Chương : 25
Chu Hạo đã say mèm.
Cảm giác này không hề xa lạ đối với ông. Đã biết bao đêm dài, ông cứ thế ngồi cô độc trên ban công nhà mình và nốc bia ừng ực. Bia, từng ngụm từng ngụm rót vào cổ họng, cảnh tượng trước mắt trở nên méo mó, bầu trời đầy sao chói lóa đến hoa cả mắt. Gió khẽ lay động, Chu Hạo một tay cầm chai bia, một tay cầm di động, lảo đảo đi trên mép ban công, ánh mắt ngây dại nhìn chằm chằm vào ngọn hải đăng trên cầu Cốc Phong cách xa mấy trăm mét ngoài khơi.
Ngọn hải đăng này là công trình cao nhất ở Cốc Khê, ban đêm bật đèn có thể soi sáng nửa thành phố.
Nhưng giờ phút này trong mắt Chu Hạo, hình dáng của nó cũng trở nên vặn vẹo, tựa như một gã khổng lồ đang khua khoắng hai tay, hoặc một cô nàng xinh đẹp, cao ráo đang lắc lư chiếc eo thon thả.
Vào một buổi tối của mười năm trước, Chu Hạo cũng đứng ở vị trí này, cũng uống đến say mèm, cũng một tay xách chai bia một tay cầm di động, cũng dõi mắt nhìn ngọn hải đăng ở phía xa kia. Chớp mắt mười năm đã trôi qua, Chu Hạo đã già đi nhiều, mái tóc đen đã lốm đốm hoa râm, gương mặt đã phủ đầy những nếp nhăn ghi dấu thời gian, nhưng trái tim ông vẫn không thay đổi, mọi chuyện xảy ra ngỡ như chỉ mới ngày hôm qua...
Hôm qua... Chu Hạo đã trải qua một ngày đau khổ nhất trong cuộc đời mình, vợ ông đã chết, bị giết ngay trong nhà. Khi ấy ông mới ngoài ba mươi tuổi, cũng như Vương Quỳ bây giờ, tuổi trẻ háo thắng, sốc nổi, luôn tràn ngập nhiệt huyết dành cho công việc. Từ lúc bước vào nghề năm hai mươi lăm tuổi, bằng tài mưu lược và sự gan góc của mình, ông từng nhiều lần triệt phá những vụ án lớn, nhanh chóng được cấp trên cất nhắc từ đồn công an khu vực lên Sở Cảnh sát đồng thời cũng giao cho ông nhiều thách thức lớn hơn. Đối với những thứ ấy, Chu Hạo chẳng mảy may sợ hãi, ngược lại trong ông còn sục sôi một ý chí chiến đấu khó tả. Ông phải duy trì công lý, phải bảo vệ nhân dân, ông phải làm một anh hùng.
Hai năm sau khi được điều lên Sở Cảnh sát thành phố, Chu Hạo kết hôn, hôn lễ tổ chức vô cùng linh đình. Vợ ông mở cửa hàng buôn bán quần áo trong một khu thương mại của thành phố. Hai người vốn thuộc hai thế giới khác nhau nhưng nhờ mai mối mà xe duyên nên vợ nên chồng, đây âu cũng là duyên số. Sau khi kết hôn không lâu, vợ ông mang thai, chín tháng mười ngày sau thì mẹ tròn con vuông.
Lần đầu được lên chức bố,ngoài niềm hạnh phúc hân hoan, Chu Hạo càng cảm nhận rõ hơn về trách nhiệm của mình. Để vợ con được sống tốt hơn, ông càng ra sức làm việc, vùi đầu vào các vụ án bất kể ngày đêm.
Đó là một ngày Đông chí năm 2002, Chu Hạo đến cơ quan như thường lệ.
Buổi trưa, lãnh đạo bỗng nhiên triệu tập tất cả nhân viên, mở cuộc họp khẩn cấp, nội dung đại khái là: Tại phố đi bộ ở Thanh Uyển phát hiện một thi thể bị vùi trong người tuyết, khi người tuyết sụp đổ thì cái xác mới lộ ra ngoài; theo điều tra sơ bộ, cảnh sát Thanh Uyển thấy vụ án này liên quan rộng rãi nên yêu cầu sự hỗ trợ từ phía cảnh sát Cốc Khê.
Đây là một cơ hội tốt,Chu Hạo lập tức xung phong, bày tỏ mong muốn tham gia phá án, lãnh đạo cũng đồng ý, cắt cử hai người cho ông, ngày hôm sau cả ba lập tức khởi hành đến Thanh Uyển. Đồng thời cấp trên còn thành lập tổ điều tra Án mạng người tuyết 2002 nhằm tiến hành điều tra liên tỉnh. Khi ấy ngoài cảnh sát Cốc Khê ra còn có sự tham gia của các cảnh sát đến từ hai thành phố khác. Để có thể giành được thành tích nổi bật hơn mọi người trong tổ, Chu Hạo ngày đêm vùi đầu điều tra, tra tìm tài liệu, phỏng vấn người thân của nạn nhân. Quả nhiên trời không phụ lòng người, hai tháng sau, Chu Hạo tổng hợp mọi tài liệu và phát hiện ra một bí mật kinh thiên động địa.
Trong cuộc họp của tổ điều tra, Chu Hạo đã đưa ra ý kiến: Án mạng người tuyết 2002 rất có thể không phải là một vụ án mạng độc lập, mà là một vụ giết người hàng loạt, hơn nữa những lần gây án cách nhau một khoảng thời gian tương đối dài, vụ đầu tiên xảy ra năm 1962, vụ thứ hai vào năm 1982, và đến bây giờ, năm 2002, hung thủ lại lần nữa gây án, trải dài suốt bốn mươi năm, ngoài ra cả ba vụ án đều có điểm chung là lấy bối cảnh từ Truyện cổ Andersen.
Ý kiến của Chu Hạo nhận được sự đánh giá khá cao, gần như ngay lập tức, cấp trên đã phái người gửi công văn thành lập tổ chuyên án và bổ nhiệm Chu Hạo làm tổ trưởng, vụ án được đổi số hiệu thành Vụ mưu sát Andersen 6713.
Những ngày tiếp theo,Chu Hạo dẫn dắt các thành viên tổ chuyên án triển khai điều tra, thế nhưng đã bốn mươi năm trôi qua, thông tin tìm được cũng có hạn, vụ án rơi vào ngõ cụt, một điều chưa từng có trong lịch sử của Sở Cảnh sát. Một năm sau, cấp trên thấy vụ án vẫn không có tiến triển gì, bèn quyết định giải tán tổ chuyên án, nhưng dưới sự kiên trì và tự tin của Chu Hạo, cuối cùng cấp trên quyết định cho tổ chuyên án thêm thời hạn mười tháng.
Thách thức thật sự đã xảy ra chính trong mười tháng đó.
Vụ mưu sát Andersen 6713 bỗng nhiên nhận được sự quan tâm của quần chúng nhân dân, giới truyền thông bắt đầu dồn dập đưa tin. Thân là tổ trưởng tổ chuyên án, Chu Hạo bị đẩy lên trước búa rìu dư luận, lần đầu tiên ông thấy hoang mang và chịu áp lực nặng nề đến thế. Trong quãng thời gian ấy, vợ con trở thành động lực lớn nhất của ông, ông cũng vững tin rằng hung thủ rồi sẽ có một ngày sa lưới pháp luật, thế nhưng...
Thế nhưng ngay lúc vụ án có tiến triển mới thì Chu Hạo nhận được một lá thư nặc danh, nội dung đại khái bảo ông không được tiếp tục điều tra, nếu không sẽ phải hối hận. Lá thư ấy khiến Chu Hạo nhìn thấy tia hy vọng, hung thủ dùng thư nặc danh để đe dọa ông chứng tỏ hắn đã bắt đầu sốt ruột, cũng chứng minh rằng bọn họ đang điều tra đúng hướng, càng lúc càng tiến gần đến sự thật, có lẽ chỉ còn cách một bước nữa thôi.
Nửa tháng sau, Chu Hạo nửa đêm quay về phòng khách sạn, phát hiện có một chiếc áo được gấp gọn gàng, đặt trên ghế trong phòng. Ông cầm lên xem, phát hiện đó chính là chiếc áo vợ ông từng mặc trước khi kết hôn, nhưng làm cách nào nó lại xuất hiện ở thành phố Thanh Uyển xa xôi này? Chu Hạo vội gọi điện cho vợ, hay tin vợ con vẫn bình an vô sự, ông mới thở phào nhẹ nhõm.
Lúc đó dưới chiếc áo còn có một phong thư, trong đó viết: Nếu ngươi không dừng việc điều tra, ngày mai rất có thể sẽ là ngày cuối cùng của vợ ngươi...
Chu Hạo lo lắng vợ mình sẽ xảy ra bất trắc thật, bèn bảo vợ dẫn con trai về nhà mẹ đẻ, nhưng ông không hề có ý định dừng việc điều tra. Ông đã theo vụ án này suốt hơn một năm ròng, mất bao nhiêu ngày đêm miệt mài, cuối cùng mới có sự đột phá, nếu bây giờ dừng lại, không những sẽ bị giới truyền thông và quần chúng chê cười ném đá, mà còn để lại một vết nhơ trong sự nghiệp của ông.
Sáng hôm sau vừa tỉnh dậy,Chu Hạo liền gọi điện cho vợ, định hỏi cô đã đến nhà mẹ đẻ chưa, song gọi mãi vẫn không có ai bắt máy. Đến Sở Cảnh sát, suốt cả buổi sáng, Chu Hạo cứ thấp thỏm không yên, đến trưa, ông lại gọi điện cho nhà vợ nhưng bên đó nói rằng chưa thấy vợ ông tới. Một dự cảm không lành dâng lên trong lòng, Chu Hạo cố gắng xua đuổi cảm giác ấy đi nhưng không được, cuối cùng ông không kìm được, xin nghỉ phép quay về Cốc Khê. Ngay khi mở cửa bước vào nhà, một mùi máu tanh nồng nặc xộc đến, Chu Hạo sững sờ đứng chết trân tại chỗ.
Vợ ông đã chết, chết ngay trong phòng ngủ!
Chu Hạo phát hiện bên cạnh xác vợ có một quyển Truyện cổ Andersentoàn tập đã được đánh dấu, ông mở ra xem, trang đó chính là: Ngày cuối cùng.
Thời gian dường như đứng lại trong khoảnh khắc ấy, Chu Hạo ôm khuôn mặt kinh hãi, hoảng sợ của vợ vào lòng, gào khóc đau đớn, nước mắt nước mũi hòa vào nhau, cuối cùng lan xuống khóe miệng, mặn đắng, chua chát. Ông ôm xác vợ khóc nức nở gần năm phút mới sực định thần lại, con trai đâu? Thằng bé đâu rồi? Ông hớt hải đứng dậy, chạy vào phòng em bé, phát hiện con trai đang nằm ngơ ngác trong nôi, miệng ngậm núm vú giả.
Con trai là động lực duy nhất khiến ông tiếp tục sống đến bây giờ.
Không lâu sau tang lễ của vợ, Chu Hạo giao con cho cha mẹ nuôi dưỡng hộ, còn mình thì quay lại Thanh Uyển tiếp tục công việc. Lần này ông quyết tâm lôi bằng được hung thủ ra ánh sáng hòng trả thù cho vợ, nhưng ngay buổi tối quay về Thanh Uyển, ông lại nhận được một lá thư nặc danh, trong thư viết: Chẳng lẽ ngươi còn muốn mất đi đứa con trai duy nhất?
Những chữ ấy như cây kim nhọn đâm vào lồng ngực Chu Hạo, nhức nhối khôn nguôi. Ông thức trắng đêm, cuối cùng giữa bảo vệ con trai và truy bắt hung thủ, ông đã chọn con trai. Hôm sau, Chu Hạo báo cáo lên cấp trên rằng qua điều tra phát hiện các vụ án không hề liên quan đến nhau, đồng thời giải thích ngắn gọn với giới truyền thông. Một tuần sau, tổ chuyên án giải tán, Chu Hạo quay về Cốc Khê. Kể từ đó, ông có một cái nhìn khác đối với các vụ án và bắt đầu cuộc sống qua loa, được ngày nào hay ngày đó, chờ đến lúc về hưu.
Tám năm trôi qua, giờ đây con trai ông đã chín tuổi.
Nước mắt trào ra, ông dời mắt khỏi ngọn hải đăng, chầm chậm giơ di động lên, ngắm nhìn bức ảnh mình và vợ ôm nhau, cuối cùng mọi cảm xúc bộc phát mãnh liệt, ông gào khóc thất thanh giữa bóng đêm mênh mông. Tiếng khóc ấy rung động núi đồi, tựa như tiếng sấm nổ vang dội giữa trời đêm, hồi lâu sau thì biến mất ở nơi nào đó phía chân trời.
Khóc xong, Chu Hạo áp mặt lên màn hình di động lạnh lẽo một cách trìu mến, cảm nhận hơi ấm của vợ, một lúc sau, ông nhét di động vào túi, uống cạn số bia còn sót lại trong chai.
Chu Hạo đã say thật rồi,chân nam đá chân chiêu, lúc này ông chỉ cách lan can chưa đến một thước, chỉ cần sơ sẩy một chút là sẽ ngã nhào, rơi từ tầng mười xuống đất, thịt nát xương tan. Uống hết bia, Chu Hạo lắc lắc cái chai rồi vứt sang một bên, lảo đảo đi tới trước két bia, lại lấy ra một chai nữa, mở nắp tu ừng ực. Uống xong, ông xoay người ngồi xuống ghế, chợt phát hiện trên chiếc bàn tròn trước mặt có một chiếc áo được gấp gọn gàng, trên chiếc áo ấy đặt một phong thư.
Tám năm trước, tám năm sau!
Chai bia trong tay rơi xuống đất vỡ tan, ông run rẩy cầm phong thư lên, mở lá thư bên trong ra xem. Trên tờ giấy lớn chỉ vỏn vẹn một dòng chữ quen thuộc: Chẳng lẽ ngươi muốn mất cả đứa con trai duy nhất?
Cảm giác này không hề xa lạ đối với ông. Đã biết bao đêm dài, ông cứ thế ngồi cô độc trên ban công nhà mình và nốc bia ừng ực. Bia, từng ngụm từng ngụm rót vào cổ họng, cảnh tượng trước mắt trở nên méo mó, bầu trời đầy sao chói lóa đến hoa cả mắt. Gió khẽ lay động, Chu Hạo một tay cầm chai bia, một tay cầm di động, lảo đảo đi trên mép ban công, ánh mắt ngây dại nhìn chằm chằm vào ngọn hải đăng trên cầu Cốc Phong cách xa mấy trăm mét ngoài khơi.
Ngọn hải đăng này là công trình cao nhất ở Cốc Khê, ban đêm bật đèn có thể soi sáng nửa thành phố.
Nhưng giờ phút này trong mắt Chu Hạo, hình dáng của nó cũng trở nên vặn vẹo, tựa như một gã khổng lồ đang khua khoắng hai tay, hoặc một cô nàng xinh đẹp, cao ráo đang lắc lư chiếc eo thon thả.
Vào một buổi tối của mười năm trước, Chu Hạo cũng đứng ở vị trí này, cũng uống đến say mèm, cũng một tay xách chai bia một tay cầm di động, cũng dõi mắt nhìn ngọn hải đăng ở phía xa kia. Chớp mắt mười năm đã trôi qua, Chu Hạo đã già đi nhiều, mái tóc đen đã lốm đốm hoa râm, gương mặt đã phủ đầy những nếp nhăn ghi dấu thời gian, nhưng trái tim ông vẫn không thay đổi, mọi chuyện xảy ra ngỡ như chỉ mới ngày hôm qua...
Hôm qua... Chu Hạo đã trải qua một ngày đau khổ nhất trong cuộc đời mình, vợ ông đã chết, bị giết ngay trong nhà. Khi ấy ông mới ngoài ba mươi tuổi, cũng như Vương Quỳ bây giờ, tuổi trẻ háo thắng, sốc nổi, luôn tràn ngập nhiệt huyết dành cho công việc. Từ lúc bước vào nghề năm hai mươi lăm tuổi, bằng tài mưu lược và sự gan góc của mình, ông từng nhiều lần triệt phá những vụ án lớn, nhanh chóng được cấp trên cất nhắc từ đồn công an khu vực lên Sở Cảnh sát đồng thời cũng giao cho ông nhiều thách thức lớn hơn. Đối với những thứ ấy, Chu Hạo chẳng mảy may sợ hãi, ngược lại trong ông còn sục sôi một ý chí chiến đấu khó tả. Ông phải duy trì công lý, phải bảo vệ nhân dân, ông phải làm một anh hùng.
Hai năm sau khi được điều lên Sở Cảnh sát thành phố, Chu Hạo kết hôn, hôn lễ tổ chức vô cùng linh đình. Vợ ông mở cửa hàng buôn bán quần áo trong một khu thương mại của thành phố. Hai người vốn thuộc hai thế giới khác nhau nhưng nhờ mai mối mà xe duyên nên vợ nên chồng, đây âu cũng là duyên số. Sau khi kết hôn không lâu, vợ ông mang thai, chín tháng mười ngày sau thì mẹ tròn con vuông.
Lần đầu được lên chức bố,ngoài niềm hạnh phúc hân hoan, Chu Hạo càng cảm nhận rõ hơn về trách nhiệm của mình. Để vợ con được sống tốt hơn, ông càng ra sức làm việc, vùi đầu vào các vụ án bất kể ngày đêm.
Đó là một ngày Đông chí năm 2002, Chu Hạo đến cơ quan như thường lệ.
Buổi trưa, lãnh đạo bỗng nhiên triệu tập tất cả nhân viên, mở cuộc họp khẩn cấp, nội dung đại khái là: Tại phố đi bộ ở Thanh Uyển phát hiện một thi thể bị vùi trong người tuyết, khi người tuyết sụp đổ thì cái xác mới lộ ra ngoài; theo điều tra sơ bộ, cảnh sát Thanh Uyển thấy vụ án này liên quan rộng rãi nên yêu cầu sự hỗ trợ từ phía cảnh sát Cốc Khê.
Đây là một cơ hội tốt,Chu Hạo lập tức xung phong, bày tỏ mong muốn tham gia phá án, lãnh đạo cũng đồng ý, cắt cử hai người cho ông, ngày hôm sau cả ba lập tức khởi hành đến Thanh Uyển. Đồng thời cấp trên còn thành lập tổ điều tra Án mạng người tuyết 2002 nhằm tiến hành điều tra liên tỉnh. Khi ấy ngoài cảnh sát Cốc Khê ra còn có sự tham gia của các cảnh sát đến từ hai thành phố khác. Để có thể giành được thành tích nổi bật hơn mọi người trong tổ, Chu Hạo ngày đêm vùi đầu điều tra, tra tìm tài liệu, phỏng vấn người thân của nạn nhân. Quả nhiên trời không phụ lòng người, hai tháng sau, Chu Hạo tổng hợp mọi tài liệu và phát hiện ra một bí mật kinh thiên động địa.
Trong cuộc họp của tổ điều tra, Chu Hạo đã đưa ra ý kiến: Án mạng người tuyết 2002 rất có thể không phải là một vụ án mạng độc lập, mà là một vụ giết người hàng loạt, hơn nữa những lần gây án cách nhau một khoảng thời gian tương đối dài, vụ đầu tiên xảy ra năm 1962, vụ thứ hai vào năm 1982, và đến bây giờ, năm 2002, hung thủ lại lần nữa gây án, trải dài suốt bốn mươi năm, ngoài ra cả ba vụ án đều có điểm chung là lấy bối cảnh từ Truyện cổ Andersen.
Ý kiến của Chu Hạo nhận được sự đánh giá khá cao, gần như ngay lập tức, cấp trên đã phái người gửi công văn thành lập tổ chuyên án và bổ nhiệm Chu Hạo làm tổ trưởng, vụ án được đổi số hiệu thành Vụ mưu sát Andersen 6713.
Những ngày tiếp theo,Chu Hạo dẫn dắt các thành viên tổ chuyên án triển khai điều tra, thế nhưng đã bốn mươi năm trôi qua, thông tin tìm được cũng có hạn, vụ án rơi vào ngõ cụt, một điều chưa từng có trong lịch sử của Sở Cảnh sát. Một năm sau, cấp trên thấy vụ án vẫn không có tiến triển gì, bèn quyết định giải tán tổ chuyên án, nhưng dưới sự kiên trì và tự tin của Chu Hạo, cuối cùng cấp trên quyết định cho tổ chuyên án thêm thời hạn mười tháng.
Thách thức thật sự đã xảy ra chính trong mười tháng đó.
Vụ mưu sát Andersen 6713 bỗng nhiên nhận được sự quan tâm của quần chúng nhân dân, giới truyền thông bắt đầu dồn dập đưa tin. Thân là tổ trưởng tổ chuyên án, Chu Hạo bị đẩy lên trước búa rìu dư luận, lần đầu tiên ông thấy hoang mang và chịu áp lực nặng nề đến thế. Trong quãng thời gian ấy, vợ con trở thành động lực lớn nhất của ông, ông cũng vững tin rằng hung thủ rồi sẽ có một ngày sa lưới pháp luật, thế nhưng...
Thế nhưng ngay lúc vụ án có tiến triển mới thì Chu Hạo nhận được một lá thư nặc danh, nội dung đại khái bảo ông không được tiếp tục điều tra, nếu không sẽ phải hối hận. Lá thư ấy khiến Chu Hạo nhìn thấy tia hy vọng, hung thủ dùng thư nặc danh để đe dọa ông chứng tỏ hắn đã bắt đầu sốt ruột, cũng chứng minh rằng bọn họ đang điều tra đúng hướng, càng lúc càng tiến gần đến sự thật, có lẽ chỉ còn cách một bước nữa thôi.
Nửa tháng sau, Chu Hạo nửa đêm quay về phòng khách sạn, phát hiện có một chiếc áo được gấp gọn gàng, đặt trên ghế trong phòng. Ông cầm lên xem, phát hiện đó chính là chiếc áo vợ ông từng mặc trước khi kết hôn, nhưng làm cách nào nó lại xuất hiện ở thành phố Thanh Uyển xa xôi này? Chu Hạo vội gọi điện cho vợ, hay tin vợ con vẫn bình an vô sự, ông mới thở phào nhẹ nhõm.
Lúc đó dưới chiếc áo còn có một phong thư, trong đó viết: Nếu ngươi không dừng việc điều tra, ngày mai rất có thể sẽ là ngày cuối cùng của vợ ngươi...
Chu Hạo lo lắng vợ mình sẽ xảy ra bất trắc thật, bèn bảo vợ dẫn con trai về nhà mẹ đẻ, nhưng ông không hề có ý định dừng việc điều tra. Ông đã theo vụ án này suốt hơn một năm ròng, mất bao nhiêu ngày đêm miệt mài, cuối cùng mới có sự đột phá, nếu bây giờ dừng lại, không những sẽ bị giới truyền thông và quần chúng chê cười ném đá, mà còn để lại một vết nhơ trong sự nghiệp của ông.
Sáng hôm sau vừa tỉnh dậy,Chu Hạo liền gọi điện cho vợ, định hỏi cô đã đến nhà mẹ đẻ chưa, song gọi mãi vẫn không có ai bắt máy. Đến Sở Cảnh sát, suốt cả buổi sáng, Chu Hạo cứ thấp thỏm không yên, đến trưa, ông lại gọi điện cho nhà vợ nhưng bên đó nói rằng chưa thấy vợ ông tới. Một dự cảm không lành dâng lên trong lòng, Chu Hạo cố gắng xua đuổi cảm giác ấy đi nhưng không được, cuối cùng ông không kìm được, xin nghỉ phép quay về Cốc Khê. Ngay khi mở cửa bước vào nhà, một mùi máu tanh nồng nặc xộc đến, Chu Hạo sững sờ đứng chết trân tại chỗ.
Vợ ông đã chết, chết ngay trong phòng ngủ!
Chu Hạo phát hiện bên cạnh xác vợ có một quyển Truyện cổ Andersentoàn tập đã được đánh dấu, ông mở ra xem, trang đó chính là: Ngày cuối cùng.
Thời gian dường như đứng lại trong khoảnh khắc ấy, Chu Hạo ôm khuôn mặt kinh hãi, hoảng sợ của vợ vào lòng, gào khóc đau đớn, nước mắt nước mũi hòa vào nhau, cuối cùng lan xuống khóe miệng, mặn đắng, chua chát. Ông ôm xác vợ khóc nức nở gần năm phút mới sực định thần lại, con trai đâu? Thằng bé đâu rồi? Ông hớt hải đứng dậy, chạy vào phòng em bé, phát hiện con trai đang nằm ngơ ngác trong nôi, miệng ngậm núm vú giả.
Con trai là động lực duy nhất khiến ông tiếp tục sống đến bây giờ.
Không lâu sau tang lễ của vợ, Chu Hạo giao con cho cha mẹ nuôi dưỡng hộ, còn mình thì quay lại Thanh Uyển tiếp tục công việc. Lần này ông quyết tâm lôi bằng được hung thủ ra ánh sáng hòng trả thù cho vợ, nhưng ngay buổi tối quay về Thanh Uyển, ông lại nhận được một lá thư nặc danh, trong thư viết: Chẳng lẽ ngươi còn muốn mất đi đứa con trai duy nhất?
Những chữ ấy như cây kim nhọn đâm vào lồng ngực Chu Hạo, nhức nhối khôn nguôi. Ông thức trắng đêm, cuối cùng giữa bảo vệ con trai và truy bắt hung thủ, ông đã chọn con trai. Hôm sau, Chu Hạo báo cáo lên cấp trên rằng qua điều tra phát hiện các vụ án không hề liên quan đến nhau, đồng thời giải thích ngắn gọn với giới truyền thông. Một tuần sau, tổ chuyên án giải tán, Chu Hạo quay về Cốc Khê. Kể từ đó, ông có một cái nhìn khác đối với các vụ án và bắt đầu cuộc sống qua loa, được ngày nào hay ngày đó, chờ đến lúc về hưu.
Tám năm trôi qua, giờ đây con trai ông đã chín tuổi.
Nước mắt trào ra, ông dời mắt khỏi ngọn hải đăng, chầm chậm giơ di động lên, ngắm nhìn bức ảnh mình và vợ ôm nhau, cuối cùng mọi cảm xúc bộc phát mãnh liệt, ông gào khóc thất thanh giữa bóng đêm mênh mông. Tiếng khóc ấy rung động núi đồi, tựa như tiếng sấm nổ vang dội giữa trời đêm, hồi lâu sau thì biến mất ở nơi nào đó phía chân trời.
Khóc xong, Chu Hạo áp mặt lên màn hình di động lạnh lẽo một cách trìu mến, cảm nhận hơi ấm của vợ, một lúc sau, ông nhét di động vào túi, uống cạn số bia còn sót lại trong chai.
Chu Hạo đã say thật rồi,chân nam đá chân chiêu, lúc này ông chỉ cách lan can chưa đến một thước, chỉ cần sơ sẩy một chút là sẽ ngã nhào, rơi từ tầng mười xuống đất, thịt nát xương tan. Uống hết bia, Chu Hạo lắc lắc cái chai rồi vứt sang một bên, lảo đảo đi tới trước két bia, lại lấy ra một chai nữa, mở nắp tu ừng ực. Uống xong, ông xoay người ngồi xuống ghế, chợt phát hiện trên chiếc bàn tròn trước mặt có một chiếc áo được gấp gọn gàng, trên chiếc áo ấy đặt một phong thư.
Tám năm trước, tám năm sau!
Chai bia trong tay rơi xuống đất vỡ tan, ông run rẩy cầm phong thư lên, mở lá thư bên trong ra xem. Trên tờ giấy lớn chỉ vỏn vẹn một dòng chữ quen thuộc: Chẳng lẽ ngươi muốn mất cả đứa con trai duy nhất?