Chương : 24
Máy bay đối phương không đến nữa.
Trân Châu cảng là một nơi chốn đầy rẫy những xác người tả tơi và những xác tàu tan tác. Máu, những thi thể của người, những mảnh đổ nát bao trùm khắp bề mặt một vùng biển đã có thời từng là một vùng hoang sơ. Giờ đây, làn khói ở những đám dầu khổng lồ trôi bồng bềnh trên mặt biển, thả lên không trung những cuộn khói đen ngòm, khiến bầu không khí gần như nghẹt thở.
Trong khi cố gắng tổ chức những đợt chống trả lại quân Nhật trong trường hợp chúng tấn công thêm nữa và cứu những người đã bị giam trong những con tàu đắm và trục vớt những gì còn lại của một đội hải hành đã tơi tả, tư lệnh Kimmel nhận được một bức điện tín từ Washington, bức điện có nội dung như sau: "Hãy cẩn thận! Quân Nhật sắp sửa tấn công."
Tướng Short ở đội chỉ huy của ông nói với đám nhân viên:
- Tôi muốn phải có lính gác và lính tuần canh ở khắp mọi nơi. Bảo họ cứ việc tiền trảm hậu tấu. Và họ phải biết được những dấu hiệu báo trước một cuộc đổ bộ của quân đội thù địch.
Một trong những đại tá của ông hỏi:
- Ngài nghĩ bộ binh của kẻ thù có thể đổ bộ xâm lấn vùng đảo này ư?
- Thưa ngài, sau một buổi sáng hôm nay, chúng ta không nên nghĩ có chuyện gì đó mà chúng không thể làm.
Một trợ lý đưa ông một mẩu tin đến từ Washington thông qua tổ chức Western Union và được một cậu bé đem tới đưa cho sở chỉ huy quân đội. Cậu bé này người Mỹ gốc Nhật, cậu đã đi xe đạp trao bức điện này đến cho sở chỉ huy quân đội của tướng Kimmel. Chính xác là thư từ Nhật Bản đến vào lúc 11 giờ đêm cho Washington. Y không biết họ có thực hiện chính xác theo giờ khắc này hay không cho nên nhất định phải cảnh giác để đối phó.
Bên ngoài toà đại xứ Nhật ở Oahu, một đoàn xe hơi đông đảo từ sở cảnh sát Honolulu thắng gấp. Những toán cảnh sát được trang bị vũ trang nhảy ào xuống xe. Họ nhanh chóng lục soát các phòng ban trong toà nhà đại sứ và nối đuôi nhau dò dẫm suốt dọc hành lang. Họ tìm thấy các nhân viên viên trong toà đại sứ đang đốt các giấy tờ, chứng từ. Cảnh sát dập các đám cháy từ những đống giấy tờ kia và đưa đám nhân viên Nhật về bót. Sau này những trinh sát có bình luận thêm rằng họ thấy những thành viên của đại sứ quán Nhật có vẻ xấu hổ và bối rối.
Suốt ngày đầu tiên sau cuộc không kích ấy, không ai bắn một phát đạn nào, những máy bay Mỹ cố quay về căn cứ trong lúc đội pháo phòng không của Mỹ thỉnh thoảng cũng nhìn thấy máy bay họ bắn qua vài phát nhưng máy bay không có vị phi công nào bị thương. Trong cuộc tấn công dữ dội vào những con tàu đang thả neo trên cảng, một phi công Nhật đã hy sinh, máy bay của anh ta bị hư hại nặng nề, thế nên anh ta đã không thể lao thẳng vào đối phương như một quả bom cảm tử biết bay vào một mục tiêu quân sự giống như những máy bay không còn sức chiến đấu của Nhật Bản thường làm. Máy bay bị rơi xuống tầng lớp cạn quanh đảo và viên phi công lao ra khỏi buồng lái leo lên cánh của chiếc Zero. Khi trên bầu trời không còn bóng của các máy bay đồng đội tiếp tục tấn công vào khu cảng, một đoàn thủy thủ người Mỹ có trang bị vũ khí theo một chiếc xuồng nhỏ có gắn môtơ, rẽ sóng bước đến bắt anh ta làm tù binh. Khi họ đến gần, viên phi công này rút súng ngắn ra bắn trả và đám thủy thủ đã bắn chết anh ta. Không một ai dám tiếp cận đám máy bay của Nhật nếu không cẩn thận chuẩn bị tinh thần từ trước, nhưng họ không tìm thấy bất cứ phi công Nhật nào còn sống. Lệnh trên đưa xuống là phải cẩn thận và bảo quản xác của họ. Thế nhưng họ đành phải bỏ xác của viên phi công Nhật vào trong một thùng rác cho tới khi tìm thấy một cái thùng vừa ý cho thi thể của anh ta. Trong cảnh hỗn loạn của cuộc chiến thì đó là thứ duy nhất họ có thể tìm được để chứa thi thể của viên phi công Nhật nọ.
Tất cả những người bị thương máu đã không ngừng chảy, kể cả nhũng người bị bỏng. Máu từ những vết bỏng của những người bị bỏng ở gáy còn đỏ hơn cả máu của người khác nữa. Những vết đạn, áo khoác hay những vết cắt do những mảnh kim loại vạt lên những thi thể cháy xém còn khủng khiếp hơn bất cứ vết thương nào bên ngoài. Tiếng máy bay gầm rú bên ngoài, và tiếng bom nổ ì ầm đã không còn nữa. Thay vào đó là những tiếng còi xe cứu thương và cảnh sát rít lên ở khắp nơi. (2 chữ không rõ) tiếng còi xe báo những mối hiểm hoạ ấy có vẻ như rất kỳ cục hệt như những bức điện tín đến quá trễ.
Trong bệnh viện, mỗi thương binh than vãn một kiểu, người thì hét lên chói tai trong những nỗi đau cực độ, nước mắt giàn giụa trên những khuôn mặt trầy trụa, họ gọi tên người thân, la hét cho tới khi giọng khản đặc. Trong lúc đó, các y tá chạy như con thoi giữa những tiếng la hét và một nền máu đỏ tươi. Họ thầm cảm ơn trời vì vẫn còn được nghe những tiếng ồn như vậy. Bởi vì những ai còn la hét được là những người hồn còn chưa lìa khỏi xác.
Những người đã chết được mang đi theo cái cách mà người ta đã mang họ tới. Những vệt máu đông, đông thành một lớp dày nơi bậc tam cấp của một bệnh viện. Những cánh cửa mở rộng sẵn sàng nuốt gọn những người còn sống và nhả ra những xác chết. Đúng là một lối vào địa ngục!
Có hai sĩ quan bước dọc theo những vệt máu trải dài trên đất đi vào trong cái miệng há ngoác ấy. Đó chính là Denny Walker và Rafe McCawley, họ không nói gì kể từ khi đồng tình với nhau là sẽ đến bệnh viện này. Họ thậm chí không còn nhắc đến tên của Evelyn khi quyết định sẽ đến đây. Trong câu chuyện, họ chỉ nói bệnh viện là nơi họ nên đến, trên đường trở về căn cứ không quân, nơi mà lúc này họ biết đã bị quân Nhật Bản cày xới đến không còn thứ gì là nguyên vẹn.
Họ bước vào bên trong, đứng dựa lưng vào tường, chỉ nhìn những đồng đội của mình bị thương vì đạn bom thôi đã khiến họ kinh hoàng và giận dữ. Còn những cảnh họ đang nhìn thấy lúc này khiến họ phát ốm lên. Cả hai đều muốn ói vọt ra.
Giữa những vết thương nhầy nhụa và bắt đầu bốc mùi hôi thối, Evelyn đang chỉ cho hai y tá cách sử dụng bình xịt để xịt chất khử trùng lên trên những vết bỏng. Danny và Rafe nhìn nàng cho tới khi nàng ngước mắt lên. Nàng nhìn thấy họ và cứ đứng ngây người ra. Sự nhẹ nhõm hiện ra trong mắt nàng và chỉ có đôi mắt là nói được cảm xúc của nàng lúc này. Đầu óc nàng cứng đờ vì sự căng thẳng; thân thể, tay chân nàng lấm lem vì máu me; nàng đến bên họ, dừng lại cách họ vài bước, không chạm vào ai. Rafe hỏi nàng:
- Tụi anh có giúp gì được không?
Ba phút sau, họ ngồi lên trên những chiếc ghế được sắp đặt cuối hành lang. Hai chiếc ống nhựa trong dẫn giòng máu từ cánh tay họ vào trong những chiếc chai Cocacola đã được khử trùng. Tất cả các bình đựng máu chuyên dùng đã hết từ lâu. Evelyn kiểm tra những mạch rẽ trên cánh tay họ không bị rỉ máu rồi lặng lẽ quay trở lại với những công việc. Lúc ấy, Danny và Rafe ngồi bên cạnh nhau. Dòng máu của họ chảy vào hai chiếc chai giống hệt nhau. Một lần nữa, họ cảm thấy một mối liên kết giữa cả hai như thể máu của họ không chỉ cùng đến một nơi mà còn đến ở một nguồn nữa.
Đêm bắt đầu buông xuống trên Trân Châu cảng. Lửa đã được dập tắt, nhưng mùi khói của dầu vẫn còn phảng phất khắp mọi nơi. Và có thêm mùi acid toả ra từ những ngọn đèn, những ánh lửa hòng xuyên qua màn đêm của các căn cứ lúc này không còn một bóng người, không có tiếng súng, thỉnh thoảng chỉ có một vài lính gác bắn vu vơ vì hoảng loạn. Cuộc chiến bây giờ là làm sao để cứu được những người bị giam trong những chiếc tàu đắm.
Người ta làm việc như điên cuồng, gõ búa không ngừng xuống những thân tàu, cắt lớp vỏ của tàu Oklahoma bị lật úp. Khi màn đêm buông xuống thì cũng là lúc những người gần như trần trụi được lôi từ trong tàu ra, những người này không còn tin là họ có thể thở bằng không khí trong lành được nữa. Khi họ bước ra ngoài, nhìn thấy đống đổ nát xung quanh mình, có thể họ là những người duy nhất nhìn được cảnh đó mà vẫn thầm cảm ơn trời rằng mình đã được thoát nạn.
Con tàu Arizona có số thương vong không thể đếm hết được khi vụ nổ khủng khiếp xé toạc con tàu. Với mức độ thiệt hại như vậy thì số lượng thương vong lên cao là không thể tránh khỏi. Những người bên hải quân đau đớn khi biết tin, mặc dù con tàu đã chìm trong lòng đại dương, nhưng nó vẫn giữ chặt trong lòng tàu một số người sống sót vùng vẫy trong những khoang kín còn một ít không khí để thở bên trong lòng tàu. Những người cứu hộ còn đau lòng hơn khi những thợ lặn đầu tiên đến thân tàu. Họ nghe thấy những người ở trong thân tàu ấy đập rầm rầm đòi thoát thân. Những chàng hải quân lập tức dồn hết mọi phương tiện mà họ có, và thêm nhiều thợ lặn hối hả nhào xuống nơi con tàu đắm. Không ai biết họ sẽ cứu những người còn sống ra bằng cách nào, nhưng quả thật, còn người sống ở trong đó, thì những người anh em, hoặc sẽ cứu họ ra, hoặc cũng có người phải chết vì cố gắng cứu đồng đội của mình.
Đó chính là điều đã xảy ra vào ngày hôm ấy. Những người cứu hộ đã phải chết để cứu những đồng đội của mình thoát nạn, di chuyển giữa những đám mảnh tàu tan tác của chiến hạm đã bị những đống đổ nát đè chết. Rõ ràng là những người còn sống đang phải hy sinh mạng sống của mình, cố cứu lấy những gì còn lại trong tàuArizona. Biết đâu những người còn sống trong thời điểm người ta lôi được họ ra thì đã chết rồi, còn cái số thương vong để làm việc cứu hộ ấy còn nhiều hơn cả số đang hy vọng được cứu vẫn còn bị giam trong tàu.
Cuối cùng những vị tư lệnh phải đi đến một quyết định đau lòng, là bỏ hết mọi nỗ lực để vào được tàu Arizona. Và giờ đây, nó đã trở thành một đài tưởng niệm. Một người thì thầm nhắn gửi của những người đã chết vì chiến đấu bảo vệ cho con tàu.
Phần III: Bất khả chiến bại
Trân Châu cảng là một nơi chốn đầy rẫy những xác người tả tơi và những xác tàu tan tác. Máu, những thi thể của người, những mảnh đổ nát bao trùm khắp bề mặt một vùng biển đã có thời từng là một vùng hoang sơ. Giờ đây, làn khói ở những đám dầu khổng lồ trôi bồng bềnh trên mặt biển, thả lên không trung những cuộn khói đen ngòm, khiến bầu không khí gần như nghẹt thở.
Trong khi cố gắng tổ chức những đợt chống trả lại quân Nhật trong trường hợp chúng tấn công thêm nữa và cứu những người đã bị giam trong những con tàu đắm và trục vớt những gì còn lại của một đội hải hành đã tơi tả, tư lệnh Kimmel nhận được một bức điện tín từ Washington, bức điện có nội dung như sau: "Hãy cẩn thận! Quân Nhật sắp sửa tấn công."
Tướng Short ở đội chỉ huy của ông nói với đám nhân viên:
- Tôi muốn phải có lính gác và lính tuần canh ở khắp mọi nơi. Bảo họ cứ việc tiền trảm hậu tấu. Và họ phải biết được những dấu hiệu báo trước một cuộc đổ bộ của quân đội thù địch.
Một trong những đại tá của ông hỏi:
- Ngài nghĩ bộ binh của kẻ thù có thể đổ bộ xâm lấn vùng đảo này ư?
- Thưa ngài, sau một buổi sáng hôm nay, chúng ta không nên nghĩ có chuyện gì đó mà chúng không thể làm.
Một trợ lý đưa ông một mẩu tin đến từ Washington thông qua tổ chức Western Union và được một cậu bé đem tới đưa cho sở chỉ huy quân đội. Cậu bé này người Mỹ gốc Nhật, cậu đã đi xe đạp trao bức điện này đến cho sở chỉ huy quân đội của tướng Kimmel. Chính xác là thư từ Nhật Bản đến vào lúc 11 giờ đêm cho Washington. Y không biết họ có thực hiện chính xác theo giờ khắc này hay không cho nên nhất định phải cảnh giác để đối phó.
Bên ngoài toà đại xứ Nhật ở Oahu, một đoàn xe hơi đông đảo từ sở cảnh sát Honolulu thắng gấp. Những toán cảnh sát được trang bị vũ trang nhảy ào xuống xe. Họ nhanh chóng lục soát các phòng ban trong toà nhà đại sứ và nối đuôi nhau dò dẫm suốt dọc hành lang. Họ tìm thấy các nhân viên viên trong toà đại sứ đang đốt các giấy tờ, chứng từ. Cảnh sát dập các đám cháy từ những đống giấy tờ kia và đưa đám nhân viên Nhật về bót. Sau này những trinh sát có bình luận thêm rằng họ thấy những thành viên của đại sứ quán Nhật có vẻ xấu hổ và bối rối.
Suốt ngày đầu tiên sau cuộc không kích ấy, không ai bắn một phát đạn nào, những máy bay Mỹ cố quay về căn cứ trong lúc đội pháo phòng không của Mỹ thỉnh thoảng cũng nhìn thấy máy bay họ bắn qua vài phát nhưng máy bay không có vị phi công nào bị thương. Trong cuộc tấn công dữ dội vào những con tàu đang thả neo trên cảng, một phi công Nhật đã hy sinh, máy bay của anh ta bị hư hại nặng nề, thế nên anh ta đã không thể lao thẳng vào đối phương như một quả bom cảm tử biết bay vào một mục tiêu quân sự giống như những máy bay không còn sức chiến đấu của Nhật Bản thường làm. Máy bay bị rơi xuống tầng lớp cạn quanh đảo và viên phi công lao ra khỏi buồng lái leo lên cánh của chiếc Zero. Khi trên bầu trời không còn bóng của các máy bay đồng đội tiếp tục tấn công vào khu cảng, một đoàn thủy thủ người Mỹ có trang bị vũ khí theo một chiếc xuồng nhỏ có gắn môtơ, rẽ sóng bước đến bắt anh ta làm tù binh. Khi họ đến gần, viên phi công này rút súng ngắn ra bắn trả và đám thủy thủ đã bắn chết anh ta. Không một ai dám tiếp cận đám máy bay của Nhật nếu không cẩn thận chuẩn bị tinh thần từ trước, nhưng họ không tìm thấy bất cứ phi công Nhật nào còn sống. Lệnh trên đưa xuống là phải cẩn thận và bảo quản xác của họ. Thế nhưng họ đành phải bỏ xác của viên phi công Nhật vào trong một thùng rác cho tới khi tìm thấy một cái thùng vừa ý cho thi thể của anh ta. Trong cảnh hỗn loạn của cuộc chiến thì đó là thứ duy nhất họ có thể tìm được để chứa thi thể của viên phi công Nhật nọ.
Tất cả những người bị thương máu đã không ngừng chảy, kể cả nhũng người bị bỏng. Máu từ những vết bỏng của những người bị bỏng ở gáy còn đỏ hơn cả máu của người khác nữa. Những vết đạn, áo khoác hay những vết cắt do những mảnh kim loại vạt lên những thi thể cháy xém còn khủng khiếp hơn bất cứ vết thương nào bên ngoài. Tiếng máy bay gầm rú bên ngoài, và tiếng bom nổ ì ầm đã không còn nữa. Thay vào đó là những tiếng còi xe cứu thương và cảnh sát rít lên ở khắp nơi. (2 chữ không rõ) tiếng còi xe báo những mối hiểm hoạ ấy có vẻ như rất kỳ cục hệt như những bức điện tín đến quá trễ.
Trong bệnh viện, mỗi thương binh than vãn một kiểu, người thì hét lên chói tai trong những nỗi đau cực độ, nước mắt giàn giụa trên những khuôn mặt trầy trụa, họ gọi tên người thân, la hét cho tới khi giọng khản đặc. Trong lúc đó, các y tá chạy như con thoi giữa những tiếng la hét và một nền máu đỏ tươi. Họ thầm cảm ơn trời vì vẫn còn được nghe những tiếng ồn như vậy. Bởi vì những ai còn la hét được là những người hồn còn chưa lìa khỏi xác.
Những người đã chết được mang đi theo cái cách mà người ta đã mang họ tới. Những vệt máu đông, đông thành một lớp dày nơi bậc tam cấp của một bệnh viện. Những cánh cửa mở rộng sẵn sàng nuốt gọn những người còn sống và nhả ra những xác chết. Đúng là một lối vào địa ngục!
Có hai sĩ quan bước dọc theo những vệt máu trải dài trên đất đi vào trong cái miệng há ngoác ấy. Đó chính là Denny Walker và Rafe McCawley, họ không nói gì kể từ khi đồng tình với nhau là sẽ đến bệnh viện này. Họ thậm chí không còn nhắc đến tên của Evelyn khi quyết định sẽ đến đây. Trong câu chuyện, họ chỉ nói bệnh viện là nơi họ nên đến, trên đường trở về căn cứ không quân, nơi mà lúc này họ biết đã bị quân Nhật Bản cày xới đến không còn thứ gì là nguyên vẹn.
Họ bước vào bên trong, đứng dựa lưng vào tường, chỉ nhìn những đồng đội của mình bị thương vì đạn bom thôi đã khiến họ kinh hoàng và giận dữ. Còn những cảnh họ đang nhìn thấy lúc này khiến họ phát ốm lên. Cả hai đều muốn ói vọt ra.
Giữa những vết thương nhầy nhụa và bắt đầu bốc mùi hôi thối, Evelyn đang chỉ cho hai y tá cách sử dụng bình xịt để xịt chất khử trùng lên trên những vết bỏng. Danny và Rafe nhìn nàng cho tới khi nàng ngước mắt lên. Nàng nhìn thấy họ và cứ đứng ngây người ra. Sự nhẹ nhõm hiện ra trong mắt nàng và chỉ có đôi mắt là nói được cảm xúc của nàng lúc này. Đầu óc nàng cứng đờ vì sự căng thẳng; thân thể, tay chân nàng lấm lem vì máu me; nàng đến bên họ, dừng lại cách họ vài bước, không chạm vào ai. Rafe hỏi nàng:
- Tụi anh có giúp gì được không?
Ba phút sau, họ ngồi lên trên những chiếc ghế được sắp đặt cuối hành lang. Hai chiếc ống nhựa trong dẫn giòng máu từ cánh tay họ vào trong những chiếc chai Cocacola đã được khử trùng. Tất cả các bình đựng máu chuyên dùng đã hết từ lâu. Evelyn kiểm tra những mạch rẽ trên cánh tay họ không bị rỉ máu rồi lặng lẽ quay trở lại với những công việc. Lúc ấy, Danny và Rafe ngồi bên cạnh nhau. Dòng máu của họ chảy vào hai chiếc chai giống hệt nhau. Một lần nữa, họ cảm thấy một mối liên kết giữa cả hai như thể máu của họ không chỉ cùng đến một nơi mà còn đến ở một nguồn nữa.
Đêm bắt đầu buông xuống trên Trân Châu cảng. Lửa đã được dập tắt, nhưng mùi khói của dầu vẫn còn phảng phất khắp mọi nơi. Và có thêm mùi acid toả ra từ những ngọn đèn, những ánh lửa hòng xuyên qua màn đêm của các căn cứ lúc này không còn một bóng người, không có tiếng súng, thỉnh thoảng chỉ có một vài lính gác bắn vu vơ vì hoảng loạn. Cuộc chiến bây giờ là làm sao để cứu được những người bị giam trong những chiếc tàu đắm.
Người ta làm việc như điên cuồng, gõ búa không ngừng xuống những thân tàu, cắt lớp vỏ của tàu Oklahoma bị lật úp. Khi màn đêm buông xuống thì cũng là lúc những người gần như trần trụi được lôi từ trong tàu ra, những người này không còn tin là họ có thể thở bằng không khí trong lành được nữa. Khi họ bước ra ngoài, nhìn thấy đống đổ nát xung quanh mình, có thể họ là những người duy nhất nhìn được cảnh đó mà vẫn thầm cảm ơn trời rằng mình đã được thoát nạn.
Con tàu Arizona có số thương vong không thể đếm hết được khi vụ nổ khủng khiếp xé toạc con tàu. Với mức độ thiệt hại như vậy thì số lượng thương vong lên cao là không thể tránh khỏi. Những người bên hải quân đau đớn khi biết tin, mặc dù con tàu đã chìm trong lòng đại dương, nhưng nó vẫn giữ chặt trong lòng tàu một số người sống sót vùng vẫy trong những khoang kín còn một ít không khí để thở bên trong lòng tàu. Những người cứu hộ còn đau lòng hơn khi những thợ lặn đầu tiên đến thân tàu. Họ nghe thấy những người ở trong thân tàu ấy đập rầm rầm đòi thoát thân. Những chàng hải quân lập tức dồn hết mọi phương tiện mà họ có, và thêm nhiều thợ lặn hối hả nhào xuống nơi con tàu đắm. Không ai biết họ sẽ cứu những người còn sống ra bằng cách nào, nhưng quả thật, còn người sống ở trong đó, thì những người anh em, hoặc sẽ cứu họ ra, hoặc cũng có người phải chết vì cố gắng cứu đồng đội của mình.
Đó chính là điều đã xảy ra vào ngày hôm ấy. Những người cứu hộ đã phải chết để cứu những đồng đội của mình thoát nạn, di chuyển giữa những đám mảnh tàu tan tác của chiến hạm đã bị những đống đổ nát đè chết. Rõ ràng là những người còn sống đang phải hy sinh mạng sống của mình, cố cứu lấy những gì còn lại trong tàuArizona. Biết đâu những người còn sống trong thời điểm người ta lôi được họ ra thì đã chết rồi, còn cái số thương vong để làm việc cứu hộ ấy còn nhiều hơn cả số đang hy vọng được cứu vẫn còn bị giam trong tàu.
Cuối cùng những vị tư lệnh phải đi đến một quyết định đau lòng, là bỏ hết mọi nỗ lực để vào được tàu Arizona. Và giờ đây, nó đã trở thành một đài tưởng niệm. Một người thì thầm nhắn gửi của những người đã chết vì chiến đấu bảo vệ cho con tàu.
Phần III: Bất khả chiến bại