Chương : 42
Thứ bảy, ngày 18
Bệnh tình "chú phó nề" mấy hôm nay có phần trầm trọng. Thầy giáo bảo chúng tôi lại thăm. Garônê, Đêrôtxi và tôi, ba người rủ nhau đi. Chúng tôi có hỏi thử cậu quý phái Nôbix, quả nhiên cậu chối từ một cách lạnh nhạt. Cả đến anh Vôtini cũng thoái thác nữa, có lẽ anh sợ đến đấy, vôi sẽ giây bẩn bộ quần áo mới của anh chăng?
Tan học chiều, chúng tôi ại thăm anh Antôniô tức "chú phó nề" mà chúng tôi thường gọi đùa. Trời mưa như trút! Garônê đứng dừng ở giữa phố, lắc mấy đồng xu trong túi bảo chúng tôi:
_ Các anh định mua gì cho Antôniô?
Đêrôtxi và tôi liền bỏ thêm tiền mua được 3 quả cam lớn. Chúng tôi leo cầu thang đến "rầm thượng". Đến cửa nhà anh Antôniô, Đêrôtxi liền tháo bội tinh bỏ túi. Tôi hỏi anh:
_ Sao lại tháo ra?
Anh đáp:
_ Cất mề đay, vào người không, có lẽ tiện hơn.
Chúng tôi gõ cửa, cha anh Antôniô ra mở, người cao lớn, nét mặt đầy vẻ lo lắng buồn rầu.
Ông hỏi:
_ Các cậu là ai?
Garônê đáp:
_ Chúng tôi là bạn cùng lớp với anh Antôniô, chúng tôi lại thăm và biếu anh mấy quả cam.
Ông phó nề lắc đầu đáp:
_ Tội nghiệp cho em! Không chắc em còn ăn được quà của các cậu cho nữa không!
Nói xong, ông lấy tay áo gạt nước mắt rồi dẫn chúng tôi vào chỗ anh Antôniô nằm. Mẹ anh đang quỳ và gục đầu bên cạnh giường không biết chúng tôi vào.
Trên tường treo mấy cái bàn chải, một cái cuốc và một cái sàng để sàng vôi.. Ở góc nhà có cái thùng sắt và mấy cái bay.
Anh Antôniô sao mà còm và xanh thế? Anh nằm đờ và thở khò khè. hai chân anh ủ dưới cái áo ngoài của cha anh hãy còn loang lỗ những vết vôi.
Ngày thường bạn tôi xinh thế, vui thế, bây giờ nom khác hẳn đi, biết đến bao giờ anh mới lại có trò "nhăn mõm thỏ" với chúng tôi?
Garônê đặt một quả cam bên gối, cạnh mặt Antôniô. Ngửi thấy hơi, anh quay lại cầm quả cam rồi lại bỏ rơi xuống và nhìn Garônê không chớp mắt.
Garônê lên tiếng:
_ Tôi là Garônê đây! Anh có nhận ra không?
Một nụ cười nhợt nhạt thoáng qua trên miệng, bệnh nhân cố đưa tay ra, Garônê đỡ lấy và đưa lên miệng hôn rồi nói:
_ Anh Antôniô ơi! Cố lên! Anh ạ. Mai kia anh khỏi, anh lại đi học với chúng tôi. Thầy giáo sẽ cho anh ngồi cạnh tôi. Anh có bằng lòng không?
Cậu "phó nề" không nói gì.
Mẹ cậu bỗng dưng nức nở khóc:
_ Antôniô ơi!Nếu con có mệnh hệ nào thì mẹ cũng không sống được!
Ông chồng gạt đi nói:
_ Thôi, im đi! Khóc mãi tôi đến phải điên mất.
Rồi ông quay lại bảo chúng tôi:
_ Cảm ơn các cậu. Xin các cậu hãy trở về nhà, ở đây buồn lắm!
Antôniô lại nhắm nghiền đôi mắt lại như người sắp chết.
Garônê nói:
_ Thưa ông, có việc gì tôi xin làm giúp.
Ông đáp:
_ Cảm ơn các cậu có lòng quí hoá... Chúng tôi không có việc gì cả.
Nói xong, ông đưa chúng tôi ra cửa. Nhưng xuống đến lưng chừng cầu thang chúng tôi nghe có tiếng gọi!
_ Anh Garônê, anh Garônê ơi!
Chúng tôi vội lộn lên.
Ông phó hơi mừng, chạy ra bảo:
_ Cậu Garônê! Cháu vừa gọi cậu. Đã ba hôm nay cháu không nói năng gì, thế mà vừa rồi cháu gọi được cậu hai lần: Thực là một triệu chứng hay!
Anh Garônê liền bảo chúng tôi:
_ Các anh về trước. Tôi ở lại.
Nói xong, anh theo ông phó vào nhà.
Ra về, thấy mắt anh Đêrôtxi rỏ lệ, tôi hỏi:
_ Anh thương Antôniô lắm, phải không?...Anh ấy đã nói được, tất sẽ khỏi.
Đêrôtxi đáp:
_ Tôi cũng tin thế, nên không nghĩ đến Antôniô...Tôi đang nghĩ đến anh Garônê, anh ăn ở với bầu với bạn như thế thực đã chí tình, ai trông thấy cũng phải đem lòng quí mến.
Bệnh tình "chú phó nề" mấy hôm nay có phần trầm trọng. Thầy giáo bảo chúng tôi lại thăm. Garônê, Đêrôtxi và tôi, ba người rủ nhau đi. Chúng tôi có hỏi thử cậu quý phái Nôbix, quả nhiên cậu chối từ một cách lạnh nhạt. Cả đến anh Vôtini cũng thoái thác nữa, có lẽ anh sợ đến đấy, vôi sẽ giây bẩn bộ quần áo mới của anh chăng?
Tan học chiều, chúng tôi ại thăm anh Antôniô tức "chú phó nề" mà chúng tôi thường gọi đùa. Trời mưa như trút! Garônê đứng dừng ở giữa phố, lắc mấy đồng xu trong túi bảo chúng tôi:
_ Các anh định mua gì cho Antôniô?
Đêrôtxi và tôi liền bỏ thêm tiền mua được 3 quả cam lớn. Chúng tôi leo cầu thang đến "rầm thượng". Đến cửa nhà anh Antôniô, Đêrôtxi liền tháo bội tinh bỏ túi. Tôi hỏi anh:
_ Sao lại tháo ra?
Anh đáp:
_ Cất mề đay, vào người không, có lẽ tiện hơn.
Chúng tôi gõ cửa, cha anh Antôniô ra mở, người cao lớn, nét mặt đầy vẻ lo lắng buồn rầu.
Ông hỏi:
_ Các cậu là ai?
Garônê đáp:
_ Chúng tôi là bạn cùng lớp với anh Antôniô, chúng tôi lại thăm và biếu anh mấy quả cam.
Ông phó nề lắc đầu đáp:
_ Tội nghiệp cho em! Không chắc em còn ăn được quà của các cậu cho nữa không!
Nói xong, ông lấy tay áo gạt nước mắt rồi dẫn chúng tôi vào chỗ anh Antôniô nằm. Mẹ anh đang quỳ và gục đầu bên cạnh giường không biết chúng tôi vào.
Trên tường treo mấy cái bàn chải, một cái cuốc và một cái sàng để sàng vôi.. Ở góc nhà có cái thùng sắt và mấy cái bay.
Anh Antôniô sao mà còm và xanh thế? Anh nằm đờ và thở khò khè. hai chân anh ủ dưới cái áo ngoài của cha anh hãy còn loang lỗ những vết vôi.
Ngày thường bạn tôi xinh thế, vui thế, bây giờ nom khác hẳn đi, biết đến bao giờ anh mới lại có trò "nhăn mõm thỏ" với chúng tôi?
Garônê đặt một quả cam bên gối, cạnh mặt Antôniô. Ngửi thấy hơi, anh quay lại cầm quả cam rồi lại bỏ rơi xuống và nhìn Garônê không chớp mắt.
Garônê lên tiếng:
_ Tôi là Garônê đây! Anh có nhận ra không?
Một nụ cười nhợt nhạt thoáng qua trên miệng, bệnh nhân cố đưa tay ra, Garônê đỡ lấy và đưa lên miệng hôn rồi nói:
_ Anh Antôniô ơi! Cố lên! Anh ạ. Mai kia anh khỏi, anh lại đi học với chúng tôi. Thầy giáo sẽ cho anh ngồi cạnh tôi. Anh có bằng lòng không?
Cậu "phó nề" không nói gì.
Mẹ cậu bỗng dưng nức nở khóc:
_ Antôniô ơi!Nếu con có mệnh hệ nào thì mẹ cũng không sống được!
Ông chồng gạt đi nói:
_ Thôi, im đi! Khóc mãi tôi đến phải điên mất.
Rồi ông quay lại bảo chúng tôi:
_ Cảm ơn các cậu. Xin các cậu hãy trở về nhà, ở đây buồn lắm!
Antôniô lại nhắm nghiền đôi mắt lại như người sắp chết.
Garônê nói:
_ Thưa ông, có việc gì tôi xin làm giúp.
Ông đáp:
_ Cảm ơn các cậu có lòng quí hoá... Chúng tôi không có việc gì cả.
Nói xong, ông đưa chúng tôi ra cửa. Nhưng xuống đến lưng chừng cầu thang chúng tôi nghe có tiếng gọi!
_ Anh Garônê, anh Garônê ơi!
Chúng tôi vội lộn lên.
Ông phó hơi mừng, chạy ra bảo:
_ Cậu Garônê! Cháu vừa gọi cậu. Đã ba hôm nay cháu không nói năng gì, thế mà vừa rồi cháu gọi được cậu hai lần: Thực là một triệu chứng hay!
Anh Garônê liền bảo chúng tôi:
_ Các anh về trước. Tôi ở lại.
Nói xong, anh theo ông phó vào nhà.
Ra về, thấy mắt anh Đêrôtxi rỏ lệ, tôi hỏi:
_ Anh thương Antôniô lắm, phải không?...Anh ấy đã nói được, tất sẽ khỏi.
Đêrôtxi đáp:
_ Tôi cũng tin thế, nên không nghĩ đến Antôniô...Tôi đang nghĩ đến anh Garônê, anh ăn ở với bầu với bạn như thế thực đã chí tình, ai trông thấy cũng phải đem lòng quí mến.