Chương 5: Động tâm
Bối Nhuận Dư từ trong căn nhà nhỏ đi ra ngoài sân. Mặc dù việc phụ nữ tranh cãi với nhau không liên quan tới anh, đàn ông cũng phải hạn chế dính vào. Nhưng mà ai bảo, người phụ nữ kia dám động vào ân nhân quan trọng của anh cơ chứ.
Vả lại ân nhân của anh là người dịu hiền, cô cũng không thích toan tính. Cho nên anh bắt buộc đóng vai thành người trượng nghĩa theo công lý bảo vệ kẻ yếu đuối.
Thân hình cao lớn và khuôn mặt điển trai từ bên trong nhà Tử Ngai đi ra. Dì Lý hiếm thấy ai đẹp như thế, hai má bắt đầu đỏ lên, dáng vẻ thẹn thùng đảo mắt nhìn anh.
Dì Lý nay cũng chỉ mới ba mươi lăm, là một người phụ nữ góa chồng, dì lấy chồng lúc mới mười sáu tuổi, mà đến năm bà hai mươi thì chồng lên núi gặp thú dữ cắn chết. Sau đó mấy chục năm sau, dì liền thành người cô đơn lẻ loi không chồng bên gối..
Cũng may trước đó dì ta có sinh ra được đứa con gái, tuy rằng dì thích con trai hơn, nhưng bù lại có con gái thì dì sẽ bắt nó nấu cơm, quét dọn nhà cửa. Chứ nếu là con trai, thì dì nào nỡ sai bảo nó chứ.
Làng ở đây lại hiếm người, huống gì là đàn ông còn khó xuất hiện. Chẳng hiểu sao mà khu vực này khắc đàn ông, không ai sống quá ba mươi cả, cùng lắm chỉ có trưởng làng là được sống dai tận sáu mươi tuổi.
- Này bà kia, trả lại rau cho cô gái này ngay.
Dì Lý còn đang tự mình ảo tưởng này kia, bất chợt bị câu nói của Bối Nhuận Dư đánh gãy. Dì nhíu mày hỏi:
- Anh là ai, sao xuất hiện ở đây? Việc của chúng tôi thì liên quan gì tới anh.
- Tôi là người quan trọng trong cuộc đời của cô gái này.
Tử Ngai ngơ ngơ nhìn hai người lớn nói chuyện với nhau. Sau đó lại nghe Bối Nhuận Dư nhận định cô là người quan trọng của anh, nghĩa là sao nhỉ? Tử Ngai tự động dò soát ngữ nghĩa của anh, hồi sau thì mới kết luận.
A, hoá ra cô là người giúp đỡ anh, là người biết làm việc cao cả, cho nên cô mới là người trọng. Tự ngẫm nghĩ như vậy, trong lòng cô nổi lên một cỗ hưng phấn, phải nói là suốt thời gian dài mười năm, bây giờ mới thật sự có người xem trọng tài năng của cô.
Tử Ngai bắt đầu hếch mũi, hai tay trống bên eo, tư thế kiêu căng nói với dì Lý:
- Phải đó dì Lý, con là người quan trọng của anh ấy.
Người ngoài nghe thấy thì đều biết rõ từ này còn có ý nghĩa sâu xa khác, không những thế, nhìn trai đơn gái chiếc ở chung một căn nhà, thái độ thân mật như vậy, khó mà làm cho người ta nghĩ trong sáng được.
Dì Lý không ngờ rằng cô ngốc của làng lại có thể tóm được một người đàn ông tuấn tú, còn trông rất mạnh khoẻ nữa chứ. Chắc chắn là vì Tử Ngai trẻ tuổi và xinh đẹp. Cho dù làn da có bị cháy đen sạm đi, nhưng nếu nhìn kỹ thì vẫn có nét đẹp riêng, đường nét trên mặt cũng khác biệt so với mấy người xấu xí, mặt méo mó ở làng. . Tiên Hiệp Hay
Dì Lý không cam lòng, mặt mũi hầm hầm như đánh mất sổ gạo.
- Thế thì sao, gà của con ngốc này phá hư hết ruộng rau nhà tôi, còn ăn sạch hết một nửa. Bây giờ phải đền bù lại chứ.
Tử Ngai là người dễ thỏa hiệp, với lại gà của cô sai thật sự, nên cô tính đưa giỏ tre của mình sang cho dì Lý, đợi dì sang hết rau, nấm bên trong cho vào giỏ riêng của dì rồi mới lấy lại.
Có điều động tác xém bị dụ của cô đã được Bối Nhuận Dư ngăn cản. Anh mang nét mặt nghiêm nghị, không cười, không giận, nhưng lại tạo cảm giác ra uy với người khác, khiến cho dì Lý có vài phần rụt rè.
- Bà cầm gãy cánh gà nhà tôi, còn rụng hết vài sợi lông mượt. Đền đi. Nhà tôi chỉ có cặp gà để làm kế sinh nhai, bây giờ bà làm hại sức khoẻ của gà trống, mốt làm sao gà mái đẻ được tốt đây?
Nghe có vẻ vô lý, nhưng cũng thuyết phục không kém. Gà đực có bị rụng vài cọng lông đi nữa thì cũng không có ảnh hưởng gì tới khả năng tạo giống với gà mái.
Khí thế áp đảo của Bối Nhuận Dư khiến cho dì Lý hơi hoang mang và yếu thế. Dì ta học thức cũng không cao, mà nhìn anh thì ăn mặc quần áo đẹp đẽ, nhìn sơ cũng biết là người ở thành phổ tỉnh khác xuống đây. Và đã là người ở đó thì hẳn là có học hành và hiểu biết nhiều.
Sau cùng dì Lý sợ "ăn trộm gà không được còn mất nắm thóc", cho nên dì ta thở phì phò không thèm đòi rau của Từ Ngai nữa. Bước đi dùng dằng quay về nhà của mình.
Mọi ngày dì ta lười biếng lên núi, nên thường canh me những lúc Tử Ngai lên núi hái rau thì sẽ cố tìm cách cướp đoạt hết thức phẩm, thức ăn mà cô tìm được. Mười lần thì thành công hết chín lần, lần duy nhất sót lại không thành chính là ngày hôm nay.
Dì ta cảm thấy hôm nay thật xúi quẩy, vừa không có rau ăn, vừa vụt mất người đàn ông khỏe mạnh, đã thế tâm trạng còn bị sa sút vì trí óc thấp kém của mình.
Tử Ngai nhìn thấy dì Lý rời đi, rau vẫn còn nằm nguyên trong giỏ tre của mình. Cô rơm rớm nước mắt nhìn Bối Nhuận Dư, cảm giác anh chính là thần tiên trong truyện cổ tích bà nội hay kể lúc cô còn nhỏ.
Mỗi lần từ trên núi xuống, Tử Ngai rất ít được ăn trọn vẹn rau mình hái, đa phần đều bị dì Lý hoặc ai đó tìm cách cướp đi công khai. Lâu lâu họ tốt thì để lại cho cô vài cọng để nấu canh uống.
Riêng hôm nay thì khác rồi, Tử Ngai có thể dư dả nhiều chút và nấu một nồi canh lớn để chiêu đãi khách quý Bối Nhuận Dư. Cô cười nhe răng hào hứng, thu vào trong mắt Bối Nhuận Dư, anh chỉ thấy cô đơn thuần một cách trở nên ngu ngốc hơn...
Vả lại ân nhân của anh là người dịu hiền, cô cũng không thích toan tính. Cho nên anh bắt buộc đóng vai thành người trượng nghĩa theo công lý bảo vệ kẻ yếu đuối.
Thân hình cao lớn và khuôn mặt điển trai từ bên trong nhà Tử Ngai đi ra. Dì Lý hiếm thấy ai đẹp như thế, hai má bắt đầu đỏ lên, dáng vẻ thẹn thùng đảo mắt nhìn anh.
Dì Lý nay cũng chỉ mới ba mươi lăm, là một người phụ nữ góa chồng, dì lấy chồng lúc mới mười sáu tuổi, mà đến năm bà hai mươi thì chồng lên núi gặp thú dữ cắn chết. Sau đó mấy chục năm sau, dì liền thành người cô đơn lẻ loi không chồng bên gối..
Cũng may trước đó dì ta có sinh ra được đứa con gái, tuy rằng dì thích con trai hơn, nhưng bù lại có con gái thì dì sẽ bắt nó nấu cơm, quét dọn nhà cửa. Chứ nếu là con trai, thì dì nào nỡ sai bảo nó chứ.
Làng ở đây lại hiếm người, huống gì là đàn ông còn khó xuất hiện. Chẳng hiểu sao mà khu vực này khắc đàn ông, không ai sống quá ba mươi cả, cùng lắm chỉ có trưởng làng là được sống dai tận sáu mươi tuổi.
- Này bà kia, trả lại rau cho cô gái này ngay.
Dì Lý còn đang tự mình ảo tưởng này kia, bất chợt bị câu nói của Bối Nhuận Dư đánh gãy. Dì nhíu mày hỏi:
- Anh là ai, sao xuất hiện ở đây? Việc của chúng tôi thì liên quan gì tới anh.
- Tôi là người quan trọng trong cuộc đời của cô gái này.
Tử Ngai ngơ ngơ nhìn hai người lớn nói chuyện với nhau. Sau đó lại nghe Bối Nhuận Dư nhận định cô là người quan trọng của anh, nghĩa là sao nhỉ? Tử Ngai tự động dò soát ngữ nghĩa của anh, hồi sau thì mới kết luận.
A, hoá ra cô là người giúp đỡ anh, là người biết làm việc cao cả, cho nên cô mới là người trọng. Tự ngẫm nghĩ như vậy, trong lòng cô nổi lên một cỗ hưng phấn, phải nói là suốt thời gian dài mười năm, bây giờ mới thật sự có người xem trọng tài năng của cô.
Tử Ngai bắt đầu hếch mũi, hai tay trống bên eo, tư thế kiêu căng nói với dì Lý:
- Phải đó dì Lý, con là người quan trọng của anh ấy.
Người ngoài nghe thấy thì đều biết rõ từ này còn có ý nghĩa sâu xa khác, không những thế, nhìn trai đơn gái chiếc ở chung một căn nhà, thái độ thân mật như vậy, khó mà làm cho người ta nghĩ trong sáng được.
Dì Lý không ngờ rằng cô ngốc của làng lại có thể tóm được một người đàn ông tuấn tú, còn trông rất mạnh khoẻ nữa chứ. Chắc chắn là vì Tử Ngai trẻ tuổi và xinh đẹp. Cho dù làn da có bị cháy đen sạm đi, nhưng nếu nhìn kỹ thì vẫn có nét đẹp riêng, đường nét trên mặt cũng khác biệt so với mấy người xấu xí, mặt méo mó ở làng. . Tiên Hiệp Hay
Dì Lý không cam lòng, mặt mũi hầm hầm như đánh mất sổ gạo.
- Thế thì sao, gà của con ngốc này phá hư hết ruộng rau nhà tôi, còn ăn sạch hết một nửa. Bây giờ phải đền bù lại chứ.
Tử Ngai là người dễ thỏa hiệp, với lại gà của cô sai thật sự, nên cô tính đưa giỏ tre của mình sang cho dì Lý, đợi dì sang hết rau, nấm bên trong cho vào giỏ riêng của dì rồi mới lấy lại.
Có điều động tác xém bị dụ của cô đã được Bối Nhuận Dư ngăn cản. Anh mang nét mặt nghiêm nghị, không cười, không giận, nhưng lại tạo cảm giác ra uy với người khác, khiến cho dì Lý có vài phần rụt rè.
- Bà cầm gãy cánh gà nhà tôi, còn rụng hết vài sợi lông mượt. Đền đi. Nhà tôi chỉ có cặp gà để làm kế sinh nhai, bây giờ bà làm hại sức khoẻ của gà trống, mốt làm sao gà mái đẻ được tốt đây?
Nghe có vẻ vô lý, nhưng cũng thuyết phục không kém. Gà đực có bị rụng vài cọng lông đi nữa thì cũng không có ảnh hưởng gì tới khả năng tạo giống với gà mái.
Khí thế áp đảo của Bối Nhuận Dư khiến cho dì Lý hơi hoang mang và yếu thế. Dì ta học thức cũng không cao, mà nhìn anh thì ăn mặc quần áo đẹp đẽ, nhìn sơ cũng biết là người ở thành phổ tỉnh khác xuống đây. Và đã là người ở đó thì hẳn là có học hành và hiểu biết nhiều.
Sau cùng dì Lý sợ "ăn trộm gà không được còn mất nắm thóc", cho nên dì ta thở phì phò không thèm đòi rau của Từ Ngai nữa. Bước đi dùng dằng quay về nhà của mình.
Mọi ngày dì ta lười biếng lên núi, nên thường canh me những lúc Tử Ngai lên núi hái rau thì sẽ cố tìm cách cướp đoạt hết thức phẩm, thức ăn mà cô tìm được. Mười lần thì thành công hết chín lần, lần duy nhất sót lại không thành chính là ngày hôm nay.
Dì ta cảm thấy hôm nay thật xúi quẩy, vừa không có rau ăn, vừa vụt mất người đàn ông khỏe mạnh, đã thế tâm trạng còn bị sa sút vì trí óc thấp kém của mình.
Tử Ngai nhìn thấy dì Lý rời đi, rau vẫn còn nằm nguyên trong giỏ tre của mình. Cô rơm rớm nước mắt nhìn Bối Nhuận Dư, cảm giác anh chính là thần tiên trong truyện cổ tích bà nội hay kể lúc cô còn nhỏ.
Mỗi lần từ trên núi xuống, Tử Ngai rất ít được ăn trọn vẹn rau mình hái, đa phần đều bị dì Lý hoặc ai đó tìm cách cướp đi công khai. Lâu lâu họ tốt thì để lại cho cô vài cọng để nấu canh uống.
Riêng hôm nay thì khác rồi, Tử Ngai có thể dư dả nhiều chút và nấu một nồi canh lớn để chiêu đãi khách quý Bối Nhuận Dư. Cô cười nhe răng hào hứng, thu vào trong mắt Bối Nhuận Dư, anh chỉ thấy cô đơn thuần một cách trở nên ngu ngốc hơn...