Chương 31: Nộp thuế
Xem ra việc anh em Thái Hồng Loan và La Mẫn xây nhà đã chắc như đinh đóng cột. Chỉ là không biết Trần Vệ Dân ở chung với anh em nhà họ Thái hay quyết định vẫn ở tại ký túc xá.
Mà nói đi thì phải nói lại, nếu mấy người này xây nhà, không cần biết là hai căn hay ba căn, chỉ cần có người đồng ý xây thì nhà của Dương Gia Nghi sẽ không bắt mắt nữa.
Lấy ký túc xá làm trung tâm, hướng về phía bên phải là nhà của thôn dân, bên trái là nhà của Dương Gia Nghi, sang nữa là một bãi đất trống rất to. Bởi vậy thôn trưởng mới tự tin khuyến khích thanh niên trí thức xây nhà.
Tính ra thì đội trưởng rất khôn khéo. Từ chỗ của Dương Hữu Đức, ông biết được từ đây sắp tới phía trên sẽ còn sắp xếp rất nhiều thanh niên trí thức xuống nơi này. Tuy nói hộ khẩu của họ đã được dời về thôn, nhưng không thể gộp họ và thôn dân lại làm một được.
Việc bọn họ xây nhà, thứ nhất là có thể tạo công ăn việc làm cho người trong thôn. Thứ hai nữa, nếu có một ngày họ trở về thành thì căn nhà sẽ được bán trao tay lại. Phải biết giá nhà ở đã qua sử dụng và nhà mới xây khác rất xa. Đây cũng xem là một cách để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở của thôn dân.
Sáng sớm hôm sau, mới tầm bốn giờ mà Dương Gia Nghi đã dậy. Cô vệ sinh cá nhân, tròng thêm vài lớp áo, mua một phần bánh mì thị từ siêu thị để lót dạ.
Mọi thứ đâu vào đấy thì nghe tiếng loa vang. Đội trưởng kêu gọi mọi người tập hợp.
Lúc này màn đêm vẫn còn đang phủ kín mọi ngóc ngách. Đội trưởng cầm đuốc. Lương thực được vác từ nhà kho ra rồi chia nhỏ vào các gánh.
Hai con bò kéo xe chờ sẵn.
Thu hoạch vụ thu cũng cần phải có tri thức, chứ không phải muốn thu như thế nào là thu. Mỗi năm, thời gian cho mọi người đều rất ngắn ngủi nên đội trưởng sẽ chỉ huy thu hoạch các loại lương thực cần phơi khô như lúa, lúa mì và bắp trước. Những loại không cần phơi thì thu sau. Như vậy khi mà trên ruộng không còn một chút lương thực nào thì cũng là lúc hạt thóc, hạt lúa mì và hạt bắp đã khô ráo, có thể mang đi cân và nộp.
Thóc, lúa mì và bắp được chứa trong những bao tải to, đặt lên xe bò. Chúng chầm chậm di chuyển đi trước.
Thôn dân và Dương Gia Nghi theo sau. Cô được phân cho một gánh khoai lang.
Thời này, không phải muốn trồng loại lương thực nào cũng được mà phải nghe theo chỉ thị từ cấp trên. Thông thường, số lúa nước và lúa mì cộng lại không vượt quá mười phần trăm, chín mươi phần trăm còn lại chia đều cho những loại lương thực có sản lượng cao như bắp, khoai lang và khoai tây.
Đây cũng là lí do mà gạo trắng và bột mì trở nên khan hiếm.
Cung không đủ cầu.
Trời tối như vậy, gánh thì nặng, đường thì khó đi. Đội trưởng sợ mọi người không nhìn thấy đường nên phân công các cô các bà cầm đuốc đi theo chiếu sáng, mỗi người cách nhau tầm mười mét, tạo nên một hàng rồng rắn lên mây tuyệt đẹp.
Mọi người nói cười rôm rả với nhau. Dường như sự mệt nhọc của cả năm đều lặng lẽ biến mất.
Ra khỏi thôn, đi được một lát nữa thì thấy người của thôn khác cũng vận chuyển lương thực theo cách như vậy.
Họ xuất phát sớm hơn thôn Hoàng Gia, tranh thủ nhanh chân đến huyện đúng giờ.
Người nối người, thôn nối thôn, chốc chốc lại có tiếng mấy vị đội trưởng vang lên ầm ĩ.
Không ai dám chen lấn hay gây chuyện, bởi gánh lương thực đã nặng rồi, mà đường thì xa, nếu không nghiêm thúc mà ngã một cái thì lương thực sẽ vương vãi đầy trên mặt đất.
Đến lúc đó, lương thực dù nhặt lên được cũng sẽ dính đầy bùn, hoặc bị nứt vỡ, nộp thuế người ta không chịu nhận.
Lương thực dành để nộp thuế phải là lương thực loại một, được sàng lọc kỹ càng. Chuyện này liên quan đến đánh giá tiên tiến mỗi năm của đội sản xuất.
Còn chưa nói đến nếu mà ra vấn đề gì thì giải quyết cũng rất mất thời gian.
Tóm lại, người nào người nấy đều dặn bản thân phải thận trong nếu không muốn làm tội nhân của thôn, suốt một năm trời bị đem ra chê bai châm chọc.
Đoàn người gồng mình khoảng ba tiếng, đến tầm tám giờ sáng thì đến nơi.
Chỗ nộp thuế lương là trạm thu mua, thường ngày mọi người hay đến đây để bán nông sản và nấm khô.
Đã có rất nhiều người chờ đợi ở đấy. Trường hợp vô cùng đồ sộ.
Cứ hễ đến thôn nào thì đội trưởng sẽ cùng kế toán tiến lên, giao sổ sách để nhân viên kiểm tra và đối chiếu.
Những con số phải được ghi rõ, tổng sản lượng là bao nhiêu, nộp thuế bao nhiêu, còn lại bao nhiêu. Nếu chỗ nào viết không được tốt sẽ bị đuổi về viết lại. Nhưng trường hợp như vậy rất hiếm, bởi mỗi năm đều nộp thuế một lần, đội trưởng và kế toán đều rất có kinh nghiệm, khó mà mắc lỗi.
Người thôn Hoàng Gia xếp hàng rất lâu, chắc cũng hơn hai tiếng gì đấy thì mới tới lượt. Nhân viên kiểm tra chất lượng lương thực trước, sau khi xác nhận chúng đều đạt chuẩn thì mới bỏ lên cân. Bên cạnh có một người khác thì nhanh tay ghi số lượng vào sổ.
Mà nói đi thì phải nói lại, nếu mấy người này xây nhà, không cần biết là hai căn hay ba căn, chỉ cần có người đồng ý xây thì nhà của Dương Gia Nghi sẽ không bắt mắt nữa.
Lấy ký túc xá làm trung tâm, hướng về phía bên phải là nhà của thôn dân, bên trái là nhà của Dương Gia Nghi, sang nữa là một bãi đất trống rất to. Bởi vậy thôn trưởng mới tự tin khuyến khích thanh niên trí thức xây nhà.
Tính ra thì đội trưởng rất khôn khéo. Từ chỗ của Dương Hữu Đức, ông biết được từ đây sắp tới phía trên sẽ còn sắp xếp rất nhiều thanh niên trí thức xuống nơi này. Tuy nói hộ khẩu của họ đã được dời về thôn, nhưng không thể gộp họ và thôn dân lại làm một được.
Việc bọn họ xây nhà, thứ nhất là có thể tạo công ăn việc làm cho người trong thôn. Thứ hai nữa, nếu có một ngày họ trở về thành thì căn nhà sẽ được bán trao tay lại. Phải biết giá nhà ở đã qua sử dụng và nhà mới xây khác rất xa. Đây cũng xem là một cách để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở của thôn dân.
Sáng sớm hôm sau, mới tầm bốn giờ mà Dương Gia Nghi đã dậy. Cô vệ sinh cá nhân, tròng thêm vài lớp áo, mua một phần bánh mì thị từ siêu thị để lót dạ.
Mọi thứ đâu vào đấy thì nghe tiếng loa vang. Đội trưởng kêu gọi mọi người tập hợp.
Lúc này màn đêm vẫn còn đang phủ kín mọi ngóc ngách. Đội trưởng cầm đuốc. Lương thực được vác từ nhà kho ra rồi chia nhỏ vào các gánh.
Hai con bò kéo xe chờ sẵn.
Thu hoạch vụ thu cũng cần phải có tri thức, chứ không phải muốn thu như thế nào là thu. Mỗi năm, thời gian cho mọi người đều rất ngắn ngủi nên đội trưởng sẽ chỉ huy thu hoạch các loại lương thực cần phơi khô như lúa, lúa mì và bắp trước. Những loại không cần phơi thì thu sau. Như vậy khi mà trên ruộng không còn một chút lương thực nào thì cũng là lúc hạt thóc, hạt lúa mì và hạt bắp đã khô ráo, có thể mang đi cân và nộp.
Thóc, lúa mì và bắp được chứa trong những bao tải to, đặt lên xe bò. Chúng chầm chậm di chuyển đi trước.
Thôn dân và Dương Gia Nghi theo sau. Cô được phân cho một gánh khoai lang.
Thời này, không phải muốn trồng loại lương thực nào cũng được mà phải nghe theo chỉ thị từ cấp trên. Thông thường, số lúa nước và lúa mì cộng lại không vượt quá mười phần trăm, chín mươi phần trăm còn lại chia đều cho những loại lương thực có sản lượng cao như bắp, khoai lang và khoai tây.
Đây cũng là lí do mà gạo trắng và bột mì trở nên khan hiếm.
Cung không đủ cầu.
Trời tối như vậy, gánh thì nặng, đường thì khó đi. Đội trưởng sợ mọi người không nhìn thấy đường nên phân công các cô các bà cầm đuốc đi theo chiếu sáng, mỗi người cách nhau tầm mười mét, tạo nên một hàng rồng rắn lên mây tuyệt đẹp.
Mọi người nói cười rôm rả với nhau. Dường như sự mệt nhọc của cả năm đều lặng lẽ biến mất.
Ra khỏi thôn, đi được một lát nữa thì thấy người của thôn khác cũng vận chuyển lương thực theo cách như vậy.
Họ xuất phát sớm hơn thôn Hoàng Gia, tranh thủ nhanh chân đến huyện đúng giờ.
Người nối người, thôn nối thôn, chốc chốc lại có tiếng mấy vị đội trưởng vang lên ầm ĩ.
Không ai dám chen lấn hay gây chuyện, bởi gánh lương thực đã nặng rồi, mà đường thì xa, nếu không nghiêm thúc mà ngã một cái thì lương thực sẽ vương vãi đầy trên mặt đất.
Đến lúc đó, lương thực dù nhặt lên được cũng sẽ dính đầy bùn, hoặc bị nứt vỡ, nộp thuế người ta không chịu nhận.
Lương thực dành để nộp thuế phải là lương thực loại một, được sàng lọc kỹ càng. Chuyện này liên quan đến đánh giá tiên tiến mỗi năm của đội sản xuất.
Còn chưa nói đến nếu mà ra vấn đề gì thì giải quyết cũng rất mất thời gian.
Tóm lại, người nào người nấy đều dặn bản thân phải thận trong nếu không muốn làm tội nhân của thôn, suốt một năm trời bị đem ra chê bai châm chọc.
Đoàn người gồng mình khoảng ba tiếng, đến tầm tám giờ sáng thì đến nơi.
Chỗ nộp thuế lương là trạm thu mua, thường ngày mọi người hay đến đây để bán nông sản và nấm khô.
Đã có rất nhiều người chờ đợi ở đấy. Trường hợp vô cùng đồ sộ.
Cứ hễ đến thôn nào thì đội trưởng sẽ cùng kế toán tiến lên, giao sổ sách để nhân viên kiểm tra và đối chiếu.
Những con số phải được ghi rõ, tổng sản lượng là bao nhiêu, nộp thuế bao nhiêu, còn lại bao nhiêu. Nếu chỗ nào viết không được tốt sẽ bị đuổi về viết lại. Nhưng trường hợp như vậy rất hiếm, bởi mỗi năm đều nộp thuế một lần, đội trưởng và kế toán đều rất có kinh nghiệm, khó mà mắc lỗi.
Người thôn Hoàng Gia xếp hàng rất lâu, chắc cũng hơn hai tiếng gì đấy thì mới tới lượt. Nhân viên kiểm tra chất lượng lương thực trước, sau khi xác nhận chúng đều đạt chuẩn thì mới bỏ lên cân. Bên cạnh có một người khác thì nhanh tay ghi số lượng vào sổ.