Chương 33
Một cỗ thi thể bê bết máu với những dấu chân cọp dẫm khắp quanh người chết. Nhưng điều đáng sợ hơn cả là danh tính của kẻ bị cọp tinh sát hại đó.
Cậu Hai Lịch của Nguyễn gia!
Không khí tang tóc thê lương bủa vây lấy mọi ngóc ngách của Nguyễn gia trang. Ai nấy ở đó đều hoang mang, sợ hãi đến tột cùng. Và người sợ hãi nhất có lẽ là Nguyễn đại nhân.
Khuôn mặt xám xịt. Đôi mắt dại hẳn đi. Và khi thần trí được phục hồi thì ánh nhìn của Nguyễn đại nhân về phía cỗ thi thể của Hai Lịch lại rất ư thảng thốt, nếu như không muốn nói là kinh sợ đến tột bậc.
- Không.. không thể thế được. Sao.. sao lại..
Một chuỗi những từ ngữ được Nguyễn đại nhân thốt ra. Nhưng tiếc là chúng không có nối lại được thành một câu hoàn chỉnh. Đứng bên cạnh Nguyễn đại nhân từ lúc bọn thuộc hạ khênh cái thây đẫm máu kia vào cổng của Nguyễn gia trang, Trịnh Thừa với cái chức danh quan huyện vẫn luôn âm thầm quan sát nét mặt của gã đàn ông từng là quan Khâm sai nọ.
Nhưng dù quan sát cả nửa ngày thì thứ duy nhất mà Trịnh Thừa nhìn thấy được vẫn chỉ là sự kinh sợ. Và chỉ có kinh sợ mà thôi. Túm lấy bàn tay đang run lên từng chập của Nguyễn đại nhân, Trịnh Thừa bực dọc.
- Nguyễn đại nhân! Ngoài kinh sợ ra ông còn có thể tức giận rồi lồng lên thề sẽ giết chết con quái vật ấy mà. Tại sao ông chỉ đứng yên một chỗ rồi run lên từng chập như vậy? Nguyễn đại nhân từng oai hùng một thời đâu rồi. A! Hay đúng như người ta đồn đoán. Nguyễn đại nhân không mấy ưa hai mẹ con bà Hai nên khi họ chết thì ông cũng chẳng thương xót, mà chỉ lo cho cái mạng nhỏ của mình. Vậy thì ông phải nhớ giùm rằng thứ ác ma đó đã sắp sát hại Nguyễn Hoành Phong, đứa con trai cưng của ông đó. Thế mà..
- Trịnh đại nhân!
Tiếng gọi bằng thanh âm khào khào và có phần bất lực của Nguyễn đại nhân làm Trịnh Thừa nín bặt.
- Lão phu thấy không khỏe trong người. Xin đại nhân hãy thương tình mà cho lão phu về buồng nghỉ ngơi!
Ánh nhìn kinh sợ đã chuyển sang mệt mỏi. Nguyễn đại nhân lúc này như vừa già đi tận chục tuổi, và vì thế nên ông phải bám chặt vào một bên vai của lão Duyệt mới có thể lê được đôi chân đã mềm nhũn mà rời đi, nhưng đáy mắt của Trịnh Thừa vẫn hiện lên một ánh nhìn không hài lòng.
Gã ta nhìn theo bóng lưng đã khuất hẳn sau khuôn cửa mà lầm bầm.
- Sao ta có cảm tưởng bản thân đang xem tuồng vậy? Đội trưởng Thành, thật sự người vừa đứng đây là Nguyễn đại nhân? Người từng một mình đánh nhau với con cọp tinh ở xứ Quán Trà này? Nhưng nếu là ông ta, thì sự sợ hãi khi này là thế nào?
- Trịnh đại nhân à, xin ngài hãy thông cảm cho Nguyễn đại nhân. Ngài ấy đã già hơn cái thời đánh nhau với cọp tinh tận mười tuổi kia mà. Tâm huyết cả đời lại đổi lại việc con quái vật còn sống. Và không những thé mà nó còn truy giết người thân của mình. Thê thảm đến nhường đó thì ngài ấy còn đứng vững mới là chuyện lạ đấy ạ!
Lời giải thích của đội trưởng Thành làm ánh nhìn của Trịnh Thừa về phía căn buồng kia chợt dịu lại. Đúng là trong lúc quá nôn nóng gã suy nghĩ không thông nên đã thốt ra mấy lời khó nghe đó. Thở hắt ra một hơi Trịnh Thừa cố dằn cơn nóng giận của mình xuống.
- Đã xong chưa?
Cái lắc đầu đáp trả của đội trưởng Thành không chỉ làm Trịnh Thừa, mà cả Lê Bá Thông đứng ở mái hiên của bà Ba trông ra cũng phải buông ra tiếng thở dài.
- Thật sự quá thương tâm!
- Dạ thưa cậu Thông! Cậu vừa mới bảo gì Diệp Thảo vậy ạ?
Cúi đầu và thật lễ phép hỏi lại Lê Bá Thông, Diệp Thảo khi nãy vì bận rộn với mớ băng bông mà tưởng nhầm là Bá Thông gọi mình. Bên kia chàng trai trẻ đối diện với ánh mắt chờ đợi của cô gái thì khẽ lắc đầu.
Một cái lắc đầu thật dịu dàng. Và rồi Bá Thông đưa tay chỉ về phía gian nhà đang tập trung mấy gã lính tuần và cả Trịnh Thừa.
- Ta đang nói họ.
Họ? Khẽ quay đầu mà nương theo hướng tay chỉ của Lê Bá Thông nhìn tới, Diệp Thảo đã thoáng thấy sống lưng mình lạnh toát. Họ là mấy gã lính tuần.. là Trịnh Thừa đại nhân.
Và họ đang ở đó là để nghiệm thi xác chết của cậu Hai Lịch Nguyễn gia.
Màu đỏ tươi của máu phủ khắp trên từng tấc da thịt của gã đàn ông cao to ấy, nên lẽ dĩ nhiên không thể tránh được đó chính là những vết cào của con cọp tinh kia hẳn đã xuất hiện khắp trên cơ thể của Hai Lịch.
- Có lẽ số vết cào trên cơ thể của cậu Hai nhiều hơn bà Hai?
(Hết chương 33)
Cậu Hai Lịch của Nguyễn gia!
Không khí tang tóc thê lương bủa vây lấy mọi ngóc ngách của Nguyễn gia trang. Ai nấy ở đó đều hoang mang, sợ hãi đến tột cùng. Và người sợ hãi nhất có lẽ là Nguyễn đại nhân.
Khuôn mặt xám xịt. Đôi mắt dại hẳn đi. Và khi thần trí được phục hồi thì ánh nhìn của Nguyễn đại nhân về phía cỗ thi thể của Hai Lịch lại rất ư thảng thốt, nếu như không muốn nói là kinh sợ đến tột bậc.
- Không.. không thể thế được. Sao.. sao lại..
Một chuỗi những từ ngữ được Nguyễn đại nhân thốt ra. Nhưng tiếc là chúng không có nối lại được thành một câu hoàn chỉnh. Đứng bên cạnh Nguyễn đại nhân từ lúc bọn thuộc hạ khênh cái thây đẫm máu kia vào cổng của Nguyễn gia trang, Trịnh Thừa với cái chức danh quan huyện vẫn luôn âm thầm quan sát nét mặt của gã đàn ông từng là quan Khâm sai nọ.
Nhưng dù quan sát cả nửa ngày thì thứ duy nhất mà Trịnh Thừa nhìn thấy được vẫn chỉ là sự kinh sợ. Và chỉ có kinh sợ mà thôi. Túm lấy bàn tay đang run lên từng chập của Nguyễn đại nhân, Trịnh Thừa bực dọc.
- Nguyễn đại nhân! Ngoài kinh sợ ra ông còn có thể tức giận rồi lồng lên thề sẽ giết chết con quái vật ấy mà. Tại sao ông chỉ đứng yên một chỗ rồi run lên từng chập như vậy? Nguyễn đại nhân từng oai hùng một thời đâu rồi. A! Hay đúng như người ta đồn đoán. Nguyễn đại nhân không mấy ưa hai mẹ con bà Hai nên khi họ chết thì ông cũng chẳng thương xót, mà chỉ lo cho cái mạng nhỏ của mình. Vậy thì ông phải nhớ giùm rằng thứ ác ma đó đã sắp sát hại Nguyễn Hoành Phong, đứa con trai cưng của ông đó. Thế mà..
- Trịnh đại nhân!
Tiếng gọi bằng thanh âm khào khào và có phần bất lực của Nguyễn đại nhân làm Trịnh Thừa nín bặt.
- Lão phu thấy không khỏe trong người. Xin đại nhân hãy thương tình mà cho lão phu về buồng nghỉ ngơi!
Ánh nhìn kinh sợ đã chuyển sang mệt mỏi. Nguyễn đại nhân lúc này như vừa già đi tận chục tuổi, và vì thế nên ông phải bám chặt vào một bên vai của lão Duyệt mới có thể lê được đôi chân đã mềm nhũn mà rời đi, nhưng đáy mắt của Trịnh Thừa vẫn hiện lên một ánh nhìn không hài lòng.
Gã ta nhìn theo bóng lưng đã khuất hẳn sau khuôn cửa mà lầm bầm.
- Sao ta có cảm tưởng bản thân đang xem tuồng vậy? Đội trưởng Thành, thật sự người vừa đứng đây là Nguyễn đại nhân? Người từng một mình đánh nhau với con cọp tinh ở xứ Quán Trà này? Nhưng nếu là ông ta, thì sự sợ hãi khi này là thế nào?
- Trịnh đại nhân à, xin ngài hãy thông cảm cho Nguyễn đại nhân. Ngài ấy đã già hơn cái thời đánh nhau với cọp tinh tận mười tuổi kia mà. Tâm huyết cả đời lại đổi lại việc con quái vật còn sống. Và không những thé mà nó còn truy giết người thân của mình. Thê thảm đến nhường đó thì ngài ấy còn đứng vững mới là chuyện lạ đấy ạ!
Lời giải thích của đội trưởng Thành làm ánh nhìn của Trịnh Thừa về phía căn buồng kia chợt dịu lại. Đúng là trong lúc quá nôn nóng gã suy nghĩ không thông nên đã thốt ra mấy lời khó nghe đó. Thở hắt ra một hơi Trịnh Thừa cố dằn cơn nóng giận của mình xuống.
- Đã xong chưa?
Cái lắc đầu đáp trả của đội trưởng Thành không chỉ làm Trịnh Thừa, mà cả Lê Bá Thông đứng ở mái hiên của bà Ba trông ra cũng phải buông ra tiếng thở dài.
- Thật sự quá thương tâm!
- Dạ thưa cậu Thông! Cậu vừa mới bảo gì Diệp Thảo vậy ạ?
Cúi đầu và thật lễ phép hỏi lại Lê Bá Thông, Diệp Thảo khi nãy vì bận rộn với mớ băng bông mà tưởng nhầm là Bá Thông gọi mình. Bên kia chàng trai trẻ đối diện với ánh mắt chờ đợi của cô gái thì khẽ lắc đầu.
Một cái lắc đầu thật dịu dàng. Và rồi Bá Thông đưa tay chỉ về phía gian nhà đang tập trung mấy gã lính tuần và cả Trịnh Thừa.
- Ta đang nói họ.
Họ? Khẽ quay đầu mà nương theo hướng tay chỉ của Lê Bá Thông nhìn tới, Diệp Thảo đã thoáng thấy sống lưng mình lạnh toát. Họ là mấy gã lính tuần.. là Trịnh Thừa đại nhân.
Và họ đang ở đó là để nghiệm thi xác chết của cậu Hai Lịch Nguyễn gia.
Màu đỏ tươi của máu phủ khắp trên từng tấc da thịt của gã đàn ông cao to ấy, nên lẽ dĩ nhiên không thể tránh được đó chính là những vết cào của con cọp tinh kia hẳn đã xuất hiện khắp trên cơ thể của Hai Lịch.
- Có lẽ số vết cào trên cơ thể của cậu Hai nhiều hơn bà Hai?
(Hết chương 33)