Chương : 43
Tôi lập tức gọi cho phóng viên tờ báo có tên xuất hiện trên nhật ký. Tên của cô ta là Beth Lieberman. Cô ta trả lời điện thoại của tôi từ tòa soạn Los Angeles Times.
“Tên tôi là Alex Cross. Tôi là thám tử điều tra vụ kẻ sát nhân Casanova ở Bắc Carolina,” tôi nói. Tim tôi đập thình thịch khi cố gắng giải thích nhanh tình hình.
“Tôi biết đích xác anh là ai, tiến sĩ Cross,” Beth Lieberman cắt lời tôi. “Anh đang viết một cuốn sách về vụ này. Tôi cũng vậy. Vì những lý do hiển nhiên, tôi nghĩ mình không có gì để nói với anh. Thư chào hàng của tôi đang được lưu hành trên khắp New York.”
“Viết sách? Ai bảo cô thế? Tôi không viết bất kỳ cuốn sách nào cả.” Giọng tôi cao vống lên dù bản năng của tôi tốt hơn. “Tôi đang điều tra một vụ bắt cóc giết người ở Bắc Carolina. Đó là những gì tôi đang làm.”
“Cảnh sát trưởng D.C lại nói khác tiến sĩ Cross ạ. Tôi gọi cho ông ta khi biết tin anh nhúng mũi vào vụ Casanova.”
Lại trò đánh lén của sếp, tôi nghĩ. Sếp cũ của tôi ở D.C, George Pittman, đúng là một kẻ khốn kiếp, và cũng chẳng ưa gì tôi. “Tôi đã viết một cuốn sách về Gary Sastoryji,” tôi nói. “Từ đời nào ấy. Tôi viết thế là quá đủ rồi. Tin tôi đi, tôi…”
“Xưa rồi!”
Beth Lieberman gác máy. Cộp!
“Con mụ khốn kiếp,” tôi lầm bầm vào ống nói câm lặng trong tay. Tôi gọi đến tòa báo lần nữa. Lần này, thư ký của cô ta nói nhát gừng trong điện thoại. “Xin lỗi, cô Lieberman đi về rồi ạ.”
Tôi hơi nóng nảy. “Cô ta vừa đi đúng mười giây trong lúc tôi chờ bắt máy thôi. Xin nối máy lại cho tôi gặp cô Lieberman. Tôi biết cô ta ở đó. Nối máy giúp tôi.”
Thư ký cũng gác máy.
“Cô cũng là mụ khốn kiếp!” tôi nói với đường dây điện thoại đã tịt ngóm. “Lũ chết tiệt các người xuống địa ngục hết đi.”
Hiện tại thì tôi không nhận được sự hỗ trợ nào tại hai thành phố trong cùng một vụ án. Bực nhất một điều là tôi nghĩ mình có thể tìm được gì đó. Có sự liên quan kỳ lạ giữa Casanova và kẻ giết người trên bờ Tây? Làm thế nào Kẻ Lịch Thiệp lại biết về Naomi? Hắn cũng biết cả về tôi sao?
Cho đến nay, những ý nghĩ đó chỉ là linh cảm, nhưng thế cũng là quá tốt rồi nên tôi không thể gạt nó sang một bên. Tôi gọi cho tổng biên tập tờ Los Angeles Times. Gọi trực tiếp cho ông chủ còn dễ dàng hơn là liên lạc với phóng viên của ông ta. Trợ lý của ông ta là nam. Giọng anh ta trên điện thoại dứt khoát, hiệu quả, nhưng dễ chịu như bữa nửa buổi ngày Chủ nhật tại khách sạn Ritz Carlton ở D.C.
Tôi giới thiệu mình là tiến sĩ Alex Cross, từng tham gia vào vụ điều tra Gary Sastoryji, và rằng tôi có một số thông tin quan trọng về vụ Kẻ Lịch Thiệp. Hai phần ba trong số đó là hoàn toàn đúng sự thật.
“Tôi sẽ nói với ông Hills,” trợ lý thông báo, nghe như nhận được điện thoại của tôi là anh ta vui lắm vậy. Tôi nghĩ có trợ lý như anh ta thì tiện biết mấy.
Một lát sau, tổng biên tập bắt máy. “Alex Cross,” ông ta nói, “Dan Hills đây. Tôi đã đọc về anh trong thời gian truy lùng Sastoryji. Rất vui được nhận cuộc gọi của anh, đặc biệt là nếu anh cung cấp cho chúng tôi chút thông tin về vụ lộn xộn này.”
Khi nói chuyện với Dan Hills, tôi hình dung ra một người quyền lực, tuổi chưa đến năm mươi vừa đủ cứng rắn, vừa sang trọng theo kiểu California. Chiếc áo sọc với tay áo xắn đến khuỷu. Cà vạt vẽ tay. Mang đậm phong cách Stanford. Ông ta yêu cầu tôi gọi mình là Dan. Được thôi, thế cũng được. Xem ra ông ta là người tốt. Có lẽ đã giành được một hoặc hai giải Pulitzer.
Tôi nói với ông ta về Naomi, và việc tôi tham gia vào vụ Casanova ở Bắc Carolina. Tôi cũng nhắc đến bài viết về Naomi trong nhật ký L.A.
“Tôi rất tiếc về việc cháu gái anh mất tích,” Dan Hills nói. “Tôi có thể hiểu những gì mà anh đang trải qua.” Ông bỗng dừng lại vài giây. Tôi sợ rằng Dan sắp nói về chủ đề đúng sai trong chính trị hoặc xã hội. “Beth Lieberman là một phóng viên trẻ tài năng,” ông ta tiếp tục. “Cô ấy cứng rắn, nhưng cũng rất chuyên nghiệp. Đây là câu chuyện lớn cho cô ấy, và cho cả chúng tôi nữa.”
“Nghe này,” tôi cắt lời Hills - tôi cần phải làm vậy. “Từ khi đi học, hầu như tuần nào Naomi cũng viết thư cho tôi. Tôi giữ lại hết những lá thư ấy. Tôi cũng chung tay nuôi cô bé lớn lên. Chúng tôi rất gần gũi. Điều đó vô cùng có ý nghĩa với tôi.”
“Tôi nghe anh. Tôi sẽ xem có thể làm gì cho anh. Dù vậy cũng không hứa trước được.”
“Không hứa, Dan ạ.”
Giữ lời, chưa đầy một tiếng sau, Dan Hills gọi đến văn phòng FBI gặp tôi. “Vâng, chúng tôi đã nhất trí rồi,” ông ta nói. “Tôi đã nói chuyện với Beth. Như anh biết rồi đấy, điều này đặt cả hai chúng ta vào một tình huống khó khăn.”
“Tôi hiểu lời ông,” tôi nói. Tôi đã dịu đi vài phần, nhưng vẫn còn lấn cấn.
“Các phiên bản chưa chỉnh sửa của cuốn nhật ký mà Kẻ Lịch Thiệp gửi cô ấy có đề cập đến Casanova. Có vẻ như hai kẻ bọn chúng có thể nói chuyện, thậm chí chia sẻ thành quả. Chúng gần như là bạn vậy. Hình như chúng có lý do để liên lạc với nhau.”
Bingo!
Những con quái vật đang liên lạc với nhau.
Giờ thì tôi nghĩ mình biết những gì mà FBI giữ bí mật, những gì mà họ sợ bị công khai ra bên ngoài.
Có những kẻ giết người hàng loạt từ bờ biển này đến bờ biển kia.
“Tên tôi là Alex Cross. Tôi là thám tử điều tra vụ kẻ sát nhân Casanova ở Bắc Carolina,” tôi nói. Tim tôi đập thình thịch khi cố gắng giải thích nhanh tình hình.
“Tôi biết đích xác anh là ai, tiến sĩ Cross,” Beth Lieberman cắt lời tôi. “Anh đang viết một cuốn sách về vụ này. Tôi cũng vậy. Vì những lý do hiển nhiên, tôi nghĩ mình không có gì để nói với anh. Thư chào hàng của tôi đang được lưu hành trên khắp New York.”
“Viết sách? Ai bảo cô thế? Tôi không viết bất kỳ cuốn sách nào cả.” Giọng tôi cao vống lên dù bản năng của tôi tốt hơn. “Tôi đang điều tra một vụ bắt cóc giết người ở Bắc Carolina. Đó là những gì tôi đang làm.”
“Cảnh sát trưởng D.C lại nói khác tiến sĩ Cross ạ. Tôi gọi cho ông ta khi biết tin anh nhúng mũi vào vụ Casanova.”
Lại trò đánh lén của sếp, tôi nghĩ. Sếp cũ của tôi ở D.C, George Pittman, đúng là một kẻ khốn kiếp, và cũng chẳng ưa gì tôi. “Tôi đã viết một cuốn sách về Gary Sastoryji,” tôi nói. “Từ đời nào ấy. Tôi viết thế là quá đủ rồi. Tin tôi đi, tôi…”
“Xưa rồi!”
Beth Lieberman gác máy. Cộp!
“Con mụ khốn kiếp,” tôi lầm bầm vào ống nói câm lặng trong tay. Tôi gọi đến tòa báo lần nữa. Lần này, thư ký của cô ta nói nhát gừng trong điện thoại. “Xin lỗi, cô Lieberman đi về rồi ạ.”
Tôi hơi nóng nảy. “Cô ta vừa đi đúng mười giây trong lúc tôi chờ bắt máy thôi. Xin nối máy lại cho tôi gặp cô Lieberman. Tôi biết cô ta ở đó. Nối máy giúp tôi.”
Thư ký cũng gác máy.
“Cô cũng là mụ khốn kiếp!” tôi nói với đường dây điện thoại đã tịt ngóm. “Lũ chết tiệt các người xuống địa ngục hết đi.”
Hiện tại thì tôi không nhận được sự hỗ trợ nào tại hai thành phố trong cùng một vụ án. Bực nhất một điều là tôi nghĩ mình có thể tìm được gì đó. Có sự liên quan kỳ lạ giữa Casanova và kẻ giết người trên bờ Tây? Làm thế nào Kẻ Lịch Thiệp lại biết về Naomi? Hắn cũng biết cả về tôi sao?
Cho đến nay, những ý nghĩ đó chỉ là linh cảm, nhưng thế cũng là quá tốt rồi nên tôi không thể gạt nó sang một bên. Tôi gọi cho tổng biên tập tờ Los Angeles Times. Gọi trực tiếp cho ông chủ còn dễ dàng hơn là liên lạc với phóng viên của ông ta. Trợ lý của ông ta là nam. Giọng anh ta trên điện thoại dứt khoát, hiệu quả, nhưng dễ chịu như bữa nửa buổi ngày Chủ nhật tại khách sạn Ritz Carlton ở D.C.
Tôi giới thiệu mình là tiến sĩ Alex Cross, từng tham gia vào vụ điều tra Gary Sastoryji, và rằng tôi có một số thông tin quan trọng về vụ Kẻ Lịch Thiệp. Hai phần ba trong số đó là hoàn toàn đúng sự thật.
“Tôi sẽ nói với ông Hills,” trợ lý thông báo, nghe như nhận được điện thoại của tôi là anh ta vui lắm vậy. Tôi nghĩ có trợ lý như anh ta thì tiện biết mấy.
Một lát sau, tổng biên tập bắt máy. “Alex Cross,” ông ta nói, “Dan Hills đây. Tôi đã đọc về anh trong thời gian truy lùng Sastoryji. Rất vui được nhận cuộc gọi của anh, đặc biệt là nếu anh cung cấp cho chúng tôi chút thông tin về vụ lộn xộn này.”
Khi nói chuyện với Dan Hills, tôi hình dung ra một người quyền lực, tuổi chưa đến năm mươi vừa đủ cứng rắn, vừa sang trọng theo kiểu California. Chiếc áo sọc với tay áo xắn đến khuỷu. Cà vạt vẽ tay. Mang đậm phong cách Stanford. Ông ta yêu cầu tôi gọi mình là Dan. Được thôi, thế cũng được. Xem ra ông ta là người tốt. Có lẽ đã giành được một hoặc hai giải Pulitzer.
Tôi nói với ông ta về Naomi, và việc tôi tham gia vào vụ Casanova ở Bắc Carolina. Tôi cũng nhắc đến bài viết về Naomi trong nhật ký L.A.
“Tôi rất tiếc về việc cháu gái anh mất tích,” Dan Hills nói. “Tôi có thể hiểu những gì mà anh đang trải qua.” Ông bỗng dừng lại vài giây. Tôi sợ rằng Dan sắp nói về chủ đề đúng sai trong chính trị hoặc xã hội. “Beth Lieberman là một phóng viên trẻ tài năng,” ông ta tiếp tục. “Cô ấy cứng rắn, nhưng cũng rất chuyên nghiệp. Đây là câu chuyện lớn cho cô ấy, và cho cả chúng tôi nữa.”
“Nghe này,” tôi cắt lời Hills - tôi cần phải làm vậy. “Từ khi đi học, hầu như tuần nào Naomi cũng viết thư cho tôi. Tôi giữ lại hết những lá thư ấy. Tôi cũng chung tay nuôi cô bé lớn lên. Chúng tôi rất gần gũi. Điều đó vô cùng có ý nghĩa với tôi.”
“Tôi nghe anh. Tôi sẽ xem có thể làm gì cho anh. Dù vậy cũng không hứa trước được.”
“Không hứa, Dan ạ.”
Giữ lời, chưa đầy một tiếng sau, Dan Hills gọi đến văn phòng FBI gặp tôi. “Vâng, chúng tôi đã nhất trí rồi,” ông ta nói. “Tôi đã nói chuyện với Beth. Như anh biết rồi đấy, điều này đặt cả hai chúng ta vào một tình huống khó khăn.”
“Tôi hiểu lời ông,” tôi nói. Tôi đã dịu đi vài phần, nhưng vẫn còn lấn cấn.
“Các phiên bản chưa chỉnh sửa của cuốn nhật ký mà Kẻ Lịch Thiệp gửi cô ấy có đề cập đến Casanova. Có vẻ như hai kẻ bọn chúng có thể nói chuyện, thậm chí chia sẻ thành quả. Chúng gần như là bạn vậy. Hình như chúng có lý do để liên lạc với nhau.”
Bingo!
Những con quái vật đang liên lạc với nhau.
Giờ thì tôi nghĩ mình biết những gì mà FBI giữ bí mật, những gì mà họ sợ bị công khai ra bên ngoài.
Có những kẻ giết người hàng loạt từ bờ biển này đến bờ biển kia.