Chương 75: Nội Gián
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Mạnh Hòa Thanh uống cạn chén thuốc, sau đó xuống giường ngồi vào cái bàn gần đó. Anh ta bắt đầu nói chuyện phiếm với Tô Quân Nhụy, tay cầm bút viết ra giấy dòng chữ: Trong Thanh quân có nội gián.
Tô Quân Nhụy nhướng mày, miệng vẫn tiếp tục câu chuyện phiếm, tay cô cũng bắt đầu viết: Xác định chưa? Ai?
Mạnh Hòa Thanh viết: Tiền Đa
Tô Quân Nhụy chau mày bắt đầu xâu chuỗi toàn bộ lời nói của Lâm Nham. Cô thầm nghĩ, nếu Tiền Đa thực sự là nội gián, chẳng trách vì sao Mạnh Hòa Thanh rất lao đao trong trận chiến vừa rồi.
Nhắc đến người tên Tiền Đa, thực ra Tô Quân Nhụy không hiểu rõ con người của hắn nhưng Mạnh Hòa Thanh thì khác. Phải nói, anh ta là người biết rõ Tiền Đa nhất vì chính anh ta đã đích thân đưa Tiền Đa vào Thanh quân.
Tiền Đa cũng là tiện tịch như Mạnh Hòa Thanh. Cha mẹ hắn làm gia nô cho một phú hộ từ lúc còn trẻ. Họ luôn tận tụy làm việc cho gia đình giàu có đó, sau đó sinh ra Tiền Đa.
Khi Tiền Đa lớn lên, hắn cũng làm người hầu ở đó, chính vì đã làm việc hai thế hệ nên hắn rất trung thành. Từ nhỏ, hắn đã cảm mến một cô nha hoàn cũng làm việc tại đó. Tình cảm hai người rất tốt, có thể gọi là thanh mai trúc mã, cùng nhau lớn lên. Trước cha mẹ Tiền Đa nhắm mắt, lão phú hộ đã hứa gả cô nha hoàn đó cho Tiền Đa làm vợ.
Nào ngờ, cô nhà hoàn Tiểu Hồng lại lọt vào màu xanh của tên Tam thiếu gia ăn chơi trác táng. Gã đã buộc Tiểu Hồng phải làm thiếp. Ban đầu, Tiền Đa muốn cùng Tiểu Hồng trốn đi nhưng cuộc đời nào có dễ dàng như thế? Nếu cả hai bị bắt, hắn thì không sao nhưng Tiểu Hồng sẽ khó giữ mạng. Cuối cùng, Tiểu Hồng phải lấy tên Tam thiếu gia. Tiền Đa đã tự nhủ lòng: nếu Tiểu Hồng sống không tốt thì dù có xả mạng, hắn cũng nhất quyết giải thoát Tiểu Hồng khỏi chảo lửa. Sau khi Tiểu Hồng làm tiểu thiếp, cuộc sống của cô nàng không tệ nên Tiền Đa đành dẹp mộng. Lúc đó, Tiền Đa đã đau khổ tự khuyên bản thân: Tiểu Hồng gả cho Tam thiếu gia làm thiếp cũng tốt hơn đi theo hắn chịu khổ. Đều là thân phận tiện tịch, làm thiếp ít ra cũng đỡ tủi nhục hơn làm người hầu kẻ hạ.
Ngày vui chẳng bao lâu, tên Tam thiếu gia đã chán Tiểu Hồng. Khi gã thấy Tiểu Hồng nói chuyện với Tiền Đa, gã bắt đầu nghĩ bậy, ăn không nói có, vu oan hai người thông dâm với nhau. Gã sai người bắt cả hai đi tra tấn, chẳng những đánh Tiền Đa gần chết, gã còn ban Tiểu Hồng cho đám hạ nhân đùa giỡn.
Tiểu Hồng bị đám hạ nhân tra tấn đến người không ra người, ma không ra ma. Một đêm nọ, Tiểu Hồng trốn được ra ngoài, cô nàng đã cứu thoát Tiền Đa, sau đó tự sát.
Đêm đó, Tiền Đa thoát được. Hắn đau khổ cùng cực, mai danh ẩn tích, nhẫn nhục sống tạm. Một năm sau, vào một đêm khuya thanh vắng, Tiền Đa đã trả lại ngôi nhà giàu có kia và giết hết những kẻ đã khinh nhục Tiểu Hồng cũng như tên Tam thiếu gia trời đánh đó.
Sau cuộc thảm sát, Tiền Đa cũng mất đi mục đích sống nên hắn định tự sát nhưng vô tình gặp được Mạnh Hòa Thanh và được anh ta đưa đến Thanh Long sơn trang.
Vì đều là thân phận tiện tịch nên Mạnh Hòa Thanh chiếu cố Tiền Đa nhiều hơn người khác. Tiền Đa đã tích cực sống tiếp, không phụ lòng tốt của Mạnh Hòa Thanh. Tâm tính hắn không xấu, tuy rằng giết người nhưng hắn hiểu đạo lý, không phải một tên sát nhân xem thường mạng người. Từ khi vào Thanh Long sơn trang, Tiền Đa đã có vài lần vào sinh ra tử cùng với Mạnh Hòa Thanh, thậm chí còn cứu mạng anh ta.
Xưa nay, Mạnh Hòa Thanh rất đa nghi nhưng anh ta rất tin tưởng Tiền Đa. Trớ trêu thay, kẻ phản bội Mạnh Hòa Thanh lần này lại là Tiền Đa. Tô Quân Nhụy không dám tin.
Tô Quân Nhụy suy nghĩ rồi nhìn vào mắt của Mạnh Hòa Thanh, cô viết vào giấy ba chữ: Đã xác định?
Sắc mặt của Mạnh Hòa Thanh khó coi vô cùng, anh ta nhắm mắt ngồi đó, không nói cũng không viết nữa. Tô Quân Nhụy không hối thúc, cô chỉ lẳng lặng ngồi chờ. Một hồi sau, Mạnh Hòa Thanh trợn mắt nhìn Tô Quân Nhụy. Anh ta không trả lời câu hỏi khi nãy của cô, chỉ viết một chữ ra giấy: Giết.
Một khi Mạnh Hòa Thanh đã động sát tâm đồng nghĩa với việc đã xác định Tiền Đa chính là nội gián.
Có điều...Tô Quân Nhụy vẫn chưa hiểu.
Tại sao?
Tại sao Tiền Đa phản bội Mạnh Hòa Thanh? Đã từng liều mạng bảo vệ, tại sao bây giờ lại đi phản bội? Tô Quân Nhụy cúi đầu nhìn chữ "Giết" trên giấy, im lặng thật lâu.
Mạnh Hòa Thanh vẫn ngồi im. Tô Quân Nhụy biết tính nết của tên ranh này. Trong khoảnh khắc viết xong chữ "Giết", thay vì đắn đo giữa giết hay không giết, anh ta sẽ bắt đầu lựa chọn hình thức và thời gian giết thích hợp.
Hai người họ cần thời gian để thảo luận. Trước tiên phải xác định những tướng lĩnh thân cận với Tiền Đa có liên can hay không, sau đó sẽ suy xét đến việc lợi dụng thân phận nội gián của Tiền Đa mà tương kế tựu kế trước khi giết hắn. Cuộc thảo luận tốn gần cả ngày, đến tối mới kết thúc.
Mạnh Hòa Thanh vẫn chưa đưa ra kế hoạch cụ thể nhưng Tô Quân Nhụy không gấp. Dù Mạnh Hòa Thanh có máu lạnh vô tình nhưng việc giết Tiền Đa, anh ta vẫn có chút chần chừ.
Tô Quân Nhụy thấy mệt mỏi quá, đã lâu rồi cô chưa có được một giấc ngủ ngon. Mạnh Hòa Thanh đã tỉnh, tuy anh ta vẫn chưa khỏe nhưng khi đầu óc đã tỉnh táo anh ta sẽ biết tự vệ. Tô Quân Nhụy không cần quan tâm đến tên ranh này nữa, cô trở về lều của mình, ngủ một giấc thật ngon.
Tô Quân Nhụy đã xa Thuế Tử Duyệt được nửa tháng. Hình như cô đã nhớ nàng thành tật. Lúc trên chiến trường sinh tử gần kề, cô không có thời gian để suy nghĩ. Bây giờ nhàn rỗi, nỗi nhớ nhung lại như một cơn lũ lớn, xâm nhập và càn quét cõi lòng cô.
Lúc này tại kinh thành, Thuế Tử Duyệt vừa từ cửa tiệm bước ra.
Đã nửa tháng nàng không gặp Quân Nhụy, chắc bây giờ, Quân Nhụy đã đến Mạc Sơn Quan. Không biết nơi đó ra sao, Quân Nhụy sống có tốt không?
Thuế Tử Duyệt tự giễu, lúc đầu đã sớm biết khi người ta đi rồi, bản thân sẽ nhung nhớ khôn nguôi. Sao lúc đó không chịu đi theo? Chốn kinh thành phồn hoa này có thể xảy ra chuyện gì chứ? Dẫu có chuyện xảy ra, một mình mình có thể giải quyết được sao? Thôi...bây giờ nói sao cũng trễ mất rồi.
Thuế Tử Duyệt vừa nghĩ vừa buồn chán đi dạo trên con phố đông người, chợt nghe một tiếng hô: "Phu nhân?!" Thuế Tử Duyệt quay lại nhìn, người gọi nàng chính là chưởng quầy của [Quân đến thư quán]. Còn nàng đang đứng trước cửa tiệm ấy.
Thuế Tử Duyệt mỉm cười, đưa mắt nhìn cửa tiệm đông đúc người trước mặt. Nàng nói: "Lâu rồi không ghé qua đây, kinh doanh khá lắm."
Chưởng quầy cười đáp: "Phu nhân chê cười. Mấy tháng nay việc làm ăn của tiệm khá hơn trước." Chưởng quầy cười tủm tỉm nói tiếp: "Có một đạo sĩ vân du đến tiệm, đạo sĩ không có tài cán gì nổi bật nhưng ông ta kể chuyện rất hay. Vị đạo sĩ đó muốn ở lại kinh vài ngày nhưng không có lộ phí nên ông ta muốn đến thư quán kể chuyện kiếm cơm. Chủ tử của chúng tôi đã cho ông ta thử, kết quả ông ta kể rất hay nên ông ta được giữ lại. Những vị khách này đến đây để nghe kể chuyện."
Thuế Tử Duyệt nghe vậy cũng nổi hưng thú muốn nghe thử. Nàng cười hỏi: "Vậy sao? Kể chuyện thôi cũng thu hút được nhiều người như thế? Có thật sự hay đến vậy không?"
Chưởng quầy cười đáp: "Thưa đúng vậy, hôm nay chủ tử chúng tôi cũng đến, đang ngồi nghe trên lầu. Phu nhân có muốn lên đó nghe thử một đoạn? Phu nhân chỉ cần nghe một chút sẽ biết được nó hay như thế nào."
Thuế Tử Duyệt nghe Lục Tuyết cũng ở trên lầu, cộng thêm lời mời nhiệt tình của chưởng quầy nên nàng đã cười đồng ý. Chưởng quầy cười khanh khách dẫn đường cho nàng.
Hôm nay, [Quân đến thư quán] rất đông đúc, lầu hai đã đầy hết chỗ. Lục Tuyết là bà chủ nên mới có phòng riêng để ngồi.
Thuế Tử Duyệt lên lầu, trên lầu đều là thư sinh nhưng hôm nay thay vì đọc sách, họ lại ngồi chăm chú nghe kể chuyện. Hầu hết các thư sinh đều biết mặt Thuế Tử Duyệt thông qua sự kiện nàng mắng đám thư sinh tại Tiên Mãn Lâu. Không một thư sinh nào không biết.
Hiện giờ tại chốn kinh thành, tên thư sinh nào dám nói năng xằng bậy? Hoặc có tên nào dám ngồi lê đôi mách bàn chuyện thị phi? Dù là người dân bình thường nhất hay những thư sinh tự xưng là thanh cao, không còn ai dám nhiều chuyện.
"Các anh có biết giá gạo hiện tại là bao nhiêu không? Một văn tiền mua được cái gì..."
"Bá tánh phải làm gì để an cư lạc nghiệp? Nếu bá tánh gặp nạn, triều đình nên cứu trợ ra sao..."
Người ta chỉ cần nói mấy câu thôi đủ khiến đám thư sinh phải á khẩu. Những câu nói dõng dạc của phu nhân tại Tiên Mãn Lâu năm đó, nay đã thành danh ngôn, bá tánh khắp kinh thành đều biết. Thư sinh tại kinh đô đã không còn là những con mọt sách đơn thuần như trước, bọn họ nguẫn nhiên sẽ ra ngoài mua sắm cũng như nghe những chuyện xảy ra trên phố.
Bọn họ không bao giờ muốn vào một ngày đẹp trời nào đó vô tình đụng mặt phu nhân trên phố, sau đó sẽ bị nói đến cứng họng.
Đám thư sinh đang ngồi nghe kể chuyện, thấy Thuế Tử Duyệt đến lập tức đứng dậy chào hỏi.
"Phu nhân."
"Bái kiến phu nhân."
Phu nhân biết cả văn lẫn võ, cầm kỳ thi hoạ đều tinh thông. Phu nhân còn giỏi việc kinh doanh. Rất nhiều cửa tiệm đang kinh doanh phát đạt tại kinh thành đều thuộc sở hữu của phu nhân. Đối với đại quan quý nhân, đám thư sinh chưa chắc đã cung kính. Tuy nhiên, họ luôn cung kính Thuế Tử Duyệt.
Thuế Tử Duyệt cư xử khéo léo, nàng luôn để mặt mũi cho đám thư sinh văn nhân. Dù người đó có lạ hay quen, dù họ phú quý hay bần hàn, nàng đều gật đầu mỉm cười chào lại.
Đôi bên chào hỏi xã giao. Đám thư sinh không dám nói nhiều. Họ sợ nói nhiều sẽ chọc Tiêu Dao Vương bạo nộ. Trong kinh thành, không ai không biết, Tiêu Dao Vương rất hay ghen. Dù là nam hay nữ, chỉ cần kẻ đó đi gần hoặc nói nhiều với phu nhân, Tiêu Dao Vương sẽ thét ra lửa. Bọn họ không muốn trêu chọc vị Vương gia lập dị đó dù Vương gia đã xuất chinh.
Thuế Tử Duyệt thấy Lục Tuyết tại phòng riêng trên lầu hai. Nàng vừa lên lầu, Lục Tuyết đã biết nàng tới. Nàng ta dùng khuôn mặt lạnh lẽo vẫy tay với nàng. Nếu nàng không hiểu tính cách của đại tẩu, chắc đã phất tay áo, bỏ của chạy lấy người.
Thuế Tử Duyệt lắc đầu cười cười, bước vào phòng.
Hai nàng ngồi trong phòng, Lục Tuyết rót trà cho Thuế Tử Duyệt và nói: "Ngọn gió nào đã đưa cô đến đây?"
Thuế Tử Duyệt khẽ cười đáp: "Hôm nay tôi ra tiệm kết toán, vừa lúc đi ngang qua đây. Chưởng quầy của tẩu nói có người kể chuyện rất hay, tẩu cũng đến nghe. Tôi tò mò nên lên đây nghe thử."
Lục Tuyết đáp: "Thật hiếm thấy. Vị đạo sĩ này kể chuyện rất hay, chủ yếu kể những chuyện tu tiên học đạo, nội dung rất thú vị."
Thuế Tử Duyệt cười đáp: "Vậy à?" Sau đó nàng ngồi nghe kể chuyện với Lục Tuyết.
Mạnh Hòa Thanh uống cạn chén thuốc, sau đó xuống giường ngồi vào cái bàn gần đó. Anh ta bắt đầu nói chuyện phiếm với Tô Quân Nhụy, tay cầm bút viết ra giấy dòng chữ: Trong Thanh quân có nội gián.
Tô Quân Nhụy nhướng mày, miệng vẫn tiếp tục câu chuyện phiếm, tay cô cũng bắt đầu viết: Xác định chưa? Ai?
Mạnh Hòa Thanh viết: Tiền Đa
Tô Quân Nhụy chau mày bắt đầu xâu chuỗi toàn bộ lời nói của Lâm Nham. Cô thầm nghĩ, nếu Tiền Đa thực sự là nội gián, chẳng trách vì sao Mạnh Hòa Thanh rất lao đao trong trận chiến vừa rồi.
Nhắc đến người tên Tiền Đa, thực ra Tô Quân Nhụy không hiểu rõ con người của hắn nhưng Mạnh Hòa Thanh thì khác. Phải nói, anh ta là người biết rõ Tiền Đa nhất vì chính anh ta đã đích thân đưa Tiền Đa vào Thanh quân.
Tiền Đa cũng là tiện tịch như Mạnh Hòa Thanh. Cha mẹ hắn làm gia nô cho một phú hộ từ lúc còn trẻ. Họ luôn tận tụy làm việc cho gia đình giàu có đó, sau đó sinh ra Tiền Đa.
Khi Tiền Đa lớn lên, hắn cũng làm người hầu ở đó, chính vì đã làm việc hai thế hệ nên hắn rất trung thành. Từ nhỏ, hắn đã cảm mến một cô nha hoàn cũng làm việc tại đó. Tình cảm hai người rất tốt, có thể gọi là thanh mai trúc mã, cùng nhau lớn lên. Trước cha mẹ Tiền Đa nhắm mắt, lão phú hộ đã hứa gả cô nha hoàn đó cho Tiền Đa làm vợ.
Nào ngờ, cô nhà hoàn Tiểu Hồng lại lọt vào màu xanh của tên Tam thiếu gia ăn chơi trác táng. Gã đã buộc Tiểu Hồng phải làm thiếp. Ban đầu, Tiền Đa muốn cùng Tiểu Hồng trốn đi nhưng cuộc đời nào có dễ dàng như thế? Nếu cả hai bị bắt, hắn thì không sao nhưng Tiểu Hồng sẽ khó giữ mạng. Cuối cùng, Tiểu Hồng phải lấy tên Tam thiếu gia. Tiền Đa đã tự nhủ lòng: nếu Tiểu Hồng sống không tốt thì dù có xả mạng, hắn cũng nhất quyết giải thoát Tiểu Hồng khỏi chảo lửa. Sau khi Tiểu Hồng làm tiểu thiếp, cuộc sống của cô nàng không tệ nên Tiền Đa đành dẹp mộng. Lúc đó, Tiền Đa đã đau khổ tự khuyên bản thân: Tiểu Hồng gả cho Tam thiếu gia làm thiếp cũng tốt hơn đi theo hắn chịu khổ. Đều là thân phận tiện tịch, làm thiếp ít ra cũng đỡ tủi nhục hơn làm người hầu kẻ hạ.
Ngày vui chẳng bao lâu, tên Tam thiếu gia đã chán Tiểu Hồng. Khi gã thấy Tiểu Hồng nói chuyện với Tiền Đa, gã bắt đầu nghĩ bậy, ăn không nói có, vu oan hai người thông dâm với nhau. Gã sai người bắt cả hai đi tra tấn, chẳng những đánh Tiền Đa gần chết, gã còn ban Tiểu Hồng cho đám hạ nhân đùa giỡn.
Tiểu Hồng bị đám hạ nhân tra tấn đến người không ra người, ma không ra ma. Một đêm nọ, Tiểu Hồng trốn được ra ngoài, cô nàng đã cứu thoát Tiền Đa, sau đó tự sát.
Đêm đó, Tiền Đa thoát được. Hắn đau khổ cùng cực, mai danh ẩn tích, nhẫn nhục sống tạm. Một năm sau, vào một đêm khuya thanh vắng, Tiền Đa đã trả lại ngôi nhà giàu có kia và giết hết những kẻ đã khinh nhục Tiểu Hồng cũng như tên Tam thiếu gia trời đánh đó.
Sau cuộc thảm sát, Tiền Đa cũng mất đi mục đích sống nên hắn định tự sát nhưng vô tình gặp được Mạnh Hòa Thanh và được anh ta đưa đến Thanh Long sơn trang.
Vì đều là thân phận tiện tịch nên Mạnh Hòa Thanh chiếu cố Tiền Đa nhiều hơn người khác. Tiền Đa đã tích cực sống tiếp, không phụ lòng tốt của Mạnh Hòa Thanh. Tâm tính hắn không xấu, tuy rằng giết người nhưng hắn hiểu đạo lý, không phải một tên sát nhân xem thường mạng người. Từ khi vào Thanh Long sơn trang, Tiền Đa đã có vài lần vào sinh ra tử cùng với Mạnh Hòa Thanh, thậm chí còn cứu mạng anh ta.
Xưa nay, Mạnh Hòa Thanh rất đa nghi nhưng anh ta rất tin tưởng Tiền Đa. Trớ trêu thay, kẻ phản bội Mạnh Hòa Thanh lần này lại là Tiền Đa. Tô Quân Nhụy không dám tin.
Tô Quân Nhụy suy nghĩ rồi nhìn vào mắt của Mạnh Hòa Thanh, cô viết vào giấy ba chữ: Đã xác định?
Sắc mặt của Mạnh Hòa Thanh khó coi vô cùng, anh ta nhắm mắt ngồi đó, không nói cũng không viết nữa. Tô Quân Nhụy không hối thúc, cô chỉ lẳng lặng ngồi chờ. Một hồi sau, Mạnh Hòa Thanh trợn mắt nhìn Tô Quân Nhụy. Anh ta không trả lời câu hỏi khi nãy của cô, chỉ viết một chữ ra giấy: Giết.
Một khi Mạnh Hòa Thanh đã động sát tâm đồng nghĩa với việc đã xác định Tiền Đa chính là nội gián.
Có điều...Tô Quân Nhụy vẫn chưa hiểu.
Tại sao?
Tại sao Tiền Đa phản bội Mạnh Hòa Thanh? Đã từng liều mạng bảo vệ, tại sao bây giờ lại đi phản bội? Tô Quân Nhụy cúi đầu nhìn chữ "Giết" trên giấy, im lặng thật lâu.
Mạnh Hòa Thanh vẫn ngồi im. Tô Quân Nhụy biết tính nết của tên ranh này. Trong khoảnh khắc viết xong chữ "Giết", thay vì đắn đo giữa giết hay không giết, anh ta sẽ bắt đầu lựa chọn hình thức và thời gian giết thích hợp.
Hai người họ cần thời gian để thảo luận. Trước tiên phải xác định những tướng lĩnh thân cận với Tiền Đa có liên can hay không, sau đó sẽ suy xét đến việc lợi dụng thân phận nội gián của Tiền Đa mà tương kế tựu kế trước khi giết hắn. Cuộc thảo luận tốn gần cả ngày, đến tối mới kết thúc.
Mạnh Hòa Thanh vẫn chưa đưa ra kế hoạch cụ thể nhưng Tô Quân Nhụy không gấp. Dù Mạnh Hòa Thanh có máu lạnh vô tình nhưng việc giết Tiền Đa, anh ta vẫn có chút chần chừ.
Tô Quân Nhụy thấy mệt mỏi quá, đã lâu rồi cô chưa có được một giấc ngủ ngon. Mạnh Hòa Thanh đã tỉnh, tuy anh ta vẫn chưa khỏe nhưng khi đầu óc đã tỉnh táo anh ta sẽ biết tự vệ. Tô Quân Nhụy không cần quan tâm đến tên ranh này nữa, cô trở về lều của mình, ngủ một giấc thật ngon.
Tô Quân Nhụy đã xa Thuế Tử Duyệt được nửa tháng. Hình như cô đã nhớ nàng thành tật. Lúc trên chiến trường sinh tử gần kề, cô không có thời gian để suy nghĩ. Bây giờ nhàn rỗi, nỗi nhớ nhung lại như một cơn lũ lớn, xâm nhập và càn quét cõi lòng cô.
Lúc này tại kinh thành, Thuế Tử Duyệt vừa từ cửa tiệm bước ra.
Đã nửa tháng nàng không gặp Quân Nhụy, chắc bây giờ, Quân Nhụy đã đến Mạc Sơn Quan. Không biết nơi đó ra sao, Quân Nhụy sống có tốt không?
Thuế Tử Duyệt tự giễu, lúc đầu đã sớm biết khi người ta đi rồi, bản thân sẽ nhung nhớ khôn nguôi. Sao lúc đó không chịu đi theo? Chốn kinh thành phồn hoa này có thể xảy ra chuyện gì chứ? Dẫu có chuyện xảy ra, một mình mình có thể giải quyết được sao? Thôi...bây giờ nói sao cũng trễ mất rồi.
Thuế Tử Duyệt vừa nghĩ vừa buồn chán đi dạo trên con phố đông người, chợt nghe một tiếng hô: "Phu nhân?!" Thuế Tử Duyệt quay lại nhìn, người gọi nàng chính là chưởng quầy của [Quân đến thư quán]. Còn nàng đang đứng trước cửa tiệm ấy.
Thuế Tử Duyệt mỉm cười, đưa mắt nhìn cửa tiệm đông đúc người trước mặt. Nàng nói: "Lâu rồi không ghé qua đây, kinh doanh khá lắm."
Chưởng quầy cười đáp: "Phu nhân chê cười. Mấy tháng nay việc làm ăn của tiệm khá hơn trước." Chưởng quầy cười tủm tỉm nói tiếp: "Có một đạo sĩ vân du đến tiệm, đạo sĩ không có tài cán gì nổi bật nhưng ông ta kể chuyện rất hay. Vị đạo sĩ đó muốn ở lại kinh vài ngày nhưng không có lộ phí nên ông ta muốn đến thư quán kể chuyện kiếm cơm. Chủ tử của chúng tôi đã cho ông ta thử, kết quả ông ta kể rất hay nên ông ta được giữ lại. Những vị khách này đến đây để nghe kể chuyện."
Thuế Tử Duyệt nghe vậy cũng nổi hưng thú muốn nghe thử. Nàng cười hỏi: "Vậy sao? Kể chuyện thôi cũng thu hút được nhiều người như thế? Có thật sự hay đến vậy không?"
Chưởng quầy cười đáp: "Thưa đúng vậy, hôm nay chủ tử chúng tôi cũng đến, đang ngồi nghe trên lầu. Phu nhân có muốn lên đó nghe thử một đoạn? Phu nhân chỉ cần nghe một chút sẽ biết được nó hay như thế nào."
Thuế Tử Duyệt nghe Lục Tuyết cũng ở trên lầu, cộng thêm lời mời nhiệt tình của chưởng quầy nên nàng đã cười đồng ý. Chưởng quầy cười khanh khách dẫn đường cho nàng.
Hôm nay, [Quân đến thư quán] rất đông đúc, lầu hai đã đầy hết chỗ. Lục Tuyết là bà chủ nên mới có phòng riêng để ngồi.
Thuế Tử Duyệt lên lầu, trên lầu đều là thư sinh nhưng hôm nay thay vì đọc sách, họ lại ngồi chăm chú nghe kể chuyện. Hầu hết các thư sinh đều biết mặt Thuế Tử Duyệt thông qua sự kiện nàng mắng đám thư sinh tại Tiên Mãn Lâu. Không một thư sinh nào không biết.
Hiện giờ tại chốn kinh thành, tên thư sinh nào dám nói năng xằng bậy? Hoặc có tên nào dám ngồi lê đôi mách bàn chuyện thị phi? Dù là người dân bình thường nhất hay những thư sinh tự xưng là thanh cao, không còn ai dám nhiều chuyện.
"Các anh có biết giá gạo hiện tại là bao nhiêu không? Một văn tiền mua được cái gì..."
"Bá tánh phải làm gì để an cư lạc nghiệp? Nếu bá tánh gặp nạn, triều đình nên cứu trợ ra sao..."
Người ta chỉ cần nói mấy câu thôi đủ khiến đám thư sinh phải á khẩu. Những câu nói dõng dạc của phu nhân tại Tiên Mãn Lâu năm đó, nay đã thành danh ngôn, bá tánh khắp kinh thành đều biết. Thư sinh tại kinh đô đã không còn là những con mọt sách đơn thuần như trước, bọn họ nguẫn nhiên sẽ ra ngoài mua sắm cũng như nghe những chuyện xảy ra trên phố.
Bọn họ không bao giờ muốn vào một ngày đẹp trời nào đó vô tình đụng mặt phu nhân trên phố, sau đó sẽ bị nói đến cứng họng.
Đám thư sinh đang ngồi nghe kể chuyện, thấy Thuế Tử Duyệt đến lập tức đứng dậy chào hỏi.
"Phu nhân."
"Bái kiến phu nhân."
Phu nhân biết cả văn lẫn võ, cầm kỳ thi hoạ đều tinh thông. Phu nhân còn giỏi việc kinh doanh. Rất nhiều cửa tiệm đang kinh doanh phát đạt tại kinh thành đều thuộc sở hữu của phu nhân. Đối với đại quan quý nhân, đám thư sinh chưa chắc đã cung kính. Tuy nhiên, họ luôn cung kính Thuế Tử Duyệt.
Thuế Tử Duyệt cư xử khéo léo, nàng luôn để mặt mũi cho đám thư sinh văn nhân. Dù người đó có lạ hay quen, dù họ phú quý hay bần hàn, nàng đều gật đầu mỉm cười chào lại.
Đôi bên chào hỏi xã giao. Đám thư sinh không dám nói nhiều. Họ sợ nói nhiều sẽ chọc Tiêu Dao Vương bạo nộ. Trong kinh thành, không ai không biết, Tiêu Dao Vương rất hay ghen. Dù là nam hay nữ, chỉ cần kẻ đó đi gần hoặc nói nhiều với phu nhân, Tiêu Dao Vương sẽ thét ra lửa. Bọn họ không muốn trêu chọc vị Vương gia lập dị đó dù Vương gia đã xuất chinh.
Thuế Tử Duyệt thấy Lục Tuyết tại phòng riêng trên lầu hai. Nàng vừa lên lầu, Lục Tuyết đã biết nàng tới. Nàng ta dùng khuôn mặt lạnh lẽo vẫy tay với nàng. Nếu nàng không hiểu tính cách của đại tẩu, chắc đã phất tay áo, bỏ của chạy lấy người.
Thuế Tử Duyệt lắc đầu cười cười, bước vào phòng.
Hai nàng ngồi trong phòng, Lục Tuyết rót trà cho Thuế Tử Duyệt và nói: "Ngọn gió nào đã đưa cô đến đây?"
Thuế Tử Duyệt khẽ cười đáp: "Hôm nay tôi ra tiệm kết toán, vừa lúc đi ngang qua đây. Chưởng quầy của tẩu nói có người kể chuyện rất hay, tẩu cũng đến nghe. Tôi tò mò nên lên đây nghe thử."
Lục Tuyết đáp: "Thật hiếm thấy. Vị đạo sĩ này kể chuyện rất hay, chủ yếu kể những chuyện tu tiên học đạo, nội dung rất thú vị."
Thuế Tử Duyệt cười đáp: "Vậy à?" Sau đó nàng ngồi nghe kể chuyện với Lục Tuyết.