Chương 10: Lần đầu xem mắt
Người ta thường nhớ lại những việc đã trải qua trong quá khứ. Chỉ riêng cô lại hoài niệm về tương lai. Điều này làm Kiều Anh không biết khóc hay cười nữa. Nếu không có hưởng thụ quá những thứ càng tốt hơn, con người ta sẽ thấy cuộc sống hiện tại như vậy là đủ rồi. Giống như một người đang hưởng thụ cuộc sống giàu sang, chỉ sau một đêm phá sản vậy. Họ đã quen với cuộc sống trước kia, giờ bắt họ sống theo mức sống của người thường. Họ sẽ thấy thật khổ sở. Mà không biết rằng còn bao nhiêu người thường vẫn sống rất tốt.
Kiều Anh khi mới trọng sinh cũng choáng váng một thời gian. Qua thời gian đó xong chỉ thi thoảng cô mới lại nhớ tới tương lai. Giờ với cô, tương lai như một củ cà rốt treo ở trước mặt. Cô giống như một con lừa đi theo nhìn chằm chằm củ cà rốt kia thôi. Tự ví mình như con lừa, Kiều Anh nghĩ vậy cũng bật cười. Vừa quay sang thấy chị cô đang dùng ánh mắt nhìn bệnh tâm thần nhìn cô. Kiều Anh bị sặc một chút, cô chột dạ quay đầu đi. Đột nhiên Kiều Anh cũng cảm thấy: "Mình giống bệnh tâm thần làm sao đây!"
Nghỉ ngơi mười lăm phút, hai chị em cô lại tiếp tục làm việc. Cùng lúc đó chuyến xe lúa cuối cùng cũng được bố cô và chú cô mang về nhà. Chú cô và bố cô tuốt hạt, mẹ cô thế chân cô kéo rơm ra ngoài đường. Kiều Anh được giải phóng. Chiều nay nhà cô công việc chỉ như vậy. Mẹ cô cho phép cô ra ngoài tìm bạn chơi. Nhưng vào những ngày mùa này làm gì có nhóc con nào nhàn rỗi. Kiều Anh quyết định ăn vạ tại vườn rau không đi rồi.
Cô thử kiểm tra những dây leo hoa thiên lý mọc ra rễ cây chưa. Phát hiện bọn chúng đều mọc ra rễ cây nhưng chưa đủ để tách ra trồng xuống đất. Xem xong Kiều Anh tưới thêm một lần nước. Lúc này mới để ý hoa thiên lý trên giàn lại bắt đầu ra một lứa khác. Lại qua vài hôm nữa nhà cô lại được ăn hoa thiên lý rồi. Tâm tình của Kiều Anh lại vui sướng lên.
Lại đi dạo trong chốc lát, thấy chị cô cũng vào vườn hái rau cho bữa tối. Bữa trưa quá bận rộn không có nhiều thời gian chuẩn bị, đến bữa tối bố mẹ cô quyết định hi sinh một em vịt để khoản đãi chú cô. Hiện trường giết mổ Kiều Anh không tham gia, bởi vì không đến lượt. Không thấy đằng trước còn có chị cô đang xếp hàng chờ đến lượt sao?
Nói đến việc mổ gà mổ vịt này lại làm cô nhớ đến một chuyện cười. Chẳng là thế này, năm cô hai mươi lăm tuổi. Mắt thấy con nhà người ta con bồng con bế hết cả, mà con nhà mình một mảnh tình vắt vai cũng chưa có. Mẹ cô vô cùng sốt ruột. Bà liên lạc hết nội ngoại gần xa để tìm rể hiền. Khổ nỗi con gái bà vừa lúc thất nghiệp, ngoại hình thì chẳng ra sao ứng cử viên phù hợp không nhiều lắm. Cuối cùng cũng chọn được một anh mà được cô dì chú bác khen nức nở nhất. Sợ hai người gặp mặt lần đầu xấu hổ, mẹ cô còn rất là tri kỷ cho hai người số điện thoại nói chuyện trước. Lúc này cô đang sứt đầu mẻ trán tìm việc làm, làm gì có tâm trạng mà yêu đương. Qua la có lệ cho xong. Bên kia nhà trai cũng vậy, như bị ai kề dao ở cổ bắt phải nói chuyện với con gái ấy. Dăm ba bữa mới nhắn tin nói chuyện với nhau một lần. Tính ra hai người còn rất ăn ý. Cứ tưởng bình yên hai bên cùng ghét đi đến cuối. Ai ngờ hai bên gia đình quá nhiệt tình, tạo điều kiện cho hai bên gặp gỡ.
Mà không rõ hên xui ra làm sao, vì áp lực tìm việc trong khoảng thời gian này Kiều Anh thế nhưng giảm cân. Tuy chỉ giảm vài cân nhưng cũng đủ để anh kia ghé mắt nhìn. Từ lần đầu gặp mặt sau đó, tần suất gọi điện nhắn tin bắt đầu tăng lên chóng mặt. Xét thấy ngoại hình anh kia tạm ổn, lại gần nhà cô. Kiều Anh bắt đầu lung lay lên. Nhưng nói chuyện nhiều mới phát hiện anh kia vì sao điều kiện không tệ lắm mà giờ vẫn độc thân. Anh này yêu cầu rất cao về nửa kia của đời mình từ bằng cấp, công việc đến ngoại hình. Mà cô thì bằng cấp và công việc đã bị loại, chỉ có ngoại hình còn miễn cưỡng đạt tiêu chuẩn. Anh kia yêu cầu cô giảm cân mới xứng với anh ta. Đều xuất thân nông thôn, không biết ai cho anh ta tự tin mà chê từ đầu tới chân cô như vậy. Cô đã thấy bực mình rồi mà anh ta còn hỏi: "Sau này không có anh ở nhà thì em làm sao mà mổ được gà?"
Anh kia đặt câu hỏi khi biết cô không biết mổ gà. Nói thật bạn bè cùng tuổi với cô rất ít người biết làm việc này. Ở nhà có bố mẹ làm, ra xã hội thì đi chợ mua. Ai nghĩ tới đây cũng là một tiêu chuẩn kén vợ của anh kia đâu. Lúc đó cô trả lời sao nhỉ: "Em ra chợ thuê người mổ." Những người được thuê sẽ rất vui giúp cô làm việc này. Nhưng anh kia thì không vui, anh ta nói thế này: "Em không biết tự mình học được à mà đi thuê. Anh không biết nhà em nhiều tiền đến thế đâu?"
Giống như trong trò chơi bạn trả lời sai câu hỏi bị loại vậy. Anh ta từ đó về sau lặn mất tiêu luôn. Kết thúc lần đầu xem mắt thất bại của cô. Mẹ cô sau lại nghe được nguyên nhân vớ vẩn này, cô cứ tưởng bà sẽ bắt cô học mổ gà. Ai ngờ bà chỉ gọi điện mắng một trận bà mối kia rồi thôi. Thế cho nên đến giờ cô vẫn chưa biết cách mổ gà. Giờ nhớ lại chuyện cũ cô chỉ thấy buồn cười mà thôi.
Kiều Anh kéo lại suy nghĩ của mình, nhìn chăm chú vào mẹ cô đang vặt lông vịt. Chị cô cũng ngồi bên cạnh thuần thục vặt lông cùng mẹ cô. Cùng được nuôi thả giống nhau, mà chị cô sau lại trưởng thành khác nhau nhiều như vậy. Khả năng vấn đề đến từ phía cô. Kiều Anh cũng chen vào ngồi cùng hai người, không chút do dự mà bắt đầu vặt lông vịt. Cô không tin mình kém cỏi đến việc nhỏ này mà cũng không học được.
Ba mẹ con cùng chung sức, chẳng mấy chốc mà con vịt đã được làm sạch sẽ. Mẹ cô thu gom hết lông vịt lại rồi dặn dò chị cô: "Mai gặp bác Thêm thì gọi lại bác ấy đem lông vịt đổi kem hai chị em ăn."
Bác Thêm là người bán kem dạo làng cô. Cho đến khi cô trọng sinh bác này vẫn còn làm nghề này. Kem bác bán không chỉ dùng tiền mua, mà có thể đổi bằng những thứ khác. Như lông ngan, lông vịt cùng các loại đồng nát sắt vụn nữa. Đừng khinh thường nhưng thứ bỏ đi này, nhà bác này giàu lên nhờ bán những thứ này đấy. Thật ra lúc trước cô cũng từng bí quá hóa liều muốn thu mua những thứ này. Nhưng cô kịp thời dừng lại suy nghĩ này bởi cô không muốn biến nhà cô trở thành bãi rác. Còn có nhiều cách làm giàu khác, cô không nhất thiết cướp bát cơm của nhà bác này.
Trẻ em thời nào đều đối với kem có hứng thú. Nhất là ở điều kiện thiếu thốn như bây giờ, chỉ que kem đá cũng làm mấy nhóc con vui vẻ vô cùng. Kiều Anh đối với này không ham thích, ngày mai nếu có đổi được kem, cô sẽ nhường lại cho chị cô ăn.
Nhìn con vịt được làm sạch sẽ, Kiều Anh trong đầu bay lượn đủ loại cách ăn có nướng, quay, om các kiểu. Nhưng cuối cùng do khuyết thiếu nguyên liệu nên tối nay nhà cô vẫn ăn món đơn giản nhất vịt luộc. Chú cô lại là tín đồ trung thành của món tiết canh. Nhìn bát tiết canh đỏ tươi, Kiều Anh rùng mình. Từ bé cô đối với món này tránh như rắn rết. Để tránh nhìn thấy món này cô nhận nhiệm vụ mang thịt vịt hiếu kính bà nội cô. Chỉ mong sao khi cô quay về, món ăn này đã được chú cô tiêu diệt hết. Vì ý niệm này mà cô chậm rì rì đi đường. Gặp ai còn hàn huyên mấy câu mới chịu đi tiếp. Lại đến nhà bà cô, lần này đã không còn gì mới lạ. Cô đi vào trong chào bà cùng thím út. Cô đưa cặp lồng thức ăn cho thím út rồi quay sang nói chuyện với bà cô: "Hôm nay nhà cháu thịt con vịt, bố mẹ cháu mang ít thịt vào biếu bà ăn ạ." Lại quay lại nhìn thím út nói: "Chú út tối nay ăn cơm nhà cháu, thím ra nhà cháu ăn cơm nhé!"
Thím cô lắc đầu nói: "Thím ở nhà nấu cơm rồi! Khi khác nhé!" Vừa nói vừa gắp đồ ăn trong cặp lồng ra đĩa. Gắp xong đồ thím cô đậy lại cặp lồng trao trả cho Kiều Anh.
Kiều Anh cũng chỉ khách sáo, nhận lấy cặp lồng từ tay thím cô. Rồi tiến lên tạm biệt bà nội xoay người đi về nhà. Đi đến trước cổng gặp Tâm, nó là đứa em con nhà chú hai đang bị chó đuổi. Cô vội vàng túm nhóc con này vào cổng nhà bà cô rồi đóng cửa lại. Cô vừa đóng cửa thấy hai con chó chạy tới sủa ầm ĩ ngoài cổng. Cô nhìn xuống thằng em, tuy chạy mệt đến thở hổn hển nhưng hai mắt lại đặc biệt sáng ngời nhìn chằm chằm hai con chó kia. Như này đủ hiểu thằng em cô là thủ phạm trêu chọc hai con chó kia. Tâm chỉ kém cô một tuổi mà sao nó nghịch ngu quá vậy. Cô trừng mắt lên hỏi: "Em đã làm gì?"
"Em có làm gì đâu. Em chỉ lấy gậy chọc mông chúng nó thôi mà." Tâm đương nhiên trả lời. Kiều Anh đỡ trán nghiến răng nói: "Em tin không em mà không chạy mau, hai bên mông của em sẽ bị bọn nó gặm hết."
Lần này nhóc con có vẻ hơi sợ nhưng vẫn cứng miệng nói: "Em chạy nhanh hơn bọn nó." Vừa nói vừa nhìn Kiều Anh. Nghĩ vừa rồi chị Kiều Anh mà không nhanh tay túm lại, có lẽ cặp mông của hắn đã bị bọn chó kia gặm mất. Tâm hai tay không tự chủ ôm mông. Kiều Anh định nói tiếp thì bà và thím cô nghe tiếng chó sủa chạy ra xem. Bà cô tiến lên trước kiểm tra xem Tâm có sao không rồi hỏi nguyên do. Thấy bà không quan tâm tới mình, Kiều Anh trong lòng thầm hừ một tiếng. Nhìn hai người trình diễn bà cháu tình thâm.
Đợi một lúc hai con chó cắn chán bỏ đi, Kiều Anh cũng đi về nhà. Đến gần cổng thấy mẹ cô đang đứng ở cổng ngóng hướng nơi này. Thấy đến là cô mới đi tới ghét bỏ nói: "Đi đưa chút đồ ăn, mà cứ như sang Thiên Trúc thỉnh kinh vậy. Giờ mới về đến nhà." Kiều Anh biết bà lo lắng cho cô trong lòng ấm áp, chút khó chịu vừa rồi tan thành mây khói. Cô cười nói: "Đúng vậy, con gái mẹ vừa trải qua tám mươi mốt kiếp nạn mới chạy về gặp mẹ này. Tự hào vì con không?" Mẹ cô búng nhẹ trán cô rồi kéo cô vào nhà.
Nơi xa còn lại chút ánh nắng cũng hoàn toàn tắt hẳn. Báo hiệu một ngày đã kết thúc.
Kiều Anh khi mới trọng sinh cũng choáng váng một thời gian. Qua thời gian đó xong chỉ thi thoảng cô mới lại nhớ tới tương lai. Giờ với cô, tương lai như một củ cà rốt treo ở trước mặt. Cô giống như một con lừa đi theo nhìn chằm chằm củ cà rốt kia thôi. Tự ví mình như con lừa, Kiều Anh nghĩ vậy cũng bật cười. Vừa quay sang thấy chị cô đang dùng ánh mắt nhìn bệnh tâm thần nhìn cô. Kiều Anh bị sặc một chút, cô chột dạ quay đầu đi. Đột nhiên Kiều Anh cũng cảm thấy: "Mình giống bệnh tâm thần làm sao đây!"
Nghỉ ngơi mười lăm phút, hai chị em cô lại tiếp tục làm việc. Cùng lúc đó chuyến xe lúa cuối cùng cũng được bố cô và chú cô mang về nhà. Chú cô và bố cô tuốt hạt, mẹ cô thế chân cô kéo rơm ra ngoài đường. Kiều Anh được giải phóng. Chiều nay nhà cô công việc chỉ như vậy. Mẹ cô cho phép cô ra ngoài tìm bạn chơi. Nhưng vào những ngày mùa này làm gì có nhóc con nào nhàn rỗi. Kiều Anh quyết định ăn vạ tại vườn rau không đi rồi.
Cô thử kiểm tra những dây leo hoa thiên lý mọc ra rễ cây chưa. Phát hiện bọn chúng đều mọc ra rễ cây nhưng chưa đủ để tách ra trồng xuống đất. Xem xong Kiều Anh tưới thêm một lần nước. Lúc này mới để ý hoa thiên lý trên giàn lại bắt đầu ra một lứa khác. Lại qua vài hôm nữa nhà cô lại được ăn hoa thiên lý rồi. Tâm tình của Kiều Anh lại vui sướng lên.
Lại đi dạo trong chốc lát, thấy chị cô cũng vào vườn hái rau cho bữa tối. Bữa trưa quá bận rộn không có nhiều thời gian chuẩn bị, đến bữa tối bố mẹ cô quyết định hi sinh một em vịt để khoản đãi chú cô. Hiện trường giết mổ Kiều Anh không tham gia, bởi vì không đến lượt. Không thấy đằng trước còn có chị cô đang xếp hàng chờ đến lượt sao?
Nói đến việc mổ gà mổ vịt này lại làm cô nhớ đến một chuyện cười. Chẳng là thế này, năm cô hai mươi lăm tuổi. Mắt thấy con nhà người ta con bồng con bế hết cả, mà con nhà mình một mảnh tình vắt vai cũng chưa có. Mẹ cô vô cùng sốt ruột. Bà liên lạc hết nội ngoại gần xa để tìm rể hiền. Khổ nỗi con gái bà vừa lúc thất nghiệp, ngoại hình thì chẳng ra sao ứng cử viên phù hợp không nhiều lắm. Cuối cùng cũng chọn được một anh mà được cô dì chú bác khen nức nở nhất. Sợ hai người gặp mặt lần đầu xấu hổ, mẹ cô còn rất là tri kỷ cho hai người số điện thoại nói chuyện trước. Lúc này cô đang sứt đầu mẻ trán tìm việc làm, làm gì có tâm trạng mà yêu đương. Qua la có lệ cho xong. Bên kia nhà trai cũng vậy, như bị ai kề dao ở cổ bắt phải nói chuyện với con gái ấy. Dăm ba bữa mới nhắn tin nói chuyện với nhau một lần. Tính ra hai người còn rất ăn ý. Cứ tưởng bình yên hai bên cùng ghét đi đến cuối. Ai ngờ hai bên gia đình quá nhiệt tình, tạo điều kiện cho hai bên gặp gỡ.
Mà không rõ hên xui ra làm sao, vì áp lực tìm việc trong khoảng thời gian này Kiều Anh thế nhưng giảm cân. Tuy chỉ giảm vài cân nhưng cũng đủ để anh kia ghé mắt nhìn. Từ lần đầu gặp mặt sau đó, tần suất gọi điện nhắn tin bắt đầu tăng lên chóng mặt. Xét thấy ngoại hình anh kia tạm ổn, lại gần nhà cô. Kiều Anh bắt đầu lung lay lên. Nhưng nói chuyện nhiều mới phát hiện anh kia vì sao điều kiện không tệ lắm mà giờ vẫn độc thân. Anh này yêu cầu rất cao về nửa kia của đời mình từ bằng cấp, công việc đến ngoại hình. Mà cô thì bằng cấp và công việc đã bị loại, chỉ có ngoại hình còn miễn cưỡng đạt tiêu chuẩn. Anh kia yêu cầu cô giảm cân mới xứng với anh ta. Đều xuất thân nông thôn, không biết ai cho anh ta tự tin mà chê từ đầu tới chân cô như vậy. Cô đã thấy bực mình rồi mà anh ta còn hỏi: "Sau này không có anh ở nhà thì em làm sao mà mổ được gà?"
Anh kia đặt câu hỏi khi biết cô không biết mổ gà. Nói thật bạn bè cùng tuổi với cô rất ít người biết làm việc này. Ở nhà có bố mẹ làm, ra xã hội thì đi chợ mua. Ai nghĩ tới đây cũng là một tiêu chuẩn kén vợ của anh kia đâu. Lúc đó cô trả lời sao nhỉ: "Em ra chợ thuê người mổ." Những người được thuê sẽ rất vui giúp cô làm việc này. Nhưng anh kia thì không vui, anh ta nói thế này: "Em không biết tự mình học được à mà đi thuê. Anh không biết nhà em nhiều tiền đến thế đâu?"
Giống như trong trò chơi bạn trả lời sai câu hỏi bị loại vậy. Anh ta từ đó về sau lặn mất tiêu luôn. Kết thúc lần đầu xem mắt thất bại của cô. Mẹ cô sau lại nghe được nguyên nhân vớ vẩn này, cô cứ tưởng bà sẽ bắt cô học mổ gà. Ai ngờ bà chỉ gọi điện mắng một trận bà mối kia rồi thôi. Thế cho nên đến giờ cô vẫn chưa biết cách mổ gà. Giờ nhớ lại chuyện cũ cô chỉ thấy buồn cười mà thôi.
Kiều Anh kéo lại suy nghĩ của mình, nhìn chăm chú vào mẹ cô đang vặt lông vịt. Chị cô cũng ngồi bên cạnh thuần thục vặt lông cùng mẹ cô. Cùng được nuôi thả giống nhau, mà chị cô sau lại trưởng thành khác nhau nhiều như vậy. Khả năng vấn đề đến từ phía cô. Kiều Anh cũng chen vào ngồi cùng hai người, không chút do dự mà bắt đầu vặt lông vịt. Cô không tin mình kém cỏi đến việc nhỏ này mà cũng không học được.
Ba mẹ con cùng chung sức, chẳng mấy chốc mà con vịt đã được làm sạch sẽ. Mẹ cô thu gom hết lông vịt lại rồi dặn dò chị cô: "Mai gặp bác Thêm thì gọi lại bác ấy đem lông vịt đổi kem hai chị em ăn."
Bác Thêm là người bán kem dạo làng cô. Cho đến khi cô trọng sinh bác này vẫn còn làm nghề này. Kem bác bán không chỉ dùng tiền mua, mà có thể đổi bằng những thứ khác. Như lông ngan, lông vịt cùng các loại đồng nát sắt vụn nữa. Đừng khinh thường nhưng thứ bỏ đi này, nhà bác này giàu lên nhờ bán những thứ này đấy. Thật ra lúc trước cô cũng từng bí quá hóa liều muốn thu mua những thứ này. Nhưng cô kịp thời dừng lại suy nghĩ này bởi cô không muốn biến nhà cô trở thành bãi rác. Còn có nhiều cách làm giàu khác, cô không nhất thiết cướp bát cơm của nhà bác này.
Trẻ em thời nào đều đối với kem có hứng thú. Nhất là ở điều kiện thiếu thốn như bây giờ, chỉ que kem đá cũng làm mấy nhóc con vui vẻ vô cùng. Kiều Anh đối với này không ham thích, ngày mai nếu có đổi được kem, cô sẽ nhường lại cho chị cô ăn.
Nhìn con vịt được làm sạch sẽ, Kiều Anh trong đầu bay lượn đủ loại cách ăn có nướng, quay, om các kiểu. Nhưng cuối cùng do khuyết thiếu nguyên liệu nên tối nay nhà cô vẫn ăn món đơn giản nhất vịt luộc. Chú cô lại là tín đồ trung thành của món tiết canh. Nhìn bát tiết canh đỏ tươi, Kiều Anh rùng mình. Từ bé cô đối với món này tránh như rắn rết. Để tránh nhìn thấy món này cô nhận nhiệm vụ mang thịt vịt hiếu kính bà nội cô. Chỉ mong sao khi cô quay về, món ăn này đã được chú cô tiêu diệt hết. Vì ý niệm này mà cô chậm rì rì đi đường. Gặp ai còn hàn huyên mấy câu mới chịu đi tiếp. Lại đến nhà bà cô, lần này đã không còn gì mới lạ. Cô đi vào trong chào bà cùng thím út. Cô đưa cặp lồng thức ăn cho thím út rồi quay sang nói chuyện với bà cô: "Hôm nay nhà cháu thịt con vịt, bố mẹ cháu mang ít thịt vào biếu bà ăn ạ." Lại quay lại nhìn thím út nói: "Chú út tối nay ăn cơm nhà cháu, thím ra nhà cháu ăn cơm nhé!"
Thím cô lắc đầu nói: "Thím ở nhà nấu cơm rồi! Khi khác nhé!" Vừa nói vừa gắp đồ ăn trong cặp lồng ra đĩa. Gắp xong đồ thím cô đậy lại cặp lồng trao trả cho Kiều Anh.
Kiều Anh cũng chỉ khách sáo, nhận lấy cặp lồng từ tay thím cô. Rồi tiến lên tạm biệt bà nội xoay người đi về nhà. Đi đến trước cổng gặp Tâm, nó là đứa em con nhà chú hai đang bị chó đuổi. Cô vội vàng túm nhóc con này vào cổng nhà bà cô rồi đóng cửa lại. Cô vừa đóng cửa thấy hai con chó chạy tới sủa ầm ĩ ngoài cổng. Cô nhìn xuống thằng em, tuy chạy mệt đến thở hổn hển nhưng hai mắt lại đặc biệt sáng ngời nhìn chằm chằm hai con chó kia. Như này đủ hiểu thằng em cô là thủ phạm trêu chọc hai con chó kia. Tâm chỉ kém cô một tuổi mà sao nó nghịch ngu quá vậy. Cô trừng mắt lên hỏi: "Em đã làm gì?"
"Em có làm gì đâu. Em chỉ lấy gậy chọc mông chúng nó thôi mà." Tâm đương nhiên trả lời. Kiều Anh đỡ trán nghiến răng nói: "Em tin không em mà không chạy mau, hai bên mông của em sẽ bị bọn nó gặm hết."
Lần này nhóc con có vẻ hơi sợ nhưng vẫn cứng miệng nói: "Em chạy nhanh hơn bọn nó." Vừa nói vừa nhìn Kiều Anh. Nghĩ vừa rồi chị Kiều Anh mà không nhanh tay túm lại, có lẽ cặp mông của hắn đã bị bọn chó kia gặm mất. Tâm hai tay không tự chủ ôm mông. Kiều Anh định nói tiếp thì bà và thím cô nghe tiếng chó sủa chạy ra xem. Bà cô tiến lên trước kiểm tra xem Tâm có sao không rồi hỏi nguyên do. Thấy bà không quan tâm tới mình, Kiều Anh trong lòng thầm hừ một tiếng. Nhìn hai người trình diễn bà cháu tình thâm.
Đợi một lúc hai con chó cắn chán bỏ đi, Kiều Anh cũng đi về nhà. Đến gần cổng thấy mẹ cô đang đứng ở cổng ngóng hướng nơi này. Thấy đến là cô mới đi tới ghét bỏ nói: "Đi đưa chút đồ ăn, mà cứ như sang Thiên Trúc thỉnh kinh vậy. Giờ mới về đến nhà." Kiều Anh biết bà lo lắng cho cô trong lòng ấm áp, chút khó chịu vừa rồi tan thành mây khói. Cô cười nói: "Đúng vậy, con gái mẹ vừa trải qua tám mươi mốt kiếp nạn mới chạy về gặp mẹ này. Tự hào vì con không?" Mẹ cô búng nhẹ trán cô rồi kéo cô vào nhà.
Nơi xa còn lại chút ánh nắng cũng hoàn toàn tắt hẳn. Báo hiệu một ngày đã kết thúc.