậu tụt ba lô, ngồi xổm dưới đất và khoắng tay tìm. Thầy Niccoli vươn tay lấy bảng điểm, nhưng Mattia thích đặt nó xuống bàn hơn.
Từ vài tháng nay để nhìn cho rõ giáo sư bắt buộc phải để các vật ra xa một chút. Ông lướt nhanh qua một dãy các điểm số ba mươi và ba mươi cộng([2]). Không có bất cứ một lần vấp váp, do dự nào hay một bài thi không tốt kiểu như sau một mối tình tan vỡ nào đó.
ng gập bảng điểm lại, nhìn Mattia chăm chú hơn. Cậu ta ăn mặc kiểu vô danh, điệu bộ lóng ngóng của người không biết dùng cơ thể mình mà choán chiếm không gian. Giáo sư nghĩ lại thêm một kẻ học tốt chỉ vì trong đời thực chúng là những kẻ ngốc. Ông tự nhủ những đứa như vậy chỉ vừa rời ghế nhà trường sẽ thấy ngay là những kẻ vô dụng.
"Cậu không nghĩ tôi mới là người đưa ra đề tài sao?" Ông chậm rãi nói.
Mattia nhún vai. Đôi mắt đen của cậu nhìn từ phải qua trái theo góc cạnh bàn.
"Em quan tâm tới các cặp số nguyên tố sinh đoi. Em muốn làm về Hàm số zeta của Riemann", cậu nhấn mạnh.
Thầy Niccoli thở dài. Rồi ông đứng dậy, lại gần cái tủ trắng. Trong lúc ngón tay trỏ lướt qua tiêu đề các cuốn sách, ông phùng má thở đều. Cuối cùng ông rút ra một vài tờ giấy in đã được dập ghim lại.
"Thôi được." Ông nói, tay đưa tập giấy cho Mattia. "Cậu có thể quay lại khi đã làm lại được hết các phép tính trong bài này. Làm tất cả."
Mattia cầm tập giấy, không đọc tiêu đề mà nhét chúng vào luôn trong ba lô vẫn mở nằm dựa dưới chân. Cậu nói cảm ơn rồi bước ra khỏi phòng, đóng cửa lại sau lưng.
Thầy Niccoli quay trở lại ghế ngồi và nghĩ trong bữa tối sẽ phàn nàn với bà vợ thế nào về mớ phiền phức mới không mong đợi này.
Năm thứ nhất Mattia đã học được rằng trong các số nguyên tố còn có những số thậm chí còn đặc biệt hơn nữa. Các nhà toán học gọi chúng là những cặp số nguyên tố sinh đôi: đó là các số đứng cạnh nhau, nói đúng hơn là gần nhau bởi giữa chúng luôn có một số chẵn ngăn không cho chúng sát lại bên nhau thực sự. Đó là những số như 11 và 13, 17 và 19, 41 và 43. Ai đó đủ kiên nhẫn mà ngồi liệt kê ra sẽ thấy chúng giảm bớt dần đi. Ta sẽ bắt gặp những số nguyên tố ngày càng tách biệt, tản mát trong khoảng không yên lặng và tuần tự theo nhịp số, khiến ta cảm thấy hoang mang biết đâu những cặp số bắt gặp tới lúc ấy chỉ hoàn toàn do run rủi mà thôi, và rằng số phận thực thụ của chúng là cứ tồn tại một mình mãi mãi. Thế rồi đúng lúc ta định bỏ cuộc, không còn muốn liệt kê mãi các con số nữa, thì lại bắt gặp một cặp số nguyên tố sinh đôi khác, kẹp chặt lẫn nhau. Các nhà toán học đều tin rằng cứ tìm mãi thì sẽ vẫn còn các cặp số nguyên tố sinh đôi khác, cho dù không ai nói được phải tìm ở đâu cho tới lúc chúng được phát hiện ra.
Mattia nghĩ cậu và Alice giống một cặp số nguyên tố sinh đôi cô độc và mất mát, tuy rất gần mà không đủ để thật sự đến được với nhau. Cậu chưa bao giờ nói với cô điều đó.
Khi nghĩ tới việc thú thật với cô điều này lớp mồ hôi mỏng trên tay lại bốc hơi hết và suốt mười phút cậu không thể chạm vào bất cứ vật gì.
Một ngày mùa đông cậu quay về nhà sau khi đã ở nhà Alice cả chiều mà chẳng làm gì ngoài việc chuyển hết kênh tivi này sang kênh khác. Mattia chẳng để ý tới lời cũng như hình. Chân phải Alice gác trên cái bàn con phòng khách như đầu một con rắn, choán mất tầm nhìn của cậu từ phía trái. Alice hết bẻ ra lại gập vào các ngón tay, đều đều như thôi miên. Cái động tác lặp đi lặp lại này khiến cậu thấy có gì đó chắc nịch mà bất an trong dạ dày và cậu cố gắng nhìn chằm chằm càng lâu càng tốt để không gì thay đổi được trong cái khung hình ấy.
Về đến nhà cậu giật từ cuốn vở gáy xoắn ra một xấp giấy, một xấp đủ dày để cây bút có thể lướt trên đó mà không bị cào lên mặt bàn cứng. Cậu xốc cho chúng ngay ngắn cân bằng, đầu tiên là phía trên và phía dưới, rồi cả hai bên cạnh. Cậu chọn cây bút còn nhiều mực nhất trong đống bút trên bàn, mở nắp và cắm nó vào phía cuối bút cho khỏi rơi ra. Rồi cậu bắt đầu viết từ giữa giấy, không cần phải đếm số dòng.
2760889966649. Cậu đóng bút lại, đặt bên cạnh tờ giấy, đọc to thành tiếng: Hai ngàn bảy trăm sáu mươi tỉ tám trăm tám mươi chín triệu chín trăm sáu mươi sáu ngàn sáu trăm bốn mươi chín. Rồi cậu lại đọc thầm thêm một lần nữa, như thể đang làm quen với trò đọc các âm xoắn lưỡi. Cậu quyết định con số này sẽ là của mình. Cậu chắc chắn rằng chưa có ai trên đời này, chưa có bất kỳ ai trong lịch sử đã dừng lại xem xét con số này. Có lẽ cho tới giờ cũng chưa có ai viết ra giấy nữa là đọc to lên thành tiếng như vậy.
Sau một thoáng do dự cậu viết tiếp, cách hai dòng, con số 2760889966651. Số này là của cô ấy, cậu nghĩ. Trong đầu cậu con số đã nhuốm màu xám ngoét của cái chân khuyết tật của Alice nghiêng nghiêng cắt chéo qua bóng màn hình xanh của chiếc tivi.
Chúng cũng có thể là một cặp số nguyên tố sinh đôi, Mattia nghĩ. Nếu mà như vậy...
Cậu bị túm chặt bởi ý nghĩ này và bắt đầu tìm ước số cho hai con số đó. Với số 3 thì dễ thôi: chỉ cần cộng các số lại xem chúng có phải là bội số của 3 hay không. 5 thì chắc chắn bị loại ngay từ đầu rồi. Có lẽ có cả quy tắc chia cho 7, nhưng Mattia không nhớ nên cậu bắt đầu chia theo cột. Cả với 11 và 13, cứ thế phép tính ngày càng phức tạp hơn. Lúc chia cho số 37 cậu bắt đầu thấy buồn ngủ, bút trượt theo trang giấy. Tới 47 thì cậu dừng lại. Vòng xoáy dâng đầy trong bụng khi cậu ở nhà Alice đã tan biến, loãng dần ra trong cơ bắp cậu giống như mùi trong không khí và cậu không còn đủ khả năng nhận biết được nó nữa. Trong phòng chỉ có mình cậu với đống giấy tờ lộn xộn, đầy những phép chia vô ích. Đồng hồ đã điểm ba giờ mười lăm phút sáng.
Mattia cầm lại tờ giấy đầu tiên với hai con số viết ở giữa trang giấy, cảm thấy mình thật ngu ngốc. Cậu xé chúng ra làm đôi, cho tới khi mép giấy dù cứng như một lưỡi dao có thể xuyên dưới móng tay ngón tay đeo nhẫn của bàn tay trái.
Trong suốt bốn năm đại học môn toán học đã dẫn dắt cậu tới những góc xa xôi và hấp dẫn nhất của trí tuệ con người. Mattia chép lại tất cả các bài chứng minh những định lý cậu bắt gặp trong quá trình học theo một cách thức tỉ mỉ kỹ càng. Ngay cả vào những chiều hè nóng nực cậu cũng hạ thấp mành cửa xuống và miệt mài làm việc trong ánh đèn. Cậu dọn hết khỏi bàn học bất cứ thứ gì có thể khiến cậu sao lãng, để thực sự chỉ có mình cậu với tờ giấy mà thôi. Cậu viết không ngừng nghỉ. Nếu cậu thấy phải đắn đo quá nhiều tại một chỗ nào đó hoặc viết một biểu thức sau dấu bằng không được thẳng hàng lắm, cậu liền vứt nó xuống đất và bắt đầu lại từ đầu. Tới cuối những trang giấy dày đặc các biểu tượng, chữ và con số, cậu viết đ.p.c.m., và trong một tích tắc cảm thấy đã sắp xếp gọn gàng được một phần nhỏ của thế giới. Thế là cậu dựa vào lưng ghế, chắp hai tay vào nhau và cứ giữ nguyên tư thế đó.
Dần dần cậu đánh mất cảm giác với trang giấy, những biểu tượng mới chỉ trước đó thôi còn tuôn chảy ra từ cử động của cổ tay, giờ với cậu trở nên xa xôi, đông cứng ở một nơi nào đó cậu không được phép bước vào. Đầu cậu chìm trong bóng tối căn phòng, lại quay trở lại đắm trong những dòng suy nghĩ tối tăm và chán chường và nhiều lần Mattia chọn bừa một cuốn sách, mở ra và lại tiếp tục học.
Giải tích phức, hình học xạ ảnh và tính toán sức căng không thể khiến cậu xa rời niềm đam mê ban đầu của mình đối với số học. Mattia thích tính toán, bắt đầu từ số 1 và theo những cấp số phức tạp thường do cậu nghĩ ra vào lúc đó. Cậu để mình cuốn theo những con số và có vẻ như cậu biết chúng, từng số, từng số một. Chính vì vậy khi tới lúc phải lựa chọn đề tài tốt nghiệp cậu không hề lưỡng lự tới phòng làm việc của giáo sư Niccoli, giáo viên môn tính gián đoạn mà cậu chưa hề theo học, và cũng mới chỉ biết tên ông mà thôi.
Phòng làm việc của giáo sư Francesco Niccoli nằm ở tầng bốn tòa nhà xây từ thế kỷ mười chín dành cho văn phòng khoa Toán. Đó là một phòng nhỏ, gọn gàng, không có mùi gì hết, bị thống trị bởi màu trắng của các bức tường, của giá sách, của cái bàn làm việc với một chiếc máy tính cồng kềnh đặt bên trên. Mattia gõ nhẹ cửa. Bên trong, thầy Niccoli không chắc ai đó đang gõ cửa phòng mình hay phòng bên. Ông nói: "Mời vào", hy vọng mình không làm điều ngớ ngẩn.
Mattia mở cửa và tiến một bước vào trong.
"Em chào thầy."
"Xin chào", thầy Niccoli chào đáp lại.
Cái nhìn của Mattia bị cuốn hút ngay bởi bức ảnh treo sau lưng thầy giáo. Trong ảnh trông ông trẻ hơn, không để râu, một tay cầm tấm bằng khen, tay kia bắt tay ai đó có vẻ quan trọng. Mattia nheo mắt, nhưng không đọc được chữ viết trên tấm bằng đó.
"Trò có việc gì vậy?" Thầy Niccoli rướn lông mày hỏi.
"Em muốn được làm đề tài về Chuỗi số 0 hàm số zeta của Riemann." Mattia nói, mắt nhìn vai phải của ông thầy, nơi gàu rụng xuống giống như một mảng trời sao.
Thầy Niccoli nhăn mặt như mỉm cười giễu cợt.
"Xin lỗi, nhưng cậu là ai nhỉ?" Ông hỏi mà không giấu giếm vẻ giễu cợt, tay chắp lại sau đầu như thể đang hưởng một chút vui thú.
"Mattia Balossino. Em đã thi xong hết tất cả các môn và em muốn tốt nghiệp năm nay.
"Cậu có mang theo bảng điểm không?"
Mattia gật đầu. Cậu tụt ba lô, ngồi xổm dưới đất và khoắng tay tìm. Thầy Niccoli vươn tay lấy bảng điểm, nhưng Mattia thích đặt nó xuống bàn hơn.
Từ vài tháng nay để nhìn cho rõ giáo sư bắt buộc phải để các vật ra xa một chút. Ông lướt nhanh qua một dãy các điểm số ba mươi và ba mươi cộng([2]). Không có bất cứ một lần vấp váp, do dự nào hay một bài thi không tốt kiểu như sau một mối tình tan vỡ nào đó.
ng gập bảng điểm lại, nhìn Mattia chăm chú hơn. Cậu ta ăn mặc kiểu vô danh, điệu bộ lóng ngóng của người không biết dùng cơ thể mình mà choán chiếm không gian. Giáo sư nghĩ lại thêm một kẻ học tốt chỉ vì trong đời thực chúng là những kẻ ngốc. Ông tự nhủ những đứa như vậy chỉ vừa rời ghế nhà trường sẽ thấy ngay là những kẻ vô dụng.
"Cậu không nghĩ tôi mới là người đưa ra đề tài sao?" Ông chậm rãi nói.
Mattia nhún vai. Đôi mắt đen của cậu nhìn từ phải qua trái theo góc cạnh bàn.
"Em quan tâm tới các cặp số nguyên tố sinh đoi. Em muốn làm về Hàm số zeta của Riemann", cậu nhấn mạnh.
Thầy Niccoli thở dài. Rồi ông đứng dậy, lại gần cái tủ trắng. Trong lúc ngón tay trỏ lướt qua tiêu đề các cuốn sách, ông phùng má thở đều. Cuối cùng ông rút ra một vài tờ giấy in đã được dập ghim lại.
"Thôi được." Ông nói, tay đưa tập giấy cho Mattia. "Cậu có thể quay lại khi đã làm lại được hết các phép tính trong bài này. Làm tất cả."
Mattia cầm tập giấy, không đọc tiêu đề mà nhét chúng vào luôn trong ba lô vẫn mở nằm dựa dưới chân. Cậu nói cảm ơn rồi bước ra khỏi phòng, đóng cửa lại sau lưng.
Thầy Niccoli quay trở lại ghế ngồi và nghĩ trong bữa tối sẽ phàn nàn với bà vợ thế nào về mớ phiền phức mới không mong đợi này.