Chương 23
Nhưng bà Hai Cần càng nói thì đứa trẻ lại càng khóc dữ hơn. Tiếng khóc ngằn ngặt của đứa trẻ mới hơn hai tháng tuổi một chút làm những người lớn quanh đó phải cau mày khó chịu. Biết chẳng thể to tiếng, bà Hai Cần ráng kiềm con giận của mình xuống để bên kia bà vú giỗ đứa trẻ.
Và chỉ đợi cho tiếng khóc của cậu Lũy bớt đi chút ít thì Hai Lịch đã lập tức chất vấn bà vú.
- Nói bà làm gì mà núp lén ở cửa buồng của ta? Có phải là để nghe trộm ta nói chuyện rồi mách lẻo lại cho bà Ba hay đại nhân không?
- Có đúng vậy không bà Dao?
Bà Hai Cần cũng quyết định giúp con trai một tay.
- Thế mới nói, ngay ngày đầu tiên gặp bà, ta đã không ưng cái bụng rồi. Người đâu mà giống y như đúc vậy được. Chỉ có là..
- Chắc chắn là không phải. Ba người nhà đó đã ngã xuống vực mà chết rồi!
Hai Lịch cướp lời của bà Hai Cần, rồi lia mắt sang bà vú Dao mà trừng lớn đe dọa.
- Nói! Bà Ba đã cho mụ bao nhiêu tiền?
- Không. Không có!
Bà vú Dao ôm lấy cậu Lũy đã ngừng khóc mà quỳ sụp xuống nền nhà.
- Thưa bà, thưa cậu! Bà Ba và cậu Ba không có cho Dao tôi đồng nào hết. Chuyện tôi đi qua đây lúc này thật ra chỉ là do cậu Lũy. Bà Hai à, bà không nhớ sao? Thầy lang Phan có dặn phải ẵm cậu đi phơi nắng hằng ngày. Nhưng vì trời nắng quá nên tôi chỉ dám ẵm cậu đi dọc mấy mái hiên nhà.
- Bà đừng có ngụy biện.
Hai Lịch nghiến răng.
- Ta đã thấy bà đứng ở cửa buồng ta một lúc lâu. Chứ có di chuyển như bà nói đâu. Mau khai ra sự thật nếu không.. đừng trách lưỡi dao này của ta vô tình.
Vừa buông lời đe dọa, Hai Lịch vừa kéo dần con dao găm dắt ở thắt lưng ra. Lưỡi dao sáng loáng phản chiếu ánh mặt trời khiến người đang quỳ dưới mặt đất là bà vú Dao phải run lên từng chập sợ hãi. Bà lắp bắp từng chữ một.
- Không.. tôi không có. Tôi dừng lại là vì cậu Lũy, cậu ấy đi tiểu..
Tiếng "tiểu" vừa thoát ra khỏi miệng, bà vú Dao đã lập tức lấy lại sự bình tĩnh. Bà mạnh dạn chỉ tay vào vũng nước nhỏ ở ngay chỗ mình đứng mà giải thích.
- Dạ, bà Hai! Dạ, cậu Hai. Tính cậu Lũy là khi đi tiểu mà nếu di chuyển mạnh thì cậu sẽ thức giấc và khóc ré lên, nên khi cậu đi tôi đã phải đứng yên một chỗ. Nhưng chẳng may chỗ tôi đứng lại đúng ngay chỗ buồng của cậu Hai. Cái này là tình cờ thôi! Xin cậu Hai và bà Hai hãy bỏ qua cho tôi!
*
Gã đàn ông có gương mặt lãng tử với khóe miệng lúc nào cũng chúm chím, đã phá vỡ hình tượng của chính bản thân bằng những tràng cười hể hả. Phan đại nhân cười nhiều đến độ khi phải dừng lại, gã phải đưa ống tay áo lên lau những giọt nước mắt đã trào ra khóe mi.
- Phan gia thật sự là ngài thấy chuyện đó buồn cười sao?
Cậu Ba Phong vì phép lịch sự mà cũng nhoẻn miệng cố mỉm cười theo gã Phan đại nhân.
- Nhưng chắc là do đại nhân không có tận mắt nhìn thấy mấy cái dấu chân nhiễm máu đó. Chứ mà tận mắt nhìn thấy thì.. Nó kinh khủng lắm! To hơn cái chén ăn cơm đã đành, còn nhoe nhoét toàn máu là máu.
- Vì thế nên Nguyễn đại nhân, cha của cậu Ba đây mới nhất quyết tin rằng mấy dấu chân đó là của con cọp tinh gì đó phải không? Vậy nếu đã là cọp tinh thì tối nay làm sao Phan tôi dám ghé thăm Nguyễn gia trang được. Phen này thì phải xin kiếu rồi!
Câu nói mang hàm ý chối từ kia vừa được Phan đại nhân thốt ra đã lập tức làm cậu Ba Phong của Nguyễn gia phải tái mặt. Gã trai đã có tuổi quá nhị thập đó vội lên tiếng thanh minh.
- Phan gia à, ngài chưa nghe hết câu chuyện thì sao có thể kết luận một câu tổn thương vãn bối như vậy chứ. Không có con cọp tinh nào cả đâu ạ. Chỉ là hiểu lầm.. hiểu lầm mà thôi a Phan gia ạ!
- Hiểu lầm?
Người được cậu Ba Phong gọi là Phan gia vừa nhắc lại câu hỏi của đối phương, vừa cau mặt mày tỏ ý nghi hoặc.
- Hiểu lầm là thế nào? Vì cậu Ba mới kể cho Phan tôi nghe mấy dấu chân nhiễm máu to bằng cái chén úp. Mà để có dấu chân lớn vậy thì chỉ có là cọp tinh thôi.
- Thật tình là ban đầu cả vãn bối cũng nghĩ như Phan gia vậy. Mà không chỉ có vãn bối, cả cha vãn bối và lão Duyệt người làm cũng nghĩ như vậy. Nhưng sau xem kĩ lại thì dấu chân ấy lại có chút không giống với dấu chân của con cọp tinh lúc xưa. Nên lão nghĩ đó là dấu của con thú hoang nào đó hoặc giả có là cọp thì cũng là cọp thường, chứ không phải là con cọp tinh năm xưa. Mà đó là suy đoán của lão Duyệt thôi. Chứ Ba Phong tôi lại suy nghĩ khác.
Ánh chiều xuyên qua mấy kẽ lá để hắt không biết bao vệt sáng dài lên bức tường gỗ dày của quán trọ. Gã đàn ông được cậu Ba Phong gọi là Phan gia sau khi nghe mấy lời của Ba Phong thì bất giác cau chặt mày. Gã không giấu sự nghi hoặc của mình mà huỵch toẹt nó ra bằng 1 giọng điệu bất mãn.
- Không giống là không giống thế nào?
Bị hỏi bất ngờ, Ba Phong có chút lúng túng. Gã trai vốn có đầu óc thông minh đó sẽ giỏi hơn rất nhiều nếu không có tính tự mãn. Nhưng tiếc là.. sau mấy bận nhớ tới nhớ lui, rốt cuộc Ba Phong cũng xoa tay mà nói được cho họ Phan câu trả lời. Gã nói:
- Phong tôi không có được chứng kiến nên không biết thật giả ra sao. Nên thành thử cũng khó nhớ được chính xác những gì mà lão Duyệt nói. Nhưng nôm na là con cọp tinh xưa kia có chân sau bên phải bị mất một ngón. Còn dấu chân xuất hiện ở sau gian bếp của nhà Phong tôi lại là chân trái.
- Đùa sao hả trời?
Bắt lấy câu nói của họ Phan, Ba Phong nói.
- Đúng vậy đó. Chuyện vô lý như thế mà cũng nghĩ ra được, nên vãn bối nghĩ đây chỉ là một chiêu trò của một người sống trong Nguyễn gia trang hòng tạo lòng tin với ai đó thôi.
- Chiêu trò của một người sống trong Nguyễn gia trang?
Câu hỏi của họ Phan làm khóe môi của Ba Phong bất giác giương cao. Gã chua chát:
- Anh trai cùng mẹ khác cha. Vậy mà ngang nhiên vào Nguyễn gia. Thật nực cười! Rốt cuộc thì Phong tôi cũng biết lí do tại sao mẹ tôi việc gì cũng nhất mực bênh vực hắn. Rồi cả việc hắn không chịu đi cùng tôi đến gặp Phan gia nữa.
Câu trả lời của Nguyễn Hoành Phong làm đôi mày của họ Phan càng lúc càng cau chặt hơn. Nhưng gã không lên tiếng mà vẫn âm trầm lắng nghe cậu Ba Phong của Nguyễn gia bộc bạch nỗi lòng.
- Nếu không nhờ Phan gia chỉ điểm thì mãi Phong tôi cũng không biết được Lê Bá Thông là anh trai cùng mẹ khác cha của mình. Thật nhục nhã! Một tiểu thơ khuê các lại không chồng mà chửa. Vậy mà cái thứ nhuốc nhơ đó lại được cha tôi rước về và cưng hơn cả báu vật. Đúng là càng nói Phong tôi lại càng muốn một dao tiễn tất cả bọn họ xuống tuyền đài mà.
(Hết chương 23)
Và chỉ đợi cho tiếng khóc của cậu Lũy bớt đi chút ít thì Hai Lịch đã lập tức chất vấn bà vú.
- Nói bà làm gì mà núp lén ở cửa buồng của ta? Có phải là để nghe trộm ta nói chuyện rồi mách lẻo lại cho bà Ba hay đại nhân không?
- Có đúng vậy không bà Dao?
Bà Hai Cần cũng quyết định giúp con trai một tay.
- Thế mới nói, ngay ngày đầu tiên gặp bà, ta đã không ưng cái bụng rồi. Người đâu mà giống y như đúc vậy được. Chỉ có là..
- Chắc chắn là không phải. Ba người nhà đó đã ngã xuống vực mà chết rồi!
Hai Lịch cướp lời của bà Hai Cần, rồi lia mắt sang bà vú Dao mà trừng lớn đe dọa.
- Nói! Bà Ba đã cho mụ bao nhiêu tiền?
- Không. Không có!
Bà vú Dao ôm lấy cậu Lũy đã ngừng khóc mà quỳ sụp xuống nền nhà.
- Thưa bà, thưa cậu! Bà Ba và cậu Ba không có cho Dao tôi đồng nào hết. Chuyện tôi đi qua đây lúc này thật ra chỉ là do cậu Lũy. Bà Hai à, bà không nhớ sao? Thầy lang Phan có dặn phải ẵm cậu đi phơi nắng hằng ngày. Nhưng vì trời nắng quá nên tôi chỉ dám ẵm cậu đi dọc mấy mái hiên nhà.
- Bà đừng có ngụy biện.
Hai Lịch nghiến răng.
- Ta đã thấy bà đứng ở cửa buồng ta một lúc lâu. Chứ có di chuyển như bà nói đâu. Mau khai ra sự thật nếu không.. đừng trách lưỡi dao này của ta vô tình.
Vừa buông lời đe dọa, Hai Lịch vừa kéo dần con dao găm dắt ở thắt lưng ra. Lưỡi dao sáng loáng phản chiếu ánh mặt trời khiến người đang quỳ dưới mặt đất là bà vú Dao phải run lên từng chập sợ hãi. Bà lắp bắp từng chữ một.
- Không.. tôi không có. Tôi dừng lại là vì cậu Lũy, cậu ấy đi tiểu..
Tiếng "tiểu" vừa thoát ra khỏi miệng, bà vú Dao đã lập tức lấy lại sự bình tĩnh. Bà mạnh dạn chỉ tay vào vũng nước nhỏ ở ngay chỗ mình đứng mà giải thích.
- Dạ, bà Hai! Dạ, cậu Hai. Tính cậu Lũy là khi đi tiểu mà nếu di chuyển mạnh thì cậu sẽ thức giấc và khóc ré lên, nên khi cậu đi tôi đã phải đứng yên một chỗ. Nhưng chẳng may chỗ tôi đứng lại đúng ngay chỗ buồng của cậu Hai. Cái này là tình cờ thôi! Xin cậu Hai và bà Hai hãy bỏ qua cho tôi!
*
Gã đàn ông có gương mặt lãng tử với khóe miệng lúc nào cũng chúm chím, đã phá vỡ hình tượng của chính bản thân bằng những tràng cười hể hả. Phan đại nhân cười nhiều đến độ khi phải dừng lại, gã phải đưa ống tay áo lên lau những giọt nước mắt đã trào ra khóe mi.
- Phan gia thật sự là ngài thấy chuyện đó buồn cười sao?
Cậu Ba Phong vì phép lịch sự mà cũng nhoẻn miệng cố mỉm cười theo gã Phan đại nhân.
- Nhưng chắc là do đại nhân không có tận mắt nhìn thấy mấy cái dấu chân nhiễm máu đó. Chứ mà tận mắt nhìn thấy thì.. Nó kinh khủng lắm! To hơn cái chén ăn cơm đã đành, còn nhoe nhoét toàn máu là máu.
- Vì thế nên Nguyễn đại nhân, cha của cậu Ba đây mới nhất quyết tin rằng mấy dấu chân đó là của con cọp tinh gì đó phải không? Vậy nếu đã là cọp tinh thì tối nay làm sao Phan tôi dám ghé thăm Nguyễn gia trang được. Phen này thì phải xin kiếu rồi!
Câu nói mang hàm ý chối từ kia vừa được Phan đại nhân thốt ra đã lập tức làm cậu Ba Phong của Nguyễn gia phải tái mặt. Gã trai đã có tuổi quá nhị thập đó vội lên tiếng thanh minh.
- Phan gia à, ngài chưa nghe hết câu chuyện thì sao có thể kết luận một câu tổn thương vãn bối như vậy chứ. Không có con cọp tinh nào cả đâu ạ. Chỉ là hiểu lầm.. hiểu lầm mà thôi a Phan gia ạ!
- Hiểu lầm?
Người được cậu Ba Phong gọi là Phan gia vừa nhắc lại câu hỏi của đối phương, vừa cau mặt mày tỏ ý nghi hoặc.
- Hiểu lầm là thế nào? Vì cậu Ba mới kể cho Phan tôi nghe mấy dấu chân nhiễm máu to bằng cái chén úp. Mà để có dấu chân lớn vậy thì chỉ có là cọp tinh thôi.
- Thật tình là ban đầu cả vãn bối cũng nghĩ như Phan gia vậy. Mà không chỉ có vãn bối, cả cha vãn bối và lão Duyệt người làm cũng nghĩ như vậy. Nhưng sau xem kĩ lại thì dấu chân ấy lại có chút không giống với dấu chân của con cọp tinh lúc xưa. Nên lão nghĩ đó là dấu của con thú hoang nào đó hoặc giả có là cọp thì cũng là cọp thường, chứ không phải là con cọp tinh năm xưa. Mà đó là suy đoán của lão Duyệt thôi. Chứ Ba Phong tôi lại suy nghĩ khác.
Ánh chiều xuyên qua mấy kẽ lá để hắt không biết bao vệt sáng dài lên bức tường gỗ dày của quán trọ. Gã đàn ông được cậu Ba Phong gọi là Phan gia sau khi nghe mấy lời của Ba Phong thì bất giác cau chặt mày. Gã không giấu sự nghi hoặc của mình mà huỵch toẹt nó ra bằng 1 giọng điệu bất mãn.
- Không giống là không giống thế nào?
Bị hỏi bất ngờ, Ba Phong có chút lúng túng. Gã trai vốn có đầu óc thông minh đó sẽ giỏi hơn rất nhiều nếu không có tính tự mãn. Nhưng tiếc là.. sau mấy bận nhớ tới nhớ lui, rốt cuộc Ba Phong cũng xoa tay mà nói được cho họ Phan câu trả lời. Gã nói:
- Phong tôi không có được chứng kiến nên không biết thật giả ra sao. Nên thành thử cũng khó nhớ được chính xác những gì mà lão Duyệt nói. Nhưng nôm na là con cọp tinh xưa kia có chân sau bên phải bị mất một ngón. Còn dấu chân xuất hiện ở sau gian bếp của nhà Phong tôi lại là chân trái.
- Đùa sao hả trời?
Bắt lấy câu nói của họ Phan, Ba Phong nói.
- Đúng vậy đó. Chuyện vô lý như thế mà cũng nghĩ ra được, nên vãn bối nghĩ đây chỉ là một chiêu trò của một người sống trong Nguyễn gia trang hòng tạo lòng tin với ai đó thôi.
- Chiêu trò của một người sống trong Nguyễn gia trang?
Câu hỏi của họ Phan làm khóe môi của Ba Phong bất giác giương cao. Gã chua chát:
- Anh trai cùng mẹ khác cha. Vậy mà ngang nhiên vào Nguyễn gia. Thật nực cười! Rốt cuộc thì Phong tôi cũng biết lí do tại sao mẹ tôi việc gì cũng nhất mực bênh vực hắn. Rồi cả việc hắn không chịu đi cùng tôi đến gặp Phan gia nữa.
Câu trả lời của Nguyễn Hoành Phong làm đôi mày của họ Phan càng lúc càng cau chặt hơn. Nhưng gã không lên tiếng mà vẫn âm trầm lắng nghe cậu Ba Phong của Nguyễn gia bộc bạch nỗi lòng.
- Nếu không nhờ Phan gia chỉ điểm thì mãi Phong tôi cũng không biết được Lê Bá Thông là anh trai cùng mẹ khác cha của mình. Thật nhục nhã! Một tiểu thơ khuê các lại không chồng mà chửa. Vậy mà cái thứ nhuốc nhơ đó lại được cha tôi rước về và cưng hơn cả báu vật. Đúng là càng nói Phong tôi lại càng muốn một dao tiễn tất cả bọn họ xuống tuyền đài mà.
(Hết chương 23)