Chương : 6
Một cuộc sống cô độc, không gia đình hay con cái, cảm giác của nó càng đau khổ hơn khi người ta là nông dân, với một vài hécta đất trồng cộng thêm một mảnh rừng.
Người ta trồng nó vì ai, cái mảnh rừng chỉ khai thác được sau ba chục năm nữa ấy? Vì ai người ta để các cánh đồng nghỉ ngơi và tránh không làm đất đai bị kiệt quệ về lâu dài?
Ai sẽ giúp tôi với chỗ rơm đây?
Tôi cố hết sức níu kéo các kết quả kiểm tra sữa hàng tháng. Những con số tăng đều, năng suất tốt hơn và vi khuẩn ít đi. Tôi đã lên chương trình cải thiện việc bón phân, tân trang xưởng vắt sữa và sắm một cái bồn đựng sữa mới. Tôi đã mua một chiếc máy kéo bánh đôi, mặc dù không cần kíp lắm. Chỉ là tôi cần cảm thấy cuộc đời tươi đẹp hơn một chút.
Cho dù có vẻ ngớ ngẩn, nhưng tôi bắt đầu ở lại làm việc ngoài đồng muộn hơn vào mỗi tối. Tôi chẳng muốn đối diện với sự im lặng dồn nén tầm thường của ngôi nhà. Nó mang hơi hướm của sự sa sút và bất tiện – đến mức một ngày trong tuần nọ tôi đã vào thành phố tậu một chiếc đài xấu tệ, nom như một điếu xì gà to vật đen thui, và đặt nó nằm lù lù trên bàn bếp.
Mỗi tối, khi bước chân vào nhà, điều đầu tiên mà tôi làm trước khi đi tắm là bật một kênh phát thanh mua sắm. Chất giọng hào hứng tuôn ra từ chiếc radio khiến tôi cảm thấy ở đâu đó cuộc đời vẫn đang tiếp diễn bất chấp mọi chuyện, và nó đang vươn đến tận gian bếp tồi tàn cũ kỹ của tôi. Nhưng tôi không nỡ lòng nào vứt đi chiếc đài cũ bằng nhựa màu nâu với mặt trước đã ngả vàng, mà bố tôi đã tặng cho mẹ nhân dịp kỉ niệm đám cưới hồi những năm năm mươi. Thỉnh thoảng tôi bật nó, nhưng tắt tiếng đi, vì con mèo thích nằm ườn trên đó khi lớp vỏ bọc của chiếc đài nóng lên.
Tôi cho chạy máy giặt, chẳng buồn phân loại vải vóc vì tất cả đều có tông màu xám xanh. Đôi khi tôi lật xem mục gia đình của tờ Nhà nông và phát hiện thấy người ta làm những cái hiên nhà có họa tiết trang trí bằng gỗ, lại còn tự làm lấy cả xúc xích nữa. Tội quái gì phải làm sang cho cái mái hiên kia chứ, nói cho cùng nó chỉ là nơi chùi giầy và chất mấy két vỏ chai bia thôi mà! Còn xúc xích thì chỉ mất có vài ba phút khi đi chợ mua sắm hàng tuần.
Tôi từng lên kế hoạch lau chùi tủ lạnh. Trong đó có những thức ăn cũ hỏng đến mức không còn nhìn ra là cái gì được nữa. Mấy hũ mứt với chữ viết tay của mẹ trên nhãn đã có một lớp mốc xanh dày trên bề mặt. Nhưng mà vứt chúng thì chẳng khác nào vứt bà đi.
Dĩ nhiên tôi có thể tham gia các lớp học buổi tối và gặp gỡ mọi người. Chi nhánh địa phương của Hội nông dân chúng tôi có tổ chức một loạt các buổi hội thảo, lúc đầu lấy tên là “Giúp nông trại của bạn sinh lời”, nhưng sau đó nhanh chóng biến thành “Đốt bỏ nông trại của bạn”, bởi vì đó là thứ lãi cao nhất ta có thể làm. Hồi đầu tôi có tham dự một đôi lần và đụng toàn những gương mặt đã từng ở Liên minh Hợp tác xã, tại nhà của Gote Nilsson, người chuyên sang nhượng máy kéo, hoặc tại bữa tiệc Giáng sinh của Hội.
Nhưng lần đó họ đến cùng vợ, tôi đã nhảy với các bà vợ và để đôi bàn tay đi thám hiểm tí chút. Có lúc, điều đó làm một bà vợ bắt đầu hít thở dồn dập hơn và bắt đầu uốn éo vùng xương chậu, làm tôi phát ngượng và lén nhìn về phía ông chồng. Tối hôm đó, bọn đàn ông chúng tôi kéo nhau ngoài tu chai rượu mà ai đó đã đem tới, và bắt đầu kể mấy câu chuyện hơi tục, bàn tán về cô con gái nông dân và tay chào hàng, chuyện bà giúp việc mách với gã người làm trong nông trại. Cả bọn cười chảy nước mắt, tự hỏi mình là chủ đất mà sao toàn gặt hái được mấy thứ rác rưởi.
Sau đó, tiệc bắt đầu tàn, và những cặp vợ chồng nhảy với nhau bài cuối, còn bọn chúng tôi đứng ở bậc cửa, khe khẽ bàn cãi với nhau về bùn thải của trạm xử lý hoặc liên minh châu Âu. Tiếp đến, luôn có người nào đó có vợ không uống giọt rượu nào vì sáng hôm sau phải dậy sớm để đi làm tại bệnh viện, và hai người cho tôi quá giang về nhà. Nếu không quá sau, tôi sẽ mơ tưởng đến bà vợ đã nhảy cùng mình điệu slow mùi mẫn, không quên tự nhắc mình phải dậy lúc sáu giờ sáng, vì tôi không có tiền trả cho người làm thay.
Còn họ, tôi nghĩ bụng, họ về với cái hiên nhà chết rấp bằng gỗ chạm, đi dém chăn cho mấy đứa con đã ngủ say. Sáng hôm sau bà vợ sẽ pha cà phê đặc để ông chồng tỉnh táo bắt tay vào làm việc, rồi nhồi bột bánh mì và làm xúc xích. Còn cuộc sống của tôi, nó có ý nghĩa quái quỷ gì đây?
Tôi không xấu hổ khi thú nhận mình từng liên lạc với một trong những tổ chức môi giới để nhận được tờ rơi có hình một cô ả người Philippine. Nó chỉ là một tờ giấy photo đơn giản, với các hình ảnh khêu gợi đen trắng nhìn muốn ói. Bỗng dưng tôi tự hỏi cô ta nghĩ gì, cô nàng màu be ở nghĩa trang ấy, nếu cô ta nhìn thấy tôi lật đi lật lại tờ giấy photo kia. Đó là ý nghĩ u ám nhất tôi từng có trong đời.
Người ta trồng nó vì ai, cái mảnh rừng chỉ khai thác được sau ba chục năm nữa ấy? Vì ai người ta để các cánh đồng nghỉ ngơi và tránh không làm đất đai bị kiệt quệ về lâu dài?
Ai sẽ giúp tôi với chỗ rơm đây?
Tôi cố hết sức níu kéo các kết quả kiểm tra sữa hàng tháng. Những con số tăng đều, năng suất tốt hơn và vi khuẩn ít đi. Tôi đã lên chương trình cải thiện việc bón phân, tân trang xưởng vắt sữa và sắm một cái bồn đựng sữa mới. Tôi đã mua một chiếc máy kéo bánh đôi, mặc dù không cần kíp lắm. Chỉ là tôi cần cảm thấy cuộc đời tươi đẹp hơn một chút.
Cho dù có vẻ ngớ ngẩn, nhưng tôi bắt đầu ở lại làm việc ngoài đồng muộn hơn vào mỗi tối. Tôi chẳng muốn đối diện với sự im lặng dồn nén tầm thường của ngôi nhà. Nó mang hơi hướm của sự sa sút và bất tiện – đến mức một ngày trong tuần nọ tôi đã vào thành phố tậu một chiếc đài xấu tệ, nom như một điếu xì gà to vật đen thui, và đặt nó nằm lù lù trên bàn bếp.
Mỗi tối, khi bước chân vào nhà, điều đầu tiên mà tôi làm trước khi đi tắm là bật một kênh phát thanh mua sắm. Chất giọng hào hứng tuôn ra từ chiếc radio khiến tôi cảm thấy ở đâu đó cuộc đời vẫn đang tiếp diễn bất chấp mọi chuyện, và nó đang vươn đến tận gian bếp tồi tàn cũ kỹ của tôi. Nhưng tôi không nỡ lòng nào vứt đi chiếc đài cũ bằng nhựa màu nâu với mặt trước đã ngả vàng, mà bố tôi đã tặng cho mẹ nhân dịp kỉ niệm đám cưới hồi những năm năm mươi. Thỉnh thoảng tôi bật nó, nhưng tắt tiếng đi, vì con mèo thích nằm ườn trên đó khi lớp vỏ bọc của chiếc đài nóng lên.
Tôi cho chạy máy giặt, chẳng buồn phân loại vải vóc vì tất cả đều có tông màu xám xanh. Đôi khi tôi lật xem mục gia đình của tờ Nhà nông và phát hiện thấy người ta làm những cái hiên nhà có họa tiết trang trí bằng gỗ, lại còn tự làm lấy cả xúc xích nữa. Tội quái gì phải làm sang cho cái mái hiên kia chứ, nói cho cùng nó chỉ là nơi chùi giầy và chất mấy két vỏ chai bia thôi mà! Còn xúc xích thì chỉ mất có vài ba phút khi đi chợ mua sắm hàng tuần.
Tôi từng lên kế hoạch lau chùi tủ lạnh. Trong đó có những thức ăn cũ hỏng đến mức không còn nhìn ra là cái gì được nữa. Mấy hũ mứt với chữ viết tay của mẹ trên nhãn đã có một lớp mốc xanh dày trên bề mặt. Nhưng mà vứt chúng thì chẳng khác nào vứt bà đi.
Dĩ nhiên tôi có thể tham gia các lớp học buổi tối và gặp gỡ mọi người. Chi nhánh địa phương của Hội nông dân chúng tôi có tổ chức một loạt các buổi hội thảo, lúc đầu lấy tên là “Giúp nông trại của bạn sinh lời”, nhưng sau đó nhanh chóng biến thành “Đốt bỏ nông trại của bạn”, bởi vì đó là thứ lãi cao nhất ta có thể làm. Hồi đầu tôi có tham dự một đôi lần và đụng toàn những gương mặt đã từng ở Liên minh Hợp tác xã, tại nhà của Gote Nilsson, người chuyên sang nhượng máy kéo, hoặc tại bữa tiệc Giáng sinh của Hội.
Nhưng lần đó họ đến cùng vợ, tôi đã nhảy với các bà vợ và để đôi bàn tay đi thám hiểm tí chút. Có lúc, điều đó làm một bà vợ bắt đầu hít thở dồn dập hơn và bắt đầu uốn éo vùng xương chậu, làm tôi phát ngượng và lén nhìn về phía ông chồng. Tối hôm đó, bọn đàn ông chúng tôi kéo nhau ngoài tu chai rượu mà ai đó đã đem tới, và bắt đầu kể mấy câu chuyện hơi tục, bàn tán về cô con gái nông dân và tay chào hàng, chuyện bà giúp việc mách với gã người làm trong nông trại. Cả bọn cười chảy nước mắt, tự hỏi mình là chủ đất mà sao toàn gặt hái được mấy thứ rác rưởi.
Sau đó, tiệc bắt đầu tàn, và những cặp vợ chồng nhảy với nhau bài cuối, còn bọn chúng tôi đứng ở bậc cửa, khe khẽ bàn cãi với nhau về bùn thải của trạm xử lý hoặc liên minh châu Âu. Tiếp đến, luôn có người nào đó có vợ không uống giọt rượu nào vì sáng hôm sau phải dậy sớm để đi làm tại bệnh viện, và hai người cho tôi quá giang về nhà. Nếu không quá sau, tôi sẽ mơ tưởng đến bà vợ đã nhảy cùng mình điệu slow mùi mẫn, không quên tự nhắc mình phải dậy lúc sáu giờ sáng, vì tôi không có tiền trả cho người làm thay.
Còn họ, tôi nghĩ bụng, họ về với cái hiên nhà chết rấp bằng gỗ chạm, đi dém chăn cho mấy đứa con đã ngủ say. Sáng hôm sau bà vợ sẽ pha cà phê đặc để ông chồng tỉnh táo bắt tay vào làm việc, rồi nhồi bột bánh mì và làm xúc xích. Còn cuộc sống của tôi, nó có ý nghĩa quái quỷ gì đây?
Tôi không xấu hổ khi thú nhận mình từng liên lạc với một trong những tổ chức môi giới để nhận được tờ rơi có hình một cô ả người Philippine. Nó chỉ là một tờ giấy photo đơn giản, với các hình ảnh khêu gợi đen trắng nhìn muốn ói. Bỗng dưng tôi tự hỏi cô ta nghĩ gì, cô nàng màu be ở nghĩa trang ấy, nếu cô ta nhìn thấy tôi lật đi lật lại tờ giấy photo kia. Đó là ý nghĩ u ám nhất tôi từng có trong đời.