Chương 203: “Tâm phải thành kính, đi thôi.”
Dương Bách Xuyên không có ngăn cản bà nội đi nấu cơm, bởi vì anh biết đây là tình yêu của người già đối với mình, chỉ cần ăn một chén mì bà tự tay nấu thì sẽ khiến cho bà an tâm hơn.
Ở nông thôn, nhất là những người già có tín ngưỡng như cầu thần bái phật.
Bà nội Dương Bách Xuyên cũng sùng đạo như thế, trong mắt người trẻ thời nay là mê tín.
Nhưng mà Dương Bách Xuyên không xem là như thế, anh cho rằng bà nội và những người đồng lứa cầu thần bái phật không phải là mê tín, mà là một tín ngưỡng tốt đẹp.
Bởi đây là một loại ký thác tinh thần, ví dụ như xin thần linh phù hộ anh và em gái thi đỗ đại học, phù hộ hai anh em khỏe mạnh…
So với nói là mê tín thì nói bọn họ có hi vọng cuộc sống tốt đẹp hơn thì đúng hơn, bởi vì các bà cầu thần bái phật đều mong có hoàn cảnh sống tốt.
Cũng không phải là trong nhà có người bệnh thì xin thần phật sẽ khỏi bệnh, ngược lại với việc uống thuốc, đi miếu bái thần cầu phật chỉ vì ký thác tâm lý.
Vậy nên Dương Bách Xuyên cho rằng đây là một tín ngưỡng tốt.
Vậy nên sáng sớm ngày hôm sau, bà nội liên tục thúc giục anh đi dâng hương tạ thần ở miếu Cửu Thiên nương nương cách nhà ba mươi dặm. Bà nội nói bà từng xin Cửu Thiên nương nương phù hộ anh đến trường bình an, bây giờ anh trở về rồi thì nên đến thắp hương trong miếu.
Có thể trong mắt người khác bà nội rất mê tín, quá ngây thơ, nhưng mà Dương Bách Xuyên lại cảm thấy trong lòng rất ấm áp, bởi vì anh biết đây là một loại quan tâm khác bà dành cho anh.
Hơn nữa miếu Cửu Thiên nương nương là Tiên Đạo, tọa lạc trên núi Hợp Long, có lịch sử đã lâu, người ta đồn rằng miếu được xây từ thời nhà Minh. Vì thế Dương Bách Xuyên cũng muốn đi xem, coi như giải sầu với bà nội.
Trong lòng kính sợ thần linh, chỉ cần không mù quáng thì không có gì không tốt, ngược lại ở một mức nhất định còn có thể có tác dụng an ủi tâm hồn, cũng là một loại ký thác tâm hồn khác.
Rất nhiều người ở quê khi gặp bế tắc thì thường tìm thầy bói cho mình một quẻ, Dương Bách Xuyên thấy chuyện này còn không bằng đi chùa cổ cúi đầu bái thần phật, có lẽ sau khi yên lòng lại, chuyện đang bế tắc bỗng nhiên được khai sáng, nghĩ thông được nhiều điều.
Cũng có thể leo núi vận động, có thể xem văn minh chùa cổ, còn có thể ngắm cảnh núi, đúng là hiếm có.
Ăn sáng xong, Dương Bách Xuyên lập tức đưa bà và em gái đi miếu Cửu Thiên nương nương ở núi Hợp Long.
Bởi vì chùa nằm sâu trong núi, chỉ có thể chạy xe khoảng hai mươi lăm dặm, năm dặm còn lại phải đi bộ.
Mới đầu, bà nội còn nói: “Tâm phải thành kính, đi thôi.”
Dương Bách Xuyên cười khổ: “Bà nội à, ba mươi dặm đó, đi cũng hết ngày, chúng ta chết đói mất.” Quả thật anh lo cho bà nội đi đứng không tốt, đã bảy mươi tuổi rồi, đi đường dài sẽ kiệt sức mất.
Vì đau lòng cho hai cháu nội nên bà mới đồng ý lái xe, còn năm dặm ba người sẽ đi bộ.
Một giờ sau, ba bà cháu cuối cùng cũng tới miếu nương nương.
Ở đây có một ông đạo sĩ đang thanh tu, cũng làm một ít quẻ lý giải chuyện tình cho thôn dân quanh đây, mọi người rất tôn kính ông đạo sĩ, mùng một và mười lăm đều dâng hương đưa một ít dầu vừng mè.
Đi theo bà nội thành kính cúng bái Cửu Thiên nương nương xong, bà nội dặn dò dâng ít tiền cho miếu.
Dương Bách Xuyên cầm khoảng một vạn tiền mặt, đâu là ký thác tinh thần của bà con, anh định quyên góp nhiều hơn một chút nên dâng hết một vạn còn lại trên người.
Trực tiếp dâng công đức không thích hợp, dù sao cũng là miếu nhỏ ở nông thôn, đây là một số tiền lớn. Anh cảm thấy nên giao trực tiếp cho đạo sĩ chuyên việc hương khói hơn, dù sao trong chùa cũng hư hỏng nhiều thứ, tu sửa trong miếu cũng cần tiền.
Ở nông thôn, nhất là những người già có tín ngưỡng như cầu thần bái phật.
Bà nội Dương Bách Xuyên cũng sùng đạo như thế, trong mắt người trẻ thời nay là mê tín.
Nhưng mà Dương Bách Xuyên không xem là như thế, anh cho rằng bà nội và những người đồng lứa cầu thần bái phật không phải là mê tín, mà là một tín ngưỡng tốt đẹp.
Bởi đây là một loại ký thác tinh thần, ví dụ như xin thần linh phù hộ anh và em gái thi đỗ đại học, phù hộ hai anh em khỏe mạnh…
So với nói là mê tín thì nói bọn họ có hi vọng cuộc sống tốt đẹp hơn thì đúng hơn, bởi vì các bà cầu thần bái phật đều mong có hoàn cảnh sống tốt.
Cũng không phải là trong nhà có người bệnh thì xin thần phật sẽ khỏi bệnh, ngược lại với việc uống thuốc, đi miếu bái thần cầu phật chỉ vì ký thác tâm lý.
Vậy nên Dương Bách Xuyên cho rằng đây là một tín ngưỡng tốt.
Vậy nên sáng sớm ngày hôm sau, bà nội liên tục thúc giục anh đi dâng hương tạ thần ở miếu Cửu Thiên nương nương cách nhà ba mươi dặm. Bà nội nói bà từng xin Cửu Thiên nương nương phù hộ anh đến trường bình an, bây giờ anh trở về rồi thì nên đến thắp hương trong miếu.
Có thể trong mắt người khác bà nội rất mê tín, quá ngây thơ, nhưng mà Dương Bách Xuyên lại cảm thấy trong lòng rất ấm áp, bởi vì anh biết đây là một loại quan tâm khác bà dành cho anh.
Hơn nữa miếu Cửu Thiên nương nương là Tiên Đạo, tọa lạc trên núi Hợp Long, có lịch sử đã lâu, người ta đồn rằng miếu được xây từ thời nhà Minh. Vì thế Dương Bách Xuyên cũng muốn đi xem, coi như giải sầu với bà nội.
Trong lòng kính sợ thần linh, chỉ cần không mù quáng thì không có gì không tốt, ngược lại ở một mức nhất định còn có thể có tác dụng an ủi tâm hồn, cũng là một loại ký thác tâm hồn khác.
Rất nhiều người ở quê khi gặp bế tắc thì thường tìm thầy bói cho mình một quẻ, Dương Bách Xuyên thấy chuyện này còn không bằng đi chùa cổ cúi đầu bái thần phật, có lẽ sau khi yên lòng lại, chuyện đang bế tắc bỗng nhiên được khai sáng, nghĩ thông được nhiều điều.
Cũng có thể leo núi vận động, có thể xem văn minh chùa cổ, còn có thể ngắm cảnh núi, đúng là hiếm có.
Ăn sáng xong, Dương Bách Xuyên lập tức đưa bà và em gái đi miếu Cửu Thiên nương nương ở núi Hợp Long.
Bởi vì chùa nằm sâu trong núi, chỉ có thể chạy xe khoảng hai mươi lăm dặm, năm dặm còn lại phải đi bộ.
Mới đầu, bà nội còn nói: “Tâm phải thành kính, đi thôi.”
Dương Bách Xuyên cười khổ: “Bà nội à, ba mươi dặm đó, đi cũng hết ngày, chúng ta chết đói mất.” Quả thật anh lo cho bà nội đi đứng không tốt, đã bảy mươi tuổi rồi, đi đường dài sẽ kiệt sức mất.
Vì đau lòng cho hai cháu nội nên bà mới đồng ý lái xe, còn năm dặm ba người sẽ đi bộ.
Một giờ sau, ba bà cháu cuối cùng cũng tới miếu nương nương.
Ở đây có một ông đạo sĩ đang thanh tu, cũng làm một ít quẻ lý giải chuyện tình cho thôn dân quanh đây, mọi người rất tôn kính ông đạo sĩ, mùng một và mười lăm đều dâng hương đưa một ít dầu vừng mè.
Đi theo bà nội thành kính cúng bái Cửu Thiên nương nương xong, bà nội dặn dò dâng ít tiền cho miếu.
Dương Bách Xuyên cầm khoảng một vạn tiền mặt, đâu là ký thác tinh thần của bà con, anh định quyên góp nhiều hơn một chút nên dâng hết một vạn còn lại trên người.
Trực tiếp dâng công đức không thích hợp, dù sao cũng là miếu nhỏ ở nông thôn, đây là một số tiền lớn. Anh cảm thấy nên giao trực tiếp cho đạo sĩ chuyên việc hương khói hơn, dù sao trong chùa cũng hư hỏng nhiều thứ, tu sửa trong miếu cũng cần tiền.