Chương : 13
"Quái vật 21 khuôn mặt" dẫn cảnh sát vào một cuộc điều tra chưa từng thấy và đã trở thành một trong những tội ác chưa được giải quyết khó hiểu nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Trong rất nhiều những vụ án nổi tiếng ở Nhật Bản thì vụ án mang tên "Quái vật 21 khuôn mặt" là một vụ án ly kì và hết sức lạ lùng, khiến ngày nay mỗi khi có một người dân Nhật nào nhắc đến là lại khiến những người xung quanh phải rùng mình. Vụ án đã không trực tiếp gây ra một án mạng nào nhưng lại khiến một người cảnh sát phải tự thiêu và liên tục khiến các nhà chức trách phải đặt ra câu hỏi.
"Quái vật 21 khuôn mặt" là cái tên được lấy cảm hứng từ một bộ truyện trinh thám nổi tiếng của Edogawa Rampo. Dưới mỗi bức thư, tên tội phạm bí ẩn này đều lấy bí danh là "quái vật 21 khuôn mặt" và trong suốt 17 tháng vào giữa những năm 1980, hắn đã gây khủng hoảng tinh thần cho người dân Nhật và khiến cảnh sát phải nhiều phen "lao tâm khổ tứ". "Quái vật" dẫn cảnh sát vào một cuộc điều tra chưa từng thấy và đã trở thành một trong những tội ác chưa được giải quyết khó hiểu nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Một vụ bắt cóc tống tiền không thành công
Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 18/3/1984, khi ông Katsuhisa Ezaki, Giám đốc điều hành của công ty kẹo Glico bị hai gã đàn ông đeo mặt nạ bắt cóc và yêu cầu đòi tiền chuộc là 1 tỷ yên. Tuy nhiên, việc trao đổi tiền chuộc chưa kịp diễn ra thì ông Ezaki đã may mắn trốn thoát.
Vụ việc sau đó đã được đưa tin rất nhiều, một phần là vì nạn nhân là một nhân vật cấp cao có tiếng tăm, một phần là vào thời điểm đó, một vụ bắt cóc dữ dội như vậy gần như chưa từng thấy ở Nhật và nó đã gây hoang mang cho rất nhiều người. Cảnh sát đã không có bất kì manh mối nào để tìm kiếm ra kẻ đứng đằng sau vụ việc.
Những vụ khủng bố liên tiếp và các lá thư nặc danh
Vài tuần sau, vào tháng 4/1984, một vài chiếc xe trong bãi đậu xe của trụ sở công ty Glico đã bị đốt cháy và khu vực xung quanh cũng bị phá hủy một cách bí ẩn. Không lâu sau đó, vào ngày 10/5/1984, một lá thư đe dọa được tìm thấy trên một chai axit clohydric với chữ kí "Quái vật 21 khuôn mặt", bức thư tuyên bố rằng hắn đã tẩm chất độc kali xyanua vào gói kẹo của Glico và đã đem bày bán trên khắp các cửa hàng tạp hóa. Ngay sau đó, công ty Glico đã phải thu hồi lại toàn bộ số kẹo trên thị trường và điều đó khiến công ty này chịu một khoản lỗ 20 triệu đô, cùng với 400 công nhân bị sa thải.
Bằng chứng duy nhất mà cảnh sát có được là một cảnh quay trong camera an ninh cho thấy một người đàn ông mờ ám đang đặt những gói kẹo Glico bị đầu độc lên kệ một cửa hàng, người đàn ông đội mũ bóng chày và khó xác định được khuôn mặt. Đoạn video được nhiều người cho rằng hắn đã cố tình để camera quay lại nhằm mục đích giễu cợt và trêu đùa với cảnh sát.
Thời gian sau đó, "Quái vật" liên tục khủng bố cảnh sát bằng những bức thư nặc danh và trong đó nội dung đa phần là nhạo báng họ: "Thưa các sĩ quan cảnh sát ngu ngốc. Đừng nói dối nữa. Chẳng phải tất cả các tội ác đều bắt đầu bằng một lời nói dối, các người không thấy sao? Có vẻ như các người đang chịu thua rồi. Vậy tại sao không để chúng tôi giúp một tay? Chúng tôi sẽ cung cấp cho các người một đầu mối, chúng tôi đã vào nhà máy bằng cổng trước, máy đánh chữ chúng tôi sử dụng là PAN-reader và các thùng nhựa được sử dụng là rác ở ngoài đường. Ký tên: Quái vật 21 khuôn mặt."
Vụ án khiến cả nước Nhật Bản chìm trong khủng hoảng. Doanh số bán kẹo giảm mạnh. Bất ngờ, vào ngày 26/6/1984, "Quái vật" gửi đến một bức thư ghi rõ rằng "Chúng tôi tha thứ cho Glico", nhưng những lý do đằng sau toàn bộ sự việc này thì không được nhắc đến. Và hơn hết, điều này chỉ đánh dấu sự kết thúc cho việc quấy rối Glico, chứ không phải là dấu chấm dứt của việc khủng bố. Tổ chức tội phạm này nhanh chóng chuyển hướng mục tiêu sang các công ty thực phẩm lớn khác như Morinaga, Marudai Ham và House Food Corporation...
Vào tháng 10 năm 1984, quái vật gửi đến giới truyền thông một bức thư tuyên bố rằng hắn đã đầu độc 20 gói kẹo và đặt chúng lên kệ cửa hàng tạp hóa. Cảnh sát đã phải huy động lực lượng khắp cả nước để tìm ra những gói kẹo giả mạo. Tất cả những gói kẹo thu hồi đều thực sự có chứa chất độc, nhưng một điều thú vị là các gói kẹo giả mạo đều được dán nhãn cảnh báo "Nguy hiểm: Chứa chất độc".
"Người đàn ông mắt cáo" và cái chết của một vị cảnh sát
Ít lâu sau, Quái vật tuyên bố sẽ chấm dứt các hoạt động khủng bố của mình nếu nhận được 50 triệu yên. Tiền sẽ được ném xuống từ một chuyến tàu cao tốc chạy vào thành phố Kyoto, địa điểm ném tiền sẽ được xác định bằng một lá cờ trắng. Một viên cảnh sát đã được giao cho nhiệm vụ này, anh đã không nhìn thấy lá cờ trắng nào trên tuyến đường nhưng anh đã phát hiện ra một nam nhân có hành động khả nghi trên tàu. Anh mô tả người đàn ông này có dáng cao lực lưỡng và có một đôi mắt giống như mắt cáo. Sau đó cảnh sát đã nỗ lực theo dõi nhân vật tình nghi này nhưng đã để mất dấu hắn.
Tháng 11 năm 1984, Quái vật lại một lần nữa đòi 100 triệu yên để ngừng lại các hoạt động khủng bố. Hắn yêu cầu tiền phải được thả vào một cái thùng có mảnh vải trắng trên đường cao tốc Meishin. Cảnh sát đã mai phục tại đây và phát hiện ra "người đàn ông mắt cáo" lần nữa nhưng lại tiếp tục để mất dấu hắn ta.
Vào tháng 1 năm 1985, dựa trên đoạn phim video trước đó và mô tả về người đàn ông trên chuyến tàu ở Kyoto, cảnh sát đã vẽ phác họa lại khuôn mặt kẻ tình nghi và đem dán khắp nơi để truy nã. Tuy nhiên, một thời gian dài sau họ vẫn chưa thể tìm ra được manh mối nào.
Vụ việc trở thành một "rạp xiếc" truyền thông, thu hút nhiều sự chú ý của các cơ quan báo chí cả trong nước và quốc tế, và ngoài ra cũng chiếm được trí tưởng tượng của người dân Nhật. Tháng 8 năm 1985, do tuyệt vọng vì vụ án đi vào bế tắc và sự giận dữ của truyền thông, ông Yamamoto - lãnh đạo cảnh sát quận Siga, đã tự thiêu. Sau khi tin tức về vụ tự tử kinh hoàng được báo cáo, quái vật đã gửi một bức thư cuối cùng cho giới truyền thông, trong đó có ghi rằng: "Cảnh sát quận Siga đã chết. Thật là ngu ngốc. Những gì mà cảnh sát đã làm trong suốt năm tháng qua là gì? Đây sẽ là một bài học cho các người. Chúng tôi quyết định sẽ không hành hạ các công ty thực phẩm nữa. Từ bây giờ, nếu có bất kì ai tống tiền các công ty thực phẩm, thì đó không phải là chúng tôi mà là một ai đó đã giả mạo chúng tôi."
Đó cũng là bức thư cuối cùng của nhóm tội phạm khét tiếng này. Sau đó cũng không có thêm bất kì tiến triển nào trong việc điều tra truy tìm phủ phạm. Vậy là sau 17 tháng gây ám ảnh cho người dân và cảnh sát Nhật Bản, tên tội phạm đã "biến mất như một làn khói mỏng".
Vụ việc đã chính thức khép lại. Ngay cả khi "Quái vật" bị phát giác ngày hôm nay, thì hắn cũng không thể bị truy tố do vụ án đã hết hiệu lực.
Trong rất nhiều những vụ án nổi tiếng ở Nhật Bản thì vụ án mang tên "Quái vật 21 khuôn mặt" là một vụ án ly kì và hết sức lạ lùng, khiến ngày nay mỗi khi có một người dân Nhật nào nhắc đến là lại khiến những người xung quanh phải rùng mình. Vụ án đã không trực tiếp gây ra một án mạng nào nhưng lại khiến một người cảnh sát phải tự thiêu và liên tục khiến các nhà chức trách phải đặt ra câu hỏi.
"Quái vật 21 khuôn mặt" là cái tên được lấy cảm hứng từ một bộ truyện trinh thám nổi tiếng của Edogawa Rampo. Dưới mỗi bức thư, tên tội phạm bí ẩn này đều lấy bí danh là "quái vật 21 khuôn mặt" và trong suốt 17 tháng vào giữa những năm 1980, hắn đã gây khủng hoảng tinh thần cho người dân Nhật và khiến cảnh sát phải nhiều phen "lao tâm khổ tứ". "Quái vật" dẫn cảnh sát vào một cuộc điều tra chưa từng thấy và đã trở thành một trong những tội ác chưa được giải quyết khó hiểu nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Một vụ bắt cóc tống tiền không thành công
Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 18/3/1984, khi ông Katsuhisa Ezaki, Giám đốc điều hành của công ty kẹo Glico bị hai gã đàn ông đeo mặt nạ bắt cóc và yêu cầu đòi tiền chuộc là 1 tỷ yên. Tuy nhiên, việc trao đổi tiền chuộc chưa kịp diễn ra thì ông Ezaki đã may mắn trốn thoát.
Vụ việc sau đó đã được đưa tin rất nhiều, một phần là vì nạn nhân là một nhân vật cấp cao có tiếng tăm, một phần là vào thời điểm đó, một vụ bắt cóc dữ dội như vậy gần như chưa từng thấy ở Nhật và nó đã gây hoang mang cho rất nhiều người. Cảnh sát đã không có bất kì manh mối nào để tìm kiếm ra kẻ đứng đằng sau vụ việc.
Những vụ khủng bố liên tiếp và các lá thư nặc danh
Vài tuần sau, vào tháng 4/1984, một vài chiếc xe trong bãi đậu xe của trụ sở công ty Glico đã bị đốt cháy và khu vực xung quanh cũng bị phá hủy một cách bí ẩn. Không lâu sau đó, vào ngày 10/5/1984, một lá thư đe dọa được tìm thấy trên một chai axit clohydric với chữ kí "Quái vật 21 khuôn mặt", bức thư tuyên bố rằng hắn đã tẩm chất độc kali xyanua vào gói kẹo của Glico và đã đem bày bán trên khắp các cửa hàng tạp hóa. Ngay sau đó, công ty Glico đã phải thu hồi lại toàn bộ số kẹo trên thị trường và điều đó khiến công ty này chịu một khoản lỗ 20 triệu đô, cùng với 400 công nhân bị sa thải.
Bằng chứng duy nhất mà cảnh sát có được là một cảnh quay trong camera an ninh cho thấy một người đàn ông mờ ám đang đặt những gói kẹo Glico bị đầu độc lên kệ một cửa hàng, người đàn ông đội mũ bóng chày và khó xác định được khuôn mặt. Đoạn video được nhiều người cho rằng hắn đã cố tình để camera quay lại nhằm mục đích giễu cợt và trêu đùa với cảnh sát.
Thời gian sau đó, "Quái vật" liên tục khủng bố cảnh sát bằng những bức thư nặc danh và trong đó nội dung đa phần là nhạo báng họ: "Thưa các sĩ quan cảnh sát ngu ngốc. Đừng nói dối nữa. Chẳng phải tất cả các tội ác đều bắt đầu bằng một lời nói dối, các người không thấy sao? Có vẻ như các người đang chịu thua rồi. Vậy tại sao không để chúng tôi giúp một tay? Chúng tôi sẽ cung cấp cho các người một đầu mối, chúng tôi đã vào nhà máy bằng cổng trước, máy đánh chữ chúng tôi sử dụng là PAN-reader và các thùng nhựa được sử dụng là rác ở ngoài đường. Ký tên: Quái vật 21 khuôn mặt."
Vụ án khiến cả nước Nhật Bản chìm trong khủng hoảng. Doanh số bán kẹo giảm mạnh. Bất ngờ, vào ngày 26/6/1984, "Quái vật" gửi đến một bức thư ghi rõ rằng "Chúng tôi tha thứ cho Glico", nhưng những lý do đằng sau toàn bộ sự việc này thì không được nhắc đến. Và hơn hết, điều này chỉ đánh dấu sự kết thúc cho việc quấy rối Glico, chứ không phải là dấu chấm dứt của việc khủng bố. Tổ chức tội phạm này nhanh chóng chuyển hướng mục tiêu sang các công ty thực phẩm lớn khác như Morinaga, Marudai Ham và House Food Corporation...
Vào tháng 10 năm 1984, quái vật gửi đến giới truyền thông một bức thư tuyên bố rằng hắn đã đầu độc 20 gói kẹo và đặt chúng lên kệ cửa hàng tạp hóa. Cảnh sát đã phải huy động lực lượng khắp cả nước để tìm ra những gói kẹo giả mạo. Tất cả những gói kẹo thu hồi đều thực sự có chứa chất độc, nhưng một điều thú vị là các gói kẹo giả mạo đều được dán nhãn cảnh báo "Nguy hiểm: Chứa chất độc".
"Người đàn ông mắt cáo" và cái chết của một vị cảnh sát
Ít lâu sau, Quái vật tuyên bố sẽ chấm dứt các hoạt động khủng bố của mình nếu nhận được 50 triệu yên. Tiền sẽ được ném xuống từ một chuyến tàu cao tốc chạy vào thành phố Kyoto, địa điểm ném tiền sẽ được xác định bằng một lá cờ trắng. Một viên cảnh sát đã được giao cho nhiệm vụ này, anh đã không nhìn thấy lá cờ trắng nào trên tuyến đường nhưng anh đã phát hiện ra một nam nhân có hành động khả nghi trên tàu. Anh mô tả người đàn ông này có dáng cao lực lưỡng và có một đôi mắt giống như mắt cáo. Sau đó cảnh sát đã nỗ lực theo dõi nhân vật tình nghi này nhưng đã để mất dấu hắn.
Tháng 11 năm 1984, Quái vật lại một lần nữa đòi 100 triệu yên để ngừng lại các hoạt động khủng bố. Hắn yêu cầu tiền phải được thả vào một cái thùng có mảnh vải trắng trên đường cao tốc Meishin. Cảnh sát đã mai phục tại đây và phát hiện ra "người đàn ông mắt cáo" lần nữa nhưng lại tiếp tục để mất dấu hắn ta.
Vào tháng 1 năm 1985, dựa trên đoạn phim video trước đó và mô tả về người đàn ông trên chuyến tàu ở Kyoto, cảnh sát đã vẽ phác họa lại khuôn mặt kẻ tình nghi và đem dán khắp nơi để truy nã. Tuy nhiên, một thời gian dài sau họ vẫn chưa thể tìm ra được manh mối nào.
Vụ việc trở thành một "rạp xiếc" truyền thông, thu hút nhiều sự chú ý của các cơ quan báo chí cả trong nước và quốc tế, và ngoài ra cũng chiếm được trí tưởng tượng của người dân Nhật. Tháng 8 năm 1985, do tuyệt vọng vì vụ án đi vào bế tắc và sự giận dữ của truyền thông, ông Yamamoto - lãnh đạo cảnh sát quận Siga, đã tự thiêu. Sau khi tin tức về vụ tự tử kinh hoàng được báo cáo, quái vật đã gửi một bức thư cuối cùng cho giới truyền thông, trong đó có ghi rằng: "Cảnh sát quận Siga đã chết. Thật là ngu ngốc. Những gì mà cảnh sát đã làm trong suốt năm tháng qua là gì? Đây sẽ là một bài học cho các người. Chúng tôi quyết định sẽ không hành hạ các công ty thực phẩm nữa. Từ bây giờ, nếu có bất kì ai tống tiền các công ty thực phẩm, thì đó không phải là chúng tôi mà là một ai đó đã giả mạo chúng tôi."
Đó cũng là bức thư cuối cùng của nhóm tội phạm khét tiếng này. Sau đó cũng không có thêm bất kì tiến triển nào trong việc điều tra truy tìm phủ phạm. Vậy là sau 17 tháng gây ám ảnh cho người dân và cảnh sát Nhật Bản, tên tội phạm đã "biến mất như một làn khói mỏng".
Vụ việc đã chính thức khép lại. Ngay cả khi "Quái vật" bị phát giác ngày hôm nay, thì hắn cũng không thể bị truy tố do vụ án đã hết hiệu lực.