Chương 32: Vòng lặp số phận
Phượng cảm thấy mắt cô đang hoa lên. Tay cô run run cầm mép túi bánh, cố xé đầu gói bánh ra. Gói bánh quy con con rơi độp xuống mặt bàn.
Một bàn tay nhấc gói bánh của cô lên, dễ dàng bóc ra và đặt trước mặt cô. Phượng vội vàng nhét đầy bánh vào mồm. Hai má cô phồng lên như con hamster.
Anh bartender như cô thở dài.
“Phượng à, anh nghĩ mày đang mắc hội chứng CFS* đấy.”
*Hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Phượng lấy tay che miệng, mồm lúng búng bánh, nói:
“Anh Lợi cho em xin cốc nước.”
Anh Lợi thở dài.
“Mày cứ tiếp tục thế này thì sớm muộn gì cũng chết vì kiệt sức thôi.”
Phượng ngửa đầu uống cạn ly nước. Nạp thêm đường, cô tỉnh táo một chút.
“Biết làm sao được. Số phận hẩm hiu của cô nhạc sĩ nghèo phải đi làm thêm để trả tiền nhà. Sinh viên khoa Tâm lý như anh còn ngồi lau cốc ở đây, thì tình cảnh của em cũng chỉ éo le bình thường thôi.”
Anh Lợi rót cho cô cốc nước hoa quả, nói:
“Anh nói thật với cô nhé, anh cũng chỉ làm ở đây thêm một thời gian, kiếm thêm được ít tiền mở tiệm riêng thì anh nghỉ. Cái chỗ vàng thau hỗn tạp này, không hợp với anh em mình đâu.”
Hai người làm việc tại Panarea – một trong những Club lớn nhất thành phố. Họ làm công việc phục vụ bề nổi, không có gì đáng nói.
Dù vậy, nhân viên ở Panarea thường rỉ tai nhau về phần chìm của tảng băng nổi khủng khiếp này. Mập mập mờ mờ. chỗ giăng biển báo nguy hiểm không đáng sợ. Đáng sợ nhất là chốn yên bình, nơi người ta không đoán biết được nguy hiểm sẽ ập đến lúc nào.
Panarea không phải nơi nên ở lâu.
Phượng xoay cốc nước trong tay.
“Em hiểu. Nhưng em cần tiền để trang trải sinh hoạt phí và gửi về cho mẹ. Mẹ em vẫn nghĩ con gái bà có công việc thu nhập ổn định ở nhà hát đấy. Em cần dành thời gian viết nhạc. Làm ở đây vài tiếng mỗi tối là đủ thỏa mãn tất cả các điều kiện trên. Em biết nơi này không tốt. Nhưng em khó chọn lắm.”
Anh bartender thở dài, xoa đầu mạnh đến mức cô rụt cả cổ vào. Nhưng cô không tránh cái xoa đầu của anh.
“Ngốc lắm! Thôi được rồi. Sau này tự mở được quán, anh mời mày về chỗ anh làm nhạc công. Đảm bảo trả lương cao, lại không ai dám bắt nạt mày.”
Phượng giả bộ mừng rỡ.
“Thật ạ?”
“Thật chứ!”
“Vậy thì tốt quá! Anh giữ lời đấy nhé. Dù sau này anh không mở được quán rượu mà mở quán bún thôi thì em cũng tới hát.”
Anh Lợi bật cười:
“Đúng hâm! Mà anh nói nhé, dù mặt mày trông non đấy, nhưng cứ dùng cái cớ “Em chưa đủ 18 tuổi” để đuổi mấy thằng già dê chẳng ổn tí nào. Người ta thấy mày hâm nên bỏ đi chứ ai thèm tin cái cớ sứt sẹo này.”
Cô cười ngờ nghệch.
“Em biết mà. Nhưng cứ dùng, chừng nào không còn tác dụng thì tính tiếp. Bằng không anh chỉ em phương pháp hiệu quả hơn xem nào.”
Công việc của Phượng là làm nhạc cho câu lạc bộ Panarea. Thỉnh thoảng cô chơi đàn hoặc hát vào một số ngày đặc biệt. Cô làm việc tại Panarea từ 10 giờ tối tới 2 giờ sáng. Thời gian còn lại trong ngày cô sẽ ở nhà tập trung sáng tác. Nhạc kịch vẫn là niềm đam mê lớn nhất của cô.
Thoạt nhìn, so với những nơi khác, Panarea khá “sạch”. Không tuồn thuốc cấm nên Panarea không phải chốn tụ tập của đám chơi bời thác loạn. Vì thế Phượng mới dám xin vào Club này. Cô mới làm ở đây vài tháng, chưa gặp sự cố nào không thể xử lý. Nhưng vận may của cô rồi cũng đến hồi kết.
Mặt hồ càng yên ả che giấu vùng nước tối tăm phía dưới.
—
Trong một đêm cuối tuần nhộn nhịp tại Panarea, có hai cái đầu một của nam, một của nữ nhô lên từ ghế lô tư nhân.
Club Panarea vào giờ cao điểm, đoàn người hưng phấn nhảy múa và uống rượu. Ai nấy đều hăng hái nhảy trên tiếng nhạc kí.ch thích thần kinh, chẳng ai buồn quan tâm tới danh tính của người tạo ra thứ âm nhạc tuyệt vời này cho bọn họ.
Cô gái mặc áo phông trắng khiêm tốn ngồi cạnh dàn điều khiển âm thanh dưới sân khấu.
Diện mạo phổ thông, không trang điểm, gương mặt của cô càng thêm nhạt nhòa khó nhận diện trong ánh sáng nhập nhòe.
Cô không xinh đẹp, điều ấy cũng chẳng sao – Đạt nghĩ.
Con nhỏ lần trước dùng không được bền. Ngay lúc chưa ngắm được đối tượng mới thì em gái liền gối cho một đứa.
Không tệ.
Trong ánh sáng muôn màu nhập nhoạng, nụ cười hứng chí của Đạt hiện lên như lời mời gọi từ địa ngục.
An ủi lớn nhất của Phượng là Đạt chưa hề biết đến sự tồn tại của cô. Trong khi cô không hề hay biết, vận mệnh đã quay lại điểm xuất phát.
Sau khi quyết tuyệt lật mặt với anh, Phượng không tìm nhóm Minh và Ánh nữa mà lập tức trở về nhà. Lúc Phượng dắt xe máy ta khỏi bãi đỗ xe của sân golf, Đạt và Hoàng Anh ngồi ở ghế trước một chiếc ô tô trong bãi, lặng lẽ quan sát cô.
Hoàng Anh nói thầm vào tai Đạt:
“Anh, chính là con nhỏ kia! Anh xử lý nó cho em!”
Phượng không biết, cô đã rơi vào lòng lặp của số phận.
Một bàn tay nhấc gói bánh của cô lên, dễ dàng bóc ra và đặt trước mặt cô. Phượng vội vàng nhét đầy bánh vào mồm. Hai má cô phồng lên như con hamster.
Anh bartender như cô thở dài.
“Phượng à, anh nghĩ mày đang mắc hội chứng CFS* đấy.”
*Hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Phượng lấy tay che miệng, mồm lúng búng bánh, nói:
“Anh Lợi cho em xin cốc nước.”
Anh Lợi thở dài.
“Mày cứ tiếp tục thế này thì sớm muộn gì cũng chết vì kiệt sức thôi.”
Phượng ngửa đầu uống cạn ly nước. Nạp thêm đường, cô tỉnh táo một chút.
“Biết làm sao được. Số phận hẩm hiu của cô nhạc sĩ nghèo phải đi làm thêm để trả tiền nhà. Sinh viên khoa Tâm lý như anh còn ngồi lau cốc ở đây, thì tình cảnh của em cũng chỉ éo le bình thường thôi.”
Anh Lợi rót cho cô cốc nước hoa quả, nói:
“Anh nói thật với cô nhé, anh cũng chỉ làm ở đây thêm một thời gian, kiếm thêm được ít tiền mở tiệm riêng thì anh nghỉ. Cái chỗ vàng thau hỗn tạp này, không hợp với anh em mình đâu.”
Hai người làm việc tại Panarea – một trong những Club lớn nhất thành phố. Họ làm công việc phục vụ bề nổi, không có gì đáng nói.
Dù vậy, nhân viên ở Panarea thường rỉ tai nhau về phần chìm của tảng băng nổi khủng khiếp này. Mập mập mờ mờ. chỗ giăng biển báo nguy hiểm không đáng sợ. Đáng sợ nhất là chốn yên bình, nơi người ta không đoán biết được nguy hiểm sẽ ập đến lúc nào.
Panarea không phải nơi nên ở lâu.
Phượng xoay cốc nước trong tay.
“Em hiểu. Nhưng em cần tiền để trang trải sinh hoạt phí và gửi về cho mẹ. Mẹ em vẫn nghĩ con gái bà có công việc thu nhập ổn định ở nhà hát đấy. Em cần dành thời gian viết nhạc. Làm ở đây vài tiếng mỗi tối là đủ thỏa mãn tất cả các điều kiện trên. Em biết nơi này không tốt. Nhưng em khó chọn lắm.”
Anh bartender thở dài, xoa đầu mạnh đến mức cô rụt cả cổ vào. Nhưng cô không tránh cái xoa đầu của anh.
“Ngốc lắm! Thôi được rồi. Sau này tự mở được quán, anh mời mày về chỗ anh làm nhạc công. Đảm bảo trả lương cao, lại không ai dám bắt nạt mày.”
Phượng giả bộ mừng rỡ.
“Thật ạ?”
“Thật chứ!”
“Vậy thì tốt quá! Anh giữ lời đấy nhé. Dù sau này anh không mở được quán rượu mà mở quán bún thôi thì em cũng tới hát.”
Anh Lợi bật cười:
“Đúng hâm! Mà anh nói nhé, dù mặt mày trông non đấy, nhưng cứ dùng cái cớ “Em chưa đủ 18 tuổi” để đuổi mấy thằng già dê chẳng ổn tí nào. Người ta thấy mày hâm nên bỏ đi chứ ai thèm tin cái cớ sứt sẹo này.”
Cô cười ngờ nghệch.
“Em biết mà. Nhưng cứ dùng, chừng nào không còn tác dụng thì tính tiếp. Bằng không anh chỉ em phương pháp hiệu quả hơn xem nào.”
Công việc của Phượng là làm nhạc cho câu lạc bộ Panarea. Thỉnh thoảng cô chơi đàn hoặc hát vào một số ngày đặc biệt. Cô làm việc tại Panarea từ 10 giờ tối tới 2 giờ sáng. Thời gian còn lại trong ngày cô sẽ ở nhà tập trung sáng tác. Nhạc kịch vẫn là niềm đam mê lớn nhất của cô.
Thoạt nhìn, so với những nơi khác, Panarea khá “sạch”. Không tuồn thuốc cấm nên Panarea không phải chốn tụ tập của đám chơi bời thác loạn. Vì thế Phượng mới dám xin vào Club này. Cô mới làm ở đây vài tháng, chưa gặp sự cố nào không thể xử lý. Nhưng vận may của cô rồi cũng đến hồi kết.
Mặt hồ càng yên ả che giấu vùng nước tối tăm phía dưới.
—
Trong một đêm cuối tuần nhộn nhịp tại Panarea, có hai cái đầu một của nam, một của nữ nhô lên từ ghế lô tư nhân.
Club Panarea vào giờ cao điểm, đoàn người hưng phấn nhảy múa và uống rượu. Ai nấy đều hăng hái nhảy trên tiếng nhạc kí.ch thích thần kinh, chẳng ai buồn quan tâm tới danh tính của người tạo ra thứ âm nhạc tuyệt vời này cho bọn họ.
Cô gái mặc áo phông trắng khiêm tốn ngồi cạnh dàn điều khiển âm thanh dưới sân khấu.
Diện mạo phổ thông, không trang điểm, gương mặt của cô càng thêm nhạt nhòa khó nhận diện trong ánh sáng nhập nhòe.
Cô không xinh đẹp, điều ấy cũng chẳng sao – Đạt nghĩ.
Con nhỏ lần trước dùng không được bền. Ngay lúc chưa ngắm được đối tượng mới thì em gái liền gối cho một đứa.
Không tệ.
Trong ánh sáng muôn màu nhập nhoạng, nụ cười hứng chí của Đạt hiện lên như lời mời gọi từ địa ngục.
An ủi lớn nhất của Phượng là Đạt chưa hề biết đến sự tồn tại của cô. Trong khi cô không hề hay biết, vận mệnh đã quay lại điểm xuất phát.
Sau khi quyết tuyệt lật mặt với anh, Phượng không tìm nhóm Minh và Ánh nữa mà lập tức trở về nhà. Lúc Phượng dắt xe máy ta khỏi bãi đỗ xe của sân golf, Đạt và Hoàng Anh ngồi ở ghế trước một chiếc ô tô trong bãi, lặng lẽ quan sát cô.
Hoàng Anh nói thầm vào tai Đạt:
“Anh, chính là con nhỏ kia! Anh xử lý nó cho em!”
Phượng không biết, cô đã rơi vào lòng lặp của số phận.