Chương 15
Tác giả: Sở Chấp | Chuyển ngữ: Bunbun
————
Chương 15: Quốc tử giám
Cuối cùng Lan Trạch không tặng túi thơm.
Buổi tối ngồi xe ngựa về em không dám nhớn nhác nữa, im lặng dọc đường về phủ, đến đêm đầu chỉ toàn hiện lên hình ảnh Tạ Cảnh Đình đứng trước chỗ thi thể.
Thậm chí đêm ngủ nằm mơ thấy thi thể đang nằm dưới đất biến thành chính mình.
Buổi tối tiết Xuân trì, thứ em nhớ được không phải cảnh phồn hoa của chợ đêm kinh thành hay vẻ lộng lẫy trên thuyền lớn, mà thứ ngập tràn đầu óc là ca nữ cùng thị vệ đã chết trong thuyền.
Em rất tự lượng sức mình, sau khi biết Tạ Cảnh Đình thấy em phiền phức thì em không xuất hiện trước mặt Tạ Cảnh Đình nữa. Giống như đối với Cơ Thường vậy, em trốn Tạ Cảnh Đình hàng ngày, tuyệt đối không xáp lại gần.
Lan Trạch sống chung với nhóm người làm, ngày ngày làm vài việc lặt vặt, sắp sửa đến đợt đi học ở Quốc tử giám, em bèn làm nhiều hơn chút, chuẩn bị tích cóp ít bạc cho bản thân.
Ngày xưa lúc em đến học đường học lỏm, mẹ đưa em bánh thịt với bình nước mang theo, trong bình thường là sữa dê pha nước, mẹ còn cho em mấy văn tiền mua trà nước cho tiên sinh nữa.
Lan Trạch không biết quy định ở Quốc tử giám, tóm lại chuẩn bị ít tiền bạc sẽ không thừa. Trong phủ có một số việc lẻ tẻ, làm xong có thể đến gặp quản gia nhận công.
Có vài việc Lan Trạch làm được, ví dụ thu thập sương sớm trong đầm sen, em dậy từ lúc trời chưa sáng, một ngày góp được nhiều nhất hai bình nhỏ, đổi được mấy văn tiền.
Ngoài ra có giặt quần áo cho thị vệ, Cẩm y vệ lương bổng cao, vài người không muốn tự giặt quần áo, bèn giao cho người làm.
Ở nhà Lan Trạch toàn em giặt quần áo, sức khỏe mẹ em không tốt, dĩ nhiên không thể để mẹ làm mấy việc nặng nhọc thế này được, giặt đồ thì em vẫn biết làm.
Một hôm em bê chậu quần áo về như thường lệ, có hai thị nữ đi cùng với em, một người tên là Như Ý, một người là Như Lễ.
Đường này đi thông sang điện chính, Lan Trạch bê thêm quần áo giúp Như Ý Như Lễ, lúc này em đang tập trung không được đánh rơi quần áo nên không để ý đến người ở đằng xa.
Mãi đến khi Như Ý Như Lễ hành lễ, đồng thanh "tham kiến đốc chủ", Lan Trạch cũng đặt chậu quần áo sang một bên, hành lễ theo.
Tầm mắt em chỉ trông thấy được một góc áo khoác cùng với đôi ủng màu đen.
Lan Trạch không ngẩng đầu lên, nước mùa xuân không ấm áp gì, hai tay em ửng đỏ vì ngâm nước, mắt em vẫn còn đang nhìn quần áo, nhỡ mà rơi ra là em lại phải giặt lại một lượt.
Khóe mắt thoáng thấy đôi ủng đen hơi khựng lại, rồi dần bước đi xa.
Lan Trạch khẽ khàng thở phào một hơi, em trả quần áo cho thị vệ, buổi tối đếm tiền, mình đã tích cóp được một túi tiền xu. Trông túi căng phồng lên tròn trịa, thực ra chỗ tiền xu này đổi thành bạc thì ít lắm.
"Lan Trạch công tử, đốc chủ muốn gặp cậu." Thị vệ ở ngoài gõ cửa ba cái.
Em sắp được đưa đến Quốc tử giám rồi, không phải Tạ Cảnh Đình hoàn toàn không nhớ gì đến em, nghĩ vậy, Lan Trạch cảm giác trong lòng lờ mờ vui vẻ.
Thế là em đặt túi tiền xuống đi theo thị vệ sang chỗ Tạ Cảnh Đình.
Trên đường em nghĩ chắc Tạ Cảnh Đình sẽ dặn dò em vài điều, giống như mẹ em, dặn em ăn uống đầy đủ đừng để bị lạnh bị cảm, các loại lời quan tâm dạng dạng thế.
"Tham kiến đốc chủ." Động tác Lan Trạch tương đối dè dặt, trong lòng em sợ Tạ Cảnh Đình nhưng lại loáng thoáng chờ mong, có lẽ vì Tạ Cảnh Đình là người đầu tiên sẵn lòng chìa tay ra giúp đỡ em.
Em không kiềm chế được hơi dựa dẫm vào đối phương.
Tầm mắt Tạ Cảnh Đình dừng lại ở em, đầu tiên nhìn lướt qua ngón tay em, ngón tay Lan Trạch hơi co gập lại, đầu ngón tay trắng mảnh ánh chiếu xuống thảm trải.
"Ngày mai để Thường Khanh đưa ngươi sang, Quốc tử giám đã bắt đầu chương trình học được nửa tháng, sau khi vào học, nếu không hiểu bài có thể hỏi các bạn học cùng khóa."
"Ta sắp xếp cho ngươi cạnh thế tử Nguyễn, ngày thường ngươi cứ di theo cậu ấy, nếu có việc gì cũng có thể hỏi người ta."
Lan Trạch đã nghe nói, như vậy tương đương với việc xếp em làm thư đồng cho thế tử Nguyễn.
Nguyễn thế tử Nguyễn Vân Hạc, con trai Định An hầu, trước đây luôn ở biên quan, tuổi còn rất trẻ đã ra chiến trường, được phong tướng quân Kỳ Thắng, nghe nói tính tình cậu ta ương bướng ngỗ nghịch, tiếng xấu lan từ biên quan về tận kinh thành, đầu năm nay bị lão hầu gia tống cổ về, giờ đang theo học ở Quốc tử giám.
Tuy ngang bướng nhưng Nguyễn Vân Hạc cũng chưa hề có tin đồn ngược đãi người làm, Lan Trạch đã suy tính xong xuôi, em với dạng tiểu hầu gia như này không phải người thuộc cùng một thế giới, em chỉ cần biết thân biết phận là được.
Em vẫn quỳ yên tại chỗ, Tạ Cảnh Đình nói với em có hai câu thế thôi, ngoài ra không còn gì nữa.
Tạ Cảnh Đình dừng lại một lúc rồi nói: "Đừng có gây họa."
Lan Trạch yên lặng lắng nghe, Tạ Cảnh Đình lo em gây họa, là vì sợ em lại rước thêm phiền toái.
Em khẽ mím môi lại, rũ mắt vâng dạ, "Nô tài biết rồi ạ."
Tối muộn lạnh sâu mà rét, Lan Trạch thu xếp đồ đạc của mình, hôm sau Tạ Cảnh Đình không ra tiễn em, Như Ý với Như Lễ thì lại dậy sớm tiễn em một đoạn.
"Lan Trạch, một mình cậu phải chăm sóc bản thân cho tử tế vào đấy, tôi nghe nói trong ấy toàn vương công quý tộc với thế gia môn phiệt, cậu phải thông minh lên, đừng cứ ngơ ngác lại bị bắt nạt."
"Không học được cũng không sao đâu, đừng gây họa là tốt rồi."
Lan Trạch ôm hành lí của mình, em gật đầu, nhớ đến lời Tạ Cảnh Đình, âm thầm thấy không cam lòng cho lắm... Tạ Cảnh Đình dặn em đừng có gây họa, hình như chả có yêu cầu gì về việc học của em.
Thế sao còn phải cho em đi học ở Quốc tử giám... Chắc là đã không mong chờ gì nữa, Quốc tử giám là trường học nổi tiếng ở Ngụy đô, nếu tiên sinh giỏi nhất cũng không dạy nổi em nữa thì đúng em hết sạch thuốc chữa rồi.
"Tôi biết rồi, cảm ơn hai chị."
Sau đó Như Ý Như Lễ lại căn dặn em một phen, tiện thể than phiền thêm mấy chuyện vặt vãnh nữa, Tạ Cảnh Đình ra quy định mới, không cho thị vệ tự ý đưa quần áo sang để người làm giặt giũ.
Lan Trạch nghe hết, vậy thì sau này em lại mất một đầu việc vặt, em không nghĩ nhiều lắm, chào tạm biệt Như Ý Như Lễ rồi lên xe ngựa.
Thường Khanh phụ trách đưa em đi, nói với em: "Hàng tháng Quốc tử giám cho nghỉ ba ngày, đến lúc đó thuộc hạ sẽ qua đón tiểu công tử."
Lan Trạch được đưa lệnh bài, phía trên có tên Lan Trạch.
Quốc tử giám là giấc mơ của vô số học trò nghèo khó, trước đây Lan Trạch từng nghe nói đến, giờ nhờ một câu nói của Tạ Cảnh Đình mà em được nhận vào luôn.
Trong hành lí của em là bút mực giấy nghiên Thường Khanh chuẩn bị giúp em, các đồ dùng đều đầy đủ, em không phải tốn tiền mua gì hết.
Thường Khanh đưa em đến cửa xong là đi, Quốc tử giám là một khu lâm viên, cổng vào có chữ do Hàn Sơn tiên sinh chắp bút, hai bên là rừng trúc chỗ rậm chỗ thưa, ánh nắng lách mình qua những khe hở của rừng trúc chiếu rọi, phủ lên bức hoành phi một quầng sáng vàng.
Các sân viện đều là hai người ở chung, Lan Trạch là thư đồng của Nguyễn Vân Hạc, dĩ nhiên là ở cùng khu viện với Nguyễn Vân Hạc.
Hôm nay là ngày nghỉ cuối, các học sinh phải về thư viện trong chiều tối, buổi tối sẽ điểm danh.
Chương trình học của Quốc tử giám được chia theo từng cấp, Nguyễn Vân Hạc đang ở cấp thấp nhất, không rõ có phải do lão hầu gia cố tình can thiệp, bắt Nguyễn Vân Hạc học từ Tam tự kinh đơn giản nhất lên không.
Trái lại Lan Trạch thấy hơi may mắn, trình độ em thấp, nếu trình độ Nguyễn Vân Hạc cao lên thì em lại không theo kịp.
Nhiều thiếu gia nhà quan đều dẫn theo thư đồng tới Quốc tử giám, thư đồng và chủ tử chịu liên đới với nhau, nếu lúc điểm danh chủ tử vắng mặt thì thư đồng cũng bị tính là vắng.
Lan Trạch không biết những điều này, lúc ở sân nhỏ em đã chẳng trông thấy ai, tối đến một mình em vào lớp. Khi tiên sinh đọc đến tên Nguyễn Vân Hạc thì không ai trả lời, sau đó em phải trơ mắt ra nhìn tên mình cũng bị khoanh tròn theo.
Em không muốn mới ngày đầu tiên đã bị đánh dấu vắng đâu, thế là sau khi tan học em tìm gặp thầy giáo.
"Tiên sinh, hôm nay tôi có đến mà, tại sao vẫn đánh dấu tôi vắng mặt?" Lan Trạch hỏi.
Thái phó Lý đã gần năm mươi, bị em chặn đường tương đối thiếu kiên nhẫn, nói với em: "Việc này phải hỏi tiểu hầu gia nhà cậu chứ, nếu cậu ta bớt đi uống rượu hoa thì chắc tên cậu đã không xuất hiện trong sổ vắng."
(*rượu hoa: đi nhậu có kĩ nữ hầu rượu)
————
Chương 15: Quốc tử giám
Cuối cùng Lan Trạch không tặng túi thơm.
Buổi tối ngồi xe ngựa về em không dám nhớn nhác nữa, im lặng dọc đường về phủ, đến đêm đầu chỉ toàn hiện lên hình ảnh Tạ Cảnh Đình đứng trước chỗ thi thể.
Thậm chí đêm ngủ nằm mơ thấy thi thể đang nằm dưới đất biến thành chính mình.
Buổi tối tiết Xuân trì, thứ em nhớ được không phải cảnh phồn hoa của chợ đêm kinh thành hay vẻ lộng lẫy trên thuyền lớn, mà thứ ngập tràn đầu óc là ca nữ cùng thị vệ đã chết trong thuyền.
Em rất tự lượng sức mình, sau khi biết Tạ Cảnh Đình thấy em phiền phức thì em không xuất hiện trước mặt Tạ Cảnh Đình nữa. Giống như đối với Cơ Thường vậy, em trốn Tạ Cảnh Đình hàng ngày, tuyệt đối không xáp lại gần.
Lan Trạch sống chung với nhóm người làm, ngày ngày làm vài việc lặt vặt, sắp sửa đến đợt đi học ở Quốc tử giám, em bèn làm nhiều hơn chút, chuẩn bị tích cóp ít bạc cho bản thân.
Ngày xưa lúc em đến học đường học lỏm, mẹ đưa em bánh thịt với bình nước mang theo, trong bình thường là sữa dê pha nước, mẹ còn cho em mấy văn tiền mua trà nước cho tiên sinh nữa.
Lan Trạch không biết quy định ở Quốc tử giám, tóm lại chuẩn bị ít tiền bạc sẽ không thừa. Trong phủ có một số việc lẻ tẻ, làm xong có thể đến gặp quản gia nhận công.
Có vài việc Lan Trạch làm được, ví dụ thu thập sương sớm trong đầm sen, em dậy từ lúc trời chưa sáng, một ngày góp được nhiều nhất hai bình nhỏ, đổi được mấy văn tiền.
Ngoài ra có giặt quần áo cho thị vệ, Cẩm y vệ lương bổng cao, vài người không muốn tự giặt quần áo, bèn giao cho người làm.
Ở nhà Lan Trạch toàn em giặt quần áo, sức khỏe mẹ em không tốt, dĩ nhiên không thể để mẹ làm mấy việc nặng nhọc thế này được, giặt đồ thì em vẫn biết làm.
Một hôm em bê chậu quần áo về như thường lệ, có hai thị nữ đi cùng với em, một người tên là Như Ý, một người là Như Lễ.
Đường này đi thông sang điện chính, Lan Trạch bê thêm quần áo giúp Như Ý Như Lễ, lúc này em đang tập trung không được đánh rơi quần áo nên không để ý đến người ở đằng xa.
Mãi đến khi Như Ý Như Lễ hành lễ, đồng thanh "tham kiến đốc chủ", Lan Trạch cũng đặt chậu quần áo sang một bên, hành lễ theo.
Tầm mắt em chỉ trông thấy được một góc áo khoác cùng với đôi ủng màu đen.
Lan Trạch không ngẩng đầu lên, nước mùa xuân không ấm áp gì, hai tay em ửng đỏ vì ngâm nước, mắt em vẫn còn đang nhìn quần áo, nhỡ mà rơi ra là em lại phải giặt lại một lượt.
Khóe mắt thoáng thấy đôi ủng đen hơi khựng lại, rồi dần bước đi xa.
Lan Trạch khẽ khàng thở phào một hơi, em trả quần áo cho thị vệ, buổi tối đếm tiền, mình đã tích cóp được một túi tiền xu. Trông túi căng phồng lên tròn trịa, thực ra chỗ tiền xu này đổi thành bạc thì ít lắm.
"Lan Trạch công tử, đốc chủ muốn gặp cậu." Thị vệ ở ngoài gõ cửa ba cái.
Em sắp được đưa đến Quốc tử giám rồi, không phải Tạ Cảnh Đình hoàn toàn không nhớ gì đến em, nghĩ vậy, Lan Trạch cảm giác trong lòng lờ mờ vui vẻ.
Thế là em đặt túi tiền xuống đi theo thị vệ sang chỗ Tạ Cảnh Đình.
Trên đường em nghĩ chắc Tạ Cảnh Đình sẽ dặn dò em vài điều, giống như mẹ em, dặn em ăn uống đầy đủ đừng để bị lạnh bị cảm, các loại lời quan tâm dạng dạng thế.
"Tham kiến đốc chủ." Động tác Lan Trạch tương đối dè dặt, trong lòng em sợ Tạ Cảnh Đình nhưng lại loáng thoáng chờ mong, có lẽ vì Tạ Cảnh Đình là người đầu tiên sẵn lòng chìa tay ra giúp đỡ em.
Em không kiềm chế được hơi dựa dẫm vào đối phương.
Tầm mắt Tạ Cảnh Đình dừng lại ở em, đầu tiên nhìn lướt qua ngón tay em, ngón tay Lan Trạch hơi co gập lại, đầu ngón tay trắng mảnh ánh chiếu xuống thảm trải.
"Ngày mai để Thường Khanh đưa ngươi sang, Quốc tử giám đã bắt đầu chương trình học được nửa tháng, sau khi vào học, nếu không hiểu bài có thể hỏi các bạn học cùng khóa."
"Ta sắp xếp cho ngươi cạnh thế tử Nguyễn, ngày thường ngươi cứ di theo cậu ấy, nếu có việc gì cũng có thể hỏi người ta."
Lan Trạch đã nghe nói, như vậy tương đương với việc xếp em làm thư đồng cho thế tử Nguyễn.
Nguyễn thế tử Nguyễn Vân Hạc, con trai Định An hầu, trước đây luôn ở biên quan, tuổi còn rất trẻ đã ra chiến trường, được phong tướng quân Kỳ Thắng, nghe nói tính tình cậu ta ương bướng ngỗ nghịch, tiếng xấu lan từ biên quan về tận kinh thành, đầu năm nay bị lão hầu gia tống cổ về, giờ đang theo học ở Quốc tử giám.
Tuy ngang bướng nhưng Nguyễn Vân Hạc cũng chưa hề có tin đồn ngược đãi người làm, Lan Trạch đã suy tính xong xuôi, em với dạng tiểu hầu gia như này không phải người thuộc cùng một thế giới, em chỉ cần biết thân biết phận là được.
Em vẫn quỳ yên tại chỗ, Tạ Cảnh Đình nói với em có hai câu thế thôi, ngoài ra không còn gì nữa.
Tạ Cảnh Đình dừng lại một lúc rồi nói: "Đừng có gây họa."
Lan Trạch yên lặng lắng nghe, Tạ Cảnh Đình lo em gây họa, là vì sợ em lại rước thêm phiền toái.
Em khẽ mím môi lại, rũ mắt vâng dạ, "Nô tài biết rồi ạ."
Tối muộn lạnh sâu mà rét, Lan Trạch thu xếp đồ đạc của mình, hôm sau Tạ Cảnh Đình không ra tiễn em, Như Ý với Như Lễ thì lại dậy sớm tiễn em một đoạn.
"Lan Trạch, một mình cậu phải chăm sóc bản thân cho tử tế vào đấy, tôi nghe nói trong ấy toàn vương công quý tộc với thế gia môn phiệt, cậu phải thông minh lên, đừng cứ ngơ ngác lại bị bắt nạt."
"Không học được cũng không sao đâu, đừng gây họa là tốt rồi."
Lan Trạch ôm hành lí của mình, em gật đầu, nhớ đến lời Tạ Cảnh Đình, âm thầm thấy không cam lòng cho lắm... Tạ Cảnh Đình dặn em đừng có gây họa, hình như chả có yêu cầu gì về việc học của em.
Thế sao còn phải cho em đi học ở Quốc tử giám... Chắc là đã không mong chờ gì nữa, Quốc tử giám là trường học nổi tiếng ở Ngụy đô, nếu tiên sinh giỏi nhất cũng không dạy nổi em nữa thì đúng em hết sạch thuốc chữa rồi.
"Tôi biết rồi, cảm ơn hai chị."
Sau đó Như Ý Như Lễ lại căn dặn em một phen, tiện thể than phiền thêm mấy chuyện vặt vãnh nữa, Tạ Cảnh Đình ra quy định mới, không cho thị vệ tự ý đưa quần áo sang để người làm giặt giũ.
Lan Trạch nghe hết, vậy thì sau này em lại mất một đầu việc vặt, em không nghĩ nhiều lắm, chào tạm biệt Như Ý Như Lễ rồi lên xe ngựa.
Thường Khanh phụ trách đưa em đi, nói với em: "Hàng tháng Quốc tử giám cho nghỉ ba ngày, đến lúc đó thuộc hạ sẽ qua đón tiểu công tử."
Lan Trạch được đưa lệnh bài, phía trên có tên Lan Trạch.
Quốc tử giám là giấc mơ của vô số học trò nghèo khó, trước đây Lan Trạch từng nghe nói đến, giờ nhờ một câu nói của Tạ Cảnh Đình mà em được nhận vào luôn.
Trong hành lí của em là bút mực giấy nghiên Thường Khanh chuẩn bị giúp em, các đồ dùng đều đầy đủ, em không phải tốn tiền mua gì hết.
Thường Khanh đưa em đến cửa xong là đi, Quốc tử giám là một khu lâm viên, cổng vào có chữ do Hàn Sơn tiên sinh chắp bút, hai bên là rừng trúc chỗ rậm chỗ thưa, ánh nắng lách mình qua những khe hở của rừng trúc chiếu rọi, phủ lên bức hoành phi một quầng sáng vàng.
Các sân viện đều là hai người ở chung, Lan Trạch là thư đồng của Nguyễn Vân Hạc, dĩ nhiên là ở cùng khu viện với Nguyễn Vân Hạc.
Hôm nay là ngày nghỉ cuối, các học sinh phải về thư viện trong chiều tối, buổi tối sẽ điểm danh.
Chương trình học của Quốc tử giám được chia theo từng cấp, Nguyễn Vân Hạc đang ở cấp thấp nhất, không rõ có phải do lão hầu gia cố tình can thiệp, bắt Nguyễn Vân Hạc học từ Tam tự kinh đơn giản nhất lên không.
Trái lại Lan Trạch thấy hơi may mắn, trình độ em thấp, nếu trình độ Nguyễn Vân Hạc cao lên thì em lại không theo kịp.
Nhiều thiếu gia nhà quan đều dẫn theo thư đồng tới Quốc tử giám, thư đồng và chủ tử chịu liên đới với nhau, nếu lúc điểm danh chủ tử vắng mặt thì thư đồng cũng bị tính là vắng.
Lan Trạch không biết những điều này, lúc ở sân nhỏ em đã chẳng trông thấy ai, tối đến một mình em vào lớp. Khi tiên sinh đọc đến tên Nguyễn Vân Hạc thì không ai trả lời, sau đó em phải trơ mắt ra nhìn tên mình cũng bị khoanh tròn theo.
Em không muốn mới ngày đầu tiên đã bị đánh dấu vắng đâu, thế là sau khi tan học em tìm gặp thầy giáo.
"Tiên sinh, hôm nay tôi có đến mà, tại sao vẫn đánh dấu tôi vắng mặt?" Lan Trạch hỏi.
Thái phó Lý đã gần năm mươi, bị em chặn đường tương đối thiếu kiên nhẫn, nói với em: "Việc này phải hỏi tiểu hầu gia nhà cậu chứ, nếu cậu ta bớt đi uống rượu hoa thì chắc tên cậu đã không xuất hiện trong sổ vắng."
(*rượu hoa: đi nhậu có kĩ nữ hầu rượu)