Chương : 4
Thuỵ Miên theo hai vị lão gia và đoàn a hoàn đi đến biệt viện của Bửu Toại đại công tử. Bên trong phòng được bài trí gọn gàng sạch sẽ, lại được trang trí tỉ mẩn chi tiết, thể hiện địa vị công tử thiếu gia cao quý.
Thụy Miên nhìn vào nơi bệnh nhân đang nằm. Đập vào mắt nàng là một bảo ngọc điêu khắc rồng phượng tinh xảo, được gắn phía trên đầu giường, đang nhè nhẹ đung đua theo gió. Viên ngọc mang trên mình một vết cắt ngang như thể đã phải hứng chịu một đòn lực vô cùng mạnh mẽ. Thuỵ Miên lúc này mới để ý thấy trên giường là một nam tử ốm yếu, mặt mày vuông vức hốc hác, làn da nhợt nhạt trong suốt, nổi cả gân xanh. Cả người nam nhân toả ra vẻ tiều tụy, hai quầng thâm quanh mắt lún sâu hiện rõ.
Đứng cạnh giường là một tiểu nô tài đang giữ một hài tử nhỏ tuổi. Hài nhi phục trang gọn gàng sạch sẽ, mặt tròn mũi nhỏ xinh xắn, da trắng má hồng, hai mắt sáng long lanh, đang chăm chú nhìn về phía nam nhân đang bất động trên giường, vẻ mặt mếu máo tội nghiệp.
Thấy hai vị lão gia đến, nô tài tên Mễ Lang cúi đầu cung kính. Lúc này hài tử bên cạnh liền chạy lại gần Thẩm Tuyết phu nhân ôm chầm lấy mẫu thân mà nức nở: “Mẫu thân, sao ca ca vẫn chưa chịu đi, mẫu thân bảo Bửu Toại huynh dậy đưa Khang nhi đi chơi đi. Mễ Lang tiểu nhân bảo với ta là ca ca từ giờ sẽ không đi lại được nữa, ta không chịu đâu."
Mễ Lang mồ hôi chảy đầm đìa, lí nhí phân bua: “Mễ Lang nô tài không có ý đó. Khang thiếu gia đợi ở đây đã lâu, chỉ là nô tài muốn Khang thiếu gia hồi phủ nghỉ ngơi, cũng để cho Bửu Toại công tử yên tĩnh tĩnh dưỡng.”
Thẩm Tuyết phu nhân kìm nén đau lòng, nhỏ nhẹ vỗ về: “Khang nhi, nghe lời mẫu thân, hồi phủ của con đi. Ở đây đã có Thuỵ Miên cô nương; cô nương là đại phu tài cao ý quảng(1), rồi đại ca con sẽ sớm được chữa cho khỏe lại, sẽ lại đưa Khang Nhi đi chơi.” Nói rồi phu nhân quay về phía nô tài Mễ Lang phân phó: “Mễ Lang, ngươi hãy đưa Khang thiếu gia về phủ đi.”
(1) Tài cao ý quảng: Tài giỏi, mang lại hy vọng lớn
Bửu Khang mặt tròn núng nính, ánh mắt ngây thơ nhìn Thuỵ Miên, hai tay đưa lên phía trước, chấp tay ra dáng quân tử nói: “Khang Nhi xin nhờ cả vào Thuỵ Miên đại phu. Xin đại phu giúp ca ca ta mau chóng khỏi bệnh.”
Thuỵ Miên mềm lòng trước vẻ đáng yêu lễ phép của Bửu Khang, liền lại gần xoa đầu tiểu hài tử: “Nhị thiếu gia thật đáng yêu, vì nhị thiếu gia nhờ vả, ta núi đao chảo lửa cũng không chùn." Bửu Khang nghe được câu hứa hẹn đao to búa lớn của Thuỵ Miên, hài lòng gật đầu theo Mễ Lang rời đi.
Thẩm Tuyết phu nhân thấy Bửu Khang đã đi khỏi, mới lấy khăn tay lau khoé mắt, nói với Thuỵ Miên: “Thuỵ Miên cô nương, đây là Bửu Toại, trưởng tử của chúng ta. Cô nương thấy đấy, chúng ta đã thử hết mọi cách rồi. Kể cả mời đạo sĩ về, dùng đến bảo bối da truyền mấy đời của Bửu Gia là Ngọc Long Tỷ treo nơi đầu giường của Bửu Toại để trấn áp thương khí nhưng cũng vô tác dụng. Toại Nhi không cách nào khá lên được. Xin cô nương ra sức hết mình.”
Thuỵ Miên vỗ nhẹ vào vai Thẩm Tuyết phu nhân an ủi, rồi nhanh chóng tiến lại gần chỗ công tử Bửu công tử đang nằm.
Bửu Toại nghe thấy tiếng động, liền mở mắt từ từ nhìn Thụy Miên, trên đôi mắt mệt mỏi ánh lên chút ngạc nhiên rồi lại quay trở về nhìn vào hư không, lúc này hắn gượng nói: "Thuỵ Miên đại phu, tối qua mẫu thân đã nói với ta, cô nương là tài cao ý quảng, mong cô nương hết sức giúp đỡ. Đau đớn đến mấy ta cũng chịu được, không bằng nửa sống nửa chết, tàn phế vô dụng nằm mãi đây".
Thẩm Tuyết phu nhân nghe hài nhi mình nói vậy, nắm chặt khăn tay khẽ đau thương nức nở.
“Đại thiếu gia, ta sẽ cố hết sức. Ta cũng muốn ngài biết rằng, ta đã từng chữa trị cho nhiều người giống như ngài, việc này không khó. Nhưng nếu muốn đạt được kết quả nhanh chóng, cần sự hợp tác từ người bệnh. Lạc quan, vui vẻ, chịu khó ăn uống, tĩnh dưỡng tịnh thân cũng là một phương pháp khiến bệnh nhanh thuyên giảm. Giờ hãy để tiểu nữ khám qua cho thiếu gia.” Thuỵ Miên mở lời, không ngại ngần bắt đầu bắt mạch khám qua trên người Bửu Toại, nắn bóp xuống phía dưới nơi cơ thể đã mất đi cảm giác. Bửu Toại im lặng nhắm mắt buông xuôi.
Sau khi đã khám qua, Thuỵ Miên đứng dậy quay về phía nhị vị lão gia mà thưa: “Bửu Toại công tử bị liệt nửa người dưới, lại chán nản do không cử động được, thận căn khí hư, cơ thể đã bệnh càng thêm suy nhược. Trước hết, tiểu nữ sẽ áp dụng phương pháp thuỷ châm đi kèm với tá dược, cùng đó sẽ cho công tử tập vật lí trị liệu. Chỉ cần bệnh nhân lạc quan tin tưởng, kiên nhẫn chữa trị, trong khoảng hai tháng sẽ khôi phục lại được.”
Bửu Toại lúc này mặt mày có chút huyết sắc, tuy trong giọng vẫn mang ý nghi ngờ, khẽ đáp: “Phiền cô nương dốc lòng cứu giúp, ta xin nghe theo."
Hai vị lão gia nghe vậy mừng rỡ khôn xiết, nói với Thuỵ Miên: “Đa tạ Phó đại phu, cô nương đúng là phúc nhân của Bửu gia. Bửu Toại con ta được trời cao thương xót, cuối cùng cũng có cơ hội bình phục.”
Phó Thuỵ Miên lắc đầu cười nói: "Xin đừng khách sáo, ta đã nói rồi, cứu người là việc làm của đại phu, không kể công lao. Hơn nữa, có thể tận tâm ở lại chữa trị cho hài tử của ân nhân, cũng là cho ta cơ hội trả ơn. Từ giờ xin đừng khách sáo, hãy cứ gọi ta là Thuỵ Miên.”
“Được, nếu cô nương đã nói vậy, chúng ta đừng khách khí nữa. Thuỵ Miên hãy coi nơi đây như nhà mình, nếu có gì cần, Cao quản gia sẽ hết lòng sắp xếp." Bửu đại lão gia căn dặn.
“Đa tạ hai vị, ta sẽ không khách sáo. Ta cần sắp xếp trước cho đủ dụng cụ để có thể bắt đầu việc trị liệu ngay ngày mai. Bửu Toại thiếu gia sẽ nhanh chóng khỏe lại, xin các vị yên tâm giao phó việc này cho ta”, nói rồi Thuỵ Miên quay lại nhìn Bửu Toại, đặt một bàn tay lên vai hắn trấn an.
Bửu Toại khó nhọc gật đầu khẽ nói: “Đa tạ Thuỵ Miên cô nương."
Phó Thuỵ Miên không nghĩ ngợi nhiều, đến xuyên không cũng đã kinh qua, vậy thì xuyên không lại tìm được ngay việc làm là chữa bệnh cho đại gia nhà quan to, lại là con của ân nhân, trùng hợp như vậy, nàng cũng coi như kiến quái bất quái(1).
(1) Kiến quái bát quái: thấy chuyện lỳ lạ cũng coi như bình thường
Sáng sớm hôm sau, Phó Thụy Miên cùng Cao quản gia chỉ đạo cho người dọn dẹp sạch sẽ gian phòng nhỏ cạnh nơi ở của Bửu Toại, Trong căn phòng chữa trị, không gian thoáng đãng, ánh nắng chan hoà, không khí lưu thông.
Thuỵ Miên hài lòng khi tìm được đầy đủ các loại thuốc cần thiết cho việc chữa bệnh, bày biện kim trâm và thuốc dùng gọn gàng thuận tiện. Hàng ngày, cứ đúng giờ nàng sẽ đưa Bửu Toại vào phòng chữa trị, dùng kim trâm thực thi theo đúng bài bản của giáo sư Phòng Kiến Giải.
Khi nửa người dưới của Bửu Toại chi chít những kim châm cùng thuốc đắp, Phó Thụy Miên luôn dùng thời gian kể những câu chuyện hài hước để làm tinh thần bệnh nhân phấn chấn, mang theo hỷ khí đả thông mach tượng khắp thân, giúp tiến độ phục hồi tăng nhanh.
Vì mấy câu hài tếu tởn mà mỗi ngày, cứ đến giờ khám bệnh cho Bửu Toại thì lượng nha đầu trong phủ tụ tập phía ngoài nghe chuyện lại càng đông, mọi người thi nhau bụm miệng cười cũng không ngăn được tiếng rinh rích vang lên ngoài cửa phòng khám. Thuý Như không biết trốn việc đến xem vui thế nào mà không lần nào tiểu nha đầu này vắng mặt. Nhưng có Thuý Như thật tốt, lần nào nàng ta đến không mang đồ ăn này thì cũng mang đồ nhắm nọ đến cho Thuỵ Miên, làm nàng vô cùng hài lòng với sự chiều chuộng mình nhận được.
Thuỵ Miên nói với Bửu Toại: “Để ta kể một câu chuyện cho thiếu gia nghe:
Tiểu hài tử hỏi mẫu thân: “Vì sao hồi đấy mẫu thân lại gả cho phụ thân dù phụ thân chẳng có nhiều tiền?”
Mẫu thân hắn trả lời: “Tại ta bị đui.”
Tiểu hài tử lại hỏi: “Vậy tại sao gia ta giờ lại nghèo thế này?”
Công tử đoán xem phụ thân hắn sẽ trả lời thế nào?”
Bửu Toại lắc đầu tỏ ý không biết.
“Phụ thân hắn bảo: Vì phải mời đại phu đến chữa bệnh đui cho mẫu thân ngươi mà nhà ta mới khánh kiệt.” Thụy Miên hào hứng nói.
Thụy Miên tiếp tục kể chuyện: “Lại một chuyện nữa nhé. Hoàng thượng gọi: “Người đâu?"
Các cung nữ liền hớt hải thưa: “Dạ, có chúng nô tì."
Thiếu gia đoán xem Hoàng thượng sẽ nói gì tiếp theo? Chính là “Lui ra hết cho trẫm."
Bửu Toại lần này cười thành tiếng, hàng kim châm khắp người rung rung; phía ngoài cửa là tiếng đám hạ nhân khúc khích cố gắng nhịn cười.
Chốc sau Bửu Toại khẽ nói với Thuỵ Miên: “Phó cô nương không cần liên tục gọi ta là thiếu gia, hãy gọi tên ta là Bửu Toại, xin đừng câu nệ."
Nàng mỉm cười hài lòng, đặt chén trà đang uống dở xuống: “Được, huynh cũng gọi ta một tiếng Thuỵ Miên thôi."
Mấy tuần liên tiếp đều dùng phương pháp thuỷ y của giáo sư Phòng, không những khiến tình hình sức khỏe của Bửu Toại có biến chuyển tốt, mà tâm tình hắn cũng như được khai thông, vui vẻ cởi mở, không còn buồn đau u ám. Vì vậy mà thân thể Bửu Toại dần hồi sức, mặt mũi hồng hào, phục hồi sắc khí.
Thuỵ Miên thầm cảm thán nét anh tuấn của hai huynh đệ Bửu gia, nói với Thúy Như: “Vẻ hào hoa, nét anh tú của Bửu Toại và Bửu Khang chính là thừa hưởng từ Thẩm Tuyết phu nhân mà ra.”
Bửu Khang cũng thường xuyên tìm đến, quấn quýt lấy Thuỵ Miên không rời. Nàng cũng vô cùng cưng chiều hài tử lễ phép đáng yêu này. Thụy Miên nhéo má Bửu Khang dụ dỗ: “Khang đệ ngoan, cho ta thơm đệ một cái, cái kẹo này cho đệ." Bửu Khang ngoan ngoãn, giơ đôi má phính cho Thuỵ Miên vầy vò.
“Giờ đến lượt Bửu Khang thơm ta một cái, ta sẽ chữa cho Bửu Toại huynh khỏi thật nhanh để đưa Bửu Khang đi chơi, phải không Bửu Toại huynh?” Thuỵ Miên nói rồi nhìn Bửu Toại chờ đợi đồng tình. Bửu Toại chần chừ rồi nhìn Bửu Khang ra hiệu gật đầu, âm thầm quay mặt đi chỗ khác. Bửu Khang thật thà làm theo.
Qua bốn tuần chữa chị, Bửu Toại đã có biến chuyển rõ rệt, ban đầu là cử động từ mấy ngón chân, rồi cả bàn chân cũng dần có lại hết cảm giác. Đã lâu ngày hắn nằm một chỗ không thể đi đứng, nên lúc tập đi vô cùng khó khăn, chập chững như hài tử.
Hai vị Bửu đại lão gia và Thẩm Tuyết phu nhân nhìn Bửu Toại tốt hơn, vô cùng mừng rỡ, một hai điều đều ca tụng Thuỵ Miên, lại cẩn thận căn dặn nô tài trong phủ đối xử với nàng thêm chu đáo.
Thuỵ Miên cảm động nhất, chính là khi nhìn thấy thay đổi lớn trong các bữa ăn thức uống hàng ngày của nàng. Không những đúng theo khẩu vị, mà đồ ăn mỗi ngày đều phong phú, ăn đến độ thừa mứa, làm nàng vô cùng thoả mãn phấn chấn.
Thẩm Tuyết phu nhân cũng mấy lần ghé phòng khám thăm Bửu Toại, quan tâm hỏi han Thụy Miên, xem nàng liệu đã nhớ được mình từ đâu đến, sao thân nữ nhi lại lưu lạc một mình nơi Tử Lâm rừng, vì sao mà nàng lại biết về y thuật. Nàng chỉ có thể thật thà trả lời mình không nhớ sao lại đi lạc đến đây, gia quyến cũng không còn. Còn về y thuật, chỉ có thể cười tự nhận tư chất trời cho, nên đã từng học qua sơ cứu, một lần không quên, có thể ứng dụng được. Vài lần Thụy Miên đều đón nhận ánh mắt thương cảm của Thẩm Tuyết phu nhân, bà càng ra sức quan tâm chăm sóc cho nàng, cố để bù đắp việc nàng tứ cố vô thân.
Bửu Toại phục hồi nhanh hơn Thuỵ Miên dự kiến, do là người học võ thân thể sẵn đã dẻo dai, có sức bền bỉ, đã quen vận động nên hắn lấy lại thể lực nhanh chóng. Thụy Miên càng hiểu lí do vì sao lúc bị thương Bửu Toại lại chán nản đến như vậy, đơn thuần là vì nam nhân này niên phú lực cường(1), không thể chấp nhận việc bản thân trở nên thất thế vô dụng.
(1) Niên phú lực cường: tuổi trẻ lại cường tráng
Thuý Miên ở tại Bửu gia, ngoài việc chữa trị hàng ngày cho Bửu Toại, thời gian còn lại, ngoài việc đọc sách tìm hiểu y dược nơi đây thì nàng sẽ dành thời gian tiếp tục sáng tác những truyện ngắn ngôn tình. Bửu Toại thấy nàng loáy hoáy trên giấy lúc chữa trị cho mình, vô cùng tò mò, hỏi: “Thuỵ Miên muội viết cái gì mà hăng hái thế?”
“Ta đang viết truyện ngắn ngôn tình, huynh nghe qua bao giờ chưa?” Thuỵ Miên không ngẩng đầu, chuyên chú vừa viết vừa trả lời.
“Muội viết truyện? Không ngờ Thuỵ Miên đại phu còn là người yêu thích văn thơ, ta có thể xem qua được không?” Bửu Toại hỏi.
“Huynh chắc chứ? Xưa nay chưa từng có người thích đọc truyện của ta. Hơn nữa, bệnh tình của huynh đang tiến triển thật tốt, ta không muốn làm huynh lợn lành chữa thành lợn què đâu." Thuỵ Miên dè chừng cảnh báo.
“Thuỵ Miên muội đừng khách sáo nữa, nếu để ta xem qua, không chừng ta có thể giúp muội sửa lỗi xem câu.” Bửu Toại thật thà nói.
Thuỵ Miên tươi cười cầm mẩu truyện vừa viết đưa đến cho Bửu Toại: “Vậy huynh xem dùm ta đi."
Lúc mới đọc truyện của Thụy Miên, Bửu Toại còn nét mặt như xuân, tươi cười hữu ý, càng đọc xuống dưới, sắc mặt hắn thay đổi, nụ cười biến mắt, đôi mắt đăm chiêu. Đọc đến dòng cuối cùng, hắn nhìn Thuỵ Miên vẻ mặt đang mong chờ, cố cười gượng, một lúc mới nặn được ra nhận xét: “Hảo, truyện của Thuỵ Miên muội có cái nhìn đặc biệt khác người.", dứt lời hắn liền ho khan, làm Thuỵ Miên quên luôn cả tra vấn, lo lắng kim châm lệch huyệt.
Nàng cũng từng đưa truyện cho Thuý Như xem qua, chẳng phải cùng một sự việc mà mỗi người có một cách nhìn khác nhau hay sao?! Chỉ tiếc là, Thuý Như có lòng mà vô sức, nàng ta không biết chữ. Thụy Miên quyết định sẽ dạy chữ cho tiểu nha đầu, nhưng Thúy Như học mãi mà kết quả không như mong đợi. Lúc học chữ thì vào, nhưng lúc nàng ta đọc truyện của Thuỵ Miên thì lại ngẩn ngơ nhận mình quên hết chữ nghĩa rồi, làm Thụy Miên uất ức công sức rèn luyện của mình, dẫn đến Thúy Như nội ngưu đầy mặt(1).
(1) Nội ngưu đầy mặt: tâm tình bi thương
Chỉ trong một tháng rưỡi, Bửu Toại đã có thể tự bước đi, không cần người dìu đỡ. Hai tuần sau đó, hắn đã khôi phục gần như trước, thậm chí còn có thể bắt đầu luyện võ cưỡi ngựa, tập luyện cùng mãnh thú chim ưng của mình, hy vọng ít lâu sau có thể như trước, là một nam tử võ nghệ anh tài.
Thuỵ Miên trở thành ân công có ơn to lớn với Bửu gia, không những được hai vị đại lão gia yêu thương đối xử thân thiện như người nhà, lại được mọi người trong Bửu phủ thực tâm kính trọng. Nàng cũng cảm thấy mình dễ dàng hoà hợp với nếp sinh hoạt nơi đây.
Thụy Miên tận hưởng không khí trong lành, ăn uống cũng tốt hơn nên người càng phổng phao đầy sức sống. Có điều lạ là nốt bớt nhỏ nơi cổ tay từ lúc xuyên không đến nơi này ngày càng đậm màu, hình dáng dần biến đổi thành một cánh hoa nhỏ màu đỏ, trông linh động xinh tươi.
Thụy Miên nhìn vào nơi bệnh nhân đang nằm. Đập vào mắt nàng là một bảo ngọc điêu khắc rồng phượng tinh xảo, được gắn phía trên đầu giường, đang nhè nhẹ đung đua theo gió. Viên ngọc mang trên mình một vết cắt ngang như thể đã phải hứng chịu một đòn lực vô cùng mạnh mẽ. Thuỵ Miên lúc này mới để ý thấy trên giường là một nam tử ốm yếu, mặt mày vuông vức hốc hác, làn da nhợt nhạt trong suốt, nổi cả gân xanh. Cả người nam nhân toả ra vẻ tiều tụy, hai quầng thâm quanh mắt lún sâu hiện rõ.
Đứng cạnh giường là một tiểu nô tài đang giữ một hài tử nhỏ tuổi. Hài nhi phục trang gọn gàng sạch sẽ, mặt tròn mũi nhỏ xinh xắn, da trắng má hồng, hai mắt sáng long lanh, đang chăm chú nhìn về phía nam nhân đang bất động trên giường, vẻ mặt mếu máo tội nghiệp.
Thấy hai vị lão gia đến, nô tài tên Mễ Lang cúi đầu cung kính. Lúc này hài tử bên cạnh liền chạy lại gần Thẩm Tuyết phu nhân ôm chầm lấy mẫu thân mà nức nở: “Mẫu thân, sao ca ca vẫn chưa chịu đi, mẫu thân bảo Bửu Toại huynh dậy đưa Khang nhi đi chơi đi. Mễ Lang tiểu nhân bảo với ta là ca ca từ giờ sẽ không đi lại được nữa, ta không chịu đâu."
Mễ Lang mồ hôi chảy đầm đìa, lí nhí phân bua: “Mễ Lang nô tài không có ý đó. Khang thiếu gia đợi ở đây đã lâu, chỉ là nô tài muốn Khang thiếu gia hồi phủ nghỉ ngơi, cũng để cho Bửu Toại công tử yên tĩnh tĩnh dưỡng.”
Thẩm Tuyết phu nhân kìm nén đau lòng, nhỏ nhẹ vỗ về: “Khang nhi, nghe lời mẫu thân, hồi phủ của con đi. Ở đây đã có Thuỵ Miên cô nương; cô nương là đại phu tài cao ý quảng(1), rồi đại ca con sẽ sớm được chữa cho khỏe lại, sẽ lại đưa Khang Nhi đi chơi.” Nói rồi phu nhân quay về phía nô tài Mễ Lang phân phó: “Mễ Lang, ngươi hãy đưa Khang thiếu gia về phủ đi.”
(1) Tài cao ý quảng: Tài giỏi, mang lại hy vọng lớn
Bửu Khang mặt tròn núng nính, ánh mắt ngây thơ nhìn Thuỵ Miên, hai tay đưa lên phía trước, chấp tay ra dáng quân tử nói: “Khang Nhi xin nhờ cả vào Thuỵ Miên đại phu. Xin đại phu giúp ca ca ta mau chóng khỏi bệnh.”
Thuỵ Miên mềm lòng trước vẻ đáng yêu lễ phép của Bửu Khang, liền lại gần xoa đầu tiểu hài tử: “Nhị thiếu gia thật đáng yêu, vì nhị thiếu gia nhờ vả, ta núi đao chảo lửa cũng không chùn." Bửu Khang nghe được câu hứa hẹn đao to búa lớn của Thuỵ Miên, hài lòng gật đầu theo Mễ Lang rời đi.
Thẩm Tuyết phu nhân thấy Bửu Khang đã đi khỏi, mới lấy khăn tay lau khoé mắt, nói với Thuỵ Miên: “Thuỵ Miên cô nương, đây là Bửu Toại, trưởng tử của chúng ta. Cô nương thấy đấy, chúng ta đã thử hết mọi cách rồi. Kể cả mời đạo sĩ về, dùng đến bảo bối da truyền mấy đời của Bửu Gia là Ngọc Long Tỷ treo nơi đầu giường của Bửu Toại để trấn áp thương khí nhưng cũng vô tác dụng. Toại Nhi không cách nào khá lên được. Xin cô nương ra sức hết mình.”
Thuỵ Miên vỗ nhẹ vào vai Thẩm Tuyết phu nhân an ủi, rồi nhanh chóng tiến lại gần chỗ công tử Bửu công tử đang nằm.
Bửu Toại nghe thấy tiếng động, liền mở mắt từ từ nhìn Thụy Miên, trên đôi mắt mệt mỏi ánh lên chút ngạc nhiên rồi lại quay trở về nhìn vào hư không, lúc này hắn gượng nói: "Thuỵ Miên đại phu, tối qua mẫu thân đã nói với ta, cô nương là tài cao ý quảng, mong cô nương hết sức giúp đỡ. Đau đớn đến mấy ta cũng chịu được, không bằng nửa sống nửa chết, tàn phế vô dụng nằm mãi đây".
Thẩm Tuyết phu nhân nghe hài nhi mình nói vậy, nắm chặt khăn tay khẽ đau thương nức nở.
“Đại thiếu gia, ta sẽ cố hết sức. Ta cũng muốn ngài biết rằng, ta đã từng chữa trị cho nhiều người giống như ngài, việc này không khó. Nhưng nếu muốn đạt được kết quả nhanh chóng, cần sự hợp tác từ người bệnh. Lạc quan, vui vẻ, chịu khó ăn uống, tĩnh dưỡng tịnh thân cũng là một phương pháp khiến bệnh nhanh thuyên giảm. Giờ hãy để tiểu nữ khám qua cho thiếu gia.” Thuỵ Miên mở lời, không ngại ngần bắt đầu bắt mạch khám qua trên người Bửu Toại, nắn bóp xuống phía dưới nơi cơ thể đã mất đi cảm giác. Bửu Toại im lặng nhắm mắt buông xuôi.
Sau khi đã khám qua, Thuỵ Miên đứng dậy quay về phía nhị vị lão gia mà thưa: “Bửu Toại công tử bị liệt nửa người dưới, lại chán nản do không cử động được, thận căn khí hư, cơ thể đã bệnh càng thêm suy nhược. Trước hết, tiểu nữ sẽ áp dụng phương pháp thuỷ châm đi kèm với tá dược, cùng đó sẽ cho công tử tập vật lí trị liệu. Chỉ cần bệnh nhân lạc quan tin tưởng, kiên nhẫn chữa trị, trong khoảng hai tháng sẽ khôi phục lại được.”
Bửu Toại lúc này mặt mày có chút huyết sắc, tuy trong giọng vẫn mang ý nghi ngờ, khẽ đáp: “Phiền cô nương dốc lòng cứu giúp, ta xin nghe theo."
Hai vị lão gia nghe vậy mừng rỡ khôn xiết, nói với Thuỵ Miên: “Đa tạ Phó đại phu, cô nương đúng là phúc nhân của Bửu gia. Bửu Toại con ta được trời cao thương xót, cuối cùng cũng có cơ hội bình phục.”
Phó Thuỵ Miên lắc đầu cười nói: "Xin đừng khách sáo, ta đã nói rồi, cứu người là việc làm của đại phu, không kể công lao. Hơn nữa, có thể tận tâm ở lại chữa trị cho hài tử của ân nhân, cũng là cho ta cơ hội trả ơn. Từ giờ xin đừng khách sáo, hãy cứ gọi ta là Thuỵ Miên.”
“Được, nếu cô nương đã nói vậy, chúng ta đừng khách khí nữa. Thuỵ Miên hãy coi nơi đây như nhà mình, nếu có gì cần, Cao quản gia sẽ hết lòng sắp xếp." Bửu đại lão gia căn dặn.
“Đa tạ hai vị, ta sẽ không khách sáo. Ta cần sắp xếp trước cho đủ dụng cụ để có thể bắt đầu việc trị liệu ngay ngày mai. Bửu Toại thiếu gia sẽ nhanh chóng khỏe lại, xin các vị yên tâm giao phó việc này cho ta”, nói rồi Thuỵ Miên quay lại nhìn Bửu Toại, đặt một bàn tay lên vai hắn trấn an.
Bửu Toại khó nhọc gật đầu khẽ nói: “Đa tạ Thuỵ Miên cô nương."
Phó Thuỵ Miên không nghĩ ngợi nhiều, đến xuyên không cũng đã kinh qua, vậy thì xuyên không lại tìm được ngay việc làm là chữa bệnh cho đại gia nhà quan to, lại là con của ân nhân, trùng hợp như vậy, nàng cũng coi như kiến quái bất quái(1).
(1) Kiến quái bát quái: thấy chuyện lỳ lạ cũng coi như bình thường
Sáng sớm hôm sau, Phó Thụy Miên cùng Cao quản gia chỉ đạo cho người dọn dẹp sạch sẽ gian phòng nhỏ cạnh nơi ở của Bửu Toại, Trong căn phòng chữa trị, không gian thoáng đãng, ánh nắng chan hoà, không khí lưu thông.
Thuỵ Miên hài lòng khi tìm được đầy đủ các loại thuốc cần thiết cho việc chữa bệnh, bày biện kim trâm và thuốc dùng gọn gàng thuận tiện. Hàng ngày, cứ đúng giờ nàng sẽ đưa Bửu Toại vào phòng chữa trị, dùng kim trâm thực thi theo đúng bài bản của giáo sư Phòng Kiến Giải.
Khi nửa người dưới của Bửu Toại chi chít những kim châm cùng thuốc đắp, Phó Thụy Miên luôn dùng thời gian kể những câu chuyện hài hước để làm tinh thần bệnh nhân phấn chấn, mang theo hỷ khí đả thông mach tượng khắp thân, giúp tiến độ phục hồi tăng nhanh.
Vì mấy câu hài tếu tởn mà mỗi ngày, cứ đến giờ khám bệnh cho Bửu Toại thì lượng nha đầu trong phủ tụ tập phía ngoài nghe chuyện lại càng đông, mọi người thi nhau bụm miệng cười cũng không ngăn được tiếng rinh rích vang lên ngoài cửa phòng khám. Thuý Như không biết trốn việc đến xem vui thế nào mà không lần nào tiểu nha đầu này vắng mặt. Nhưng có Thuý Như thật tốt, lần nào nàng ta đến không mang đồ ăn này thì cũng mang đồ nhắm nọ đến cho Thuỵ Miên, làm nàng vô cùng hài lòng với sự chiều chuộng mình nhận được.
Thuỵ Miên nói với Bửu Toại: “Để ta kể một câu chuyện cho thiếu gia nghe:
Tiểu hài tử hỏi mẫu thân: “Vì sao hồi đấy mẫu thân lại gả cho phụ thân dù phụ thân chẳng có nhiều tiền?”
Mẫu thân hắn trả lời: “Tại ta bị đui.”
Tiểu hài tử lại hỏi: “Vậy tại sao gia ta giờ lại nghèo thế này?”
Công tử đoán xem phụ thân hắn sẽ trả lời thế nào?”
Bửu Toại lắc đầu tỏ ý không biết.
“Phụ thân hắn bảo: Vì phải mời đại phu đến chữa bệnh đui cho mẫu thân ngươi mà nhà ta mới khánh kiệt.” Thụy Miên hào hứng nói.
Thụy Miên tiếp tục kể chuyện: “Lại một chuyện nữa nhé. Hoàng thượng gọi: “Người đâu?"
Các cung nữ liền hớt hải thưa: “Dạ, có chúng nô tì."
Thiếu gia đoán xem Hoàng thượng sẽ nói gì tiếp theo? Chính là “Lui ra hết cho trẫm."
Bửu Toại lần này cười thành tiếng, hàng kim châm khắp người rung rung; phía ngoài cửa là tiếng đám hạ nhân khúc khích cố gắng nhịn cười.
Chốc sau Bửu Toại khẽ nói với Thuỵ Miên: “Phó cô nương không cần liên tục gọi ta là thiếu gia, hãy gọi tên ta là Bửu Toại, xin đừng câu nệ."
Nàng mỉm cười hài lòng, đặt chén trà đang uống dở xuống: “Được, huynh cũng gọi ta một tiếng Thuỵ Miên thôi."
Mấy tuần liên tiếp đều dùng phương pháp thuỷ y của giáo sư Phòng, không những khiến tình hình sức khỏe của Bửu Toại có biến chuyển tốt, mà tâm tình hắn cũng như được khai thông, vui vẻ cởi mở, không còn buồn đau u ám. Vì vậy mà thân thể Bửu Toại dần hồi sức, mặt mũi hồng hào, phục hồi sắc khí.
Thuỵ Miên thầm cảm thán nét anh tuấn của hai huynh đệ Bửu gia, nói với Thúy Như: “Vẻ hào hoa, nét anh tú của Bửu Toại và Bửu Khang chính là thừa hưởng từ Thẩm Tuyết phu nhân mà ra.”
Bửu Khang cũng thường xuyên tìm đến, quấn quýt lấy Thuỵ Miên không rời. Nàng cũng vô cùng cưng chiều hài tử lễ phép đáng yêu này. Thụy Miên nhéo má Bửu Khang dụ dỗ: “Khang đệ ngoan, cho ta thơm đệ một cái, cái kẹo này cho đệ." Bửu Khang ngoan ngoãn, giơ đôi má phính cho Thuỵ Miên vầy vò.
“Giờ đến lượt Bửu Khang thơm ta một cái, ta sẽ chữa cho Bửu Toại huynh khỏi thật nhanh để đưa Bửu Khang đi chơi, phải không Bửu Toại huynh?” Thuỵ Miên nói rồi nhìn Bửu Toại chờ đợi đồng tình. Bửu Toại chần chừ rồi nhìn Bửu Khang ra hiệu gật đầu, âm thầm quay mặt đi chỗ khác. Bửu Khang thật thà làm theo.
Qua bốn tuần chữa chị, Bửu Toại đã có biến chuyển rõ rệt, ban đầu là cử động từ mấy ngón chân, rồi cả bàn chân cũng dần có lại hết cảm giác. Đã lâu ngày hắn nằm một chỗ không thể đi đứng, nên lúc tập đi vô cùng khó khăn, chập chững như hài tử.
Hai vị Bửu đại lão gia và Thẩm Tuyết phu nhân nhìn Bửu Toại tốt hơn, vô cùng mừng rỡ, một hai điều đều ca tụng Thuỵ Miên, lại cẩn thận căn dặn nô tài trong phủ đối xử với nàng thêm chu đáo.
Thuỵ Miên cảm động nhất, chính là khi nhìn thấy thay đổi lớn trong các bữa ăn thức uống hàng ngày của nàng. Không những đúng theo khẩu vị, mà đồ ăn mỗi ngày đều phong phú, ăn đến độ thừa mứa, làm nàng vô cùng thoả mãn phấn chấn.
Thẩm Tuyết phu nhân cũng mấy lần ghé phòng khám thăm Bửu Toại, quan tâm hỏi han Thụy Miên, xem nàng liệu đã nhớ được mình từ đâu đến, sao thân nữ nhi lại lưu lạc một mình nơi Tử Lâm rừng, vì sao mà nàng lại biết về y thuật. Nàng chỉ có thể thật thà trả lời mình không nhớ sao lại đi lạc đến đây, gia quyến cũng không còn. Còn về y thuật, chỉ có thể cười tự nhận tư chất trời cho, nên đã từng học qua sơ cứu, một lần không quên, có thể ứng dụng được. Vài lần Thụy Miên đều đón nhận ánh mắt thương cảm của Thẩm Tuyết phu nhân, bà càng ra sức quan tâm chăm sóc cho nàng, cố để bù đắp việc nàng tứ cố vô thân.
Bửu Toại phục hồi nhanh hơn Thuỵ Miên dự kiến, do là người học võ thân thể sẵn đã dẻo dai, có sức bền bỉ, đã quen vận động nên hắn lấy lại thể lực nhanh chóng. Thụy Miên càng hiểu lí do vì sao lúc bị thương Bửu Toại lại chán nản đến như vậy, đơn thuần là vì nam nhân này niên phú lực cường(1), không thể chấp nhận việc bản thân trở nên thất thế vô dụng.
(1) Niên phú lực cường: tuổi trẻ lại cường tráng
Thuý Miên ở tại Bửu gia, ngoài việc chữa trị hàng ngày cho Bửu Toại, thời gian còn lại, ngoài việc đọc sách tìm hiểu y dược nơi đây thì nàng sẽ dành thời gian tiếp tục sáng tác những truyện ngắn ngôn tình. Bửu Toại thấy nàng loáy hoáy trên giấy lúc chữa trị cho mình, vô cùng tò mò, hỏi: “Thuỵ Miên muội viết cái gì mà hăng hái thế?”
“Ta đang viết truyện ngắn ngôn tình, huynh nghe qua bao giờ chưa?” Thuỵ Miên không ngẩng đầu, chuyên chú vừa viết vừa trả lời.
“Muội viết truyện? Không ngờ Thuỵ Miên đại phu còn là người yêu thích văn thơ, ta có thể xem qua được không?” Bửu Toại hỏi.
“Huynh chắc chứ? Xưa nay chưa từng có người thích đọc truyện của ta. Hơn nữa, bệnh tình của huynh đang tiến triển thật tốt, ta không muốn làm huynh lợn lành chữa thành lợn què đâu." Thuỵ Miên dè chừng cảnh báo.
“Thuỵ Miên muội đừng khách sáo nữa, nếu để ta xem qua, không chừng ta có thể giúp muội sửa lỗi xem câu.” Bửu Toại thật thà nói.
Thuỵ Miên tươi cười cầm mẩu truyện vừa viết đưa đến cho Bửu Toại: “Vậy huynh xem dùm ta đi."
Lúc mới đọc truyện của Thụy Miên, Bửu Toại còn nét mặt như xuân, tươi cười hữu ý, càng đọc xuống dưới, sắc mặt hắn thay đổi, nụ cười biến mắt, đôi mắt đăm chiêu. Đọc đến dòng cuối cùng, hắn nhìn Thuỵ Miên vẻ mặt đang mong chờ, cố cười gượng, một lúc mới nặn được ra nhận xét: “Hảo, truyện của Thuỵ Miên muội có cái nhìn đặc biệt khác người.", dứt lời hắn liền ho khan, làm Thuỵ Miên quên luôn cả tra vấn, lo lắng kim châm lệch huyệt.
Nàng cũng từng đưa truyện cho Thuý Như xem qua, chẳng phải cùng một sự việc mà mỗi người có một cách nhìn khác nhau hay sao?! Chỉ tiếc là, Thuý Như có lòng mà vô sức, nàng ta không biết chữ. Thụy Miên quyết định sẽ dạy chữ cho tiểu nha đầu, nhưng Thúy Như học mãi mà kết quả không như mong đợi. Lúc học chữ thì vào, nhưng lúc nàng ta đọc truyện của Thuỵ Miên thì lại ngẩn ngơ nhận mình quên hết chữ nghĩa rồi, làm Thụy Miên uất ức công sức rèn luyện của mình, dẫn đến Thúy Như nội ngưu đầy mặt(1).
(1) Nội ngưu đầy mặt: tâm tình bi thương
Chỉ trong một tháng rưỡi, Bửu Toại đã có thể tự bước đi, không cần người dìu đỡ. Hai tuần sau đó, hắn đã khôi phục gần như trước, thậm chí còn có thể bắt đầu luyện võ cưỡi ngựa, tập luyện cùng mãnh thú chim ưng của mình, hy vọng ít lâu sau có thể như trước, là một nam tử võ nghệ anh tài.
Thuỵ Miên trở thành ân công có ơn to lớn với Bửu gia, không những được hai vị đại lão gia yêu thương đối xử thân thiện như người nhà, lại được mọi người trong Bửu phủ thực tâm kính trọng. Nàng cũng cảm thấy mình dễ dàng hoà hợp với nếp sinh hoạt nơi đây.
Thụy Miên tận hưởng không khí trong lành, ăn uống cũng tốt hơn nên người càng phổng phao đầy sức sống. Có điều lạ là nốt bớt nhỏ nơi cổ tay từ lúc xuyên không đến nơi này ngày càng đậm màu, hình dáng dần biến đổi thành một cánh hoa nhỏ màu đỏ, trông linh động xinh tươi.