Chương 63: Nghiệp chướng
Sau khi Doãn Từ rời đi, phòng phương trượng chìm vào im lặng.
Khuôn mặt nhăn nhúm của Giác Hội hiện giờ trông càng thêm khắc khổ, hắn hỏi Giác Phi: "Sư huynh giải nghĩa chuyện này như thế nào?"
"Giác Hội, đệ biết tướng ma quỷ hình thành thế nào chứ? Một kẻ làm nhiều việc ác như Diêm Bất Độ, nếu có vào trận Phật Tâm thì cũng chưa chắc đã có tâm ma. Bởi lẽ, chí thiện hay chí ác thì đều đem lại sự thông suốt cho tâm trí một người, người thế này hiếm nảy lòng ngờ vực. Mà tâm ma lại sinh ra từ nan đề khó giải, cũng như từ nỗi khổ khó thoát của chính bản thân một người."
Sắc mặt của phương trượng Giác Phi trở nên bộn bề cảm xúc.
"Người có ma tướng, nếu không phải thiện giả quay đầu mà đọa ác, thì sẽ là ác giả bị giày vò giữa ý đồ tỉnh ngộ. Ma tướng ấy à, người không mạnh thì khó mà có được, chấp không nặng cũng khó có thể thành. Mà nghiệp chướng tích lũy giữa những mối nhân duyên phức tạp trên đời sẽ chỉ bức người ta đi về hướng hỗn độn, để đến cuối cùng sẽ trở thành ma quỷ."
Giác Hội vỡ nhẽ: "Hỏi đường cùng, đáp chúng sinh. Doãn thí chủ hẳn là 'thiện giả đọa ác'. Cậu ấy còn một mối duyên trần chưa đứt, chúng ta giúp cậu ấy một tay, với hy vọng có thể giải tỏa tướng ma cho cậu ấy."
"Đúng vậy. Chẳng qua mấy chục năm nay lão nạp chưa từng nghe nói đến thảm kịch nào làm rúng động trời đất, cũng chưa từng gặp cao thủ tương đồng, nên quả thực đoán không ra tình trạng của Doãn thí chủ."
Phương trượng Giác Phi vừa đếm Phật châu vừa mỉm cười chua chát.
"Thôi, lát nữa ta sẽ viết bái thiếp, còn đệ thì đi đem cả ghi chép của sư thúc tổ lẫn mật thư của phái Thái Hành lại đây. Mai ta sẽ giao ba thứ này cho họ... Tâm ma của Thời chưởng môn tuy lớn nhưng được cái đơn thuần, tạm thời không cần lo lắng. Mỗi tội màu trắng cũng lại là màu dễ dính nhơ... xem ra hai thầy trò họ gặp nhau, âu cũng là số kiếp."
Giác Hội khẽ niệm câu Phật hiệu.
"Cậu học trò kia của đệ... tên Tri Hành đúng chứ? Lần gặp gỡ dưới quỷ mộ cũng là duyên phận cả, nên là qua ngày mai thì bảo thằng bé chuẩn bị tiễn phái Khô Sơn xuống núi đi."
"Vâng."
Giữa chiều, mặt trời chói lọi.
Khi Doãn Từ quay lại phòng khách, hai cậu đầy tớ cuối cùng cũng trở lại bình thường và đang tâm sự với nhau một cách đầy phấn chấn.
Diêm Thanh đã bôi thuốc lên chân, lau kiếm sạch sẽ rồi đặt nó lên một vị trí thoáng đãng, trông chỉ thiếu nước cúng thêm mấy nén nhang. Trong khi Tô Tứ lại lấy làm bài xích thanh kiếm này, hắn ta liên tục la ó bảo nó chiếm chỗ phơi nắng của mình. Hai người hai nhẽ gây ra những tiếng ồn ào huyên náo.
Tuy nhiên vừa thấy Doãn Từ vào cửa, cả hai đã vô thức giảm nhỏ âm lượng của mình.
Dù thoạt trông Doãn Từ còn rất trẻ, nhưng đã chứng kiến tâm ma của Doãn Từ thì Diêm Thanh và Tô Tứ đều không thể không coi y thành bậc cha bậc chú.
Mà Doãn Từ lười giả bộ quá nhiều nên cũng tương đối hài lòng trước thái độ hiểu chuyện của Tô Tứ Diêm Thanh. Y trưng ra bộ dạng "đại đệ tử phái Khô Sơn" và nói: "Mấy ngày này phải trải qua hết tham sân si lại đến thử kiếm Từ Bi làm các ngươi cũng vất vả rồi. Vừa hay gặp được chùa Kiến Trần, một nơi yên tĩnh hợp chữa trị vết thương, nên hôm nay cứ thoải mái nghỉ ngơi cho thật tử tế."
Diêm Thanh gật đầu mừng rỡ, Tô Tứ thì lập tức đổ nhào xuống chiếc ghế dài: "Cuối cùng cũng được bình yên, hầy."
Doãn Từ mỉm cười, tiến vào phòng riêng và đóng chặt cửa.
"Về rồi hả?... Shhh!"
Thời Kính Chi nghiến răng chịu đựng vết bỏng trong lòng bàn tay. Hắn vốn định tỏ vẻ bình thản khi đối diện với Doãn Từ nhưng ngờ đâu lại đổ thuốc quá tay. Thời chưởng môn hít hà một hơi, suýt thì tự cắn phải đầu lưỡi.
Bàn tay hắn tan nát hết cả nên hoạt động không dễ dàng cho lắm. Giữa gian phòng ngập tràn mùi máu tanh từ vết phỏng, Doãn Từ dứt khoát kéo ghế ra ngồi xuống cạnh Thời Kính Chi: "Tay."
"Ta sắp băng bó xong rồi."
"Băng lại, đừng xem thường vết thương của mình. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong lúc chiến đấu cũng đã đủ để lấy mạng người."
Thời Kính Chi ngập ngừng chốc lát rồi ngoan ngoan xòe tay. Ngón tay hắn thon dài, tiếc rằng trên tay giờ toàn vết bỏng lở loét nên thoạt nhìn sẽ chỉ thấy rợn người.
Doãn Từ lắc đầu: "Làm thế này thì về sau có khỏi cũng sẽ để lại sẹo. Nhỡ thành sẹo chằng sẹo chịt thì sau này..."
" 'Sau này không có cô nương nào thích được đâu'?" Men theo mảnh vỡ ký ức, Thời Kính Chi bất chợt thốt thành lời.
Không rõ là hiện thực hay ảo giác mà Thời Kính Chi lại thấy ánh mắt Doãn Từ trở nên dịu dàng hơn sau câu nói ấy.
Y lại trở về với dáng vẻ cứng đầu bình thường mà trêu chọc: "Ta định bảo 'sau này cầm cờ dễ tuột'. Chứ sư tôn chỉ cần sống thọ, dù tay có mọc lông thì vẫn sẽ có cô nương thích."
Vừa nói, Doãn Từ vừa cẩn thận khều vết thương của hắn rồi xức thuốc lên.
Thời Kính Chi giữ hai tay bất động: "Thế gian này ta thấy được nhiều người, nhưng lòng ta cũng chỉ chứa được lác đác vài người mà thôi. Chưa kể vốn dĩ ta đâu giỏi chuyện yêu đương, tham nhiều chi rồi nhai lại chẳng nát, được A Từ thích thôi là đã đủ rồi."
" 'Tham nhiều nhai không nát'? Vậy sư tôn phải cẩn thận kẻo nghẹn đấy."
Doãn Từ trả lời với giọng pha trò, tay vẫn không ngừng băng bó vết thương đã được bôi thuốc cho Thời Kính Chi.
"... Được rồi, hai ngày tới đừng cử động linh tinh, cũng khỏi cần dùng đũa. Ta sẽ nấu mấy món dùng thìa ăn được. Còn bây giờ, sư tôn nên tranh thủ ngủ trưa mà dưỡng sức thì hơn."
Thời Kính Chi cảm thấy hơi nuối tiếc: "Không chơi sa bàn nữa thật à?"
"Ừ, vì người nào đấy đâu có nghe ta khuyên bảo."
"Nhưng mà ngươi chơi sa bàn rất chuyên chú, ta chưa từng thấy ngươi chơi vui như vậy bao giờ."
Doãn Từ nghe thế lại mềm lòng, thái độ cũng mềm mỏng hơn: "Đợi tay người khỏi rồi chúng ta tính tiếp."
Sau cùng Thời Kính Chi vẫn không chịu ngủ trưa, hắn nằm trước bàn với nét mặt trầm ngâm. Doãn Từ thì buồn chán mà ngồi bên cửa sổ ngắm nhìn cảnh vật. Có lẽ Thời Kính Chi đã làm khơi dậy hứng thú trong y đối với việc ngắm nhìn cảnh sắc trên một vùng đất mới.
Quả thực, cảnh sắc ngoài kia đang toát lên vẻ đẹp mỹ miều. Bên ngoài, nắng vẩy xuống những phiến đá lạ kỳ, gió lùa qua khe trúc, khiến cho tâm hồn tĩnh lại.
"Vi sư có một chủ ý tuyệt vời." Hồi lâu, Thời Kính Chi bỗng nhiên ưỡn cái eo thẳng tắp, "A Từ này, Diêm Thanh là người có nền tảng kém nhất phái ta trong khi chúng ta đều không tiện dạy dỗ cậu ấy. Vừa khéo hai ta có thời gian, hay là làm một cuốn bí tịch* giả hợp cho cậu ấy đi. Đến lúc đấy chúng ta cứ bảo là của đại sư Giác Phi đưa, rồi để Tô Tứ luyện cho cậu ấy là được."
(*sách vở, thư tịch hiếm quý)
Doãn Từ: "..."
Doãn Từ: "Ta bảo người lên giường ngủ trưa cơ mà?" Ngủ kiểu gì để nói mớ giữa ban ngày vậy hả.
Thời Kính Chi liền đứng phắt dậy: "Ta không đùa đâu. Công pháp tuy phân mạnh yếu khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là độ tương xứng với người luyện tập nó."
"Tô Tứ tàn bạo, đa nghi, và sở hữu đôi tay bẩm sinh mạnh mẽ, rất hợp với Xích Li thủ của giáo Xích Câu. Nhưng nếu để người thật thà như Diêm Thanh theo học thì cùng lắm là luyện ra được chiêu chó cào. Tương tự, A Từ ngươi không có nội lực, thay vào đó nội công lại xuất quỷ nhập thần, phù hợp với kiếm pháp Tảo Cốt rắc rối và quái dị. Nhưng Diêm Thanh với thanh kiếm Từ Bi mà luyện thì sẽ chỉ ra được chiêu đánh gió là cùng."
"Trong khi đó, số bí tịch trong miệng giang hồ vừa hợp với nhiều người vừa có hiệu quả tốt. Chắc chắn ngươi biết những công pháp này, mà chắc chắn ngươi cũng biết, công pháp như vậy không bao giờ có thể dưỡng ra cao thủ chân chính."
Doãn Từ: "... Sư tôn, người vẫn còn nhớ chứ, Diêm Thanh chỉ là nô bộc phái Khô Sơn."
Thời Kính Chi nghiêm mặt: "Đại sư Không Thạch sống một đời lừng lẫy như vậy thì chúng ta cũng không thể làm mất mặt thanh kiếm của ông. Đối chiến sa bàn hay là rèn chiêu thì cũng đều là đối chiến cả. Như vậy chúng ta còn có thể tiếp tục so chiêu nữa."
Đã hiểu, Diêm Thanh là vật phẩm tặng kèm của kiếm Từ Bi, mà mục đích thật sự của tên này chỉ là chơi tiếp.
Suy đi tính lại hồi lâu Doãn Từ lại cảm giác khả năng cao mình cũng điên luôn rồi, không ngờ mình lại thấy đề nghị của đối phương khá là hấp dẫn. Y gạt phắt suy nghĩ quái đản khỏi đầu rồi trả lời với vẻ bất đắc dĩ: "Sư tôn không cần phức tạp hóa vấn đề như thế. Trước kia người bảo ta có rảnh thì dạy dỗ Diêm Thanh, vậy thì ta dạy cậu ta trực tiếp là được."
"Ta từng bảo vậy hả? Thế cứ coi như ta chưa nói gì đi. A Từ sở hữu nguồn sức mạnh bát ngát, mình ta biết là đủ rồi."
"..."
Thôi được rồi, Doãn Từ thầm nghĩ. Nhưng quả thực là y chưa từng làm ra loại chuyện xằng bậy này trong suốt mấy trăm năm tồn tại.
Thầy trò hai người đã làm là phải làm dứt khoát. Đầu tiên họ phái hai nô bộc ra ngoài, sau đó lại xin giấy, mực, vải nát và chỉ rách từ chỗ các hòa thượng.
Do cần bảo dưỡng không ít kinh thư cũ trong hội tẩy kinh nên các nhà sư sẽ không thiếu những vật dụng này. Các đại sư lại hiền lành, do đó dù hỏi chấm đầy đầu thì họ vẫn đáp ứng yêu cầu của Thời Kính Chi.
"Đặt tên là 'Bạch Ngọc Thanh đao' đi, kết hợp với kiếm pháp róc xương của A Từ." Thời Kính Chi nhấc bút và nói giọng khảng khái: "Khoan, kiếm Từ Bi là kiếm, thế phải gọi là 'Bạch Ngọc Thanh kiếm'..."
Chấp niệm của Thời Kính Chi với canh đậu phụ cải xanh đúng thật là đáng nể, Doãn Từ day day trán: "Tối ta làm canh phỉ thúy bạch ngọc cho sư tôn, người chọn tên khác đi."
"Cũng đúng nhỉ, bốn chữ hơi dài, hay đặt là Bạch Thanh kiếm? Hoặc Ngọc Thanh kiếm?"
" 'Ngọc Khánh kiếm' thì sao? Người đời có câu 'cầm chùy ngọc, dùng khánh gõ, âm thanh vang vọng khắp thế gian', hẳn cũng xứng với thanh kiếm nọ."
Thời Kính Chi cười rạng rỡ, múa bút như bay: "Vậy chọn tên này."
Bốn chữ "Ngọc Khánh kiếm pháp" đáp xuống mặt giấy trắng bởi bút viết hữu lực của hắn.
Tiếp theo hai người dọn một gian phòng trống và cùng nhau suy nghĩ nội dung. Doãn Từ vác cây chổi lông gà, coi thành cự kiếm, còn Thời Kính Chi quấn hai cuộn giấy lên cánh tay làm binh khí. Hai người đấu một trận có thể coi là ra ngô ra khoai.
Thời Kính Chi chưa bao giờ ngừng luyện tập. Sau một thời gian, tuy chuyển động cơ thể chưa đủ nhuần nhuyễn, nhưng hắn đã thừa sức cọ xát hữu hảo một phen. Hai người so chiêu đến tận xế chiều, ngươi đến ta lui, ngươi lùi ta tiến, uyển chuyển như một vũ điệu văn nhã.
Thời Kính Chi xoay người nhanh nhẹn: "Bộ pháp cũng chỉ có mấy nhánh lý thuyết chính, chúng ta nên chọn loại hình vững chắc thay vì nhẹ nhàng, vì kiếm đá quá nặng."
"Ừ, có điều bước đi của Diêm Thanh khá thô và thiếu linh hoạt... phải điều chỉnh lại ở đây." Doãn Từ đỡ lấy Thời Kính Chi và giúp hắn đứng vững, tay y luồn sâu vào mái tóc dài man mát của đối phương.
Khi mặt trời sắp lặn cũng là lúc bộ pháp đã cơ bản thành hình.
Không tiếp tục nghiên cứu bộ pháp, Thời Kính Chi và Doãn Từ chuyển sang so kiếm.
"Không được, động tác vừa rồi của ngươi quá phức tạp. Đầu gỗ như Diêm Thanh hợp với thế võ bộc trực hơn. Nào, ta tấn công thêm lần nữa, còn ngươi phòng thủ thử xem sao?" Nói đoạn, Thời Kính Chi quơ quơ cuộn giấy với vẻ mặt đằng đằng sát khí, "Giờ ta dùng kiếm pháp Thanh Nữ."
Xèo.
Ánh lửa bùng lên, khói đen tứ tán. Thời Kính Chi nhập vai quá sâu, một đầu ống giấy đã nổi phừng dương hỏa. Hắn vội vàng giũ nó khỏi cảnh tay rồi liên tục giẫm mạnh chân xuống.
Thấy hắn dập lửa trong luống cuống xong xuôi rồi lại hậm hực bọc một tầng giấy mới, Doãn Từ không khỏi phá lên cười.
"Kiếm sẽ tốt khi vào tay người dùng khéo, thật sự không cần nhiều chiêu thức làm gì. Kiếm này là kiếm vấn tâm, nếu kiếm pháp phụ thuộc vào bản thân thanh kiếm quá nhiều thì dễ sinh chấp niệm. Chà, để ta nghĩ thêm một lát."
"Trịnh Phụng Đao có thể coi là bại tướng dưới tay ta, nhưng lão có một chiêu tuyệt mỹ. Nào A Từ, ta cho ngươi xem thử, chưa biết chừng lại có thể gợi ý cho ngươi... Chậc, từ từ đã, ta quấn giấy dài thêm chút."
Khi trăng mọc, những nguyên lý cơ sở đầu tiên cũng đã thành hình.
"Chiêu thức vừa rồi có khuyết điểm nhỏ."
"Ồ? Sư tôn thật là dám nói."
"Khuyết điểm là khuyết điểm, bàn riêng về lý thuyết thì ta cũng không kém cạnh ngươi. Nhìn cho kỹ nhé A Từ, vi sư định bụng sẽ phá giải thức của ngươi trong mười chiêu. Kiếm Từ Bi nào phải chổi lông gà, nó rộng và nặng hơn rất nhiều."
"Mười chiêu thì mười chiêu."
Vạt áo lẩn lướt lẫn nhau, bước chân xoẹt qua nhau như gió. Hai người giao đấu mà không mang sát ý, ấy vậy nhưng lại có thể khiến cho giấy chạm lông gà sinh ra khí thế hùng hồn. Lý luận không được đem ra thực tiễn làm Thời Kính Chi thua kém về kinh nghiệm. Do đó, ở chiêu thứ chín, Doãn Từ bỗng trơ tráo trở tay, Thời Kính Chi bước hụt, người ngã về sau.
Doãn Từ nhẹ nhàng khua tay đỡ lấy sư phụ đang lảo đảo: "Nhận thua chưa?"
Thời Kính Chi hất lọn tóc lòa xòa trước mắt, nét mặt tươi vui: "Chiêu này quá hiểm hóc, không đưa vào kiếm pháp Ngọc Khánh được, ngươi mới là người thua."
"Trò chơi ngôn từ không thể áp dụng trên chiến trường, chi bằng chúng ta thử lại lần nữa."
"Tất nhiên rồi."
Sao lên rồi sao lặn, công pháp cũng theo đó ngày càng chi tiết.
Đối chiến hết nửa ngày một đêm, hai người tìm tòi ra được tổng cộng ba chiêu kiếm thức. Đến khi phương đông trắng sáng, Doãn Từ mới cảm thấy là lạ chỗ nào...
Cuối cùng y vẫn thuận theo Thời Kính Chi mà say mê so chiêu và đối chiến, chớp mắt đã không biết đã trôi qua mấy canh giờ.
Thời Kính Chi hong khô tờ "bí tịch" cuối cùng rồi đem khâu thành sách. Sau đó, hắn vừa dùng nội lực sấy bí tịch vừa liếc nhìn Doãn Từ bằng ánh mắt tràn trề đắc ý.
"A Từ chơi có vui không?"
"Sư tôn nói và làm bất nhất, phải bị phạt. Mai chúng ta ăn sáng theo nhà chùa đi."
Nụ cười tắt lịm trên nét mặt Thời Kính Chi, hắn siết chặt quyển bí tịch mỏng manh và bật ra một tiếng rên thảm thiết: "... Tối qua ta đã không được ăn cơm rồi!"
"Ai bảo sư tôn tập trung vậy đâu chứ?"
"Gì chứ, chúng ta giống nhau thôi."
Hai người bốp chát hồi lâu, cuối cùng lại không khỏi bật cười.
Nắng sớm hửng lên.
Thời Kính Chi tỉnh lại vào giờ dần như thường lệ, thấy trên người mình vắt ngang một cây chổi lông gà. Hắn hắt hơi một cái, tay chạm lên tóc Doãn Từ, rồi tiếp tục nối giấc.
Hôm đó không ai trong số hai người thức dậy đúng giờ. Hai thầy trò mặc nguyên quần áo mà nằm lộn xộn trên giường.
Tiếc rằng, thời khắc an tĩnh không kéo dài được bao lâu.
Cùng sáng, Doãn Từ và Thời Kính Chi được Giác Hội đưa đến gặp mặt phương trượng Giác Phi.
"Bái thiếp ta đã viết xong và đang đặt chung chỗ với ghi chép về sư thúc tổ Không Thạch. Hiện đang dịp tẩy kinh nên chùa ta thật sự không tiện giữ khách lại lâu."
"Sau bữa cơm trưa, Tri Hành sẽ đốt một nén hương Phật tâm và dẫn chư vị rời đi. Hương Phật tâm giải trận Phật tâm, trấn tĩnh tham sân si, nên các vị không cần lo lắng gì nhiều mà cứ xuống núi bình thường là được."
Nói đoạn phương trượng Giác Phi chỉ tay hòa thượng trẻ tuổi hở tí là "sắc tức là không".
"Ngoài ra còn có mật thư của phái Thái Hành, do Thi Trọng Vũ nhờ Giác Hội đem lên núi. Thi thí chủ nói Thời Kính Chi đã từng giao hẹn trao đổi bản dập địa đồ với mình ở quỷ mộ, do chùa ta làm chứng."
Giác Phi thở dài.
"Chùa Kiến Trần vốn không muốn dính dáng đến chuyện này, nhưng phái Thái Hành giao hảo với chùa ta, mà Thời chưởng môn thì lại có ân với chùa ta. Các vị tranh thủ thời gian kiếm được thị nhục sớm, kết thúc cơn họa lần này, thế đã là làm được việc thiện rồi đấy."
Doãn Từ nhìn Thời Kính Chi với vẻ bất ngờ.
Hắn đã tính xong chuyện này dưới quỷ mộ rồi à?
Phái Thái Hành liêm chính, chùa Kiến Trần giữ lời. Phái Khô Sơn bằng lòng trao đổi, giúp phái Thái Hành có thể có được hai mảnh ghép địa đồ mà không cần đổ máu. Dù phái Khô Sơn có đổi ý thì phái Thái Hành cũng không thiệt thòi, nên dĩ nhiên Thi Trọng Vũ không cần từ chối.
Có vẻ như, Thời Kính Chi đã đề xuất trước để nắm quyền chủ động trong trận đổi chác.
Chẳng qua từ góc nhìn quá khứ, phái Khô Sơn chỉ có độc hai hòn Phật châu, mai kia đổi ra ngoài thì sẽ mất ngay ưu thế duy nhất. Hiện giờ sau khi biết còn có "chìa khóa" khác, thì hành động của Thời Kính Chi lại được lý giải thành mượn sức phái Thái Hành để truy tìm "ổ khóa"...
Như thể nhìn thấu suy nghĩ của y, Thời Kính Chi quay đầu và lặng lẽ nói: sao Diêm Bất Độ có thể chỉ sắp xếp một nhiệm vụ đơn giản như "gom đủ bảo đồ tất sẽ có thị nhục", chắc chắn không chỉ có một đầu mối được đâu. Chẳng thà cứ giao hẹn với phái Thái Hành rồi tìm thời cơ trao đổi.
Doãn Từ: "..." Y suýt thì quên kẻ này cũng là đồng loại của Diêm ma đầu.
"A Di Đà Phật."
Phương trượng Giác Phi bỗng cao giọng nói.
"Còn một chuyện nữa. Để cảm tạ chùa ta đã bảo quản bảo đồ, Thái Hành gửi tặng chùa ta một viên trầm tâm đan. Loại đan này có tác dụng an thần, là bảo vật của Thái Hành. Ta không muốn nhờ vào ngoại vật nên bây giờ muốn tặng lại cho Thời chưởng môn... Như vậy, mối duyên "kinh Vô Mộc" với chùa ta cũng coi như có hồi kết."
"Đa tạ phương trượng đại sư."
Thời Kính Chi nhận lấy tay nải rồi thi lễ.
"Còn bản khắc địa đồ cho phái Thái Hành thì vãn bối sẽ dâng lên trước khi rời khỏi nơi này. Giờ vãn bối xin cáo lui trước."
"Đi đi đi đi, ta nhờ người chuẩn bị đồ ăn trưa phong phú cho các vị rồi." Giác Phi cười nói, "Phải rồi, cầm cầm hương Phật tâm..."
Hòa thượng Giác Phi vừa lấy hương Phật tâm từ trong ngăn bàn ra thì bất thình lình khựng lại. Trong phòng vẫn rực rỡ ánh mặt trời và dạt dào màu xanh lục, chẳng qua, không khí lại có vẻ lạnh lẽo bất tường.
Da phương trượng đỏ dần, bắt đầu nổi gân xanh.
Ngay sau đó, luồng nội lực mạnh mẽ bất thình lình nổ bùng và lia khắp bốn phương một cách không thể nào kiểm soát, chốc lát đã khiến gian phòng chìm vào hỗn loạn.
"Sư huynh!" Giác Hội quát lớn. Hòa thượng Tri Hành kinh hãi đứng nguyên, không dám cử động.
Nụ cười còn chưa kịp biến mất trên nét mặt của phương trượng Giác Phi thì biến cố bất ngờ đã làm mặt ông biến dạng, như thể vừa phát hiện ra một sự việc kinh hoàng. Ông chống tay xuống mép giường, tiếng thở hồng hộc như con bò mộng, mất sạch diện mạo của Phật Di Lặc.
"Không ổn... các vị... đi mau." Giác Phi trừng mắt nhìn thẳng vào Thời Kính Chi, giọng nói ông đứt quãng, "Giác Hội... đừng lại đây..."
Thời Kính Chi không nghe lời. Hắn toan tiến lên bắt mạch cho ông thì bị Doãn Từ cản lại.
"A Từ!?"
"Đừng đến gần." Doãn Từ nhìn chằm chằm Giác Phi, "Tin ta, đừng đến."
Nói đoạn, y lập tức dùng cây cờ của Thời Kính Chi hất văng Giác Hội. Hòa thượng Giác Hội lòng như lửa đốt, không kịp phòng ngừa, nên lập tức bị đánh văng trúng vách từng.
Lúc này Giác Phi mới khẽ mỉm cười.
Vận chút sức lực cuối cùng, ông ngồi ngay ngắn trên băng ghế dài và nhắm mắt.
"Không sao là được, không sao là được. Giác Hội, Tri Hành... Chuyện của lão nạp hôm nay, không có bất cứ liên hệ gì... với phái Khô S..."
Ông đã không thể kết thúc câu nói này.
Một ngọn lửa vàng bỗng chốc bùng lên trên thân mình Giác Phi. Giữa lửa cháy hừng hực, Giác Phi ngồi vững như chuông, không nhúc nhích, không vẫy vùng, không than khóc.
Ngọn dương hỏa ấy thuộc cùng một loại với dương hỏa của Thời Kính Chi, tinh khiết và mãnh liệt, không thể bị dập bởi nước và cát, chỉ cứ vậy kéo dài mãi không thôi.
Khuôn mặt nhăn nhúm của Giác Hội hiện giờ trông càng thêm khắc khổ, hắn hỏi Giác Phi: "Sư huynh giải nghĩa chuyện này như thế nào?"
"Giác Hội, đệ biết tướng ma quỷ hình thành thế nào chứ? Một kẻ làm nhiều việc ác như Diêm Bất Độ, nếu có vào trận Phật Tâm thì cũng chưa chắc đã có tâm ma. Bởi lẽ, chí thiện hay chí ác thì đều đem lại sự thông suốt cho tâm trí một người, người thế này hiếm nảy lòng ngờ vực. Mà tâm ma lại sinh ra từ nan đề khó giải, cũng như từ nỗi khổ khó thoát của chính bản thân một người."
Sắc mặt của phương trượng Giác Phi trở nên bộn bề cảm xúc.
"Người có ma tướng, nếu không phải thiện giả quay đầu mà đọa ác, thì sẽ là ác giả bị giày vò giữa ý đồ tỉnh ngộ. Ma tướng ấy à, người không mạnh thì khó mà có được, chấp không nặng cũng khó có thể thành. Mà nghiệp chướng tích lũy giữa những mối nhân duyên phức tạp trên đời sẽ chỉ bức người ta đi về hướng hỗn độn, để đến cuối cùng sẽ trở thành ma quỷ."
Giác Hội vỡ nhẽ: "Hỏi đường cùng, đáp chúng sinh. Doãn thí chủ hẳn là 'thiện giả đọa ác'. Cậu ấy còn một mối duyên trần chưa đứt, chúng ta giúp cậu ấy một tay, với hy vọng có thể giải tỏa tướng ma cho cậu ấy."
"Đúng vậy. Chẳng qua mấy chục năm nay lão nạp chưa từng nghe nói đến thảm kịch nào làm rúng động trời đất, cũng chưa từng gặp cao thủ tương đồng, nên quả thực đoán không ra tình trạng của Doãn thí chủ."
Phương trượng Giác Phi vừa đếm Phật châu vừa mỉm cười chua chát.
"Thôi, lát nữa ta sẽ viết bái thiếp, còn đệ thì đi đem cả ghi chép của sư thúc tổ lẫn mật thư của phái Thái Hành lại đây. Mai ta sẽ giao ba thứ này cho họ... Tâm ma của Thời chưởng môn tuy lớn nhưng được cái đơn thuần, tạm thời không cần lo lắng. Mỗi tội màu trắng cũng lại là màu dễ dính nhơ... xem ra hai thầy trò họ gặp nhau, âu cũng là số kiếp."
Giác Hội khẽ niệm câu Phật hiệu.
"Cậu học trò kia của đệ... tên Tri Hành đúng chứ? Lần gặp gỡ dưới quỷ mộ cũng là duyên phận cả, nên là qua ngày mai thì bảo thằng bé chuẩn bị tiễn phái Khô Sơn xuống núi đi."
"Vâng."
Giữa chiều, mặt trời chói lọi.
Khi Doãn Từ quay lại phòng khách, hai cậu đầy tớ cuối cùng cũng trở lại bình thường và đang tâm sự với nhau một cách đầy phấn chấn.
Diêm Thanh đã bôi thuốc lên chân, lau kiếm sạch sẽ rồi đặt nó lên một vị trí thoáng đãng, trông chỉ thiếu nước cúng thêm mấy nén nhang. Trong khi Tô Tứ lại lấy làm bài xích thanh kiếm này, hắn ta liên tục la ó bảo nó chiếm chỗ phơi nắng của mình. Hai người hai nhẽ gây ra những tiếng ồn ào huyên náo.
Tuy nhiên vừa thấy Doãn Từ vào cửa, cả hai đã vô thức giảm nhỏ âm lượng của mình.
Dù thoạt trông Doãn Từ còn rất trẻ, nhưng đã chứng kiến tâm ma của Doãn Từ thì Diêm Thanh và Tô Tứ đều không thể không coi y thành bậc cha bậc chú.
Mà Doãn Từ lười giả bộ quá nhiều nên cũng tương đối hài lòng trước thái độ hiểu chuyện của Tô Tứ Diêm Thanh. Y trưng ra bộ dạng "đại đệ tử phái Khô Sơn" và nói: "Mấy ngày này phải trải qua hết tham sân si lại đến thử kiếm Từ Bi làm các ngươi cũng vất vả rồi. Vừa hay gặp được chùa Kiến Trần, một nơi yên tĩnh hợp chữa trị vết thương, nên hôm nay cứ thoải mái nghỉ ngơi cho thật tử tế."
Diêm Thanh gật đầu mừng rỡ, Tô Tứ thì lập tức đổ nhào xuống chiếc ghế dài: "Cuối cùng cũng được bình yên, hầy."
Doãn Từ mỉm cười, tiến vào phòng riêng và đóng chặt cửa.
"Về rồi hả?... Shhh!"
Thời Kính Chi nghiến răng chịu đựng vết bỏng trong lòng bàn tay. Hắn vốn định tỏ vẻ bình thản khi đối diện với Doãn Từ nhưng ngờ đâu lại đổ thuốc quá tay. Thời chưởng môn hít hà một hơi, suýt thì tự cắn phải đầu lưỡi.
Bàn tay hắn tan nát hết cả nên hoạt động không dễ dàng cho lắm. Giữa gian phòng ngập tràn mùi máu tanh từ vết phỏng, Doãn Từ dứt khoát kéo ghế ra ngồi xuống cạnh Thời Kính Chi: "Tay."
"Ta sắp băng bó xong rồi."
"Băng lại, đừng xem thường vết thương của mình. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong lúc chiến đấu cũng đã đủ để lấy mạng người."
Thời Kính Chi ngập ngừng chốc lát rồi ngoan ngoan xòe tay. Ngón tay hắn thon dài, tiếc rằng trên tay giờ toàn vết bỏng lở loét nên thoạt nhìn sẽ chỉ thấy rợn người.
Doãn Từ lắc đầu: "Làm thế này thì về sau có khỏi cũng sẽ để lại sẹo. Nhỡ thành sẹo chằng sẹo chịt thì sau này..."
" 'Sau này không có cô nương nào thích được đâu'?" Men theo mảnh vỡ ký ức, Thời Kính Chi bất chợt thốt thành lời.
Không rõ là hiện thực hay ảo giác mà Thời Kính Chi lại thấy ánh mắt Doãn Từ trở nên dịu dàng hơn sau câu nói ấy.
Y lại trở về với dáng vẻ cứng đầu bình thường mà trêu chọc: "Ta định bảo 'sau này cầm cờ dễ tuột'. Chứ sư tôn chỉ cần sống thọ, dù tay có mọc lông thì vẫn sẽ có cô nương thích."
Vừa nói, Doãn Từ vừa cẩn thận khều vết thương của hắn rồi xức thuốc lên.
Thời Kính Chi giữ hai tay bất động: "Thế gian này ta thấy được nhiều người, nhưng lòng ta cũng chỉ chứa được lác đác vài người mà thôi. Chưa kể vốn dĩ ta đâu giỏi chuyện yêu đương, tham nhiều chi rồi nhai lại chẳng nát, được A Từ thích thôi là đã đủ rồi."
" 'Tham nhiều nhai không nát'? Vậy sư tôn phải cẩn thận kẻo nghẹn đấy."
Doãn Từ trả lời với giọng pha trò, tay vẫn không ngừng băng bó vết thương đã được bôi thuốc cho Thời Kính Chi.
"... Được rồi, hai ngày tới đừng cử động linh tinh, cũng khỏi cần dùng đũa. Ta sẽ nấu mấy món dùng thìa ăn được. Còn bây giờ, sư tôn nên tranh thủ ngủ trưa mà dưỡng sức thì hơn."
Thời Kính Chi cảm thấy hơi nuối tiếc: "Không chơi sa bàn nữa thật à?"
"Ừ, vì người nào đấy đâu có nghe ta khuyên bảo."
"Nhưng mà ngươi chơi sa bàn rất chuyên chú, ta chưa từng thấy ngươi chơi vui như vậy bao giờ."
Doãn Từ nghe thế lại mềm lòng, thái độ cũng mềm mỏng hơn: "Đợi tay người khỏi rồi chúng ta tính tiếp."
Sau cùng Thời Kính Chi vẫn không chịu ngủ trưa, hắn nằm trước bàn với nét mặt trầm ngâm. Doãn Từ thì buồn chán mà ngồi bên cửa sổ ngắm nhìn cảnh vật. Có lẽ Thời Kính Chi đã làm khơi dậy hứng thú trong y đối với việc ngắm nhìn cảnh sắc trên một vùng đất mới.
Quả thực, cảnh sắc ngoài kia đang toát lên vẻ đẹp mỹ miều. Bên ngoài, nắng vẩy xuống những phiến đá lạ kỳ, gió lùa qua khe trúc, khiến cho tâm hồn tĩnh lại.
"Vi sư có một chủ ý tuyệt vời." Hồi lâu, Thời Kính Chi bỗng nhiên ưỡn cái eo thẳng tắp, "A Từ này, Diêm Thanh là người có nền tảng kém nhất phái ta trong khi chúng ta đều không tiện dạy dỗ cậu ấy. Vừa khéo hai ta có thời gian, hay là làm một cuốn bí tịch* giả hợp cho cậu ấy đi. Đến lúc đấy chúng ta cứ bảo là của đại sư Giác Phi đưa, rồi để Tô Tứ luyện cho cậu ấy là được."
(*sách vở, thư tịch hiếm quý)
Doãn Từ: "..."
Doãn Từ: "Ta bảo người lên giường ngủ trưa cơ mà?" Ngủ kiểu gì để nói mớ giữa ban ngày vậy hả.
Thời Kính Chi liền đứng phắt dậy: "Ta không đùa đâu. Công pháp tuy phân mạnh yếu khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là độ tương xứng với người luyện tập nó."
"Tô Tứ tàn bạo, đa nghi, và sở hữu đôi tay bẩm sinh mạnh mẽ, rất hợp với Xích Li thủ của giáo Xích Câu. Nhưng nếu để người thật thà như Diêm Thanh theo học thì cùng lắm là luyện ra được chiêu chó cào. Tương tự, A Từ ngươi không có nội lực, thay vào đó nội công lại xuất quỷ nhập thần, phù hợp với kiếm pháp Tảo Cốt rắc rối và quái dị. Nhưng Diêm Thanh với thanh kiếm Từ Bi mà luyện thì sẽ chỉ ra được chiêu đánh gió là cùng."
"Trong khi đó, số bí tịch trong miệng giang hồ vừa hợp với nhiều người vừa có hiệu quả tốt. Chắc chắn ngươi biết những công pháp này, mà chắc chắn ngươi cũng biết, công pháp như vậy không bao giờ có thể dưỡng ra cao thủ chân chính."
Doãn Từ: "... Sư tôn, người vẫn còn nhớ chứ, Diêm Thanh chỉ là nô bộc phái Khô Sơn."
Thời Kính Chi nghiêm mặt: "Đại sư Không Thạch sống một đời lừng lẫy như vậy thì chúng ta cũng không thể làm mất mặt thanh kiếm của ông. Đối chiến sa bàn hay là rèn chiêu thì cũng đều là đối chiến cả. Như vậy chúng ta còn có thể tiếp tục so chiêu nữa."
Đã hiểu, Diêm Thanh là vật phẩm tặng kèm của kiếm Từ Bi, mà mục đích thật sự của tên này chỉ là chơi tiếp.
Suy đi tính lại hồi lâu Doãn Từ lại cảm giác khả năng cao mình cũng điên luôn rồi, không ngờ mình lại thấy đề nghị của đối phương khá là hấp dẫn. Y gạt phắt suy nghĩ quái đản khỏi đầu rồi trả lời với vẻ bất đắc dĩ: "Sư tôn không cần phức tạp hóa vấn đề như thế. Trước kia người bảo ta có rảnh thì dạy dỗ Diêm Thanh, vậy thì ta dạy cậu ta trực tiếp là được."
"Ta từng bảo vậy hả? Thế cứ coi như ta chưa nói gì đi. A Từ sở hữu nguồn sức mạnh bát ngát, mình ta biết là đủ rồi."
"..."
Thôi được rồi, Doãn Từ thầm nghĩ. Nhưng quả thực là y chưa từng làm ra loại chuyện xằng bậy này trong suốt mấy trăm năm tồn tại.
Thầy trò hai người đã làm là phải làm dứt khoát. Đầu tiên họ phái hai nô bộc ra ngoài, sau đó lại xin giấy, mực, vải nát và chỉ rách từ chỗ các hòa thượng.
Do cần bảo dưỡng không ít kinh thư cũ trong hội tẩy kinh nên các nhà sư sẽ không thiếu những vật dụng này. Các đại sư lại hiền lành, do đó dù hỏi chấm đầy đầu thì họ vẫn đáp ứng yêu cầu của Thời Kính Chi.
"Đặt tên là 'Bạch Ngọc Thanh đao' đi, kết hợp với kiếm pháp róc xương của A Từ." Thời Kính Chi nhấc bút và nói giọng khảng khái: "Khoan, kiếm Từ Bi là kiếm, thế phải gọi là 'Bạch Ngọc Thanh kiếm'..."
Chấp niệm của Thời Kính Chi với canh đậu phụ cải xanh đúng thật là đáng nể, Doãn Từ day day trán: "Tối ta làm canh phỉ thúy bạch ngọc cho sư tôn, người chọn tên khác đi."
"Cũng đúng nhỉ, bốn chữ hơi dài, hay đặt là Bạch Thanh kiếm? Hoặc Ngọc Thanh kiếm?"
" 'Ngọc Khánh kiếm' thì sao? Người đời có câu 'cầm chùy ngọc, dùng khánh gõ, âm thanh vang vọng khắp thế gian', hẳn cũng xứng với thanh kiếm nọ."
Thời Kính Chi cười rạng rỡ, múa bút như bay: "Vậy chọn tên này."
Bốn chữ "Ngọc Khánh kiếm pháp" đáp xuống mặt giấy trắng bởi bút viết hữu lực của hắn.
Tiếp theo hai người dọn một gian phòng trống và cùng nhau suy nghĩ nội dung. Doãn Từ vác cây chổi lông gà, coi thành cự kiếm, còn Thời Kính Chi quấn hai cuộn giấy lên cánh tay làm binh khí. Hai người đấu một trận có thể coi là ra ngô ra khoai.
Thời Kính Chi chưa bao giờ ngừng luyện tập. Sau một thời gian, tuy chuyển động cơ thể chưa đủ nhuần nhuyễn, nhưng hắn đã thừa sức cọ xát hữu hảo một phen. Hai người so chiêu đến tận xế chiều, ngươi đến ta lui, ngươi lùi ta tiến, uyển chuyển như một vũ điệu văn nhã.
Thời Kính Chi xoay người nhanh nhẹn: "Bộ pháp cũng chỉ có mấy nhánh lý thuyết chính, chúng ta nên chọn loại hình vững chắc thay vì nhẹ nhàng, vì kiếm đá quá nặng."
"Ừ, có điều bước đi của Diêm Thanh khá thô và thiếu linh hoạt... phải điều chỉnh lại ở đây." Doãn Từ đỡ lấy Thời Kính Chi và giúp hắn đứng vững, tay y luồn sâu vào mái tóc dài man mát của đối phương.
Khi mặt trời sắp lặn cũng là lúc bộ pháp đã cơ bản thành hình.
Không tiếp tục nghiên cứu bộ pháp, Thời Kính Chi và Doãn Từ chuyển sang so kiếm.
"Không được, động tác vừa rồi của ngươi quá phức tạp. Đầu gỗ như Diêm Thanh hợp với thế võ bộc trực hơn. Nào, ta tấn công thêm lần nữa, còn ngươi phòng thủ thử xem sao?" Nói đoạn, Thời Kính Chi quơ quơ cuộn giấy với vẻ mặt đằng đằng sát khí, "Giờ ta dùng kiếm pháp Thanh Nữ."
Xèo.
Ánh lửa bùng lên, khói đen tứ tán. Thời Kính Chi nhập vai quá sâu, một đầu ống giấy đã nổi phừng dương hỏa. Hắn vội vàng giũ nó khỏi cảnh tay rồi liên tục giẫm mạnh chân xuống.
Thấy hắn dập lửa trong luống cuống xong xuôi rồi lại hậm hực bọc một tầng giấy mới, Doãn Từ không khỏi phá lên cười.
"Kiếm sẽ tốt khi vào tay người dùng khéo, thật sự không cần nhiều chiêu thức làm gì. Kiếm này là kiếm vấn tâm, nếu kiếm pháp phụ thuộc vào bản thân thanh kiếm quá nhiều thì dễ sinh chấp niệm. Chà, để ta nghĩ thêm một lát."
"Trịnh Phụng Đao có thể coi là bại tướng dưới tay ta, nhưng lão có một chiêu tuyệt mỹ. Nào A Từ, ta cho ngươi xem thử, chưa biết chừng lại có thể gợi ý cho ngươi... Chậc, từ từ đã, ta quấn giấy dài thêm chút."
Khi trăng mọc, những nguyên lý cơ sở đầu tiên cũng đã thành hình.
"Chiêu thức vừa rồi có khuyết điểm nhỏ."
"Ồ? Sư tôn thật là dám nói."
"Khuyết điểm là khuyết điểm, bàn riêng về lý thuyết thì ta cũng không kém cạnh ngươi. Nhìn cho kỹ nhé A Từ, vi sư định bụng sẽ phá giải thức của ngươi trong mười chiêu. Kiếm Từ Bi nào phải chổi lông gà, nó rộng và nặng hơn rất nhiều."
"Mười chiêu thì mười chiêu."
Vạt áo lẩn lướt lẫn nhau, bước chân xoẹt qua nhau như gió. Hai người giao đấu mà không mang sát ý, ấy vậy nhưng lại có thể khiến cho giấy chạm lông gà sinh ra khí thế hùng hồn. Lý luận không được đem ra thực tiễn làm Thời Kính Chi thua kém về kinh nghiệm. Do đó, ở chiêu thứ chín, Doãn Từ bỗng trơ tráo trở tay, Thời Kính Chi bước hụt, người ngã về sau.
Doãn Từ nhẹ nhàng khua tay đỡ lấy sư phụ đang lảo đảo: "Nhận thua chưa?"
Thời Kính Chi hất lọn tóc lòa xòa trước mắt, nét mặt tươi vui: "Chiêu này quá hiểm hóc, không đưa vào kiếm pháp Ngọc Khánh được, ngươi mới là người thua."
"Trò chơi ngôn từ không thể áp dụng trên chiến trường, chi bằng chúng ta thử lại lần nữa."
"Tất nhiên rồi."
Sao lên rồi sao lặn, công pháp cũng theo đó ngày càng chi tiết.
Đối chiến hết nửa ngày một đêm, hai người tìm tòi ra được tổng cộng ba chiêu kiếm thức. Đến khi phương đông trắng sáng, Doãn Từ mới cảm thấy là lạ chỗ nào...
Cuối cùng y vẫn thuận theo Thời Kính Chi mà say mê so chiêu và đối chiến, chớp mắt đã không biết đã trôi qua mấy canh giờ.
Thời Kính Chi hong khô tờ "bí tịch" cuối cùng rồi đem khâu thành sách. Sau đó, hắn vừa dùng nội lực sấy bí tịch vừa liếc nhìn Doãn Từ bằng ánh mắt tràn trề đắc ý.
"A Từ chơi có vui không?"
"Sư tôn nói và làm bất nhất, phải bị phạt. Mai chúng ta ăn sáng theo nhà chùa đi."
Nụ cười tắt lịm trên nét mặt Thời Kính Chi, hắn siết chặt quyển bí tịch mỏng manh và bật ra một tiếng rên thảm thiết: "... Tối qua ta đã không được ăn cơm rồi!"
"Ai bảo sư tôn tập trung vậy đâu chứ?"
"Gì chứ, chúng ta giống nhau thôi."
Hai người bốp chát hồi lâu, cuối cùng lại không khỏi bật cười.
Nắng sớm hửng lên.
Thời Kính Chi tỉnh lại vào giờ dần như thường lệ, thấy trên người mình vắt ngang một cây chổi lông gà. Hắn hắt hơi một cái, tay chạm lên tóc Doãn Từ, rồi tiếp tục nối giấc.
Hôm đó không ai trong số hai người thức dậy đúng giờ. Hai thầy trò mặc nguyên quần áo mà nằm lộn xộn trên giường.
Tiếc rằng, thời khắc an tĩnh không kéo dài được bao lâu.
Cùng sáng, Doãn Từ và Thời Kính Chi được Giác Hội đưa đến gặp mặt phương trượng Giác Phi.
"Bái thiếp ta đã viết xong và đang đặt chung chỗ với ghi chép về sư thúc tổ Không Thạch. Hiện đang dịp tẩy kinh nên chùa ta thật sự không tiện giữ khách lại lâu."
"Sau bữa cơm trưa, Tri Hành sẽ đốt một nén hương Phật tâm và dẫn chư vị rời đi. Hương Phật tâm giải trận Phật tâm, trấn tĩnh tham sân si, nên các vị không cần lo lắng gì nhiều mà cứ xuống núi bình thường là được."
Nói đoạn phương trượng Giác Phi chỉ tay hòa thượng trẻ tuổi hở tí là "sắc tức là không".
"Ngoài ra còn có mật thư của phái Thái Hành, do Thi Trọng Vũ nhờ Giác Hội đem lên núi. Thi thí chủ nói Thời Kính Chi đã từng giao hẹn trao đổi bản dập địa đồ với mình ở quỷ mộ, do chùa ta làm chứng."
Giác Phi thở dài.
"Chùa Kiến Trần vốn không muốn dính dáng đến chuyện này, nhưng phái Thái Hành giao hảo với chùa ta, mà Thời chưởng môn thì lại có ân với chùa ta. Các vị tranh thủ thời gian kiếm được thị nhục sớm, kết thúc cơn họa lần này, thế đã là làm được việc thiện rồi đấy."
Doãn Từ nhìn Thời Kính Chi với vẻ bất ngờ.
Hắn đã tính xong chuyện này dưới quỷ mộ rồi à?
Phái Thái Hành liêm chính, chùa Kiến Trần giữ lời. Phái Khô Sơn bằng lòng trao đổi, giúp phái Thái Hành có thể có được hai mảnh ghép địa đồ mà không cần đổ máu. Dù phái Khô Sơn có đổi ý thì phái Thái Hành cũng không thiệt thòi, nên dĩ nhiên Thi Trọng Vũ không cần từ chối.
Có vẻ như, Thời Kính Chi đã đề xuất trước để nắm quyền chủ động trong trận đổi chác.
Chẳng qua từ góc nhìn quá khứ, phái Khô Sơn chỉ có độc hai hòn Phật châu, mai kia đổi ra ngoài thì sẽ mất ngay ưu thế duy nhất. Hiện giờ sau khi biết còn có "chìa khóa" khác, thì hành động của Thời Kính Chi lại được lý giải thành mượn sức phái Thái Hành để truy tìm "ổ khóa"...
Như thể nhìn thấu suy nghĩ của y, Thời Kính Chi quay đầu và lặng lẽ nói: sao Diêm Bất Độ có thể chỉ sắp xếp một nhiệm vụ đơn giản như "gom đủ bảo đồ tất sẽ có thị nhục", chắc chắn không chỉ có một đầu mối được đâu. Chẳng thà cứ giao hẹn với phái Thái Hành rồi tìm thời cơ trao đổi.
Doãn Từ: "..." Y suýt thì quên kẻ này cũng là đồng loại của Diêm ma đầu.
"A Di Đà Phật."
Phương trượng Giác Phi bỗng cao giọng nói.
"Còn một chuyện nữa. Để cảm tạ chùa ta đã bảo quản bảo đồ, Thái Hành gửi tặng chùa ta một viên trầm tâm đan. Loại đan này có tác dụng an thần, là bảo vật của Thái Hành. Ta không muốn nhờ vào ngoại vật nên bây giờ muốn tặng lại cho Thời chưởng môn... Như vậy, mối duyên "kinh Vô Mộc" với chùa ta cũng coi như có hồi kết."
"Đa tạ phương trượng đại sư."
Thời Kính Chi nhận lấy tay nải rồi thi lễ.
"Còn bản khắc địa đồ cho phái Thái Hành thì vãn bối sẽ dâng lên trước khi rời khỏi nơi này. Giờ vãn bối xin cáo lui trước."
"Đi đi đi đi, ta nhờ người chuẩn bị đồ ăn trưa phong phú cho các vị rồi." Giác Phi cười nói, "Phải rồi, cầm cầm hương Phật tâm..."
Hòa thượng Giác Phi vừa lấy hương Phật tâm từ trong ngăn bàn ra thì bất thình lình khựng lại. Trong phòng vẫn rực rỡ ánh mặt trời và dạt dào màu xanh lục, chẳng qua, không khí lại có vẻ lạnh lẽo bất tường.
Da phương trượng đỏ dần, bắt đầu nổi gân xanh.
Ngay sau đó, luồng nội lực mạnh mẽ bất thình lình nổ bùng và lia khắp bốn phương một cách không thể nào kiểm soát, chốc lát đã khiến gian phòng chìm vào hỗn loạn.
"Sư huynh!" Giác Hội quát lớn. Hòa thượng Tri Hành kinh hãi đứng nguyên, không dám cử động.
Nụ cười còn chưa kịp biến mất trên nét mặt của phương trượng Giác Phi thì biến cố bất ngờ đã làm mặt ông biến dạng, như thể vừa phát hiện ra một sự việc kinh hoàng. Ông chống tay xuống mép giường, tiếng thở hồng hộc như con bò mộng, mất sạch diện mạo của Phật Di Lặc.
"Không ổn... các vị... đi mau." Giác Phi trừng mắt nhìn thẳng vào Thời Kính Chi, giọng nói ông đứt quãng, "Giác Hội... đừng lại đây..."
Thời Kính Chi không nghe lời. Hắn toan tiến lên bắt mạch cho ông thì bị Doãn Từ cản lại.
"A Từ!?"
"Đừng đến gần." Doãn Từ nhìn chằm chằm Giác Phi, "Tin ta, đừng đến."
Nói đoạn, y lập tức dùng cây cờ của Thời Kính Chi hất văng Giác Hội. Hòa thượng Giác Hội lòng như lửa đốt, không kịp phòng ngừa, nên lập tức bị đánh văng trúng vách từng.
Lúc này Giác Phi mới khẽ mỉm cười.
Vận chút sức lực cuối cùng, ông ngồi ngay ngắn trên băng ghế dài và nhắm mắt.
"Không sao là được, không sao là được. Giác Hội, Tri Hành... Chuyện của lão nạp hôm nay, không có bất cứ liên hệ gì... với phái Khô S..."
Ông đã không thể kết thúc câu nói này.
Một ngọn lửa vàng bỗng chốc bùng lên trên thân mình Giác Phi. Giữa lửa cháy hừng hực, Giác Phi ngồi vững như chuông, không nhúc nhích, không vẫy vùng, không than khóc.
Ngọn dương hỏa ấy thuộc cùng một loại với dương hỏa của Thời Kính Chi, tinh khiết và mãnh liệt, không thể bị dập bởi nước và cát, chỉ cứ vậy kéo dài mãi không thôi.