Chương 49: Thúy Hoa
Hàng ngày, Loan Châu đều đi theo Thiên Phúc ra bãi tập luyện binh sĩ, có lúc cô xuống khu bếp tự tay nấu ăn cho cậu, khi lại sang khu y dược học vài vị thuốc.
Thiên Phúc đứng trên theo dõi binh sĩ tập luyện, chợt cậu nhăn mặt khi thấy cuối hàng, một bóng dáng nữ nhi đang tập theo. Cậu bật cười làm mọi người ngơ ngác, lần đầu tiên họ thấy phó tướng cười như vậy.
Loan Châu thấy mọi người không tập nữa thì cô chạy lại chỗ cậu hỏi.
“Sao mọi người không tập nữa?”
Thiên Phúc nhìn cô.
“Giờ đến lượt tập đấu đối kháng!”
Đối kháng là hình thức tập luyện một đấu một, cả hai phải sử dụng kĩ năng đã luyện tập để hạ đối thủ, tuy nhiên không được phép đánh vào điểm yếu ngoại trừ những lúc chiên đấu thật sự. Khu vực đấu là một sân vuông rộng,ai đánh hạ được đôi thủ hoặc khiến đối thủ ra khỏi sân đấu là thắng.
Lần lượt từng binh lính đi lên đấu với nhau, Loan Châu bên dưới tay chân ngứa ngáy khó chịu, cô muốn lên đó.
Nhưng nếu cô lên đấu e là khiến mọi người khó xử, nếu cô thắng thì có thể là họ cố ý nhường, còn cô thua thì lại họ lại thất lễ, Loan Châu dù muốn nhưng cô biết điều này đành ngồi xem.
…
Phủ Lý.
Tỵ đi vào phòng gọi bà Lý ra ăn cơm, bà ừ một cái rồi đi ra, bàn ăn đã dọn sẵn, chỉ có ông bà cùng cậu Thiên Đức. Đúng là vắng bóng Loan Châu, căn nhà trở nên yên lặng hẳn đi.
Ông Lý lên tiếng phá tan sự im lặng.
“À, ngày mai tôi có ông bạn miền ngoài vào thăm, bà dặn nhà bếp lo liệu nhé!”
Bà Lý ngẫm nghĩ rồi hỏi.
“Là ông Định trước kia ở làng bên phải không? Nghe đâu ông ấy đi buôn gạo rồi lấy vợ ở miền ngoài luôn hả?”
Nghe vợ hỏi, ông Lý gật đầu trả lời.
“Ừ, hôm qua tôi sang bên ấy có việc, gặp ông ấy đưa cả vợ con về thăm quê, hẹn ngày mai sang thăm nhà ta!”
Bà Lý gật gù ra vẻ đã hiểu. Ông Định trước kia là con trai của một phú hộ, do nhà có ruộng bãi nhiều, ông lại chịu khó đi chở gạo cho người ở xa. Dần dà ông trở thành hộ buôn lúa gạo cho các xã lân cận, có khi đi xa nếu ai cần. Hơn một năm sau đó ông kết duyên với một cô gái miền ngoài rồi ra đấy làm ăn sinh sống.
Ngày hôm sau.
Như lời hẹn, ông Định cùng vợ con sang phủ Lý thăm bạn. Vợ ông là người phụ nữ miền ngoài nên bà nhuộm răng đen hết cả, lại mặc bộ tứ thân chít khăn mỏ quạ, so với phụ nữ ở vùng này thì hơi lạ. Bà nhoẻn miệng cười chào ông bà Lý, hàm răng đen nhánh đều tắp lộ ra, giọng bà cất lên.
“Em chào hai bác!”
Ông bà Lý có chút lúng túng, họ thấy cách xưng hô của bà ấy có chút lạ tạm thời chưa quen lắm, ông Định bèn nói.
“Ông Lý với bà thông cảm, ở miền ngoài họ đều nói chuyện như vậy, đây là bà Đoài vợ tôi. Còn đây là Thúy Hoa, con gái tôi!”
Ông nói rồi chỉ tay về cô gái đứng bên bà Đoài, cô gái cũng diện bộ trang phục như bà ấy, chỉ có răng là vẫn trắng. Cô cúi đầu lễ phép chào hai ông bà, giọng nói nhẹ nhàng. Thúy Hoa có đôi mắt không quá to nhưng lại đen láy, lại có đôi hàng mi dày, cong lên, gương mặt có má lúng đồng tiền e thẹn, mỗi khi cô cười lại để lộ chiếc răng khểnh nhỏ trông duyên vô cùng.
Bà Lý nhìn cô một lát, ra chiều ưng ý, họ cùng nhau vào nhà ngồi trò chuyện, ông Lý hỏi thăm gia đình công việc, rồi hai ông hàn huyên chuyện ngày xưa.
Bà Lý thì đưa hai mẹ con bà Đoài đi thăm quan trong nhà. Tuy vừa mới gặp nhưng hai bên đều rất vui vẻ tự nhiên, họ vừa đi vừa nói về con cái.
Bà Đoài cất tiếng.
“Con gái em cũng vừa tròn mười sáu đấy chị!”
Bà Lý cười nhìn Thúy Hoa.
“Vậy chắc nhiều cậu để ý lắm hả, cô xinh vậy mà!”
Thúy Hoa nghe thì đỏ mặt, cô bẽn lẽn cười lại để lộ ra chiếc răng khểnh. Đang đi thì Thúy Hoa chợt nói với mẹ.
“Mẹ ơi con để quên đồ ngoài xe rồi, con ra lấy nhé!”
Nói rồi cô đi ra bên ngoài, bà Đoài nhìn theo rồi cười nói với bà Lý.
“Ôi con bé nó đoản lắm chị ạ! Chả biết có nhà nào chịu không!”
Bà Lý lại nhớ đến Ngọc Liên, đôi khi cô cũng đãng trí như vậy, nghĩ thế bà lại cười.
Ngoài cổng, Thúy Hoa vào xe lấy bọc quà mà ông Định chuẩn bị, là ít đặc sản của vùng ngoài ấy, lúc đi vào thì lại quên mất.
Cô vừa bước xuống xe thì do tà váy phủ xuống làm Thúy Hoa bước hụt, cô chới với té xuống chợt có người nhanh chân đến đỡ lấy cô.
“A!”
Thúy Hoa khẽ la lên, cô nhận ra người vừa đỡ mì là một nam nhân, cậu ấy gương mặt chữ điền làn da hơi sạm do đi nắng nhiều. Cô cứ ngẩn ngơ nhìn cậu, rồi lại thẹn thùng buông tay cậu ra. Cậu Thiên Đức vừa từ hiệu vải đi về nhà, vừa đến cổng đã gặp Thúy Hoa, cậu hỏi.
“Cô không sao chứ? Nhìn cô…là người miền ngoài à?”
Bởi Thiên Đức vài lần chở hàng ra miền ngoài nê cậu nhận ra trang phục Thúy Hoa đang mặc. Cô vén tóc cúi đầu e thẹn.
“Vâng…!”
Thiên Đức chợt nhớ ra.
“À, cô là con của bác Định sao?”
Thấy cậu nhận ra mình, cô khấp khởi trong lòng, cái cớ ông Định sang thăm bạn là phụ, việc chính là đưa con gái sang để dò xem hai cậu nhà này thế nào để gả đi. Thúy Hoa gật đầu nhoẻn miệng cười, rồi ôm lấy bọc đồ đi vào nhà, cậu Thiên Đức thấy nụ cười ấy, tuy không rung động nhưng cũng nhoẻn môi cười lại. Cậu đi sau cô, tà áo tứ thân cứ bay bay trong gió làm cậu nhớ đến Loan Châu mỗi khi cô chạy trên hành lang.
…****************…
Thiên Phúc đứng trên theo dõi binh sĩ tập luyện, chợt cậu nhăn mặt khi thấy cuối hàng, một bóng dáng nữ nhi đang tập theo. Cậu bật cười làm mọi người ngơ ngác, lần đầu tiên họ thấy phó tướng cười như vậy.
Loan Châu thấy mọi người không tập nữa thì cô chạy lại chỗ cậu hỏi.
“Sao mọi người không tập nữa?”
Thiên Phúc nhìn cô.
“Giờ đến lượt tập đấu đối kháng!”
Đối kháng là hình thức tập luyện một đấu một, cả hai phải sử dụng kĩ năng đã luyện tập để hạ đối thủ, tuy nhiên không được phép đánh vào điểm yếu ngoại trừ những lúc chiên đấu thật sự. Khu vực đấu là một sân vuông rộng,ai đánh hạ được đôi thủ hoặc khiến đối thủ ra khỏi sân đấu là thắng.
Lần lượt từng binh lính đi lên đấu với nhau, Loan Châu bên dưới tay chân ngứa ngáy khó chịu, cô muốn lên đó.
Nhưng nếu cô lên đấu e là khiến mọi người khó xử, nếu cô thắng thì có thể là họ cố ý nhường, còn cô thua thì lại họ lại thất lễ, Loan Châu dù muốn nhưng cô biết điều này đành ngồi xem.
…
Phủ Lý.
Tỵ đi vào phòng gọi bà Lý ra ăn cơm, bà ừ một cái rồi đi ra, bàn ăn đã dọn sẵn, chỉ có ông bà cùng cậu Thiên Đức. Đúng là vắng bóng Loan Châu, căn nhà trở nên yên lặng hẳn đi.
Ông Lý lên tiếng phá tan sự im lặng.
“À, ngày mai tôi có ông bạn miền ngoài vào thăm, bà dặn nhà bếp lo liệu nhé!”
Bà Lý ngẫm nghĩ rồi hỏi.
“Là ông Định trước kia ở làng bên phải không? Nghe đâu ông ấy đi buôn gạo rồi lấy vợ ở miền ngoài luôn hả?”
Nghe vợ hỏi, ông Lý gật đầu trả lời.
“Ừ, hôm qua tôi sang bên ấy có việc, gặp ông ấy đưa cả vợ con về thăm quê, hẹn ngày mai sang thăm nhà ta!”
Bà Lý gật gù ra vẻ đã hiểu. Ông Định trước kia là con trai của một phú hộ, do nhà có ruộng bãi nhiều, ông lại chịu khó đi chở gạo cho người ở xa. Dần dà ông trở thành hộ buôn lúa gạo cho các xã lân cận, có khi đi xa nếu ai cần. Hơn một năm sau đó ông kết duyên với một cô gái miền ngoài rồi ra đấy làm ăn sinh sống.
Ngày hôm sau.
Như lời hẹn, ông Định cùng vợ con sang phủ Lý thăm bạn. Vợ ông là người phụ nữ miền ngoài nên bà nhuộm răng đen hết cả, lại mặc bộ tứ thân chít khăn mỏ quạ, so với phụ nữ ở vùng này thì hơi lạ. Bà nhoẻn miệng cười chào ông bà Lý, hàm răng đen nhánh đều tắp lộ ra, giọng bà cất lên.
“Em chào hai bác!”
Ông bà Lý có chút lúng túng, họ thấy cách xưng hô của bà ấy có chút lạ tạm thời chưa quen lắm, ông Định bèn nói.
“Ông Lý với bà thông cảm, ở miền ngoài họ đều nói chuyện như vậy, đây là bà Đoài vợ tôi. Còn đây là Thúy Hoa, con gái tôi!”
Ông nói rồi chỉ tay về cô gái đứng bên bà Đoài, cô gái cũng diện bộ trang phục như bà ấy, chỉ có răng là vẫn trắng. Cô cúi đầu lễ phép chào hai ông bà, giọng nói nhẹ nhàng. Thúy Hoa có đôi mắt không quá to nhưng lại đen láy, lại có đôi hàng mi dày, cong lên, gương mặt có má lúng đồng tiền e thẹn, mỗi khi cô cười lại để lộ chiếc răng khểnh nhỏ trông duyên vô cùng.
Bà Lý nhìn cô một lát, ra chiều ưng ý, họ cùng nhau vào nhà ngồi trò chuyện, ông Lý hỏi thăm gia đình công việc, rồi hai ông hàn huyên chuyện ngày xưa.
Bà Lý thì đưa hai mẹ con bà Đoài đi thăm quan trong nhà. Tuy vừa mới gặp nhưng hai bên đều rất vui vẻ tự nhiên, họ vừa đi vừa nói về con cái.
Bà Đoài cất tiếng.
“Con gái em cũng vừa tròn mười sáu đấy chị!”
Bà Lý cười nhìn Thúy Hoa.
“Vậy chắc nhiều cậu để ý lắm hả, cô xinh vậy mà!”
Thúy Hoa nghe thì đỏ mặt, cô bẽn lẽn cười lại để lộ ra chiếc răng khểnh. Đang đi thì Thúy Hoa chợt nói với mẹ.
“Mẹ ơi con để quên đồ ngoài xe rồi, con ra lấy nhé!”
Nói rồi cô đi ra bên ngoài, bà Đoài nhìn theo rồi cười nói với bà Lý.
“Ôi con bé nó đoản lắm chị ạ! Chả biết có nhà nào chịu không!”
Bà Lý lại nhớ đến Ngọc Liên, đôi khi cô cũng đãng trí như vậy, nghĩ thế bà lại cười.
Ngoài cổng, Thúy Hoa vào xe lấy bọc quà mà ông Định chuẩn bị, là ít đặc sản của vùng ngoài ấy, lúc đi vào thì lại quên mất.
Cô vừa bước xuống xe thì do tà váy phủ xuống làm Thúy Hoa bước hụt, cô chới với té xuống chợt có người nhanh chân đến đỡ lấy cô.
“A!”
Thúy Hoa khẽ la lên, cô nhận ra người vừa đỡ mì là một nam nhân, cậu ấy gương mặt chữ điền làn da hơi sạm do đi nắng nhiều. Cô cứ ngẩn ngơ nhìn cậu, rồi lại thẹn thùng buông tay cậu ra. Cậu Thiên Đức vừa từ hiệu vải đi về nhà, vừa đến cổng đã gặp Thúy Hoa, cậu hỏi.
“Cô không sao chứ? Nhìn cô…là người miền ngoài à?”
Bởi Thiên Đức vài lần chở hàng ra miền ngoài nê cậu nhận ra trang phục Thúy Hoa đang mặc. Cô vén tóc cúi đầu e thẹn.
“Vâng…!”
Thiên Đức chợt nhớ ra.
“À, cô là con của bác Định sao?”
Thấy cậu nhận ra mình, cô khấp khởi trong lòng, cái cớ ông Định sang thăm bạn là phụ, việc chính là đưa con gái sang để dò xem hai cậu nhà này thế nào để gả đi. Thúy Hoa gật đầu nhoẻn miệng cười, rồi ôm lấy bọc đồ đi vào nhà, cậu Thiên Đức thấy nụ cười ấy, tuy không rung động nhưng cũng nhoẻn môi cười lại. Cậu đi sau cô, tà áo tứ thân cứ bay bay trong gió làm cậu nhớ đến Loan Châu mỗi khi cô chạy trên hành lang.
…****************…