Chương : 29
Năm đó tôi 30 tuổi
- Hà Duy! Anh đi thật đấy à?
Quay lại, tôi nhìn thấy Lý San đang dìu A Lam đi từng bước về phía tôi.
- Làm gì thế? – Tôi nhìn Lý San vẻ cảnh giác. – Tôi bây giờ đến 100 nghìn cũng không có mà đưa cho cô đâu, bệnh của mẹ cô chắc phải tìm người khác cứu rồi. Bởi vì lần phỏng vấn này chẳng có ai thành công cả.
Tôi nói lạnh lùng.
Nhưng Lý San chỉ cười mủm mỉm. Hóa ra khi tình yêu vượt qua sinh ly tử biệt, cô nàng đã trở lại được với nụ cười tươi tắn ngày trước.
Xem ra cô nàng định sống bên A Lam suốt đời thật.
- Hê, người anh em!
A Lam cười bước đến, đấm cho tôi một cú đích đáng vào lưng:
- Sợ cái gì hả? Bọn em đến tiễn anh đấy, chẳng có ý gì khác đâu. Nhóc San San này tệ quá, dám tống tiền cả anh.
Nói rồi, cậu ta dí dí ngón tay vào mũi Lý San, cô nàng chỉ cười khúc khích, giấu mặt trốn:
- Người anh em yên tâm! Em không bao giờ là đứa trọng sắc khinh bạn đâu, em đã giúp anh cho cô ấy một bài học rồi!
Câu cuối cùng của A Lam làm Lý San đỏ bừng mặt, khiến tôi biết ngay bài học đó hẳn là “tàn khốc bất nhân” lắm.
Tôi cười nhẹ không nói, nhìn cặp đôi như hề xiếc trước mặt, thầm chúc họ hạnh phúc. A Lam tuy chẳng làm nên được trò trống gì ở Thượng Hải nhưng dù sao cũng đã tìm được một cô gái yêu cậu ta chân thành.
Tôi cúi xuống nhìn chỗ hành lý gọn nhẹ, giản đơn của mình. Tay không đi đến, lòng trống rỗng đi về. Tôi bỗng thấy mình quả cũng hơi thảm hại. Dù sao cũng tốt, tên tôi vẫn còn được treo trong văn phòng luật sư ở Thượng Hải.
- Anh mua vé chưa? – A Lam hỏi.
- Mua rồi. – Tôi giơ lên tấm vé.
- Mấy giờ?
- Còn nửa tiếng nữa mới đi.
- Ờ.
Ba người chúng tôi cùng ngồi trên băng ghế phòng đợi, trầm ngâm.
Xung quanh rất ồn ào, không khí chia tay thật náo nhiệt.
A Lam bỗng nói:
- Thật không ngờ được anh lại về quê sớm thế. Đợi vết thương lành hẳn em và Lý San cũng sẽ về quê làm đám cưới. Thật ra, Thượng Hải thật không hợp với chúng em. Thượng Hải lớn quá, em đi đi lại lại trong thành phố lớn thế này, thường thấy có phần hoang mang. Cũng tốt, dù sao em cũng không phải không có được gì, Thượng Hải đã tặng em một người anh em tốt nhất, và cả vợ em nữa, nói chung là em vẫn phải cám ơn Thượng Hải.
A Lam nói, bàn tay cậu nắm chặt tay Lý San. Nghe đến chữ “vợ”, Lý San quay sang nhìn A Lam, đôi mắt dịu dàng ngập tràn thương yêu và cả ngượng ngùng.
Tôi liền nghĩ, một động tác đơn giản như vậy, một ý nghĩ đơn giản như vậy, cũng cùng là phụ nữ mà sao có người lại không thể làm được?
Còn 10 phút nữa, tàu rời ga.
A Lam vẫn còn đang huyên thuyên:
- Ngày trước một mình ở Thượng Hải, em thường lẩn mình giữa biển người tấp nập, giả vờ là mình không hề cô đơn, giả vờ là mình cũng là người có của ăn của để, bây giờ có gia đình, có trách nhiệm rồi mới biết trân trọng những bận rộn, lo toang. Một người đàn ông đúng là phải có gia đình mới khá lên được!
A Lam là một nhà thơ, A Lam lúc đó nắm tay một cô gái mà ca ngợi sự vĩ đại của phụ nữ và gia đình. Cậu ta tự hào bên cạnh người phụ nữ của đời mình, đắc ý đón nhận sự khâm phục nàng dành cho. Ánh mắt cậu ta dường như quay về thời sinh viên, lại một lần nữa đầy ắp vẻ thanh cao của nhà thơ.
Tôi cười:
- Hôm nay cậu đến để tiễn tôi hay để tâng bốc vợ cậu đấy?
Nhà thơ thường thích ca ngợi những thứ mình có mà người khác không có. A Lam cũng chẳng ngoại lệ.
Lòng tự tôn của nhà thơ cũng giống như một trang giấy, A Lam nghe câu nói móc của tôi thì đỏ mặt, ngượng ngùng quay đi, miệng cười hề hề ngốc nghếch:
- Em chỉ là muốn nói với anh, trong thiên hạ vẫn còn những cô gái tốt, chẳng có gì phải buồn cả! Thôi lên tàu đi anh, sắp đến giờ rồi đấy.
Tôi cảm động nhìn A Lam, rồi bước lên tàu. Bầu trời Thượng Hải lúc đó bỗng bừng lên một màu xanh trong hiếm có. Tôi quay lại nói với A Lam:
- Anh đã chẳng còn buồn gì nữa rồi.
Mất đi rồi thì cũng quên đi.
Còn tàu vừa bắt đầu khởi động thì A Lam cũng kéo tay Lý san quay đi. A lam trước kia đã từng nói, tiễn người đi đâu phải là sinh ly tử biệt, chẳng cần phải làm những thứ kiểu như khóc lóc hay đuổi theo xe, trông khổ sở lắm.
Từ hồi cậu ta nói câu đó đến giờ đã mấy năm, lúc ấy tôi thấy A Lam có lẽ vẫn là một nhà thơ khá cứng rắn.
Bây giờ nghĩ lại thấy buồn cười.
Mọi việc có lẽ đã kết thúc ở đây rồi.
Nghe thì có vẻ chán, nhưng dù sao tôi cũng đã có một câu đúng. Những cô gái cứ mải miết đi tìm hạnh phúc ở đâu đâu, vì sao họ chẳng túm nổi cái gấu áo của hạnh phúc? Bởi vì họ chẳng biết hạnh phúc ở nơi nào, thậm chí họ còn chẳng biết thế nào là hạnh phúc.
Khi họ ra sức chạy chọt, ra sức theo đuổi quyền lực giàu sang phù phiếm trong xã hội thượng lưu, họ chỉ sợ mình tụt hậu nên sống chết không chịu buông tay. Thật ra chỉ cần họ dừng lại một chút thôi, để tầm mắt của mình ra xa hơn một chút, họ sẽ dễ dàng nhận thấy hạnh phúc thật ra chẳng khó khăn và nặng nề như họ vẫn tưởng. Hạnh phúc thật ra rất đơn giản nhẹ nhàng: cùng người bạn đời ngồi đu đưa trên chiếc ghế mây, tắm ánh nắng xuân ngoài thềm cửa, kể cho con cái nghe những câu chuyện từ thời thanh niên, hạnh phúc chính là tiếng ngây thơ con trẻ: “Bố, câu chuyện bố kể thật là hay!”, hạnh phúc chính là tiếng người vợ ngọt ngào: “Anh yêu, hôm nay bữa tối có món sườn xào chua ngọt anh thích đấy”.
Những thứ đó có lẽ A Lam và Lý san cũng đã được thể nghiệm rồi.
Tôi ngồi trên chuyến tàu về Tế Nam, bỗng thấy lòng nhẹ nhàng và trong như nước. Mấy năm trời phiêu bạt ở Thượng Hải cũng giống như một bài học cuộc đời.
Năm ấy tôi vừa đúng 30 tuổi, có một cậu con trai xa lạ. Tôi vừa đúng 30 tuổi, chuẩn bị làm một vài điều gì đó cho cậu con trai, ví dụ như làm cho nó quen với việc có bố ở bên, dạy nó viết trong bài văn: “Tôi có một người cha xuất sắc và một tuổi thơ hạnh phúc vô cùng”.
Còn về quãng thời gian phiêu dạt, thỉnh thoảng mon men tí chút ái tình ở Thượng Hải, tôi sẽ coi đó như những vết tích lưu lại trong lòng suốt cuộc đời, mỗi lần nhớ về sẽ đau một chút. Buổi tối một mình đi vào giấc ngủ, tôi sẽ nhìn ngắm cái vết tích đó một lát, hồi tưởng những chuyện đã qua, xem mình giữ lại được những gì, ví dụ như là những mùi vị, ví dụ như vẻ đẹp mong manh có cũng như không, ví dụ như những cô gái đã đi qua trong cuộc đời, nhất là cô gái cầm chiếc chìa khóa tôi đưa, nghịch ngợm nheo mắt nhìn tôi qua lỗ xâu hình hạt đào trông rất đáng yêu.
Tàu dừng lại ở ga quê nhà. Bước ra sân ga, tôi thấy ngay bố mẹ già và con trai tôi – ba người đang nhịp nhịp chân đứng đợi.
Hân Hân nhìn thấy tôi đầu tiên, nó ra sức vẫy vẫy bàn tay bé nhỏ, miệng hét:
- Bố, bố! Cả nhà ở đây!
Miệng gào, tay thằng bé nắm chặt chiếc xe tăng, vẫn là chiếc xe tăng cũ kĩ rỉ sét hồi trước. Xem ra nó cũng là đứa hoài cổ. Cái đặc điểm này hay đấy!
Thằng bé chạy đến bên tôi, tôi liền quỳ xuống, dang hai tay ôm chầm nó vào lòng.
- Bố…
Thằng bé nhào đến, va vào người tôi rõ đau. Dưới sự chăm sóc ân cần của bố mẹ tôi, có vẻ thằng nhóc đã cứng cáp hơn chút ít.
- Ầy, Hân Hân ngoan không nào? – Tôi ôm nó, cười hỏi.
- Ngoan!
- Thế thì bố về nhà với con nhé!
- Bố còn đi nữa không?
- Hân Hân ngoan thế, bố làm sao đi nữa được! – Tôi ân cần nói với nó.
- Yeeeeeahhh
Thằng bé học theo mấy nhân vật trên truyền hình, làm mấy động tác chiến thắng để biểu lộ niềm vui đang tràn ngập trong nó. Nó nhảy cẩng lên trong vòng tay ôm của tôi. Tôi mỉm cười nhìn nó, nó vẫn còn ròng ròng nước mũi xanh lè, đôi hàng mi vẫn vàng hoe lưa thưa nhưng đôi mắt thì đặc biệt sáng, giống tôi, giống bố nó. Cha nào con nấy, quả là dòng máu nhà họ Hà.
Tôi bế bổng thằng bé đi về phía bố mẹ đang đứng. Nắng trưa tháng Tư chan chứa tỏa xuống hai bố con, tôi bỗng vô tình nhìn về phía hàng ray sắt.
Năm đó tôi 30 tuổi, tuổi thanh xuân của tôi cũng giống như đường ray sắt cũ kĩ kia, rỉ sét, đôi chỗ méo mó xộc xệch, nhưng vẫn luôn hướng chậm rãi về phía xa tít tắp…
Còn về Nhậm Đạm Ngọc, tôi thề là tôi chưa từng oán hận gì nàng hết.
Cuối cùng, bạn chẳng thể hy vọng bông hồng đỏ chịu để bị cắm vào chum.
- Hà Duy! Anh đi thật đấy à?
Quay lại, tôi nhìn thấy Lý San đang dìu A Lam đi từng bước về phía tôi.
- Làm gì thế? – Tôi nhìn Lý San vẻ cảnh giác. – Tôi bây giờ đến 100 nghìn cũng không có mà đưa cho cô đâu, bệnh của mẹ cô chắc phải tìm người khác cứu rồi. Bởi vì lần phỏng vấn này chẳng có ai thành công cả.
Tôi nói lạnh lùng.
Nhưng Lý San chỉ cười mủm mỉm. Hóa ra khi tình yêu vượt qua sinh ly tử biệt, cô nàng đã trở lại được với nụ cười tươi tắn ngày trước.
Xem ra cô nàng định sống bên A Lam suốt đời thật.
- Hê, người anh em!
A Lam cười bước đến, đấm cho tôi một cú đích đáng vào lưng:
- Sợ cái gì hả? Bọn em đến tiễn anh đấy, chẳng có ý gì khác đâu. Nhóc San San này tệ quá, dám tống tiền cả anh.
Nói rồi, cậu ta dí dí ngón tay vào mũi Lý San, cô nàng chỉ cười khúc khích, giấu mặt trốn:
- Người anh em yên tâm! Em không bao giờ là đứa trọng sắc khinh bạn đâu, em đã giúp anh cho cô ấy một bài học rồi!
Câu cuối cùng của A Lam làm Lý San đỏ bừng mặt, khiến tôi biết ngay bài học đó hẳn là “tàn khốc bất nhân” lắm.
Tôi cười nhẹ không nói, nhìn cặp đôi như hề xiếc trước mặt, thầm chúc họ hạnh phúc. A Lam tuy chẳng làm nên được trò trống gì ở Thượng Hải nhưng dù sao cũng đã tìm được một cô gái yêu cậu ta chân thành.
Tôi cúi xuống nhìn chỗ hành lý gọn nhẹ, giản đơn của mình. Tay không đi đến, lòng trống rỗng đi về. Tôi bỗng thấy mình quả cũng hơi thảm hại. Dù sao cũng tốt, tên tôi vẫn còn được treo trong văn phòng luật sư ở Thượng Hải.
- Anh mua vé chưa? – A Lam hỏi.
- Mua rồi. – Tôi giơ lên tấm vé.
- Mấy giờ?
- Còn nửa tiếng nữa mới đi.
- Ờ.
Ba người chúng tôi cùng ngồi trên băng ghế phòng đợi, trầm ngâm.
Xung quanh rất ồn ào, không khí chia tay thật náo nhiệt.
A Lam bỗng nói:
- Thật không ngờ được anh lại về quê sớm thế. Đợi vết thương lành hẳn em và Lý San cũng sẽ về quê làm đám cưới. Thật ra, Thượng Hải thật không hợp với chúng em. Thượng Hải lớn quá, em đi đi lại lại trong thành phố lớn thế này, thường thấy có phần hoang mang. Cũng tốt, dù sao em cũng không phải không có được gì, Thượng Hải đã tặng em một người anh em tốt nhất, và cả vợ em nữa, nói chung là em vẫn phải cám ơn Thượng Hải.
A Lam nói, bàn tay cậu nắm chặt tay Lý San. Nghe đến chữ “vợ”, Lý San quay sang nhìn A Lam, đôi mắt dịu dàng ngập tràn thương yêu và cả ngượng ngùng.
Tôi liền nghĩ, một động tác đơn giản như vậy, một ý nghĩ đơn giản như vậy, cũng cùng là phụ nữ mà sao có người lại không thể làm được?
Còn 10 phút nữa, tàu rời ga.
A Lam vẫn còn đang huyên thuyên:
- Ngày trước một mình ở Thượng Hải, em thường lẩn mình giữa biển người tấp nập, giả vờ là mình không hề cô đơn, giả vờ là mình cũng là người có của ăn của để, bây giờ có gia đình, có trách nhiệm rồi mới biết trân trọng những bận rộn, lo toang. Một người đàn ông đúng là phải có gia đình mới khá lên được!
A Lam là một nhà thơ, A Lam lúc đó nắm tay một cô gái mà ca ngợi sự vĩ đại của phụ nữ và gia đình. Cậu ta tự hào bên cạnh người phụ nữ của đời mình, đắc ý đón nhận sự khâm phục nàng dành cho. Ánh mắt cậu ta dường như quay về thời sinh viên, lại một lần nữa đầy ắp vẻ thanh cao của nhà thơ.
Tôi cười:
- Hôm nay cậu đến để tiễn tôi hay để tâng bốc vợ cậu đấy?
Nhà thơ thường thích ca ngợi những thứ mình có mà người khác không có. A Lam cũng chẳng ngoại lệ.
Lòng tự tôn của nhà thơ cũng giống như một trang giấy, A Lam nghe câu nói móc của tôi thì đỏ mặt, ngượng ngùng quay đi, miệng cười hề hề ngốc nghếch:
- Em chỉ là muốn nói với anh, trong thiên hạ vẫn còn những cô gái tốt, chẳng có gì phải buồn cả! Thôi lên tàu đi anh, sắp đến giờ rồi đấy.
Tôi cảm động nhìn A Lam, rồi bước lên tàu. Bầu trời Thượng Hải lúc đó bỗng bừng lên một màu xanh trong hiếm có. Tôi quay lại nói với A Lam:
- Anh đã chẳng còn buồn gì nữa rồi.
Mất đi rồi thì cũng quên đi.
Còn tàu vừa bắt đầu khởi động thì A Lam cũng kéo tay Lý san quay đi. A lam trước kia đã từng nói, tiễn người đi đâu phải là sinh ly tử biệt, chẳng cần phải làm những thứ kiểu như khóc lóc hay đuổi theo xe, trông khổ sở lắm.
Từ hồi cậu ta nói câu đó đến giờ đã mấy năm, lúc ấy tôi thấy A Lam có lẽ vẫn là một nhà thơ khá cứng rắn.
Bây giờ nghĩ lại thấy buồn cười.
Mọi việc có lẽ đã kết thúc ở đây rồi.
Nghe thì có vẻ chán, nhưng dù sao tôi cũng đã có một câu đúng. Những cô gái cứ mải miết đi tìm hạnh phúc ở đâu đâu, vì sao họ chẳng túm nổi cái gấu áo của hạnh phúc? Bởi vì họ chẳng biết hạnh phúc ở nơi nào, thậm chí họ còn chẳng biết thế nào là hạnh phúc.
Khi họ ra sức chạy chọt, ra sức theo đuổi quyền lực giàu sang phù phiếm trong xã hội thượng lưu, họ chỉ sợ mình tụt hậu nên sống chết không chịu buông tay. Thật ra chỉ cần họ dừng lại một chút thôi, để tầm mắt của mình ra xa hơn một chút, họ sẽ dễ dàng nhận thấy hạnh phúc thật ra chẳng khó khăn và nặng nề như họ vẫn tưởng. Hạnh phúc thật ra rất đơn giản nhẹ nhàng: cùng người bạn đời ngồi đu đưa trên chiếc ghế mây, tắm ánh nắng xuân ngoài thềm cửa, kể cho con cái nghe những câu chuyện từ thời thanh niên, hạnh phúc chính là tiếng ngây thơ con trẻ: “Bố, câu chuyện bố kể thật là hay!”, hạnh phúc chính là tiếng người vợ ngọt ngào: “Anh yêu, hôm nay bữa tối có món sườn xào chua ngọt anh thích đấy”.
Những thứ đó có lẽ A Lam và Lý san cũng đã được thể nghiệm rồi.
Tôi ngồi trên chuyến tàu về Tế Nam, bỗng thấy lòng nhẹ nhàng và trong như nước. Mấy năm trời phiêu bạt ở Thượng Hải cũng giống như một bài học cuộc đời.
Năm ấy tôi vừa đúng 30 tuổi, có một cậu con trai xa lạ. Tôi vừa đúng 30 tuổi, chuẩn bị làm một vài điều gì đó cho cậu con trai, ví dụ như làm cho nó quen với việc có bố ở bên, dạy nó viết trong bài văn: “Tôi có một người cha xuất sắc và một tuổi thơ hạnh phúc vô cùng”.
Còn về quãng thời gian phiêu dạt, thỉnh thoảng mon men tí chút ái tình ở Thượng Hải, tôi sẽ coi đó như những vết tích lưu lại trong lòng suốt cuộc đời, mỗi lần nhớ về sẽ đau một chút. Buổi tối một mình đi vào giấc ngủ, tôi sẽ nhìn ngắm cái vết tích đó một lát, hồi tưởng những chuyện đã qua, xem mình giữ lại được những gì, ví dụ như là những mùi vị, ví dụ như vẻ đẹp mong manh có cũng như không, ví dụ như những cô gái đã đi qua trong cuộc đời, nhất là cô gái cầm chiếc chìa khóa tôi đưa, nghịch ngợm nheo mắt nhìn tôi qua lỗ xâu hình hạt đào trông rất đáng yêu.
Tàu dừng lại ở ga quê nhà. Bước ra sân ga, tôi thấy ngay bố mẹ già và con trai tôi – ba người đang nhịp nhịp chân đứng đợi.
Hân Hân nhìn thấy tôi đầu tiên, nó ra sức vẫy vẫy bàn tay bé nhỏ, miệng hét:
- Bố, bố! Cả nhà ở đây!
Miệng gào, tay thằng bé nắm chặt chiếc xe tăng, vẫn là chiếc xe tăng cũ kĩ rỉ sét hồi trước. Xem ra nó cũng là đứa hoài cổ. Cái đặc điểm này hay đấy!
Thằng bé chạy đến bên tôi, tôi liền quỳ xuống, dang hai tay ôm chầm nó vào lòng.
- Bố…
Thằng bé nhào đến, va vào người tôi rõ đau. Dưới sự chăm sóc ân cần của bố mẹ tôi, có vẻ thằng nhóc đã cứng cáp hơn chút ít.
- Ầy, Hân Hân ngoan không nào? – Tôi ôm nó, cười hỏi.
- Ngoan!
- Thế thì bố về nhà với con nhé!
- Bố còn đi nữa không?
- Hân Hân ngoan thế, bố làm sao đi nữa được! – Tôi ân cần nói với nó.
- Yeeeeeahhh
Thằng bé học theo mấy nhân vật trên truyền hình, làm mấy động tác chiến thắng để biểu lộ niềm vui đang tràn ngập trong nó. Nó nhảy cẩng lên trong vòng tay ôm của tôi. Tôi mỉm cười nhìn nó, nó vẫn còn ròng ròng nước mũi xanh lè, đôi hàng mi vẫn vàng hoe lưa thưa nhưng đôi mắt thì đặc biệt sáng, giống tôi, giống bố nó. Cha nào con nấy, quả là dòng máu nhà họ Hà.
Tôi bế bổng thằng bé đi về phía bố mẹ đang đứng. Nắng trưa tháng Tư chan chứa tỏa xuống hai bố con, tôi bỗng vô tình nhìn về phía hàng ray sắt.
Năm đó tôi 30 tuổi, tuổi thanh xuân của tôi cũng giống như đường ray sắt cũ kĩ kia, rỉ sét, đôi chỗ méo mó xộc xệch, nhưng vẫn luôn hướng chậm rãi về phía xa tít tắp…
Còn về Nhậm Đạm Ngọc, tôi thề là tôi chưa từng oán hận gì nàng hết.
Cuối cùng, bạn chẳng thể hy vọng bông hồng đỏ chịu để bị cắm vào chum.