Chương 19: Dằn vặt lương tâm
Gia Bảo năm nay cũng đã tròn 18 tuổi, hiện thằng bé đang học lớp 12 tại một trường phổ thông nam sinh ở Sài Gòn, nó vẫn luôn sống cô độc trong tòa lâu đài nguy nga lạnh lẽo kia như một con rối, niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của nó cũng rời bỏ đi mất tăm hơi mấy năm nay rồi.
Hằng ngày Gia Bảo phải chịu bao trận đòn roi, chửi rủa từ bà nội của nó, bà ta oán trách thế nhân sao chẳng ở lại bên cạnh bà ta - Bà Sáu Lương sống trong sự sợ hãi Gia Bảo sẽ tìm thấy má rồi cũng rời bỏ bà đi như bao người, bởi vì thế bà quản lý nó cực kì nghiêm khắc, hễ nó làm bà phật ý là sẽ nhận được một trận đòn roi nhừ tử. May thay người làm trong nhà yêu thương Gia Bảo nên cũng đỡ đôi phần, dì Bếp, bà Mười luôn cố gắng ngăn cản, bảo vệ hay chăm sóc nó mỗi khi bà Sáu Lương nỗi cơn thịnh nộ.
Ba năm qua kể từ ngày Gia Bảo tìm được đường trở lại cái chòi cũ thì nó luôn sống trong những cơn ác mộng về má, mỗi đêm má lại về tìm đến nó trong giấc mơ, đôi lúc má thật dịu dàng ôm ấp, có lúc thì má buồn tủi khóc thương, hờn trách nó sao chẳng đi tìm em. Thằng bé đau đớn, tủi khổ lắm chứ, nhưng chẳng biết phải làm sao, mấy năm qua nó cũng dằn vặt, tự trách bản thân không thể bảo vệ được má và em.
Ba năm trước, khi ấy Gia Bảo mới vừa từ một đứa trẻ con trở thành một chàng thiếu niên tuấn tú, nó đang độ tuổi trưởng thành nên ham thích vui chơi khắp làng như bao đứa trẻ khác.
Trong lúc đi chơi cùng đám bạn ở xóm trên, thì vô tình nó tìm được đường về cái chòi nhỏ đó. Gia Bảo lúc đó vui mừng khôn xiết, hạnh phúc trào dâng chạy một mạnh thật nhanh như một mũi tên xuôi theo chiều gió cùng với những mảnh ghép kí ức vụn vỡ đang dần ghép lại đưa nó về tổ ấm, nó chạy hết cánh đồng lúa xanh rì thì cũng tới căn nhà thân thương ở cuối bìa ruộng.
Mà sao nơi đây lạ quá, cỏ mọc đầy sân, hoang tàn lạnh lẽo, căn chòi rách nát đứng cô đơn trong khoảng trời vắng lặng. Nó không thấy ai cả, má đâu rồi, em đâu rồi. “Có lẽ má đi làm rồi, còn bé Vân, phải rồi chắc con bé đang đi học.”, nó thầm nghĩ vu vơ, rồi bước vào trong chòi dáo dác nhìn từng món đồ vật xưa kia ngổn ngang bám đầy bụi bẩn, nhà bếp vánh tanh lạnh ngắc, mảnh vỡ chén thuốc đắng năm xưa nó sắc cho má vẫn còn nằm ở đấy, trong lòng thằng bé dường như linh cảm điều gì đó chẳng lành.
Gia Bảo gặp lại chú Bảy hàng xóm cũ xưa kia đang vác cuốc đi làm về, nghe chú kể về chuyện năm đó, nó suýt ngất khi biết tin má nó đã chết từ cái ngày nó nhận tổ quy tông, về sống trong nhung lụa giàu sang mà bỏ mặc má đau đớn khi mất con rồi bà thổ huyết mà ra đi trong tủi nhục. Em nó, con bé út Vân thì được một người tự nhận là họ hàng của má dắt đi biệt tăm.
Suốt mấy ngày trời, Gia Bảo trốn trong cái chòi cũ, nó cuộn tròn nằm trên chiếc giường tre bám đầy bụi đất. Hồi tưởng về những ngày tháng hạnh phúc, một nhà bốn người chen chúc nhau trên chiếc giường nhỏ xíu nhưng ấm áp, vui vẻ bấy nhiêu. Nó cố cuộn người lại thật chặt để được như có cảm giác rằng má đang ở bên cạnh ôm lấy đứa con trai tội nghiệp của bà.
Nước mắt cứ tuôn ra như thác đổ, đã mấy ngày không ăn không uống lại khóc suốt đêm khiến nó kiệt sức, trước khi ngất đi trong cơn mơ màng, dường như Gia Bảo đã nhìn thấy má.
Mặt bà Nhã đầy máu me, thân hình gầy gò xanh xao trơ xương, nét mặt dữ tợn, oán trách nó bỏ má, bỏ em sống trong giàu sang để phải ra cứ sự như thế, trong giấc mơ nó luôn tìm mọi cách chạy đến ôm lấy má, xin bà tha thứ cho đứa con bất hiếu này nhưng nó càng chạy tới thì bóng hình má càng xa mờ đi, lúc đó thằng nhỏ chỉ biết ngồi xổm xuống ôm đầu khóc rống lên, hét lớn khàn cả cổ và rồi nó chẳng còn biết gì nữa cả.
Mấy ngày sau khi Gia Bảo tỉnh lại thì đã trở về nhà bà Sáu Lương, không còn cái giường tre kêu ọt ẹt nữa, nó đã quay về chiếc giường to lớn êm ái rồi. Nghe dì Bếp nói, bà Sáu Lương đã rất lo lắng tức giận khi mãi mà không thấy nó về, cuối cùng khi bà ta nhớ đến cái chòi cũ kia thì kéo người đến tìm, quả nhiên Gia Bảo đang ở đó, nó sốt rất cao lại mê sảng gọi má mà nước mắt cứ trào ra. Cứ như vậy nó hôn mê suốt mấy ngày trời khiến cả nhà lo hú vía.
Bà Sáu Lương đã đánh nó một trận khinh hoàng trầy da tróc vẩy khi nó vừa tỉnh dậy, bà ta vừa đánh vừa khóc vừa dọa nạt, cấm nó về lại cái chòi lần nào nữa, nhờ bà Mười ngăn cản, van xin không thì nó đã chết mất rồi.
Mấy tháng sau, mới hoàn toàn bình phục, nó lặng lẽ trốn bà Sáu đi về nhà cũ sau giờ tan học mỗi ngày, Gia Bảo từng chút một âm thầm lập một ngôi mộ nhỏ cho má, để nó còn có mẹ mà tìm về.
Suốt cả tháng trời xách từng bao cát nhỏ, cuối cùng mộ của bà Nhã cũng xây xong, Gia Bảo học theo người ta, kiếm miếng gỗ to đẹp, khắc tên má cùng với năm sinh tháng đẻ cũng như ngày mất của má để làm bia mộ, khắc xong nó tỉ mỉ dùng sơn viết đè lên dấu khắc lần nữa, ngôi mộ gió được nó xây bên hông nhà cũ để má về nhà khỏi phải đi xa.
Từ đó, nó hay trốn ra ôm mộ má mà tủi thân khóc lắm, thằng bé thề trước mộ bà Nhã là bằng mọi giá sẽ tìm được em gái về nhà và bảo vệ thật em suốt cả cuộc đời.
Hoàng hôn hôm ấy, nắng tím soi rọi nhẹ nhàng xuống bóng hình đứa con trai tôi nghiệp tựa lưng vào vai mẹ mà ngủ thật yên bình, quả thật người ta nói bình an nhất không đâu xa. Bình an là khi nơi đó con có mẹ.
Hằng ngày Gia Bảo phải chịu bao trận đòn roi, chửi rủa từ bà nội của nó, bà ta oán trách thế nhân sao chẳng ở lại bên cạnh bà ta - Bà Sáu Lương sống trong sự sợ hãi Gia Bảo sẽ tìm thấy má rồi cũng rời bỏ bà đi như bao người, bởi vì thế bà quản lý nó cực kì nghiêm khắc, hễ nó làm bà phật ý là sẽ nhận được một trận đòn roi nhừ tử. May thay người làm trong nhà yêu thương Gia Bảo nên cũng đỡ đôi phần, dì Bếp, bà Mười luôn cố gắng ngăn cản, bảo vệ hay chăm sóc nó mỗi khi bà Sáu Lương nỗi cơn thịnh nộ.
Ba năm qua kể từ ngày Gia Bảo tìm được đường trở lại cái chòi cũ thì nó luôn sống trong những cơn ác mộng về má, mỗi đêm má lại về tìm đến nó trong giấc mơ, đôi lúc má thật dịu dàng ôm ấp, có lúc thì má buồn tủi khóc thương, hờn trách nó sao chẳng đi tìm em. Thằng bé đau đớn, tủi khổ lắm chứ, nhưng chẳng biết phải làm sao, mấy năm qua nó cũng dằn vặt, tự trách bản thân không thể bảo vệ được má và em.
Ba năm trước, khi ấy Gia Bảo mới vừa từ một đứa trẻ con trở thành một chàng thiếu niên tuấn tú, nó đang độ tuổi trưởng thành nên ham thích vui chơi khắp làng như bao đứa trẻ khác.
Trong lúc đi chơi cùng đám bạn ở xóm trên, thì vô tình nó tìm được đường về cái chòi nhỏ đó. Gia Bảo lúc đó vui mừng khôn xiết, hạnh phúc trào dâng chạy một mạnh thật nhanh như một mũi tên xuôi theo chiều gió cùng với những mảnh ghép kí ức vụn vỡ đang dần ghép lại đưa nó về tổ ấm, nó chạy hết cánh đồng lúa xanh rì thì cũng tới căn nhà thân thương ở cuối bìa ruộng.
Mà sao nơi đây lạ quá, cỏ mọc đầy sân, hoang tàn lạnh lẽo, căn chòi rách nát đứng cô đơn trong khoảng trời vắng lặng. Nó không thấy ai cả, má đâu rồi, em đâu rồi. “Có lẽ má đi làm rồi, còn bé Vân, phải rồi chắc con bé đang đi học.”, nó thầm nghĩ vu vơ, rồi bước vào trong chòi dáo dác nhìn từng món đồ vật xưa kia ngổn ngang bám đầy bụi bẩn, nhà bếp vánh tanh lạnh ngắc, mảnh vỡ chén thuốc đắng năm xưa nó sắc cho má vẫn còn nằm ở đấy, trong lòng thằng bé dường như linh cảm điều gì đó chẳng lành.
Gia Bảo gặp lại chú Bảy hàng xóm cũ xưa kia đang vác cuốc đi làm về, nghe chú kể về chuyện năm đó, nó suýt ngất khi biết tin má nó đã chết từ cái ngày nó nhận tổ quy tông, về sống trong nhung lụa giàu sang mà bỏ mặc má đau đớn khi mất con rồi bà thổ huyết mà ra đi trong tủi nhục. Em nó, con bé út Vân thì được một người tự nhận là họ hàng của má dắt đi biệt tăm.
Suốt mấy ngày trời, Gia Bảo trốn trong cái chòi cũ, nó cuộn tròn nằm trên chiếc giường tre bám đầy bụi đất. Hồi tưởng về những ngày tháng hạnh phúc, một nhà bốn người chen chúc nhau trên chiếc giường nhỏ xíu nhưng ấm áp, vui vẻ bấy nhiêu. Nó cố cuộn người lại thật chặt để được như có cảm giác rằng má đang ở bên cạnh ôm lấy đứa con trai tội nghiệp của bà.
Nước mắt cứ tuôn ra như thác đổ, đã mấy ngày không ăn không uống lại khóc suốt đêm khiến nó kiệt sức, trước khi ngất đi trong cơn mơ màng, dường như Gia Bảo đã nhìn thấy má.
Mặt bà Nhã đầy máu me, thân hình gầy gò xanh xao trơ xương, nét mặt dữ tợn, oán trách nó bỏ má, bỏ em sống trong giàu sang để phải ra cứ sự như thế, trong giấc mơ nó luôn tìm mọi cách chạy đến ôm lấy má, xin bà tha thứ cho đứa con bất hiếu này nhưng nó càng chạy tới thì bóng hình má càng xa mờ đi, lúc đó thằng nhỏ chỉ biết ngồi xổm xuống ôm đầu khóc rống lên, hét lớn khàn cả cổ và rồi nó chẳng còn biết gì nữa cả.
Mấy ngày sau khi Gia Bảo tỉnh lại thì đã trở về nhà bà Sáu Lương, không còn cái giường tre kêu ọt ẹt nữa, nó đã quay về chiếc giường to lớn êm ái rồi. Nghe dì Bếp nói, bà Sáu Lương đã rất lo lắng tức giận khi mãi mà không thấy nó về, cuối cùng khi bà ta nhớ đến cái chòi cũ kia thì kéo người đến tìm, quả nhiên Gia Bảo đang ở đó, nó sốt rất cao lại mê sảng gọi má mà nước mắt cứ trào ra. Cứ như vậy nó hôn mê suốt mấy ngày trời khiến cả nhà lo hú vía.
Bà Sáu Lương đã đánh nó một trận khinh hoàng trầy da tróc vẩy khi nó vừa tỉnh dậy, bà ta vừa đánh vừa khóc vừa dọa nạt, cấm nó về lại cái chòi lần nào nữa, nhờ bà Mười ngăn cản, van xin không thì nó đã chết mất rồi.
Mấy tháng sau, mới hoàn toàn bình phục, nó lặng lẽ trốn bà Sáu đi về nhà cũ sau giờ tan học mỗi ngày, Gia Bảo từng chút một âm thầm lập một ngôi mộ nhỏ cho má, để nó còn có mẹ mà tìm về.
Suốt cả tháng trời xách từng bao cát nhỏ, cuối cùng mộ của bà Nhã cũng xây xong, Gia Bảo học theo người ta, kiếm miếng gỗ to đẹp, khắc tên má cùng với năm sinh tháng đẻ cũng như ngày mất của má để làm bia mộ, khắc xong nó tỉ mỉ dùng sơn viết đè lên dấu khắc lần nữa, ngôi mộ gió được nó xây bên hông nhà cũ để má về nhà khỏi phải đi xa.
Từ đó, nó hay trốn ra ôm mộ má mà tủi thân khóc lắm, thằng bé thề trước mộ bà Nhã là bằng mọi giá sẽ tìm được em gái về nhà và bảo vệ thật em suốt cả cuộc đời.
Hoàng hôn hôm ấy, nắng tím soi rọi nhẹ nhàng xuống bóng hình đứa con trai tôi nghiệp tựa lưng vào vai mẹ mà ngủ thật yên bình, quả thật người ta nói bình an nhất không đâu xa. Bình an là khi nơi đó con có mẹ.