Chương : 29
Cái tai họa nọ không phải là động đất, cháy rừng, núi lở hay đường hầm sụt. Nó không phải là cái tai hoạ từ ngoại cảnh mà là từ bên trong nên hết sức chua xót vì nó chặn mất cái lối thoát thân mà Grenouille ưng nhất. Nó xảy ra trong giấc ngủ. Trong giấc mơ thì đúng hơn. Trong giấc mơ, khi gã ngủ trong trái tim tưởng tượng của gã thì càng chính xác hơn nữa.
Lúc ấy gã đang nằm ngủ trên chiếc ghế dài trong phòng khách đỏ tía. Quanh gã là những chai đã cạn. Gã đã uống nhiều lắm rồi, sau cùng lại làm những hai chai mùi thơm cô gái tóc đỏ. Có lẽ như thế là quá nhiều vì lần này dẫu ngủ say như chết gã vẫn mơ thấy những giấc mơ lằng nhằng quái đản. Cái mớ lằng nhằng này rõ ràng là những mảnh của một mùi. Mới đầu chúng kéo ngang mũi Grenouille như một sợi chỉ mỏng manh, rồi phình ra như mây vậy. Lúc ấy gã như thể đứng giữa một cánh đồng hoang có sương mù bốc lên. Sương mù mỗi lúc mỗi dâng cao. Chẳng bao lâu Grenouille bị bao phủ hoàn toàn bằng sương mù, đẫm sương mù và trong làn sương mù ấy không có một chút không khí nào, để khỏi chết ngạt, gã phải hít sương mù ấy. Mà sương mù là một mùi, như đã nói. Và Grenouille biết đó là mùi gì. Sương mù chính là mùi gã. Mũi của gã, của Grenouille, là sương mù.
Mặc dù Grenouille biết đó là mùi của gã nhưng gã lại không ngửi ra nổi, thế mới kinh hoàng. Dù chết đuối trong cái mùi ấy gã cũng không thể nào ngửi ra nổi.
Khi thấy rõ điều đó, gã gào lên khủng khiếp như thể bị thiêu sống. Tiếng gào phá toang tường căn phòng khách đỏ tía, phá tan cả những lớp tường của toà lâu đài, vọt ra khỏi trái tim, băng qua những đường hào, những đầm lầy, những sa mạc, phóng ào ào như một cơn bão lửa trong cảnh vật ban đêm của tâm hồn gã; tiếng gào vang ra từ miệng gã, xuyên suốt đường hầm ngoằn ngoèo tới tận thế giới bên ngoài, vượt cả cao nguyên Saint-Flour như thể chính ngọn núi kêu gào vậy. Grenouille thức giấc bởi tiếng gào của chính gã. Gã đạp lung tung như để xua đi đám sương mù không thể ngửi ra mùi muốn làm gã chết ngộp ấy. Gã sợ gần chết, người run lập cập vì khiếp đảm. Nếu tiếng gào không xé toang màn sương thì gã đã chết đuối trong chính gã rồi, một cái chết khủng khiếp. Nghĩ đến mà toát mồ hôi. Trong lúc ngồi run, thử gom lại những ý nghĩ sợ hãi tản mạn thì gã chắc chắn một điều: gã sẽ phải thay đổi cuộc sống, chỉ vì gã không muốn sống lại một giấc mơ kinh hoàng như thế lần thứ hai. Lần thứ hai chắc chắn gã sẽ không sống sót.
Gã vắt cái chăn thô lên vai rồi bò ra ngoài.
Ngoài kia đang buổi sáng, một sáng cuối tháng hai. Có mặt trời. Đất có mùi đá ướt, rêu và nước. Gió thoảng mùi thơm của thu mẫu đơn. Gã ngồi xổm trên đá trước cửa hang, sưởi nắng. Gã hít làn không khí trong lành. Gã vẫn còn rùng mình khi nghĩ đến làn sương mù mà gã đã chạy thoát và khi thấy ấm ở lưng thì gã lại rùng mình vì sảng khoái. May mà cái thế giới bên ngoài vẫn còn, dẫu chỉ để dùng làm nơi chạy trốn. Không biết phải hình dung sự kinh hoàng như thế nào nếu gã không còn thấy thế giới ở cuối đường hầm? Không ánh sáng, không mùi, không gì cả, chỉ có cái màn sương kinh khủng ấy ở trong, ở ngoài, cùng khắp…
Gã bớt choáng dần. Sự sợ hãi cũng từ từ nới lỏng cái siết và Grenouille cảm thấy an toàn hơn. Tới gần trưa thì gã thản nhiên trở lại. Gã đưa ngón tay trỏ và giữa lên mũi rồi hít hơi qua kẽ ngón tay. Gã ngửi ra không khí của mùa xuân ẩm và đậm đà của thu mẫu đơn. Còn chẳng ngửi thấy gì từ ngón tay cả. Gã lật tay, ngửi lòng bàn tay. Gã cảm thấy bàn tay ấm nhưng không ngửi thấy gì hết. Gã xắn cái tay áo rách buơm lên, gí mũi vào khuỷu tay. Gã biết chỗ này ai cũng có mùi riêng cả. Thế mà gã vẫn không ngửi thấy gì, nách không, chân cũng không mà ở bộ phận sinh dục – gã đã phải gắng hết sức cúi người xuống – cũng không nốt. Thật lố bịch! Gã, Grenouille này, có thể đánh hơi bất kỳ ai ở cách hàng dặm lại không thể ngửi thấy mùi gì ở bộ phận sinh dục của mình chỉ cách một gang tay! Tuy vậy gã không hoảng hốt mà bình tĩnh suy nghĩ rồi tự nhủ như sau: không phải ta không có mùi vì mọi vật đều có mùi. Ta không ngửi ra được ta có mùi chẳng qua vì ta đã ngửi mùi ấy ngày này qua ngày khác từ lúc mới sinh nên mũi của ta đã quá quen đến nỗi không cảm nhận ra cái mùi ấy đấy thôi. Nếu tách được cái mùi của ta, hay chỉ một phần thôi, khỏi cơ thể thì sau một thời gian một thói quen hẳn ta sẽ ngửi ra được cái mùi ấy, nghĩa là ngửi ra chính ta.
Gã để chăn xuống rồi cởi quần áo – những mảnh, những giẻ rách – nghĩa là những gì còn sót lại của quần áo suốt bảy năm gã chưa hề cởi. Chắc chắn chúng phải đẫm mùi của gã chứ. Gã quẳng chúng thành một đống trước cửa hang rồi bỏ đi một quãng xa. Rồi gã lại leo lên đỉnh núi, lần thứ nhất sau bảy năm, gã đứng lại đúng cái chỗ đã đứng lần mới tới, hướng mũi về phía tây, để mặc cho gió rít qua cái thân thể trần truồng. Ý định của gã là để cho bay hết mùi đi rồi hứng đầy gió tây có mùi của biển và những đồng cỏ ẩm ướt để át hẳn mùi gã, như thế sẽ tạo ra sự chênh lệch về mùi giữa gã, Grenouille, với cái đống quần áo, và như thế gã hoàn toàn có khả năng nhận biết rõ rệt. Để cho mùi gã ít vào mũi nhất, gã khom người tới trước, hết sức vươn cổ về phía ngược gió, và duỗi tay ra đàng sau. Trông gã giống như một vận động viên bơi lội sắp nhảy xuống nước.
Gã đứng liền mấy tiếng trong cái tư thế hết sức dị hợm; nắng tuy yếu nhưng cũng đủ làm cho da gã vốn trắng bợt như dòi vì thiếu ánh sáng trở nên đỏ như tôm luộc. Xẩm tối gã xuống lại hang. Gã trông thấy đống quần áo ngay từ xa , còn cách mấy mét gã đã bịt chặt mũi và chỉ bỏ ra khi gã gí sát mũi vào đấy. Gã làm cách ngửi thử như đã học được của Baldini, hít nhanh vào rồi thở ra từ từ. Để bắt được mùi, gã khum hai bàn tay lại như cái chuông trên đống quần áo còn cái mũi là núm chuông. Gã làm đủ cách để ngửi cho ra mùi gã từ đống quần áo. Nhưng không có mùi ấy. Dứt khoát không có. Có cả nghìn mùi khác ở đấy: mùi đá, cát, rêu, nhựa cây, máu quạ, thậm chí mùi dồi gã mua gần Sully mấy năm về trước vẫn còn rành rành. Quần áo này mang một thứ nhật ký về mùi của bảy tám năm qua. Chỉ riêng mùi gã, kẻ đã mang chúng suốt không hề đứt quãng những năm ấy, lại không có.
Giờ thì gã hơi lo. Mặt trời đã lặn. Gã đứng tồng ngồng trước cửa hầm, nơi gã đã sống bảy năm dài ở cái đầu tối tăm kia. Gió lạnh và gã cóng người nhưng gã không nhận thấy mình cóng bởi trong người gã có một cái lạnh đối chọi, đó là sự sợ hãi. Nó không phải sự sợ hãi gã có trong mơ, cái sợ chết – ngạt – bởi – chính – mình quái đản phải tống khứ cho bằng được và gã đã thoát. Nỗi sợ mà gã cảm thấy lúc này là không rõ về chính mình. Nó ngược hẳn với nỗi sợ kia. Gã không chạy thoát nổi nó, mà phải đương đầu. Gã phải biết thật chắc chắn gã có mùi hay không cho dù sự thật kinh hoàng đến đâu đi nữa. Phải biết ngay. Tức khắc.
Gã trở vào trong hầm. Chỉ sau vài mét, bóng tối đã bao trùm gã nhưng gã vẫn đi như trong ánh sáng ban ngày. Gã đi đoạn đường này đã mấy nghìn lần, rõ từng nấc và từng chỗ quanh, ngửi ra từng cây đá lòng thòng như mũi hay từng mỏm đá nhỏ nhất nhô ra. Tìm đường không khó. Chống chọi lại với những hồi tưởng về giấc mơ khiếp sợ bóng tối mói khó, chúng cứ mãi dâng lên như đợt sóng triều theo từng bước gã đi. Nhưng gã can đảm lắm. Có nghĩa là gã lấy cái sợ chưa biết để đối chọi với cái sợ đã biết và gã thành công vì gã biết không có chọn lựa nào khác. Khi đến được cuối đường hầm rồi, nơi mà chỗ đá lở dốc lên, thì hai nỗi sợ biến mất cả. Gã thấy bình thản, đầu óc tỉnh táo còn mũi thì như cái dao mổ đã được mài sắc. Gã ngồi xổm, bịt mắt, ngửi. Nơi đây, trong cái mộ bằng đá xa hẳn thế giới này, gã đã nằm suốt bảy năm. Còn đâu nữa trên thế giới này có mùi gã nếu không phải là ở đây! Gã thở từ từ. Gã kiểm nghiệm thật kỹ. Gã không vội vàng phán đoán. Gã ngồi chồm hổm mười lăm phút. Gã có một trí nhớ không nhầm lẫn nên biết rất rõ bảy năm về trước chỗ này có mùi gì: mùi tinh khiết của đá, lạnh, ẩm và muối vì chưa có sinh vật nào, dù người hay thú, đã từng vào đấy…Nhưng mùi lúc này y hệt trước kia.
Gã còn ngồi xổm thêm một lát nữa, rất bình tĩnh, chỉ hơi gục gặc đầu. Đoạn đi ra, mới đầu còn lom khom rồi thẳng người khi đường hầm đủ cao.
Ra tới ngoài gã khoác lại mớ giẻ rách (giầy gã đã hư từ mấy năm trước), vắt chăn thô lên vai rồi ngay đêm ấy rời khỏi Plomb du Cantal đi về miền nam.
Lúc ấy gã đang nằm ngủ trên chiếc ghế dài trong phòng khách đỏ tía. Quanh gã là những chai đã cạn. Gã đã uống nhiều lắm rồi, sau cùng lại làm những hai chai mùi thơm cô gái tóc đỏ. Có lẽ như thế là quá nhiều vì lần này dẫu ngủ say như chết gã vẫn mơ thấy những giấc mơ lằng nhằng quái đản. Cái mớ lằng nhằng này rõ ràng là những mảnh của một mùi. Mới đầu chúng kéo ngang mũi Grenouille như một sợi chỉ mỏng manh, rồi phình ra như mây vậy. Lúc ấy gã như thể đứng giữa một cánh đồng hoang có sương mù bốc lên. Sương mù mỗi lúc mỗi dâng cao. Chẳng bao lâu Grenouille bị bao phủ hoàn toàn bằng sương mù, đẫm sương mù và trong làn sương mù ấy không có một chút không khí nào, để khỏi chết ngạt, gã phải hít sương mù ấy. Mà sương mù là một mùi, như đã nói. Và Grenouille biết đó là mùi gì. Sương mù chính là mùi gã. Mũi của gã, của Grenouille, là sương mù.
Mặc dù Grenouille biết đó là mùi của gã nhưng gã lại không ngửi ra nổi, thế mới kinh hoàng. Dù chết đuối trong cái mùi ấy gã cũng không thể nào ngửi ra nổi.
Khi thấy rõ điều đó, gã gào lên khủng khiếp như thể bị thiêu sống. Tiếng gào phá toang tường căn phòng khách đỏ tía, phá tan cả những lớp tường của toà lâu đài, vọt ra khỏi trái tim, băng qua những đường hào, những đầm lầy, những sa mạc, phóng ào ào như một cơn bão lửa trong cảnh vật ban đêm của tâm hồn gã; tiếng gào vang ra từ miệng gã, xuyên suốt đường hầm ngoằn ngoèo tới tận thế giới bên ngoài, vượt cả cao nguyên Saint-Flour như thể chính ngọn núi kêu gào vậy. Grenouille thức giấc bởi tiếng gào của chính gã. Gã đạp lung tung như để xua đi đám sương mù không thể ngửi ra mùi muốn làm gã chết ngộp ấy. Gã sợ gần chết, người run lập cập vì khiếp đảm. Nếu tiếng gào không xé toang màn sương thì gã đã chết đuối trong chính gã rồi, một cái chết khủng khiếp. Nghĩ đến mà toát mồ hôi. Trong lúc ngồi run, thử gom lại những ý nghĩ sợ hãi tản mạn thì gã chắc chắn một điều: gã sẽ phải thay đổi cuộc sống, chỉ vì gã không muốn sống lại một giấc mơ kinh hoàng như thế lần thứ hai. Lần thứ hai chắc chắn gã sẽ không sống sót.
Gã vắt cái chăn thô lên vai rồi bò ra ngoài.
Ngoài kia đang buổi sáng, một sáng cuối tháng hai. Có mặt trời. Đất có mùi đá ướt, rêu và nước. Gió thoảng mùi thơm của thu mẫu đơn. Gã ngồi xổm trên đá trước cửa hang, sưởi nắng. Gã hít làn không khí trong lành. Gã vẫn còn rùng mình khi nghĩ đến làn sương mù mà gã đã chạy thoát và khi thấy ấm ở lưng thì gã lại rùng mình vì sảng khoái. May mà cái thế giới bên ngoài vẫn còn, dẫu chỉ để dùng làm nơi chạy trốn. Không biết phải hình dung sự kinh hoàng như thế nào nếu gã không còn thấy thế giới ở cuối đường hầm? Không ánh sáng, không mùi, không gì cả, chỉ có cái màn sương kinh khủng ấy ở trong, ở ngoài, cùng khắp…
Gã bớt choáng dần. Sự sợ hãi cũng từ từ nới lỏng cái siết và Grenouille cảm thấy an toàn hơn. Tới gần trưa thì gã thản nhiên trở lại. Gã đưa ngón tay trỏ và giữa lên mũi rồi hít hơi qua kẽ ngón tay. Gã ngửi ra không khí của mùa xuân ẩm và đậm đà của thu mẫu đơn. Còn chẳng ngửi thấy gì từ ngón tay cả. Gã lật tay, ngửi lòng bàn tay. Gã cảm thấy bàn tay ấm nhưng không ngửi thấy gì hết. Gã xắn cái tay áo rách buơm lên, gí mũi vào khuỷu tay. Gã biết chỗ này ai cũng có mùi riêng cả. Thế mà gã vẫn không ngửi thấy gì, nách không, chân cũng không mà ở bộ phận sinh dục – gã đã phải gắng hết sức cúi người xuống – cũng không nốt. Thật lố bịch! Gã, Grenouille này, có thể đánh hơi bất kỳ ai ở cách hàng dặm lại không thể ngửi thấy mùi gì ở bộ phận sinh dục của mình chỉ cách một gang tay! Tuy vậy gã không hoảng hốt mà bình tĩnh suy nghĩ rồi tự nhủ như sau: không phải ta không có mùi vì mọi vật đều có mùi. Ta không ngửi ra được ta có mùi chẳng qua vì ta đã ngửi mùi ấy ngày này qua ngày khác từ lúc mới sinh nên mũi của ta đã quá quen đến nỗi không cảm nhận ra cái mùi ấy đấy thôi. Nếu tách được cái mùi của ta, hay chỉ một phần thôi, khỏi cơ thể thì sau một thời gian một thói quen hẳn ta sẽ ngửi ra được cái mùi ấy, nghĩa là ngửi ra chính ta.
Gã để chăn xuống rồi cởi quần áo – những mảnh, những giẻ rách – nghĩa là những gì còn sót lại của quần áo suốt bảy năm gã chưa hề cởi. Chắc chắn chúng phải đẫm mùi của gã chứ. Gã quẳng chúng thành một đống trước cửa hang rồi bỏ đi một quãng xa. Rồi gã lại leo lên đỉnh núi, lần thứ nhất sau bảy năm, gã đứng lại đúng cái chỗ đã đứng lần mới tới, hướng mũi về phía tây, để mặc cho gió rít qua cái thân thể trần truồng. Ý định của gã là để cho bay hết mùi đi rồi hứng đầy gió tây có mùi của biển và những đồng cỏ ẩm ướt để át hẳn mùi gã, như thế sẽ tạo ra sự chênh lệch về mùi giữa gã, Grenouille, với cái đống quần áo, và như thế gã hoàn toàn có khả năng nhận biết rõ rệt. Để cho mùi gã ít vào mũi nhất, gã khom người tới trước, hết sức vươn cổ về phía ngược gió, và duỗi tay ra đàng sau. Trông gã giống như một vận động viên bơi lội sắp nhảy xuống nước.
Gã đứng liền mấy tiếng trong cái tư thế hết sức dị hợm; nắng tuy yếu nhưng cũng đủ làm cho da gã vốn trắng bợt như dòi vì thiếu ánh sáng trở nên đỏ như tôm luộc. Xẩm tối gã xuống lại hang. Gã trông thấy đống quần áo ngay từ xa , còn cách mấy mét gã đã bịt chặt mũi và chỉ bỏ ra khi gã gí sát mũi vào đấy. Gã làm cách ngửi thử như đã học được của Baldini, hít nhanh vào rồi thở ra từ từ. Để bắt được mùi, gã khum hai bàn tay lại như cái chuông trên đống quần áo còn cái mũi là núm chuông. Gã làm đủ cách để ngửi cho ra mùi gã từ đống quần áo. Nhưng không có mùi ấy. Dứt khoát không có. Có cả nghìn mùi khác ở đấy: mùi đá, cát, rêu, nhựa cây, máu quạ, thậm chí mùi dồi gã mua gần Sully mấy năm về trước vẫn còn rành rành. Quần áo này mang một thứ nhật ký về mùi của bảy tám năm qua. Chỉ riêng mùi gã, kẻ đã mang chúng suốt không hề đứt quãng những năm ấy, lại không có.
Giờ thì gã hơi lo. Mặt trời đã lặn. Gã đứng tồng ngồng trước cửa hầm, nơi gã đã sống bảy năm dài ở cái đầu tối tăm kia. Gió lạnh và gã cóng người nhưng gã không nhận thấy mình cóng bởi trong người gã có một cái lạnh đối chọi, đó là sự sợ hãi. Nó không phải sự sợ hãi gã có trong mơ, cái sợ chết – ngạt – bởi – chính – mình quái đản phải tống khứ cho bằng được và gã đã thoát. Nỗi sợ mà gã cảm thấy lúc này là không rõ về chính mình. Nó ngược hẳn với nỗi sợ kia. Gã không chạy thoát nổi nó, mà phải đương đầu. Gã phải biết thật chắc chắn gã có mùi hay không cho dù sự thật kinh hoàng đến đâu đi nữa. Phải biết ngay. Tức khắc.
Gã trở vào trong hầm. Chỉ sau vài mét, bóng tối đã bao trùm gã nhưng gã vẫn đi như trong ánh sáng ban ngày. Gã đi đoạn đường này đã mấy nghìn lần, rõ từng nấc và từng chỗ quanh, ngửi ra từng cây đá lòng thòng như mũi hay từng mỏm đá nhỏ nhất nhô ra. Tìm đường không khó. Chống chọi lại với những hồi tưởng về giấc mơ khiếp sợ bóng tối mói khó, chúng cứ mãi dâng lên như đợt sóng triều theo từng bước gã đi. Nhưng gã can đảm lắm. Có nghĩa là gã lấy cái sợ chưa biết để đối chọi với cái sợ đã biết và gã thành công vì gã biết không có chọn lựa nào khác. Khi đến được cuối đường hầm rồi, nơi mà chỗ đá lở dốc lên, thì hai nỗi sợ biến mất cả. Gã thấy bình thản, đầu óc tỉnh táo còn mũi thì như cái dao mổ đã được mài sắc. Gã ngồi xổm, bịt mắt, ngửi. Nơi đây, trong cái mộ bằng đá xa hẳn thế giới này, gã đã nằm suốt bảy năm. Còn đâu nữa trên thế giới này có mùi gã nếu không phải là ở đây! Gã thở từ từ. Gã kiểm nghiệm thật kỹ. Gã không vội vàng phán đoán. Gã ngồi chồm hổm mười lăm phút. Gã có một trí nhớ không nhầm lẫn nên biết rất rõ bảy năm về trước chỗ này có mùi gì: mùi tinh khiết của đá, lạnh, ẩm và muối vì chưa có sinh vật nào, dù người hay thú, đã từng vào đấy…Nhưng mùi lúc này y hệt trước kia.
Gã còn ngồi xổm thêm một lát nữa, rất bình tĩnh, chỉ hơi gục gặc đầu. Đoạn đi ra, mới đầu còn lom khom rồi thẳng người khi đường hầm đủ cao.
Ra tới ngoài gã khoác lại mớ giẻ rách (giầy gã đã hư từ mấy năm trước), vắt chăn thô lên vai rồi ngay đêm ấy rời khỏi Plomb du Cantal đi về miền nam.