Chương 15: Chuẩn bị đi xa
Vụ tai nạn đuối nước qua đi, cuộc sống của Kiều Anh lại trở lại bình thường. Thiếu lo việc bao đồng, cô nhiều thời gian bên gia đình hơn. Này không hôm nay nhà cô chào đón một thành viên mới. Chị cô mong đợi cún con hồi lâu cuối cùng cũng đã "ra ràng".
Ở nông thôn nuôi chó chủ yếu là để trông nhà nên không có nhiều chú ý như chó nuôi trên thành phố. Tuy vậy, chị cô vẫn nhờ bố cô làm cho một cái ổ chó bằng rơm. Dù không quá thích chó nhưng Kiều Anh vẫn cống hiến bộ quần áo cũ để lót ổ. Chuông tan học vừa vang lên, chị cô đã vội vã về nhà. Kiều Anh hứng thú thiếu thiếu đi cùng Thủy với Hoa về nhà. Đúng vậy, bạn nhỏ Hoa đã chính thức nhập học trở thành bạn học với Kiều Anh. Trong làng Hoa thân với Kiều Anh nhất nên lúc nào cũng theo bên cạnh, làm Thủy bất mãn hồi lâu.
Kiều Anh đối với người suýt hại cô sang thế giới bên kia sao có thể thân thiết được. Hoa cũng im bặt không nhắc đến vụ việc ngày hôm đấy làm Kiều Anh càng không thích. Cô không cần báo đáp gì nhưng một tiếng cám ơn cũng nên được nhận chứ, đúng không?
Thủy cũng hứng thú với chó nên tỏ vẻ muốn đến nhà Kiều Anh chơi. Kiều Anh gật đầu rồi hỏi lại Thủy: "Tớ nhớ cậu thích mèo cơ mà?"
Thủy cười hắc hắc mấy tiếng rồi mới trả lời: "Tớ không thể tay trái ôm mèo tay phải dắt chó được sao?"
Kiều Anh trợn trắng mắt nói: "Còn trái ôm phải ấp nữa. Tớ không lòng tham như cậu, tớ đây chỉ chung tình với mèo thôi."
"Còn nói chỉ thích mèo, năm ngoái cậu còn bảo thích nhất con thỏ cơ. Bảo giống thỏ ngọc của Hằng Nga, cậu mới là người thay lòng đổi dạ." Thủy không chút nể tình vạch trần quá khứ của bạn thân.
Kiều Anh gãi gãi đầu, hồi nhỏ cô thích thỏ sao? Nhớ đến thỏ con trắng muốt đáng yêu, lại nghĩ đến món thỏ quay giòn rụm. Kiều Anh lặng lẽ nuốt nước bọt, cô nghĩ hồi bé cô thích thịt thỏ hơn.
Về đến nhà, đã thấy chị cô ngồi xổm bên ổ chó, bên trong đang nằm một chú cún con. Chắc phải rời xa mẹ nên chú cún con buồn bã ỉu xìu. Thủy cũng ngồi xuống bên cạnh chị cô, thử đưa tay chạm vào người nó, nó cũng không phản ứng. Lúc này Thủy mới dám bế nó ra khỏi ổ. Chú cún con thuộc giống chó Cỏ, toàn thân được phủ lông vàng, mõm màu đen, tai nhọn. Vẫn còn bụ sữa nên nhìn khá đáng yêu. Thủy yêu thích không buông tay.
Kiều Anh nhìn thoáng qua con chó rồi vào nhà cất cặp sách. Bố mẹ cô đang nấu cơm ở dưới bếp, Kiều Anh chạy xuống xem trưa nay ăn gì. Mẹ cô ghét bỏ đuổi cô ra khỏi bếp. Cô đành buồn bực rời đi, thấy Thủy vẫn ôm chú cún, Kiều Anh gãi cằm đề nghị: "Hôm nay ở nhà tớ ăn cơm đi!"
Thủy nhanh nhẹn thả chó vào ổ rồi lắc đầu trả lời Kiều Anh: "Không được, tớ phải về nhà ăn cơm." Dù chơi rất thân với Kiều Anh nhưng ăn cơm nhà bạn Thủy vẫn không dám. Sau đó như một trận gió chạy ra khỏi nhà Kiều Anh.
Kiều Anh sờ mũi chột dạ, cô cũng chỉ định trêu đùa Thủy chút thôi. Không ngờ cô nàng này phản ứng mạnh như vậy.
Chị cô ngắm đủ chú cún con mới đi rửa tay ăn cơm. Trong bữa cơm, Kiều Anh mẫn cảm thấy không khí là lạ giữa bố mẹ cô. Hai người hôm nay không tương tác gì với nhau. Sáng nay hai người vẫn bình thường mà. Cãi nhau? Hiếm thấy nha!
Tri kỷ như Kiều Anh đương nhiên sẽ là người hòa giải rồi. Đợi ăn cơm xong cô cũng không đi ngủ trưa mà ngồi lại cạnh mẹ cô. Thấy bố cô đứng dậy đi ra bàn uống nước, cô mới nhỏ giọng hỏi mẹ cô: "Bố mẹ làm sao vậy?"
Mẹ cô liếc nhìn bố cô một cái rồi quay sang trả lời Kiều Anh: "Bố con muốn lên Hà Nội đi làm." Nghề mộc công việc không ổn định lúc có lúc không. Giờ không có người làm nên bố cô đã thất nghiệp được cả tuần nay. Bố cô không chịu nhàn hạ vẫn đi bắt cá về cho mẹ cô bán. Tuy cũng kiếm được tiền nhưng chỉ đủ ăn không tích góp được nhiều. Trai tráng trong làng cô đều lần lượt rời quê lên Hà Nội kiếm ăn, thu về cao hơn bố cô ở quê.
Bố cô cũng chỉ mới hơn ba mươi tuổi trong người vẫn còn có hoài bão làm giàu. Bố mẹ cô lại đã quyết tâm cho hai chị em cô ăn học đến cùng, nên nhân lúc còn tuổi trẻ bố cô muốn xông pha một lần.
Nhưng mẹ cô lại lo lắng bố cô lần đầu xa nhà, trời xa đất lạ lỡ có chuyện gì cũng không ai giúp được. Một người muốn đi một người phản đối thế là thành chiến tranh lạnh. Kiều Anh thở dài, mẹ cô không có khả năng ngăn cản được bố cô. Bố cô không những đi mà còn đi tận mười năm luôn. Đúng là kiếm được tiền nhưng mà phải đánh đổi bằng sức khỏe. Bố cô không có bằng cấp gì, chỉ tìm được công việc khuân vác nặng nhọc. Kiếm được chẳng bao nhiêu mà sức khỏe ngày càng yếu, về già còn bị đau lưng với thấp khớp nữa. Cô thấy không đáng giá. Nhưng bố cô giờ vẫn đang ảo tưởng đất Hà Nội có tiền cho ông nhặt đâu. Khuyên bây giờ là vô dụng. Cứ để cho xã hội dạy ông làm người, lúc đó khuyên may ra ông mới nghe.
Kết quả đã định phản đối làm gì chỉ làm tình cảm rạn nứt. Nghĩ nghĩ Kiều Anh khuyên mẹ cô: "Con nghĩ bố con đã quyết tâm đi rồi thì mẹ có cản bố vẫn sẽ đi. Không bằng lúc này mẹ chuẩn bị đồ đạc đầy đủ cho bố con mang theo."
Mẹ cô mắt hình viên đạn nhìn cô nói: "Con được bố con hối lộ cái gì?"
Này oan uổng Kiều Anh nha! Cô vội vàng chứng minh trong sạch: "Con vừa đi học về, đã nói được câu nào với bố con đâu." Lúc này mẹ cô mới không nghi ngờ. Bà cũng do dự hỏi Kiều Anh: "Con thấy bố con đi Hà Nội có được không?"
Kiều Anh tất nhiên là không dám nói thật rồi: "Con thấy được hay không cũng không quan trọng. Cái nhìn của bố con mới quan trọng. Mẹ ngăn cản không cho đi biết đâu bố con bí quá hóa liều trốn đi. Lại không chuẩn bị đầy đủ, đến lúc đấy lại khổ." Mẹ cô tưởng tượng một chút cũng cảm thấy chồng bà rất có thể sẽ làm ra hành động liều lĩnh đấy. Bà cũng sầu, không biết ai là người rủ rê chồng bà. Để bà biết là ai thì liệu hồn với bà!
Thấy mẹ cô dao động Kiều Anh nói tiếp: "Làng mình cũng nhiều người đi làm rồi. Không có ai xảy ra chuyện gì. Mẹ cứ yên tâm cho bố đi đi, coi như mở mang tầm mắt chứ vây ở trong làng cũng chẳng làm được trò trống gì."
Mẹ cô hoàn toàn bị thuyết phục, Kiều Anh yên tâm thoải mái ngủ trưa. Tỉnh dậy thấy bố mẹ cô lại chuyện trò vui vẻ như không có việc gì xảy ra. Tốc độ làm lành cũng quá nhanh đi. Không muốn ở nhà ăn "cẩu lương" Kiều Anh nhanh nhẹn chuồn ra khỏi nhà tìm Thủy chơi.
Mấy ngày kế tiếp mẹ cô bắt đầu đóng gói đồ dùng cho bố cô. Kiều Anh xem qua ba lô mẹ cô chuẩn bị từ quần áo đến khăn mặt, bàn chải đánh răng, thuốc uống..
Lúc nhìn thấy kim chỉ Kiều Anh cũng hoang mang, bố cô biết dùng thứ này sao? Câu trả lời là có, bố cô khâu vá còn tốt hơn mẹ cô nữa. Hóa ra bố cô học khi đi bồ đội.
Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng chỉ chờ ngày đi. Trong thời gian này Kiều Anh cũng nhận được tin vui, bố cô đã nhờ người hỏi được có nhà bán mèo con. Kế tiếp chị cô, cô cũng sắp có sủng vật.
Tin tức này làm cô phấn khởi mấy hôm, Thủy hâm mộ không thôi nói: "Bố mẹ cậu chiều cậu thế? Thích con gì mua cho luôn." Kiều Anh cười ha hả hai tiếng, không giải thích đây là thù lao bố cô cho cô vì cô có công khuyên mẹ cô.
Chưa kịp đón em mèo kia về, bố cô đã xác định ngày đi. Buổi tối trước ngày bố cô rời đi cả nhà quầy quần bên nhau tâm sự. Mẹ cô cả buổi chỉ ngồi dặn dò, nói nhiều đến bố cô mất cả kiên nhẫn. Chờ mẹ cô uống ngụm nước bố cô quay sang hỏi hai chị em cô: "Hai con muốn mua gì bảo bố, lúc về bố mua cho."
Chị cô lắc đầu không muốn gì. Đến lượt Kiều Anh cô không khách khí nói: "Bố có thời gian đi hỏi xem giá hoa quả trên đó bán thế nào. Nếu có thể bố đi một vòng chợ rau xem có bán hoa thiên lý không?"
"Con hỏi mấy thứ này làm gì?" Mẹ cô trước đưa ra nghi vấn. Hỏi hoa thiên lý bà còn lý giải. Còn hoa quả nhà bà cũng không có quả gì được nha!
Kiều Anh bình tĩnh trả lời: "Con thấy ở chợ quê mình rất ít bán hoa quả. Bố hỏi giá hoa quả trên đó rồi so sánh với ở quê. Nếu thấp hơn thì nhà mình có thể lấy về để bán." Đây mới là mục đích thật sự cô muốn bố cô đi Hà Nội. Tìm nguồn cung cấp hoa quả.
Bố cô lấy lại tinh thần vội vàng nói: "Kể cả giá thành ở trên đó có thấp hơn ở quê nhưng bố sẽ không mang về được."
Kiều Anh mỉm cười nói: "Bố cứ hỏi giá trước đi. Còn vận chuyển không phải có xe khách sao. Họ có cộp xe có thể gửi đồ. Nếu trừ chi phí vận chuyển với giá gốc đi mà có lãi, nhà mình bán hoa quả thử xem."
Lúc này đầu óc bố cô như thông suốt giống nhau nói: "Bố sẽ ở trên Hà Nội gửi hoa quả qua xe khách, mẹ con sẽ ra bến xe nhận hàng rồi bán đúng không?"
Lời này không sai nhưng bố cô lại không có ý định về quê làm cùng mẹ cô. Kiều Anh chỉ thở dài, trước cứ vậy đã. Cả nhà lại bắt đầu thảo luận liên lạc như thế nào ước định ra sao. Càng nói hai ông bà càng hưng phấn, làm gì còn nỗi buồn ly biệt nữa.
Ở nông thôn nuôi chó chủ yếu là để trông nhà nên không có nhiều chú ý như chó nuôi trên thành phố. Tuy vậy, chị cô vẫn nhờ bố cô làm cho một cái ổ chó bằng rơm. Dù không quá thích chó nhưng Kiều Anh vẫn cống hiến bộ quần áo cũ để lót ổ. Chuông tan học vừa vang lên, chị cô đã vội vã về nhà. Kiều Anh hứng thú thiếu thiếu đi cùng Thủy với Hoa về nhà. Đúng vậy, bạn nhỏ Hoa đã chính thức nhập học trở thành bạn học với Kiều Anh. Trong làng Hoa thân với Kiều Anh nhất nên lúc nào cũng theo bên cạnh, làm Thủy bất mãn hồi lâu.
Kiều Anh đối với người suýt hại cô sang thế giới bên kia sao có thể thân thiết được. Hoa cũng im bặt không nhắc đến vụ việc ngày hôm đấy làm Kiều Anh càng không thích. Cô không cần báo đáp gì nhưng một tiếng cám ơn cũng nên được nhận chứ, đúng không?
Thủy cũng hứng thú với chó nên tỏ vẻ muốn đến nhà Kiều Anh chơi. Kiều Anh gật đầu rồi hỏi lại Thủy: "Tớ nhớ cậu thích mèo cơ mà?"
Thủy cười hắc hắc mấy tiếng rồi mới trả lời: "Tớ không thể tay trái ôm mèo tay phải dắt chó được sao?"
Kiều Anh trợn trắng mắt nói: "Còn trái ôm phải ấp nữa. Tớ không lòng tham như cậu, tớ đây chỉ chung tình với mèo thôi."
"Còn nói chỉ thích mèo, năm ngoái cậu còn bảo thích nhất con thỏ cơ. Bảo giống thỏ ngọc của Hằng Nga, cậu mới là người thay lòng đổi dạ." Thủy không chút nể tình vạch trần quá khứ của bạn thân.
Kiều Anh gãi gãi đầu, hồi nhỏ cô thích thỏ sao? Nhớ đến thỏ con trắng muốt đáng yêu, lại nghĩ đến món thỏ quay giòn rụm. Kiều Anh lặng lẽ nuốt nước bọt, cô nghĩ hồi bé cô thích thịt thỏ hơn.
Về đến nhà, đã thấy chị cô ngồi xổm bên ổ chó, bên trong đang nằm một chú cún con. Chắc phải rời xa mẹ nên chú cún con buồn bã ỉu xìu. Thủy cũng ngồi xuống bên cạnh chị cô, thử đưa tay chạm vào người nó, nó cũng không phản ứng. Lúc này Thủy mới dám bế nó ra khỏi ổ. Chú cún con thuộc giống chó Cỏ, toàn thân được phủ lông vàng, mõm màu đen, tai nhọn. Vẫn còn bụ sữa nên nhìn khá đáng yêu. Thủy yêu thích không buông tay.
Kiều Anh nhìn thoáng qua con chó rồi vào nhà cất cặp sách. Bố mẹ cô đang nấu cơm ở dưới bếp, Kiều Anh chạy xuống xem trưa nay ăn gì. Mẹ cô ghét bỏ đuổi cô ra khỏi bếp. Cô đành buồn bực rời đi, thấy Thủy vẫn ôm chú cún, Kiều Anh gãi cằm đề nghị: "Hôm nay ở nhà tớ ăn cơm đi!"
Thủy nhanh nhẹn thả chó vào ổ rồi lắc đầu trả lời Kiều Anh: "Không được, tớ phải về nhà ăn cơm." Dù chơi rất thân với Kiều Anh nhưng ăn cơm nhà bạn Thủy vẫn không dám. Sau đó như một trận gió chạy ra khỏi nhà Kiều Anh.
Kiều Anh sờ mũi chột dạ, cô cũng chỉ định trêu đùa Thủy chút thôi. Không ngờ cô nàng này phản ứng mạnh như vậy.
Chị cô ngắm đủ chú cún con mới đi rửa tay ăn cơm. Trong bữa cơm, Kiều Anh mẫn cảm thấy không khí là lạ giữa bố mẹ cô. Hai người hôm nay không tương tác gì với nhau. Sáng nay hai người vẫn bình thường mà. Cãi nhau? Hiếm thấy nha!
Tri kỷ như Kiều Anh đương nhiên sẽ là người hòa giải rồi. Đợi ăn cơm xong cô cũng không đi ngủ trưa mà ngồi lại cạnh mẹ cô. Thấy bố cô đứng dậy đi ra bàn uống nước, cô mới nhỏ giọng hỏi mẹ cô: "Bố mẹ làm sao vậy?"
Mẹ cô liếc nhìn bố cô một cái rồi quay sang trả lời Kiều Anh: "Bố con muốn lên Hà Nội đi làm." Nghề mộc công việc không ổn định lúc có lúc không. Giờ không có người làm nên bố cô đã thất nghiệp được cả tuần nay. Bố cô không chịu nhàn hạ vẫn đi bắt cá về cho mẹ cô bán. Tuy cũng kiếm được tiền nhưng chỉ đủ ăn không tích góp được nhiều. Trai tráng trong làng cô đều lần lượt rời quê lên Hà Nội kiếm ăn, thu về cao hơn bố cô ở quê.
Bố cô cũng chỉ mới hơn ba mươi tuổi trong người vẫn còn có hoài bão làm giàu. Bố mẹ cô lại đã quyết tâm cho hai chị em cô ăn học đến cùng, nên nhân lúc còn tuổi trẻ bố cô muốn xông pha một lần.
Nhưng mẹ cô lại lo lắng bố cô lần đầu xa nhà, trời xa đất lạ lỡ có chuyện gì cũng không ai giúp được. Một người muốn đi một người phản đối thế là thành chiến tranh lạnh. Kiều Anh thở dài, mẹ cô không có khả năng ngăn cản được bố cô. Bố cô không những đi mà còn đi tận mười năm luôn. Đúng là kiếm được tiền nhưng mà phải đánh đổi bằng sức khỏe. Bố cô không có bằng cấp gì, chỉ tìm được công việc khuân vác nặng nhọc. Kiếm được chẳng bao nhiêu mà sức khỏe ngày càng yếu, về già còn bị đau lưng với thấp khớp nữa. Cô thấy không đáng giá. Nhưng bố cô giờ vẫn đang ảo tưởng đất Hà Nội có tiền cho ông nhặt đâu. Khuyên bây giờ là vô dụng. Cứ để cho xã hội dạy ông làm người, lúc đó khuyên may ra ông mới nghe.
Kết quả đã định phản đối làm gì chỉ làm tình cảm rạn nứt. Nghĩ nghĩ Kiều Anh khuyên mẹ cô: "Con nghĩ bố con đã quyết tâm đi rồi thì mẹ có cản bố vẫn sẽ đi. Không bằng lúc này mẹ chuẩn bị đồ đạc đầy đủ cho bố con mang theo."
Mẹ cô mắt hình viên đạn nhìn cô nói: "Con được bố con hối lộ cái gì?"
Này oan uổng Kiều Anh nha! Cô vội vàng chứng minh trong sạch: "Con vừa đi học về, đã nói được câu nào với bố con đâu." Lúc này mẹ cô mới không nghi ngờ. Bà cũng do dự hỏi Kiều Anh: "Con thấy bố con đi Hà Nội có được không?"
Kiều Anh tất nhiên là không dám nói thật rồi: "Con thấy được hay không cũng không quan trọng. Cái nhìn của bố con mới quan trọng. Mẹ ngăn cản không cho đi biết đâu bố con bí quá hóa liều trốn đi. Lại không chuẩn bị đầy đủ, đến lúc đấy lại khổ." Mẹ cô tưởng tượng một chút cũng cảm thấy chồng bà rất có thể sẽ làm ra hành động liều lĩnh đấy. Bà cũng sầu, không biết ai là người rủ rê chồng bà. Để bà biết là ai thì liệu hồn với bà!
Thấy mẹ cô dao động Kiều Anh nói tiếp: "Làng mình cũng nhiều người đi làm rồi. Không có ai xảy ra chuyện gì. Mẹ cứ yên tâm cho bố đi đi, coi như mở mang tầm mắt chứ vây ở trong làng cũng chẳng làm được trò trống gì."
Mẹ cô hoàn toàn bị thuyết phục, Kiều Anh yên tâm thoải mái ngủ trưa. Tỉnh dậy thấy bố mẹ cô lại chuyện trò vui vẻ như không có việc gì xảy ra. Tốc độ làm lành cũng quá nhanh đi. Không muốn ở nhà ăn "cẩu lương" Kiều Anh nhanh nhẹn chuồn ra khỏi nhà tìm Thủy chơi.
Mấy ngày kế tiếp mẹ cô bắt đầu đóng gói đồ dùng cho bố cô. Kiều Anh xem qua ba lô mẹ cô chuẩn bị từ quần áo đến khăn mặt, bàn chải đánh răng, thuốc uống..
Lúc nhìn thấy kim chỉ Kiều Anh cũng hoang mang, bố cô biết dùng thứ này sao? Câu trả lời là có, bố cô khâu vá còn tốt hơn mẹ cô nữa. Hóa ra bố cô học khi đi bồ đội.
Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng chỉ chờ ngày đi. Trong thời gian này Kiều Anh cũng nhận được tin vui, bố cô đã nhờ người hỏi được có nhà bán mèo con. Kế tiếp chị cô, cô cũng sắp có sủng vật.
Tin tức này làm cô phấn khởi mấy hôm, Thủy hâm mộ không thôi nói: "Bố mẹ cậu chiều cậu thế? Thích con gì mua cho luôn." Kiều Anh cười ha hả hai tiếng, không giải thích đây là thù lao bố cô cho cô vì cô có công khuyên mẹ cô.
Chưa kịp đón em mèo kia về, bố cô đã xác định ngày đi. Buổi tối trước ngày bố cô rời đi cả nhà quầy quần bên nhau tâm sự. Mẹ cô cả buổi chỉ ngồi dặn dò, nói nhiều đến bố cô mất cả kiên nhẫn. Chờ mẹ cô uống ngụm nước bố cô quay sang hỏi hai chị em cô: "Hai con muốn mua gì bảo bố, lúc về bố mua cho."
Chị cô lắc đầu không muốn gì. Đến lượt Kiều Anh cô không khách khí nói: "Bố có thời gian đi hỏi xem giá hoa quả trên đó bán thế nào. Nếu có thể bố đi một vòng chợ rau xem có bán hoa thiên lý không?"
"Con hỏi mấy thứ này làm gì?" Mẹ cô trước đưa ra nghi vấn. Hỏi hoa thiên lý bà còn lý giải. Còn hoa quả nhà bà cũng không có quả gì được nha!
Kiều Anh bình tĩnh trả lời: "Con thấy ở chợ quê mình rất ít bán hoa quả. Bố hỏi giá hoa quả trên đó rồi so sánh với ở quê. Nếu thấp hơn thì nhà mình có thể lấy về để bán." Đây mới là mục đích thật sự cô muốn bố cô đi Hà Nội. Tìm nguồn cung cấp hoa quả.
Bố cô lấy lại tinh thần vội vàng nói: "Kể cả giá thành ở trên đó có thấp hơn ở quê nhưng bố sẽ không mang về được."
Kiều Anh mỉm cười nói: "Bố cứ hỏi giá trước đi. Còn vận chuyển không phải có xe khách sao. Họ có cộp xe có thể gửi đồ. Nếu trừ chi phí vận chuyển với giá gốc đi mà có lãi, nhà mình bán hoa quả thử xem."
Lúc này đầu óc bố cô như thông suốt giống nhau nói: "Bố sẽ ở trên Hà Nội gửi hoa quả qua xe khách, mẹ con sẽ ra bến xe nhận hàng rồi bán đúng không?"
Lời này không sai nhưng bố cô lại không có ý định về quê làm cùng mẹ cô. Kiều Anh chỉ thở dài, trước cứ vậy đã. Cả nhà lại bắt đầu thảo luận liên lạc như thế nào ước định ra sao. Càng nói hai ông bà càng hưng phấn, làm gì còn nỗi buồn ly biệt nữa.