Chương 8
26.
Đối với tài năng và học vấn của mình, đương nhiên hắn ta đã thi trượt.
Nhìn thấy Tông Trúc, hắn ta cười lạnh một tiếng: "Lúc trước Quý Hội nguyên giúp bản thế tử làm thơ, chẳng qua cũng là tầm thường mà thôi, không nghĩ tới ngươi lại có thể chó ngáp phải ruồi như vậy (*)...".
(*): Ví với phương pháp không hay, nhưng gặp may nên kết quả đạt được như ý muốn.
Khi nghe lời nói chói tai này của hắn ta, ta rất tức giận.
Sao lại dám nói là chó ngáp phải ruồi cơ chứ, phu quân ta ngày nào cũng đều đọc sách không lúc nào dám ngơi nghỉ, hắn dám...
Đang muốn biện bạch hai câu, Tông Trúc đã ngăn ta lại, chàng cư xử đúng mực mà cười cười với Trương thế tử: "Thế tử nói đúng, Quý mỗ cũng là có vận khí tốt mà thôi".
Trương thế tử lườm hắn một cái, nói: "Ngươi cũng không cần giả vờ khiêm tốn làm gì, văn tự của ngươi ta cũng có xem qua, quả là ý tứ rất hàm xúc, dõng dạc, thật ra ý tưởng của ngươi cũng giống như ý ta vậy".
Là thật sao, ngài có chắc ý tứ của ngài sẽ giống được một phần nhỏ ý tưởng của chàng ấy không đây, hay là che đậy như vậy cho đỡ ê chề vì thi trượt?
Trên đường trở về, ta thở dài: “Trương thế tử này thật là…”.
Tông Trúc cười nhạt: "Đệ tử thế gia (*) tính tình tuy có chút kiêu ngạo, nhưng xuất thân không tệ, nếu thật sự là phẩm hạnh không đứng đắn, lúc trước ta đã không nhận tiền ở chỗ hắn".
(*): Con cháu nhà làm quan.
Có tên trong yết bảng và đỗ được Hội nguyên có nghĩa là một chân đã bước vào quan trường (giới quan lại).
Nhưng bây giờ không phải là lúc để vui mừng, bởi vì ngày hai mươi tháng tư sẽ có cuộc thi Đình do hoàng đế đích thân chủ trì.
Kỳ thi Đình sẽ được phân thành tam giáp (*).
(*): Ðời khoa cử, thi tiến sĩ lấy nhất giáp 一甲, nhị giáp 二甲, tam giáp 三甲 để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là giáp bảng 甲榜. Nhất giáp chỉ có ba bực: (1) Trạng nguyên 狀元, (2) Bảng nhãn 榜眼, (3) Thám hoa 探花 gọi là đỉnh giáp 鼎甲.
Nhất giáp có ba người, ban thưởng Tiến sĩ cập đề, danh hiệu theo cấp bậc là Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa.
Nhị giáp thường có khoảng một trăm người, ban thưởng Tiến sĩ xuất thân.
Những người còn lại là tam giáp, ban thưởng Đồng Tiến sĩ xuất thân.
Thứ tự xếp hạng sẽ ảnh hưởng đến con đường quan trường ngày sau.
Tuy nhiên, ta và mẹ chồng là người rất thông suốt rồi.
Nói tóm lại, chàng ấy đã thi đỗ, còn xếp hạng đệ nhất, nhị, hay tam cũng không quan trọng mấy.
Quý gia từ tằng tổ phụ (ông cố) đã là một thư sinh cho nên cũng có thể nói là tư chất thông minh của Tông Trúc được thừa hưởng từ nhiều đời trước.
Đêm trước kỳ thi Đình, ta và Tông Trúc cũng đi ngủ sớm như mọi khi.
Mặc dù nói kết quả thi Đình không quan trọng, nhưng hình thức là vẫn phải thực hiện, như vậy ta mới có thể an tâm.
Không ngờ tới nụ hôn này lại làm ta hoảng hốt đến không thở nổi, tựa như rơi xuống tận đáy vực sâu không cách nào thoát ra được.
Tông Trúc cảm thấy có gì đó không ổn: "Nàng có sao không, nàng lại nhìn thấy chuyện gì mà lại hoảng sợ đến như vậy?".
27.
Ta cố hết sức nở nụ cười: “Thiếp nhìn thấy Nhu Phúc quận chúa thỉnh cầu bệ hạ rằng nàng ấy mong muốn được gả cho chàng”.
Nhưng Tông Trúc cương quyết cự tuyệt, cuối cùng làm cho quận chúa tức giận, bệ hạ cũng không vui.
Trước đây, khi triều đình theo phái chủ hòa, hoàng đế sẽ chọn ra một nữ nhi đến tuổi cập kê để nghị hòa, nhưng lại chẳng có nữ nhi (công chúa) nào của ông có tuổi phù hợp cả, cho nên đã chọn vị quận chúa (cháu gái của hoàng đế) này đi hòa thân.
Sau đó, hoàng đế sai nội thị (*) đọc bài thi của Tông Trúc trong sảnh đường, bài thi đó bày tỏ thái độ quyết liệt của chàng đối với phái chủ chiến.
(*): Thái giám (太監), công công (公公), tự nhân (寺人), yêm nhân (閹人), nội thị (內侍), thị nhân, yêm hoạn, hoạn giả, trung quan, nội quan, nội thân, nội giám.
Sau một vài cuộc thảo luận, ta nghe nói rằng gần đây đã định ra được tướng soái là ai rồi.
Ta nắm chặt tay Tông Trúc, tim đập thình thịch: “Tông Trúc, nàng là quận chúa, cũng đã thỉnh cầu ý chỉ của bệ hạ rồi, chàng không được làm trái lệnh”.
"Ta cùng nàng là phu thê đồng tâm, làm sao ta có thể lấy người khác được cơ chứ?".
Dưới ánh nến, ta cẩn thận vuốt ve khuôn mặt của chàng: "Trong lòng thiếp có chàng, trong lòng chàng cũng có thiếp, thế là đủ rồi. Thiếp biết trong lòng chàng còn có thiên hạ nữa, nếu bệ hạ không thích chàng, sao chàng có thể thể hiện hoài bão của mình được đây?".
"Phu quân, chàng hứa với thiếp đi... ngàn vạn lần cũng không được làm trái ý chỉ của bệ hạ".
Hầu kết của Tông Trúc chuyển động liên tục, thật lâu sau mới rầu rĩ lên tiếng.
Một đêm, rốt cuộc hai chúng ta cũng không dám nói với nhau câu nào nữa, chỉ có nổi sợ hãi và lo lắng đang chiếm cứ trong lòng.
Khi ta thức dậy vào ngày hôm sau, ta cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ không thể tập trung vào việc gì được cả.
Thấy vậy nên mẹ chồng để ta ở nhà chờ thư, còn bà thì đi trông coi quán ăn.
Nhưng lòng dạ ta bây giờ nào có yên, cứ hoảng loạn rối bời, chẳng có cách nào tĩnh tâm được cả.
Nên ta đã dẫn theo Phúc nhi cùng đi đến quán ăn.
Phúc nhi hiện giờ đã gần hai tuổi và con bé cực kỳ hiếu động.
Khi có khách đến hỏi ta vài câu, nhân lúc ta không chú ý, con bé đã trèo qua cánh cửa cao cao rồi chạy tọt ra đường lớn.
Một chiếc xe ngựa vùn vụt lao tới.
Ta sợ đến hồn vía muốn thoát ra khỏi thân thể, cũng không biết lấy sức lực từ đâu, ta vội nhào tới ôm con bé kéo sang một bên.
Hai mẫu nữ (mẹ con) lướt qua bánh xe ngựa.
May mắn thay.
Một bên tay áo bị trầy xước, lộ ra nửa cánh tay.
Ta ôm Phúc nhi thở hổn hển, thân thể ta vẫn còn run rẩy vì sợ hãi.
Lúc này, một bóng người đột nhiên xuất hiện ở trước mặt ta.
Một công tử mặc hoa phục (quần áo sang trọng) quỳ gối ngồi xổm xuống, nhẹ giọng nói: "Nương tử (*) và đứa nhỏ có bị gì không, là do phu xe lỗ mãng đã đụng phải nương tử".
(*): Chỉ người phụ nữ trẻ tuổi.
Ta ngẩng đầu và nhìn thẳng vào vị này.
Vị công tử này ước chừng ngoài ba mươi, mày rậm mắt sáng.
Nhưng nhìn thế nào cũng thấy kì lạ.
Khuôn mặt này nhìn rất quen mắt, hình như ta đã gặp qua ở đâu rồi thì phải?
28.
Chợt một vài hình ảnh rất lạ lướt qua tâm trí ta.
Hoa phục công tử khi nhìn thấy rõ mặt của ta cũng ngẩn người, sau đó đưa tay ra đỡ bàn tay không bị trầy xước của ta.
Ta dùng hết sức đứng lên, lui về phía sau hai bước: “Là do ta chăm sóc không chu toàn nên mới để đứa nhỏ ra đường làm phiền đến xe của công tử”.
Nhưng chàng ta chẳng hề nghe lời ta nói, chỉ nhìn chằm chằm vào cánh tay đang lộ ra của ta.
Mặt ta đỏ bừng, liền lấy tay che lại, sau đó hành lễ qua loa rồi có chút lạnh lùng nói: "Đa tạ công tử, ta phải đưa đứa nhỏ trở về rồi".
Nghe vậy chàng ta mới hoàn hồn, trên mặt cũng có chút xấu hổ, nhưng vẫn hỏi: "Xin hỏi cô nương, trên cánh tay phải của cô nương có một nốt ruồi son đúng không?".
Lúc này mẹ chồng cũng vừa mới đi ra, đúng lúc nghe được câu hỏi này.
Bà nổi giận nói: "Đây là con dâu nhà ta, công tử, xin hãy có chừng mực".
Người hầu phía sau tiến lên: “To gan, điện hạ nhà ta chính là Anh quận vương, sao các người có thể vô lễ như vậy”.
Anh quận vương, trưởng tử của trưởng công chúa, và là chất nhân (cháu trai) của đương kim hoàng đế bệ hạ.
Mẹ chồng ta sợ tới mức mặt cắt không còn giọt máu, nhưng vẫn bước lên phía trước bảo vệ ta.
Anh quận vương khiển trách người tùy tùng: "Không được lỗ mãng!".
Chàng ta thở dài nói: "Nương tử chớ trách, thật ra ta có một biểu muội bị lạc từ thuở nhỏ, người nhà chúng ta đều dốc sức tìm kiếm con bé, trên cánh tay phải và cánh tay trái của con bé đều có một nốt ruồi son".
Bây giờ, ta có một nốt ruồi son trên cánh tay trái, cho nên chàng ta mới muốn hỏi câu hỏi này.
Mẹ chồng đề phòng, xua xua tay nói: “Không, không, con dâu ta là một nông gia cô nương chính gốc".
Anh quận vương tràn đầy thất vọng: "Là ta đã mạo phạm rồi".
Chàng ta nói lời xin lỗi và nhất quyết đưa cho chúng ta mười lượng bạc.
Xe ngựa đi xa, Phúc nhi nắm tay ta: "Mẫu thân, con vừa nhìn thấy bá bá này bị tên bắn đó!”.
Ta kinh ngạc nhìn con bé.
Con bé nói với giọng trẻ con: "Mũi tên dài như thế này này, rất lớn nữa, lại còn có rất nhiều máu chảy ra nữa đó nương!".
Đúng vậy, ban nãy những hình ảnh kì lạ đó đúng là những điều con bé vừa nói.
Đây là lần đầu tiên Phúc nhi thể hiện năng lực giống như ta, và cũng là lần đầu tiên ta nhìn thấy trước mọi chuyện của một người khác ngoài Tông Trúc.
29.
Lòng ta loạn như ma.
Cuối cùng, ta vẫn không đành lòng, giao Phúc nhi nhờ mẹ chồng trông giúp: “Mẫu thân, con phải đi nhắc nhở vị công tử đó một chuyến mới yên lòng được”.
Ta giả vờ là mình có một giấc mộng.
Nhưng vị này lại thực sự tin lời ta nói.
Chàng xuống xe ngựa và bước vào một tửu lâu bên cạnh.
Nửa canh giờ sau, một thị vệ mặt đầy máu vội vàng chạy tới: "Điện hạ, vừa rồi có người mai phục ở bên đường, bắn tên vào xe ngựa của chúng ta".
Đồng tử Anh quận vương chợt co lại, kinh ngạc nhìn ta.
"Nương tử, theo tại hạ trở về phủ công chúa một chuyến đi, nhất định phải trở về".
Ta là một Cống sĩ nương tử nho nhỏ, phu quân còn chưa được phong làm quan, làm sao có thể trái ý quận vương cho được.
Thế nên chúng ta đành tuân theo, một nhà ba người chúng ta liền ngồi xe ngựa đi đến phủ công chúa.
Con phố này toàn là những thế gia đại tộc.
Trước kia, dù chỉ đi ngang qua ta cũng phải nín thở.
Không bao giờ nghĩ tới chúng ta sẽ vào đây theo cách này.
Phủ công chúa lớn đến mức ta không thể tưởng tượng nổi, chúng ta đã đi theo Anh quận vương đến thẳng phía sau hậu viện.
Đi vào một cái sân rất lớn, một ma ma ăn vận tinh xảo tiến lên: "Quận vương, quận chúa đang ở bên trong làm loạn".
Sau đó, ta nghe thấy giọng nói của một nữ tử trẻ tuổi:
"Mẫu thân, người đi nói với hoàng đế cữu cữu một chút đi, con muốn gả cho chàng ấy!".
"Nếu không có chàng ấy, hiện tại con đã phải gã cho một Bắc Địch dã nhân (*) rồi".
(*): Người hoang dại, thô lỗ, không văn minh, hung bạo, hiếu chiến.
Giọng nói của trưởng công chúa lộ ra vẻ yếu ớt: "Người ta đã có thê thất rồi, lại còn thẳng thừng cự tuyệt trước mặt hoàng đế, làm sao con lại hoang đường như vậy!".
"Dù sao thì nàng ta cũng chỉ là một nông phụ nhỏ bé mà thôi, cứ để cho nàng ta làm thiếp là được mà".
"Mẫu thân... mẫu thân...", Nhu Phúc quận chúa nũng nịu nói.
Ta có thể nghe thấy trái tim ta đang không ngừng run rẩy.
Tông Trúc vậy mà đã thực sự từ chối cửa hôn sự này.
Không biết bệ hạ có giận cá chém thớt với chàng ấy hay không, con đường làm quan tương lai của chàng ấy sẽ ra sao.
Đối với tài năng và học vấn của mình, đương nhiên hắn ta đã thi trượt.
Nhìn thấy Tông Trúc, hắn ta cười lạnh một tiếng: "Lúc trước Quý Hội nguyên giúp bản thế tử làm thơ, chẳng qua cũng là tầm thường mà thôi, không nghĩ tới ngươi lại có thể chó ngáp phải ruồi như vậy (*)...".
(*): Ví với phương pháp không hay, nhưng gặp may nên kết quả đạt được như ý muốn.
Khi nghe lời nói chói tai này của hắn ta, ta rất tức giận.
Sao lại dám nói là chó ngáp phải ruồi cơ chứ, phu quân ta ngày nào cũng đều đọc sách không lúc nào dám ngơi nghỉ, hắn dám...
Đang muốn biện bạch hai câu, Tông Trúc đã ngăn ta lại, chàng cư xử đúng mực mà cười cười với Trương thế tử: "Thế tử nói đúng, Quý mỗ cũng là có vận khí tốt mà thôi".
Trương thế tử lườm hắn một cái, nói: "Ngươi cũng không cần giả vờ khiêm tốn làm gì, văn tự của ngươi ta cũng có xem qua, quả là ý tứ rất hàm xúc, dõng dạc, thật ra ý tưởng của ngươi cũng giống như ý ta vậy".
Là thật sao, ngài có chắc ý tứ của ngài sẽ giống được một phần nhỏ ý tưởng của chàng ấy không đây, hay là che đậy như vậy cho đỡ ê chề vì thi trượt?
Trên đường trở về, ta thở dài: “Trương thế tử này thật là…”.
Tông Trúc cười nhạt: "Đệ tử thế gia (*) tính tình tuy có chút kiêu ngạo, nhưng xuất thân không tệ, nếu thật sự là phẩm hạnh không đứng đắn, lúc trước ta đã không nhận tiền ở chỗ hắn".
(*): Con cháu nhà làm quan.
Có tên trong yết bảng và đỗ được Hội nguyên có nghĩa là một chân đã bước vào quan trường (giới quan lại).
Nhưng bây giờ không phải là lúc để vui mừng, bởi vì ngày hai mươi tháng tư sẽ có cuộc thi Đình do hoàng đế đích thân chủ trì.
Kỳ thi Đình sẽ được phân thành tam giáp (*).
(*): Ðời khoa cử, thi tiến sĩ lấy nhất giáp 一甲, nhị giáp 二甲, tam giáp 三甲 để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là giáp bảng 甲榜. Nhất giáp chỉ có ba bực: (1) Trạng nguyên 狀元, (2) Bảng nhãn 榜眼, (3) Thám hoa 探花 gọi là đỉnh giáp 鼎甲.
Nhất giáp có ba người, ban thưởng Tiến sĩ cập đề, danh hiệu theo cấp bậc là Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa.
Nhị giáp thường có khoảng một trăm người, ban thưởng Tiến sĩ xuất thân.
Những người còn lại là tam giáp, ban thưởng Đồng Tiến sĩ xuất thân.
Thứ tự xếp hạng sẽ ảnh hưởng đến con đường quan trường ngày sau.
Tuy nhiên, ta và mẹ chồng là người rất thông suốt rồi.
Nói tóm lại, chàng ấy đã thi đỗ, còn xếp hạng đệ nhất, nhị, hay tam cũng không quan trọng mấy.
Quý gia từ tằng tổ phụ (ông cố) đã là một thư sinh cho nên cũng có thể nói là tư chất thông minh của Tông Trúc được thừa hưởng từ nhiều đời trước.
Đêm trước kỳ thi Đình, ta và Tông Trúc cũng đi ngủ sớm như mọi khi.
Mặc dù nói kết quả thi Đình không quan trọng, nhưng hình thức là vẫn phải thực hiện, như vậy ta mới có thể an tâm.
Không ngờ tới nụ hôn này lại làm ta hoảng hốt đến không thở nổi, tựa như rơi xuống tận đáy vực sâu không cách nào thoát ra được.
Tông Trúc cảm thấy có gì đó không ổn: "Nàng có sao không, nàng lại nhìn thấy chuyện gì mà lại hoảng sợ đến như vậy?".
27.
Ta cố hết sức nở nụ cười: “Thiếp nhìn thấy Nhu Phúc quận chúa thỉnh cầu bệ hạ rằng nàng ấy mong muốn được gả cho chàng”.
Nhưng Tông Trúc cương quyết cự tuyệt, cuối cùng làm cho quận chúa tức giận, bệ hạ cũng không vui.
Trước đây, khi triều đình theo phái chủ hòa, hoàng đế sẽ chọn ra một nữ nhi đến tuổi cập kê để nghị hòa, nhưng lại chẳng có nữ nhi (công chúa) nào của ông có tuổi phù hợp cả, cho nên đã chọn vị quận chúa (cháu gái của hoàng đế) này đi hòa thân.
Sau đó, hoàng đế sai nội thị (*) đọc bài thi của Tông Trúc trong sảnh đường, bài thi đó bày tỏ thái độ quyết liệt của chàng đối với phái chủ chiến.
(*): Thái giám (太監), công công (公公), tự nhân (寺人), yêm nhân (閹人), nội thị (內侍), thị nhân, yêm hoạn, hoạn giả, trung quan, nội quan, nội thân, nội giám.
Sau một vài cuộc thảo luận, ta nghe nói rằng gần đây đã định ra được tướng soái là ai rồi.
Ta nắm chặt tay Tông Trúc, tim đập thình thịch: “Tông Trúc, nàng là quận chúa, cũng đã thỉnh cầu ý chỉ của bệ hạ rồi, chàng không được làm trái lệnh”.
"Ta cùng nàng là phu thê đồng tâm, làm sao ta có thể lấy người khác được cơ chứ?".
Dưới ánh nến, ta cẩn thận vuốt ve khuôn mặt của chàng: "Trong lòng thiếp có chàng, trong lòng chàng cũng có thiếp, thế là đủ rồi. Thiếp biết trong lòng chàng còn có thiên hạ nữa, nếu bệ hạ không thích chàng, sao chàng có thể thể hiện hoài bão của mình được đây?".
"Phu quân, chàng hứa với thiếp đi... ngàn vạn lần cũng không được làm trái ý chỉ của bệ hạ".
Hầu kết của Tông Trúc chuyển động liên tục, thật lâu sau mới rầu rĩ lên tiếng.
Một đêm, rốt cuộc hai chúng ta cũng không dám nói với nhau câu nào nữa, chỉ có nổi sợ hãi và lo lắng đang chiếm cứ trong lòng.
Khi ta thức dậy vào ngày hôm sau, ta cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ không thể tập trung vào việc gì được cả.
Thấy vậy nên mẹ chồng để ta ở nhà chờ thư, còn bà thì đi trông coi quán ăn.
Nhưng lòng dạ ta bây giờ nào có yên, cứ hoảng loạn rối bời, chẳng có cách nào tĩnh tâm được cả.
Nên ta đã dẫn theo Phúc nhi cùng đi đến quán ăn.
Phúc nhi hiện giờ đã gần hai tuổi và con bé cực kỳ hiếu động.
Khi có khách đến hỏi ta vài câu, nhân lúc ta không chú ý, con bé đã trèo qua cánh cửa cao cao rồi chạy tọt ra đường lớn.
Một chiếc xe ngựa vùn vụt lao tới.
Ta sợ đến hồn vía muốn thoát ra khỏi thân thể, cũng không biết lấy sức lực từ đâu, ta vội nhào tới ôm con bé kéo sang một bên.
Hai mẫu nữ (mẹ con) lướt qua bánh xe ngựa.
May mắn thay.
Một bên tay áo bị trầy xước, lộ ra nửa cánh tay.
Ta ôm Phúc nhi thở hổn hển, thân thể ta vẫn còn run rẩy vì sợ hãi.
Lúc này, một bóng người đột nhiên xuất hiện ở trước mặt ta.
Một công tử mặc hoa phục (quần áo sang trọng) quỳ gối ngồi xổm xuống, nhẹ giọng nói: "Nương tử (*) và đứa nhỏ có bị gì không, là do phu xe lỗ mãng đã đụng phải nương tử".
(*): Chỉ người phụ nữ trẻ tuổi.
Ta ngẩng đầu và nhìn thẳng vào vị này.
Vị công tử này ước chừng ngoài ba mươi, mày rậm mắt sáng.
Nhưng nhìn thế nào cũng thấy kì lạ.
Khuôn mặt này nhìn rất quen mắt, hình như ta đã gặp qua ở đâu rồi thì phải?
28.
Chợt một vài hình ảnh rất lạ lướt qua tâm trí ta.
Hoa phục công tử khi nhìn thấy rõ mặt của ta cũng ngẩn người, sau đó đưa tay ra đỡ bàn tay không bị trầy xước của ta.
Ta dùng hết sức đứng lên, lui về phía sau hai bước: “Là do ta chăm sóc không chu toàn nên mới để đứa nhỏ ra đường làm phiền đến xe của công tử”.
Nhưng chàng ta chẳng hề nghe lời ta nói, chỉ nhìn chằm chằm vào cánh tay đang lộ ra của ta.
Mặt ta đỏ bừng, liền lấy tay che lại, sau đó hành lễ qua loa rồi có chút lạnh lùng nói: "Đa tạ công tử, ta phải đưa đứa nhỏ trở về rồi".
Nghe vậy chàng ta mới hoàn hồn, trên mặt cũng có chút xấu hổ, nhưng vẫn hỏi: "Xin hỏi cô nương, trên cánh tay phải của cô nương có một nốt ruồi son đúng không?".
Lúc này mẹ chồng cũng vừa mới đi ra, đúng lúc nghe được câu hỏi này.
Bà nổi giận nói: "Đây là con dâu nhà ta, công tử, xin hãy có chừng mực".
Người hầu phía sau tiến lên: “To gan, điện hạ nhà ta chính là Anh quận vương, sao các người có thể vô lễ như vậy”.
Anh quận vương, trưởng tử của trưởng công chúa, và là chất nhân (cháu trai) của đương kim hoàng đế bệ hạ.
Mẹ chồng ta sợ tới mức mặt cắt không còn giọt máu, nhưng vẫn bước lên phía trước bảo vệ ta.
Anh quận vương khiển trách người tùy tùng: "Không được lỗ mãng!".
Chàng ta thở dài nói: "Nương tử chớ trách, thật ra ta có một biểu muội bị lạc từ thuở nhỏ, người nhà chúng ta đều dốc sức tìm kiếm con bé, trên cánh tay phải và cánh tay trái của con bé đều có một nốt ruồi son".
Bây giờ, ta có một nốt ruồi son trên cánh tay trái, cho nên chàng ta mới muốn hỏi câu hỏi này.
Mẹ chồng đề phòng, xua xua tay nói: “Không, không, con dâu ta là một nông gia cô nương chính gốc".
Anh quận vương tràn đầy thất vọng: "Là ta đã mạo phạm rồi".
Chàng ta nói lời xin lỗi và nhất quyết đưa cho chúng ta mười lượng bạc.
Xe ngựa đi xa, Phúc nhi nắm tay ta: "Mẫu thân, con vừa nhìn thấy bá bá này bị tên bắn đó!”.
Ta kinh ngạc nhìn con bé.
Con bé nói với giọng trẻ con: "Mũi tên dài như thế này này, rất lớn nữa, lại còn có rất nhiều máu chảy ra nữa đó nương!".
Đúng vậy, ban nãy những hình ảnh kì lạ đó đúng là những điều con bé vừa nói.
Đây là lần đầu tiên Phúc nhi thể hiện năng lực giống như ta, và cũng là lần đầu tiên ta nhìn thấy trước mọi chuyện của một người khác ngoài Tông Trúc.
29.
Lòng ta loạn như ma.
Cuối cùng, ta vẫn không đành lòng, giao Phúc nhi nhờ mẹ chồng trông giúp: “Mẫu thân, con phải đi nhắc nhở vị công tử đó một chuyến mới yên lòng được”.
Ta giả vờ là mình có một giấc mộng.
Nhưng vị này lại thực sự tin lời ta nói.
Chàng xuống xe ngựa và bước vào một tửu lâu bên cạnh.
Nửa canh giờ sau, một thị vệ mặt đầy máu vội vàng chạy tới: "Điện hạ, vừa rồi có người mai phục ở bên đường, bắn tên vào xe ngựa của chúng ta".
Đồng tử Anh quận vương chợt co lại, kinh ngạc nhìn ta.
"Nương tử, theo tại hạ trở về phủ công chúa một chuyến đi, nhất định phải trở về".
Ta là một Cống sĩ nương tử nho nhỏ, phu quân còn chưa được phong làm quan, làm sao có thể trái ý quận vương cho được.
Thế nên chúng ta đành tuân theo, một nhà ba người chúng ta liền ngồi xe ngựa đi đến phủ công chúa.
Con phố này toàn là những thế gia đại tộc.
Trước kia, dù chỉ đi ngang qua ta cũng phải nín thở.
Không bao giờ nghĩ tới chúng ta sẽ vào đây theo cách này.
Phủ công chúa lớn đến mức ta không thể tưởng tượng nổi, chúng ta đã đi theo Anh quận vương đến thẳng phía sau hậu viện.
Đi vào một cái sân rất lớn, một ma ma ăn vận tinh xảo tiến lên: "Quận vương, quận chúa đang ở bên trong làm loạn".
Sau đó, ta nghe thấy giọng nói của một nữ tử trẻ tuổi:
"Mẫu thân, người đi nói với hoàng đế cữu cữu một chút đi, con muốn gả cho chàng ấy!".
"Nếu không có chàng ấy, hiện tại con đã phải gã cho một Bắc Địch dã nhân (*) rồi".
(*): Người hoang dại, thô lỗ, không văn minh, hung bạo, hiếu chiến.
Giọng nói của trưởng công chúa lộ ra vẻ yếu ớt: "Người ta đã có thê thất rồi, lại còn thẳng thừng cự tuyệt trước mặt hoàng đế, làm sao con lại hoang đường như vậy!".
"Dù sao thì nàng ta cũng chỉ là một nông phụ nhỏ bé mà thôi, cứ để cho nàng ta làm thiếp là được mà".
"Mẫu thân... mẫu thân...", Nhu Phúc quận chúa nũng nịu nói.
Ta có thể nghe thấy trái tim ta đang không ngừng run rẩy.
Tông Trúc vậy mà đã thực sự từ chối cửa hôn sự này.
Không biết bệ hạ có giận cá chém thớt với chàng ấy hay không, con đường làm quan tương lai của chàng ấy sẽ ra sao.