Chương 3
Con hẻm nhỏ đường vào nhà An Lâm những năm còn đi học.
Trước khi vào hẻm cô có liếc trộm đồng hồ nhà hàng xóm, đã hơn 11 giờ rưỡi trưa, giờ này chắc chắn mẹ đã về nhà rồi.
Đúng vậy, lúc này mẹ vẫn còn sống.
An Lâm dừng lại trước cửa nhà một lúc lâu. Căn nhà này không phải là của hai mẹ con, là nhà của một gia đình vì nông thôn không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ nên bỏ lại đi nơi khác. Thương mẹ con An Lâm cực khổ nên họ cho không luôn.
An Lâm và mẹ sống ở đây cũng được hơn 10 năm ròng rã.
Tâm tư cô trở nên trống rỗng, nhớ lại nhiều chuyện.
Vốn dĩ khoảng khắc mà mẹ nhắm mắt xuôi tay, An Lâm dường như không còn bình tĩnh, còn nhớ lúc đó An Thanh bên cạnh phải ôm chặt lấy cô đang ngã quỵ dưới sàn bệnh viện.
An Lâm và mẹ vào năm cô lên đại học mới chuyển lên thành phố sống, trước đó hai người đều là ở nông thôn.
Cuộc sống vào những năm ở nông thôn ấy, đúng là có khổ nhưng mà vui. Còn từ sau khi lên thành phố, thiếu tiền thiếu việc, cuộc sống chật vật biết bao nhiêu.
Đã nhiều lần mẹ An Lâm - bà Hạnh Trang đòi cô đưa mình về nhà nhưng An Lâm nhất quyết không đồng ý, ba phần là do không đủ chi phí đi lại cho bà, bảy phần là không an tâm để một mình bà ấy tự mình chăm sóc bản thân.
Năm An Lâm đang ôn luyện cho đợt thi tuyển sinh vào 10, bà Hạnh Trang gặp tai nạn giao thông phế một bên chân, bên chân còn lại cũng không đi đứng được khỏe mạnh như trước nữa.
Điều kiện chữa trị ở nông thôn không tốt hơn ở thành thị, nên sau khi học xong cấp ba ở đấy, An Lâm lập tức sắp xếp để mình và mẹ có cơ hội cùng lên thành phố, sắp xếp để mẹ được điều trị ở một bệnh viện tốt, ý muốn đôi chân bà có thể khỏe mạnh lại như trước.
Nhưng tiền viện phí ở thành thị cũng mặc nhiên cao hơn ở nông thôn.
An Lâm vừa học vừa làm đến muốn đứt cả hơi, học tập điên cuồng chỉ mong sẽ nhận được học bổng, tăng ca điên cuồng cũng chỉ để nhận nhiều hơn lương thông thường một tí. Tiền bạc có được cô đổ dồn vào hết cho bệnh viện, vài đồng giữ lại chính là để sống qua ngày.
Năm 24 tuổi An Lâm tốt nghiệp đại học, thành công được nhận việc vào một công ty lớn.
Cũng trùng hợp gặp lại em gái song sinh, An Thanh.
Hôm ấy An Lâm xin nghỉ phép năm để vào viện thăm mẹ, An Thanh cũng đã đến đấy để gặp cô.
Dì Hạnh Trang gặp lại An Thanh không những không vui, ngược lại còn có ý đuổi khéo An Thanh về. An Lâm nhìn thấu ánh mắt khổ tâm của em gái, chỉ đành phải khuyên mẹ để cô ấy ở lại nói chuyện.
Cô cũng biết tại sao mẹ lại hành xử như vậy, mẹ sợ An Thanh sẽ nói với ba mọi chuyện, rồi ba cũng sẽ đến đây.
An Thanh hứa với mẹ sẽ không để ba đến đây, còn bảo tiền viện phí cứ để cô ấy lo lắng, An Lâm đã thẳng thừng từ chối. Mặc dù đã gặp lại nhau, mặc dù đều là những con người cùng chung huyết thống, nhưng đã từ lâu quan hệ đó đã không còn nữa rồi.
Đều là những chuyện khó nói.
An Thanh không cam tâm ra về, cố gắng thương lượng với An Lâm để cô ấy cùng lo lắng phần nửa viện phí cho mẹ, biết được thực trạng của chị gái, cô ấy rất lo cả An Lâm rồi cũng sẽ sinh bệnh. Nói mãi An Lâm mới bất đắc dĩ gật đầu.
Rồi sau đó bệnh viện lại thông báo dì Hạnh Trang mắc ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, đã di căn đến não.
An Lâm ngồi bên giường bệnh nhìn người mẹ ăn uống không ngon, tay chân cũng đang dần yếu liệt, tâm can cô không chịu nổi.
Dì Hạnh Trang ngày nào cũng muốn kể cho An Lâm nghe những gì vui vẻ bà bắt gặp được trong bệnh viện, đôi khi đang nói sẽ buồn nôn ói mửa, đôi khi đang nói lại rất là đau đầu, nhưng bà vẫn cố tiếp tục để An Lâm có thể mỉm cười một chút.
Con người An Lâm vốn dĩ rất lạc quan nhưng cuộc sống của cô lại tiêu cực khó tả, những ngày cuối cùng của dì Hạnh Trang, cô tự nhốt mình trong nhà vệ sinh bệnh viện, khóc đến hai mắt sưng vù.
Bao nhiêu năm cố gắng kiếm tiền không có nổi một ngày nghỉ ngơi, bao nhiêu năm chỉ mang một ước nguyện là cùng với mẹ sống một đời không vất vả, bao nhiều năm rồi lại bao nhiêu năm...
Cuối cùng vẫn không duy trì được sự sống cho bà ấy.
Ngày tiến hành tang lễ, An Lâm lại không thể khóc được tiếng nào, mọi việc điều được cô bình tĩnh mà ổn thỏa.
Hôm ấy, ông Hải Đông cũng đến. Nhìn cô con gái lớn nét mặt tối sầm, thể trạng tiều tụy cũng chẳng biết nên khuyên răn làm sao, chỉ âm thầm dặn dò An Thanh thường xuyên chú ý đến chị gái.
Hơn mấy năm sau đó, những gì An Lâm đã hứa với người mẹ quá cố điều đã được thực hiện. Cô đã mua được một căn nhà lớn, đã mua được một chiếc xe đắt tiền, lương tháng cũng không hề nhỏ, chỉ là không còn có mẹ nữa.
Hơn mấy năm sau đó, An Lâm cũng chết theo mẹ mình.
Chết đi rồi sống lại, chẳng lẽ ông trời muốn cô một lần nữa nếm lại mùi đắng đời? Miễn nhé.
Hít một hơi thật sâu, An Lâm đi vào trong nhà. Trong toàn bộ quá trình vào nhà, vào phòng, cất cặp sách vào tủ cô không hề nhìn thấy mẹ mình đâu.
Đi ngược ra trước nhà trên, An Lâm ra khỏi cửa ngó trái ngó phải quan sát con hẻm nhỏ. Ông bác Vũ Quang kế bên nhà trông thấy cô, mới nói: "Tìm mẹ à con? Lúc nãy con gái ông đẩy nó ra quầy thuốc rồi."
An Lâm: "Mẹ con làm sao ấy ạ?"
Ông bác Vũ Quang: "Không có sao, chỉ là thấy nó tự lăn xe một mình hơi khó khăn, con gái ông tiện đường đẩy đi cho nhanh đó mà." An Lâm 'dạ' một tiếng, ông bác bên đó cũng tiếp tục nhai nhai miếng trầu.
An Lâm quay người muốn đi lại vào trong bếp, mắt thấy trên tường nhà dán toàn mấy tấm giấy khen của mình từ cấp một đến giờ, cô không khỏi đứng lại tự khen bản thân.
Học giỏi có tiếng, xuất sắc có tài.
Hầu như từ cấp một đến cấp hai, năm nào cô cũng là học sinh giỏi nhất lớp, nhất khối. Xui xui sao lên học cấp ba gặp phải một bạn học lợi hại hơn, tuột xuống hạng hai.
Ba năm cấp ba rầu chết đi được, học bổng trường là dành cho những học sinh giỏi cuối năm đứng nhất một khối, một người cần tiền như An Lâm tại sao lại không muốn chứ.
Nhưng mà cũng không được, năm nào cũng học dở hơn Nghiêm Phúc Khanh bên lớp A4, bạn cùng lớp với Anh Diệp.
Một học sinh nghèo vượt khó, chỉ tiếc là trời đất không thương.
"Về rồi hả con, dọn cơm lên đi rồi hai mẹ con mình ăn." Dì Hạnh Trang đẩy xe lăn vào nhà, An Lâm nghe thấy tiếng mẹ thì giật mình quay đầu lại.
Đúng là dáng vẻ này, là mẹ của những năm tháng hạnh phúc.
Dì Hạnh Trang là một người phụ nữ dịu dàng, đôi mắt dì ấy biết cười, hiện tại đang nhìn An Lâm. An Lâm cũng nhìn chầm chầm người mẹ, không nói không rằng, lập tức nhào vào lòng người phụ nữ mà khóc rống.
Dì Hạnh Trang không hiểu gì hết, tay vuốt ve tấm lưng cô con gái, nhẹ nhàng hỏi: "Có chuyện gì vậy?" An Lâm không những không đáp lại thậm chí còn có dấu hiệu khóc lớn hơn, mấy năm rồi không được gặp lại mẹ, cô nhớ bà biết bao nhiêu.
Phải hơn 5 phút An Lâm mới nín hẳn, đôi mắt vẫn đỏ ngầu, nước mắt còn đọng rưng rưng đợi chờ được rớt xuống.
Thấy mẹ nhìn mình không rõ nguyên do cô òa lên, đành bịa một lý do vô lý. "Lúc nãy Tri Bảo nó đánh con một cái rõ đau nên về muốn mè nheo với mẹ."
Dì Hạnh Trang bật cười thành tiếng, không vạch trần sự thật, gật đầu đồng ý với lời con gái nói. "Được rồi, được rồi, đợi nó có sang chơi để mẹ rầy nó nha. Ăn cơm thôi."
An Lâm cầm cái chén của mẹ lên xới cơm trước, còn gắp cho mẹ mấy cọng rau mà bà ấy thích ăn. Dì Hạnh Trang còn tưởng đâu con gái xem phim trên TV đến điên đầu, là đang đóng giả nam chính quan tâm nữ chính.
An Lâm hai mắt long lanh nhìn dì Hạnh Trang, "Mẹ, chân mẹ còn đau nhứt lắm không?" Dì Hạnh Trang chấm cọng rau vào chén nước tương, từ tốn đáp: "Không đau nhưng nhứt thì có nhứt, lúc nãy mẹ có ra quầy mua thêm ít thuốc rồi, uống vào sẽ đỡ thôi."
"Chút nữa con xoa bóp cho mẹ nha."
"Chiều không đi học chiều hay sao?"
"Chiều nay học bù môn tiếng Anh, con biết tỏng rồi, không đi cũng được mà."
"Con nói cái gì?"
"... " Quên mất đi, An Lâm những năm mười mấy tuổi học hành là mạng sống. "Dạ không, con nói đùa."
Dì Hạnh Trang gắp vào chén cho cô một miếng thịt gà, nhẹ nhàng nhắc nhở: "An Lâm, học hành rất quan trọng, con phải cố gắng học tập cho thật giỏi, như vậy sau này sẽ kiếm được nhiều tiền, cuộc sống sẽ không cực khổ như bây giờ nữa."
Nếu là An Lâm của năm mười lăm tuổi, cô chắc chắn nghe lời mẹ. Nhưng bây giờ lại không phải, dì Hạnh Trang thấy cô lắc đầu, không đồng ý. "Bây giờ không cực khổ, sống với mẹ không cực khổ chút nào."
Dì Hạnh Trang nghĩ con gái nịnh mình, cũng chỉ mỉm cười cho qua.
An Lâm tâm tư suy nghĩ.
Thời điểm này là thời gian cận Tết, kì nghỉ Tết là thời gian tốt để cô kiếm tiền, nhưng trước hết phải ôn thi cuối kì 1 cho thật tốt. Có thành tích tốt, nhà trường xét hoàn cảnh gia đình nữa là sẽ thưởng Tết cho cô.
Nếu như lúc học cơ sở nhà trường gửi tặng một giỏ quà bánh và hai trăm nghìn, thì lên phổ thông, nhà trường thưởng Tết đều là tiền mặt.
Những năm ấy, giành được tiền thưởng này đối với An Lâm không khó. Nhưng mà bây giờ với đầu óc của một người đã 27 tuổi, kiến thức lớp 10 hả, quên sạch rồi.
Lúc cất cặp sách An Lâm có nhìn thời khóa biểu, suy xét với hai tiết cuối mới học khi nãy thì hôm nay là thứ tư, cô chỉ còn 4 ngày để ôn lại kiến thức, đợi thi xong thì tìm việc làm thêm sau vậy.
Trước khi vào hẻm cô có liếc trộm đồng hồ nhà hàng xóm, đã hơn 11 giờ rưỡi trưa, giờ này chắc chắn mẹ đã về nhà rồi.
Đúng vậy, lúc này mẹ vẫn còn sống.
An Lâm dừng lại trước cửa nhà một lúc lâu. Căn nhà này không phải là của hai mẹ con, là nhà của một gia đình vì nông thôn không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ nên bỏ lại đi nơi khác. Thương mẹ con An Lâm cực khổ nên họ cho không luôn.
An Lâm và mẹ sống ở đây cũng được hơn 10 năm ròng rã.
Tâm tư cô trở nên trống rỗng, nhớ lại nhiều chuyện.
Vốn dĩ khoảng khắc mà mẹ nhắm mắt xuôi tay, An Lâm dường như không còn bình tĩnh, còn nhớ lúc đó An Thanh bên cạnh phải ôm chặt lấy cô đang ngã quỵ dưới sàn bệnh viện.
An Lâm và mẹ vào năm cô lên đại học mới chuyển lên thành phố sống, trước đó hai người đều là ở nông thôn.
Cuộc sống vào những năm ở nông thôn ấy, đúng là có khổ nhưng mà vui. Còn từ sau khi lên thành phố, thiếu tiền thiếu việc, cuộc sống chật vật biết bao nhiêu.
Đã nhiều lần mẹ An Lâm - bà Hạnh Trang đòi cô đưa mình về nhà nhưng An Lâm nhất quyết không đồng ý, ba phần là do không đủ chi phí đi lại cho bà, bảy phần là không an tâm để một mình bà ấy tự mình chăm sóc bản thân.
Năm An Lâm đang ôn luyện cho đợt thi tuyển sinh vào 10, bà Hạnh Trang gặp tai nạn giao thông phế một bên chân, bên chân còn lại cũng không đi đứng được khỏe mạnh như trước nữa.
Điều kiện chữa trị ở nông thôn không tốt hơn ở thành thị, nên sau khi học xong cấp ba ở đấy, An Lâm lập tức sắp xếp để mình và mẹ có cơ hội cùng lên thành phố, sắp xếp để mẹ được điều trị ở một bệnh viện tốt, ý muốn đôi chân bà có thể khỏe mạnh lại như trước.
Nhưng tiền viện phí ở thành thị cũng mặc nhiên cao hơn ở nông thôn.
An Lâm vừa học vừa làm đến muốn đứt cả hơi, học tập điên cuồng chỉ mong sẽ nhận được học bổng, tăng ca điên cuồng cũng chỉ để nhận nhiều hơn lương thông thường một tí. Tiền bạc có được cô đổ dồn vào hết cho bệnh viện, vài đồng giữ lại chính là để sống qua ngày.
Năm 24 tuổi An Lâm tốt nghiệp đại học, thành công được nhận việc vào một công ty lớn.
Cũng trùng hợp gặp lại em gái song sinh, An Thanh.
Hôm ấy An Lâm xin nghỉ phép năm để vào viện thăm mẹ, An Thanh cũng đã đến đấy để gặp cô.
Dì Hạnh Trang gặp lại An Thanh không những không vui, ngược lại còn có ý đuổi khéo An Thanh về. An Lâm nhìn thấu ánh mắt khổ tâm của em gái, chỉ đành phải khuyên mẹ để cô ấy ở lại nói chuyện.
Cô cũng biết tại sao mẹ lại hành xử như vậy, mẹ sợ An Thanh sẽ nói với ba mọi chuyện, rồi ba cũng sẽ đến đây.
An Thanh hứa với mẹ sẽ không để ba đến đây, còn bảo tiền viện phí cứ để cô ấy lo lắng, An Lâm đã thẳng thừng từ chối. Mặc dù đã gặp lại nhau, mặc dù đều là những con người cùng chung huyết thống, nhưng đã từ lâu quan hệ đó đã không còn nữa rồi.
Đều là những chuyện khó nói.
An Thanh không cam tâm ra về, cố gắng thương lượng với An Lâm để cô ấy cùng lo lắng phần nửa viện phí cho mẹ, biết được thực trạng của chị gái, cô ấy rất lo cả An Lâm rồi cũng sẽ sinh bệnh. Nói mãi An Lâm mới bất đắc dĩ gật đầu.
Rồi sau đó bệnh viện lại thông báo dì Hạnh Trang mắc ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, đã di căn đến não.
An Lâm ngồi bên giường bệnh nhìn người mẹ ăn uống không ngon, tay chân cũng đang dần yếu liệt, tâm can cô không chịu nổi.
Dì Hạnh Trang ngày nào cũng muốn kể cho An Lâm nghe những gì vui vẻ bà bắt gặp được trong bệnh viện, đôi khi đang nói sẽ buồn nôn ói mửa, đôi khi đang nói lại rất là đau đầu, nhưng bà vẫn cố tiếp tục để An Lâm có thể mỉm cười một chút.
Con người An Lâm vốn dĩ rất lạc quan nhưng cuộc sống của cô lại tiêu cực khó tả, những ngày cuối cùng của dì Hạnh Trang, cô tự nhốt mình trong nhà vệ sinh bệnh viện, khóc đến hai mắt sưng vù.
Bao nhiêu năm cố gắng kiếm tiền không có nổi một ngày nghỉ ngơi, bao nhiêu năm chỉ mang một ước nguyện là cùng với mẹ sống một đời không vất vả, bao nhiều năm rồi lại bao nhiêu năm...
Cuối cùng vẫn không duy trì được sự sống cho bà ấy.
Ngày tiến hành tang lễ, An Lâm lại không thể khóc được tiếng nào, mọi việc điều được cô bình tĩnh mà ổn thỏa.
Hôm ấy, ông Hải Đông cũng đến. Nhìn cô con gái lớn nét mặt tối sầm, thể trạng tiều tụy cũng chẳng biết nên khuyên răn làm sao, chỉ âm thầm dặn dò An Thanh thường xuyên chú ý đến chị gái.
Hơn mấy năm sau đó, những gì An Lâm đã hứa với người mẹ quá cố điều đã được thực hiện. Cô đã mua được một căn nhà lớn, đã mua được một chiếc xe đắt tiền, lương tháng cũng không hề nhỏ, chỉ là không còn có mẹ nữa.
Hơn mấy năm sau đó, An Lâm cũng chết theo mẹ mình.
Chết đi rồi sống lại, chẳng lẽ ông trời muốn cô một lần nữa nếm lại mùi đắng đời? Miễn nhé.
Hít một hơi thật sâu, An Lâm đi vào trong nhà. Trong toàn bộ quá trình vào nhà, vào phòng, cất cặp sách vào tủ cô không hề nhìn thấy mẹ mình đâu.
Đi ngược ra trước nhà trên, An Lâm ra khỏi cửa ngó trái ngó phải quan sát con hẻm nhỏ. Ông bác Vũ Quang kế bên nhà trông thấy cô, mới nói: "Tìm mẹ à con? Lúc nãy con gái ông đẩy nó ra quầy thuốc rồi."
An Lâm: "Mẹ con làm sao ấy ạ?"
Ông bác Vũ Quang: "Không có sao, chỉ là thấy nó tự lăn xe một mình hơi khó khăn, con gái ông tiện đường đẩy đi cho nhanh đó mà." An Lâm 'dạ' một tiếng, ông bác bên đó cũng tiếp tục nhai nhai miếng trầu.
An Lâm quay người muốn đi lại vào trong bếp, mắt thấy trên tường nhà dán toàn mấy tấm giấy khen của mình từ cấp một đến giờ, cô không khỏi đứng lại tự khen bản thân.
Học giỏi có tiếng, xuất sắc có tài.
Hầu như từ cấp một đến cấp hai, năm nào cô cũng là học sinh giỏi nhất lớp, nhất khối. Xui xui sao lên học cấp ba gặp phải một bạn học lợi hại hơn, tuột xuống hạng hai.
Ba năm cấp ba rầu chết đi được, học bổng trường là dành cho những học sinh giỏi cuối năm đứng nhất một khối, một người cần tiền như An Lâm tại sao lại không muốn chứ.
Nhưng mà cũng không được, năm nào cũng học dở hơn Nghiêm Phúc Khanh bên lớp A4, bạn cùng lớp với Anh Diệp.
Một học sinh nghèo vượt khó, chỉ tiếc là trời đất không thương.
"Về rồi hả con, dọn cơm lên đi rồi hai mẹ con mình ăn." Dì Hạnh Trang đẩy xe lăn vào nhà, An Lâm nghe thấy tiếng mẹ thì giật mình quay đầu lại.
Đúng là dáng vẻ này, là mẹ của những năm tháng hạnh phúc.
Dì Hạnh Trang là một người phụ nữ dịu dàng, đôi mắt dì ấy biết cười, hiện tại đang nhìn An Lâm. An Lâm cũng nhìn chầm chầm người mẹ, không nói không rằng, lập tức nhào vào lòng người phụ nữ mà khóc rống.
Dì Hạnh Trang không hiểu gì hết, tay vuốt ve tấm lưng cô con gái, nhẹ nhàng hỏi: "Có chuyện gì vậy?" An Lâm không những không đáp lại thậm chí còn có dấu hiệu khóc lớn hơn, mấy năm rồi không được gặp lại mẹ, cô nhớ bà biết bao nhiêu.
Phải hơn 5 phút An Lâm mới nín hẳn, đôi mắt vẫn đỏ ngầu, nước mắt còn đọng rưng rưng đợi chờ được rớt xuống.
Thấy mẹ nhìn mình không rõ nguyên do cô òa lên, đành bịa một lý do vô lý. "Lúc nãy Tri Bảo nó đánh con một cái rõ đau nên về muốn mè nheo với mẹ."
Dì Hạnh Trang bật cười thành tiếng, không vạch trần sự thật, gật đầu đồng ý với lời con gái nói. "Được rồi, được rồi, đợi nó có sang chơi để mẹ rầy nó nha. Ăn cơm thôi."
An Lâm cầm cái chén của mẹ lên xới cơm trước, còn gắp cho mẹ mấy cọng rau mà bà ấy thích ăn. Dì Hạnh Trang còn tưởng đâu con gái xem phim trên TV đến điên đầu, là đang đóng giả nam chính quan tâm nữ chính.
An Lâm hai mắt long lanh nhìn dì Hạnh Trang, "Mẹ, chân mẹ còn đau nhứt lắm không?" Dì Hạnh Trang chấm cọng rau vào chén nước tương, từ tốn đáp: "Không đau nhưng nhứt thì có nhứt, lúc nãy mẹ có ra quầy mua thêm ít thuốc rồi, uống vào sẽ đỡ thôi."
"Chút nữa con xoa bóp cho mẹ nha."
"Chiều không đi học chiều hay sao?"
"Chiều nay học bù môn tiếng Anh, con biết tỏng rồi, không đi cũng được mà."
"Con nói cái gì?"
"... " Quên mất đi, An Lâm những năm mười mấy tuổi học hành là mạng sống. "Dạ không, con nói đùa."
Dì Hạnh Trang gắp vào chén cho cô một miếng thịt gà, nhẹ nhàng nhắc nhở: "An Lâm, học hành rất quan trọng, con phải cố gắng học tập cho thật giỏi, như vậy sau này sẽ kiếm được nhiều tiền, cuộc sống sẽ không cực khổ như bây giờ nữa."
Nếu là An Lâm của năm mười lăm tuổi, cô chắc chắn nghe lời mẹ. Nhưng bây giờ lại không phải, dì Hạnh Trang thấy cô lắc đầu, không đồng ý. "Bây giờ không cực khổ, sống với mẹ không cực khổ chút nào."
Dì Hạnh Trang nghĩ con gái nịnh mình, cũng chỉ mỉm cười cho qua.
An Lâm tâm tư suy nghĩ.
Thời điểm này là thời gian cận Tết, kì nghỉ Tết là thời gian tốt để cô kiếm tiền, nhưng trước hết phải ôn thi cuối kì 1 cho thật tốt. Có thành tích tốt, nhà trường xét hoàn cảnh gia đình nữa là sẽ thưởng Tết cho cô.
Nếu như lúc học cơ sở nhà trường gửi tặng một giỏ quà bánh và hai trăm nghìn, thì lên phổ thông, nhà trường thưởng Tết đều là tiền mặt.
Những năm ấy, giành được tiền thưởng này đối với An Lâm không khó. Nhưng mà bây giờ với đầu óc của một người đã 27 tuổi, kiến thức lớp 10 hả, quên sạch rồi.
Lúc cất cặp sách An Lâm có nhìn thời khóa biểu, suy xét với hai tiết cuối mới học khi nãy thì hôm nay là thứ tư, cô chỉ còn 4 ngày để ôn lại kiến thức, đợi thi xong thì tìm việc làm thêm sau vậy.