Chương 1
1.
Mẫu thân nắm lấy tay ta xoa xoa: "Đại Ny à, đừng trách mẫu thân, Hổ nhi năm nay đã mười bốn rồi, biểu muội (em họ) con thế nào cũng cần năm lượng bạc làm sính lễ mới bằng lòng gả qua đây!".
Trời mùa đông rét buốt, mỗi ngày ta đều phải giặt sạch sẽ quần áo cho cả một nhà, phải rửa rau, nấu ăn, làm nhiều đến mức trên tay ta đều là vết nứt nẻ.
Bị bà xoa xoa thật sự rất ngứa.
Ta nhìn ra phía ngoài sảnh lớn.
Cha ngồi trên ngưỡng cửa, phì phèo khói thuốc nhưng chưa từng liếc mắt xem ta một lần nào.
Ông đã sớm quên ta rồi sao.
Trước khi các đệ đệ của ta được sinh ra, ông cũng từng cho ta ngồi trên vai rồi cùng chơi trò cưỡi ngựa với ta.
Ông còn cười đùa và nói rằng về sau nhất định sẽ tìm cho ta một vị hôn phu thân thể thật cường tráng, khỏe mạnh, thế mà giờ đây...
Ta ngoảnh mặt đi, nhỏ giọng đáp: “Không sao ạ, Quý gia rất tốt”.
Bởi vì trước đó hai vị nương tử đột ngột ch.ết bệnh trước khi vào cửa, lần này Quý gia đặc biệt đi thỉnh đại sư, vị đó nói rằng hôn sự này nhất định phải kín đáo, không được quấy rầy sá.t thần.
Vì vậy, vào ngày ta xuất giá, cha ta đã đưa ta đến Quý gia trên một chiếc xe bò.
Trên xe bò, ngay cả một bông hoa hồng cũng không có.
Đi được nửa đường thì trời bắt đầu đổ tuyết.
Ta mặc một chiếc áo bông mới do mẫu thân đặc biệt may cho, nhưng làm sao cũng không cản nổi cơn rét lạnh trong người ta.
Bởi vì chiếc áo bông trông thì bồng bềnh và nặng nề, nhưng thực ra bên trong hầu hết đều là bông lau mà không phải là sợi bông.
Vào mùa đông, gió lạnh đến thấu xương tựa như con dao cứa vào từng lớp da trên mặt ta.
Cạnh đường có một con mương khá sâu, khi nhìn kỹ sẽ khiến con người ta hoa mắt chóng mặt.
Ta nghĩ, chỉ cần con bò trượt chân thì ta có lẽ sẽ rơi vào trong đó.
Chấm dứt cuộc đời ngắn ngủi vất vả này của ta.
Tuy nhiên, thiên bất toại nhân nguyện (ông trời không chiều lòng người), đến trưa xe bò đã thuận lợi đến thôn Quý gia.
Cha vừa đánh xe vừa trầm mặc thở phào nhẹ nhõm: “Cuối cùng ta cũng đưa con đi hết quãng đường này rồi”.
Mẹ chồng (bà mẫu) cùng vị hôn phu tương lai đã đợi sẵn ở đầu thôn.
Thấy chúng ta bình an vô sự, bà vui mừng khôn xiết: “Vị thần tiên trong miếu nói rất đúng, con thật sự có thể chịu được bát tự của Tông Trúc nhà ta mà”.
Ta lén liếc mắt nhìn vị hôn phu tương lai một cái.
Chàng ấy mặc một chiếc áo sam (áo lót, áo đơn) mới màu đỏ thẫm, mũi chàng ấy hơi đỏ lên vì lạnh, dáng người thẳng tắp, rắn rỏi, nhìn về phía ta rồi khẽ gật đầu.
Chàng tiến lên trước vài bước: "Nhạc phụ đại nhân đánh xe một đường như thế cũng vất vả rồi, để tế tử (con rể) thay người đánh xe đoạn còn lại".
Nghe vậy cha ta liền bước sang một bên, Quý Tông Trúc lôi kéo nửa ngày nhưng con bò già vẫn không nhúc nhích tí nào.
Mẹ chồng ngượng ngùng cười: “Đứa nhỏ này từ nhỏ đã đọc sách nên chưa bao giờ làm việc đồng áng như thế này cả”.
Cha ta lại cầm lấy sợi dây thừng: "Lão Hoàng thật ra là sợ người lạ mặt đấy, hay cứ để ta làm đi".
Dù không mở tiệc chiêu đãi tân khách, nhưng mẹ chồng vẫn chuẩn bị rất nhiều món ăn cho chúng ta.
Bà múc cho ta một bát canh gà nóng hổi, trong đó còn có một cái đùi gà to: "Dọc đường chắc trời lạnh lắm, con mau uống một chút cho ấm người lại đi".
Ta do dự vài giây rồi gắp đùi gà trong bát của mình cho Quý Tông Trúc.
Ta nhỏ giọng nói: "Phu quân, chàng ăn đi".
Cha ta ở bên cạnh cười xòa: “Đại Ny từ nhỏ đã biết chịu khổ cực, không cần quá nuông chiều con bé đâu".
2.
Quý Tông Trúc cười nhẹ, đặt lại vào bát của ta: "Nàng gầy lắm đấy, nàng cứ ăn đi".
Mẹ chồng cũng khuyên ta: “Ăn đi con, ăn đi, nhà ta vẫn còn nhiều lắm”.
Ta dè dặt cắn một miếng, viền mắt tự nhiên đỏ lên.
Từ khi đệ đệ ta ra đời, ta không bao giờ được ăn đùi gà như thế này nữa.
Ăn cơm xong, mẹ chồng định mời cha ta ở lại một đêm, nhưng ông lo lắng chuyện ở nhà nên vội vàng đi về: "Trong nhà còn nhiều việc, ở lại cũng không tiện".
Mẹ chồng cho ông một gói trứng luộc: “Ta có ít đồ, ông mang về cho mấy đứa nhỏ ở nhà ăn”.
Nhưng cha ta từ chối không nhận.
Lúc về, ta đưa ông ra đến cửa, ông quay lại nói với ta: “Không cần tiễn nữa, từ nay về sau, nơi đây sẽ là nhà của con, nhớ phải hiếu thuận với mẹ chồng, hầu hạ trượng phu của con cho thật tốt".
Gió thổi mạnh, tuyết rơi đầy sân, nước mắt ta dường như muốn nhảy ra ngoài, nhưng ta lại không thể khóc được, ta chỉ có thể gật gật đầu: "Dạ".
Ông đã đánh xe đi được một đoạn ngắn, nhưng lại vội vàng quay lại, móc từ thắt lưng ra những đồng bạc vụn nho nhỏ nhét vào tay ta: “Con cầm lấy đi, nhớ là đừng nói với mẫu thân con”.
Khi người làng quê gả con gái, của hồi môn thường là chăn mền và vải hoa.
Đồ mẫu thân chuẩn bị cho ta trông có vẻ to và nhiều nhưng khi mẹ chồng ta cầm lên thì sắc mặt bà thay đổi hẳn.
Ta hiểu rõ, những chiếc chăn bông dày đó bên trong đều được nhét bằng bông lau.
Ta vừa áy náy vừa xấu hổ.
Nhưng cũng không biết nên nói cái gì, chỉ có thể đem bát đũa đi đến giếng nước rửa sạch.
Vừa bưng nước lên, mẹ chồng đã vội vàng chạy tới.
Bà giật lấy cái bát từ tay ta: “Đâu phải một nàng dâu vừa mới về nhà chồng liền làm việc mới đúng đạo lý đâu chứ".
Bà đặt bát xuống, nhìn thấy những vết lốm đốm nứt nẻ trên bàn tay ta, bà thở dài: “Con mau vào nhà với Tông Trúc đi”.
Ta nghe theo lời bà đi vào phòng, nhìn thấy chàng ấy đang ngồi trên giường đất đọc sách, nhưng một lúc lâu vẫn chưa viết được chữ nào.
Thấy ta bước vào, đôi tai trắng nõn của chàng chợt đỏ lên, chàng liền tránh sang một bên để ta ngồi xuống.
Thật lạ lùng, chàng ấy chỉ đọc mỗi trang Nhất Hiệt Thư kia, đọc cả một buổi chiều.
Chẳng mấy chốc đã đến bữa tối, mẹ chồng xới cho ta đầy một bát cơm trắng, bà nói rằng ta gầy quá, nên phải ăn nhiều hơn một chút nữa.
Bà ấy thực sự đối xử với ta rất tốt.
Sau bữa tối, mẹ chồng thắp nến đỏ, dán hai chữ hỷ (囍) màu đỏ lên mép chiếc giường của chúng ta.
Bà vỗ vỗ tay ta: "Chỉ tại Tông Trúc mệnh không tốt, nên ta cũng không dám thu xếp hôn sự gì cả, thực sự ta đã làm con tủi thân rồi".
Ta lắc lắc đầu: “Không, con không có tủi thân gì cả”.
Nến đỏ đã thắp được hơn nửa, nhưng chàng ấy thì vẫn chăm chú xem trang Nhất Hiệt Thư kia.
Ta nhỏ giọng hỏi: “Phu quân, chàng vẫn chưa muốn ngủ sao?”.
Chàng ấy hắng giọng nói: "Bây giờ ta đi ngủ ngay đây".
Nói xong liền chuẩn bị thổi nến.
Ta giữ chặt chàng ấy rồi nói: "Chàng không được thổi, nếu thổi rồi sẽ không thể sống cùng nhau đến bạc đầu được đâu".
Chàng ấy ngồi ở mép giường, dưới ánh nến lung linh, vẻ mặt có chút phiền muộn: “Vai ta không đủ sức để gánh, tay ta cũng không đủ lực để xách, mãi đọc sách cũng không ổn, nếu như nàng ở cùng ta, ta sợ rằng sẽ chỉ đem lại buồn tủi cho nàng thôi".
Về chuyện của chàng ấy, những người đồng hương đã nói với ta từ rất lâu trước kia rồi, chuyện tốt xấu gì cũng đều có cả.
Người ta nói rằng chàng ấy cực kỳ thông minh, mười hai tuổi đã là học trò nhỏ giỏi nhất ở đây.
Tuy nhiên, sau tám năm kể từ đó, mỗi lần thi Tú tài chàng đều thi trượt.
Rõ ràng bài thi rất hoàn hảo, mỗi bài chàng ấy viết đều lặng lẽ nhận được sự tán thưởng cùng nhất trí, nhưng cuối cùng khi yết bảng (danh sách người thi đỗ) được công bố, tên của chàng ấy vẫn không được nhắc đến.
Thêm nữa, cả hai người thê tử đều chế.t trước ngày tân hôn, cho nên mọi người trong thôn đều nói rằng chàng ấy là tảo tinh (sao chổi) chuyển thế.
Nếu không phải vì điều này, với gia thế cùng tướng mạo của chàng ấy, cũng sẽ không đến lượt ta được gả đến đây.
Ta lấy hết can đảm nắm tay chàng: “Thiếp cảm thấy chàng rất tốt, mẹ chồng cũng rất tốt với thiếp nữa”.
"Có thể gả cho chàng, thiếp không có tủi thân gì cả. Chỉ là thiếp không biết chữ, không biết phu quân có ghét bỏ thiếp hay không mà thôi?".
Chàng nhướng mi nhìn ta, sau đó đột nhiên nở nụ cười, giọng điệu dịu dàng: "Trước kia chúng ta đã gặp nhau rồi, chẳng lẽ nàng đã quên rồi sao?".
"Mùa hè năm trước có một trận mưa lớn, ta quên không mang ô...".
Ta nhớ ra rồi.
Hôm đó, ta đem ba mươi quả trứng gà trong nhà ra chợ bán, khi trở về thì trời chợt đổ mưa lớn.
Ven đường cũng không có chỗ trú mưa, may mắn có một nông phụ (người phụ nữ nông dân) tốt bụng cho ta một chiếc lá sen to.
Đi được một đoạn, ta gặp được một thư sinh đang bảo vệ một chồng sách lớn, mắt mũi, cả người đều bị ướt sũng nên ta cũng không nhìn rõ được chàng ấy là ai.
Nhưng trông chàng ấy đáng thương lắm.
Thuở nhỏ ta đã từ trong khổ cực lớn lên, vì thế một chút mưa gió này đối với ta không là gì cả, nên ta đã chạy nhanh đến nhét lá sen cho chàng ấy, sau đó dầm mưa đi một mạch về nhà.
Ta ngạc nhiên: "Thì ra là chàng sao!".
Mối hôn sự này vậy mà lại có chút hương vị của định mệnh rồi đấy.
Ta run rẩy bắt đầu lần mò cúc áo chàng: “Chăn bông thiếp đã ủ ấm rất tốt rồi, mai chàng lại đọc sách được không!".
Mẫu thân nắm lấy tay ta xoa xoa: "Đại Ny à, đừng trách mẫu thân, Hổ nhi năm nay đã mười bốn rồi, biểu muội (em họ) con thế nào cũng cần năm lượng bạc làm sính lễ mới bằng lòng gả qua đây!".
Trời mùa đông rét buốt, mỗi ngày ta đều phải giặt sạch sẽ quần áo cho cả một nhà, phải rửa rau, nấu ăn, làm nhiều đến mức trên tay ta đều là vết nứt nẻ.
Bị bà xoa xoa thật sự rất ngứa.
Ta nhìn ra phía ngoài sảnh lớn.
Cha ngồi trên ngưỡng cửa, phì phèo khói thuốc nhưng chưa từng liếc mắt xem ta một lần nào.
Ông đã sớm quên ta rồi sao.
Trước khi các đệ đệ của ta được sinh ra, ông cũng từng cho ta ngồi trên vai rồi cùng chơi trò cưỡi ngựa với ta.
Ông còn cười đùa và nói rằng về sau nhất định sẽ tìm cho ta một vị hôn phu thân thể thật cường tráng, khỏe mạnh, thế mà giờ đây...
Ta ngoảnh mặt đi, nhỏ giọng đáp: “Không sao ạ, Quý gia rất tốt”.
Bởi vì trước đó hai vị nương tử đột ngột ch.ết bệnh trước khi vào cửa, lần này Quý gia đặc biệt đi thỉnh đại sư, vị đó nói rằng hôn sự này nhất định phải kín đáo, không được quấy rầy sá.t thần.
Vì vậy, vào ngày ta xuất giá, cha ta đã đưa ta đến Quý gia trên một chiếc xe bò.
Trên xe bò, ngay cả một bông hoa hồng cũng không có.
Đi được nửa đường thì trời bắt đầu đổ tuyết.
Ta mặc một chiếc áo bông mới do mẫu thân đặc biệt may cho, nhưng làm sao cũng không cản nổi cơn rét lạnh trong người ta.
Bởi vì chiếc áo bông trông thì bồng bềnh và nặng nề, nhưng thực ra bên trong hầu hết đều là bông lau mà không phải là sợi bông.
Vào mùa đông, gió lạnh đến thấu xương tựa như con dao cứa vào từng lớp da trên mặt ta.
Cạnh đường có một con mương khá sâu, khi nhìn kỹ sẽ khiến con người ta hoa mắt chóng mặt.
Ta nghĩ, chỉ cần con bò trượt chân thì ta có lẽ sẽ rơi vào trong đó.
Chấm dứt cuộc đời ngắn ngủi vất vả này của ta.
Tuy nhiên, thiên bất toại nhân nguyện (ông trời không chiều lòng người), đến trưa xe bò đã thuận lợi đến thôn Quý gia.
Cha vừa đánh xe vừa trầm mặc thở phào nhẹ nhõm: “Cuối cùng ta cũng đưa con đi hết quãng đường này rồi”.
Mẹ chồng (bà mẫu) cùng vị hôn phu tương lai đã đợi sẵn ở đầu thôn.
Thấy chúng ta bình an vô sự, bà vui mừng khôn xiết: “Vị thần tiên trong miếu nói rất đúng, con thật sự có thể chịu được bát tự của Tông Trúc nhà ta mà”.
Ta lén liếc mắt nhìn vị hôn phu tương lai một cái.
Chàng ấy mặc một chiếc áo sam (áo lót, áo đơn) mới màu đỏ thẫm, mũi chàng ấy hơi đỏ lên vì lạnh, dáng người thẳng tắp, rắn rỏi, nhìn về phía ta rồi khẽ gật đầu.
Chàng tiến lên trước vài bước: "Nhạc phụ đại nhân đánh xe một đường như thế cũng vất vả rồi, để tế tử (con rể) thay người đánh xe đoạn còn lại".
Nghe vậy cha ta liền bước sang một bên, Quý Tông Trúc lôi kéo nửa ngày nhưng con bò già vẫn không nhúc nhích tí nào.
Mẹ chồng ngượng ngùng cười: “Đứa nhỏ này từ nhỏ đã đọc sách nên chưa bao giờ làm việc đồng áng như thế này cả”.
Cha ta lại cầm lấy sợi dây thừng: "Lão Hoàng thật ra là sợ người lạ mặt đấy, hay cứ để ta làm đi".
Dù không mở tiệc chiêu đãi tân khách, nhưng mẹ chồng vẫn chuẩn bị rất nhiều món ăn cho chúng ta.
Bà múc cho ta một bát canh gà nóng hổi, trong đó còn có một cái đùi gà to: "Dọc đường chắc trời lạnh lắm, con mau uống một chút cho ấm người lại đi".
Ta do dự vài giây rồi gắp đùi gà trong bát của mình cho Quý Tông Trúc.
Ta nhỏ giọng nói: "Phu quân, chàng ăn đi".
Cha ta ở bên cạnh cười xòa: “Đại Ny từ nhỏ đã biết chịu khổ cực, không cần quá nuông chiều con bé đâu".
2.
Quý Tông Trúc cười nhẹ, đặt lại vào bát của ta: "Nàng gầy lắm đấy, nàng cứ ăn đi".
Mẹ chồng cũng khuyên ta: “Ăn đi con, ăn đi, nhà ta vẫn còn nhiều lắm”.
Ta dè dặt cắn một miếng, viền mắt tự nhiên đỏ lên.
Từ khi đệ đệ ta ra đời, ta không bao giờ được ăn đùi gà như thế này nữa.
Ăn cơm xong, mẹ chồng định mời cha ta ở lại một đêm, nhưng ông lo lắng chuyện ở nhà nên vội vàng đi về: "Trong nhà còn nhiều việc, ở lại cũng không tiện".
Mẹ chồng cho ông một gói trứng luộc: “Ta có ít đồ, ông mang về cho mấy đứa nhỏ ở nhà ăn”.
Nhưng cha ta từ chối không nhận.
Lúc về, ta đưa ông ra đến cửa, ông quay lại nói với ta: “Không cần tiễn nữa, từ nay về sau, nơi đây sẽ là nhà của con, nhớ phải hiếu thuận với mẹ chồng, hầu hạ trượng phu của con cho thật tốt".
Gió thổi mạnh, tuyết rơi đầy sân, nước mắt ta dường như muốn nhảy ra ngoài, nhưng ta lại không thể khóc được, ta chỉ có thể gật gật đầu: "Dạ".
Ông đã đánh xe đi được một đoạn ngắn, nhưng lại vội vàng quay lại, móc từ thắt lưng ra những đồng bạc vụn nho nhỏ nhét vào tay ta: “Con cầm lấy đi, nhớ là đừng nói với mẫu thân con”.
Khi người làng quê gả con gái, của hồi môn thường là chăn mền và vải hoa.
Đồ mẫu thân chuẩn bị cho ta trông có vẻ to và nhiều nhưng khi mẹ chồng ta cầm lên thì sắc mặt bà thay đổi hẳn.
Ta hiểu rõ, những chiếc chăn bông dày đó bên trong đều được nhét bằng bông lau.
Ta vừa áy náy vừa xấu hổ.
Nhưng cũng không biết nên nói cái gì, chỉ có thể đem bát đũa đi đến giếng nước rửa sạch.
Vừa bưng nước lên, mẹ chồng đã vội vàng chạy tới.
Bà giật lấy cái bát từ tay ta: “Đâu phải một nàng dâu vừa mới về nhà chồng liền làm việc mới đúng đạo lý đâu chứ".
Bà đặt bát xuống, nhìn thấy những vết lốm đốm nứt nẻ trên bàn tay ta, bà thở dài: “Con mau vào nhà với Tông Trúc đi”.
Ta nghe theo lời bà đi vào phòng, nhìn thấy chàng ấy đang ngồi trên giường đất đọc sách, nhưng một lúc lâu vẫn chưa viết được chữ nào.
Thấy ta bước vào, đôi tai trắng nõn của chàng chợt đỏ lên, chàng liền tránh sang một bên để ta ngồi xuống.
Thật lạ lùng, chàng ấy chỉ đọc mỗi trang Nhất Hiệt Thư kia, đọc cả một buổi chiều.
Chẳng mấy chốc đã đến bữa tối, mẹ chồng xới cho ta đầy một bát cơm trắng, bà nói rằng ta gầy quá, nên phải ăn nhiều hơn một chút nữa.
Bà ấy thực sự đối xử với ta rất tốt.
Sau bữa tối, mẹ chồng thắp nến đỏ, dán hai chữ hỷ (囍) màu đỏ lên mép chiếc giường của chúng ta.
Bà vỗ vỗ tay ta: "Chỉ tại Tông Trúc mệnh không tốt, nên ta cũng không dám thu xếp hôn sự gì cả, thực sự ta đã làm con tủi thân rồi".
Ta lắc lắc đầu: “Không, con không có tủi thân gì cả”.
Nến đỏ đã thắp được hơn nửa, nhưng chàng ấy thì vẫn chăm chú xem trang Nhất Hiệt Thư kia.
Ta nhỏ giọng hỏi: “Phu quân, chàng vẫn chưa muốn ngủ sao?”.
Chàng ấy hắng giọng nói: "Bây giờ ta đi ngủ ngay đây".
Nói xong liền chuẩn bị thổi nến.
Ta giữ chặt chàng ấy rồi nói: "Chàng không được thổi, nếu thổi rồi sẽ không thể sống cùng nhau đến bạc đầu được đâu".
Chàng ấy ngồi ở mép giường, dưới ánh nến lung linh, vẻ mặt có chút phiền muộn: “Vai ta không đủ sức để gánh, tay ta cũng không đủ lực để xách, mãi đọc sách cũng không ổn, nếu như nàng ở cùng ta, ta sợ rằng sẽ chỉ đem lại buồn tủi cho nàng thôi".
Về chuyện của chàng ấy, những người đồng hương đã nói với ta từ rất lâu trước kia rồi, chuyện tốt xấu gì cũng đều có cả.
Người ta nói rằng chàng ấy cực kỳ thông minh, mười hai tuổi đã là học trò nhỏ giỏi nhất ở đây.
Tuy nhiên, sau tám năm kể từ đó, mỗi lần thi Tú tài chàng đều thi trượt.
Rõ ràng bài thi rất hoàn hảo, mỗi bài chàng ấy viết đều lặng lẽ nhận được sự tán thưởng cùng nhất trí, nhưng cuối cùng khi yết bảng (danh sách người thi đỗ) được công bố, tên của chàng ấy vẫn không được nhắc đến.
Thêm nữa, cả hai người thê tử đều chế.t trước ngày tân hôn, cho nên mọi người trong thôn đều nói rằng chàng ấy là tảo tinh (sao chổi) chuyển thế.
Nếu không phải vì điều này, với gia thế cùng tướng mạo của chàng ấy, cũng sẽ không đến lượt ta được gả đến đây.
Ta lấy hết can đảm nắm tay chàng: “Thiếp cảm thấy chàng rất tốt, mẹ chồng cũng rất tốt với thiếp nữa”.
"Có thể gả cho chàng, thiếp không có tủi thân gì cả. Chỉ là thiếp không biết chữ, không biết phu quân có ghét bỏ thiếp hay không mà thôi?".
Chàng nhướng mi nhìn ta, sau đó đột nhiên nở nụ cười, giọng điệu dịu dàng: "Trước kia chúng ta đã gặp nhau rồi, chẳng lẽ nàng đã quên rồi sao?".
"Mùa hè năm trước có một trận mưa lớn, ta quên không mang ô...".
Ta nhớ ra rồi.
Hôm đó, ta đem ba mươi quả trứng gà trong nhà ra chợ bán, khi trở về thì trời chợt đổ mưa lớn.
Ven đường cũng không có chỗ trú mưa, may mắn có một nông phụ (người phụ nữ nông dân) tốt bụng cho ta một chiếc lá sen to.
Đi được một đoạn, ta gặp được một thư sinh đang bảo vệ một chồng sách lớn, mắt mũi, cả người đều bị ướt sũng nên ta cũng không nhìn rõ được chàng ấy là ai.
Nhưng trông chàng ấy đáng thương lắm.
Thuở nhỏ ta đã từ trong khổ cực lớn lên, vì thế một chút mưa gió này đối với ta không là gì cả, nên ta đã chạy nhanh đến nhét lá sen cho chàng ấy, sau đó dầm mưa đi một mạch về nhà.
Ta ngạc nhiên: "Thì ra là chàng sao!".
Mối hôn sự này vậy mà lại có chút hương vị của định mệnh rồi đấy.
Ta run rẩy bắt đầu lần mò cúc áo chàng: “Chăn bông thiếp đã ủ ấm rất tốt rồi, mai chàng lại đọc sách được không!".