Chương 15
Tháng mười hai, thành phố S đón một đợt không khí lạnh, đủ làm những người trên phố chỉ muốn co mình trở về nhà thật sớm, cùng gia đình ăn một bữa tối ấm cúng.
Sáu năm học nơi xứ người của Thanh Tú kết thúc bằng một tấm bằng thạc sĩ cùng rất nhiều kỷ niệm, nhiều người bạn đủ mọi sắc tộc. Lần này về nước, cô không muốn làm phiền mẹ nên không thông báo.
Xuống đến sân bay là bốn giờ chiều, Thanh Tú kéo lại phéc mơ tuya áo khoác lên tận cổ, lẳng lặng kéo vali ra taxi. Điểm đến của cô không phải là căn nhà trọ chật chội của gia đình họ Vương mà là biệt phủ của nhà họ Hoàng. Cô đã trưởng thành, đã có thể kế thừa những gì cha cô để lại. Ở biệt phủ có gian nhà của cha cô, trước khi cha mất gia đình cô ở đó. Đã đến lúc cô nên về đó, nhất là khi bà Yến mỗi ngày một cao tuổi, cô muốn được ở bên chăm sóc cho bà. Hơn nữa, căn nhà trọ kia không thể chứa thêm cô, cô cũng chẳng muốn ở đó, không muốn nhìn những khuôn mặt khó đăm đăm qua ngày.
Người giúp việc của biệt phủ nghe tiếng chuông liền bước ra. Nhìn qua song cổng, thấy Thanh Tú chống tay lên vali đứng đó, chị ta vui vẻ reo lên:
– Cô Tú, cô về nước từ bao giờ thế?
Thanh Tú mỉm cười, thần sắc cô có chút mỏi mệt sau một chuyến bay dài. Theo chị ấy vào nhà cô đáp:
– Em vừa xuống sân bay là về đây luôn. Từ nay em ở lại đây.
Chuyện này cô đã bàn với bà Yến từ trước. Hai bà cháu vẫn thường gọi video call cho nhau trò chuyện. Bà Yến có bốn cháu trai nhưng chỉ có mình cô là cháu gái, bà lại thương cô mồ côi cha từ nhỏ, thế nên bà hết sức yêu thương cưng chiều cô.
Nghe người làm báo cô về, bà Yến ngỡ ngàng thoát khỏi cơn chợp mắt, lục tục nhờ người làm đỡ bà ra đón cô. Ở tuổi bảy hai, sức khỏe của bà thời gian này có phần giảm sút.
– Cái Tú về hẳn rồi đấy hả?
– Bà… con về ở với bà hẳn đây!
– Tốt… tốt quá rồi!
Bà Yến cong cong đôi mắt âu yếm ngắm nhìn cháu gái. Trong mắt bà cô lúc nào cũng là cô cháu gái bé nhỏ. Cô khoác trên người chiếc áo khoác mỏng manh, bà nhíu mày lo lắng:
– Sao ăn mặc phong phanh thế kia, bên ngoài rét lắm! Mau vào trong nhà đi con!
– Con không thấy rét mấy hì hì.
Hai bà cháu vào phòng khách sang trọng của gian nhà chính lớn nhất trong biệt phủ, cũng là nơi bà Yến ở. Người giúp việc nhanh tay pha trà nóng tiếp Thanh Tú. Ngồi cạnh bà, cô vui vẻ hỏi han bà nhiều chuyện. Đến chuyện công việc, bà gật gù nói:
– Con nghỉ ngơi mấy ngày rồi theo ta đến Hoàng Hải. Học hành bao nhiêu năm, giờ thành tài phải dốc sức cho nhà họ Hoàng, nghe chưa?
Bà Yến nửa trêu nửa ép buộc cháu gái. Thanh Tú cũng xác định điều này ngay từ khi lựa chọn chuyên ngành theo đuổi, cô mím môi cười đáp:
– Hì hì… con biết rồi bà!
Bà gật đầu hài lòng, lúc này như thể bà mới vào chuyện chính:
– Chuyện công việc thế là ổn, còn chuyện trăm năm của con, ta nhớ đã từng nói với con từ ngày con mười sáu tuổi. Con không như nhiều cô gái trẻ khác, hôn sự của con ta đã có trù định từ sớm. Đứa cháu rể ta chọn đảm bảo là một thanh niên tốt, ngoại hình, gia thế, học vấn đều tương xứng với con.
Thanh Tú không vui siết chặt tay bà, cô lắc đầu:
– Bà, mọi chuyện con đều nghe bà, nhưng chuyện này bà cho con quyền quyết định được không ạ?
– Con nghe bà, sẽ chỉ tốt cho con mà thôi, không phải ai cũng có thể ở vị trí của con. Bà đã chọn được một người cho con. Người ấy hơn con ba tuổi, cực kỳ tuấn tú, tốt nghiệp MBA ở Mỹ, hai năm trước học xong về nước liền tiếp quản cơ ngơi gia đình. Con đồng ý để bà sắp xếp cuộc gặp cho hai đứa.
Thanh Tú vẫn không muốn:
– Bà… con chưa muốn nói chuyện đó lúc này! Con mới về nước, còn chưa đâu vào với đâu.
Bà Yến cũng không nói thêm, dù sao bà có suy tính của bà. Con nhỏ này tuy ở với mẹ nhưng cũng chẳng được mẹ quan tâm, chị gái cũng không hợp, từ bé chỉ thui thủi một mình. Cô lấy được một tấm chồng như ý bà mới yên lòng.
Thanh Tú mở cửa gian nhà nhiều kỷ niệm thuở nhỏ bước vào bên trong. Gian nhà có hai tầng, xây dựng theo kiến trúc cổ trang trí gỗ trầm hòa hợp với biệt phủ. Hình bóng cha cô ngồi cặm cụi làm việc trước dàn máy tính cổ điển vẫn còn in đậm trong tâm trí cô. Biết cô về đây ở, bà Yến đã cho người dọn dẹp sơn sửa lại, lúc này cô bước lên gian thờ tầng hai thắp cho ba nén nhang, báo cáo cho ba biết những việc cô trải qua nửa năm qua, như cách cô vẫn thường làm mỗi khi về Việt Nam.
Năm xưa ba cô mất trong một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng. Khi ấy tổng công ty dệt may Hoàng Hải đang là công ty dệt kim Hoàng Hải, phát triển từ xưởng dệt gia đình họ Hoàng. Chồng mất sớm, một mình bà Yến chèo chống xưởng dệt, nuôi ba người con trai học hành tử tế. Ông Quân được mẹ tin tưởng giao phó chức vụ phó giám đốc phụ trách tài chính, cũng coi như là tay hòm chìa khóa của công ty.
Ngày nhận được hung tin, đứa nhỏ sáu tuổi là Thanh Tú lúc ấy chỉ biết ba cô đã không còn trên thế giới này, từ nay về sau sẽ không còn ai đưa cô đi công viên mỗi cuối tuần, không còn ai mua cho cô búp bê, không ai bế cô ngồi lên lòng buộc tóc cho cô nữa. Cô còn quá nhỏ, nỗi đau mất cha mơ hồ không đủ khắc sâu tâm trí cô, nhưng theo thời gian trưởng thành cô mới thấm thía một đứa bé không có cha đẻ ở bên thiệt thòi thế nào, tâm hồn thiếu vắng thế nào, cũng da diết nhớ ba cô đến mức nào.
Sáu năm học nơi xứ người của Thanh Tú kết thúc bằng một tấm bằng thạc sĩ cùng rất nhiều kỷ niệm, nhiều người bạn đủ mọi sắc tộc. Lần này về nước, cô không muốn làm phiền mẹ nên không thông báo.
Xuống đến sân bay là bốn giờ chiều, Thanh Tú kéo lại phéc mơ tuya áo khoác lên tận cổ, lẳng lặng kéo vali ra taxi. Điểm đến của cô không phải là căn nhà trọ chật chội của gia đình họ Vương mà là biệt phủ của nhà họ Hoàng. Cô đã trưởng thành, đã có thể kế thừa những gì cha cô để lại. Ở biệt phủ có gian nhà của cha cô, trước khi cha mất gia đình cô ở đó. Đã đến lúc cô nên về đó, nhất là khi bà Yến mỗi ngày một cao tuổi, cô muốn được ở bên chăm sóc cho bà. Hơn nữa, căn nhà trọ kia không thể chứa thêm cô, cô cũng chẳng muốn ở đó, không muốn nhìn những khuôn mặt khó đăm đăm qua ngày.
Người giúp việc của biệt phủ nghe tiếng chuông liền bước ra. Nhìn qua song cổng, thấy Thanh Tú chống tay lên vali đứng đó, chị ta vui vẻ reo lên:
– Cô Tú, cô về nước từ bao giờ thế?
Thanh Tú mỉm cười, thần sắc cô có chút mỏi mệt sau một chuyến bay dài. Theo chị ấy vào nhà cô đáp:
– Em vừa xuống sân bay là về đây luôn. Từ nay em ở lại đây.
Chuyện này cô đã bàn với bà Yến từ trước. Hai bà cháu vẫn thường gọi video call cho nhau trò chuyện. Bà Yến có bốn cháu trai nhưng chỉ có mình cô là cháu gái, bà lại thương cô mồ côi cha từ nhỏ, thế nên bà hết sức yêu thương cưng chiều cô.
Nghe người làm báo cô về, bà Yến ngỡ ngàng thoát khỏi cơn chợp mắt, lục tục nhờ người làm đỡ bà ra đón cô. Ở tuổi bảy hai, sức khỏe của bà thời gian này có phần giảm sút.
– Cái Tú về hẳn rồi đấy hả?
– Bà… con về ở với bà hẳn đây!
– Tốt… tốt quá rồi!
Bà Yến cong cong đôi mắt âu yếm ngắm nhìn cháu gái. Trong mắt bà cô lúc nào cũng là cô cháu gái bé nhỏ. Cô khoác trên người chiếc áo khoác mỏng manh, bà nhíu mày lo lắng:
– Sao ăn mặc phong phanh thế kia, bên ngoài rét lắm! Mau vào trong nhà đi con!
– Con không thấy rét mấy hì hì.
Hai bà cháu vào phòng khách sang trọng của gian nhà chính lớn nhất trong biệt phủ, cũng là nơi bà Yến ở. Người giúp việc nhanh tay pha trà nóng tiếp Thanh Tú. Ngồi cạnh bà, cô vui vẻ hỏi han bà nhiều chuyện. Đến chuyện công việc, bà gật gù nói:
– Con nghỉ ngơi mấy ngày rồi theo ta đến Hoàng Hải. Học hành bao nhiêu năm, giờ thành tài phải dốc sức cho nhà họ Hoàng, nghe chưa?
Bà Yến nửa trêu nửa ép buộc cháu gái. Thanh Tú cũng xác định điều này ngay từ khi lựa chọn chuyên ngành theo đuổi, cô mím môi cười đáp:
– Hì hì… con biết rồi bà!
Bà gật đầu hài lòng, lúc này như thể bà mới vào chuyện chính:
– Chuyện công việc thế là ổn, còn chuyện trăm năm của con, ta nhớ đã từng nói với con từ ngày con mười sáu tuổi. Con không như nhiều cô gái trẻ khác, hôn sự của con ta đã có trù định từ sớm. Đứa cháu rể ta chọn đảm bảo là một thanh niên tốt, ngoại hình, gia thế, học vấn đều tương xứng với con.
Thanh Tú không vui siết chặt tay bà, cô lắc đầu:
– Bà, mọi chuyện con đều nghe bà, nhưng chuyện này bà cho con quyền quyết định được không ạ?
– Con nghe bà, sẽ chỉ tốt cho con mà thôi, không phải ai cũng có thể ở vị trí của con. Bà đã chọn được một người cho con. Người ấy hơn con ba tuổi, cực kỳ tuấn tú, tốt nghiệp MBA ở Mỹ, hai năm trước học xong về nước liền tiếp quản cơ ngơi gia đình. Con đồng ý để bà sắp xếp cuộc gặp cho hai đứa.
Thanh Tú vẫn không muốn:
– Bà… con chưa muốn nói chuyện đó lúc này! Con mới về nước, còn chưa đâu vào với đâu.
Bà Yến cũng không nói thêm, dù sao bà có suy tính của bà. Con nhỏ này tuy ở với mẹ nhưng cũng chẳng được mẹ quan tâm, chị gái cũng không hợp, từ bé chỉ thui thủi một mình. Cô lấy được một tấm chồng như ý bà mới yên lòng.
Thanh Tú mở cửa gian nhà nhiều kỷ niệm thuở nhỏ bước vào bên trong. Gian nhà có hai tầng, xây dựng theo kiến trúc cổ trang trí gỗ trầm hòa hợp với biệt phủ. Hình bóng cha cô ngồi cặm cụi làm việc trước dàn máy tính cổ điển vẫn còn in đậm trong tâm trí cô. Biết cô về đây ở, bà Yến đã cho người dọn dẹp sơn sửa lại, lúc này cô bước lên gian thờ tầng hai thắp cho ba nén nhang, báo cáo cho ba biết những việc cô trải qua nửa năm qua, như cách cô vẫn thường làm mỗi khi về Việt Nam.
Năm xưa ba cô mất trong một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng. Khi ấy tổng công ty dệt may Hoàng Hải đang là công ty dệt kim Hoàng Hải, phát triển từ xưởng dệt gia đình họ Hoàng. Chồng mất sớm, một mình bà Yến chèo chống xưởng dệt, nuôi ba người con trai học hành tử tế. Ông Quân được mẹ tin tưởng giao phó chức vụ phó giám đốc phụ trách tài chính, cũng coi như là tay hòm chìa khóa của công ty.
Ngày nhận được hung tin, đứa nhỏ sáu tuổi là Thanh Tú lúc ấy chỉ biết ba cô đã không còn trên thế giới này, từ nay về sau sẽ không còn ai đưa cô đi công viên mỗi cuối tuần, không còn ai mua cho cô búp bê, không ai bế cô ngồi lên lòng buộc tóc cho cô nữa. Cô còn quá nhỏ, nỗi đau mất cha mơ hồ không đủ khắc sâu tâm trí cô, nhưng theo thời gian trưởng thành cô mới thấm thía một đứa bé không có cha đẻ ở bên thiệt thòi thế nào, tâm hồn thiếu vắng thế nào, cũng da diết nhớ ba cô đến mức nào.