Chương 47: Sự Thật Dần Được Phơi Bày
Cao Vĩ Thành trở về phòng làm việc của mình, nói là phòng làm việc cho sang chứ thật ra là một căn phòng trọ nhỏ, chật hẹp nhưng lại vô cùng yên tĩnh. Bên trong căn phòng chỉ có bộ bàn ghế, quạt trần và vô số tài liệu nằm ngổn ngang giữa sàn. Anh đưa tay dọn dẹp hết tài liệu cho gọn gàng rồi lấy máy tính trong cặp ra bắt đầu làm việc.
Lúc này trên màn hình máy tính hiện hai đoạn tin nhắn. Một bên là khung tin nhắn giữa anh và Tô Văn, bên còn lại là của anh và người có biệt danh là “BB”.
Tô Văn là người đang trực tiếp điều tra vụ án cùng nhiều cơ quan khác, anh ta gửi rất nhiều manh mối mà họ tìm được sang cho Cao Vĩ Thành, và đúng như nghi ngờ của Cao Vĩ Thành và Trịnh Thái Sơn suy đoán từ mấy năm trước, Trần Hiển có liên quan đến vụ án này.
Tô Văn[Chúng tôi tìm được sáu tờ giấy đáng nghi trong phòng làm việc của cố giám đốc, trên mỗi tờ giấy đều do mỗi một người khác nhau đứng tên và đều chung địa chỉ gửi đến là bà Hà Huyền Châu].
Tô Văn[Nội dung của mỗi tờ giấy đều ghi khác nhau nhưng chung lại thì vẫn là vấn đề tránh thuế, người gửi mong muốn bên người nhận nhắm mắt làm ngơ trước số tiền họ kiếm được và sẽ đưa cho người nhận một số tiền vừa đủ để trả công cho việc làm đó].
Nhanh chóng, ở phía màn hình còn lại, tài khoản có tên “BB” liền gửi hàng loạt các thông tin của những người mà Cao Vĩ Thành nhờ tìm kiếm, điểm chung của những người này đều là nhân viên của Trần Hiển.
Lông mày phía bên trái nhếch lên, Cao Vĩ Thành đắc ý gập màn hình máy tính xuống, vậy là anh đã hiểu rõ sự việc, mọi thứ đều nằm trong tầm suy nghĩ của anh.
Chẳng ai ngờ tới, Trần Hiển lại đi trốn thuế, ông ta còn dám hối lộ cho mẹ anh, ông ta đã chọn nhầm người yêu nước rồi.
Căn phòng làm việc lần nữa được đóng kín lại, Cao Vĩ Thành lên xe của mình chạy đến chùa Linh Sơn. Anh mua lãng trái cây và vài hộp bánh đem đến thắp hương cho ba mẹ mình. Đứng trước bài vị của ba mẹ, Cao Vĩ Thành cầm hương cúi lại ba cái rồi đem cắm vào hai lọ hương, sau đó quay về lại tiếp ba cái nữa.
“Là con đây, con đã trở về”.
“Con của tuổi hai lăm về thăm ba mẹ, không còn là cậu trai suốt ngày cãi mẹ rồi đòi ba đi nài nỉ mẹ nữa. Con bây giờ đã lớn, rời quê hương sang trời tây lạnh rét, không đêm nào con chợp mắt ngủ yên, con sợ ba mẹ không thể nhắm mắt thanh thản khi bị oan ức như vậy được, những thông tin dơ bẩn ngoài kia chưa đủ để thuyết phục con, và bây giờ con quay lại nơi đây với sự tự tin rằng con sẽ đòi lại công lí cho ba mẹ”.
Giọng nói của chàng trai dần nghẹn đi, đôi mắt long lanh ở khóe mắt, anh tiếp tục nói:
“Chén cơm ở ngoài xã hội khó nuốt lắm ba mẹ ạ, mỗi miếng ăn là mỗi miếng chua rát, mỗi miếng ăn là mỗi miếng tủi nhục. Con đã hai lăm tuổi rồi, nhưng con vẫn muốn làm một đứa trẻ, được mẹ nấu cho ăn, được ba cõng đi dạo quay vườn, được chị gái kể chuyện cho nghe”.
Nói đến đây, Cao Vĩ Thành cúi người xuống khóc, mỗi một giọt nước mắt rơi xuống, anh cứ lấy tay quệt đi, anh muốn nói thêm điều gì đó nhưng cứ thấy bức ảnh cưới của ba mẹ được chị gái của anh đặt trước bài vị, anh lại không thể nói nữa.
Anh không biết mình phải giải bày ra sao với ba mẹ, anh cũng không biết mình kể có hết không. Nước mắt cứ thế tuôn rơi, Cao Vĩ Thành không biết cách nào để kiềm chế lại cảm xúc của mình, anh ngẩng đầu lên nói:“Con xin lỗi”.
“Đừng thấy con như vậy mà chê con yếu đuối, con đã học sĩ quan tại trường quân đội ở Nga đó, con tự tin sẽ giành lại công bằng cho ba mẹ”.
“Ba mẹ cứ yên tâm về con, không cần lo lắng, con không có khẩn cầu gì nhiêu chỉ mong ba mẹ trên trời cao có thể phù hộ bảo vệ những người xung quanh con”.
“Mong sao họ đừng liên lụy vì con”.
Sau khi nói lời tạm biệt, Cao Vĩ Thành quay lưng đi về, anh mang tâm trạng luyến tiếc mà bước đi, đôi chân nặng nề như muốn quay lại.
Ngang đến cổng chùa, bóng dáng của sư thầy từ đâu bước tới, hai người chắp tay cúi đầu chào nhau.
“Nay con tới thăm ba mẹ hả?” sư thầy hỏi.
“Dạ, lâu rồi con không về nên cũng hơi nhớ” Cao Vĩ Thành trả lời.
“Mấy năm nay con đi xa, có cô bé kia năm nào cũng tới đây làm đám giỗ cho ba mẹ con, con bé khéo tay lắm, nấu nướng đốt giấy tờ đàng hoàng rồi còn phát bánh kẹo cho mấy trẻ em mồ côi nữa, thi thoảng còn phụ giúp chùa quét dọn sân vườn, ta thấy rất vui”. Sư thầy cười nói cho anh nghe. Thầy nhắc tới cô bé kia, anh liền hiểu đó là Dương Đoan Ngọc, không ngờ cô cũng được lòng người lớn đến như vậy.
“Thầy cho con hỏi là năm nào em ấy cũng đến đây làm mâm cúng sao?”.
“Đúng vậy”.
Nghe thầy nói vậy, Cao Vĩ Thành cũng bất lực, anh chỉ nhờ cô thắp hương thôi mà Dương Đoan Ngọc lại làm hẳn mâm cúng.
Mấy năm trước cô khoe anh tự tay mình làm mâm cúng, anh đã bảo cô đừng làm nữa, anh cũng nghĩ rằng sau này cô cũng không làm nữa vì chuẩn bị mâm đám giỗ đâu phải dễ dàng với cô tiểu thư như cô.
Nhưng anh đâu ngờ, suốt bao năm cô vẫn luôn nấu nướng, chăm lo mâm cúng thay anh.
Lúc này trên màn hình máy tính hiện hai đoạn tin nhắn. Một bên là khung tin nhắn giữa anh và Tô Văn, bên còn lại là của anh và người có biệt danh là “BB”.
Tô Văn là người đang trực tiếp điều tra vụ án cùng nhiều cơ quan khác, anh ta gửi rất nhiều manh mối mà họ tìm được sang cho Cao Vĩ Thành, và đúng như nghi ngờ của Cao Vĩ Thành và Trịnh Thái Sơn suy đoán từ mấy năm trước, Trần Hiển có liên quan đến vụ án này.
Tô Văn[Chúng tôi tìm được sáu tờ giấy đáng nghi trong phòng làm việc của cố giám đốc, trên mỗi tờ giấy đều do mỗi một người khác nhau đứng tên và đều chung địa chỉ gửi đến là bà Hà Huyền Châu].
Tô Văn[Nội dung của mỗi tờ giấy đều ghi khác nhau nhưng chung lại thì vẫn là vấn đề tránh thuế, người gửi mong muốn bên người nhận nhắm mắt làm ngơ trước số tiền họ kiếm được và sẽ đưa cho người nhận một số tiền vừa đủ để trả công cho việc làm đó].
Nhanh chóng, ở phía màn hình còn lại, tài khoản có tên “BB” liền gửi hàng loạt các thông tin của những người mà Cao Vĩ Thành nhờ tìm kiếm, điểm chung của những người này đều là nhân viên của Trần Hiển.
Lông mày phía bên trái nhếch lên, Cao Vĩ Thành đắc ý gập màn hình máy tính xuống, vậy là anh đã hiểu rõ sự việc, mọi thứ đều nằm trong tầm suy nghĩ của anh.
Chẳng ai ngờ tới, Trần Hiển lại đi trốn thuế, ông ta còn dám hối lộ cho mẹ anh, ông ta đã chọn nhầm người yêu nước rồi.
Căn phòng làm việc lần nữa được đóng kín lại, Cao Vĩ Thành lên xe của mình chạy đến chùa Linh Sơn. Anh mua lãng trái cây và vài hộp bánh đem đến thắp hương cho ba mẹ mình. Đứng trước bài vị của ba mẹ, Cao Vĩ Thành cầm hương cúi lại ba cái rồi đem cắm vào hai lọ hương, sau đó quay về lại tiếp ba cái nữa.
“Là con đây, con đã trở về”.
“Con của tuổi hai lăm về thăm ba mẹ, không còn là cậu trai suốt ngày cãi mẹ rồi đòi ba đi nài nỉ mẹ nữa. Con bây giờ đã lớn, rời quê hương sang trời tây lạnh rét, không đêm nào con chợp mắt ngủ yên, con sợ ba mẹ không thể nhắm mắt thanh thản khi bị oan ức như vậy được, những thông tin dơ bẩn ngoài kia chưa đủ để thuyết phục con, và bây giờ con quay lại nơi đây với sự tự tin rằng con sẽ đòi lại công lí cho ba mẹ”.
Giọng nói của chàng trai dần nghẹn đi, đôi mắt long lanh ở khóe mắt, anh tiếp tục nói:
“Chén cơm ở ngoài xã hội khó nuốt lắm ba mẹ ạ, mỗi miếng ăn là mỗi miếng chua rát, mỗi miếng ăn là mỗi miếng tủi nhục. Con đã hai lăm tuổi rồi, nhưng con vẫn muốn làm một đứa trẻ, được mẹ nấu cho ăn, được ba cõng đi dạo quay vườn, được chị gái kể chuyện cho nghe”.
Nói đến đây, Cao Vĩ Thành cúi người xuống khóc, mỗi một giọt nước mắt rơi xuống, anh cứ lấy tay quệt đi, anh muốn nói thêm điều gì đó nhưng cứ thấy bức ảnh cưới của ba mẹ được chị gái của anh đặt trước bài vị, anh lại không thể nói nữa.
Anh không biết mình phải giải bày ra sao với ba mẹ, anh cũng không biết mình kể có hết không. Nước mắt cứ thế tuôn rơi, Cao Vĩ Thành không biết cách nào để kiềm chế lại cảm xúc của mình, anh ngẩng đầu lên nói:“Con xin lỗi”.
“Đừng thấy con như vậy mà chê con yếu đuối, con đã học sĩ quan tại trường quân đội ở Nga đó, con tự tin sẽ giành lại công bằng cho ba mẹ”.
“Ba mẹ cứ yên tâm về con, không cần lo lắng, con không có khẩn cầu gì nhiêu chỉ mong ba mẹ trên trời cao có thể phù hộ bảo vệ những người xung quanh con”.
“Mong sao họ đừng liên lụy vì con”.
Sau khi nói lời tạm biệt, Cao Vĩ Thành quay lưng đi về, anh mang tâm trạng luyến tiếc mà bước đi, đôi chân nặng nề như muốn quay lại.
Ngang đến cổng chùa, bóng dáng của sư thầy từ đâu bước tới, hai người chắp tay cúi đầu chào nhau.
“Nay con tới thăm ba mẹ hả?” sư thầy hỏi.
“Dạ, lâu rồi con không về nên cũng hơi nhớ” Cao Vĩ Thành trả lời.
“Mấy năm nay con đi xa, có cô bé kia năm nào cũng tới đây làm đám giỗ cho ba mẹ con, con bé khéo tay lắm, nấu nướng đốt giấy tờ đàng hoàng rồi còn phát bánh kẹo cho mấy trẻ em mồ côi nữa, thi thoảng còn phụ giúp chùa quét dọn sân vườn, ta thấy rất vui”. Sư thầy cười nói cho anh nghe. Thầy nhắc tới cô bé kia, anh liền hiểu đó là Dương Đoan Ngọc, không ngờ cô cũng được lòng người lớn đến như vậy.
“Thầy cho con hỏi là năm nào em ấy cũng đến đây làm mâm cúng sao?”.
“Đúng vậy”.
Nghe thầy nói vậy, Cao Vĩ Thành cũng bất lực, anh chỉ nhờ cô thắp hương thôi mà Dương Đoan Ngọc lại làm hẳn mâm cúng.
Mấy năm trước cô khoe anh tự tay mình làm mâm cúng, anh đã bảo cô đừng làm nữa, anh cũng nghĩ rằng sau này cô cũng không làm nữa vì chuẩn bị mâm đám giỗ đâu phải dễ dàng với cô tiểu thư như cô.
Nhưng anh đâu ngờ, suốt bao năm cô vẫn luôn nấu nướng, chăm lo mâm cúng thay anh.