Chương : 31
- Mùa hè mà chăm lên thư viện như cháu là hiếm lắm.
Bác thủ thư mỉm cười với cô Vân. Cô cũng ngượng nghịu cười đáp lại. Mấy ngày nay, ngày nào cô cũng lên thư viện tìm tài liệu. Cô không tiếc nuối gì kì nghỉ hè chán ngắt của mình, thật ra, cô lại thấy rằng mình đang tiêu xài kì nghỉ một cách có ý nghĩa. Bởi vì Thiên Anh.
Tập tài liệu Thiên Anh đưa cho cô là một công trình Thạc sĩ bằng tiếng Bắc Hà. Dịch thứ tiếng này ra không khó. Tuy nhiên, điều khó khăn nằm ở phía sau. Đây là một công trình Ngôn Ngữ học, nghiên cứu về những Chú thuật cổ xưa viết bằng cổ ngữ. Bản thân văn phong Bắc Hà đã khó hiểu, những kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ cổ xưa này lại càng khó hiểu hơn.
Cô Vân có học vị Cử nhân ngành Sư phạm Văn. Đồng nghĩa với việc cô sở hữu thêm trình độ Cử nhân ở một số môn học liên quan, trong đó có Ngôn Ngữ học. Với trình độ Cử nhân, nếu cô cố gắng hết sức thì cũng có thể miễn cưỡng hiểu được tập Tài liệu này. Và vì Thiên Anh, cô cảm thấy mình có thể cố gắng hết sức được. Vậy nên những ngày này cô tới thư viện tìm hiểu.
“Những chú thuật này dù nghiên cứu cách nào cũng thấy giống... Nguyền Rủa! Đề tài lại còn là cách áp dụng những thuật Nguyền Rủa ấy vào Quyền Pháp. Chú Quyền, Nguyền Rủa Quyền... Nghe cứ Bàng môn Tả đạo sao sao ấy.” Cô đã hỏi Thiên Anh về vấn đề này, hắn nói rằng chỉ khi nào đọc hiểu được Tài liệu này, hắn mới có cơ hội để xin học bổng Đại học.
- Em muốn rời khỏi thành phố này càng sớm càng tốt. Vì thế em phải xin được học bổng. Cô sẽ giúp em chứ?
Hắn vừa nói vừa nhìn thẳng vào mắt cô, đôi mắt sâu thăm thẳm không thấy rõ được cảm xúc. Cô không cưỡng lại được đôi mắt ấy.
“Mình cũng muốn rời khỏi thành phố chết tiệt này. Nếu mình và em ấy cùng rời đi, thì sao nhỉ...”. Suy nghĩ của cô bất giác kéo tới tận đâu, khiến cô bỗng chốc đỏ bừng mặt. Không được, mình là giáo viên cơ mà.
Cô lại cặm cụi vùi mắt mình vào trong trang giấy, nhưng mãi mà cô không tập trung đọc được nổi một dòng.
Xa xa, người thủ thư già nhìn cô, khẽ lắc đầu.
Trên thế giới này, ai cũng biết Ngôn ngữ ra đời từ bao giờ, nhưng lại không biết nó ra đời ra sao. Nếu ai quên rằng Ngôn ngữ đã ra đời được bao lâu, chỉ cần nhìn vào ngày tháng năm trên cuốn Kỉ lịch, là họ lại nhớ lại. Bây giờ là tháng 6 năm 6011, vậy là Ngôn ngữ đã ra đời được 6011 năm và 6 tháng rồi.
Chỉ là, cách nó ra đời quá đột ngột, bất thình lình loài người ngu muội được khai sáng, có được trí tuệ, có được học vấn. Đồng thời với Ngôn ngữ ra đời, bộ Sử đầu tiên cũng được khai sinh, và tiếp nối một mạch cho tới ngày nay, đã được 6011 năm. Dù vật đổi sao dời, dù thiên hạ hợp tan, dù nương dâu bãi biển, dù trải qua bao bước thăng trầm của nhân loại, bộ Sử vẫn chưa từng bị gián đoạn. Càng ngày, nó càng được trải rộng ra khắp các vùng đất, các sự kiện được ghi lại càng ngày càng nhiều, càng kĩ càng. Bởi lẽ, những kẻ nắm giữ bộ Sử ấy không phải là nhân loại.
Bộ Sử đầu tiên ra đời bởi một con khỉ già. Người ta kể rằng, con khỉ già ấy cũng là kẻ đã dạy cho nhân loại học nói. Đó là một thứ ngôn ngữ cổ xưa của loài khỉ, mà sau này người ta gọi là Cổ Ngữ. Không ai biết vì sao con khỉ ấy lại dạy nhân loại học nói, có lẽ là vì nó quá thương hại loài người ngu dốt, hoặc đơn giản là một thí nghiệm để nó có thể quan sát loài người. Sau khi quan sát con người, con khỉ già đó có lẽ đã quyết định sẽ không bao giờ dạy đồng loại mình Ngôn ngữ nữa, vì thứ này quá nguy hiểm. Cứ nhìn lịch sử tang tóc của loài người thì biết. Vậy nên phần lớn loài khỉ ngày nay không biết nói.
Nhưng cũng có những ngoại lệ. Đó là dòng dõi của con khỉ già ngày đó, mà ngày nay người ta vẫn gọi là những Kẻ Chứng Kiến. Những con khỉ này toả ra khắp các lục địa, tay cầm theo một quyển sách, vẻ mặt trầm tư suy nghĩ, mắt hau háu nhìn, tai vểnh lên nghe, mũi hít hít ngửi ngửi. Chúng thoắt ẩn thoắt hiện, và biết rất nhiều thứ.
Có nhiều lời đồn đại về mối quan hệ giữa những Kẻ Chứng Kiến và Đại Thư viện. Không rõ đúng sai, nhưng mối liên hệ giữa chúng là quá hiển nhiên. Người ta kể, quyển sách mà bọn khỉ ấy mang theo chính là một phiên bản riêng biệt của Sử. Và trong mọi ngôn ngữ, người ta đều gọi những bộ Sử ấy là những “Quyển Sách”. Có một “Quyển Sách” lưu giữ lại toàn bộ những ghi chép của những “Quyển Sách” khác, và nó nằm trong một gian sách nào đó trong số các Đại Thư viện. Dù là Ngũ Đại Cường giả đương đại, những người đã bước vào Đại Thư viện, nghe đồn cũng chưa tìm được “Quyển Sách” ấy.
Dù sao, bằng một cách nào đó, các chính phủ đã thương lượng với những Kẻ Chứng Kiến để có được một bộ Sử cho riêng mình, và lưu trữ trong các thư viện phổ thông. Mỗi bộ Sử đều có ấn kí của Kẻ Chứng Kiến, các quốc gia đã tìm mọi cách để xào xáo lại sử sách, mà không được. Sử ở các thư viện dù không đầy đủ, nhưng chắc chắn không sai lầm. Hơn nữa, gõ trên net là ra hàng đống.
Bởi vậy, trong mọi học viện, không có môn Lịch Sử. Nhưng không có ai là không biết vài câu chuyện về lịch sử. Chém gió về Lịch Sử đã là một thú vui quốc tế, người ta thách đố nhau về lịch sử, phân tích luận bàn, rồi lại đem bản Sử ra để bắt bẻ nhau lúc trà dư tửu hậu.
Được bàn luận nhiều nhất vẫn là 3000 năm về trước, một hồi chiến loạn trên toàn thế giới. Máu chảy thành sông, xương chất đầy đồng, anh hùng hào kiệt giẫm lên xác nhau mà thành danh. Trong cơn hỗn loạn ấy, lão tổ họ Vương từ hai bàn tay trắng dựng nên cả một cơ nghiệp, chính là Đại Nam Đế quốc ngày nay.
Lại nói về Ngôn ngữ, đã từ lâu người ta nhận ra rằng, Ngôn ngữ có sức mạnh. Biểu hiện nhẹ nhàng nhất, là Văn học, làm người ta chảy nước mắt, làm người ta hồi hộp, làm người ta vui thú. Những câu ngỏ lời khiến tim con người loạn nhịp, những lời trách móc khiến người ta đau đớn.
Biểu hiện mạnh hơn một chút, thì những lời dạy dỗ có thể thay đổi số phận một con người, những lời buộc tội có thể dồn con người vào cái thòng lọng. Những lời động viên có thể thúc giục cả một đạo quân, những lời dối trá có thể đẩy kẻ khác xuống đáy vực.
Mạnh hơn nữa, thì là Chú Thuật. Có thể chúc phúc, có thể sai khiến, có thể... nguyền rủa!
Bởi vậy, mà người ta xếp Chú Thuật là ngành học cấp cao của môn Văn học. Tại mỗi quốc gia, lại có quan niệm khác nhau về Chú Thuật. Có nơi dạy Chú Thuật ngay từ bậc phổ thông, để học sinh có trách nhiệm hơn với lời nói của mình. Có nơi, như Đại Nam, lại xếp Chú Thuật vào bậc Thạc sĩ, vì khi đó người học mới có đủ sự trưởng thành để cân nhắc về hành vi.
Tuy nhiên, gây tranh cãi nhất, vẫn là thuật Nguyền Rủa. Ở Đại Nam, Nguyền Rủa là một cấm thuật, chỉ được phép dùng trong quân đội. Thỉnh thoảng, các gia tộc lớn cũng có người sử dụng, và người ta nhập nhằng cho qua. Còn thường dân thì tuyệt đối không được dùng.
Ở Bắc Hà Lãnh thổ thì lại khác, mảnh đất này lấy Linh Khí làm gốc, đủ mọi thứ tà ma ngoại đạo đều có đất dụng võ. Lời Nguyền Rủa bay đầy trời, thậm chí hai bà bán hàng chửi nhau cũng văng ra gần 10 câu Nguyền Rủa. Nguyền rồi lại giải. Luyện Nguyền Rủa nhiều, trình độ giải Nguyền ở đây cũng phát triển đến mức doạ người.
Dân Bắc Hà thất nghiệp di cư tới Đại Nam, một nửa khấm khá nhờ nghề thu thập tà ma, rồi lại giàu sụ vì bán lại những tà ma đó đi ám người khác. Một nửa thì kiếm sống chui lủi nhờ nghề Nguyền Rủa thuê, rồi lại quang minh chính đại phát tài nhờ đi giải chính những lời Nguyền Rủa của mình.
Bác thủ thư mỉm cười với cô Vân. Cô cũng ngượng nghịu cười đáp lại. Mấy ngày nay, ngày nào cô cũng lên thư viện tìm tài liệu. Cô không tiếc nuối gì kì nghỉ hè chán ngắt của mình, thật ra, cô lại thấy rằng mình đang tiêu xài kì nghỉ một cách có ý nghĩa. Bởi vì Thiên Anh.
Tập tài liệu Thiên Anh đưa cho cô là một công trình Thạc sĩ bằng tiếng Bắc Hà. Dịch thứ tiếng này ra không khó. Tuy nhiên, điều khó khăn nằm ở phía sau. Đây là một công trình Ngôn Ngữ học, nghiên cứu về những Chú thuật cổ xưa viết bằng cổ ngữ. Bản thân văn phong Bắc Hà đã khó hiểu, những kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ cổ xưa này lại càng khó hiểu hơn.
Cô Vân có học vị Cử nhân ngành Sư phạm Văn. Đồng nghĩa với việc cô sở hữu thêm trình độ Cử nhân ở một số môn học liên quan, trong đó có Ngôn Ngữ học. Với trình độ Cử nhân, nếu cô cố gắng hết sức thì cũng có thể miễn cưỡng hiểu được tập Tài liệu này. Và vì Thiên Anh, cô cảm thấy mình có thể cố gắng hết sức được. Vậy nên những ngày này cô tới thư viện tìm hiểu.
“Những chú thuật này dù nghiên cứu cách nào cũng thấy giống... Nguyền Rủa! Đề tài lại còn là cách áp dụng những thuật Nguyền Rủa ấy vào Quyền Pháp. Chú Quyền, Nguyền Rủa Quyền... Nghe cứ Bàng môn Tả đạo sao sao ấy.” Cô đã hỏi Thiên Anh về vấn đề này, hắn nói rằng chỉ khi nào đọc hiểu được Tài liệu này, hắn mới có cơ hội để xin học bổng Đại học.
- Em muốn rời khỏi thành phố này càng sớm càng tốt. Vì thế em phải xin được học bổng. Cô sẽ giúp em chứ?
Hắn vừa nói vừa nhìn thẳng vào mắt cô, đôi mắt sâu thăm thẳm không thấy rõ được cảm xúc. Cô không cưỡng lại được đôi mắt ấy.
“Mình cũng muốn rời khỏi thành phố chết tiệt này. Nếu mình và em ấy cùng rời đi, thì sao nhỉ...”. Suy nghĩ của cô bất giác kéo tới tận đâu, khiến cô bỗng chốc đỏ bừng mặt. Không được, mình là giáo viên cơ mà.
Cô lại cặm cụi vùi mắt mình vào trong trang giấy, nhưng mãi mà cô không tập trung đọc được nổi một dòng.
Xa xa, người thủ thư già nhìn cô, khẽ lắc đầu.
Trên thế giới này, ai cũng biết Ngôn ngữ ra đời từ bao giờ, nhưng lại không biết nó ra đời ra sao. Nếu ai quên rằng Ngôn ngữ đã ra đời được bao lâu, chỉ cần nhìn vào ngày tháng năm trên cuốn Kỉ lịch, là họ lại nhớ lại. Bây giờ là tháng 6 năm 6011, vậy là Ngôn ngữ đã ra đời được 6011 năm và 6 tháng rồi.
Chỉ là, cách nó ra đời quá đột ngột, bất thình lình loài người ngu muội được khai sáng, có được trí tuệ, có được học vấn. Đồng thời với Ngôn ngữ ra đời, bộ Sử đầu tiên cũng được khai sinh, và tiếp nối một mạch cho tới ngày nay, đã được 6011 năm. Dù vật đổi sao dời, dù thiên hạ hợp tan, dù nương dâu bãi biển, dù trải qua bao bước thăng trầm của nhân loại, bộ Sử vẫn chưa từng bị gián đoạn. Càng ngày, nó càng được trải rộng ra khắp các vùng đất, các sự kiện được ghi lại càng ngày càng nhiều, càng kĩ càng. Bởi lẽ, những kẻ nắm giữ bộ Sử ấy không phải là nhân loại.
Bộ Sử đầu tiên ra đời bởi một con khỉ già. Người ta kể rằng, con khỉ già ấy cũng là kẻ đã dạy cho nhân loại học nói. Đó là một thứ ngôn ngữ cổ xưa của loài khỉ, mà sau này người ta gọi là Cổ Ngữ. Không ai biết vì sao con khỉ ấy lại dạy nhân loại học nói, có lẽ là vì nó quá thương hại loài người ngu dốt, hoặc đơn giản là một thí nghiệm để nó có thể quan sát loài người. Sau khi quan sát con người, con khỉ già đó có lẽ đã quyết định sẽ không bao giờ dạy đồng loại mình Ngôn ngữ nữa, vì thứ này quá nguy hiểm. Cứ nhìn lịch sử tang tóc của loài người thì biết. Vậy nên phần lớn loài khỉ ngày nay không biết nói.
Nhưng cũng có những ngoại lệ. Đó là dòng dõi của con khỉ già ngày đó, mà ngày nay người ta vẫn gọi là những Kẻ Chứng Kiến. Những con khỉ này toả ra khắp các lục địa, tay cầm theo một quyển sách, vẻ mặt trầm tư suy nghĩ, mắt hau háu nhìn, tai vểnh lên nghe, mũi hít hít ngửi ngửi. Chúng thoắt ẩn thoắt hiện, và biết rất nhiều thứ.
Có nhiều lời đồn đại về mối quan hệ giữa những Kẻ Chứng Kiến và Đại Thư viện. Không rõ đúng sai, nhưng mối liên hệ giữa chúng là quá hiển nhiên. Người ta kể, quyển sách mà bọn khỉ ấy mang theo chính là một phiên bản riêng biệt của Sử. Và trong mọi ngôn ngữ, người ta đều gọi những bộ Sử ấy là những “Quyển Sách”. Có một “Quyển Sách” lưu giữ lại toàn bộ những ghi chép của những “Quyển Sách” khác, và nó nằm trong một gian sách nào đó trong số các Đại Thư viện. Dù là Ngũ Đại Cường giả đương đại, những người đã bước vào Đại Thư viện, nghe đồn cũng chưa tìm được “Quyển Sách” ấy.
Dù sao, bằng một cách nào đó, các chính phủ đã thương lượng với những Kẻ Chứng Kiến để có được một bộ Sử cho riêng mình, và lưu trữ trong các thư viện phổ thông. Mỗi bộ Sử đều có ấn kí của Kẻ Chứng Kiến, các quốc gia đã tìm mọi cách để xào xáo lại sử sách, mà không được. Sử ở các thư viện dù không đầy đủ, nhưng chắc chắn không sai lầm. Hơn nữa, gõ trên net là ra hàng đống.
Bởi vậy, trong mọi học viện, không có môn Lịch Sử. Nhưng không có ai là không biết vài câu chuyện về lịch sử. Chém gió về Lịch Sử đã là một thú vui quốc tế, người ta thách đố nhau về lịch sử, phân tích luận bàn, rồi lại đem bản Sử ra để bắt bẻ nhau lúc trà dư tửu hậu.
Được bàn luận nhiều nhất vẫn là 3000 năm về trước, một hồi chiến loạn trên toàn thế giới. Máu chảy thành sông, xương chất đầy đồng, anh hùng hào kiệt giẫm lên xác nhau mà thành danh. Trong cơn hỗn loạn ấy, lão tổ họ Vương từ hai bàn tay trắng dựng nên cả một cơ nghiệp, chính là Đại Nam Đế quốc ngày nay.
Lại nói về Ngôn ngữ, đã từ lâu người ta nhận ra rằng, Ngôn ngữ có sức mạnh. Biểu hiện nhẹ nhàng nhất, là Văn học, làm người ta chảy nước mắt, làm người ta hồi hộp, làm người ta vui thú. Những câu ngỏ lời khiến tim con người loạn nhịp, những lời trách móc khiến người ta đau đớn.
Biểu hiện mạnh hơn một chút, thì những lời dạy dỗ có thể thay đổi số phận một con người, những lời buộc tội có thể dồn con người vào cái thòng lọng. Những lời động viên có thể thúc giục cả một đạo quân, những lời dối trá có thể đẩy kẻ khác xuống đáy vực.
Mạnh hơn nữa, thì là Chú Thuật. Có thể chúc phúc, có thể sai khiến, có thể... nguyền rủa!
Bởi vậy, mà người ta xếp Chú Thuật là ngành học cấp cao của môn Văn học. Tại mỗi quốc gia, lại có quan niệm khác nhau về Chú Thuật. Có nơi dạy Chú Thuật ngay từ bậc phổ thông, để học sinh có trách nhiệm hơn với lời nói của mình. Có nơi, như Đại Nam, lại xếp Chú Thuật vào bậc Thạc sĩ, vì khi đó người học mới có đủ sự trưởng thành để cân nhắc về hành vi.
Tuy nhiên, gây tranh cãi nhất, vẫn là thuật Nguyền Rủa. Ở Đại Nam, Nguyền Rủa là một cấm thuật, chỉ được phép dùng trong quân đội. Thỉnh thoảng, các gia tộc lớn cũng có người sử dụng, và người ta nhập nhằng cho qua. Còn thường dân thì tuyệt đối không được dùng.
Ở Bắc Hà Lãnh thổ thì lại khác, mảnh đất này lấy Linh Khí làm gốc, đủ mọi thứ tà ma ngoại đạo đều có đất dụng võ. Lời Nguyền Rủa bay đầy trời, thậm chí hai bà bán hàng chửi nhau cũng văng ra gần 10 câu Nguyền Rủa. Nguyền rồi lại giải. Luyện Nguyền Rủa nhiều, trình độ giải Nguyền ở đây cũng phát triển đến mức doạ người.
Dân Bắc Hà thất nghiệp di cư tới Đại Nam, một nửa khấm khá nhờ nghề thu thập tà ma, rồi lại giàu sụ vì bán lại những tà ma đó đi ám người khác. Một nửa thì kiếm sống chui lủi nhờ nghề Nguyền Rủa thuê, rồi lại quang minh chính đại phát tài nhờ đi giải chính những lời Nguyền Rủa của mình.