Chương 72: Chắn họa
Kết quả này làm Doãn Từ thất vọng.
Do không có nội lực, Doãn Từ không thể nghiên cứu sâu về thuật pháp. Trong khi đó công việc giải trận đòi hỏi phải vận dụng nội lực một cách cực kỳ nhuần nhuyễn – thứ chỉ có thể đạt được qua vô số lần luyện tập. Còn trên chiến trường trận pháp, cái mớ lý luận mà Doãn Từ vốn nắm rõ từ lâu cũng sẽ chỉ biến y thành gã văn nhân ngu xuẩn mới rời mái nhà tranh.
Trận pháp này được cao thủ lập ra, bản thân Trần Thiên Phàm mới đảm bảo được một nửa khả năng phá trận mà đã có thể coi là phi phàm. Tiếc rằng Thời chưởng môn có mỗi một mạng, đánh cược năm năm vẫn quá liều.
Lại chưa kể thứ đứng đầu trong danh sách "nghiện vật" của Thời Kính Chi là mạng sống.
Chẳng trách phong ấn đã sục sôi mà kẻ chủ mưu không hề hành động – hóa ra người ta biết thừa. Trên đời không thiếu kẻ dám cược mạng mình, song Thời chưởng môn lại tuyệt đối không phải một trong số đó.
Quan trọng là hiện giờ chẳng cần Thời Kính Chi phải ham sống sợ chết thì Doãn Từ cũng hoàn toàn không muốn hắn mạo hiểm lớn thế này.
Xem ra, mọi thứ đều nghiêng hẳn về lựa chọn xóa trí nhớ.
Có lẽ hồi ức của Thời Kính Chi đã bị khởi động khi đối mặt với tham chủ trong chuyến đi lên núi Hồi Liên. Ký ức của một người không nằm độc lập mà là cả một chuỗi các chi tiết đi kèm, bởi thế cũng sẽ dễ dàng gặp tình huống tro tàn cháy lại. Nếu muốn loại bỏ triệt để, chắc chắn sẽ phải xóa sạch mọi tiền căn hậu quả liên quan.
Như vậy, đêm ở mái đình nương tựa vào nhau, buổi xế chiều mặt đối mặt trên tượng đầu Phật, từ nay về sau sẽ chỉ có một mình y ghi nhớ.
Doãn Từ bất giác hẫng nhịp tim.
Đúng lúc này, Thời Kính Chi cất tiếng: "Tiền bối, bắt buộc phải chọn bây giờ à?"
Ngoài dự đoán của Doãn Từ, Thời Kính Chi không lập tức có ngay kết luận.
Trần Thiên Phàm cất chũm chọe: "Liên quan gì đến ta, ngươi thích chọn bao giờ thì chọn, ta cũng chẳng phải kẻ đau đầu. Muốn cắm cọc ở đất của ta thì cứ giao đủ địa tô là được."
Thời Kính Chi thở phào: "... Vậy vãn bối sẽ suy nghĩ thêm."
Doãn Từ bước lên, toan mở lời thì Thời Kính Chi lại khẽ lắc đầu và ra hiệu đừng nói vội.
"Suỵt, A Từ." Thời Kính Chi đối diện với Doãn Từ, vẻ mặt chững chạc và nhã nhặn thường ngày bị thế chỗ bởi biểu cảm van nài đầy mờ mịt: "Đừng nói gì cả, để ta suy nghĩ trước, nhé?"
Doãn Từ nhíu mày, Thời Kính Chi lại nhỏ giọng bổ sung.
"Chung quy ta cũng không thể không quan tâm đến cảm xúc của ngươi."
Doãn Từ mềm lòng, đành phải thở dài chấp thuận.
Gặp phải vấn đề liên quan đến mạng người nên Diêm Thanh và Tô Tứ cũng không ngạc nhiên trước sự chần chừ của Thời Kính Chi. Thời Kính Chi phủi áo quần đôi ba phát rồi lại trở nên nghiêm túc: "Diêm Thanh Tô Tứ, các ngươi thu xếp phòng ở giúp bà Vệ, đừng đế bà phải đãi khách vất vả."
Hắn ăn nói rất lễ độ, nghe như thật, mỗi tội Trần Thiên Phàm thấy không đào được ra ký ức gì hay ho nên đã mất hẳn hứng thú với Thời Kính Chi. Lão đang cố lách vào giữa "núi rác" xác yêu, trải sổ ghi chép bảo bối của mình ra rồi tiếp tục ghi ghi chép chép.
Trong quá trình ấy lão Trần chẳng ngẩng đầu lấy một lần, hoàn toàn coi những vị khách xinh đẹp trong nhà là cọc gỗ.
May có bà Vệ là người bình thường. Bà không nằng nặc ngăn cản hai hạ nhân của phái Khô Sơn chạy đôn chạy đáo đi dọn dẹp nhà cửa, mà nghe lời họ ngồi xuống trước bàn. Có điều, cũng không để mình rảnh rỗi, bà xé miếng vải thô và bắt đầu thêu thùa trên nó.
Qua kỹ thuật thêu tinh xảo của bà, nhánh hoa đào sống động như sắp vùng thoát khỏi tấm vải thường.
"Trần phu tử là người thế đấy, mấy đứa đừng trách ông, thực ra ông rất tốt." Bà vừa thêu vừa nghiêm túc giải thích.
Phát huy tính cách dễ gần, Thời Kính Chi kéo ghế đến ngồi xuống cạnh bà: "Trước khi tới đây vãn bối cũng từng nghe đồn về Trần tiền... Trần phu tử, ông ấy quả là rất tuyệt vời."
Doãn Từ không khỏi liếc nhìn Thời Kính Chi – cái gì mà nghe đồn, khả năng cao là đặc biệt tra cứu, sẻ yêu truyền tin cũng mệt rụng cả lông rồi.
Ai ngờ Thời Kính Chi không bàn sâu về chủ đề ấy: "Bà ơi, trời tối thế này bà thêu không nhọc ạ? Hay là cháu vặn đèn sáng lên chút nhé?"
"Mắt ta còn tinh lắm." Bà Vệ mỉm cười và chìa bàn tay vẽ đầy pháp trận. "Trước sức khỏe ta không tốt, bệnh tật cứ đầy ra, gồm cả đôi mắt nữa, nhưng toàn được Trần phu tử chữa trị bằng phép tiên đấy."
Thời Kính Chi giỏi bắt chuyện, Diêm Thanh chưa đun xong nước tắm mà hắn đã moi hết sạch xuất thân của bà Vệ. Tuy nhiên gia cảnh bà bình thường nên điều này cũng không có gì to tát.
Bà Vệ già cả rồi nên nhiều thứ không còn nhớ rõ, nhưng họ vẫn có thể ráp nối toàn bộ cuộc đời bà qua những câu chuyện đứt quãng.
Bà Vệ vốn tên là Vệ Xuân, có một phần nhỏ huyết thống Mật Lam. Hồi trẻ bà bị phú thương ở Loan Xuyên mua về, sau đó đã tấn công chủ nhân rồi bỏ chạy vì không chịu nổi những trò ngược đãi. Loan Xuyên xa xôi, bà sợ sẽ bị người ta theo dõi trên đường đi Trung Nguyên nên đã chạy liền một mạch đến tông Mật Sơn thưa thớt dân cư.
Lúc được Trần Thiên Phàm đưa về, bà đã gần chết rét. Trần Thiên Phàm chẳng nói chẳng rằng, cứ thế trị bệnh cho bà rồi tính sẽ đuổi bà ra khỏi cửa.
"Ta thấy ngày nào ông ấy cũng đầu bù tóc rối, mà ta lại không có chỗ đi, nên đã cò kè với ông ấy để xin ở lại nơi này." Bà Vệ cười nói, "Ta quét dọn cho ông ấy, ông ấy chữa bệnh và cho ta thức ăn... Nào ngờ thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoắt cái đã ba chục năm rồi."
Doãn Từ: "Trần tiền bối ở đây đã ba mươi năm?"
à Vệ cười tít mắt: "Ừ, để nghiên cứu con đường thành tiên. Trần phu tử là thầy thuốc giỏi nhất ta từng biết đấy. Ông ấy bảo không thể trông cậy vào tiên đan linh dược được, muốn thành tiên thì phải tự loại bỏ bệnh tật đau ốm và tạo ra một thân xác tối cao."
Thì ra là một kẻ chuyên nghiên cứu trị liệu và thuật pháp, bảo sao lại được phương trượng Giác Phi đặc biệt giới thiệu cho Thời Kính Chi. Tuy nhiên khá khen cho một ông hòa thượng, không biết bị cái gì kích động mà lại bỏ trốn khỏi con đường tu đạo dài dằng dặc giữa chừng.
Thấy cái vẻ ngập ngừng không nói của Doãn Từ, Thời Kính Chi liền kéo y qua một bên và ghé sát tai y: "Thật ra ta đã tra rồi, Trần tiền bối là một người cảm tính. Xưa kia ông ấy vào chùa Kiến Trần là do buồn quá thôi. Trước ông ấy cũng là nhân tài nhắm tới vị trí trạng nguyên đấy, ai ngờ lại bị cô nương mình thích từ chối, thành ra chẳng buồn thi nữa mà bỏ nhà đi luôn."
Doãn Từ: "..." Lại còn đi thẳng vào chùa Kiến Trần, nhân tài có khác.
Thời Kính Chi: "Phương trượng thời ấy nhận xét ông là người cực kỳ thông minh, song đồng thời cũng kiêu ngạo, đa tình, tuệ căn chứa đựng nhiều sầu lo quá. Trần Thiên Phàm không phục, lập tức đi rút kiếm Từ Bi. Chuyện này ta không nhận được tin tức chính xác nhưng nói chung tình hình của ông ấy khá giống Tô Tứ."
Nghĩa là bị kiếm Từ Bi đánh bay thẳng thừng.
Doãn Từ: "Sau đấy thì sao?"
"Ông giác ngộ, cho rằng bản thân không hợp làm hòa thượng, nhưng lại thấy hứng thú với thuật pháp trên kiếm Từ Bi. Thế là hôm sau ông hoàn tục rồi đến tông Mật Sơn tính tu tiên."
Doãn Từ không còn gì để nói.
Nếu Trần Thiên Phàm không thông minh thật mà chỉ xét riêng quỹ đạo cuộc sống của lão, thì lão đích xác là một kẻ không-uy-tín viết in hoa.
Chẳng qua, nhìn khuôn mặt không có biểu cảm gì của Trần Thiên Phàm, Doãn Từ lại loáng thoáng cảm thấy không đúng lắm: lão dồn toàn bộ tâm trí lên thế giới riêng của mình, không hề quan tâm đến người ngoài, và còn sở hữu giọng điệu ngoa ngoắt. Bất luận nhìn từ góc độ nào, lão cũng không dính dáng gì đến hai chữ "đa tình" mới phải.
Trần Thiên Phàm ngồi trước bàn cả đêm, lúc đun cái này, lúc viết cái kia. So với người đa tình thì lão giống con rối lên dây cót hơn hẳn. Lão im lặng, bà Vệ cũng không lên tiếng mà chỉ thêu thùa một cách nghiêm túc cạnh bên.
Đến nửa đêm, bà rót cho lão một chén trà nóng rồi đi ngủ.
Đây chính là khoảnh khắc Doãn Từ chờ đợi. Y tách khỏi Thời Kính Chi sau vài câu nói, đoạn một mình đến cạnh Trần Thiên Phàm.
"Ta chưa từng nghe nói tới phù chắn họa." Doãn Từ nói thẳng.
Trần Thiên Phàm nhấc mắt: "Do lão phu sửa đổi từ một lời nguyền rủa, ngươi không biết là bình thường. Có chuyện gì?"
"Rủi ro khi giải trận có thể được cản bằng phù chắn họa không?"
Ánh mắt Trần Thiên Phàm lóe lên sự khinh bỉ: "Giải trận phải phá trước dựng sau, dùng sức mạnh phân tách trận pháp. Ngươi có nhận hết vết thương thì cậu ta vẫn nát. Chưa bàn đến trận pháp, giả dụ ta rạch da cậu ta để loại trừ máu độc, giờ lại thành rạch lên người ngươi, thế máu độc của cậu ta tự mọc sừng chui ra hả?"
Doãn Từ: "..."
Tính ra, giọng điệu mỉa mai của Trần Thiên Phàm cũng không giống giọng điệu chính thống của chùa Kiến Trần cho lắm. Dẫu sao các hòa thượng vẫn có lòng từ bi, lão này thì khác, câu từ của lão luôn luôn có thêm một câu hỏi ngầm là "nhà ngươi đần hả".
Khoảnh khắc ấy Doãn Từ đã thật sự muốn chỉnh cho lão khọm này một trận nên hồn.
Doãn Từ hít thở sâu, tiếp tục khiêm tốn hỏi: "Vậy có thể dùng phù chắn họa để kéo dài tuổi thọ không?"
Trần Thiên Phàm nhướng mày: "Ta nói thật, phù chắn họa này là do nữ vương Mật Lam sáng tạo ra, ban đầu nó vốn là một lời nguyền 'dời họa' độc ác. Kẻ bị nguyền cầm phù con, kẻ đi nguyền cầm phù mẹ. Kẻ đi nguyền có tùng xẻo bản thân thì cũng chẳng mảy may thương tích, trong khi kẻ bị nguyền ấy à... hừ."
Lão hừ lạnh, liếc thấy Doãn Từ vẫn đang rất thản nhiên thì mới tiếp tục: "Dù lão phu đã sửa đổi thì bản chất của nó vẫn là chuyển dời ngoại thương chứ không dời được số mệnh, ví như bệnh tật bẩm sinh là nó chịu chết. Tuổi thọ đã hết thì không cứu nổi đâu."
Quả nhiên trên đời không tồn tại sự may mắn, Doãn Từ thầm nghĩ. Phải rồi, nếu bùa chắn họa có thể cản được mọi thứ thì hoàng đế đã sớm trở thành yêu quái bất tử từ lâu.
Trầm ngâm chốc lát, Doãn Từ lại cúi đầu: "Nếu không phiền thì vãn bối vẫn muốn xin một cặp."
Dù không thể cứu được Thời Kính Chi khỏi căn quái bệnh trời sinh nhưng xét ra, thân xác sư phụ gà mờ nhà y cũng chỉ là thân xác phàm trần, rất yếu ớt, trong khi Doãn Từ lại bất tử, nhỡ có ngày chắn giúp hắn được tai họa nào ảnh hưởng đến tính mạng. Nói chung tấm phù này luôn có lợi.
Trần Thiên Phàm híp mắt: "Khen ngươi hiếu thuận lại thấy không đúng lắm, ngươi không giống đồ đệ của tiểu tử kia. Rốt cuộc ngươi là gì của cậu ta?"
Doãn Từ chưa nghĩ xong câu trả lời mà lão đã vừa vuốt râu vừa tự nhủ: "Được rồi, đường nào cũng chẳng ảnh hưởng tới ta. Muốn phù chắn họa thì mai ngươi ra ngoài kiếm nguyên liệu với nha đầu nọ đi."
Doãn Từ nói: "Đa tạ tiền bối, có điều chuyện này phải trời biết đất biết chúng ta biết."
Trần Thiên Phàm trừng mắt: "Việc gì ta phải nghe ngươi?"
Doãn Từ cầm một cục đất sét trên bàn rồi sửa đổi đôi chút thuật pháp trên phiến đá. Dù không thể thi thuật nhưng về phương diện lý thuyết thì y chưa kém một ai, chí ít cũng đủ để gợi hứng thú của lão.
Trần Thiên Phàm: "Được, chỉ có trời biết đất biết chúng ta biết... Tiểu tử, ngươi quay lại đây, sửa trọn vẹn thuật pháp này cho ta!"
Dĩ nhiên Doãn Từ không quay lại, y khoái trá bỏ xa tiếng gầm thét của Trần Thiên Phàm phía sau lưng.
Hôm khác y sẽ sửa lý thuyết thuật pháp giúp lão, coi như trả nợ nhân tình.
Bà Vệ ngủ cùng Thi Trọng Vũ, nhường cho bốn người đàn ông chung một gian phòng. Bà trải tấm da yêu dày mềm xuống đất rồi đặt bốn bộ chăn nệm lên trên.
Sau một ngày bó chân bó tay trong con thoi và hơn nửa ngày lội tuyết, đa số mọi người đã mệt mỏi rã rời. Tô Tứ và Diêm Thanh nằm rúm ró vào nhau, Bạch gia thì chiếm gối của Tô Tứ mà đánh giấc.
Ngay cả Thời Kính Chi cũng không thể đợi Doãn Từ trở về - hắn ngồi thiếp đi bên chăn nệm.
Doãn Từ mới lại gần, Thời Kính Chi đã giật giật cánh mũi.
Ngửi được mùi hương quen thuộc, Thời Kính Chi không mở mắt, không lên tiếng, chỉ là mặt mũi hắn giãn ra và vẻ ấm ức cũng dịu đi.
Khi Doãn Từ ngồi xuống bên cạnh, Thời Kính Chi hoàn toàn thả lỏng, hắn buông mình xuống nệm và chìm vào mộng đẹp.
Doãn Từ thì lại không ngủ được.
Hiện giờ rảnh rỗi, y những tưởng mình sẽ nghĩ về kim hỏa, thị nhục, hoặc về lời thề "sống lâu trăm tuổi". Y cho rằng mình sẽ cân nhắc thiệt hơn để sẵn sàng cho ngày mai nói chuyện với Thời Kính Chi.
Nhưng giờ y lại rối tung rối mù, một cách hiếm thấy.
'Ngươi là gì của cậu ta?'
Doãn Từ thật sự không có ngay câu trả lời trước câu hỏi ngẫu nhiên của Trần Thiên Phàm lúc ấy. Như vậy, y đứng ở vị thế gì để can thiệp vào lựa chọn của Thời Kính Chi?
Y chẳng còn biết phải làm sao để chế ngự một người theo cách mềm mỏng nữa. Đứng trước người mà y quý trọng, mấy trăm năm kinh nghiệm của y đều đổ sông đổ bể, y hoàn toàn không nghĩ ra cái gì.
Chết thật.
... Thôi được rồi, dẫu sao mai ra ngoài vẫn còn khối thời gian để suy nghĩ.
Do không có nội lực, Doãn Từ không thể nghiên cứu sâu về thuật pháp. Trong khi đó công việc giải trận đòi hỏi phải vận dụng nội lực một cách cực kỳ nhuần nhuyễn – thứ chỉ có thể đạt được qua vô số lần luyện tập. Còn trên chiến trường trận pháp, cái mớ lý luận mà Doãn Từ vốn nắm rõ từ lâu cũng sẽ chỉ biến y thành gã văn nhân ngu xuẩn mới rời mái nhà tranh.
Trận pháp này được cao thủ lập ra, bản thân Trần Thiên Phàm mới đảm bảo được một nửa khả năng phá trận mà đã có thể coi là phi phàm. Tiếc rằng Thời chưởng môn có mỗi một mạng, đánh cược năm năm vẫn quá liều.
Lại chưa kể thứ đứng đầu trong danh sách "nghiện vật" của Thời Kính Chi là mạng sống.
Chẳng trách phong ấn đã sục sôi mà kẻ chủ mưu không hề hành động – hóa ra người ta biết thừa. Trên đời không thiếu kẻ dám cược mạng mình, song Thời chưởng môn lại tuyệt đối không phải một trong số đó.
Quan trọng là hiện giờ chẳng cần Thời Kính Chi phải ham sống sợ chết thì Doãn Từ cũng hoàn toàn không muốn hắn mạo hiểm lớn thế này.
Xem ra, mọi thứ đều nghiêng hẳn về lựa chọn xóa trí nhớ.
Có lẽ hồi ức của Thời Kính Chi đã bị khởi động khi đối mặt với tham chủ trong chuyến đi lên núi Hồi Liên. Ký ức của một người không nằm độc lập mà là cả một chuỗi các chi tiết đi kèm, bởi thế cũng sẽ dễ dàng gặp tình huống tro tàn cháy lại. Nếu muốn loại bỏ triệt để, chắc chắn sẽ phải xóa sạch mọi tiền căn hậu quả liên quan.
Như vậy, đêm ở mái đình nương tựa vào nhau, buổi xế chiều mặt đối mặt trên tượng đầu Phật, từ nay về sau sẽ chỉ có một mình y ghi nhớ.
Doãn Từ bất giác hẫng nhịp tim.
Đúng lúc này, Thời Kính Chi cất tiếng: "Tiền bối, bắt buộc phải chọn bây giờ à?"
Ngoài dự đoán của Doãn Từ, Thời Kính Chi không lập tức có ngay kết luận.
Trần Thiên Phàm cất chũm chọe: "Liên quan gì đến ta, ngươi thích chọn bao giờ thì chọn, ta cũng chẳng phải kẻ đau đầu. Muốn cắm cọc ở đất của ta thì cứ giao đủ địa tô là được."
Thời Kính Chi thở phào: "... Vậy vãn bối sẽ suy nghĩ thêm."
Doãn Từ bước lên, toan mở lời thì Thời Kính Chi lại khẽ lắc đầu và ra hiệu đừng nói vội.
"Suỵt, A Từ." Thời Kính Chi đối diện với Doãn Từ, vẻ mặt chững chạc và nhã nhặn thường ngày bị thế chỗ bởi biểu cảm van nài đầy mờ mịt: "Đừng nói gì cả, để ta suy nghĩ trước, nhé?"
Doãn Từ nhíu mày, Thời Kính Chi lại nhỏ giọng bổ sung.
"Chung quy ta cũng không thể không quan tâm đến cảm xúc của ngươi."
Doãn Từ mềm lòng, đành phải thở dài chấp thuận.
Gặp phải vấn đề liên quan đến mạng người nên Diêm Thanh và Tô Tứ cũng không ngạc nhiên trước sự chần chừ của Thời Kính Chi. Thời Kính Chi phủi áo quần đôi ba phát rồi lại trở nên nghiêm túc: "Diêm Thanh Tô Tứ, các ngươi thu xếp phòng ở giúp bà Vệ, đừng đế bà phải đãi khách vất vả."
Hắn ăn nói rất lễ độ, nghe như thật, mỗi tội Trần Thiên Phàm thấy không đào được ra ký ức gì hay ho nên đã mất hẳn hứng thú với Thời Kính Chi. Lão đang cố lách vào giữa "núi rác" xác yêu, trải sổ ghi chép bảo bối của mình ra rồi tiếp tục ghi ghi chép chép.
Trong quá trình ấy lão Trần chẳng ngẩng đầu lấy một lần, hoàn toàn coi những vị khách xinh đẹp trong nhà là cọc gỗ.
May có bà Vệ là người bình thường. Bà không nằng nặc ngăn cản hai hạ nhân của phái Khô Sơn chạy đôn chạy đáo đi dọn dẹp nhà cửa, mà nghe lời họ ngồi xuống trước bàn. Có điều, cũng không để mình rảnh rỗi, bà xé miếng vải thô và bắt đầu thêu thùa trên nó.
Qua kỹ thuật thêu tinh xảo của bà, nhánh hoa đào sống động như sắp vùng thoát khỏi tấm vải thường.
"Trần phu tử là người thế đấy, mấy đứa đừng trách ông, thực ra ông rất tốt." Bà vừa thêu vừa nghiêm túc giải thích.
Phát huy tính cách dễ gần, Thời Kính Chi kéo ghế đến ngồi xuống cạnh bà: "Trước khi tới đây vãn bối cũng từng nghe đồn về Trần tiền... Trần phu tử, ông ấy quả là rất tuyệt vời."
Doãn Từ không khỏi liếc nhìn Thời Kính Chi – cái gì mà nghe đồn, khả năng cao là đặc biệt tra cứu, sẻ yêu truyền tin cũng mệt rụng cả lông rồi.
Ai ngờ Thời Kính Chi không bàn sâu về chủ đề ấy: "Bà ơi, trời tối thế này bà thêu không nhọc ạ? Hay là cháu vặn đèn sáng lên chút nhé?"
"Mắt ta còn tinh lắm." Bà Vệ mỉm cười và chìa bàn tay vẽ đầy pháp trận. "Trước sức khỏe ta không tốt, bệnh tật cứ đầy ra, gồm cả đôi mắt nữa, nhưng toàn được Trần phu tử chữa trị bằng phép tiên đấy."
Thời Kính Chi giỏi bắt chuyện, Diêm Thanh chưa đun xong nước tắm mà hắn đã moi hết sạch xuất thân của bà Vệ. Tuy nhiên gia cảnh bà bình thường nên điều này cũng không có gì to tát.
Bà Vệ già cả rồi nên nhiều thứ không còn nhớ rõ, nhưng họ vẫn có thể ráp nối toàn bộ cuộc đời bà qua những câu chuyện đứt quãng.
Bà Vệ vốn tên là Vệ Xuân, có một phần nhỏ huyết thống Mật Lam. Hồi trẻ bà bị phú thương ở Loan Xuyên mua về, sau đó đã tấn công chủ nhân rồi bỏ chạy vì không chịu nổi những trò ngược đãi. Loan Xuyên xa xôi, bà sợ sẽ bị người ta theo dõi trên đường đi Trung Nguyên nên đã chạy liền một mạch đến tông Mật Sơn thưa thớt dân cư.
Lúc được Trần Thiên Phàm đưa về, bà đã gần chết rét. Trần Thiên Phàm chẳng nói chẳng rằng, cứ thế trị bệnh cho bà rồi tính sẽ đuổi bà ra khỏi cửa.
"Ta thấy ngày nào ông ấy cũng đầu bù tóc rối, mà ta lại không có chỗ đi, nên đã cò kè với ông ấy để xin ở lại nơi này." Bà Vệ cười nói, "Ta quét dọn cho ông ấy, ông ấy chữa bệnh và cho ta thức ăn... Nào ngờ thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoắt cái đã ba chục năm rồi."
Doãn Từ: "Trần tiền bối ở đây đã ba mươi năm?"
à Vệ cười tít mắt: "Ừ, để nghiên cứu con đường thành tiên. Trần phu tử là thầy thuốc giỏi nhất ta từng biết đấy. Ông ấy bảo không thể trông cậy vào tiên đan linh dược được, muốn thành tiên thì phải tự loại bỏ bệnh tật đau ốm và tạo ra một thân xác tối cao."
Thì ra là một kẻ chuyên nghiên cứu trị liệu và thuật pháp, bảo sao lại được phương trượng Giác Phi đặc biệt giới thiệu cho Thời Kính Chi. Tuy nhiên khá khen cho một ông hòa thượng, không biết bị cái gì kích động mà lại bỏ trốn khỏi con đường tu đạo dài dằng dặc giữa chừng.
Thấy cái vẻ ngập ngừng không nói của Doãn Từ, Thời Kính Chi liền kéo y qua một bên và ghé sát tai y: "Thật ra ta đã tra rồi, Trần tiền bối là một người cảm tính. Xưa kia ông ấy vào chùa Kiến Trần là do buồn quá thôi. Trước ông ấy cũng là nhân tài nhắm tới vị trí trạng nguyên đấy, ai ngờ lại bị cô nương mình thích từ chối, thành ra chẳng buồn thi nữa mà bỏ nhà đi luôn."
Doãn Từ: "..." Lại còn đi thẳng vào chùa Kiến Trần, nhân tài có khác.
Thời Kính Chi: "Phương trượng thời ấy nhận xét ông là người cực kỳ thông minh, song đồng thời cũng kiêu ngạo, đa tình, tuệ căn chứa đựng nhiều sầu lo quá. Trần Thiên Phàm không phục, lập tức đi rút kiếm Từ Bi. Chuyện này ta không nhận được tin tức chính xác nhưng nói chung tình hình của ông ấy khá giống Tô Tứ."
Nghĩa là bị kiếm Từ Bi đánh bay thẳng thừng.
Doãn Từ: "Sau đấy thì sao?"
"Ông giác ngộ, cho rằng bản thân không hợp làm hòa thượng, nhưng lại thấy hứng thú với thuật pháp trên kiếm Từ Bi. Thế là hôm sau ông hoàn tục rồi đến tông Mật Sơn tính tu tiên."
Doãn Từ không còn gì để nói.
Nếu Trần Thiên Phàm không thông minh thật mà chỉ xét riêng quỹ đạo cuộc sống của lão, thì lão đích xác là một kẻ không-uy-tín viết in hoa.
Chẳng qua, nhìn khuôn mặt không có biểu cảm gì của Trần Thiên Phàm, Doãn Từ lại loáng thoáng cảm thấy không đúng lắm: lão dồn toàn bộ tâm trí lên thế giới riêng của mình, không hề quan tâm đến người ngoài, và còn sở hữu giọng điệu ngoa ngoắt. Bất luận nhìn từ góc độ nào, lão cũng không dính dáng gì đến hai chữ "đa tình" mới phải.
Trần Thiên Phàm ngồi trước bàn cả đêm, lúc đun cái này, lúc viết cái kia. So với người đa tình thì lão giống con rối lên dây cót hơn hẳn. Lão im lặng, bà Vệ cũng không lên tiếng mà chỉ thêu thùa một cách nghiêm túc cạnh bên.
Đến nửa đêm, bà rót cho lão một chén trà nóng rồi đi ngủ.
Đây chính là khoảnh khắc Doãn Từ chờ đợi. Y tách khỏi Thời Kính Chi sau vài câu nói, đoạn một mình đến cạnh Trần Thiên Phàm.
"Ta chưa từng nghe nói tới phù chắn họa." Doãn Từ nói thẳng.
Trần Thiên Phàm nhấc mắt: "Do lão phu sửa đổi từ một lời nguyền rủa, ngươi không biết là bình thường. Có chuyện gì?"
"Rủi ro khi giải trận có thể được cản bằng phù chắn họa không?"
Ánh mắt Trần Thiên Phàm lóe lên sự khinh bỉ: "Giải trận phải phá trước dựng sau, dùng sức mạnh phân tách trận pháp. Ngươi có nhận hết vết thương thì cậu ta vẫn nát. Chưa bàn đến trận pháp, giả dụ ta rạch da cậu ta để loại trừ máu độc, giờ lại thành rạch lên người ngươi, thế máu độc của cậu ta tự mọc sừng chui ra hả?"
Doãn Từ: "..."
Tính ra, giọng điệu mỉa mai của Trần Thiên Phàm cũng không giống giọng điệu chính thống của chùa Kiến Trần cho lắm. Dẫu sao các hòa thượng vẫn có lòng từ bi, lão này thì khác, câu từ của lão luôn luôn có thêm một câu hỏi ngầm là "nhà ngươi đần hả".
Khoảnh khắc ấy Doãn Từ đã thật sự muốn chỉnh cho lão khọm này một trận nên hồn.
Doãn Từ hít thở sâu, tiếp tục khiêm tốn hỏi: "Vậy có thể dùng phù chắn họa để kéo dài tuổi thọ không?"
Trần Thiên Phàm nhướng mày: "Ta nói thật, phù chắn họa này là do nữ vương Mật Lam sáng tạo ra, ban đầu nó vốn là một lời nguyền 'dời họa' độc ác. Kẻ bị nguyền cầm phù con, kẻ đi nguyền cầm phù mẹ. Kẻ đi nguyền có tùng xẻo bản thân thì cũng chẳng mảy may thương tích, trong khi kẻ bị nguyền ấy à... hừ."
Lão hừ lạnh, liếc thấy Doãn Từ vẫn đang rất thản nhiên thì mới tiếp tục: "Dù lão phu đã sửa đổi thì bản chất của nó vẫn là chuyển dời ngoại thương chứ không dời được số mệnh, ví như bệnh tật bẩm sinh là nó chịu chết. Tuổi thọ đã hết thì không cứu nổi đâu."
Quả nhiên trên đời không tồn tại sự may mắn, Doãn Từ thầm nghĩ. Phải rồi, nếu bùa chắn họa có thể cản được mọi thứ thì hoàng đế đã sớm trở thành yêu quái bất tử từ lâu.
Trầm ngâm chốc lát, Doãn Từ lại cúi đầu: "Nếu không phiền thì vãn bối vẫn muốn xin một cặp."
Dù không thể cứu được Thời Kính Chi khỏi căn quái bệnh trời sinh nhưng xét ra, thân xác sư phụ gà mờ nhà y cũng chỉ là thân xác phàm trần, rất yếu ớt, trong khi Doãn Từ lại bất tử, nhỡ có ngày chắn giúp hắn được tai họa nào ảnh hưởng đến tính mạng. Nói chung tấm phù này luôn có lợi.
Trần Thiên Phàm híp mắt: "Khen ngươi hiếu thuận lại thấy không đúng lắm, ngươi không giống đồ đệ của tiểu tử kia. Rốt cuộc ngươi là gì của cậu ta?"
Doãn Từ chưa nghĩ xong câu trả lời mà lão đã vừa vuốt râu vừa tự nhủ: "Được rồi, đường nào cũng chẳng ảnh hưởng tới ta. Muốn phù chắn họa thì mai ngươi ra ngoài kiếm nguyên liệu với nha đầu nọ đi."
Doãn Từ nói: "Đa tạ tiền bối, có điều chuyện này phải trời biết đất biết chúng ta biết."
Trần Thiên Phàm trừng mắt: "Việc gì ta phải nghe ngươi?"
Doãn Từ cầm một cục đất sét trên bàn rồi sửa đổi đôi chút thuật pháp trên phiến đá. Dù không thể thi thuật nhưng về phương diện lý thuyết thì y chưa kém một ai, chí ít cũng đủ để gợi hứng thú của lão.
Trần Thiên Phàm: "Được, chỉ có trời biết đất biết chúng ta biết... Tiểu tử, ngươi quay lại đây, sửa trọn vẹn thuật pháp này cho ta!"
Dĩ nhiên Doãn Từ không quay lại, y khoái trá bỏ xa tiếng gầm thét của Trần Thiên Phàm phía sau lưng.
Hôm khác y sẽ sửa lý thuyết thuật pháp giúp lão, coi như trả nợ nhân tình.
Bà Vệ ngủ cùng Thi Trọng Vũ, nhường cho bốn người đàn ông chung một gian phòng. Bà trải tấm da yêu dày mềm xuống đất rồi đặt bốn bộ chăn nệm lên trên.
Sau một ngày bó chân bó tay trong con thoi và hơn nửa ngày lội tuyết, đa số mọi người đã mệt mỏi rã rời. Tô Tứ và Diêm Thanh nằm rúm ró vào nhau, Bạch gia thì chiếm gối của Tô Tứ mà đánh giấc.
Ngay cả Thời Kính Chi cũng không thể đợi Doãn Từ trở về - hắn ngồi thiếp đi bên chăn nệm.
Doãn Từ mới lại gần, Thời Kính Chi đã giật giật cánh mũi.
Ngửi được mùi hương quen thuộc, Thời Kính Chi không mở mắt, không lên tiếng, chỉ là mặt mũi hắn giãn ra và vẻ ấm ức cũng dịu đi.
Khi Doãn Từ ngồi xuống bên cạnh, Thời Kính Chi hoàn toàn thả lỏng, hắn buông mình xuống nệm và chìm vào mộng đẹp.
Doãn Từ thì lại không ngủ được.
Hiện giờ rảnh rỗi, y những tưởng mình sẽ nghĩ về kim hỏa, thị nhục, hoặc về lời thề "sống lâu trăm tuổi". Y cho rằng mình sẽ cân nhắc thiệt hơn để sẵn sàng cho ngày mai nói chuyện với Thời Kính Chi.
Nhưng giờ y lại rối tung rối mù, một cách hiếm thấy.
'Ngươi là gì của cậu ta?'
Doãn Từ thật sự không có ngay câu trả lời trước câu hỏi ngẫu nhiên của Trần Thiên Phàm lúc ấy. Như vậy, y đứng ở vị thế gì để can thiệp vào lựa chọn của Thời Kính Chi?
Y chẳng còn biết phải làm sao để chế ngự một người theo cách mềm mỏng nữa. Đứng trước người mà y quý trọng, mấy trăm năm kinh nghiệm của y đều đổ sông đổ bể, y hoàn toàn không nghĩ ra cái gì.
Chết thật.
... Thôi được rồi, dẫu sao mai ra ngoài vẫn còn khối thời gian để suy nghĩ.