Chương 51: Từ Hiển hắn luôn là ngoại lệ…
Tu sĩ ở mỗi thế giới tùy theo sự vận hành của pháp tắc thiên đạo vũ trụ bao dung cái thế giới ấy qui định mà dẫn đến hệ thống tu luyện sẽ khác và đặc thù mỗi cấp tu vi cũng sẽ khác với tu sĩ ở vũ trụ khác.
Trên Nguyệt Trinh Đại Lục, tu sĩ tu vi ở cấp bậc Võ Đồ, Võ Sĩ, Võ Sư chủ yếu tu luyện nhục thân ở các cấp độ khác nhau.
Võ đồ – luyện cơ, luyện cốt
Võ sĩ – luyện tạng ( tâm, can, tì, phế, thận)
Võ sư – luyện huyết
Đây là 3 cấp tu vi cấp thấp, nhưng lại là 3 cấp tu luyện quan trọng nhất vì nó thiết lập nên nền tảng căn cơ để đánh giá sự phát triển về sau của tu sĩ. Tu sĩ đánh chắc nền tảng ở mỗi tiểu cảnh giới của 3 cấp này thì về sau sẽ có tương lai phát triển vô lượng.
Khi đạt đến Võ sư cửu trọng đỉnh phong, thì tu sĩ coi như đã đến cực hạn của luyện thể, muốn tiến lên nữa thì phải luyện linh.
Luyện linh tức là tu luyện linh hồn – dĩ linh hóa hình, mở rộng đan điền đạt đến cấp bậc gọi là Tiền Đan Hải, còn gọi là Bán Bộ Đan Hải, cách gọi khác là Đan Hải tiền kì.
Sau khi tu sĩ vượt qua thiên kiếp tẩy rửa linh hồn, thiên kiếp lực rót vào kì kinh bát mạch, chứa đầy trong 108 đại huyệt, 252 ẩn huyệt thúc đẩy đan điền lột xác hoàn toàn thành đan hải sơ kì, thúc đẩy toàn thân thoát thai hoán cốt trở thành Võ Linh.
Đan Hải phân thành chín tầng. Tu Sĩ tu luyện thu nạp linh khí đầy mỗi một tầng đan hải thì tương ứng một tiểu cảnh giới trong cửu cấp Võ Linh.
Đầy một tầng là Võ Linh nhất tinh.
Đầy hai tầng là Vỗ Linh nhị tinh
Đầy ba tầng là Vỗ Linh tam tinh
Đầy bốn tầng là Vỗ Linh tứ tinh
…
…
Cứ thế đạt đến Võ Linh cửu tinh. Linh lực đầy ắp, đan hải không còn sức chứa nữa thì gọi là Võ Linh đỉnh phong hay Võ Linh cửu tinh viên mãn.
Phần nhiều thì tu sĩ sau khi đạt được Võ Linh đỉnh phong thì lập tức sử dụng Phá Cảnh Đan để thăng cấp lên Võ Tông, nhưng số ít thiên kiêu chi tử, anh kiệt thiên tài thì không làm vậy mà tìm mọi cách để mở rộng đan hải, đánh chắc căn cơ, khi thời cơ đến, hội đủ cơ duyên Linh xuất khiếu hóa Hồn – gọi là Võ Hồn – câu thông thiên địa tiến nhập pháp tắc đạt đến Võ Tông Cảnh.
Tu sĩ đến Võ Linh thì chân đã bước một bước phàm cảnh giới thoát phàm – tức là rời bỏ thân thể phàm nhân chính thức tiến vào con đường tu tiên.
Bước chuyển này rất quan trọng, nó làm tiền đề để cho sự phát triển về sau của một tu sĩ trên con đường thành tiên, và hậu thành tiên. Đan hải của ai rộng hơn, sức chứa linh lực lớn hơn thì tương lai bước xa hơn.
Tu sĩ khi đạt tới Võ Linh đỉnh phong thì có tuổi thọ 3 trăm năm. Nhiều người từ Võ Đồ tu luyện đến Võ Linh đỉnh phong chỉ mất không đến 10 năm nhưng chấp nhận bỏ ra cả trăm năm để mở rộng đan hải.
Cảnh giới quá độ giữa Võ Linh cảnh và Võ Tông cảnh được gọi là Hư Tông cảnh.
Hư Tông cảnh gồm có 3 tầng Hư Tông cảnh tầng 1, Hư Tông cảnh tầng 2 và Hư Tông cảnh tầng 3 tương ứng biên độ mở rộng vượt qua giới hạn của Đan Hải.
Khi tu sĩ vượt đạt đến Hư Tông cảnh tầng 3 cũng có nghĩa là bước vào cảnh giới Bán Bộ Võ Tông.
Lúc này chỉ cần ổn định cảnh giới, Đan Hải hấp thu tích lũy đủ linh lực thì có thể đột phá lên Võ Tông mà không cần sự trợ giúp của Phá Cảnh Đan.
Quá trình tích lũy này tùy vào độ lớn của đan hải mà có người cần thời gian vài tháng, vài năm hay vài chục năm.
Đối với tu sĩ có danh gia hay tông môn hậu thuẫn cung cấp tài nguyên tu luyện dồi dào thì quá trình này có thể được rút ngắn xuống còn vài ngày thậm chí vài canh giờ.
Điều đó cho thấy ở thế giới nào cũng vậy, con cháu nhà giàu có chỗ dựa, có nhiều cái đùi to để ôm thì vẫn là sướng nhất. Đồng tiền tuy không phải là vạn năng, nhưng nó có thể giúp người ta bớt đi rất nhiều những vất vả và phiền phức không đáng có.
Tu sĩ tu thành Võ Linh có khi cần đến mấy chục năm, có khi cả trăm năm mới đến, thậm chí còn có người không đạt được.
Quá trình tu luyện dài dằng dặc ấy tiêu phí tuổi xuân, tâm huyết và đòi hỏi tốn bao nhiêu tiền tài, tài nguyên quí giá…
Vì vậy nhiều tu sĩ quá nghèo, lại không có vận may, thì đành nuốt hận tức tưởi mà thân tử đạo tiêu không qua được Võ Đồ chứ đừng nói tới Võ Linh.
Trường hợp của Từ Hiển là ngoại lệ siêu đặc biệt, không thể liệt kê vào danh sách khổ tu của tu sĩ trên đại lục này được.
Thiên hạ mà biết hắn tu luyện thăng cấp bằng mồm như thế này - chửi một chập thăng một cấp, nhảy vực tự tử thì thăng cấp một đại cảnh giới - chắc cắn lưỡi mà chết cho rồi…
Vấn đề lợi hại của hắn chỗ là hắn không phải chửi người, chửi đời mà là chửi hệ thống.
Hắn không những dám chửi mà còn dám chết…
Dù biết rằng “dám chết” với “chết thật” luôn có sự khác biệt…
Nhất là đối với hắn, hắn không ngu dại gì mà đi chết thật thêm lần nữa, nhưng dám chết để bước ra con đường sống thì hắn có đủ trăm ngàn cách ngõ hầu dọa cho hệ thống đến teo IC.
Đơn giản bởi vì hắn là Từ Hiển.
Cái tên Từ Hiển của hắn rất bá đạo. Hàm nghĩa của tên nói lên tính người.
⦁Người kính hắn 1 thước, hắn kính người 10 trượng. Hắn khi đó là Từ Hiển 慈睍 - hiền lành, thiện tâm, khiêm cung mà ẩn tài, khép mình lặng lẽ đơm hương.
⦁Người ức hắn một đầu, phạm hắn một ly, hắn trả lại gấp mười, gấp trăm. Khi đó hắn là Từ Hiển 辭 顯 – vứt bỏ tất cả cũng phải ngẩng cao đầu giữ lấy tôn nghiêm, tỏa chí khí, vinh danh tôn tự, nhất khiếu chấn thiên kinh – một tiếng hót làm chấn động đất trời dù cái giá phải trả bằng cả sinh mệnh cũng nguyện một lòng bất hối bất oán.
Trên Nguyệt Trinh Đại Lục, tu sĩ tu vi ở cấp bậc Võ Đồ, Võ Sĩ, Võ Sư chủ yếu tu luyện nhục thân ở các cấp độ khác nhau.
Võ đồ – luyện cơ, luyện cốt
Võ sĩ – luyện tạng ( tâm, can, tì, phế, thận)
Võ sư – luyện huyết
Đây là 3 cấp tu vi cấp thấp, nhưng lại là 3 cấp tu luyện quan trọng nhất vì nó thiết lập nên nền tảng căn cơ để đánh giá sự phát triển về sau của tu sĩ. Tu sĩ đánh chắc nền tảng ở mỗi tiểu cảnh giới của 3 cấp này thì về sau sẽ có tương lai phát triển vô lượng.
Khi đạt đến Võ sư cửu trọng đỉnh phong, thì tu sĩ coi như đã đến cực hạn của luyện thể, muốn tiến lên nữa thì phải luyện linh.
Luyện linh tức là tu luyện linh hồn – dĩ linh hóa hình, mở rộng đan điền đạt đến cấp bậc gọi là Tiền Đan Hải, còn gọi là Bán Bộ Đan Hải, cách gọi khác là Đan Hải tiền kì.
Sau khi tu sĩ vượt qua thiên kiếp tẩy rửa linh hồn, thiên kiếp lực rót vào kì kinh bát mạch, chứa đầy trong 108 đại huyệt, 252 ẩn huyệt thúc đẩy đan điền lột xác hoàn toàn thành đan hải sơ kì, thúc đẩy toàn thân thoát thai hoán cốt trở thành Võ Linh.
Đan Hải phân thành chín tầng. Tu Sĩ tu luyện thu nạp linh khí đầy mỗi một tầng đan hải thì tương ứng một tiểu cảnh giới trong cửu cấp Võ Linh.
Đầy một tầng là Võ Linh nhất tinh.
Đầy hai tầng là Vỗ Linh nhị tinh
Đầy ba tầng là Vỗ Linh tam tinh
Đầy bốn tầng là Vỗ Linh tứ tinh
…
…
Cứ thế đạt đến Võ Linh cửu tinh. Linh lực đầy ắp, đan hải không còn sức chứa nữa thì gọi là Võ Linh đỉnh phong hay Võ Linh cửu tinh viên mãn.
Phần nhiều thì tu sĩ sau khi đạt được Võ Linh đỉnh phong thì lập tức sử dụng Phá Cảnh Đan để thăng cấp lên Võ Tông, nhưng số ít thiên kiêu chi tử, anh kiệt thiên tài thì không làm vậy mà tìm mọi cách để mở rộng đan hải, đánh chắc căn cơ, khi thời cơ đến, hội đủ cơ duyên Linh xuất khiếu hóa Hồn – gọi là Võ Hồn – câu thông thiên địa tiến nhập pháp tắc đạt đến Võ Tông Cảnh.
Tu sĩ đến Võ Linh thì chân đã bước một bước phàm cảnh giới thoát phàm – tức là rời bỏ thân thể phàm nhân chính thức tiến vào con đường tu tiên.
Bước chuyển này rất quan trọng, nó làm tiền đề để cho sự phát triển về sau của một tu sĩ trên con đường thành tiên, và hậu thành tiên. Đan hải của ai rộng hơn, sức chứa linh lực lớn hơn thì tương lai bước xa hơn.
Tu sĩ khi đạt tới Võ Linh đỉnh phong thì có tuổi thọ 3 trăm năm. Nhiều người từ Võ Đồ tu luyện đến Võ Linh đỉnh phong chỉ mất không đến 10 năm nhưng chấp nhận bỏ ra cả trăm năm để mở rộng đan hải.
Cảnh giới quá độ giữa Võ Linh cảnh và Võ Tông cảnh được gọi là Hư Tông cảnh.
Hư Tông cảnh gồm có 3 tầng Hư Tông cảnh tầng 1, Hư Tông cảnh tầng 2 và Hư Tông cảnh tầng 3 tương ứng biên độ mở rộng vượt qua giới hạn của Đan Hải.
Khi tu sĩ vượt đạt đến Hư Tông cảnh tầng 3 cũng có nghĩa là bước vào cảnh giới Bán Bộ Võ Tông.
Lúc này chỉ cần ổn định cảnh giới, Đan Hải hấp thu tích lũy đủ linh lực thì có thể đột phá lên Võ Tông mà không cần sự trợ giúp của Phá Cảnh Đan.
Quá trình tích lũy này tùy vào độ lớn của đan hải mà có người cần thời gian vài tháng, vài năm hay vài chục năm.
Đối với tu sĩ có danh gia hay tông môn hậu thuẫn cung cấp tài nguyên tu luyện dồi dào thì quá trình này có thể được rút ngắn xuống còn vài ngày thậm chí vài canh giờ.
Điều đó cho thấy ở thế giới nào cũng vậy, con cháu nhà giàu có chỗ dựa, có nhiều cái đùi to để ôm thì vẫn là sướng nhất. Đồng tiền tuy không phải là vạn năng, nhưng nó có thể giúp người ta bớt đi rất nhiều những vất vả và phiền phức không đáng có.
Tu sĩ tu thành Võ Linh có khi cần đến mấy chục năm, có khi cả trăm năm mới đến, thậm chí còn có người không đạt được.
Quá trình tu luyện dài dằng dặc ấy tiêu phí tuổi xuân, tâm huyết và đòi hỏi tốn bao nhiêu tiền tài, tài nguyên quí giá…
Vì vậy nhiều tu sĩ quá nghèo, lại không có vận may, thì đành nuốt hận tức tưởi mà thân tử đạo tiêu không qua được Võ Đồ chứ đừng nói tới Võ Linh.
Trường hợp của Từ Hiển là ngoại lệ siêu đặc biệt, không thể liệt kê vào danh sách khổ tu của tu sĩ trên đại lục này được.
Thiên hạ mà biết hắn tu luyện thăng cấp bằng mồm như thế này - chửi một chập thăng một cấp, nhảy vực tự tử thì thăng cấp một đại cảnh giới - chắc cắn lưỡi mà chết cho rồi…
Vấn đề lợi hại của hắn chỗ là hắn không phải chửi người, chửi đời mà là chửi hệ thống.
Hắn không những dám chửi mà còn dám chết…
Dù biết rằng “dám chết” với “chết thật” luôn có sự khác biệt…
Nhất là đối với hắn, hắn không ngu dại gì mà đi chết thật thêm lần nữa, nhưng dám chết để bước ra con đường sống thì hắn có đủ trăm ngàn cách ngõ hầu dọa cho hệ thống đến teo IC.
Đơn giản bởi vì hắn là Từ Hiển.
Cái tên Từ Hiển của hắn rất bá đạo. Hàm nghĩa của tên nói lên tính người.
⦁Người kính hắn 1 thước, hắn kính người 10 trượng. Hắn khi đó là Từ Hiển 慈睍 - hiền lành, thiện tâm, khiêm cung mà ẩn tài, khép mình lặng lẽ đơm hương.
⦁Người ức hắn một đầu, phạm hắn một ly, hắn trả lại gấp mười, gấp trăm. Khi đó hắn là Từ Hiển 辭 顯 – vứt bỏ tất cả cũng phải ngẩng cao đầu giữ lấy tôn nghiêm, tỏa chí khí, vinh danh tôn tự, nhất khiếu chấn thiên kinh – một tiếng hót làm chấn động đất trời dù cái giá phải trả bằng cả sinh mệnh cũng nguyện một lòng bất hối bất oán.