Chương 28: Thoát xác thành tiên
Yêu quái ngỗng- Bạch gia vừa đi vòng vòng vừa kêu oang oang mấy tiếng. Nó ưỡn ngực ngẩng đầu, cặp mắt lớn chừng hạt đậu tỏ ra nghiêm nghị của nó quét tới quét lui trên người hai thầy trò phái Khô Sơn.
Nếu ánh mắt biết chửi người, Doãn Từ nghĩ bụng, thì mình đã bị xốc mười tám đời tổ tông lên mà chửi. Thời Kính Chi bên cạnh lùi nửa bước, tâm trạng cũng không khá hơn là mấy.
Tô Tứ luống cuống lôi một chậu rau ra, Tô Tứ mới dời mắt cạp đồ ăn.
"Ta nhặt được Bạch gia ở kế cận Vĩnh Thịnh, nó đi theo ta quen rồi, nên ta cũng tiện tay nuôi. Trực giác của nó rất mạnh, cứ hành động theo nó là giữ được mạng.".
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.
2.
3.
4.
=====================================
Nhìn Tô Tứ vuốt ve con ngỗng lớn, Doãn Từ cảm thấy hơi khó nói thành lời.
Thôi rồi, bây giờ đã có đủ cả xem bệnh, xem bói, nấu cơm và bán đồ ăn. Mai mốt bọn họ có thể thống trị đường phố.
Có vẻ ý thức được mình bị liệt vào danh sách "đồ ăn", Bạch gia lại quay đầu lườm nguýt. Mà phạm vi lia mắt của nó không chỉ có mình Doãn Từ, xem ra Thời Kính Chi cũng đang suy nghĩ vấn đề tương tự.
Lần đầu thầy trò phái Khô Sơn đồng tâm, hai người một ngỗng yên lặng đối đầu.
Tô Tứ liền đẩy cái chậu của Bạch gia đi một chút, đoạn giằng đồng xu sơn quỷ trên cổ xuống ném cho Diêm Thanh.
Diêm Thanh tiếp lấy: "Nói lại nhớ, đồ ngươi để lại đủ rồi cơ mà, sao còn lấy nó?"
"Tại cái này trừ tà chứ sao. Chưa kể ngộ nhỡ ta chết gần đấy, biết đâu ngươi lại nhận ra ta qua cái này, rồi chôn cất giùm ta."
Diêm Thanh cau mày: "Nói năng xúi quẩy."
Tô Tứ cười khì, ánh mắt lơ đãng liếc sang phía hai thầy trò hắt lên vẻ băn khoăn.
Lăn lộn lâu dưới tầng chót của giang hồ sẽ biết kỵ nhất là cả tin, Tô Tứ đề phòng bọn họ là lẽ bình thường. Đúng dịp Doãn Từ muốn ra ngoài quan sát tình hình.
Thời Kính Chi hành động nhanh nhẹn hơn, hắn hắng giọng: "Nếu tạm thời chưa có việc gì thì ta dẫn A Từ đi dạo chút. Ta thấy cách đây không xa có một con sông, nơi đấy được bắt cá không?"
Không ổn, Doãn Từ thầm nghĩ. Sư phụ nhà y có vẻ không buông được cá rồi.
Tô Tứ vui vẻ đáp: "Dĩ nhiên là được, vừa khéo để lát nữa làm cơm. Hay là các ngươi mang cả Bạch gia đi?"
Hai người lắc đầu đầy dứt khoát.
"Thôi được rồi, dù sao cũng không xa. Nhớ đừng gây hấn với người trong thôn là được." Tô Tứ gãi đầu, "Lưới ở sau cửa ấy, tự lấy nhé."
Nhà Tô Tứ ở rìa thôn, dù gần sông nhưng xung quanh không có người đi qua lại, rất yên tĩnh. Nước sông trong thấy đáy. Cá bơi bên dưới con nào con nấy đều mập mạp, chúng uốn lượn thân mình với cái vẻ nhàn nhã nhởn nha, rồi lại đớp đớp mấy cánh hoa rơi vụn nhỏ bé trên mặt nước.
Thời Kính Chi không cần lưới đánh cá. Hắn cởi giày và vớ, cột chắc vạt áo và xách gậy trúc xuống sông. Nước chảy không xiết, mà cũng chỉ cao xấp xỉ đến đầu gối hắn.
Doãn Từ ôm lưới đánh cá ngồi lên một tảng đá bên bờ.
Chỉ nhìn riêng phong cảnh trước mắt thì nơi này chẳng khác nào bồng lai tiên cảnh. Có điều y để ý suốt chuyến đi, mà không thấy thần điện hay là vườn thuốc, không biết tiên nhân trong miệng Dẫn Đăng sinh sống ở đâu, cũng như linh dược từ đâu mà tới.
Đang nghĩ ngợi dở thì Thời Kính Chi đột nhiên cắm gậy trúc xuống nước, xiên một con cá lên. Nó quẫy đuôi dữ dội khiến nước văng tung tóe, bắn cả lên mặt Doãn Từ.
Cá nơi này quen thói ung dung, ngồi mát hưởng bát vàng, chỉ biết chiếc lưới dịu dàng chứ nào đã chịu đau đến thế. Con cá béo xui xẻo bị nhắm trúng nổi giận ngút trời, đuôi quật như roi thép.
Thời Kính Chi đã nhắm mắt.
Hắn bước đi cẩn thận trong nước, dễ dàng tránh khỏi cú quật kia. Bước chân của hắn rất gọn gàng, như gió lướt, không hề khuấy động dòng nước và bầy cá lội.
Doãn Từ nhướng mày.
Sư phụ y không chỉ né đuôi cá, mà còn toan ẩn mình khỏi tia nước. Chẳng qua là lần đầu thử nghiệm nên bả vai hắn vẫn dính không ít nước.
Sư phụ gà mờ hẩy nhẹ gậy trúc, con cá theo đầu gậy bị lật ngược lên trời. Đến khi nó không còn sức vùng vẫy nữa, Thời Kính Chi mới ngừng luyện tập mà ném cá lên bờ cho Doãn Từ.
Cứ tiếp tục như thế.
Doãn Từ hiểu ra cách luyện tập của hắn rất nhanh sau đó, Thời Kính Chi đang tiêu hóa các công pháp học lỏm được trước đây, hắn tổng hợp, mài giũa, và biến chúng thành công pháp của riêng mình.
Giữ trí não và cơ thể cùng làm việc dưới cường độ cao ắt hẳn phải là một hành động vô cùng tốn sức. Ấy thế mà sư phụ y như không biết mệt mỏi là gì, hắn luyện tập suốt chừng một canh giờ. Từng cử chỉ nhỏ nhất của hắn đều toát ra vẻ liều lĩnh kỳ dị.
Hai người được cảnh đẹp phủ màn, lại thêm khuôn mặt của Thời hồ ly, khiến cho cảnh tượng trước thơ và tràn đầy sức sống. Tiếc rằng Doãn ma đầu lại là đồ đầu gỗ, gió xuân phơi phới lướt qua làm y bắt đầu buồn ngủ. Vô vàn những suy nghĩ hỗn loạn, quay cuồng, đan xen và trộn lẫn.
Thời Kính Chi liều mạng vì điều gì? Hắn có biết mình không còn nhiều thời gian không?... Một người sâu sắc như hắn, hẳn là đã biết.
Sư phụ gà mờ có tính cách sôi nổi, nếu phải ngồi đếm số ngày còn lại thì, ở một góc nhìn nào đó, sẽ càng mệt mỏi hơn là triền miên trên giường bệnh. Tài hoa hơn người nhưng không sống được lâu, cho nên tiếc hận thành cuồng, tẩu hỏa nhập ma, Doãn Từ đã gặp không ít người như thế.
Chặng đường vừa qua hắn cũng coi như bình tĩnh, song chỉ sợ vô tri, cũng lại là biểu hiện sợ chết điển hình. Không hiểu rõ bộ mặt thế gian, thì sao hắn có thể trấn tĩnh cho được.
Doãn Từ đánh cái ngáp, tay vẫn ôm chặt lưới đánh cá. Mấy chục con cá béo thoi thóp nằm trong lưới mà không tản ra nhiều mùi tanh. Y nheo mắt, tận hưởng cái ấm áp lãng đãng của ánh mặt trời, khao khát được ngả lưng tại chỗ.
Thời Kính Chi vẫn đang khổ luyện trên sông.
Được rồi, cũng không mấy liên quan đến mình. Dù sao Thời Kính Chi đã nói sẽ không hỏi thêm về chuyện riêng của mình nữa.
Thầy trò hai người như cách nhau một tấm giấy dán cửa sổ mỏng nhưng lại thật sự hữu hình, không ai phá nát, mà cứ tiếp tục chung sống với nhau như vậy. Khôn khéo như Thời Kính Chi sẽ không chủ động gây hấn...
"Mệt sao?"
Thời Kính Chi đã đến gần tự bao giờ, hắn áp tay lên trán Doãn Từ, mặt cũng kề sát sạt.
Tay sư phụ vừa chạm vào nước, còn hơi lạnh. Doãn Từ hơi nhấc mắt: "Không sao."
"Mệt thì ngủ đi, vi sư trông cho."
Thời Kính Chi lại nở nụ cười ấy- nụ cười không tự cao, không lấy lòng, mà chỉ đơn giản là chân thành thuần túy nhất.
Doãn Từ như bị ong mật chích. Y bỗng tỉnh táo hơn, có thứ nôn nóng âm u nào đó dấy lên từ đáy lòng y. Lại là nó, sự thật lòng vô cớ ấy.
Y không ghét người chân thành, nhưng chỉ bị duy nhất nụ cười này làm ảnh hưởng.
Thấy đồ đệ cau mày, Thời Kính Chi cho rằng y buồn bực vì phải chờ lâu. Hắn tiện dời tay chỉnh tóc cho Doãn Từ. Gió xuân êm ái ru Doãn Từ vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh, mái tóc y còn đậu mấy cánh hoa hoang.
Bàn tay vuốt ve đỉnh đầu Doãn Từ, trượt xuống, vén chút tóc mai lòa xòa, gài chúng sau tai.
Chấn động, Doãn Từ lập tức bắt cổ tay hắn.
Ngón tay lướt nhẹ, cảnh đẹp bên sườn, và nụ cười tha thiết. Y từng nhìn thấy cảnh tượng này. Y bỗng ngộ ra nguồn cơn nóng nảy.
Thời Kính Chi dùng chút mạng sống ít ỏi của mình theo đuổi một hy vọng mong manh như bọt nước, chẳng lẽ mình khi xưa không phải vậy sao. Nhưng thời gian y muốn chết mà không được quá dài, dài đến mức không thể ngửi được mùi của hy vọng thêm nữa, chỉ biết lê chân kiếm tìm như một cái xác.
Hễ là người có tâm, thì sẽ luôn không tránh khỏi những lúc cõi lòng tan vỡ.
Hơn hai mươi năm trước, núi Khô. Doãn Từ đã sắp tẩu hỏa nhập ma. Y lánh mình trong hang Tụ Dị đầy yêu quái, mà lại vẫn gặp mặt một người ngoài- một đứa bé miền núi hai, ba tuổi, còn là một đứa trẻ câm, quỷ mới biết làm thế nào tiến vào đây được.
Nếu không có đứa bé này, có lẽ y đã sớm đánh mất nhân tính, hóa thành quái vạt lạm sát người.
Nhóc câm cũng có nụ cười chân thành như vậy. Kỳ thực, một đứa trẻ không sành sỏi chuyện đời, dĩ nhiên sẽ không biết trên đời còn những kiểu cười kkhacs.
Tuy nhiên đứa bé này cũng đưa tay, chậm rãi chạm lên tóc y, từ đỉnh đầu đến sườn má, vén gọn mái tóc rối bời.
Giống nhau như đúc.
Doãn Từ tiện tay nuôi nhóc câm một khoảng thời gian, thậm chí còn nổi lòng dẫn dắt đứa bé. Dù rằng thiện chí của một đứa trẻ sẽ không kéo dài được bao lâu, như hoa nở rực rồi cũng vội héo tàn, y hiểu điều này hơn ai hết.
Nhưng đến cuối cùng y lại chẳng thể dìu dắt nhóc câm này.
Nhóc câm chết. Có lẽ đó chỉ là một định mệnh đẫm máu, buộc y phải tiếp tục tỉnh táo mà sống sót.
Hang Tụ Dị năm xưa, cũng đẹp như ảo cảnh thế này.
Cảnh cũ tái hiện, "định mệnh" lộ răng nanh lại khiến Doãn Từ đau nhói. Y siết chặt cổ tay Thời Kính Chi, lòng mờ mịt nghĩ, phải rồi, người này cũng không sống được bao lâu.
Thời Kính Chi bị siết đau: "A Từ?"
"Không sao, ta hơi choáng chút." Doãn Từ chậm rãi buông lỏng bàn tay.
Nếu nhóc câm còn sống, thì hẳn cũng lớn đến vậy rồi. Y bỗng nghĩ.
Từ khi Thời Kính Chi cam đoan "không phụ lòng", Doãn Từ vẫn luôn đợi hắn phản bội. Nhỡ Thời Kính Chi tới lúc chết đi cũng không phá vỡ lời cam đoan của mình, thì y phải làm sao đây?
Hiện giờ hai người chỉ mới cách nhau một lớp giấy dán, mà Doãn Từ thì đã chán giả bộ đồ đệ biết điều. Liệu y có nên thừa cơ cho sư phụ một "bất ngờ", coi như khen thưởng?
Tuy nhiên y chưa kịp cân nhắc kỹ càng thì đã nghe thấy tiếng ồn ào từ xa vọng lại. Một đội ngũ thổi kèn, tung giấy vụn đỏ thẫm, ùn ùn tiến về trong thôn.
Thời Kính Chi lập tức cảnh giác. Hắn cúi đầu xách lưới đầy ắp cá và kéo Doãn Từ trở về nhà.
Bước vào, hai thầy trò suýt đã tưởng mình đến nhầm nhà.
Quần áo tứ tung đầy sàn đã được gấp gọn, có cái thì được giặt giũ xong xuôi, đang phơi bên cửa sổ. Bàn được lau dọn sạch sẽ, hành lý phái Khô Sơn cũng được sửa soạn, lạp xưởng và thịt hun khói đều đang nằm trong giỏ trên bếp.
"Không được mang cá vào nhà." Diêm Thanh kịp thời xuất hiện với đôi tay cầm chổi, cậu ta nói giọng nghiêm khắc. "Không thì nhà sẽ có mùi, rất khó loại bỏ."
Không hổ là hạ nhân do phái Thái Hành đào tạo nên, cực kỳ chuyên nghiệp.
Tô Tứ ngồi bệt trên ghế, con ngỗng ngồi bệt trên người Tô Tứ, một người một ngỗng hóa thành vật trang trí trong nhà. Trông Tô Tứ có vẻ vui, hiển nhiên đã có một buổi nói chuyện thoải mái với Diêm Thanh.
Thấy hai thầy trò trở lại, Tô Tứ ngồi dậy xoay dao lóc thịt trên tay: "Các ngươi là khách, cứ để mình ta xử lý cá là được. Tam Tử nói Doãn tiểu huynh đệ nấu cơm rất khéo, ta rất mực chờ mong."
Thời Kính Chi hơi căng thẳng: "Ta vừa thấy một đội ngũ người dân mặc áo đỏ bên ngoài, nhưng không thấy kiệu, họ đang làm gì vậy?"
"À, đó là đưa tang." Tô Tứ vuốt Bạch gia, "Ta mới nghe nhắc tới thôi, đây là lần đầu được thấy đấy."
"... Đưa tang mà ăn mặc vui mừng như thế?" Thời Kính Chi nhíu mày.
"Thôn này thiếu gì thứ kỳ ba. Nói ngay cái việc đưa tang này- người vừa chết, người dân đã mặc đồ, trang điểm cho thi thể, rồi dùng gậy gỗ chống tứ chi. Sau đó họ sắp xếp cho người chết đi lẫn vào đội ngũ, cả đoàn cò kéo nhau đến cấm địa, để cho người chết 'thoát xác thành tiên'."
Tô Tứ cười lạnh. Vẻ ngoài hắn đẹp, lại có nốt ruồi lệ điểm xuyết, thế nên khi cười trông có phần ngả ngớn.
"Ta vừa nói với Tam Tử. Thôn Tức có tận mấy trăm người, vậy mà ta đi thăm dò xung quanh lại vừa không gặp một người nào thôn Tức, vừa không tìm thấy mồ mả hay xương cốt gì. Nếu người thôn Tức thật sự còn sống, thì chỉ có thể là sống trong 'cấm địa' mà thôi. Ta mới đến nên chưa có tư cách đến gần nơi ấy. Các ngươi..."
Bạch gia bất chợt duỗi cổ kêu "ó" một tiếng, Tô Tứ lập tức im miệng.
Một lát sau, một tràng tiếng gõ cửa vang lên. Tô Tứ bĩu môi ra dấu với bọn họ rồi ra mở cửa.
Dẫn Đăng đứng bên ngoài, cặp con ngươi xoay tít.
"Mẹ bảo em đến đưa áo. Hôm nay chú Liễu thành tiên, tối có tiệc rượu, các anh nhớ đi nha."
Tô Tứ điều chỉnh nét mặt, cười rực rỡ; "Liễu thúc thành tiên rồi?"
"Vâng. Cha nói hôm qua chú ấy ở nhà cắt thịt, bị cắt vào tay." Dẫn Đăng lắc đầu như người lớn, "Chú ấy đi sớm quá, thím Liễu chẳng đành lòng. Nhưng mà thôn có khách mới nên cũng không sao."
Thời Kính Chi cả kinh: "... Chỉ cắt vào tay mà cũng chết người?"
"Chết người là sao? Là thoát xác thành tiên!" Dẫn Đăng hếch mũi.
Thời Kính Chi tức thì hoảng hốt, Doãn Từ khá hiểu được tâm trạng của hắn- con nhóc này nói nơi đây có linh dược chữa bách bệnh, nếu coi chết là thành tiên, vậy thì linh dược này chẳng khác mớ tro tàn.
"Thật sự chỉ bị cắt đứt tay à?" Thời chưởng môn hỏi đi hỏi lại.
Dẫn Đăng rất kiên nhẫn với Thời Kính Chi: "Vâng, anh chưa phải người trong thôn, không biết cũng bình thường."
"Người trong thôn không bị ốm. Nếu trong ba ngày vết thương ngoài da không thể khép miệng, thì sẽ thành tiên đó."
________
Tác giả có lời:
Thời hồ ly rửa nhục! 1 Thời = mấy chục con cá, thật đáng mừng!
Doãn ma đầu: đang chọc rách mép giấy dán cửa sổ để thăm dò. Jpg
Nếu ánh mắt biết chửi người, Doãn Từ nghĩ bụng, thì mình đã bị xốc mười tám đời tổ tông lên mà chửi. Thời Kính Chi bên cạnh lùi nửa bước, tâm trạng cũng không khá hơn là mấy.
Tô Tứ luống cuống lôi một chậu rau ra, Tô Tứ mới dời mắt cạp đồ ăn.
"Ta nhặt được Bạch gia ở kế cận Vĩnh Thịnh, nó đi theo ta quen rồi, nên ta cũng tiện tay nuôi. Trực giác của nó rất mạnh, cứ hành động theo nó là giữ được mạng.".
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.
2.
3.
4.
=====================================
Nhìn Tô Tứ vuốt ve con ngỗng lớn, Doãn Từ cảm thấy hơi khó nói thành lời.
Thôi rồi, bây giờ đã có đủ cả xem bệnh, xem bói, nấu cơm và bán đồ ăn. Mai mốt bọn họ có thể thống trị đường phố.
Có vẻ ý thức được mình bị liệt vào danh sách "đồ ăn", Bạch gia lại quay đầu lườm nguýt. Mà phạm vi lia mắt của nó không chỉ có mình Doãn Từ, xem ra Thời Kính Chi cũng đang suy nghĩ vấn đề tương tự.
Lần đầu thầy trò phái Khô Sơn đồng tâm, hai người một ngỗng yên lặng đối đầu.
Tô Tứ liền đẩy cái chậu của Bạch gia đi một chút, đoạn giằng đồng xu sơn quỷ trên cổ xuống ném cho Diêm Thanh.
Diêm Thanh tiếp lấy: "Nói lại nhớ, đồ ngươi để lại đủ rồi cơ mà, sao còn lấy nó?"
"Tại cái này trừ tà chứ sao. Chưa kể ngộ nhỡ ta chết gần đấy, biết đâu ngươi lại nhận ra ta qua cái này, rồi chôn cất giùm ta."
Diêm Thanh cau mày: "Nói năng xúi quẩy."
Tô Tứ cười khì, ánh mắt lơ đãng liếc sang phía hai thầy trò hắt lên vẻ băn khoăn.
Lăn lộn lâu dưới tầng chót của giang hồ sẽ biết kỵ nhất là cả tin, Tô Tứ đề phòng bọn họ là lẽ bình thường. Đúng dịp Doãn Từ muốn ra ngoài quan sát tình hình.
Thời Kính Chi hành động nhanh nhẹn hơn, hắn hắng giọng: "Nếu tạm thời chưa có việc gì thì ta dẫn A Từ đi dạo chút. Ta thấy cách đây không xa có một con sông, nơi đấy được bắt cá không?"
Không ổn, Doãn Từ thầm nghĩ. Sư phụ nhà y có vẻ không buông được cá rồi.
Tô Tứ vui vẻ đáp: "Dĩ nhiên là được, vừa khéo để lát nữa làm cơm. Hay là các ngươi mang cả Bạch gia đi?"
Hai người lắc đầu đầy dứt khoát.
"Thôi được rồi, dù sao cũng không xa. Nhớ đừng gây hấn với người trong thôn là được." Tô Tứ gãi đầu, "Lưới ở sau cửa ấy, tự lấy nhé."
Nhà Tô Tứ ở rìa thôn, dù gần sông nhưng xung quanh không có người đi qua lại, rất yên tĩnh. Nước sông trong thấy đáy. Cá bơi bên dưới con nào con nấy đều mập mạp, chúng uốn lượn thân mình với cái vẻ nhàn nhã nhởn nha, rồi lại đớp đớp mấy cánh hoa rơi vụn nhỏ bé trên mặt nước.
Thời Kính Chi không cần lưới đánh cá. Hắn cởi giày và vớ, cột chắc vạt áo và xách gậy trúc xuống sông. Nước chảy không xiết, mà cũng chỉ cao xấp xỉ đến đầu gối hắn.
Doãn Từ ôm lưới đánh cá ngồi lên một tảng đá bên bờ.
Chỉ nhìn riêng phong cảnh trước mắt thì nơi này chẳng khác nào bồng lai tiên cảnh. Có điều y để ý suốt chuyến đi, mà không thấy thần điện hay là vườn thuốc, không biết tiên nhân trong miệng Dẫn Đăng sinh sống ở đâu, cũng như linh dược từ đâu mà tới.
Đang nghĩ ngợi dở thì Thời Kính Chi đột nhiên cắm gậy trúc xuống nước, xiên một con cá lên. Nó quẫy đuôi dữ dội khiến nước văng tung tóe, bắn cả lên mặt Doãn Từ.
Cá nơi này quen thói ung dung, ngồi mát hưởng bát vàng, chỉ biết chiếc lưới dịu dàng chứ nào đã chịu đau đến thế. Con cá béo xui xẻo bị nhắm trúng nổi giận ngút trời, đuôi quật như roi thép.
Thời Kính Chi đã nhắm mắt.
Hắn bước đi cẩn thận trong nước, dễ dàng tránh khỏi cú quật kia. Bước chân của hắn rất gọn gàng, như gió lướt, không hề khuấy động dòng nước và bầy cá lội.
Doãn Từ nhướng mày.
Sư phụ y không chỉ né đuôi cá, mà còn toan ẩn mình khỏi tia nước. Chẳng qua là lần đầu thử nghiệm nên bả vai hắn vẫn dính không ít nước.
Sư phụ gà mờ hẩy nhẹ gậy trúc, con cá theo đầu gậy bị lật ngược lên trời. Đến khi nó không còn sức vùng vẫy nữa, Thời Kính Chi mới ngừng luyện tập mà ném cá lên bờ cho Doãn Từ.
Cứ tiếp tục như thế.
Doãn Từ hiểu ra cách luyện tập của hắn rất nhanh sau đó, Thời Kính Chi đang tiêu hóa các công pháp học lỏm được trước đây, hắn tổng hợp, mài giũa, và biến chúng thành công pháp của riêng mình.
Giữ trí não và cơ thể cùng làm việc dưới cường độ cao ắt hẳn phải là một hành động vô cùng tốn sức. Ấy thế mà sư phụ y như không biết mệt mỏi là gì, hắn luyện tập suốt chừng một canh giờ. Từng cử chỉ nhỏ nhất của hắn đều toát ra vẻ liều lĩnh kỳ dị.
Hai người được cảnh đẹp phủ màn, lại thêm khuôn mặt của Thời hồ ly, khiến cho cảnh tượng trước thơ và tràn đầy sức sống. Tiếc rằng Doãn ma đầu lại là đồ đầu gỗ, gió xuân phơi phới lướt qua làm y bắt đầu buồn ngủ. Vô vàn những suy nghĩ hỗn loạn, quay cuồng, đan xen và trộn lẫn.
Thời Kính Chi liều mạng vì điều gì? Hắn có biết mình không còn nhiều thời gian không?... Một người sâu sắc như hắn, hẳn là đã biết.
Sư phụ gà mờ có tính cách sôi nổi, nếu phải ngồi đếm số ngày còn lại thì, ở một góc nhìn nào đó, sẽ càng mệt mỏi hơn là triền miên trên giường bệnh. Tài hoa hơn người nhưng không sống được lâu, cho nên tiếc hận thành cuồng, tẩu hỏa nhập ma, Doãn Từ đã gặp không ít người như thế.
Chặng đường vừa qua hắn cũng coi như bình tĩnh, song chỉ sợ vô tri, cũng lại là biểu hiện sợ chết điển hình. Không hiểu rõ bộ mặt thế gian, thì sao hắn có thể trấn tĩnh cho được.
Doãn Từ đánh cái ngáp, tay vẫn ôm chặt lưới đánh cá. Mấy chục con cá béo thoi thóp nằm trong lưới mà không tản ra nhiều mùi tanh. Y nheo mắt, tận hưởng cái ấm áp lãng đãng của ánh mặt trời, khao khát được ngả lưng tại chỗ.
Thời Kính Chi vẫn đang khổ luyện trên sông.
Được rồi, cũng không mấy liên quan đến mình. Dù sao Thời Kính Chi đã nói sẽ không hỏi thêm về chuyện riêng của mình nữa.
Thầy trò hai người như cách nhau một tấm giấy dán cửa sổ mỏng nhưng lại thật sự hữu hình, không ai phá nát, mà cứ tiếp tục chung sống với nhau như vậy. Khôn khéo như Thời Kính Chi sẽ không chủ động gây hấn...
"Mệt sao?"
Thời Kính Chi đã đến gần tự bao giờ, hắn áp tay lên trán Doãn Từ, mặt cũng kề sát sạt.
Tay sư phụ vừa chạm vào nước, còn hơi lạnh. Doãn Từ hơi nhấc mắt: "Không sao."
"Mệt thì ngủ đi, vi sư trông cho."
Thời Kính Chi lại nở nụ cười ấy- nụ cười không tự cao, không lấy lòng, mà chỉ đơn giản là chân thành thuần túy nhất.
Doãn Từ như bị ong mật chích. Y bỗng tỉnh táo hơn, có thứ nôn nóng âm u nào đó dấy lên từ đáy lòng y. Lại là nó, sự thật lòng vô cớ ấy.
Y không ghét người chân thành, nhưng chỉ bị duy nhất nụ cười này làm ảnh hưởng.
Thấy đồ đệ cau mày, Thời Kính Chi cho rằng y buồn bực vì phải chờ lâu. Hắn tiện dời tay chỉnh tóc cho Doãn Từ. Gió xuân êm ái ru Doãn Từ vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh, mái tóc y còn đậu mấy cánh hoa hoang.
Bàn tay vuốt ve đỉnh đầu Doãn Từ, trượt xuống, vén chút tóc mai lòa xòa, gài chúng sau tai.
Chấn động, Doãn Từ lập tức bắt cổ tay hắn.
Ngón tay lướt nhẹ, cảnh đẹp bên sườn, và nụ cười tha thiết. Y từng nhìn thấy cảnh tượng này. Y bỗng ngộ ra nguồn cơn nóng nảy.
Thời Kính Chi dùng chút mạng sống ít ỏi của mình theo đuổi một hy vọng mong manh như bọt nước, chẳng lẽ mình khi xưa không phải vậy sao. Nhưng thời gian y muốn chết mà không được quá dài, dài đến mức không thể ngửi được mùi của hy vọng thêm nữa, chỉ biết lê chân kiếm tìm như một cái xác.
Hễ là người có tâm, thì sẽ luôn không tránh khỏi những lúc cõi lòng tan vỡ.
Hơn hai mươi năm trước, núi Khô. Doãn Từ đã sắp tẩu hỏa nhập ma. Y lánh mình trong hang Tụ Dị đầy yêu quái, mà lại vẫn gặp mặt một người ngoài- một đứa bé miền núi hai, ba tuổi, còn là một đứa trẻ câm, quỷ mới biết làm thế nào tiến vào đây được.
Nếu không có đứa bé này, có lẽ y đã sớm đánh mất nhân tính, hóa thành quái vạt lạm sát người.
Nhóc câm cũng có nụ cười chân thành như vậy. Kỳ thực, một đứa trẻ không sành sỏi chuyện đời, dĩ nhiên sẽ không biết trên đời còn những kiểu cười kkhacs.
Tuy nhiên đứa bé này cũng đưa tay, chậm rãi chạm lên tóc y, từ đỉnh đầu đến sườn má, vén gọn mái tóc rối bời.
Giống nhau như đúc.
Doãn Từ tiện tay nuôi nhóc câm một khoảng thời gian, thậm chí còn nổi lòng dẫn dắt đứa bé. Dù rằng thiện chí của một đứa trẻ sẽ không kéo dài được bao lâu, như hoa nở rực rồi cũng vội héo tàn, y hiểu điều này hơn ai hết.
Nhưng đến cuối cùng y lại chẳng thể dìu dắt nhóc câm này.
Nhóc câm chết. Có lẽ đó chỉ là một định mệnh đẫm máu, buộc y phải tiếp tục tỉnh táo mà sống sót.
Hang Tụ Dị năm xưa, cũng đẹp như ảo cảnh thế này.
Cảnh cũ tái hiện, "định mệnh" lộ răng nanh lại khiến Doãn Từ đau nhói. Y siết chặt cổ tay Thời Kính Chi, lòng mờ mịt nghĩ, phải rồi, người này cũng không sống được bao lâu.
Thời Kính Chi bị siết đau: "A Từ?"
"Không sao, ta hơi choáng chút." Doãn Từ chậm rãi buông lỏng bàn tay.
Nếu nhóc câm còn sống, thì hẳn cũng lớn đến vậy rồi. Y bỗng nghĩ.
Từ khi Thời Kính Chi cam đoan "không phụ lòng", Doãn Từ vẫn luôn đợi hắn phản bội. Nhỡ Thời Kính Chi tới lúc chết đi cũng không phá vỡ lời cam đoan của mình, thì y phải làm sao đây?
Hiện giờ hai người chỉ mới cách nhau một lớp giấy dán, mà Doãn Từ thì đã chán giả bộ đồ đệ biết điều. Liệu y có nên thừa cơ cho sư phụ một "bất ngờ", coi như khen thưởng?
Tuy nhiên y chưa kịp cân nhắc kỹ càng thì đã nghe thấy tiếng ồn ào từ xa vọng lại. Một đội ngũ thổi kèn, tung giấy vụn đỏ thẫm, ùn ùn tiến về trong thôn.
Thời Kính Chi lập tức cảnh giác. Hắn cúi đầu xách lưới đầy ắp cá và kéo Doãn Từ trở về nhà.
Bước vào, hai thầy trò suýt đã tưởng mình đến nhầm nhà.
Quần áo tứ tung đầy sàn đã được gấp gọn, có cái thì được giặt giũ xong xuôi, đang phơi bên cửa sổ. Bàn được lau dọn sạch sẽ, hành lý phái Khô Sơn cũng được sửa soạn, lạp xưởng và thịt hun khói đều đang nằm trong giỏ trên bếp.
"Không được mang cá vào nhà." Diêm Thanh kịp thời xuất hiện với đôi tay cầm chổi, cậu ta nói giọng nghiêm khắc. "Không thì nhà sẽ có mùi, rất khó loại bỏ."
Không hổ là hạ nhân do phái Thái Hành đào tạo nên, cực kỳ chuyên nghiệp.
Tô Tứ ngồi bệt trên ghế, con ngỗng ngồi bệt trên người Tô Tứ, một người một ngỗng hóa thành vật trang trí trong nhà. Trông Tô Tứ có vẻ vui, hiển nhiên đã có một buổi nói chuyện thoải mái với Diêm Thanh.
Thấy hai thầy trò trở lại, Tô Tứ ngồi dậy xoay dao lóc thịt trên tay: "Các ngươi là khách, cứ để mình ta xử lý cá là được. Tam Tử nói Doãn tiểu huynh đệ nấu cơm rất khéo, ta rất mực chờ mong."
Thời Kính Chi hơi căng thẳng: "Ta vừa thấy một đội ngũ người dân mặc áo đỏ bên ngoài, nhưng không thấy kiệu, họ đang làm gì vậy?"
"À, đó là đưa tang." Tô Tứ vuốt Bạch gia, "Ta mới nghe nhắc tới thôi, đây là lần đầu được thấy đấy."
"... Đưa tang mà ăn mặc vui mừng như thế?" Thời Kính Chi nhíu mày.
"Thôn này thiếu gì thứ kỳ ba. Nói ngay cái việc đưa tang này- người vừa chết, người dân đã mặc đồ, trang điểm cho thi thể, rồi dùng gậy gỗ chống tứ chi. Sau đó họ sắp xếp cho người chết đi lẫn vào đội ngũ, cả đoàn cò kéo nhau đến cấm địa, để cho người chết 'thoát xác thành tiên'."
Tô Tứ cười lạnh. Vẻ ngoài hắn đẹp, lại có nốt ruồi lệ điểm xuyết, thế nên khi cười trông có phần ngả ngớn.
"Ta vừa nói với Tam Tử. Thôn Tức có tận mấy trăm người, vậy mà ta đi thăm dò xung quanh lại vừa không gặp một người nào thôn Tức, vừa không tìm thấy mồ mả hay xương cốt gì. Nếu người thôn Tức thật sự còn sống, thì chỉ có thể là sống trong 'cấm địa' mà thôi. Ta mới đến nên chưa có tư cách đến gần nơi ấy. Các ngươi..."
Bạch gia bất chợt duỗi cổ kêu "ó" một tiếng, Tô Tứ lập tức im miệng.
Một lát sau, một tràng tiếng gõ cửa vang lên. Tô Tứ bĩu môi ra dấu với bọn họ rồi ra mở cửa.
Dẫn Đăng đứng bên ngoài, cặp con ngươi xoay tít.
"Mẹ bảo em đến đưa áo. Hôm nay chú Liễu thành tiên, tối có tiệc rượu, các anh nhớ đi nha."
Tô Tứ điều chỉnh nét mặt, cười rực rỡ; "Liễu thúc thành tiên rồi?"
"Vâng. Cha nói hôm qua chú ấy ở nhà cắt thịt, bị cắt vào tay." Dẫn Đăng lắc đầu như người lớn, "Chú ấy đi sớm quá, thím Liễu chẳng đành lòng. Nhưng mà thôn có khách mới nên cũng không sao."
Thời Kính Chi cả kinh: "... Chỉ cắt vào tay mà cũng chết người?"
"Chết người là sao? Là thoát xác thành tiên!" Dẫn Đăng hếch mũi.
Thời Kính Chi tức thì hoảng hốt, Doãn Từ khá hiểu được tâm trạng của hắn- con nhóc này nói nơi đây có linh dược chữa bách bệnh, nếu coi chết là thành tiên, vậy thì linh dược này chẳng khác mớ tro tàn.
"Thật sự chỉ bị cắt đứt tay à?" Thời chưởng môn hỏi đi hỏi lại.
Dẫn Đăng rất kiên nhẫn với Thời Kính Chi: "Vâng, anh chưa phải người trong thôn, không biết cũng bình thường."
"Người trong thôn không bị ốm. Nếu trong ba ngày vết thương ngoài da không thể khép miệng, thì sẽ thành tiên đó."
________
Tác giả có lời:
Thời hồ ly rửa nhục! 1 Thời = mấy chục con cá, thật đáng mừng!
Doãn ma đầu: đang chọc rách mép giấy dán cửa sổ để thăm dò. Jpg