Chương 24: Hoàng hậu
Năm lại qua năm, bây giờ ta đã hai mươi hai tuổi.
Mùa xuân măng nhú mầm, đông sang ngày vắng lặng, còn ta vẫn an vị làm Dao tần.
Hai năm qua cũng không có gì đặc biệt.
Từ lúc Định Sóc Đại tướng quân thắng trận ở Tây Bắc, biên cảnh an ổn hơn nhiều. Hoàng thượng không phải lo lắng chuyện chiến sự lại bận rộn chuyện tiền triều, hai năm qua còn sốt ruột đốc thúc các hoàng tử học cưỡi ngựa bắn cung, binh thư võ nghệ lẫn đạo trị quốc. Thời gian nghỉ ngơi của người ít, số lần vào hậu cung cũng ít theo.
Trừ có một Phương thường tại tiến cung hai năm trước sinh được một vị công chúa, hầu hạ hai năm được thăng thành quý nhân thì sóng yên biển lặng.
Gần đến tháng tư, Hoàng hậu bỗng nhiễm bệnh thương hàn, nằm liệt giường hơn tháng, các cung tần thay phiên nhau hầu bệnh. Vì Hân Uyên còn nhỏ nên ta được miễn nhưng trong lòng nhớ thương nên vẫn đến thăm.
Ta và Hoàng hậu không thân thiết, nhưng nương nương là người rộng lượng. Lúc ta mới vào cung còn nhỏ dại, đối với Hoàng cung vừa tò mò vừa sợ hãi. Có nương nương và Cẩn phi thường an ủi ta, ta mới được vững lòng.
Lần cuối ta gặp nương nương là ngày mười bốn tháng năm.
Trời mưa, ta ở cung Đường Lê bồn chồn không yên, ăn xong bữa sáng thì muốn sang cung Cảnh Dương thăm hỏi. Bởi vì Hân Uyên vẫn nghịch, ta liền ngồi xổm xuống hỏi nó:
- Con theo mẫu phi đi thăm Hoàng nương nương được không? Hoàng nương nương bị bệnh, rất nhớ Hân Uyên.
- Có phải vị nương nương hay cười kia không ạ?
- Đúng rồi, chính là nương nương hay cho Hân Uyên nhiều điểm tâm đấy.
Mịch Nhi khuyên ta trời mưa đường trơn, không nên dẫn Hân Uyên theo. Nhưng lòng ta không yên, muốn dẫn nó đến thăm một lát.
Hôm ấy Hoàng hậu được ngày tỉnh táo, thấy ta tới liền bảo ta ngồi qua ngồi. Ta bảo Hân Uyên thỉnh an rồi mới ngồi vào chiếc ghế con kê bên giường.
Ta nói hôm nay tinh thần nương nương rất tốt.
Nương nương không đáp lại ta, chỉ nhìn Hân Uyên.
- Tháng sau là tròn bốn tuổi rồi phải không?
Ta gật đầu.
Nương nương sai ma ma bên cạnh đi lấy một chiếc vòng như ý đến, nói người đã chuẩn bị quà rồi.
Ta không biết tại sao bỗng thấy căng thẳng, cười đáp bảo nương nương không cần tặng sớm, chờ đến sinh nhật thằng bé rồi đưa cũng không muộn.
Hoàng hậu chỉ lắc đầu cười, không hiểu sao lại nói rằng:
- Có muội ở bên Hoàng thượng, ta rất yên tâm.
Nói xong thì nhắm mắt muốn nghỉ ngơi, ta ngồi thêm chốc lát rồi đứng dậy cáo từ.
Trên đường về mưa càng to hơn, nước mưa đập lên tán ô rào rào, ta hầu như không nghe thấy Mịch Nhi đang nói gì. Đột nhiên bên cung Cảnh Dương vang tiếng huyên nháo, ta ngẩn ra, vội hỏi Mịch Nhi có nghe rõ bên đó đang nói gì không.
Mịch Nhi nói, Hoàng hậu nương nương, hoăng rồi.
Đáy lòng ta lạnh buốt mà không biết tại sao. Ta và Hoàng hậu không quá thân thiết mà lòng vẫn nhói đau, ta không biết phải nói gì, chỉ thẫn thở trở về cung Đường Lê.
Hoàng cung này, quả thật không nuôi được người.
Chờ việc mai táng của Hoàng hậu được lo liệu xong xuôi đã vào tháng bảy.
Hoàng thượng mất chính thê, ta biết người đau lòng, mấy năm qua ta thấy người dường như đã già đi một chút.
Thất tịch vì chuyện của Hoàng hậu mà trong cung cấm ca múa nhạc, gia yến cũng chỉ ăn cơm xong rồi ai về nhà nấy. Đến ban đêm, ta sắp đi ngủ thì Hoàng thượng đến cung Đường Lê, ta biết người vừa từ cung An Khánh sang, hai năm qua đều biết, ta chỉ không hỏi mà thôi.
Hoàng thượng đến đúng lúc Mịch Nhi đang chải đầu cho ta, bệ hạ đứng sau lưng ta, nhận lấy cây lược.
Ta nhìn vẻ mặt của Hoàng thượng qua gương đồng, tràn đầy đau thương. Nói vậy người vừa tưởng niệm Nghi phi, lại vừa mất Hoàng hậu, trong lòng đương nhiên đau xót vô vàn.
Ta lên tinh thần nói:
- Thần thiếp đã chải xong rồi, Hoàng thượng ngồi xuống đi, để thần thiếp chải tóc cho.
Ta đang chải tóc cho Hoàng thượng, đột nhiên bệ hạ lên tiếng:
- Ý Tùy, có lẽ trẫm đã già thật rồi.
Ta đang nghĩ có phải Hoàng thượng vừa có thêm vài sợi tóc bạc không, nghe người nói vậy tay hơi run, dằn nước mắt xuống gượng cười:
- Đâu có, Hoàng thượng đang tuổi tráng niên, không phải hồi tháng hai người còn đi thả diều với Hân Uyên đấy sao?
- Nàng nghe trẫm nói. Trẫm đăng cơ được mấy năm thì Nghi phi qua đời. Trẫm và nàng ấy bằng tuổi, nàng ấy mười sáu, mười bảy tuổi đã theo trẫm. Trẫm đã buồn phiền rất lâu, trẫm là vua một nước, nhưng đó là lần đầu tiên nếm trải cảm giác không giữ được người bên cạnh.
- Mỗi năm trẫm đều đến cung An Khánh, lúc nàng ấy còn sống không phải người trẫm yêu nhất, nhưng trẫm không thể chấp nhận sự thật nàng ấy không còn nữa. Trẫm nhớ đến nàng ấy, dường như lại nhớ về tuổi trẻ của mình.
- Bây giờ Hoàng hậu đi rồi, trẫm lại không thể hùng hồn nói rằng 'cớ sao còn trẻ như vậy đã mất cơ chứ?', bây giờ trẫm mới thật sự nhận ra, Hoàng hậu không còn trẻ nữa, trẫm cũng vậy.
- Thậm chí đã đến mức chẳng còn tiếc nuối tuổi trẻ đã qua nữa.
- Lúc nàng tiến cung mới mười lăm tuổi, Đại công chúa của trẫm mới mười một tuổi. Hai đứa nàng đều nghịch ngơm bốc đồng, giận lên một cái là ai cũng không chịu nhường bước. Trẫm ngoài mặt không nói, trong đầu coi như đang xem hai đứa nhóc con đùa giỡn với nhau. Bây giờ nàng đã ở trong cung hơn bảy năm, có Hân Uyên, tính tình ngày càng thận trọng. Mà Đại công chúa của trẫm đã gả cho người ta, sắp làm mẹ rồi.
- Sao thời gian lại trôi nhanh như vậy nhỉ? Nghi phi đi rồi, Đoan Khang thái phi đi rồi, Hoàng hậu cũng đi rồi. Cả đời trẫm làm Hoàng đế, nhưng với sinh ly tử biệt lại bất lực.
- Ý Tùy à, thật ra trẫm không thích cảm giác nhìn từng người bên cạnh lần lượt ra đi. Trẫm cũng chỉ là người bình thường thôi.
Ta cúi xuống nắm lấy tay bệ hạ, nước mắt không nhịn được nữa tuôn rơi, thấm lên đầu gối người. Ta siết tay người thật chặt:
- Không sao đâu, Hoàng thượng. Ý Tùy sẽ ở bên người, mãi mãi ở bên người.
Mùa xuân măng nhú mầm, đông sang ngày vắng lặng, còn ta vẫn an vị làm Dao tần.
Hai năm qua cũng không có gì đặc biệt.
Từ lúc Định Sóc Đại tướng quân thắng trận ở Tây Bắc, biên cảnh an ổn hơn nhiều. Hoàng thượng không phải lo lắng chuyện chiến sự lại bận rộn chuyện tiền triều, hai năm qua còn sốt ruột đốc thúc các hoàng tử học cưỡi ngựa bắn cung, binh thư võ nghệ lẫn đạo trị quốc. Thời gian nghỉ ngơi của người ít, số lần vào hậu cung cũng ít theo.
Trừ có một Phương thường tại tiến cung hai năm trước sinh được một vị công chúa, hầu hạ hai năm được thăng thành quý nhân thì sóng yên biển lặng.
Gần đến tháng tư, Hoàng hậu bỗng nhiễm bệnh thương hàn, nằm liệt giường hơn tháng, các cung tần thay phiên nhau hầu bệnh. Vì Hân Uyên còn nhỏ nên ta được miễn nhưng trong lòng nhớ thương nên vẫn đến thăm.
Ta và Hoàng hậu không thân thiết, nhưng nương nương là người rộng lượng. Lúc ta mới vào cung còn nhỏ dại, đối với Hoàng cung vừa tò mò vừa sợ hãi. Có nương nương và Cẩn phi thường an ủi ta, ta mới được vững lòng.
Lần cuối ta gặp nương nương là ngày mười bốn tháng năm.
Trời mưa, ta ở cung Đường Lê bồn chồn không yên, ăn xong bữa sáng thì muốn sang cung Cảnh Dương thăm hỏi. Bởi vì Hân Uyên vẫn nghịch, ta liền ngồi xổm xuống hỏi nó:
- Con theo mẫu phi đi thăm Hoàng nương nương được không? Hoàng nương nương bị bệnh, rất nhớ Hân Uyên.
- Có phải vị nương nương hay cười kia không ạ?
- Đúng rồi, chính là nương nương hay cho Hân Uyên nhiều điểm tâm đấy.
Mịch Nhi khuyên ta trời mưa đường trơn, không nên dẫn Hân Uyên theo. Nhưng lòng ta không yên, muốn dẫn nó đến thăm một lát.
Hôm ấy Hoàng hậu được ngày tỉnh táo, thấy ta tới liền bảo ta ngồi qua ngồi. Ta bảo Hân Uyên thỉnh an rồi mới ngồi vào chiếc ghế con kê bên giường.
Ta nói hôm nay tinh thần nương nương rất tốt.
Nương nương không đáp lại ta, chỉ nhìn Hân Uyên.
- Tháng sau là tròn bốn tuổi rồi phải không?
Ta gật đầu.
Nương nương sai ma ma bên cạnh đi lấy một chiếc vòng như ý đến, nói người đã chuẩn bị quà rồi.
Ta không biết tại sao bỗng thấy căng thẳng, cười đáp bảo nương nương không cần tặng sớm, chờ đến sinh nhật thằng bé rồi đưa cũng không muộn.
Hoàng hậu chỉ lắc đầu cười, không hiểu sao lại nói rằng:
- Có muội ở bên Hoàng thượng, ta rất yên tâm.
Nói xong thì nhắm mắt muốn nghỉ ngơi, ta ngồi thêm chốc lát rồi đứng dậy cáo từ.
Trên đường về mưa càng to hơn, nước mưa đập lên tán ô rào rào, ta hầu như không nghe thấy Mịch Nhi đang nói gì. Đột nhiên bên cung Cảnh Dương vang tiếng huyên nháo, ta ngẩn ra, vội hỏi Mịch Nhi có nghe rõ bên đó đang nói gì không.
Mịch Nhi nói, Hoàng hậu nương nương, hoăng rồi.
Đáy lòng ta lạnh buốt mà không biết tại sao. Ta và Hoàng hậu không quá thân thiết mà lòng vẫn nhói đau, ta không biết phải nói gì, chỉ thẫn thở trở về cung Đường Lê.
Hoàng cung này, quả thật không nuôi được người.
Chờ việc mai táng của Hoàng hậu được lo liệu xong xuôi đã vào tháng bảy.
Hoàng thượng mất chính thê, ta biết người đau lòng, mấy năm qua ta thấy người dường như đã già đi một chút.
Thất tịch vì chuyện của Hoàng hậu mà trong cung cấm ca múa nhạc, gia yến cũng chỉ ăn cơm xong rồi ai về nhà nấy. Đến ban đêm, ta sắp đi ngủ thì Hoàng thượng đến cung Đường Lê, ta biết người vừa từ cung An Khánh sang, hai năm qua đều biết, ta chỉ không hỏi mà thôi.
Hoàng thượng đến đúng lúc Mịch Nhi đang chải đầu cho ta, bệ hạ đứng sau lưng ta, nhận lấy cây lược.
Ta nhìn vẻ mặt của Hoàng thượng qua gương đồng, tràn đầy đau thương. Nói vậy người vừa tưởng niệm Nghi phi, lại vừa mất Hoàng hậu, trong lòng đương nhiên đau xót vô vàn.
Ta lên tinh thần nói:
- Thần thiếp đã chải xong rồi, Hoàng thượng ngồi xuống đi, để thần thiếp chải tóc cho.
Ta đang chải tóc cho Hoàng thượng, đột nhiên bệ hạ lên tiếng:
- Ý Tùy, có lẽ trẫm đã già thật rồi.
Ta đang nghĩ có phải Hoàng thượng vừa có thêm vài sợi tóc bạc không, nghe người nói vậy tay hơi run, dằn nước mắt xuống gượng cười:
- Đâu có, Hoàng thượng đang tuổi tráng niên, không phải hồi tháng hai người còn đi thả diều với Hân Uyên đấy sao?
- Nàng nghe trẫm nói. Trẫm đăng cơ được mấy năm thì Nghi phi qua đời. Trẫm và nàng ấy bằng tuổi, nàng ấy mười sáu, mười bảy tuổi đã theo trẫm. Trẫm đã buồn phiền rất lâu, trẫm là vua một nước, nhưng đó là lần đầu tiên nếm trải cảm giác không giữ được người bên cạnh.
- Mỗi năm trẫm đều đến cung An Khánh, lúc nàng ấy còn sống không phải người trẫm yêu nhất, nhưng trẫm không thể chấp nhận sự thật nàng ấy không còn nữa. Trẫm nhớ đến nàng ấy, dường như lại nhớ về tuổi trẻ của mình.
- Bây giờ Hoàng hậu đi rồi, trẫm lại không thể hùng hồn nói rằng 'cớ sao còn trẻ như vậy đã mất cơ chứ?', bây giờ trẫm mới thật sự nhận ra, Hoàng hậu không còn trẻ nữa, trẫm cũng vậy.
- Thậm chí đã đến mức chẳng còn tiếc nuối tuổi trẻ đã qua nữa.
- Lúc nàng tiến cung mới mười lăm tuổi, Đại công chúa của trẫm mới mười một tuổi. Hai đứa nàng đều nghịch ngơm bốc đồng, giận lên một cái là ai cũng không chịu nhường bước. Trẫm ngoài mặt không nói, trong đầu coi như đang xem hai đứa nhóc con đùa giỡn với nhau. Bây giờ nàng đã ở trong cung hơn bảy năm, có Hân Uyên, tính tình ngày càng thận trọng. Mà Đại công chúa của trẫm đã gả cho người ta, sắp làm mẹ rồi.
- Sao thời gian lại trôi nhanh như vậy nhỉ? Nghi phi đi rồi, Đoan Khang thái phi đi rồi, Hoàng hậu cũng đi rồi. Cả đời trẫm làm Hoàng đế, nhưng với sinh ly tử biệt lại bất lực.
- Ý Tùy à, thật ra trẫm không thích cảm giác nhìn từng người bên cạnh lần lượt ra đi. Trẫm cũng chỉ là người bình thường thôi.
Ta cúi xuống nắm lấy tay bệ hạ, nước mắt không nhịn được nữa tuôn rơi, thấm lên đầu gối người. Ta siết tay người thật chặt:
- Không sao đâu, Hoàng thượng. Ý Tùy sẽ ở bên người, mãi mãi ở bên người.