Chương 5
8.
Sau khi anh ấy rời đi, mỗi ngày tôi đều hỏi thăm tin tức tiền tuyến, giống như năm đó trước khi thành hôn hằng ngày vẫn chăm chỉ đọc báo. Chỉ là đã mấy năm trôi qua, ngoại trừ quan tâm đến anh ấy, còn có quốc gia của chúng tôi.
Vừa có tin tức về quân Ngô Châu, tôi liền phái người đi vào thành báo trước một tiếng cho những gia đình có binh sĩ xuất chinh. Tin tức bị chặn, bọn họ đều là người già, phụ nữ và trẻ em, có tin tức cũng coi như có hy vọng.
Một tháng sau khi Cố Tây Yến rời đi, tôi nhận được bức thư nhà đầu tiên.
Trong thư chỉ lác đác vài câu: Quân đến Hoài Bình, tham gia vài chiến dịch, vẫn bình an vô sự. Lại hỏi, Khanh khanh có yên ổn không? Hoài Cẩn thế nào rồi? Trong nhà phải chăng mọi thứ vẫn như cũ. Lại lải nhải: Thời tiết nóng nực, không thể ham lạnh. Trường học, thi xã (câu lạc bộ thi ca) công việc bộn bề cứ lượng sức mà làm, không cần vất vả quá độ.
Tôi nhìn bức thư hết lần này đến lần khác, từng chút mô tả nét bút của anh ấy. Bút pháp anh ấy vẫn mạnh mẽ có lực như ngày xưa. Lòng tôi cũng hơi yên tâm, anh ấy rời đi một tháng, việc lớn nhỏ gì cũng đến tay tôi quyết định, trước mặt mọi người tôi vẫn tỏ ra mình ổn, nhưng đêm đến lại mệt mỏi không thôi.
Tôi hồi âm: Trong nhà vẫn ổn, Hoài Cẩn rất thích cười. Em vẫn như cũ, chỉ mong quân tốt.
Chiến tranh toàn quốc bùng phát. Thời gian trôi qua, mỗi tháng đều có thư nhà báo bình an, từ giữa hè đến cuối thu.
Chiến dịch tiền tuyến trở nên khốc liệt, trận chiến Tùng Thuỷ thất bại, Cố Tây Yến gửi thư nói, thương vong nặng nề. Thế nhưng cũng đã phá tan âm mưu tháng 3 diệt v o n g Hoa Hạ của quân Nhật. Bọn chúng rút quân, chờ đợi ngày khác.
Tôi cũng an tâm, chiến sự kéo dài, kinh phí trên tiền tuyến rất căng thẳng. Chẳng mấy chốc đông tới, lòng tôi không yên, ban đêm không thể chợp mắt. Ngày hôm sau tôi bắt đầu kiểm kê đồ cưới, đi đổi thành vật tư mùa đông gửi lên tiền tuyến.
Ngày tôi gửi vật tư vào thành Ngô Châu, bách tính Ngô Châu cũng mang theo vật tư đến. Khoai lang, gạo, áo khoác dài, chăn bông… có gì cho nấy. Trên phố Ngô Châu ngày đó rơi đầy nước mắt của người thân chiến sĩ.
Sau đó tôi bắt đầu thu xếp xung quanh, thăm hỏi các gia đình thương nhân, ra sức kêu gọi danh gia vọng tộc Ngô Châu cùng nhau gánh vác. Không phải chỉ vì phu quân của tôi, mà còn vì những chiến sĩ ở tiền tuyến đã chung tay chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Hoa Hạ.
Cố Tây Yến hình như nghe tin, gửi thư về nhà. Phía trước đều là không thể tưởng tượng nổi, phía sau lại tràn ngập tự hào. Mệt mỏi lập tức tiêu tán, trong lòng vui vẻ không thôi. Có thể vì anh ấy làm những chuyện này, so với ngày ngày ngồi trong nhà lo âu còn tốt hơn nhiều.
Tôi chỉ hồi âm một câu, em quan tâm anh, cũng thấu hiểu anh, cho nên cố gắng hết sức ủng hộ những gì anh ủng hộ.
Trận chiến Tùng Thuỷ thất bại, nỗi lo trong lòng rất nhanh đã trở thành hiện thực, Nam Kinh thất thủ, quân Nhật xâm nhập vào toàn bộ lãnh thổ Hoa Hạ.
Thảm s á t Nam Kinh truyền đến, Cố Tây Yến trong thư bi phẫn không thôi, từng chữ như khóc ra m á u.
Nam Kinh thất thủ, các thành nhỏ phía nam sợ là không chống đỡ được. Chiến hỏa đốt cháy miền Nam, lửa đạn bay đến cổng thành Ngô Châu, trong khoảnh khắc đó Ngô Châu cũng không còn là Tịnh độ* nữa. Những vọng tộc trăm năm ở thành Ngô Châu đã theo Tưởng di chuyển về hướng Tây. (Tưởng ở đây là Tưởng Giới Thạch)
*Tịnh độ nguyên nghĩa Phạn ngữ là Phật độ, cõi Phật, cõi thanh tịnh. Trong Bắc tông, người ta hiểu mỗi Tịnh độ thuộc về một vị Phật đã tạo ra, và vì có vô số chư Phật nên có vô số Tịnh độ. Được nhắc nhở nhiều nhất là Tịnh độ mang tên Cực Lạc của Phật A-di-đà ở phương Tây.
*Tinh thần đi về phía tây: bản chất của nó là chủ nghĩa yêu nước, cốt lõi là nghe Đảng chỉ huy và đi theo Đảng, dân tộc và nhân dân cùng chung hơi thở, chung vận mệnh, có ý nghĩa hiện thực và ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
Tôi cũng bắt đều thu xếp để người Cố gia đi về phía tây, ngày khởi hành, mẹ chồng kéo tay bảo tôi mang theo Hoài Cẩn cùng lên đường. Tôi quay đầu nhìn căn nhà của tôi và Cố Tây Yến, lắc đầu. Có những chuyện tôi nhất định phải hoàn thành.
Sau khi Cố gia đi về phía tây, rất nhiều danh gia vọng tộc bắt đầu trợ Tưởng (trợ giúp). Đây là bước ngoặt, cha tôi không chịu đi, ông ấy muốn ở lại. Tôi ẵm theo Hoài Cẩn đến cửa thuyết phục, cha đóng cửa không tiếp, chỉ bảo tôi nhanh chóng đưa Hoài Cẩn rời khỏi thành Ngô Châu.
Tôi quay về đóng cửa trường học, giải tán thi xã. Ngày đó tôi ngốc ở Giang Cố rất lâu, nhóm học sinh từng người rơi nước mắt. Tôi gượng nặn ra ý cười: “Các vị, thời buổi loạn lạc nhớ phải bảo vệ bản thân, không bỏ bê việc học, để cầu cho chiến sĩ của ta tương lai đẩy lùi được quân địch, kiến thiết lại quốc gia, các vị có thể dùng năng lực của mình để đền đáp tổ quốc. Hẹn hoà bình gặp lại.”
Đêm đó, trong nhà xuất hiện vị khách không mời mà đến. Tự xưng đến từ Diên An, lấy ra tín vật của Cố Tây Yến, nói Cố tướng quân nhờ vả, bảo vệ vợ con rời khỏi hậu phương.
Diên An? Đây không phải là… Tôi nghẹn ngào hỏi: “Anh ấy… khi nào?”
“Năm 1931, sau sự cố 9.18.” Người đó tự xưng là: Trương Thanh. Anh ta thúc giục tôi: “Cố phu nhân, thời gian cấp bách, chúng ta phải nhanh chóng tháo lui, nếu cô muốn biết cái gì, trên đường đi chúng ta hẵng nói. Chúng tôi đã hứa với Cố tướng quân, nhất định sẽ bảo vệ các cô bình an tới Diên An.”
Thật ra không cần nói tôi cũng hiểu. Cố Tây Yến là người luôn đặt đại nghĩa dân tộc lên đầu quả tim, anh ấy hết lòng trung thành với tổ quốc, trung thành có thể mang đến cho tổ quốc hy vọng, có thể vì dân mưu cầu hạnh phúc. Biến cố 9.18 (sự kiện Phụng Thiên), Chính phủ Quốc dân áp dụng chính sách bình định, giao ba tỉnh miền Đông Bắc* vào tay địch, đoán chừng anh ấy chắc chắn rất thất vọng và phẫn nộ.
*Ba tỉnh miền Đông Bắc bao gồm Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang.
Diên An, là con đường thoát anh ấy để lại cho tôi và Hoài Cẩn, chỉ cần chúng tôi có mặt ở đó anh ấy mới yên tâm. Vào đêm trước khi đi, lòng tôi cứ lo sợ bất an, tôi về nhà tạm biệt cha mẹ, chỉ là không ngờ đó lại là vĩnh biệt.
Sau khi tôi đi được 10 ngày thì nhận được tin tức: Ngô Châu thất thủ, tư lệnh quân Nhật đóng quân tại Ngô Châu đến cửa mời cha tôi lên tiếng vì cái gọi là “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á” của bọn chúng. Cha kiên quyết từ chối, giằng co ba ngày, quân Nhật lấy tính mạng mẹ tôi ra để đe doạ. Mẹ không muốn cha khó xử nên đã t ự s á t.
Cha tôi nửa đêm leo lên cao ốc công ty bách hoá, hô to chống Nhật rồi nhảy xuống. Cha tôi ơi,dù ông ấy cổ hủ lại bảo thủ, nhưng cũng là người có quan niệm “Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách”, ông ấy cũng vô cùng yêu quý cái nơi gọi là Hoa Hạ này.
*Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách: nước nhà hưng thịnh hay lúc suy vong, dân thường cũng phải có trách nhiệm.
Chỉ là quân Nhật mưu toan chà đạp cốt khí của cha tôi, đáng cười đến cực điểm. Cố Tây Yến, em đã nhà tan cửa nát rồi. Anh nhất định phải bình an vô sự, em chờ anh ở Cửu Châu ngày mà không còn giặc cướp, một nhà ba người chúng ta đoàn tụ.
9.
Năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 28, năm 1939 sau công nguyên. Tôi và Cố Tây Yến đã xa cách hai năm, may mắn thư nhà vẫn chưa từng đứt đoạn. Tôi ở Diên An dạy con gái nơi đó đọc sách viết chữ, có lúc nhìn thấy đất vàng dốc cao sẽ hoảng hốt nhớ đến sân nhỏ ở Giang Nam, Ngô Châu ngày trước, biệt thự theo kiểu Tây, dường như đã qua mấy đời rồi.
Mùa thu năm Dân quốc thứ 28, thư nhà của Cố Tây Yến gửi đến Diên An, phía trên chỉ có lác đác vài câu, nhưng lại làm tôi sợ hãi không thôi:
[Cẩn Nhi, nếu như anh chẳng may hy sinh, cũng phải mang theo Hoài Cẩn tiếp tục sống sót, giúp anh chờ đến ngày Cửu Châu không còn chiến hoả, quốc gia cường thịnh, xã hội bình yên, nhân dân hạnh phúc.
Đời này của anh có thể có được Khanh khanh đã cực kỳ hạnh phúc, không cầu gì hơn. Khanh khanh hãy nhớ kỹ, Tây Yến đời này chỉ yêu một mình Giang Cẩn, đến ch,ết cũng không thay đổi.]
Lòng tôi bất an không thôi, hai năm này thư nhà của anh ấy chỉ toàn là báo bình an, hỏi tôi có sống tốt hay không. Từ trước đến giờ không có cái kiểu tinh thần suy sụp giống đang dặn dò hậu sự như vậy.
Nỗi bất an từng chút dâng cao, tôi nhờ Trương Thanh hỏi thăm tin tức, cuối cùng nhận được tin: Cố Tây Yến dẫn quân thâm nhập vào hang ổ kẻ địch, huyết chiến ba ngày ba đêm, toàn quân bây giờ không rõ tung tích.
Sau này, tôi cũng không bao giờ nhận được tin tức về Cố Tây Yến nữa.
Người xung quanh khuyên tôi Cố Tây Yến có thể đã hy sinh rồi, bảo tôi đừng cố chấp nữa. Tôi không tin, chỉ cần một ngày không nhìn thấy t.hi th.ể thì tôi vẫn tin ngày đó anh ấy còn sống. Chính nhờ niềm tin như vậy, tôi đã một tay nuôi Hoài Cẩn khôn lớn.
Tháng năm dần trôi, thấm thoát cũng đã mười mấy năm qua đi. Mặt tôi đã đầy nếp nhăn, Hoài Cẩn đã lấy vợ sinh con, thậm chí cháu nội của tôi cũng đã có con, nhưng Cố Tây Yến của tôi vẫn chưa trở về.
Cháu nội do tôi tự mình nuôi lớn, đặt tên là: Cố Nho Yến. Nho Yến, như Yến. Không biết liệu có phải là do tên giống nhau, hay là từ nhỏ ở bên cạnh tôi nghe tôi kể chuyện về Cố Tây Yến. Ngoại hình của Nho Yến và Cố Tây Yến rất giống nhau, càng lớn càng giống.
*儒晏 và 如晏 có phát âm giống nhau (=rú yàn)
Ngoại hình giống, tính tình cũng giống. Ngày đó thằng bé cưới vợ, tôi ở phía dưới dự lễ, nó chải tóc, mặc âu phục, khuôn mặt làm tôi nhớ tới ngày thành hôn hơn 60 năm trước, Cố Tây Yến cũng là bộ dáng công tử nho nhã như vậy, ngày đó tôi còn khen ngợi anh ấy “quân tử như trúc”, nói anh ấy “tướng mạo nhẹ nhàng, tựa như ngọc thụ lâm phong”.
Nho Yến nói với cô dâu: “Anh rất hạnh phúc, em là người vợ duy nhất của Cố Nho Yến anh.” Mắt tôi dần ươn ướt, hình như cũng từng có người nói với tôi những lời như vậy.
Sau khi kết hôn, Nho Yến thường dẫn cháu dâu đến thăm tôi, tôi rất vui. Người già rồi, luôn thích náo nhiệt. Cháu dâu là người rất thú vị, thích cười thích ồn ào, tôi rất thích nói chuyện với nó.
Ngày đó nói đến người Cố gia ai cũng rất đẹp, con bé ngọt ngào nói: “Lúc bà còn trẻ chắc chắn rất xinh đẹp, cháu muốn xem ảnh của bà thời trẻ.”
Tôi cũng nhất thời hào hứng, lật tìm mấy tấm ảnh cũ. Album được mở ra, những năm tháng trước đây giống như hiện ra trước mắt tôi.
Cháu dâu xem ảnh của tôi, kinh ngạc không thôi: “Bà nội đúng là tiểu thư của gia đình giàu có.” Nho Yến ở bên cạnh tự hào: “Bà nội anh chính là con gái của danh gia vọng tộc Giang gia ở Ngô Châu, trưởng dâu của Cố gia đại diện cho xã hội mới.”
Cố gia, Cố Tây Yến. Ánh mắt tôi trở nên sinh động.
Cháu dâu quấn lấy tôi đòi kể chuyện, tôi cầm bức ảnh từng chút từng chút kể cho nó nghe. Kể về cha tôi, cả đời tôn sùng đạo Khổng Mạnh, bị người đời công kích là cố chấp, bảo thủ, nhưng khi bị quân Nhật ép bức lại leo lên công ty bách hoá hô to chống Nhật, sau đó nhảy xuống.
Kể về mẹ tôi, một người phụ nữ bó chân, vẫn luôn là phu nhân yếu đuối, nhu nhược trốn sau lưng cha tôi, nhưng vì sự ngạo khí của cha mà bà sẵn sàng t ự s á t.
Kể về anh trai từ nhỏ đã yêu thương tôi, tiêu tán hết gia tài để hỗ trợ tiền tuyến, cuối cùng trên đường đi về phía Tây vì tập kích đ ạ n lạc, bất hạnh bỏ mình.
Mắt cháu dâu đỏ hoe, cầm bức ảnh lên: “Bà nội, người mặc quân trang này là ông nội phải không? Cố Nho Yến rất giống ông.”
Tôi nhìn qua, mỉm cười gật đầu. Thanh Vân đến thăm tôi, vừa khéo trông thấy tôi nhìn ảnh của Cố Tây Yến nở nụ cười thì trêu chọc tôi: “Người chị em này của tôi cũng đã cao tuổi rồi nhưng nhìn thấy ảnh chụp của phu quân Cố gia vẫn còn có thể mỉm cười, giống y đúc hồi trẻ.”
Ngày trước Thanh Vân theo Lục gia đi về phía Nam, sau khi kiến quốc chúng tôi mới liên lạc lại với nhau. Nói đến cũng là, cô ấy và thứ tử Lục gia ban đầu ghét nhau như nước với lửa, sau này vợ chồng hoà hợp, ân ái vô cùng.
Cháu dâu tiếp lời: “Ông nội đẹp trai như vậy, nếu con là bà nội cũng sẽ đỏ mặt cả đời.”
Thanh Vân ghét bỏ con bé: “Thanh niên bây giờ chỉ biết dùng đẹp trai để miêu tả một người, bà nội các con miêu tả ông nội có thể lập tức xuất khẩu thành thơ.”
Tôi không để ý đến bọn họ cười đùa nữa, chăm chú nhìn bức ảnh của Cố Tây Yến. Đúng thật đẹp trai, nhưng đáng tiếc, mặt tôi đã đầy nếp nhăn rồi.
Sau khi anh ấy rời đi, mỗi ngày tôi đều hỏi thăm tin tức tiền tuyến, giống như năm đó trước khi thành hôn hằng ngày vẫn chăm chỉ đọc báo. Chỉ là đã mấy năm trôi qua, ngoại trừ quan tâm đến anh ấy, còn có quốc gia của chúng tôi.
Vừa có tin tức về quân Ngô Châu, tôi liền phái người đi vào thành báo trước một tiếng cho những gia đình có binh sĩ xuất chinh. Tin tức bị chặn, bọn họ đều là người già, phụ nữ và trẻ em, có tin tức cũng coi như có hy vọng.
Một tháng sau khi Cố Tây Yến rời đi, tôi nhận được bức thư nhà đầu tiên.
Trong thư chỉ lác đác vài câu: Quân đến Hoài Bình, tham gia vài chiến dịch, vẫn bình an vô sự. Lại hỏi, Khanh khanh có yên ổn không? Hoài Cẩn thế nào rồi? Trong nhà phải chăng mọi thứ vẫn như cũ. Lại lải nhải: Thời tiết nóng nực, không thể ham lạnh. Trường học, thi xã (câu lạc bộ thi ca) công việc bộn bề cứ lượng sức mà làm, không cần vất vả quá độ.
Tôi nhìn bức thư hết lần này đến lần khác, từng chút mô tả nét bút của anh ấy. Bút pháp anh ấy vẫn mạnh mẽ có lực như ngày xưa. Lòng tôi cũng hơi yên tâm, anh ấy rời đi một tháng, việc lớn nhỏ gì cũng đến tay tôi quyết định, trước mặt mọi người tôi vẫn tỏ ra mình ổn, nhưng đêm đến lại mệt mỏi không thôi.
Tôi hồi âm: Trong nhà vẫn ổn, Hoài Cẩn rất thích cười. Em vẫn như cũ, chỉ mong quân tốt.
Chiến tranh toàn quốc bùng phát. Thời gian trôi qua, mỗi tháng đều có thư nhà báo bình an, từ giữa hè đến cuối thu.
Chiến dịch tiền tuyến trở nên khốc liệt, trận chiến Tùng Thuỷ thất bại, Cố Tây Yến gửi thư nói, thương vong nặng nề. Thế nhưng cũng đã phá tan âm mưu tháng 3 diệt v o n g Hoa Hạ của quân Nhật. Bọn chúng rút quân, chờ đợi ngày khác.
Tôi cũng an tâm, chiến sự kéo dài, kinh phí trên tiền tuyến rất căng thẳng. Chẳng mấy chốc đông tới, lòng tôi không yên, ban đêm không thể chợp mắt. Ngày hôm sau tôi bắt đầu kiểm kê đồ cưới, đi đổi thành vật tư mùa đông gửi lên tiền tuyến.
Ngày tôi gửi vật tư vào thành Ngô Châu, bách tính Ngô Châu cũng mang theo vật tư đến. Khoai lang, gạo, áo khoác dài, chăn bông… có gì cho nấy. Trên phố Ngô Châu ngày đó rơi đầy nước mắt của người thân chiến sĩ.
Sau đó tôi bắt đầu thu xếp xung quanh, thăm hỏi các gia đình thương nhân, ra sức kêu gọi danh gia vọng tộc Ngô Châu cùng nhau gánh vác. Không phải chỉ vì phu quân của tôi, mà còn vì những chiến sĩ ở tiền tuyến đã chung tay chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Hoa Hạ.
Cố Tây Yến hình như nghe tin, gửi thư về nhà. Phía trước đều là không thể tưởng tượng nổi, phía sau lại tràn ngập tự hào. Mệt mỏi lập tức tiêu tán, trong lòng vui vẻ không thôi. Có thể vì anh ấy làm những chuyện này, so với ngày ngày ngồi trong nhà lo âu còn tốt hơn nhiều.
Tôi chỉ hồi âm một câu, em quan tâm anh, cũng thấu hiểu anh, cho nên cố gắng hết sức ủng hộ những gì anh ủng hộ.
Trận chiến Tùng Thuỷ thất bại, nỗi lo trong lòng rất nhanh đã trở thành hiện thực, Nam Kinh thất thủ, quân Nhật xâm nhập vào toàn bộ lãnh thổ Hoa Hạ.
Thảm s á t Nam Kinh truyền đến, Cố Tây Yến trong thư bi phẫn không thôi, từng chữ như khóc ra m á u.
Nam Kinh thất thủ, các thành nhỏ phía nam sợ là không chống đỡ được. Chiến hỏa đốt cháy miền Nam, lửa đạn bay đến cổng thành Ngô Châu, trong khoảnh khắc đó Ngô Châu cũng không còn là Tịnh độ* nữa. Những vọng tộc trăm năm ở thành Ngô Châu đã theo Tưởng di chuyển về hướng Tây. (Tưởng ở đây là Tưởng Giới Thạch)
*Tịnh độ nguyên nghĩa Phạn ngữ là Phật độ, cõi Phật, cõi thanh tịnh. Trong Bắc tông, người ta hiểu mỗi Tịnh độ thuộc về một vị Phật đã tạo ra, và vì có vô số chư Phật nên có vô số Tịnh độ. Được nhắc nhở nhiều nhất là Tịnh độ mang tên Cực Lạc của Phật A-di-đà ở phương Tây.
*Tinh thần đi về phía tây: bản chất của nó là chủ nghĩa yêu nước, cốt lõi là nghe Đảng chỉ huy và đi theo Đảng, dân tộc và nhân dân cùng chung hơi thở, chung vận mệnh, có ý nghĩa hiện thực và ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
Tôi cũng bắt đều thu xếp để người Cố gia đi về phía tây, ngày khởi hành, mẹ chồng kéo tay bảo tôi mang theo Hoài Cẩn cùng lên đường. Tôi quay đầu nhìn căn nhà của tôi và Cố Tây Yến, lắc đầu. Có những chuyện tôi nhất định phải hoàn thành.
Sau khi Cố gia đi về phía tây, rất nhiều danh gia vọng tộc bắt đầu trợ Tưởng (trợ giúp). Đây là bước ngoặt, cha tôi không chịu đi, ông ấy muốn ở lại. Tôi ẵm theo Hoài Cẩn đến cửa thuyết phục, cha đóng cửa không tiếp, chỉ bảo tôi nhanh chóng đưa Hoài Cẩn rời khỏi thành Ngô Châu.
Tôi quay về đóng cửa trường học, giải tán thi xã. Ngày đó tôi ngốc ở Giang Cố rất lâu, nhóm học sinh từng người rơi nước mắt. Tôi gượng nặn ra ý cười: “Các vị, thời buổi loạn lạc nhớ phải bảo vệ bản thân, không bỏ bê việc học, để cầu cho chiến sĩ của ta tương lai đẩy lùi được quân địch, kiến thiết lại quốc gia, các vị có thể dùng năng lực của mình để đền đáp tổ quốc. Hẹn hoà bình gặp lại.”
Đêm đó, trong nhà xuất hiện vị khách không mời mà đến. Tự xưng đến từ Diên An, lấy ra tín vật của Cố Tây Yến, nói Cố tướng quân nhờ vả, bảo vệ vợ con rời khỏi hậu phương.
Diên An? Đây không phải là… Tôi nghẹn ngào hỏi: “Anh ấy… khi nào?”
“Năm 1931, sau sự cố 9.18.” Người đó tự xưng là: Trương Thanh. Anh ta thúc giục tôi: “Cố phu nhân, thời gian cấp bách, chúng ta phải nhanh chóng tháo lui, nếu cô muốn biết cái gì, trên đường đi chúng ta hẵng nói. Chúng tôi đã hứa với Cố tướng quân, nhất định sẽ bảo vệ các cô bình an tới Diên An.”
Thật ra không cần nói tôi cũng hiểu. Cố Tây Yến là người luôn đặt đại nghĩa dân tộc lên đầu quả tim, anh ấy hết lòng trung thành với tổ quốc, trung thành có thể mang đến cho tổ quốc hy vọng, có thể vì dân mưu cầu hạnh phúc. Biến cố 9.18 (sự kiện Phụng Thiên), Chính phủ Quốc dân áp dụng chính sách bình định, giao ba tỉnh miền Đông Bắc* vào tay địch, đoán chừng anh ấy chắc chắn rất thất vọng và phẫn nộ.
*Ba tỉnh miền Đông Bắc bao gồm Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang.
Diên An, là con đường thoát anh ấy để lại cho tôi và Hoài Cẩn, chỉ cần chúng tôi có mặt ở đó anh ấy mới yên tâm. Vào đêm trước khi đi, lòng tôi cứ lo sợ bất an, tôi về nhà tạm biệt cha mẹ, chỉ là không ngờ đó lại là vĩnh biệt.
Sau khi tôi đi được 10 ngày thì nhận được tin tức: Ngô Châu thất thủ, tư lệnh quân Nhật đóng quân tại Ngô Châu đến cửa mời cha tôi lên tiếng vì cái gọi là “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á” của bọn chúng. Cha kiên quyết từ chối, giằng co ba ngày, quân Nhật lấy tính mạng mẹ tôi ra để đe doạ. Mẹ không muốn cha khó xử nên đã t ự s á t.
Cha tôi nửa đêm leo lên cao ốc công ty bách hoá, hô to chống Nhật rồi nhảy xuống. Cha tôi ơi,dù ông ấy cổ hủ lại bảo thủ, nhưng cũng là người có quan niệm “Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách”, ông ấy cũng vô cùng yêu quý cái nơi gọi là Hoa Hạ này.
*Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách: nước nhà hưng thịnh hay lúc suy vong, dân thường cũng phải có trách nhiệm.
Chỉ là quân Nhật mưu toan chà đạp cốt khí của cha tôi, đáng cười đến cực điểm. Cố Tây Yến, em đã nhà tan cửa nát rồi. Anh nhất định phải bình an vô sự, em chờ anh ở Cửu Châu ngày mà không còn giặc cướp, một nhà ba người chúng ta đoàn tụ.
9.
Năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 28, năm 1939 sau công nguyên. Tôi và Cố Tây Yến đã xa cách hai năm, may mắn thư nhà vẫn chưa từng đứt đoạn. Tôi ở Diên An dạy con gái nơi đó đọc sách viết chữ, có lúc nhìn thấy đất vàng dốc cao sẽ hoảng hốt nhớ đến sân nhỏ ở Giang Nam, Ngô Châu ngày trước, biệt thự theo kiểu Tây, dường như đã qua mấy đời rồi.
Mùa thu năm Dân quốc thứ 28, thư nhà của Cố Tây Yến gửi đến Diên An, phía trên chỉ có lác đác vài câu, nhưng lại làm tôi sợ hãi không thôi:
[Cẩn Nhi, nếu như anh chẳng may hy sinh, cũng phải mang theo Hoài Cẩn tiếp tục sống sót, giúp anh chờ đến ngày Cửu Châu không còn chiến hoả, quốc gia cường thịnh, xã hội bình yên, nhân dân hạnh phúc.
Đời này của anh có thể có được Khanh khanh đã cực kỳ hạnh phúc, không cầu gì hơn. Khanh khanh hãy nhớ kỹ, Tây Yến đời này chỉ yêu một mình Giang Cẩn, đến ch,ết cũng không thay đổi.]
Lòng tôi bất an không thôi, hai năm này thư nhà của anh ấy chỉ toàn là báo bình an, hỏi tôi có sống tốt hay không. Từ trước đến giờ không có cái kiểu tinh thần suy sụp giống đang dặn dò hậu sự như vậy.
Nỗi bất an từng chút dâng cao, tôi nhờ Trương Thanh hỏi thăm tin tức, cuối cùng nhận được tin: Cố Tây Yến dẫn quân thâm nhập vào hang ổ kẻ địch, huyết chiến ba ngày ba đêm, toàn quân bây giờ không rõ tung tích.
Sau này, tôi cũng không bao giờ nhận được tin tức về Cố Tây Yến nữa.
Người xung quanh khuyên tôi Cố Tây Yến có thể đã hy sinh rồi, bảo tôi đừng cố chấp nữa. Tôi không tin, chỉ cần một ngày không nhìn thấy t.hi th.ể thì tôi vẫn tin ngày đó anh ấy còn sống. Chính nhờ niềm tin như vậy, tôi đã một tay nuôi Hoài Cẩn khôn lớn.
Tháng năm dần trôi, thấm thoát cũng đã mười mấy năm qua đi. Mặt tôi đã đầy nếp nhăn, Hoài Cẩn đã lấy vợ sinh con, thậm chí cháu nội của tôi cũng đã có con, nhưng Cố Tây Yến của tôi vẫn chưa trở về.
Cháu nội do tôi tự mình nuôi lớn, đặt tên là: Cố Nho Yến. Nho Yến, như Yến. Không biết liệu có phải là do tên giống nhau, hay là từ nhỏ ở bên cạnh tôi nghe tôi kể chuyện về Cố Tây Yến. Ngoại hình của Nho Yến và Cố Tây Yến rất giống nhau, càng lớn càng giống.
*儒晏 và 如晏 có phát âm giống nhau (=rú yàn)
Ngoại hình giống, tính tình cũng giống. Ngày đó thằng bé cưới vợ, tôi ở phía dưới dự lễ, nó chải tóc, mặc âu phục, khuôn mặt làm tôi nhớ tới ngày thành hôn hơn 60 năm trước, Cố Tây Yến cũng là bộ dáng công tử nho nhã như vậy, ngày đó tôi còn khen ngợi anh ấy “quân tử như trúc”, nói anh ấy “tướng mạo nhẹ nhàng, tựa như ngọc thụ lâm phong”.
Nho Yến nói với cô dâu: “Anh rất hạnh phúc, em là người vợ duy nhất của Cố Nho Yến anh.” Mắt tôi dần ươn ướt, hình như cũng từng có người nói với tôi những lời như vậy.
Sau khi kết hôn, Nho Yến thường dẫn cháu dâu đến thăm tôi, tôi rất vui. Người già rồi, luôn thích náo nhiệt. Cháu dâu là người rất thú vị, thích cười thích ồn ào, tôi rất thích nói chuyện với nó.
Ngày đó nói đến người Cố gia ai cũng rất đẹp, con bé ngọt ngào nói: “Lúc bà còn trẻ chắc chắn rất xinh đẹp, cháu muốn xem ảnh của bà thời trẻ.”
Tôi cũng nhất thời hào hứng, lật tìm mấy tấm ảnh cũ. Album được mở ra, những năm tháng trước đây giống như hiện ra trước mắt tôi.
Cháu dâu xem ảnh của tôi, kinh ngạc không thôi: “Bà nội đúng là tiểu thư của gia đình giàu có.” Nho Yến ở bên cạnh tự hào: “Bà nội anh chính là con gái của danh gia vọng tộc Giang gia ở Ngô Châu, trưởng dâu của Cố gia đại diện cho xã hội mới.”
Cố gia, Cố Tây Yến. Ánh mắt tôi trở nên sinh động.
Cháu dâu quấn lấy tôi đòi kể chuyện, tôi cầm bức ảnh từng chút từng chút kể cho nó nghe. Kể về cha tôi, cả đời tôn sùng đạo Khổng Mạnh, bị người đời công kích là cố chấp, bảo thủ, nhưng khi bị quân Nhật ép bức lại leo lên công ty bách hoá hô to chống Nhật, sau đó nhảy xuống.
Kể về mẹ tôi, một người phụ nữ bó chân, vẫn luôn là phu nhân yếu đuối, nhu nhược trốn sau lưng cha tôi, nhưng vì sự ngạo khí của cha mà bà sẵn sàng t ự s á t.
Kể về anh trai từ nhỏ đã yêu thương tôi, tiêu tán hết gia tài để hỗ trợ tiền tuyến, cuối cùng trên đường đi về phía Tây vì tập kích đ ạ n lạc, bất hạnh bỏ mình.
Mắt cháu dâu đỏ hoe, cầm bức ảnh lên: “Bà nội, người mặc quân trang này là ông nội phải không? Cố Nho Yến rất giống ông.”
Tôi nhìn qua, mỉm cười gật đầu. Thanh Vân đến thăm tôi, vừa khéo trông thấy tôi nhìn ảnh của Cố Tây Yến nở nụ cười thì trêu chọc tôi: “Người chị em này của tôi cũng đã cao tuổi rồi nhưng nhìn thấy ảnh chụp của phu quân Cố gia vẫn còn có thể mỉm cười, giống y đúc hồi trẻ.”
Ngày trước Thanh Vân theo Lục gia đi về phía Nam, sau khi kiến quốc chúng tôi mới liên lạc lại với nhau. Nói đến cũng là, cô ấy và thứ tử Lục gia ban đầu ghét nhau như nước với lửa, sau này vợ chồng hoà hợp, ân ái vô cùng.
Cháu dâu tiếp lời: “Ông nội đẹp trai như vậy, nếu con là bà nội cũng sẽ đỏ mặt cả đời.”
Thanh Vân ghét bỏ con bé: “Thanh niên bây giờ chỉ biết dùng đẹp trai để miêu tả một người, bà nội các con miêu tả ông nội có thể lập tức xuất khẩu thành thơ.”
Tôi không để ý đến bọn họ cười đùa nữa, chăm chú nhìn bức ảnh của Cố Tây Yến. Đúng thật đẹp trai, nhưng đáng tiếc, mặt tôi đã đầy nếp nhăn rồi.