Chương : 5
Quay lại trường, tôi nhanh chóng quay về với nếp sinh hoạt cũ và có cảm tưởng như về lại mái nhà xưa. Chỉ vài ngày sau, cả học sinh cũng ổn định nhịp sống. Teresa thay đổi một cách ngoạn mục. Hầu như nó đã từ bỏ cái vẻ mặt sợ sệt trước kia và có thể dễ dàng hòa hợp với bọn con gái khác.
Daisy Hetherington muốn biết nó cư xử thế nào, thế là tôi sung sướng báo cáo với cô là mọi chuyện đều tốt đẹp trên mức mong đợi.
“ Vấn đề của Teresa là ở chỗ nó cảm thấy cô đơn và không cần thiết cho ai cả.” Tôi giải thích. “ Ngay khi cô bé nhìn thấy mọi người vui sướng khi có mình, nó đã thay đổi và trở thành một thiếu nữ hồn nhiên vui tươi.”
“ Thật đáng mừng là tất cả rắc rối của chúng ta đã được giải quyết dễ dàng.” Daisy nói, mỉm cười vui vẻ. Tôi nói thêm rằng nếu không có ai phản đối Teresa sẽ được mời dự lễ Giáng sinh ở chỗ chúng tôi
“ Tôi dám chắc những người bà con sẽ sẵn sàng rủ bỏ trách nhiệm của họ trong dịp lễ Giáng sinh cũng như trong ngày hè.” Daisy nói, sau đó chúng tôi thảo luận về chương trình làm việc trong năm học mới.
“ Chúng ta sẽ tổ chức những hoạt động giải trí trong dịp Noel”, Daisy nói. “ Tôi biết là còn lâu mới đến Noel nhưng cháu sẽ ngạc nhiên với mức độ chuẩn bị cho dịp này và cũng cần có chuyện gì đó cho các em nghĩ hơn là mơ mộng nhớ nhung về kì nghĩ đã qua. Tôi muốn cháu, cô Eccles và cô Parker bàn bạc về chuyện này. Tất nhiên cô Barston sẽ phụ trách phục trang. Chúng ta sẽ tổ chức biểu diễn ở phòng ăn lớn vào một tối nào đó, sau đó sẽ được mời biểu diễn thêm lần nữa ở điền trang, nơi mọi người trong vùng được tới xem đêm diễn. Năm nay tôi biết ngài Jason đi xa, ông ấy chưa nói gì về việc cho chúng ta mượn địa điểm, tôi cho rằng chúng ta sẽ không biểu diễn ở đó. Ông ấy bảo là có kế hoạch đi xa một thời gian.”
Chúng tôi bàn bạc chi tiết về các hoạt động kỉ niệm ngày lễ. Miss Daisy cúi đầu một cách duyên dáng nói rằng nó sẽ không như mọi năm vì không có màn trình diễn ở điền trang. “ Có một sự khác biệt ở trong vùng khi lãnh chúa không có mặt ở nhà.”
Những tuần sau tôi càng thấy những nhận xét của Miss Daisy là đúng đắn. Thỉnh thoảng tôi cũng phóng ngựa đi qua điền trang, nhớ lại ngày Teresa bị tai nạn, bữa nói chuyện tay đôi chập choạng ở ngoài sân. Tôi thấy rằng thật khó mà không nghĩ đến anh và luôn tự hỏi cớ làm sao anh phải lặn lội đến tận Moldenbury để nói lời tạm biệt.
Tôi đoán rằng khi anh quay về, Marcia Martindale sẽ mong muốn anh cưới chị và có lẽ anh muốn đi khuất đâu đó một thời gian để suy nghĩ xem anh cần phải làm gì. Anh đã nói một điều gì đó về việc làm quen dần với sự thức tỉnh lương tâm. Có phải anh muốn nói đến cái chết của vợ hay là nghĩa vụ của anh với Martindale. Có thể là không có cái gì như thế… hay là cả hai? Sự hiện diện của tôi làm cho anh bận tâm cũng như anh đã làm cho tôi phải suy nghĩ về anh. Nhưng bây giờ tôi có thể tạm quên anh vì anh không có mặt ở đây. Tôi cảm thấy tự do. Tôi yêu thích công việc của mình, tôi làm việc hòa hợp, ăn ý với Daisy và các bạn đồng nghiệp và tôi tin rằng tôi cũng đạt được những thành tích nhất định với học trò.
Daisy bảo tôi rằng bà có cả một danh sách đăng kí xin học: “ Cung không đủ cầu” bà nói với vẻ thỏa mãn. “ Tôi nghĩ người ta bắt đầu nhận ra là họ có thể có được giáo dục của Schaffenburcken ở ngay tại đây. Và tất nhiên có rất nhiều bậc cha mẹ chống lại việc gửi con gái ra nước ngoài học tập… đặc biệt khi họ có thể đạt được một kết quả đáng ao ước ở ngay tại nước Anh”.
Bà ngụ ý rằng sự có mặt của tôi là một tài sản đối với nhà trường và tôi không giấu được cảm giác thỏa mãn có đôi chút gần với sự tự mãn.
Học kì trôi qua với những bài học tiếng Anh, bài học về phong cách tiểu thư gia giáo, phép giao tế xã hội, các điệu valse và dân vũ, đưa bọn học trò ra cánh đồng tập cưỡi ngựa… mỗi ngày lại tập một chút cho vở kịch đã được tuyển chọn về Hoàng tử và cô bé Lọ Lem. Bọn con gái rất háo hức, ai sẽ là người được Bathurst chọn để vào vai hai nhân vật chính trong kịch, Bathurst là một chàng trai trẻ người Ý, rất điển trai, vừa đến trường dạy múa đã được các cô nữ sinh hết lòng ngưỡng mộ. Bao giờ trong trường cũng có một bầu không khí tươi vui kích động khi có giờ dạy khiêu vũ của anh, và điều này làm dấy lên một cái gì rất lãng mạn. Những lần anh lên lớp được bao trái tim chờ mong, anh lọt vào tầm quan sát của các cặp mắt ghen tuông và các cô học trò lớn chỉ mong ngóng được anh chọn để cùng anh biểu diễn các bước nhảy.
Mùa thu đến. Đây là thời kỳ Vầng trăng của người thợ săn. Một năm tròn đã trôi qua từ cái ngày nọ ở trong rừng gặp người lạ mặt. Nó có vẻ dài hơn những năm trước có lẽ bởi vì có quá nhiều việc đã xảy ra. Tôi bắt đầu thuyết phục được mình là tôi tưởng tượng ra toàn bộ câu chuyện này. Tôi rất muốn gặp lại Monique, Frieda hay Lydia để có thể tự khẳng định với mình rằng chuyện xảy ra trong rừng là thật.
Cuôi cùng Fiona Verringer được chọn đóng vai cô bé Lọ Lem còn Charlotte cho vai Hoàng tử. Đó là một sự lựa chọn hợp lí bởi vì Fiona ngày càng đẹp hơn, Charlotte thì có chiều cao. Charlotte rất sung sướng và tỏ ra rất ngoan ngoãn, nó hoàn toàn bị thu hút vào vai diễn.
Suốt tháng 11 chúng tôi tập dượt và ông Crowe - thầy dạy nhạc viết các bài hát cho nữ sinh hát đồng ca. Có một bầu không khí náo nhiệt hội hè trong giờ của cô Barston với việc lựa chọn trang phục.
Một buổi sáng khi vào thị trấn tôi tình cờ chạm mặt Marcia Martindale trong một hiệu tạp hóa nhỏ. Chị ta không còn vẻ gì của người đàn bà có trái tim tan nát mà tôi gặp tối hôm ấy. Hết sức tự chủ và thân thiện, chị mời tôi tới nhà chơi.
“ Tôi sẽ sung sướng lắm nếu cô ghé bộ qua chơi. Một người cô quạnh như tôi sẽ đón tiếp cô với cả tấm thịnh tình. Thế cô có bao giờ có một vài giờ rảnh không?”
Tôi đáp tôi rảnh vào buổi chiều thứ Tư trong trường hợp không có chuyện gì xảy ra. Nếu như có một cô giáo nào đó có việc banạ đột xuất thì tôi phải dạy thay.
“ Vậy thì chiều thứ Tư nhé. Tôi sẽ vui lắm nếu cô ghé qua”.
Tôi nhận lời, thậm chí còn sốt sắng là khác, bởi vì tôi cũng phải nhận là tôi nóng lòng muốn tìm hiểu con người này. Tôi đã cố giả vờ với mình rằng mối quan hệ của chị với Jason Verringer chẳng có liên quan gì đến tôi, vì thế tôi đã giải thích cho chị hiểu hoàn cảnh nào đã dẫn đến chỗ tôi ăn tối với anh - khi chị tìm thấy chúng tôi đang bên nhau vào một đêm rõ ràng là chị đang tuyệt vọng.
Thế là tôi đến uống trà ở nhà Marcia Martindale.
Đó là một buổi chiều khác thường. Mở cửa là một người đàn bà bé nhỏ, khuôn mặt đen sắt lại như mặt con khỉ láu lỉnh. Tóc bà ta đen như hắc ín, cứng và thô buông xuống như răng bàn chải quanh khuôn mặt nhỏ, đôi mắt nhỏ đen như than đá, chiếu khắp mọi nơi, không bỏ sót bất cứ điều gì. Người đàn bà nói: “ Mời vào. Chúng tôi đang đợi cô”, rồi mỉm cười phô hàm răng trắng, to như thể chuyến viếng thăm của tôi là một trò đùa ngớ ngẩn.
Bà ta dẫn tôi vào một phòng khách bài trí rất đẹp với đồ trang trí thời nữ hoàng Anne hài hòa với toàn bộ ngôi nhà.
Marcia Martindale đang ngồi ở ghế sofa vội đứng dậy, dang cả hai tay ra chào đón tôi. Chị mặc một cái áo lụa có màu biếc xanh của chim công. Tóc buông xõa, trên trán có một dãi băng đô có đính những hạt tròn lấp lánh, chắc chắn là kim cương. Một dãi băng tương tự quấn quanh cổ. Trông chị đẹp lộng lẫy như thể chị chuẩn bị ra sân khấu đóng một vai bi trong vở Macbeth của Shakespeare hoặc vở Nữ công tước ở Malfi. Một lần nữa, chị lại chẳng có nét nào giống người phụ nữ mà tôi gặp ở tiệm tạp hóa.
“ Thế là cô đã đến”, chị nói bằng giọng ngực rồi cao hơn một chút. “ Mời ngồi. Chúng ta sẽ có trà ngay. Maissie! Bà vui lòng gọi bà Gittings chứ?”
“ Xong ngay”, người đàn bà ban nãy có tên Maissie đáp với một giọng vồ vập hơn cần thiết. Trong cái thổ âm vùng phía Đông London của bà có một vẻ gì ngang hàng với chủ. Đúng là một người hoàn toàn đối lập với Marcia Martindale. Bà ta phóng ra ngoài như thể cảm thấy khó mà kiềm nén niềm vui của mình.
“ Bạn bè tôi cũng quen với kiểu cách của Maissie. Đó là người lo phục trang cho tôi. Họ cũng quen dần.”
“ Người lo phục trang cho bà ?”
“ Phải. Tôi ở trong một đoàn kịch, cô biết đấy, trước khi đến đây.”
“ Tôi biết .”
“ Maissie thường nhớ về những ngày xa xưa. Cô đến đây chơi thật quý hóa quá. Nhất là cô lại có ít thời gian rỗi như vậy”.
“ Lúc này tôi đang bận. Chúng tôi đang tập một vở nhạc kịch cho lễ Giáng sinh.”
“ Nhạc kịch à ?” Đôi mắt chị sáng lên rồi biểu lộ vẻ coi thường. “ Tôi bắt đầu sự nghiệp với nhạc kịch. Rồi cũng chẳng đi đến đâu cả.”
“ Tôi nghĩ điều thú vị nhất là chị là một nghệ sĩ.”
“ Rất khác với việc trở thành cô giáo, tôi có thể nói thế.”
“ Chắc chúng ở hai cực khác nhau”, tôi đồng ý.
Chị mỉm cười với tôi.
“ Chắc chị phải nhớ nhà hát lắm.”
Chị gật đầu, “ Người ta không bao giờ thực sự quen với việc không làm gì cả. Đặc biệt nếu…”
Người đàn bà diễm lệ nhún vai. Đúng lúc ấy có tiếng gõ lên cánh cửa rồi một người đàn bà đứng tuổi cúi rạp người đẩy một chiếc xe đẩy trên có những cái khay bánh ngọt, bánh sandwich và một vài món dùng với trà.
“ Mang đến đây, bà Gittings,” Marcia nói bằng một giọng cao như hát, rồi lại hạ xuống vài tông: “ Được rồi, cảm ơn.”
Bà Gittings liếc nhìn tôi, gật đầu cuối chào rồi rút lui, Marcia chăm chú ngắm nghía xe đẩy như thể nó là cái đầu của John dòng Baptist. Tôi cũng không hiểu sao những ý nghĩ này cứ dai dẳng bám lấy tôi. Có thể chỉ vì đơn giản những điều ở đây xảy ra điều không tự nhiên. Ước gì có Eileen Eccles ở đây với tôi. Dám chắc chúng tôi sẽ có những trận cười vui vẻ.
“ Cô cho tôi biết cô thích loại trà nào. Cô đến chơi đây là một sự kiện đấy. Cô không thể tin rằng có một người trò chuyện là một niềm vui không gì sánh được.”
Tôi nói tôi thích trà loãng không đường với một chút sữa, rồi đứng lên đón li trà từ tay chủ nhà. Có một cái bàn nhỏ bên cạnh tôi vì thế tôi có thể đặt li của tôi lên đấy.
“ Mời dùng bánh sandwich.” Chị dừng lại như trượt dần về chỗ tôi, tay cầm đĩa bánh, thậm chí cả những cử chỉ bình thường của chị cũng rất kịch.
“ Bà Gittings thật là tốt. Tôi may mắn lắm. Nhưng tôi nhớ nhà hát.”
“ Tôi có thể hiểu điều đó.”
“ Tôi biết cô sẽ hiểu. Tôi nghĩ cô tự hỏi vì sao tôi phải chôn vùi bản thân mình ở cái xứ quê mùa này. Phải, đó là vì đứa bé. Cô phải gặp Miranda trước lúc ra về mới được.”
“ Con gái của bà? Phải, tôi thích gặp cháu lắm.”
“ Đó là vì lợi ích của nó, thật thế.” Chị ngả đầu ra sau với một dáng điệu cam chịu. “ Nếu không, tôi đâu có ở đây. Con cái bao giờ cũng ngăn cản sự nghiệp. Người ta phải lựa chọn một trong hai.”
Có bao nhiêu điều tôi muốn hỏi nhưng lại sợ rằng chúng quá riêng tư. Vì vậy tôi chú tâm vào việc khuấy li trà.
“ Cô phải kể cho tôi nghe tất cả về mình mới được.”
Tôi kể cho chị ngắn gọn về cô Patty và đôi nét về đoạn đời đầu tiên nhưng tôi cảm giác chị không nghe tôi nói.
“ Cô còn rất trẻ,” cuối cùng chị nói. “ Tôi lớn tuổi hơn cô ít nhiều.”
Chị thở dài và tôi đồ rằng chị muốn nói đến kinh nghiệm quý giá của chị về cuộc đời. Tôi cảm thấy ở điểm này đã đúng.
“ Và,” chị từ tốn đề cập đến vấn đề mà tôi chắc vì thế chị mới nhiệt tình mời tôi đến chơi nhà, “ cô đã trở nên thân thiết với Jason Verringer.”
“ Khó có thể nói là thân thiết. Chỉ do một tai nạn mà tôi phải ở lại điền trang chăm sóc cô bé bị ngã ngựa. Tôi nhớ bà đã đến điền trang tối hôm tôi ở đó.”
Chị nhìn tôi trân trân. “ Ồ, phải. Jason giải thích dài dòng về điều đó. Anh ấy có vẻ biết lỗi. Nhưng tôi bảo anh ấy là trong những hoàn cảnh ấy, anh phải làm vui lòng cô.”
“ Không có vấn đề vui vẻ gì ở đây. Tôi có thể hoàn toàn hài lòng với một khay đồ ăn trong phòng người bị thương.”
“ Anh ấy nói đó không là vấn đề… một người khách trong nhà anh và chỉ có thế.”
“ Ông ta có vẻ rất chu đáo, quan tâm đến từng chi tiết.”
“ Tất nhiên anh ấy thích chuyện trò với cô lắm. Anh thích những người phụ nữ thông minh… mà nếu như đẹp nữa thì…, mà cô rõ ràng là có cả hai.”
“ Cảm ơn bà.”
“ Tôi hiểu Jason rất rõ. Trong thực tế khi anh ấy quay về… Phải, cô thấy đấy, có vấn đề tế nhị. Đó là đứa trẻ, tất nhiên, và người vợ đáng thương của anh ấy… Bây giờ tất cả đã qua rồi…”
Tôi hiểu điều mà người đàn bà này muốn nói: đừng quá quan trọng cảm tình mà Jason dành cho tôi. Tôi muốn nói chị ta không cần phải lo lắng về chuyện đó. Chắc chắn tôi không có ý định trở thành đối thủ nguy hiểm của chị ta và tôi hoàn toàn không quan tâm đến kế hoạch của chị ta đối với người đàn ông đa tình đó.
Lạnh lùng, tôi nói: “ Tôi toàn tâm toàn ý với sự nghiệp mình. Tôi đã định làm việc cho cô tôi nhưng rồi mọi việc diễn ra theo cách khác. Trường Abbey là một môi trường thú vị cho mọi hoạt động của tôi, còn Miss Hetherington là một nhà lãnh đạo tuyệt vời.”
“ Tôi rất mừng là cô cảm thấy hài lòng. Cô khác với những người khác.”
“ Người nào ?”
“ Các cô gái khác.”
“ Ồ, bà biết họ à ?”
“ Tôi có gặp họ. Trông họ là những cô giáo làng không chệch vào đâu được. Nom cô không giống vậy.”
“ Dù sao tôi cũng là mộ người trong bọn họ thôi. Xin bà kể cho tôi nghe những vai diễn mà bà đã tham gia.”
Chị hăm hở vào chuyện. Chị đã đạt được thành công rực rỡ với vai phu nhân Isabel trong vở East Lynne. Chị đứng lên, vùi mặt vào hai bàn tay kêu lên giọng thống thiết: “ Chết. Chết. Và đừng bao giờ gọi ta là Mẹ!”
“ Đó là cảnh hấp hối trên giường bệnh. Nó mê hoặc cả nhà hát. Không một ai không rơi lệ. Tôi đóng vai Pinero trong vở Hai trăm trong một năm. Tuyệt vời. Tôi mê kịch nhất trên đời này. Nhưng chẳng có gì sánh được với East Lynne. Đó là một thành công thực sự.”
Sau đó chị kể thêm những vai diễn khác. Dường như chị không có gì chung với người đàn bà tôi gặp lần đầu tiên trước hiên nhà với đứa con trong tay, hoặc người thiếu phụ đi mua đồ ở hiệu tạp hóa. Trong thực tế, chị ta thay đổi tính cách xoành xoạch, chỉ sau một vài phút. Người mẹ dịu hiền yêu con hết lòng; người đàn bà cô quạnh mong mỏi có người tâm tình; người tình bất hạnh bị phụ bạc trong màn diễn ra ngoài sân; bà chủ nhà hết sức quyến rũ; và bây giờ một nghệ sĩ tài năng. Chị chuyển từ vai này sang vai khác dễ dàng như trở bàn tay.
Chúng tôi nói chuyện về vở Cô gái Lọ Lem mà thầy trò tôi đang dàn dựng ở trường. Chị cũng từng sắm vai trong vở này. “Đó là vai diễn đầu tiên của tôi”. Chị kêu lên đầy hưng phấn, chạm tay vào đầu gối và biến thành một cô gái nhỏ. “Tôi là một cô hầu nhỏ. Tôi phải vào vai này thật tốt. Một vai nhỏ nhưng lại quan trọng”. Chị ngước nhìn lên với vẻ ngưỡng mộ một cô Lọ Lem tưởng tượng. “Tôi đóng vai này rất tuyệt. Thế là người ta nhận ra tôi có tương lai”.
Cửa mở ra, bà Gittings bước vào dắt tay một đứa bé gái. “Đến đay chào cô Grant đi Miranda”, Marcia nói, dễ dàng chuyển sang vai một từ mẫu.
Tôi chào cháu bé, nó nhìn tôi với vẻ trịnh trọng. Con bé rất khác nhưng lại có một vẻ rất giống mẹ.
Chúng tôi nói chuyện về đứa bé. Marcia cố ép nó nói một điều gì đó nhưng nó một mực im lặng. Một lúc sau tôi nhìn đồng hồ, nói rằng tôi phải có mặt ở trường trong vòng nửa tiếng nữa. Tôi rất tiếc phải vội đi nhưng chị hiểu hết.
Bây giờ chị lại ở trong vai một chủ nhà duyên dáng lịch thiệp. “Cô phải trở lại đây nữa đấy”, Tôi hứa sẽ đến chơi nếu có dịp.
Cưỡi ngựa quay lai Abbey, tôi cứ nghĩ mãi một điều sao mà mọi chuyện lại có vẻ không thực đến thế. Marcia Martindale có vẻ như đóng kịch mọi lúc mọi nơi. Có lẽ điều đó được dự đoán bởi vì chị ta là một nghệ sĩ. Tôi tự hỏi tại sao Jason Verringer có thẻ ngưỡng mộ một người như thế và anh đóng vai nào trong ngôi nhà này. Tôi cảm thấy có một cái gì đó lạ lùng trong toàn bộ chuyện này và tôi muốn xua đuổi cả 2 người này ra khỏi đầu.
Học kì này qua nhanh hơn học kỳ trước, điều đó có thể là bởi vì tôi đã trở nên quen thuộc với trường lớp. Bài giảng, tập kịch, những câu chuyện linh tinh ở phòng sưởi ấm. những cuộc trao đổi với Daisy… Tất cả mọi thứ đều thú vị.
Không có gì phải nghi ngờ, tôi là một người được Daisy rất ưu ái, tôi biết rằng bà tự chúc mừng mình vì đã nhập vào trường một sản phẩm chính hiệu từ Schaffenbrucken và tôi tin rằng bà gán những thành tựu của trường cho sự có mặt của tôi.
Bà thích mời tôi vào phòng khách của bà, uống trà và trò chuyện về trường lớp và học sinh. Bà rất sung sướng với sự thay đổi ở Terresa và cảm thấy nhẹ nhàng vì tôi có thể cất cho bà một gánh nặng trong trường hợp người bà con của Terresa từ chối trách nhiệm của họ đối với nó.
Trong khi học kì mới đạt được nhiều thành quả thì chủ đề chính của các buổi chuyện trò thường là vở nhạc kịch được dàn dựng.
“Các bậc phụ huynh sẽ đến xem vì thế điều quan trọng là chúng ta phải có loại hình giải trí đúng đắn, lành mạnh”. Cha mẹ thường không hiểu lãnh vực quan tâm của con gái và có xu hướng nghĩ rằng chúng trưởng thành mau chóng – nhưng chúng có thể bị người khác chỉ trích rất ghê. Tôi muốn các ông bố bà mẹ nhận ra tất cả bọn con gái phát âm tốt như thế nào,chúng đi lại với một vẻ duyên dáng đặc biệt ra sao, cách chúng đi vào một gian phòng và hoàn toàn thoát khỏi sự vụng về như thế nào. Cháu biết ý tôi muốn nói chứ? Tôi nghĩ là có nhiều bậc cha mẹ sẽ đến xem vở kịch này. Tất nhiên họ phải tự thu xếp chỗ ăn ở. Khách sạn ở Colby sẽ chật cứng nhưng một số người có thể ở xa hơn vài dặm, ở Bantable. Ở đấy có nhiều khách sạn lớn hơn. Rồi họ có thể về nhà cùng với con gái. Chúng ta chưa bao giờ có nhiều khách như thế trong một festival ở Abbey. Đó là vào năm ngoái. Chúng ta sẽ lại làm thế nữa vào năm tới. Có thể là vào tháng Sáu. Đêm giữa mùa hè là tốt nhất. Lúc ấy trời sáng và tất nhiên đêm diễn sẽ đạt hiệu quả cao ở giữa những tàn tích cổ. Thật là một bối cảnh tuyệt vời. Gây ấn tượng sâu sắc nhất…Thật độc nhất vô nhị. Học sinh lớn trong những chiếc áo choàng trắng. Cháu chắc chắn sẽ nghĩ là các tu sĩ sống lại lần nữa. Chúng ta sẽ hát thánh ca và cầu kinh. Đó là một buổi trình diễn lớn. Tôi có thể nói là chúng ta vẫn còn những bộ trang phục cổ cất ở một chỗ nào đó. Phải hỏi cô Barston mới được”.
“Một festival ở Abbey, trong đó bọn con gái ăn mặc như thầy tu! Chắc phải là một cái gì đầy ấn tượng, hồi hộp”.
“Ồ, đúng thế. Những cái áo choàng của dòng tu Bênêđích. À tôi nhớ chúng ta còn có cả những ngọn đuốc nữa – dù vậy tôi phải bảo họ thêm cái gì đó vào phông cảnh. Bọn học sinh có thể rất bất cẩn. Suýt nữa chúng tôi bị tai nạn rồi ấy chứ. Tốt nhất là chúng ta nên biểu diễn trong một đêm rằm. Nhưng đó là vào trong tương lai. Bây giờ chúng ta phải tập trung vào vở Lọ Lem. Tôi hy vọng Charlotte không vênh vang quá. Những ông bố bà mẹ khác sẽ không thích thế đâu”.
“Cháu chắc là con bé sẽ làm mọi việc rất tốt.Còn Fiona sẽ đóng vai một Lọ Lem rất đáng yêu, duyên dáng”.
Và cứ thế chúng tôi tiếp tục đề tài bất tận đó.
Thời gian trôi qua, tôi không gặp lại Marcia nữa nhưng có hai lần tôi gặp bà Gittings đẩy xe đưa đứa bé đi dạo. Tôi dừng lại trò chuyện với bà. Người phụ nữ này có vẻ rất yêu quý đứa bé và tôi thấy mến bà. Đó là một phụ nữ mộc mạc, hai má đỏ hồng toát ra một vẻ chân thực quê mùa, hoàn toàn tương phản với nữ nghệ sĩ ưa phô trương, và người lo phục trang hung hăng nói giọng Đông London.
Tôi nói chuyện với người phụ nữ này và tôi cũng cần thú nhận rằng tôi tò mò muốn biết làm sao bà có thể thích hợp trong môi trường gia đình đấy. Bà không phải loại người làm kể xấu chủ nhưng để lộ một đôi điều nhận xét.
“Bà Martidale là một nghệ sĩ 24 tiếng trong một ngày. Vì thế, cô không thể biết chắc lúc nào bà đang nói thật lúc nào bà đang đóng kịch, nếu cô hiểu ý tôi. Bà ấy rất yêu con nhưng thỉnh thoảng lại quên khuấy nó đi… và đó không phải là cách yêu thương con trẻ”.Còn đây là về Maissie. “Bà ta lại là một loại người khác. Chỉ có một chân trên mặt đất. Cũng giống như làm việc ở một nhà hát khác vậy. Ồ cô Grant, xin cô thứ lỗi, tôi chẳng biết gì về hát hò, kịch cọt. Nhưng tôi tự nhủ, này Jane Gittings, đây không phải nhà hát nhà múa gì. Đây là ngôi nhà thật sự và một đứa trẻ cần có cuộc sống thật sự của nó. Nếu họ quên mất nó thì người phải nhớ”.
Trong một lần khác tôi gặp bà – vào gần ngày lễ Giáng sinh, bà bảo tôi bà sẽ về ở với người chị ở một nông trại hẻo lánh trong những ngày lễ. “Bà chủ đi London mang theo cả Maisie. Thế là tôi có cơ hội mang đứa nhỏ đi theo. Chị tôi mới là người sinh ra cho trẻ em. Tôi nghĩ, thật đáng tiếc, chị ấy lại chẳng có con gì”. Dù sao thì tôi cũng không thể hình dung Marcia Martindale trong vai bà chủ ở điền trang. Nhưng đó không phải mối quan tâm của tôi trong khi vào lúc ấy có bao nhiêu việc choán hết tâm trí tôi.
Vở kịch Lọ Lem là một nguồn cung cấp niềm vui và nỗi lo không ngớt. Fiona có một giọng hát rất hay, chúng tôi cũng đã tìm ra mụ dì ghẻ độc ác và hai cô em xấu xí, những người tính tình rất khó kiểm soát và người ta dự định thêm một vài đặc tính cho các nhân vật này, một điều làm cho Eileen phát hoảng. Rồi còn chuyện trang phục của Charlotte không phù hợp với tính cách và điều này làm cô Barston khó chịu. Đấy, vở nhạc kịch như thế đấy.
“Vì Chúa”! Eileen kêu trời lên. “Nó không thể tệ hơn vở Drury Lane được”!
Còn có nhiệm vụ trang hoàng trường học rồi lập ra một hòm thư để các nữ sinh có thể gửi thiệp chúc mừng nhau. Buổi sáng trước khi vở Lọ Lem được trình diễn, chúng tôi làm động tác phát thư. Hai cô gái lớp bé trong trang phục của nhân viên đưa thư trịnh trọng mở thùng thư rồi mang đến phòng sưởi ấm. Từ đây những cánh thư bay đến các lớp khác nhau. Thế là trong trường chỉ con vang lên những tiếng úi cha, ối giời, những vòng ôm bạn hữu và nhiều biểu hiện cảm ơn phong phú khác.
Có một báo cáo về con số các bậc phụ huynh đến xem buổi kịch. Ai nấy đều tán thưởng, họ vỗ tay như điên, đồng loạt tuyên bố là nó hấp dẫn hơn hẳn vở Dick Whittington năm ngoái. Chẳng thành vấn đề các sự cố là một trong hai cô em xấu xí ngã khỏi sân khấu, một chiếc giày bay xuống chỗ khán giả, cô em xấu tính thứ hai quên mất lời, còn giọng nói của người nhắc vở to đến nỗi tất cả mọi người trong phòng đều nghe rõ.
Ai cũng nói nó thật vui. Daisy nhận được bao nhiêu lời tán tụng.
“Học trò của cô có phong thái thật quý phai”,một phụ huynh nói.
“Tôi thật mừng vì quý bà đã để ý thấy điều đó”,Daisy tươi cười đáp lại. “Chúng tôi đầu tư dạy dỗ các em nhiều cách về đi đứng ăn nói. Tôi tin là chúng tôi đi đúng hướng, đáp ứng yêu cầu của thời cuộc”.
Đó là một thắng lợi thật sự.
Các học trò nữ đã về nhà nghỉ tết. Tôi và Teresa sắp xếp hành lý để ngày hôm sau quay về Moldenbury. Một học kì đã qua. Đó là một khoảng thời gian dễ chịu, thú vị một phần cũng vì Jason Verringer đi vắng. Điều đó làm cho cả vùng có một sự êm đềm nhất định.
Giáng sinh cũng là một thành công thực sự. Teresa háo hức chờ mong đến nỗi tôi sợ rằng nó đưa ra những hi vọng cao quá và dễ thất vọng.
Nhưng mọi chuyện đều hoàn hảo.
Chúng tôi về đến nhà một tuần trước ngày lễ. Tôi lấy làm mừng bởi vì nó cho phép Terresa có thời gian thưởng thức cái không khi trước ngày lễ và không khí chuẩn bị rộn ràng mà tôi thường cảm thấy còn vui hơn là chính bữa tiệc ngày đại lễ.
Teresa có thể giúp Violet làm bánh putđinh và bánh gatô Giáng sinh. Tất cả những thứ này, theo Violet phải làm vào thời gian này. Đây là Teresa ngồi bên chiếc chậu đá bóc vỏ hạnh nhân, ngắm nhìn Violet, như một thầy tế khéo léo khuấy bột làm bánh putđinh, kêu mọi người lại góp một tay, kể cả ông làm vườn giúp việc cho chúng tôi một tuần ba buổi.
“Ai cũng phải khuấy”, Violet nói vẻ đầy bí hiểm. “Nếu không…”
Bà không biết nói hết câu nhưng sự im lặng còn có vẻ đe dọa hơn cả lời nói nữa.
Còn bây giờ một mùi thơm nức dường như tràn ngập cả ngôi nhà khi bánh putđinh nổ lép bép trong khay đồng ở phòng giặt đồ nhỏ. Teresa đứng đấy khi Violet với một cái cây dài vẫn dùng để rút quần áo, điệu nghệ xâm vào đấy nồi qua từng lớp cuộn của vỏ bánh, đắc chí nhấc bánh lên trong khi tất cả chúng tôi trố mắt kinh ngạc. Khâu nếm bánh là quan trọng bậc nhất – một cái nồi nhỏ là đủ cho cả bốn người. Chúng tôi nếm náp sau bữa tối và đưa ra những lời phán quyết không thiên vị.
Thật cảm động khi chứng kiến niềm vui sướng của Terasa trong từng sự kiện nhỏ nhặt, khuôn mặt nó vô cùng nghiêm trang khi một miếng nhỏ được đặt trước mặt nó để nếm thử. Chúng tôi nếm – tất cả các cặp mắt dồn về phía Violet, nghệ nhân làm bánh putđinh.
“Có quá nhiều vị quế”, Violet nói, “chắc thế”.
“Vớ vẩn”, cô Patty nói.” Vị của nó không chê vào đâu được”.
“Có thể làm ngon hơn”.
“Đây là cái bánh putđinh ngon nhất mà cháu từng ăn”, Teresa khẳng định.
“Năm ngoái cháu có được ăn đâu?” Violet lại nói.
“Phải, tôi tuyệt không tìm thấy có gì không ổn”, cô Patty khăng khăng. “Tôi chỉ hy vọng năm tới ngon bằng nửa năm nay”.
“Cháu cũng thế”, Teresa vội nói.
Cứ có một quãng im lặng ngắn ngủi là cô Patty nhanh nhẹn lấp đầy. Teresa đã tìm ra một tổ ấm và được đón nhận. Tôi nghĩ cả cô tôi và bà Violet đều hài lòng và vui sướng vì con bé thật hạnh phúc ở chỗ chúng tôi. Nhưng chúng tôi phải chấp nhận sự thật là bất cứ lúc nào cũng nó có thể bị gửi về cho họ hàng hoặc thậm chí cha mẹ nó.
Chúng tôi hi vọng Teresa không nhận ra sự im lặng đó và chúng tôi tiếp tục nghi thức nếm bánh.
Rồi đến việc trang hoàng nhà cửa. Cô Patty để việc đó lại cho chúng tôi nên Teresa có thể góp một tay. Chúng tôi hái cành ôrô và cánh trường xuân treo trong phòng và kết thành một tràng hoa treo trước cửa. Chúng tôi đến nhà thờ tham gia hát thánh ca với ca đoàn, có chân trong Ban tổ chức nửa đêm vào đêm Noel, sau đó về nhà ăn món xúp nóng trong nhà bếp và khi chúng tôi ăn xong cô Patty giục giã chúng tôi đi ngủ.
“Mọi người sẽ ngủ dậy trễ nếu không lên giường đi ngủ ngay, như vậy sẽ làm một ngày tuyệt vời như thế này ngắn lại”.
Mặc dù chúng tôi ngủ rất muộn, cả nhà vẫn thức dậy vào buổi sáng Noel. Quà tặng nằm dưới cây thông Noel sẽ được phân phát sau bữa tiệc chính vào lúc một giờ trưa. Cô Patty, Teresa và tôi đi nhà thờ, Violet ở lại nhà nấu món ngỗng. Sau buổi lễ, nhiều người trong chúng tôi tụ tập ngoài sân chúc nhau Giáng sinh vui vẻ, sau đó cả ba người chúng tôi về nhà trong tiếng hát vang vọng suốt các cánh đồng. “Đến với tất cả niềm tin tưởng”.
Tất cả mọi người đều tuyên bố món ngỗng quay ngon tuyệt vời trừ Violet, bà khăng khăng nói rằng nó quá lửa đến 5 phút; món bánh putđing làm sống lại dự đoán của những người nếm trước, sau đó là nghi thức mở quà. Cô Patty tặng bao tay bằng len cho Teresa, còn quà của Violet cho nó là một cái khăn quàng đồng bộ với cái bao tay. Tôi mua tặng nó bút vẽ và hộp màu bởi vì trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, con bé bắt đầu vẽ rất khá. Nó không được giỏi như Eugenie, Eileen đánh giá, nhưng sự tiến bộ của nó đáng quan tâm. Chúng tôi rất cảm động bởi con bé đã vẽ tranh cho tất cả chúng tôi và đã đóng khung từ ở Colby. Một bình hoa violet cho Violet – rất thích hợp, mọi người tuyên bố; tặng cô Patty là một bức tranh phong cảnh trong đó có một cô gái ngồi trên một cái ghế, cái mũ rộng vành che hết gần nửa khuôn mặt, chung quanh cô là một khu vườn trăm hoa đua sắc. Một bức tranh rất công phu bởi vì tôi biết rằng Teresa chưa bao giờ cố gắng làm cái gì như đầu tư cho chuyện vẽ tranh. Dành cho tôi cũng là một bức tranh phong cảnh có một ngôi nhà nhìn xa trông như điền trang Colby.
Buổi chiều cô Patty và Violet đi ngủ trong khi Teresa và tôi đi dạo trong rừng nơi mặt trời lạnh lẽo nhợt nhạt của mùa đông chiếu qua những cành cây trơ trụi lá. Chúng tôi đi dọc theo con đường chạy ngang qua những cánh đồng còn trơ gốc rạ, thoảng lên mùi đất ẩm, nhưng con quạ gầy xám và bầy quạ đen kiếm thức ăn trên cánh đồng nứt nẻ.
Chúng tôi không nói gì nhiều nhưng cả hai đều rất hài lòng. Buổi tối có nhiều khách đến thẳm. Cô Patty có rất nhiều bạn bè trong vùng. Chúng tôi chơi những trò trẻ con như Tìm từ và con vật, Rau quả và khoáng chất, sau đó bồi dưỡng bằng món bánh sandwich với củ cải và rượu gừng của Violet.
Hôm sau là ngày Boxing, ngày mà người đưa thư và người dọn dẹp vệ sinh đi đến từng nhà mang theo những hộp quà Giáng sinh, trịnh trọng phân phát từng bao thử vẫn còn dấu niêm phong với dòng chữ Giáng sinh vui vẻ viết bên ngoài; cuối cùng là tiết mục đến thăm cha xứ vào buổi chiều tối,cùng ăn bánh nướng xốp, uống trà và thưởng thức món bánh Giáng sinh có một miếng nước đá ở trên.
Violet, người cảm thấy không hài long cho lắm vì miếng nước đá hơi cứng, tự hỏi xem không biết bà có nên bảo người nấu ăn ở nhà xứ đặt một miếng glyxêrin không to lắm lên bánh để làm mếm bánh vào dịp lễ Giáng sinh sang năm không.
Vấn đề này làm bà lấn cấn suốt dọc đường về nhà. Nên hay không nên? Chúng tôi thảo luận cả hai mặt của vấn đề này mặc dù tôi đồ rằng không ai trong chúng tôi – trừ Violet – quan tâm đến chuyện đó. Nhưng mọi chuyện là thế đấy. Có biết bao niềm vui và hạnh phúc trong những việc nhỏ nhặt, tầm thường như thế. Tôi ngắm khuôn mặt hào hứng của Teresa mà cảm thấy xấu hổ cho chính mình. Tôi đã trải qua quá nhiều những hoạt động trong ngày Giáng sinh mà chưa bao giờ thực sự thưởng thức vẻ đẹp của nó.
Ngày vui rồi cũng hết, và đây cô Patty đứng dưới sân ga vẫy tay chào tạm biệt, đóa anh đào đỏ tươi gật gù trên mũ cô, Violet lớn tiếng kêu to rằng món bánh sandwich chúng tôi mang đi ăn đường sẽ khô trước khi chúng tôi kịp ăn.
“Hẹn gặp các con vào lễ Phục sinh”, cô Patty kêu to.
“Ăn bánh bao nhân nho nóng hổi”, Violet bổ sung. Tôi nhìn Teresa. Nó mỉm cười, rõ ràng là trông chờ đến ngày Phục sinh và các món bánh ngon lành kia.
Học kì này dường như buồn tẻ hơn các học kì trước. Học kì đầu tiên thú vị vì đó là thời gian tôi ổn định cuộc sống và có mối quan hệ phức tạp với Jason Verringer. Học kì vừa rồi có không khí chuẩn bị tập dượt cho lễ Giáng sinh. Bây giờ tất cả đã qua và học kì này xem ra có vẻ quá phẳng lặng. Một trong những lí do là Jason ở xa. Fiona và Eugenie nghỉ ở điền trang trong dịp lễ, có vợ chồng người chị họ đến trông nom. Tôi biết được từ Teresa rằng hai đứa thỏa sức làm những gì chúng thích, vợ chồng người bà con nọ nhanh chóng bỏ cuộc không muốn kiểm soát chúng nữa.
Khi chúng tôi hỏi hai chị em, chúng tận hưởng kì nghỉ như thế nào, Eugenie cả cười và nói với một ánh nhin tinh quái trong mắt nó. “Ồ thú vị lăm, cô Grant ạ”. Fiona trả lời dịu dàng và lễ phép hơn, “Chúng em vui lắm, cô Grant ạ”.
Eugenie và tôi vẫn ở trong tình trạng mà tôi gọi là đình chiến có vũ trang – và tất nhiên có Charlotte hậu thuẫn nó. Chúng không bao giờ quên việc tôi đã không cho chúng ở chung phòng và tôi biết chúng sẽ chống lại tôi nếu có dịp, còn hiện tại thì chúng có vẻ tôn trọng quyền chỉ huy của tôi và tất nhiên tôi cầm cương chúng bằng lời đe dọa sẽ tước quyền tập ngựa nếu chúng cư xử không đúng phép tắc.
Với Fiona thì khác. Một cô gái dịu dàng, đằm thắm, xinh tươi như đóa hoa hàm tiếu và rất dễ bị tác động. Tôi tin rằng nếu để nó một mình sẽ chẳng có rắc rối nào xảy ra cả. Teresa là đệ tử trung thành của tôi, còn các cô học sinh khác là những đứa trẻ tốt tính có thể dễ bị sai đường lạc lối bởi những tác động xấu nhưng chúng dễ phục thiện và ngoan ngoãn. Tôi nghĩ tất cả bọn con gái đều ít nhiều ấn tượng bởi sự thay đổi của Teresa và tôi cố hình dung nó sẽ kể gì cho bạn bè nghe về ngôi nhà của cô Patty. Tôi cho rằng nó sẽ làm chuyến đi của nó nghe như là chuyến du hành đến miền Đất Hứa.
Tuy vậy, càng ngày tôi càng nhận thức được là tôi có được một khả năng đặc biệt trong việc chinh phục cảm tình và ngưỡng mộ của học sinh mà không cần phải cố gắng nhiều. Đó là một trong những yêu cầu cơ bản nhất mà bất cứ người nào muốn đứng trên bục giảng cũng cần phải có.
Thế là học kì này trôi qua một cách bình lặng, có lẽ là quá bình lặng đi nữa và tôi cũng như Teresa mong mỏi được quay về Moldenbury.
Vào giữa tháng Giêng, tuyết bắt đầu rơi, khó mà giữ được các phòng ngủ ấm áp trừ phi có những lò sưởi thật lớn. Gió từ phương bắc buốt như kim châm thổi về, luồn qua cả những bức tường đá dày ở tu viện, và đống tàn tích với một lớp tuyết phủ dày có một vẻ đẹp siêu phàm, trông còn độc đáo hơn nữa dưới ánh trăng. Học trò thích mùa đông lắm, chúng đắp những đối thủ người tuyết, chơi trò đánh trận tuyết và đi xe trượt tuyết xuống tận các hẻm núi xung quanh tu viện. Các con đường trở nên nguy hiểm và chỉ hơn một tuần sau, không còn cỗ xe nào có thể đi đến chỗ chúng tôi. Tất nhiên, cô Daisy đã lường trước được tất cả và trong trường hợp khẩn cấp như thế này chúng tôi vẫn có nhiều thức ăn dự trữ. Bọn học trò trái lại, khoái tình trạng bị cắt đứt với bên ngoài và nhiều đứa còn cầu mong tình trạng băng tuyết này cứ tiếp diễn. Một số người giúp việc ở trường than phiền chưa bao giờ thời tiết khắc nghiệt như vậy và không biết thế giới này sẽ đi đến đâu?
“Thảm họa thôi,”Eileen tuyên bố. “Khi nhiệt độ ở Devonshire xuống thấp dưới âm thì thế giới này sẽ đi đến kết cục cuối cùng...hoặc ít nhất thì trở về kỉ băng hà. Một số người phải chuyển đến ở Bắc Scotland; như vậy họ sẽ biết thế nào là mùa đông.”
Cuối tháng Giêng, thời tiết ấm hơn và tôi đi vào thị trấn. Bà Baddicombe, bà chủ bưu điện, có bán thêm đồ laghim, rau quả và những món lặt vặt khác, kể cho tôi nghe về đủ các loại tin lông gà lông vịt trong lúc trong cửa hiệu không có ai.
Eileen có lần đã cảnh cáo cho tôi biết, bà Baddicombe là một thứ mà cô gọi là “máy thu phát của thị trấn”với cái nghĩa bà biết tất cả mọi ngõ ngách về tất cả mọi chuyện trên đời và sứ mệnh tối cao của bà là lan truyền những tin tức ấy đi trong khắp cộng đồng nhanh bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Đó là một phụ nữ ốm nhách, cao nhòng, có đôi mắt lục đờ buồn tẻ và mái tóc muối tiêu dày mà bà cuộn lên thành một búi với những lọn tóc thả xuống quăn tít. Bà nói chuyện như một cái máy, trong lúc cân hàng, dán tem, đóng dấu bưu điện hoặc giải quyết trao đổi hàng hóa trong cửa tiệm.
“Ồ cô Grant, thật vui được gặp cô. Làm sao các cô trải qua được thời tiết kinh khủng trong bốn bức tường tu viện nhỉ? Tôi bảo Jim(chồng bà, thỉnh thoảng có giúp một tay ở cửa hiệu và được chú ý bởi cái im lặng câm như hến của ông. “Sự im lặng của ông chồng cân bằng với dòng thác ngôn từ của bà vợ, Eileen bình phẩm) là thời tiết kinh khủng thật. Tôi không gặp một người nào trong cửa hàng suốt mấy tuần qua.”
Tôi nói chúng tôi đã cố gắng qua được những ngày đó, cô Daisy muốn hàng hóa được gửi đến càng sớm càng tốt và tôi đặt mua một số món.
“Jim sẽ mang hàng đến nhanh hết tốc lực. Đây là những món ai cũng cần vào thời buổi thóc cao gạo kém này. Cũng may còn xoay sở được. Ai mà lại nghĩ có thời tiết kiểu này ở Devon kia chứ. Người ta bảo đây là mùa đông tệ hại nhất trong suốt 50 năm qua. Người đàn bà ở Nhà của Quạ vừa đến sáng nay. Không tự đến một mình...quá kiêu hãnh mà. Lại cử người đàn bà ở London đến. Không có ai trung thành hơn. Khiếp, mặt mũi gì đâu mà trông cứ như cười giễu người ta ấy. Tôi cho rằng đó là do London. Nghĩ rằng bà ta khôn ngoan hơn chúng ta. Ồ, bà chủ ít khi tự đến đây. Tại sao mọi người lại nghĩ cô ta đã là bà chủ của chúng ta.”
“Ồ...bà muốn nói đến bà Martindale.”
“Đúng đấy,” Bà Baddicombe cúi xuống hạ thấp giọng. “Tôi cho rằng bà ta sắp làm bà chủ ở điền trang thôi. Hừm...ít nhất thì người ta nói sẽ có chuyện đó sớm. Bà chủ...Cô ta là một bà chủ đẹp lộng lẫy đấy. Dạo này ít gặp cô ta...nhưng mọi việc là thế đấy...cô ta ở Nhà của Quạ, trong nhà của ông ấy...tất cả đều phản bội phu nhân như cô thấy. Với lại còn có một đúa nhỏ nữa. Tôi cho rằng đây là một điều hổ nhục thật sự. Tất nhiên, cô cũng biết trong họ có dấu ấn của quỷ.”
Tôi không nên nghe những chuyện như thế này. Sẽ đàng hoàng hơn nếu tôi viện cớ bỏ đi, nhưng nói thật, tôi thấy có cơ hội khám phá một cái gì vẫn làm tôi bứt rứt băn khoăn bấy lâu nay.
“Phải, cô còn chưa ở đây lâu cô Grant, và cô chỉ ở trường với Miss Hetherington, một phụ nữ đáng kính, thường đặt mua hàng ở đây mà không trả giá lằng nhằng...Đó là điều tôi rất thích. Không phải là ở điền trang người ta không trả tiền. Tôi không nói thế - nhưng mọi việc diễn ra ở đó, họ bao giờ cũng có một cái gì hoang dã...có quỷ sứ trong máu. Vâng, việc ông ta đi khỏi tạo ra một thời kì quá độ cần thiết cho phải phép. Không thể vợ vừa chết đã rước người khác về nhà phải không? Thậm chí ông ta còn phải đợi một năm cho đúng nghi lễ. Tôi cho rằng vào dịp Phục sinh, chúng ta sẽ nghe chuông nhà thờ cầu phúc cho họ. Một đám cưới, còn trước đó người ta rung chuông cầu hồn người chết.”
“Phải, bà Baddicombe. Tôi phải về thôi.”
Chỉ là một cố gắng yếu ớt và bà Baddicombe không dễ gì bỏ cuộc
Bà cuối người qua quầy ghé sát vào tai tôi.
“Mà cô có biết phu nhân Veringer chết như thế nào không? Phải nó diễn ra rất nhẹ nhàng, tiện lợi. Phu nhân thường bị đau và người ta cho bà ấy uống một lượng thuốc giảm đau. Thế ...nhưng đây là đất của dòng họ Verringer, ai dám nói gì nào? Mọi việc diễn ra như vậy đấy...Và hai tiểu thư thì học ở trường. Tiểu thư Eugenie mang nhiều dòng máu Verringer hơn. Tôi cho rằng sẽ có những rắc rối khi ông ta cưới cái cô kia. Có những người không đồng ý và tôi đồ rằng họ xem lại lí lịch của cô ta.”
Có một ai đó bước vào cửa tiệm, bà Baddicombe giật mình lùi lại.
Đó là cô Barston càn mua tem và vải may đồ. Tôi đứng đợi cho đến khi cô mua xong, chào bà Baddicombe và cùng với Barston, tôi ra về.
“Đó là một người đàn bà hay đơm đặt những chuyện không hay,” cô Barston nói. “Tôi bao giờ cũng gạt đi khi bà ta bắt đầu đưa chuyện.”
Tôi cảm thấy hơi nóng mặt vì xấu hổ. Đáng lí tôi cũng phải làm đúng như thế nhưng tôi lại nóng lòng muốn biết mọi chuyện xung quanh Jason Verringer và Marcia Martindale.
Sau những trận bão tuyết, thời tiết càng ngày càng ấm áp hơn, gần như mùa xuân đã về. Tôi gặp Marcia Martindale ngoài thị trấn. Chị đứng lại nói chuyện một lúc, bảo tôi là chị buồn chán như thế nào trong những ngày đông giá khủng khiếp vừa rồi và trách tôi sao không ghé chơi. Tôi hẹn sẽ đến chơi vào thứ tư tuần sau nếu không có chuyện đột suất phải làm.
Tôi đi ngựa đến chỗ chị. Đó là một ngày ẩm ướt nhất, mặt trời chỉ thi thoảng miễn cưỡng ló ra khỏi đám mây. Tôi liếc nhìn lên các tổ quạ trên những ngọn cây du cao cao, đi qua khoảng sân có trồng những cụm nhài màu vàng và bấm chuông.
Lại là Maissie mở cửa và nói y như lần trước :
" Mời cô Grant vào nhà.Chúng tôi đang đợi cô. "
Marcia đứng dậy đón tôi. Chị mặc một bộ đồ đen mềm và bó sát vào người, để lộ một tấm thân đẹp như một pho tượng Hi Lạp, cổ đeo một cái kiềng vàng to và nặng, hai tay đều đeo lắc vàng, mỗi cổ tay ba cái.
Trông chị như một nhân vật trong một vở kịch nào đó, quen quen, nhưng tôi không nghĩ ra tên. Chị cầm cả hai bàn tay tôi.«Ôi cô Grant, thật tốt là cô đã đến chơi . "
" Tôi cho rằng cô chủ của tôi cần giải khuây một chút, »Maissie nói với tôi, nhe răng cười. " Hôm nay, cô ấy đang để tang. "
" Để tang ? »Tôi nói mà trái tim nghe nhói đau vì sợ hãi. Tôi nghĩ có chuyện gì đó đã xảy ra cho Jason. " Cho ông… "
Maissie hấp háy mắt:«Cho quá khứ, »bà ta nói.
" Ồ, Maissie, chị thật ngốc, " Marcia nói: «Đi đi và bảo bà Gittings mang trà lại đây. "
" Bà ấy đang chuẩn bị. Bà ấy biết có cô Grant tới chơi mà. "
" Mời ngồi, cô Grant. Tôi rất tiếc là cô gặp tôi trong tình trạng này. Hôm nay là ngày giỗ. "
" Ôi trời, chị có muốn tôi ra về và đến chơi vào dịp khác không ? "
" Ồ không không. Thật vui khi có cô bên cạnh. Tôi đã bị nhốt kín trong suốt thời gian tuyết rơi rồi. Ôi, tôi ghét như thế lắm…Tôi nhớ London quá. Ở đây sao mà quạnh quẽ quá chừng, tất cả chỉ biết chờ đợi "
Tôi đáp lại rằng tuyết quả có cản trở hoạt động, nhưng các nữ sinh lại rất thích.
Chị thở dài buồn bã. " Mới đây thôi mà chuyện đã xảy ra được năm năm rồi. "
" Ồ ? "
" Một thảm kịch kinh khủng. Tôi sẽ kể cho cô nghe sau khi trà đã được dọn ra. "
" Cháu bé thế nào ạ ? "
Thoạt tiên chị tỏ vẻ không hiểu " Ồ…Miranda. Phải nó khỏe, bà Gittings chăm sóc nó chu đáo lắm. "
" Tôi cũng nghĩ thế. Tôi đã gặp họ ngoài đường một vài lần. Bà ấy mang cháu bé về quê trong dịp Giáng sinh phải không ? "
“ Phải. Lúc ấy tôi ở London. Tôi phải mang theo Maissie. Ai cũng cần có một người hầu hạ. Dù có nhiều khuyết điểm, Maissie rất giỏi lo chuyện đầu tóc và quần áo. Bà ta tận trung với tôi đến mức đôi khi cô cũng không hình dung nổi. Còn bà Gittings thì yêu trẻ. Bà ấy mang Miranda đến một người bà con ở Dartmoor. Bà ấy nói không khí ở đấy tốt cho trẻ.”
“Tôi cũng nghĩ thế.”
“À, trà mang đến rồi.”
Bà Gittings đẩy xe đồ ăn vào như bà đã làm lần trước, gật đầu chào tôi và tôi hỏi thăm sức khỏe cũng như kỳ nghỉ lễ của bà.
“Tuyệt lắm cô ạ,” bà hồ hởi. “Miranda thích mê. CôGrant, nhất định cô phải gặp chị tôi mới được. Chị ấy yêu trẻ con lắm ấy. Cứ hỏi hoài hỏi mãi khi nào chúng tôi lại về đấy.”
“Tôi đã hứa với bà Gittings là bà sẽ được mang Miranda đi sớm,” Marcia nói.
Bà Gittings cười đôn hậu rồi đi ra.
“Thật là một tấm lòng vàng,” Marcia nói tiếp: “Tôi tin tưởng hoàn toàn khi giao Miranda cho bà ấy.”
Bà chủ nhà rót trà ra ly và nói: “Phải, cô thấy tôi đang trong tâm trạng buồn thương. Xin lỗi nếu như tôi quá tuyệt vọng. Sự việc quá bi thảm.”
“Cái gì ạ?”
“Cũng ngày này năm năm về trước tôi từ giã Jack.”
“Jack là ai?”
“Jack Martindale.”
" Vậy là… ? "
" Chồng tôi. Chúng tôi còn rất trẻ…đầy sức thanh xuân…lại ấp ủ nhiều hoài bão…cả hai chúng tôi. Lúc ấy tôi đã rất nổi tiếng. Trong khi diễn East Lynne chúng tôi đã gặp nhau. Anh ấy là Archibald còn tôi là Isabel. Tình yêu ban đầu là cái gì thật đẹp, cô có nghĩ vậy không ? "
" Tôi không thể nói theo kinh nghiệm của mình, nhưng tôi cho là thế. "
" Vậy là cô bắt đầu hơi muộn rồi. "
" Chắc vậy. "
" Phải, bạn thân mến của tôi, cần phải cảm ơn điều đó. Khi mà người ta trẻ, người ta xốc nổi lắm. Nhưng với tôi và Jack, mọi chuyện suôn sẻ ngay từ buổi đầu. Chúng tôi làm đám cưới. Tôi mới 17. Một đám cưới bình dị. Chúng tôi diễn kịch với nhau, mang đến một cái gì mới mẻ cho mỗi vai diễn. Ai cũng nói thế. Nhưng rồi tôi bắt đầu vượt lên…Jack yêu tôi sau đắm nhưng anh cũng bị tổn thương. Cô xem, người ta kéo đến rạp để xem tôi dienx. Nếu không có tôi, anh ấy không thu hút được khán giả. "
Chị đứng lên quay lưng lại cửa sổ, hai tay khoanh trước ngực nom rất ấn tượng.
" Thế là anh ấy bỏ đi. Tôi không tìm cách giữ lại. Tôi biết anh ấy cần tự tìm ra con đường riêng của mình. Có một dịp sang Mỹ. Chỉ dành cho riêng mình anh. Một ông bầu nói đã xem anh diễn… "
" và ông ấy không muốn mời chị ? "
Chị nhìn tôi lạnh lùng: «Người ta cần một nam diễn viên. "
" Ồ, tôi biết ! "
" Cô không thể hiểu được thế giới kịch trường đâu, cô Grant. " Chị ta vẫn tỏ ra lạnh lùng. " Thế là, Jack ra đi. "
Người đàn bà đứng bất động trong một khoảnh khắc căng thẳng. Cứ như thể cuối mỗi cảnh màn sẽ buông xuống và đã đến lúc thả ra những lời cuối cùng.
" Con tàu mắc kẹt trong một tảng băng…ba ngày sau khi rời cảng Liverpool. "
Người diễn viên sã hai tay xuống rồi đi lại chiếc xe đẩy đựng thức ăn.
" Đó là một câu chuyện bi thảm, " tôi nói, khuấy ly trà.
" Cô Grant, cô không hiểu nổi đâu. Sao cô có thể hiểu được …Cô sống quá lặng lẽ…chỉ dạy học…Cô không thể hình dung cảm xúc của người nghệ sĩ…bị nhốt ở đây…sau một bi kịch như vậy. "
" Tôi có thể mường tượng được rõ ràng cảm xúc của bất cứ ai sau một thảm họa như vậy. người ta không cần phải là một nghệ sĩ mới hiểu thế nào là đau khổ. "
" Jack mất tích .Tôi tiếp tục lên sân khấu. Không có gì chặn lại được điều đó. Và rồi…khoảng hai năm sau tôi gặp và trở nên thân thiết với Jason. Anh có một ngôi nhà rất đẹp, tiện nghi ở London. Ở khu St.James…Anh ấy bao giờ cũng quan tâm đến sân khấu. Anh thường đến xem tôi biểu diễn. Anh là người đàn ông rất lý thú và hấp dẫn khi cô biết rõ về anh. Jason si mê tôi. Phải, cô có thể đoán được điều đó diễn ra như thế nào. Tất nhiên tôi không bao giờ quên Jack, nhưng Jason đang ở đây và ngôi nhà của anh thật hấp dẫn. Dường như anh cũng có bi kịch riêng. Gia đình anh, sống ở điền trang hàng mấy trăm năm rồi bây giờ không có người nối dõi và cuộc hôn nhân bất hạnh của anh. Hiện nay chỉ còn hai đứa cháu gái. Cô biết ý tôi muốn nói đấy. Tất nhiên đối với tôi, đó là một sự hy sinh. Một đứa trẻ ra đời hạn chế người ta nhiều lắm. Thời gian dài đằng đẵng khi cô đợi nó ra đời, đó là chưa kể bao điều bất tiện khác. Và rồi nó đến…Nhưng tôi đã làm điều đó… cho Jason…và tôi nghĩ tôi có thể hạnh phúc khi mọi việc được dàn xếp đâu vào đấy. "
" Bà muốn nói khi bà cưới ngài Jason ? "
Người phụ nữ mỉm cười với tôi. " Không chỉ có thế, tất nhiên. Cần phải có một thời kỳ quá độ. Dân ở một vùng như thế này…cô biết đấy, rất thiển cận. Thôi thì họ kháo nhau đủ thứ chuyện độc ác. Tôi bảo Jason " Để ý làm gì chyện đó. »Nhưng anh bảo " chúng tôi nên tiến hành từng bước một cách cảnh giác. Người ta đơm đặt nhiều chuyện lắm cô biết không, mà toàn những chuyện xấu. "
" Những lời đồn đại có thể rất nguy hiểm, " tôi nói không phải là không áy náy, nhớ lại câu chuyện vừa rồi với bà Baddicombe.
" Thật là dễ sợ. Tôi đang ở trong vở kịch với một người đàn ông chết vợ…hơn là với tư cách phu nhân Verringer. Rồi có một người đàn bà khác. "
" Tôi cho rằng đó không phải là một tình huống thông thường. "
" Đàn ông vẫn là đàn ông. "
" Và đàn bà là đàn bà, " tôi nói, có lẽ hơi lạnh lùng một chút.
" Tôi đồng ý, đồng ý. " Chị đứng lên bước vài bước lại chỗ cửa sổ. Chị đứng đó một lúc và khi quay lại đã chuyển sang vai khác, không còn là góa phụ buồn nhớ người chồng quá cố nữa mà là một cô dâu của một người đàn ông mới.
" Phải, " chị nói quay về phía tôi mỉm cười. " bánh xe đã quay rồi. Bây giờ tôi phải làm Jason hạnh phúc. Anh ấy cưng chiều Miranda lắm. "
" Ồ, ông ấy đang ở đây ? "
" Khi anh ấy ở đây, tất nhiên, anh ấy thường đ xa một thời gian dài. Khi anh ấy về, chuông nhà thờ sẽ reo vang ưng đám cưới. Thời gian chờ đợi thật ngán ngẩm. Nhưng anh ấy phải đi. Thật không dễ dàng gì cho tôi khi ở đây một mình…gần nơi ấy…và bao nhiêu điều ong tiếng ve. "
" Ồ, tôi không hình dung nổi. "
" Thậm chí tôi có thể gặp mặt anh ấy trước khi anh quay về. Anh ấy kiên nhẫn lắm, cố gắng thuyết phục tôi đi với anh ấy. "
" Tất cả điều tôi có thể làm được là mong chị hạnh phúc. "
" Sẽ có những lời đơm đặt đáng ghê tởm, nhưng ai mà sống vì những điều đó chứ ? "
" Không, tôi cho rằng không. "
Có một tiếng gõ nhẹ lên cánh cửa, bà Gittings xuất hiện với Miranda.
" Vào đây, con yêu, " Marcia nói, lại vào vai một người mẹ hiền tận tụy.
Tuy vậy, tôi nhận thấy con bé chỉ bám chặt lấy tay bà Gittings.
" Con yêu, đến đây chào hỏi cô Grant đi. "
" Chào Miranda, cháu khỏe không ? "
Đôi mắt xanh nhìn tôi. Con bé nói: " con có một con búp bê bằng lõi bắp. "
" Cái gì vậy con yêu ? "
Bà Gittings nói thay cho con bé: “Búp bê treo trên tường trong căn nhà của chị tôi. Miranda bao giờ cũng nói là của nó. "
" Cháu mấy tuổi rồi ? "
" Gần hai tuổi, " lại bà Gittings đáp. " Một đứa bé bự con, phải không ? "
Miranda cười khúc khích núp mặt vào váy bà bảo mẫu.
Thật rõ như ban ngày, trong nhà này ai là người yêu thương con bé. Tôi chỉ muốn đi khỏi thật nhanh. Tôi chán nghe chuyện ngài Jason và cuộc tình của ngài lắm rồi. Có một cái gì khó chịu ở đây và bao trùm lên bầu không khí trong nhà này là một sự giả tạo, gượng ép. Tôi không bao giơ muốn gặp bất cứ ai trong bọn họ nữa – trừ bà Gittings và Miranda.
Sau khi Miranda được đưa ra ngoài, tôi cũng cáo từ ra về, lấy cớ là tôi phải quay về trường ngay. Trong khi cưỡi ngựa về nhà, tôi lấy làm tiếc là trường học ở gần điền trang quá, hơn nữa lại là một phần của nó, khiến tôi khó lòng không chạm mặt họ. Nhưng chắc chắn một điều là tôi sẽ không bao giờ đặt chân đến Nhà của Quạ nữa.
Nhưng chỉ hai tuần sau, tôi lại gặp bà Gittings và con bé ở ngoài thị trấn. Khuôn mặt hồng hào của bà sáng lên khi nhìn thấy tôi.
“ Ồ may quá, lại gặp cô Grant. Thật là một ngày đẹp trời, phải không? Mùa xuân đang về. Tôi đến đây với Miranda bằng xe chó. Con thích thế lắm phải không? Chúng tôi cần mua một vài món trước khi đi.”
“Ồ, bà đi đâu vậy?”
“Tôi với Miranda đi đến chỗ chị tôi.”
“Bà thích thế phải không? Và cả Miranda nữa.”
“Phải, nó sẽ gặp con búp bê bằng lõi bắp của nó và dì Grace, chị tôi. Chị ấy thương Miranda mà con bé cũng quấn lấy chị tôi. Ôi, vùng đất ấy đẹp lắm. Chả là tôi lớn lên ở đấy mà. Người ta nói cô bao giờ cũng muốn quay về nơi chôn rau cắt rốn.”
“Họ sẽ ra sao nếu thiếu hai người ở Nhà của Quạ?”
“Không ở đấy nữa. Nhà sẽ đóng cửa cho đến khi tôi được lệnh quay lại.”
“Thế là bà Martindale lại đi London?”
" Còn xa hơn nữa. Bà ấy giữ bí mật. nhưng đôi khi giấu đầu lòi đuôi. Bà ấy đi tìm ông ấy. "
" Theo chân ông ấy ? "
" Phải, theo ngài Jason. Ở đâu đó trong lục địa. Có Maissie đi cùng. "
" Bà có nghĩ họ làm đám cưới ở bên ấy… ? "
" Phải, đó là điều hình như bà ấy nghĩ trong đầu. "
" Tôi hiểu. "
" Tôi không được nữa, những muốn về quê ngay. Rất vui được gặp cô Grant. Tôi nghĩ Miranda cũng mến cô. "
Tôi tạm biệt hai người, lòng phảng phất nỗi buồn. Thật là một cuộc tình đồi bại, tôi nghĩ, trong lúc cưỡi ngựa quay về trường.
Teresa đến tìm tôi trong tình trạng tuyệt vọng.
" Người họ hàng bên nội, họ muốn em về nhà họ trong dịp lễ Phục sinh. Miss Hetherington gọi em đến phòng làm việc của bà, thông báo điều này. Em nói em không muốn đi, nhưng Miss Hetherington bảo em phải làm thế. "
“Ồ, Teresa, cô Patty và Violet sẽ thất vọng lắm đấy!”
“Em biết,” Nước mắt long lanh bên khóe mắt nó. “Violet sẽ dạy em cách làm bánh bao nhân nho mà.”
Tôi đáp: “Có thể chúng ta sẽ dàn xếp được. Tôi sẽ gặp Miss Hetherington.”
Nhưng bà hiệu trưởng lắc đầu quyết liệt.
“Tôi thường tự hỏi về sự khôn ngoan của cháu khi cháu đưa con bé về nhà. Tôi biết Patience và Violet. Và ảnh hưởng của họ đối với một cô bé như Teresa. Tội nghiệp con nhỏ, nó gần như ngã khuỵu khi tôi báo cho nó biết.”
Tôi thử tác động: “Chắc là có thể giải thích cho họ rõ.”
“Tôi nghĩ họ sẽ không đổi ý. Không phải là vì họ yêu quý gì con bé. Tôi có thể đọc được ý tứ đó. Họ cảm thấy mình có vẻ tắc trách trong con mắt của bố mẹ Teresa. Trong lúc họ được giao phó trách nhiệm trông nom con bé mà lại để nó đi xa hai kỳ nghỉ là quá nhiều. Nó sẽ phải đến nhà họ kỳ này thôi, sau đó có thể điều đình lại để nó đi với cháu trong kì hè.”
“Mọi người sẽ buồn lắm đấy. Cô xem con bé mau chóng trở thành người trong gia đình cháu.”
“Rắc rối là ở chỗ đó. Người ta cần phải thận trọng với những đứa trẻ như Teresa. Chúng trở nên quá căng thẳng và vì vậy lại trở nên quá gắn bó, quyến luyến chỉ trong một thời gian ngắn.”
“Chỉ trong những ngày nghỉ nó mới ở với chúng cháu. Mọi người quây quần bên nhau trong một nếp nhà nhỏ bình dị.”
“Cháu Cordelia thân yêu, không có ngôi nhà nào có Patience mà trở thành đơn giản hết.”
“Cháu biết. Cô Patty là người tuyệt vời nhất. Cháu rất vui vì Teresa cũng được quen biết với cô ấy.”
“Cháu quá ủy mị mất rồi. Cứ để nó đi đến nhà bà con vào ngày lễ Phục sinh, tôi đoan chắc mọi việc sẽ ổn vào mùa hè.”
“Không thể giải thích với họ sao?”
“Giải thích chỉ làm cho mọi việc thêm tệ hại hơn. Họ cảm thấy có lỗi hơn. Mà họ chỉ làm cử chỉ này để giữ được thể diện với cha mẹ con bé. Cứ để cho họ có nó lần này. Có lẽ Teresa sẽ làm cái gì đó khiến cho họ không muốn chứa nó vào một thời hạn dài hơn.” Daisy cười một cách trang nghiêm.
“Thôi mà Cordelia, mọi việc không đến nỗi bi đát đến thế đâu. Chỉ một lần thôi mà. Teresa sẽ học được một điều: cuộc sống không rải đầy hoa hồng. Sẽ chỉ tốt cho nó và làm cho nó biết trân trọng hơn những lúc được ở Moldenbury.”
“Nó biết đánh giá đấy ạ.”
Miss Daisy nhún vai.”Nó sẽ phải đi,” cô nói một cách cương quyết.
Teresa tội nghiệp tan nát cả cõi lòng và nỗi buồn của nó kéo dài cho đến tận ngày nghỉ.
Khi tôi vẫy tay từ biệt nó cùng với đám con gái ra đi trước giáo viên một ngày, cả hai người đều suýt òa khóc.
Cả ở Moldenbury cũng buồn. Teresa sẽ cảm động lắm nếu biết chúng tôi nhớ nó như thế nào.
Cô Patty nói: “Không sao. Nó sẽ ở đây vào dịp hè và những kì nghỉ dài ngày hơn.”
“Chúng ta sẽ không gặp nó nữa đâu,” Violet tiên đoaans. Mọi người trong làng đều hỏi thăm nó. Tôi còn chưa nhận ra nó là một phần trong chúng tôi như thế nào. Khi chúng tôi trang hoàng nhà thờ với hoa thủy tiên vàng, tôi tiếc nuối nghĩ đến chuyện con bé hào hứng ra sao trong việc này. Bánh bao nhân nho dường như không ngon lắm, lẽ ra nó phải ngon hơn nếu như có Teresa ở đây.
“Con bé chỉ ao ước được ở đây,” tôi nói, “nó làm cho tất cả chúng ta nhận ra mình may mắn biết chừng nào khi có nhau.”
“Cô bao giờ cũng biết rõ thế, cưng ạ, “cô Patty nói rất trng nghiêm.
Tôi thường đi dạo một mình rất lâu, nghĩ về việc Marcia Martindale đang ở lục địa với Jason Verringer. Tôi tưởng tượng cảnh họ sánh vai nhau trên các kênh đào ở Venice, tay trong tay ở Florence, cưỡi ngựa đi dạo ở điện Chamo Élysées, thăm viện bảo tàng ở thành Rome...,tất cả những nơi tôi khao khát được đặt chân đến.
Tôi nghĩ một cách cay đắng: thật là đôi lứa xứng đôi. Tôi chắc họ sẽ có tất cả những điều họ đáng được hưởng.
Một ngày sau ngày Phục sinh, vào lúc giữa trưa tôi đang đọc sách trong phòng khách thì nghe có tiếng gõ cổng. Tôi bèn đứng dậy đứng ở cửa sổ nhìn ra: Teresa ngoài cổng với một cỗ xe chở hành lý.
Tôi chạy vội ra ngoài: “Teresa hả?”
Con bé bay về phía tôi và chúng tôi ôm nhau thật chặt.
“Em làm cái gì ở đây vậy?”
“Em vừa đến đây. Em lên tàu và đi đến chỗ cô. Em không thể chịu đựng lâu hơn nữa.”
“Nhưng còn người bà con của em?”
“Em có để lại một lá thư. Họ sẽ vui sướng lắm. Đối với họ, em chỉ là của nợ.”
“Ôi Teresa,” tôi kêu lên,cố tỏ ra nghiêm khắc nhưng giọng nói của tôi chỉ chứa đựng niềm vui mà thôi.
Tôi gọi với lên trê lầu. “Cô Patty! Violet! Xuống đây mau lên ạ.”
Hai người chạy xuống. Họ chằm chằm nhìn Teresa trong vài giây. Con bé nhào về phía hai người và cả ba ôm chầm lấy nhau trong khi tôi đứng nhìn và bật cười.
“Thật là tức cười. Con bé đi khỏi nhà bà con, chỉ để lại lá thư.” Tôi nói.
Cô Patty cố nhịn cười, thậm chí cả Violet cũng cười tủm tỉm.
“Ôi! Tôi không bao giờ...!” Cô Patty kêu lên.
“Nó chỉ sửa soạn hành lý và đến đây.”
“Đi một mình à?” Violet trố mắt hỏi, có vẻ như bị sốc.
“Thì nó cũng gần mười bảy rồi,” tôi nhắc họ.
“Cháu biết đường. Đầu tiê cháu đến London. Đó là một đoạn đường khó khăn. Nhưng bác nhân viên trên tàu rất tốt. Bác ấy bày vẻ đường đi nước bước cho cháu.”
“Thế còn người nhà cháu thì sao?’ Violet hỏi. “Họ sẽ phát điên lên vì lo lắng.”
“Vì nhẹ nhõm thôi ạ.” Teresa khẳng định.
“Thế mà em chỉ để lại một lời nhắn thôi ư?”
Teresa gật đầu.
“Cô sẽ viết thư cho họ ngay, bảo cho họ biết em đã đến nơi an toàn và xin phép họ cho em ở lại đây cho đến hết kì nghỉ.”
“Em sẽ không quay về nếu họ trả lời không đồng ý,” Teresa nói một cách quả quyết. “Em không thể chịu được khi nghĩ tất cả mọi người ăn bánh bao nhân nho mà không có em.” Nó quay sang Violet.
“Món đó thế nào ạ?”
“Không được ngon lắm. Một số bánh bị mất dấu chữ thập trong khi nướng.”
Teresa có vẻ buồn bã nên Violet nói tiếp: “Chúng ta có thể làm một mẻ nữa. Như chỗ ta biết không có điều luật nào nói con chỉ ăn loại bánh đó vào ngày Thứ Sáu tốt lành.”
“Vậy hãy làm ngay đi!” Teresa háo hức kêu lên. Nó đã trở về. Điều đó tuyệt diệu và tất cả chúng tôi đều vui.
Sau đó tôi nhận được lá thư từ người họ hàng của Teresa, cảm ơn vì tôi đã quan tâm đến nó. Họ biết nó thích hưởng không khí lễ tết ở nhà tôi, và quan điểm của họ là không áp đặt cách sống của mình cho con bé, còn nếu tôi cảm thấy thế là quá đủ với Teresa thì cứ gửi nó về chỗ họ. Tôi đã xin phép họ cho nó được nghỉ hè với tôi và câu trả lời khá rõ ràng, họ đồng ý một cách sốt sắng.
Khi tôi đưa lá thư cho Teresa, nó sướng như điên. Chúng tôi cùng đi vào làng nơi nó được hầu hết mọi người chào hỏi đầy nhiệt tình và trách nó đã bỏ mất ngày lễ Phục sinh. Con bé đỏ mặt lên vì sung sướng.
Sau cùng đó là một kì nghỉ vui vẻ. Nhưng chẳng bao lâu sau, chúng tôi đã trở về trường – và thế là chấm dứt những ngày sóng yên biển lặng.
Daisy Hetherington muốn biết nó cư xử thế nào, thế là tôi sung sướng báo cáo với cô là mọi chuyện đều tốt đẹp trên mức mong đợi.
“ Vấn đề của Teresa là ở chỗ nó cảm thấy cô đơn và không cần thiết cho ai cả.” Tôi giải thích. “ Ngay khi cô bé nhìn thấy mọi người vui sướng khi có mình, nó đã thay đổi và trở thành một thiếu nữ hồn nhiên vui tươi.”
“ Thật đáng mừng là tất cả rắc rối của chúng ta đã được giải quyết dễ dàng.” Daisy nói, mỉm cười vui vẻ. Tôi nói thêm rằng nếu không có ai phản đối Teresa sẽ được mời dự lễ Giáng sinh ở chỗ chúng tôi
“ Tôi dám chắc những người bà con sẽ sẵn sàng rủ bỏ trách nhiệm của họ trong dịp lễ Giáng sinh cũng như trong ngày hè.” Daisy nói, sau đó chúng tôi thảo luận về chương trình làm việc trong năm học mới.
“ Chúng ta sẽ tổ chức những hoạt động giải trí trong dịp Noel”, Daisy nói. “ Tôi biết là còn lâu mới đến Noel nhưng cháu sẽ ngạc nhiên với mức độ chuẩn bị cho dịp này và cũng cần có chuyện gì đó cho các em nghĩ hơn là mơ mộng nhớ nhung về kì nghĩ đã qua. Tôi muốn cháu, cô Eccles và cô Parker bàn bạc về chuyện này. Tất nhiên cô Barston sẽ phụ trách phục trang. Chúng ta sẽ tổ chức biểu diễn ở phòng ăn lớn vào một tối nào đó, sau đó sẽ được mời biểu diễn thêm lần nữa ở điền trang, nơi mọi người trong vùng được tới xem đêm diễn. Năm nay tôi biết ngài Jason đi xa, ông ấy chưa nói gì về việc cho chúng ta mượn địa điểm, tôi cho rằng chúng ta sẽ không biểu diễn ở đó. Ông ấy bảo là có kế hoạch đi xa một thời gian.”
Chúng tôi bàn bạc chi tiết về các hoạt động kỉ niệm ngày lễ. Miss Daisy cúi đầu một cách duyên dáng nói rằng nó sẽ không như mọi năm vì không có màn trình diễn ở điền trang. “ Có một sự khác biệt ở trong vùng khi lãnh chúa không có mặt ở nhà.”
Những tuần sau tôi càng thấy những nhận xét của Miss Daisy là đúng đắn. Thỉnh thoảng tôi cũng phóng ngựa đi qua điền trang, nhớ lại ngày Teresa bị tai nạn, bữa nói chuyện tay đôi chập choạng ở ngoài sân. Tôi thấy rằng thật khó mà không nghĩ đến anh và luôn tự hỏi cớ làm sao anh phải lặn lội đến tận Moldenbury để nói lời tạm biệt.
Tôi đoán rằng khi anh quay về, Marcia Martindale sẽ mong muốn anh cưới chị và có lẽ anh muốn đi khuất đâu đó một thời gian để suy nghĩ xem anh cần phải làm gì. Anh đã nói một điều gì đó về việc làm quen dần với sự thức tỉnh lương tâm. Có phải anh muốn nói đến cái chết của vợ hay là nghĩa vụ của anh với Martindale. Có thể là không có cái gì như thế… hay là cả hai? Sự hiện diện của tôi làm cho anh bận tâm cũng như anh đã làm cho tôi phải suy nghĩ về anh. Nhưng bây giờ tôi có thể tạm quên anh vì anh không có mặt ở đây. Tôi cảm thấy tự do. Tôi yêu thích công việc của mình, tôi làm việc hòa hợp, ăn ý với Daisy và các bạn đồng nghiệp và tôi tin rằng tôi cũng đạt được những thành tích nhất định với học trò.
Daisy bảo tôi rằng bà có cả một danh sách đăng kí xin học: “ Cung không đủ cầu” bà nói với vẻ thỏa mãn. “ Tôi nghĩ người ta bắt đầu nhận ra là họ có thể có được giáo dục của Schaffenburcken ở ngay tại đây. Và tất nhiên có rất nhiều bậc cha mẹ chống lại việc gửi con gái ra nước ngoài học tập… đặc biệt khi họ có thể đạt được một kết quả đáng ao ước ở ngay tại nước Anh”.
Bà ngụ ý rằng sự có mặt của tôi là một tài sản đối với nhà trường và tôi không giấu được cảm giác thỏa mãn có đôi chút gần với sự tự mãn.
Học kì trôi qua với những bài học tiếng Anh, bài học về phong cách tiểu thư gia giáo, phép giao tế xã hội, các điệu valse và dân vũ, đưa bọn học trò ra cánh đồng tập cưỡi ngựa… mỗi ngày lại tập một chút cho vở kịch đã được tuyển chọn về Hoàng tử và cô bé Lọ Lem. Bọn con gái rất háo hức, ai sẽ là người được Bathurst chọn để vào vai hai nhân vật chính trong kịch, Bathurst là một chàng trai trẻ người Ý, rất điển trai, vừa đến trường dạy múa đã được các cô nữ sinh hết lòng ngưỡng mộ. Bao giờ trong trường cũng có một bầu không khí tươi vui kích động khi có giờ dạy khiêu vũ của anh, và điều này làm dấy lên một cái gì rất lãng mạn. Những lần anh lên lớp được bao trái tim chờ mong, anh lọt vào tầm quan sát của các cặp mắt ghen tuông và các cô học trò lớn chỉ mong ngóng được anh chọn để cùng anh biểu diễn các bước nhảy.
Mùa thu đến. Đây là thời kỳ Vầng trăng của người thợ săn. Một năm tròn đã trôi qua từ cái ngày nọ ở trong rừng gặp người lạ mặt. Nó có vẻ dài hơn những năm trước có lẽ bởi vì có quá nhiều việc đã xảy ra. Tôi bắt đầu thuyết phục được mình là tôi tưởng tượng ra toàn bộ câu chuyện này. Tôi rất muốn gặp lại Monique, Frieda hay Lydia để có thể tự khẳng định với mình rằng chuyện xảy ra trong rừng là thật.
Cuôi cùng Fiona Verringer được chọn đóng vai cô bé Lọ Lem còn Charlotte cho vai Hoàng tử. Đó là một sự lựa chọn hợp lí bởi vì Fiona ngày càng đẹp hơn, Charlotte thì có chiều cao. Charlotte rất sung sướng và tỏ ra rất ngoan ngoãn, nó hoàn toàn bị thu hút vào vai diễn.
Suốt tháng 11 chúng tôi tập dượt và ông Crowe - thầy dạy nhạc viết các bài hát cho nữ sinh hát đồng ca. Có một bầu không khí náo nhiệt hội hè trong giờ của cô Barston với việc lựa chọn trang phục.
Một buổi sáng khi vào thị trấn tôi tình cờ chạm mặt Marcia Martindale trong một hiệu tạp hóa nhỏ. Chị ta không còn vẻ gì của người đàn bà có trái tim tan nát mà tôi gặp tối hôm ấy. Hết sức tự chủ và thân thiện, chị mời tôi tới nhà chơi.
“ Tôi sẽ sung sướng lắm nếu cô ghé bộ qua chơi. Một người cô quạnh như tôi sẽ đón tiếp cô với cả tấm thịnh tình. Thế cô có bao giờ có một vài giờ rảnh không?”
Tôi đáp tôi rảnh vào buổi chiều thứ Tư trong trường hợp không có chuyện gì xảy ra. Nếu như có một cô giáo nào đó có việc banạ đột xuất thì tôi phải dạy thay.
“ Vậy thì chiều thứ Tư nhé. Tôi sẽ vui lắm nếu cô ghé qua”.
Tôi nhận lời, thậm chí còn sốt sắng là khác, bởi vì tôi cũng phải nhận là tôi nóng lòng muốn tìm hiểu con người này. Tôi đã cố giả vờ với mình rằng mối quan hệ của chị với Jason Verringer chẳng có liên quan gì đến tôi, vì thế tôi đã giải thích cho chị hiểu hoàn cảnh nào đã dẫn đến chỗ tôi ăn tối với anh - khi chị tìm thấy chúng tôi đang bên nhau vào một đêm rõ ràng là chị đang tuyệt vọng.
Thế là tôi đến uống trà ở nhà Marcia Martindale.
Đó là một buổi chiều khác thường. Mở cửa là một người đàn bà bé nhỏ, khuôn mặt đen sắt lại như mặt con khỉ láu lỉnh. Tóc bà ta đen như hắc ín, cứng và thô buông xuống như răng bàn chải quanh khuôn mặt nhỏ, đôi mắt nhỏ đen như than đá, chiếu khắp mọi nơi, không bỏ sót bất cứ điều gì. Người đàn bà nói: “ Mời vào. Chúng tôi đang đợi cô”, rồi mỉm cười phô hàm răng trắng, to như thể chuyến viếng thăm của tôi là một trò đùa ngớ ngẩn.
Bà ta dẫn tôi vào một phòng khách bài trí rất đẹp với đồ trang trí thời nữ hoàng Anne hài hòa với toàn bộ ngôi nhà.
Marcia Martindale đang ngồi ở ghế sofa vội đứng dậy, dang cả hai tay ra chào đón tôi. Chị mặc một cái áo lụa có màu biếc xanh của chim công. Tóc buông xõa, trên trán có một dãi băng đô có đính những hạt tròn lấp lánh, chắc chắn là kim cương. Một dãi băng tương tự quấn quanh cổ. Trông chị đẹp lộng lẫy như thể chị chuẩn bị ra sân khấu đóng một vai bi trong vở Macbeth của Shakespeare hoặc vở Nữ công tước ở Malfi. Một lần nữa, chị lại chẳng có nét nào giống người phụ nữ mà tôi gặp ở tiệm tạp hóa.
“ Thế là cô đã đến”, chị nói bằng giọng ngực rồi cao hơn một chút. “ Mời ngồi. Chúng ta sẽ có trà ngay. Maissie! Bà vui lòng gọi bà Gittings chứ?”
“ Xong ngay”, người đàn bà ban nãy có tên Maissie đáp với một giọng vồ vập hơn cần thiết. Trong cái thổ âm vùng phía Đông London của bà có một vẻ gì ngang hàng với chủ. Đúng là một người hoàn toàn đối lập với Marcia Martindale. Bà ta phóng ra ngoài như thể cảm thấy khó mà kiềm nén niềm vui của mình.
“ Bạn bè tôi cũng quen với kiểu cách của Maissie. Đó là người lo phục trang cho tôi. Họ cũng quen dần.”
“ Người lo phục trang cho bà ?”
“ Phải. Tôi ở trong một đoàn kịch, cô biết đấy, trước khi đến đây.”
“ Tôi biết .”
“ Maissie thường nhớ về những ngày xa xưa. Cô đến đây chơi thật quý hóa quá. Nhất là cô lại có ít thời gian rỗi như vậy”.
“ Lúc này tôi đang bận. Chúng tôi đang tập một vở nhạc kịch cho lễ Giáng sinh.”
“ Nhạc kịch à ?” Đôi mắt chị sáng lên rồi biểu lộ vẻ coi thường. “ Tôi bắt đầu sự nghiệp với nhạc kịch. Rồi cũng chẳng đi đến đâu cả.”
“ Tôi nghĩ điều thú vị nhất là chị là một nghệ sĩ.”
“ Rất khác với việc trở thành cô giáo, tôi có thể nói thế.”
“ Chắc chúng ở hai cực khác nhau”, tôi đồng ý.
Chị mỉm cười với tôi.
“ Chắc chị phải nhớ nhà hát lắm.”
Chị gật đầu, “ Người ta không bao giờ thực sự quen với việc không làm gì cả. Đặc biệt nếu…”
Người đàn bà diễm lệ nhún vai. Đúng lúc ấy có tiếng gõ lên cánh cửa rồi một người đàn bà đứng tuổi cúi rạp người đẩy một chiếc xe đẩy trên có những cái khay bánh ngọt, bánh sandwich và một vài món dùng với trà.
“ Mang đến đây, bà Gittings,” Marcia nói bằng một giọng cao như hát, rồi lại hạ xuống vài tông: “ Được rồi, cảm ơn.”
Bà Gittings liếc nhìn tôi, gật đầu cuối chào rồi rút lui, Marcia chăm chú ngắm nghía xe đẩy như thể nó là cái đầu của John dòng Baptist. Tôi cũng không hiểu sao những ý nghĩ này cứ dai dẳng bám lấy tôi. Có thể chỉ vì đơn giản những điều ở đây xảy ra điều không tự nhiên. Ước gì có Eileen Eccles ở đây với tôi. Dám chắc chúng tôi sẽ có những trận cười vui vẻ.
“ Cô cho tôi biết cô thích loại trà nào. Cô đến chơi đây là một sự kiện đấy. Cô không thể tin rằng có một người trò chuyện là một niềm vui không gì sánh được.”
Tôi nói tôi thích trà loãng không đường với một chút sữa, rồi đứng lên đón li trà từ tay chủ nhà. Có một cái bàn nhỏ bên cạnh tôi vì thế tôi có thể đặt li của tôi lên đấy.
“ Mời dùng bánh sandwich.” Chị dừng lại như trượt dần về chỗ tôi, tay cầm đĩa bánh, thậm chí cả những cử chỉ bình thường của chị cũng rất kịch.
“ Bà Gittings thật là tốt. Tôi may mắn lắm. Nhưng tôi nhớ nhà hát.”
“ Tôi có thể hiểu điều đó.”
“ Tôi biết cô sẽ hiểu. Tôi nghĩ cô tự hỏi vì sao tôi phải chôn vùi bản thân mình ở cái xứ quê mùa này. Phải, đó là vì đứa bé. Cô phải gặp Miranda trước lúc ra về mới được.”
“ Con gái của bà? Phải, tôi thích gặp cháu lắm.”
“ Đó là vì lợi ích của nó, thật thế.” Chị ngả đầu ra sau với một dáng điệu cam chịu. “ Nếu không, tôi đâu có ở đây. Con cái bao giờ cũng ngăn cản sự nghiệp. Người ta phải lựa chọn một trong hai.”
Có bao nhiêu điều tôi muốn hỏi nhưng lại sợ rằng chúng quá riêng tư. Vì vậy tôi chú tâm vào việc khuấy li trà.
“ Cô phải kể cho tôi nghe tất cả về mình mới được.”
Tôi kể cho chị ngắn gọn về cô Patty và đôi nét về đoạn đời đầu tiên nhưng tôi cảm giác chị không nghe tôi nói.
“ Cô còn rất trẻ,” cuối cùng chị nói. “ Tôi lớn tuổi hơn cô ít nhiều.”
Chị thở dài và tôi đồ rằng chị muốn nói đến kinh nghiệm quý giá của chị về cuộc đời. Tôi cảm thấy ở điểm này đã đúng.
“ Và,” chị từ tốn đề cập đến vấn đề mà tôi chắc vì thế chị mới nhiệt tình mời tôi đến chơi nhà, “ cô đã trở nên thân thiết với Jason Verringer.”
“ Khó có thể nói là thân thiết. Chỉ do một tai nạn mà tôi phải ở lại điền trang chăm sóc cô bé bị ngã ngựa. Tôi nhớ bà đã đến điền trang tối hôm tôi ở đó.”
Chị nhìn tôi trân trân. “ Ồ, phải. Jason giải thích dài dòng về điều đó. Anh ấy có vẻ biết lỗi. Nhưng tôi bảo anh ấy là trong những hoàn cảnh ấy, anh phải làm vui lòng cô.”
“ Không có vấn đề vui vẻ gì ở đây. Tôi có thể hoàn toàn hài lòng với một khay đồ ăn trong phòng người bị thương.”
“ Anh ấy nói đó không là vấn đề… một người khách trong nhà anh và chỉ có thế.”
“ Ông ta có vẻ rất chu đáo, quan tâm đến từng chi tiết.”
“ Tất nhiên anh ấy thích chuyện trò với cô lắm. Anh thích những người phụ nữ thông minh… mà nếu như đẹp nữa thì…, mà cô rõ ràng là có cả hai.”
“ Cảm ơn bà.”
“ Tôi hiểu Jason rất rõ. Trong thực tế khi anh ấy quay về… Phải, cô thấy đấy, có vấn đề tế nhị. Đó là đứa trẻ, tất nhiên, và người vợ đáng thương của anh ấy… Bây giờ tất cả đã qua rồi…”
Tôi hiểu điều mà người đàn bà này muốn nói: đừng quá quan trọng cảm tình mà Jason dành cho tôi. Tôi muốn nói chị ta không cần phải lo lắng về chuyện đó. Chắc chắn tôi không có ý định trở thành đối thủ nguy hiểm của chị ta và tôi hoàn toàn không quan tâm đến kế hoạch của chị ta đối với người đàn ông đa tình đó.
Lạnh lùng, tôi nói: “ Tôi toàn tâm toàn ý với sự nghiệp mình. Tôi đã định làm việc cho cô tôi nhưng rồi mọi việc diễn ra theo cách khác. Trường Abbey là một môi trường thú vị cho mọi hoạt động của tôi, còn Miss Hetherington là một nhà lãnh đạo tuyệt vời.”
“ Tôi rất mừng là cô cảm thấy hài lòng. Cô khác với những người khác.”
“ Người nào ?”
“ Các cô gái khác.”
“ Ồ, bà biết họ à ?”
“ Tôi có gặp họ. Trông họ là những cô giáo làng không chệch vào đâu được. Nom cô không giống vậy.”
“ Dù sao tôi cũng là mộ người trong bọn họ thôi. Xin bà kể cho tôi nghe những vai diễn mà bà đã tham gia.”
Chị hăm hở vào chuyện. Chị đã đạt được thành công rực rỡ với vai phu nhân Isabel trong vở East Lynne. Chị đứng lên, vùi mặt vào hai bàn tay kêu lên giọng thống thiết: “ Chết. Chết. Và đừng bao giờ gọi ta là Mẹ!”
“ Đó là cảnh hấp hối trên giường bệnh. Nó mê hoặc cả nhà hát. Không một ai không rơi lệ. Tôi đóng vai Pinero trong vở Hai trăm trong một năm. Tuyệt vời. Tôi mê kịch nhất trên đời này. Nhưng chẳng có gì sánh được với East Lynne. Đó là một thành công thực sự.”
Sau đó chị kể thêm những vai diễn khác. Dường như chị không có gì chung với người đàn bà tôi gặp lần đầu tiên trước hiên nhà với đứa con trong tay, hoặc người thiếu phụ đi mua đồ ở hiệu tạp hóa. Trong thực tế, chị ta thay đổi tính cách xoành xoạch, chỉ sau một vài phút. Người mẹ dịu hiền yêu con hết lòng; người đàn bà cô quạnh mong mỏi có người tâm tình; người tình bất hạnh bị phụ bạc trong màn diễn ra ngoài sân; bà chủ nhà hết sức quyến rũ; và bây giờ một nghệ sĩ tài năng. Chị chuyển từ vai này sang vai khác dễ dàng như trở bàn tay.
Chúng tôi nói chuyện về vở Cô gái Lọ Lem mà thầy trò tôi đang dàn dựng ở trường. Chị cũng từng sắm vai trong vở này. “Đó là vai diễn đầu tiên của tôi”. Chị kêu lên đầy hưng phấn, chạm tay vào đầu gối và biến thành một cô gái nhỏ. “Tôi là một cô hầu nhỏ. Tôi phải vào vai này thật tốt. Một vai nhỏ nhưng lại quan trọng”. Chị ngước nhìn lên với vẻ ngưỡng mộ một cô Lọ Lem tưởng tượng. “Tôi đóng vai này rất tuyệt. Thế là người ta nhận ra tôi có tương lai”.
Cửa mở ra, bà Gittings bước vào dắt tay một đứa bé gái. “Đến đay chào cô Grant đi Miranda”, Marcia nói, dễ dàng chuyển sang vai một từ mẫu.
Tôi chào cháu bé, nó nhìn tôi với vẻ trịnh trọng. Con bé rất khác nhưng lại có một vẻ rất giống mẹ.
Chúng tôi nói chuyện về đứa bé. Marcia cố ép nó nói một điều gì đó nhưng nó một mực im lặng. Một lúc sau tôi nhìn đồng hồ, nói rằng tôi phải có mặt ở trường trong vòng nửa tiếng nữa. Tôi rất tiếc phải vội đi nhưng chị hiểu hết.
Bây giờ chị lại ở trong vai một chủ nhà duyên dáng lịch thiệp. “Cô phải trở lại đây nữa đấy”, Tôi hứa sẽ đến chơi nếu có dịp.
Cưỡi ngựa quay lai Abbey, tôi cứ nghĩ mãi một điều sao mà mọi chuyện lại có vẻ không thực đến thế. Marcia Martindale có vẻ như đóng kịch mọi lúc mọi nơi. Có lẽ điều đó được dự đoán bởi vì chị ta là một nghệ sĩ. Tôi tự hỏi tại sao Jason Verringer có thẻ ngưỡng mộ một người như thế và anh đóng vai nào trong ngôi nhà này. Tôi cảm thấy có một cái gì đó lạ lùng trong toàn bộ chuyện này và tôi muốn xua đuổi cả 2 người này ra khỏi đầu.
Học kì này qua nhanh hơn học kỳ trước, điều đó có thể là bởi vì tôi đã trở nên quen thuộc với trường lớp. Bài giảng, tập kịch, những câu chuyện linh tinh ở phòng sưởi ấm. những cuộc trao đổi với Daisy… Tất cả mọi thứ đều thú vị.
Không có gì phải nghi ngờ, tôi là một người được Daisy rất ưu ái, tôi biết rằng bà tự chúc mừng mình vì đã nhập vào trường một sản phẩm chính hiệu từ Schaffenbrucken và tôi tin rằng bà gán những thành tựu của trường cho sự có mặt của tôi.
Bà thích mời tôi vào phòng khách của bà, uống trà và trò chuyện về trường lớp và học sinh. Bà rất sung sướng với sự thay đổi ở Terresa và cảm thấy nhẹ nhàng vì tôi có thể cất cho bà một gánh nặng trong trường hợp người bà con của Terresa từ chối trách nhiệm của họ đối với nó.
Trong khi học kì mới đạt được nhiều thành quả thì chủ đề chính của các buổi chuyện trò thường là vở nhạc kịch được dàn dựng.
“Các bậc phụ huynh sẽ đến xem vì thế điều quan trọng là chúng ta phải có loại hình giải trí đúng đắn, lành mạnh”. Cha mẹ thường không hiểu lãnh vực quan tâm của con gái và có xu hướng nghĩ rằng chúng trưởng thành mau chóng – nhưng chúng có thể bị người khác chỉ trích rất ghê. Tôi muốn các ông bố bà mẹ nhận ra tất cả bọn con gái phát âm tốt như thế nào,chúng đi lại với một vẻ duyên dáng đặc biệt ra sao, cách chúng đi vào một gian phòng và hoàn toàn thoát khỏi sự vụng về như thế nào. Cháu biết ý tôi muốn nói chứ? Tôi nghĩ là có nhiều bậc cha mẹ sẽ đến xem vở kịch này. Tất nhiên họ phải tự thu xếp chỗ ăn ở. Khách sạn ở Colby sẽ chật cứng nhưng một số người có thể ở xa hơn vài dặm, ở Bantable. Ở đấy có nhiều khách sạn lớn hơn. Rồi họ có thể về nhà cùng với con gái. Chúng ta chưa bao giờ có nhiều khách như thế trong một festival ở Abbey. Đó là vào năm ngoái. Chúng ta sẽ lại làm thế nữa vào năm tới. Có thể là vào tháng Sáu. Đêm giữa mùa hè là tốt nhất. Lúc ấy trời sáng và tất nhiên đêm diễn sẽ đạt hiệu quả cao ở giữa những tàn tích cổ. Thật là một bối cảnh tuyệt vời. Gây ấn tượng sâu sắc nhất…Thật độc nhất vô nhị. Học sinh lớn trong những chiếc áo choàng trắng. Cháu chắc chắn sẽ nghĩ là các tu sĩ sống lại lần nữa. Chúng ta sẽ hát thánh ca và cầu kinh. Đó là một buổi trình diễn lớn. Tôi có thể nói là chúng ta vẫn còn những bộ trang phục cổ cất ở một chỗ nào đó. Phải hỏi cô Barston mới được”.
“Một festival ở Abbey, trong đó bọn con gái ăn mặc như thầy tu! Chắc phải là một cái gì đầy ấn tượng, hồi hộp”.
“Ồ, đúng thế. Những cái áo choàng của dòng tu Bênêđích. À tôi nhớ chúng ta còn có cả những ngọn đuốc nữa – dù vậy tôi phải bảo họ thêm cái gì đó vào phông cảnh. Bọn học sinh có thể rất bất cẩn. Suýt nữa chúng tôi bị tai nạn rồi ấy chứ. Tốt nhất là chúng ta nên biểu diễn trong một đêm rằm. Nhưng đó là vào trong tương lai. Bây giờ chúng ta phải tập trung vào vở Lọ Lem. Tôi hy vọng Charlotte không vênh vang quá. Những ông bố bà mẹ khác sẽ không thích thế đâu”.
“Cháu chắc là con bé sẽ làm mọi việc rất tốt.Còn Fiona sẽ đóng vai một Lọ Lem rất đáng yêu, duyên dáng”.
Và cứ thế chúng tôi tiếp tục đề tài bất tận đó.
Thời gian trôi qua, tôi không gặp lại Marcia nữa nhưng có hai lần tôi gặp bà Gittings đẩy xe đưa đứa bé đi dạo. Tôi dừng lại trò chuyện với bà. Người phụ nữ này có vẻ rất yêu quý đứa bé và tôi thấy mến bà. Đó là một phụ nữ mộc mạc, hai má đỏ hồng toát ra một vẻ chân thực quê mùa, hoàn toàn tương phản với nữ nghệ sĩ ưa phô trương, và người lo phục trang hung hăng nói giọng Đông London.
Tôi nói chuyện với người phụ nữ này và tôi cũng cần thú nhận rằng tôi tò mò muốn biết làm sao bà có thể thích hợp trong môi trường gia đình đấy. Bà không phải loại người làm kể xấu chủ nhưng để lộ một đôi điều nhận xét.
“Bà Martidale là một nghệ sĩ 24 tiếng trong một ngày. Vì thế, cô không thể biết chắc lúc nào bà đang nói thật lúc nào bà đang đóng kịch, nếu cô hiểu ý tôi. Bà ấy rất yêu con nhưng thỉnh thoảng lại quên khuấy nó đi… và đó không phải là cách yêu thương con trẻ”.Còn đây là về Maissie. “Bà ta lại là một loại người khác. Chỉ có một chân trên mặt đất. Cũng giống như làm việc ở một nhà hát khác vậy. Ồ cô Grant, xin cô thứ lỗi, tôi chẳng biết gì về hát hò, kịch cọt. Nhưng tôi tự nhủ, này Jane Gittings, đây không phải nhà hát nhà múa gì. Đây là ngôi nhà thật sự và một đứa trẻ cần có cuộc sống thật sự của nó. Nếu họ quên mất nó thì người phải nhớ”.
Trong một lần khác tôi gặp bà – vào gần ngày lễ Giáng sinh, bà bảo tôi bà sẽ về ở với người chị ở một nông trại hẻo lánh trong những ngày lễ. “Bà chủ đi London mang theo cả Maisie. Thế là tôi có cơ hội mang đứa nhỏ đi theo. Chị tôi mới là người sinh ra cho trẻ em. Tôi nghĩ, thật đáng tiếc, chị ấy lại chẳng có con gì”. Dù sao thì tôi cũng không thể hình dung Marcia Martindale trong vai bà chủ ở điền trang. Nhưng đó không phải mối quan tâm của tôi trong khi vào lúc ấy có bao nhiêu việc choán hết tâm trí tôi.
Vở kịch Lọ Lem là một nguồn cung cấp niềm vui và nỗi lo không ngớt. Fiona có một giọng hát rất hay, chúng tôi cũng đã tìm ra mụ dì ghẻ độc ác và hai cô em xấu xí, những người tính tình rất khó kiểm soát và người ta dự định thêm một vài đặc tính cho các nhân vật này, một điều làm cho Eileen phát hoảng. Rồi còn chuyện trang phục của Charlotte không phù hợp với tính cách và điều này làm cô Barston khó chịu. Đấy, vở nhạc kịch như thế đấy.
“Vì Chúa”! Eileen kêu trời lên. “Nó không thể tệ hơn vở Drury Lane được”!
Còn có nhiệm vụ trang hoàng trường học rồi lập ra một hòm thư để các nữ sinh có thể gửi thiệp chúc mừng nhau. Buổi sáng trước khi vở Lọ Lem được trình diễn, chúng tôi làm động tác phát thư. Hai cô gái lớp bé trong trang phục của nhân viên đưa thư trịnh trọng mở thùng thư rồi mang đến phòng sưởi ấm. Từ đây những cánh thư bay đến các lớp khác nhau. Thế là trong trường chỉ con vang lên những tiếng úi cha, ối giời, những vòng ôm bạn hữu và nhiều biểu hiện cảm ơn phong phú khác.
Có một báo cáo về con số các bậc phụ huynh đến xem buổi kịch. Ai nấy đều tán thưởng, họ vỗ tay như điên, đồng loạt tuyên bố là nó hấp dẫn hơn hẳn vở Dick Whittington năm ngoái. Chẳng thành vấn đề các sự cố là một trong hai cô em xấu xí ngã khỏi sân khấu, một chiếc giày bay xuống chỗ khán giả, cô em xấu tính thứ hai quên mất lời, còn giọng nói của người nhắc vở to đến nỗi tất cả mọi người trong phòng đều nghe rõ.
Ai cũng nói nó thật vui. Daisy nhận được bao nhiêu lời tán tụng.
“Học trò của cô có phong thái thật quý phai”,một phụ huynh nói.
“Tôi thật mừng vì quý bà đã để ý thấy điều đó”,Daisy tươi cười đáp lại. “Chúng tôi đầu tư dạy dỗ các em nhiều cách về đi đứng ăn nói. Tôi tin là chúng tôi đi đúng hướng, đáp ứng yêu cầu của thời cuộc”.
Đó là một thắng lợi thật sự.
Các học trò nữ đã về nhà nghỉ tết. Tôi và Teresa sắp xếp hành lý để ngày hôm sau quay về Moldenbury. Một học kì đã qua. Đó là một khoảng thời gian dễ chịu, thú vị một phần cũng vì Jason Verringer đi vắng. Điều đó làm cho cả vùng có một sự êm đềm nhất định.
Giáng sinh cũng là một thành công thực sự. Teresa háo hức chờ mong đến nỗi tôi sợ rằng nó đưa ra những hi vọng cao quá và dễ thất vọng.
Nhưng mọi chuyện đều hoàn hảo.
Chúng tôi về đến nhà một tuần trước ngày lễ. Tôi lấy làm mừng bởi vì nó cho phép Terresa có thời gian thưởng thức cái không khi trước ngày lễ và không khí chuẩn bị rộn ràng mà tôi thường cảm thấy còn vui hơn là chính bữa tiệc ngày đại lễ.
Teresa có thể giúp Violet làm bánh putđinh và bánh gatô Giáng sinh. Tất cả những thứ này, theo Violet phải làm vào thời gian này. Đây là Teresa ngồi bên chiếc chậu đá bóc vỏ hạnh nhân, ngắm nhìn Violet, như một thầy tế khéo léo khuấy bột làm bánh putđinh, kêu mọi người lại góp một tay, kể cả ông làm vườn giúp việc cho chúng tôi một tuần ba buổi.
“Ai cũng phải khuấy”, Violet nói vẻ đầy bí hiểm. “Nếu không…”
Bà không biết nói hết câu nhưng sự im lặng còn có vẻ đe dọa hơn cả lời nói nữa.
Còn bây giờ một mùi thơm nức dường như tràn ngập cả ngôi nhà khi bánh putđinh nổ lép bép trong khay đồng ở phòng giặt đồ nhỏ. Teresa đứng đấy khi Violet với một cái cây dài vẫn dùng để rút quần áo, điệu nghệ xâm vào đấy nồi qua từng lớp cuộn của vỏ bánh, đắc chí nhấc bánh lên trong khi tất cả chúng tôi trố mắt kinh ngạc. Khâu nếm bánh là quan trọng bậc nhất – một cái nồi nhỏ là đủ cho cả bốn người. Chúng tôi nếm náp sau bữa tối và đưa ra những lời phán quyết không thiên vị.
Thật cảm động khi chứng kiến niềm vui sướng của Terasa trong từng sự kiện nhỏ nhặt, khuôn mặt nó vô cùng nghiêm trang khi một miếng nhỏ được đặt trước mặt nó để nếm thử. Chúng tôi nếm – tất cả các cặp mắt dồn về phía Violet, nghệ nhân làm bánh putđinh.
“Có quá nhiều vị quế”, Violet nói, “chắc thế”.
“Vớ vẩn”, cô Patty nói.” Vị của nó không chê vào đâu được”.
“Có thể làm ngon hơn”.
“Đây là cái bánh putđinh ngon nhất mà cháu từng ăn”, Teresa khẳng định.
“Năm ngoái cháu có được ăn đâu?” Violet lại nói.
“Phải, tôi tuyệt không tìm thấy có gì không ổn”, cô Patty khăng khăng. “Tôi chỉ hy vọng năm tới ngon bằng nửa năm nay”.
“Cháu cũng thế”, Teresa vội nói.
Cứ có một quãng im lặng ngắn ngủi là cô Patty nhanh nhẹn lấp đầy. Teresa đã tìm ra một tổ ấm và được đón nhận. Tôi nghĩ cả cô tôi và bà Violet đều hài lòng và vui sướng vì con bé thật hạnh phúc ở chỗ chúng tôi. Nhưng chúng tôi phải chấp nhận sự thật là bất cứ lúc nào cũng nó có thể bị gửi về cho họ hàng hoặc thậm chí cha mẹ nó.
Chúng tôi hi vọng Teresa không nhận ra sự im lặng đó và chúng tôi tiếp tục nghi thức nếm bánh.
Rồi đến việc trang hoàng nhà cửa. Cô Patty để việc đó lại cho chúng tôi nên Teresa có thể góp một tay. Chúng tôi hái cành ôrô và cánh trường xuân treo trong phòng và kết thành một tràng hoa treo trước cửa. Chúng tôi đến nhà thờ tham gia hát thánh ca với ca đoàn, có chân trong Ban tổ chức nửa đêm vào đêm Noel, sau đó về nhà ăn món xúp nóng trong nhà bếp và khi chúng tôi ăn xong cô Patty giục giã chúng tôi đi ngủ.
“Mọi người sẽ ngủ dậy trễ nếu không lên giường đi ngủ ngay, như vậy sẽ làm một ngày tuyệt vời như thế này ngắn lại”.
Mặc dù chúng tôi ngủ rất muộn, cả nhà vẫn thức dậy vào buổi sáng Noel. Quà tặng nằm dưới cây thông Noel sẽ được phân phát sau bữa tiệc chính vào lúc một giờ trưa. Cô Patty, Teresa và tôi đi nhà thờ, Violet ở lại nhà nấu món ngỗng. Sau buổi lễ, nhiều người trong chúng tôi tụ tập ngoài sân chúc nhau Giáng sinh vui vẻ, sau đó cả ba người chúng tôi về nhà trong tiếng hát vang vọng suốt các cánh đồng. “Đến với tất cả niềm tin tưởng”.
Tất cả mọi người đều tuyên bố món ngỗng quay ngon tuyệt vời trừ Violet, bà khăng khăng nói rằng nó quá lửa đến 5 phút; món bánh putđing làm sống lại dự đoán của những người nếm trước, sau đó là nghi thức mở quà. Cô Patty tặng bao tay bằng len cho Teresa, còn quà của Violet cho nó là một cái khăn quàng đồng bộ với cái bao tay. Tôi mua tặng nó bút vẽ và hộp màu bởi vì trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, con bé bắt đầu vẽ rất khá. Nó không được giỏi như Eugenie, Eileen đánh giá, nhưng sự tiến bộ của nó đáng quan tâm. Chúng tôi rất cảm động bởi con bé đã vẽ tranh cho tất cả chúng tôi và đã đóng khung từ ở Colby. Một bình hoa violet cho Violet – rất thích hợp, mọi người tuyên bố; tặng cô Patty là một bức tranh phong cảnh trong đó có một cô gái ngồi trên một cái ghế, cái mũ rộng vành che hết gần nửa khuôn mặt, chung quanh cô là một khu vườn trăm hoa đua sắc. Một bức tranh rất công phu bởi vì tôi biết rằng Teresa chưa bao giờ cố gắng làm cái gì như đầu tư cho chuyện vẽ tranh. Dành cho tôi cũng là một bức tranh phong cảnh có một ngôi nhà nhìn xa trông như điền trang Colby.
Buổi chiều cô Patty và Violet đi ngủ trong khi Teresa và tôi đi dạo trong rừng nơi mặt trời lạnh lẽo nhợt nhạt của mùa đông chiếu qua những cành cây trơ trụi lá. Chúng tôi đi dọc theo con đường chạy ngang qua những cánh đồng còn trơ gốc rạ, thoảng lên mùi đất ẩm, nhưng con quạ gầy xám và bầy quạ đen kiếm thức ăn trên cánh đồng nứt nẻ.
Chúng tôi không nói gì nhiều nhưng cả hai đều rất hài lòng. Buổi tối có nhiều khách đến thẳm. Cô Patty có rất nhiều bạn bè trong vùng. Chúng tôi chơi những trò trẻ con như Tìm từ và con vật, Rau quả và khoáng chất, sau đó bồi dưỡng bằng món bánh sandwich với củ cải và rượu gừng của Violet.
Hôm sau là ngày Boxing, ngày mà người đưa thư và người dọn dẹp vệ sinh đi đến từng nhà mang theo những hộp quà Giáng sinh, trịnh trọng phân phát từng bao thử vẫn còn dấu niêm phong với dòng chữ Giáng sinh vui vẻ viết bên ngoài; cuối cùng là tiết mục đến thăm cha xứ vào buổi chiều tối,cùng ăn bánh nướng xốp, uống trà và thưởng thức món bánh Giáng sinh có một miếng nước đá ở trên.
Violet, người cảm thấy không hài long cho lắm vì miếng nước đá hơi cứng, tự hỏi xem không biết bà có nên bảo người nấu ăn ở nhà xứ đặt một miếng glyxêrin không to lắm lên bánh để làm mếm bánh vào dịp lễ Giáng sinh sang năm không.
Vấn đề này làm bà lấn cấn suốt dọc đường về nhà. Nên hay không nên? Chúng tôi thảo luận cả hai mặt của vấn đề này mặc dù tôi đồ rằng không ai trong chúng tôi – trừ Violet – quan tâm đến chuyện đó. Nhưng mọi chuyện là thế đấy. Có biết bao niềm vui và hạnh phúc trong những việc nhỏ nhặt, tầm thường như thế. Tôi ngắm khuôn mặt hào hứng của Teresa mà cảm thấy xấu hổ cho chính mình. Tôi đã trải qua quá nhiều những hoạt động trong ngày Giáng sinh mà chưa bao giờ thực sự thưởng thức vẻ đẹp của nó.
Ngày vui rồi cũng hết, và đây cô Patty đứng dưới sân ga vẫy tay chào tạm biệt, đóa anh đào đỏ tươi gật gù trên mũ cô, Violet lớn tiếng kêu to rằng món bánh sandwich chúng tôi mang đi ăn đường sẽ khô trước khi chúng tôi kịp ăn.
“Hẹn gặp các con vào lễ Phục sinh”, cô Patty kêu to.
“Ăn bánh bao nhân nho nóng hổi”, Violet bổ sung. Tôi nhìn Teresa. Nó mỉm cười, rõ ràng là trông chờ đến ngày Phục sinh và các món bánh ngon lành kia.
Học kì này dường như buồn tẻ hơn các học kì trước. Học kì đầu tiên thú vị vì đó là thời gian tôi ổn định cuộc sống và có mối quan hệ phức tạp với Jason Verringer. Học kì vừa rồi có không khí chuẩn bị tập dượt cho lễ Giáng sinh. Bây giờ tất cả đã qua và học kì này xem ra có vẻ quá phẳng lặng. Một trong những lí do là Jason ở xa. Fiona và Eugenie nghỉ ở điền trang trong dịp lễ, có vợ chồng người chị họ đến trông nom. Tôi biết được từ Teresa rằng hai đứa thỏa sức làm những gì chúng thích, vợ chồng người bà con nọ nhanh chóng bỏ cuộc không muốn kiểm soát chúng nữa.
Khi chúng tôi hỏi hai chị em, chúng tận hưởng kì nghỉ như thế nào, Eugenie cả cười và nói với một ánh nhin tinh quái trong mắt nó. “Ồ thú vị lăm, cô Grant ạ”. Fiona trả lời dịu dàng và lễ phép hơn, “Chúng em vui lắm, cô Grant ạ”.
Eugenie và tôi vẫn ở trong tình trạng mà tôi gọi là đình chiến có vũ trang – và tất nhiên có Charlotte hậu thuẫn nó. Chúng không bao giờ quên việc tôi đã không cho chúng ở chung phòng và tôi biết chúng sẽ chống lại tôi nếu có dịp, còn hiện tại thì chúng có vẻ tôn trọng quyền chỉ huy của tôi và tất nhiên tôi cầm cương chúng bằng lời đe dọa sẽ tước quyền tập ngựa nếu chúng cư xử không đúng phép tắc.
Với Fiona thì khác. Một cô gái dịu dàng, đằm thắm, xinh tươi như đóa hoa hàm tiếu và rất dễ bị tác động. Tôi tin rằng nếu để nó một mình sẽ chẳng có rắc rối nào xảy ra cả. Teresa là đệ tử trung thành của tôi, còn các cô học sinh khác là những đứa trẻ tốt tính có thể dễ bị sai đường lạc lối bởi những tác động xấu nhưng chúng dễ phục thiện và ngoan ngoãn. Tôi nghĩ tất cả bọn con gái đều ít nhiều ấn tượng bởi sự thay đổi của Teresa và tôi cố hình dung nó sẽ kể gì cho bạn bè nghe về ngôi nhà của cô Patty. Tôi cho rằng nó sẽ làm chuyến đi của nó nghe như là chuyến du hành đến miền Đất Hứa.
Tuy vậy, càng ngày tôi càng nhận thức được là tôi có được một khả năng đặc biệt trong việc chinh phục cảm tình và ngưỡng mộ của học sinh mà không cần phải cố gắng nhiều. Đó là một trong những yêu cầu cơ bản nhất mà bất cứ người nào muốn đứng trên bục giảng cũng cần phải có.
Thế là học kì này trôi qua một cách bình lặng, có lẽ là quá bình lặng đi nữa và tôi cũng như Teresa mong mỏi được quay về Moldenbury.
Vào giữa tháng Giêng, tuyết bắt đầu rơi, khó mà giữ được các phòng ngủ ấm áp trừ phi có những lò sưởi thật lớn. Gió từ phương bắc buốt như kim châm thổi về, luồn qua cả những bức tường đá dày ở tu viện, và đống tàn tích với một lớp tuyết phủ dày có một vẻ đẹp siêu phàm, trông còn độc đáo hơn nữa dưới ánh trăng. Học trò thích mùa đông lắm, chúng đắp những đối thủ người tuyết, chơi trò đánh trận tuyết và đi xe trượt tuyết xuống tận các hẻm núi xung quanh tu viện. Các con đường trở nên nguy hiểm và chỉ hơn một tuần sau, không còn cỗ xe nào có thể đi đến chỗ chúng tôi. Tất nhiên, cô Daisy đã lường trước được tất cả và trong trường hợp khẩn cấp như thế này chúng tôi vẫn có nhiều thức ăn dự trữ. Bọn học trò trái lại, khoái tình trạng bị cắt đứt với bên ngoài và nhiều đứa còn cầu mong tình trạng băng tuyết này cứ tiếp diễn. Một số người giúp việc ở trường than phiền chưa bao giờ thời tiết khắc nghiệt như vậy và không biết thế giới này sẽ đi đến đâu?
“Thảm họa thôi,”Eileen tuyên bố. “Khi nhiệt độ ở Devonshire xuống thấp dưới âm thì thế giới này sẽ đi đến kết cục cuối cùng...hoặc ít nhất thì trở về kỉ băng hà. Một số người phải chuyển đến ở Bắc Scotland; như vậy họ sẽ biết thế nào là mùa đông.”
Cuối tháng Giêng, thời tiết ấm hơn và tôi đi vào thị trấn. Bà Baddicombe, bà chủ bưu điện, có bán thêm đồ laghim, rau quả và những món lặt vặt khác, kể cho tôi nghe về đủ các loại tin lông gà lông vịt trong lúc trong cửa hiệu không có ai.
Eileen có lần đã cảnh cáo cho tôi biết, bà Baddicombe là một thứ mà cô gọi là “máy thu phát của thị trấn”với cái nghĩa bà biết tất cả mọi ngõ ngách về tất cả mọi chuyện trên đời và sứ mệnh tối cao của bà là lan truyền những tin tức ấy đi trong khắp cộng đồng nhanh bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Đó là một phụ nữ ốm nhách, cao nhòng, có đôi mắt lục đờ buồn tẻ và mái tóc muối tiêu dày mà bà cuộn lên thành một búi với những lọn tóc thả xuống quăn tít. Bà nói chuyện như một cái máy, trong lúc cân hàng, dán tem, đóng dấu bưu điện hoặc giải quyết trao đổi hàng hóa trong cửa tiệm.
“Ồ cô Grant, thật vui được gặp cô. Làm sao các cô trải qua được thời tiết kinh khủng trong bốn bức tường tu viện nhỉ? Tôi bảo Jim(chồng bà, thỉnh thoảng có giúp một tay ở cửa hiệu và được chú ý bởi cái im lặng câm như hến của ông. “Sự im lặng của ông chồng cân bằng với dòng thác ngôn từ của bà vợ, Eileen bình phẩm) là thời tiết kinh khủng thật. Tôi không gặp một người nào trong cửa hàng suốt mấy tuần qua.”
Tôi nói chúng tôi đã cố gắng qua được những ngày đó, cô Daisy muốn hàng hóa được gửi đến càng sớm càng tốt và tôi đặt mua một số món.
“Jim sẽ mang hàng đến nhanh hết tốc lực. Đây là những món ai cũng cần vào thời buổi thóc cao gạo kém này. Cũng may còn xoay sở được. Ai mà lại nghĩ có thời tiết kiểu này ở Devon kia chứ. Người ta bảo đây là mùa đông tệ hại nhất trong suốt 50 năm qua. Người đàn bà ở Nhà của Quạ vừa đến sáng nay. Không tự đến một mình...quá kiêu hãnh mà. Lại cử người đàn bà ở London đến. Không có ai trung thành hơn. Khiếp, mặt mũi gì đâu mà trông cứ như cười giễu người ta ấy. Tôi cho rằng đó là do London. Nghĩ rằng bà ta khôn ngoan hơn chúng ta. Ồ, bà chủ ít khi tự đến đây. Tại sao mọi người lại nghĩ cô ta đã là bà chủ của chúng ta.”
“Ồ...bà muốn nói đến bà Martindale.”
“Đúng đấy,” Bà Baddicombe cúi xuống hạ thấp giọng. “Tôi cho rằng bà ta sắp làm bà chủ ở điền trang thôi. Hừm...ít nhất thì người ta nói sẽ có chuyện đó sớm. Bà chủ...Cô ta là một bà chủ đẹp lộng lẫy đấy. Dạo này ít gặp cô ta...nhưng mọi việc là thế đấy...cô ta ở Nhà của Quạ, trong nhà của ông ấy...tất cả đều phản bội phu nhân như cô thấy. Với lại còn có một đúa nhỏ nữa. Tôi cho rằng đây là một điều hổ nhục thật sự. Tất nhiên, cô cũng biết trong họ có dấu ấn của quỷ.”
Tôi không nên nghe những chuyện như thế này. Sẽ đàng hoàng hơn nếu tôi viện cớ bỏ đi, nhưng nói thật, tôi thấy có cơ hội khám phá một cái gì vẫn làm tôi bứt rứt băn khoăn bấy lâu nay.
“Phải, cô còn chưa ở đây lâu cô Grant, và cô chỉ ở trường với Miss Hetherington, một phụ nữ đáng kính, thường đặt mua hàng ở đây mà không trả giá lằng nhằng...Đó là điều tôi rất thích. Không phải là ở điền trang người ta không trả tiền. Tôi không nói thế - nhưng mọi việc diễn ra ở đó, họ bao giờ cũng có một cái gì hoang dã...có quỷ sứ trong máu. Vâng, việc ông ta đi khỏi tạo ra một thời kì quá độ cần thiết cho phải phép. Không thể vợ vừa chết đã rước người khác về nhà phải không? Thậm chí ông ta còn phải đợi một năm cho đúng nghi lễ. Tôi cho rằng vào dịp Phục sinh, chúng ta sẽ nghe chuông nhà thờ cầu phúc cho họ. Một đám cưới, còn trước đó người ta rung chuông cầu hồn người chết.”
“Phải, bà Baddicombe. Tôi phải về thôi.”
Chỉ là một cố gắng yếu ớt và bà Baddicombe không dễ gì bỏ cuộc
Bà cuối người qua quầy ghé sát vào tai tôi.
“Mà cô có biết phu nhân Veringer chết như thế nào không? Phải nó diễn ra rất nhẹ nhàng, tiện lợi. Phu nhân thường bị đau và người ta cho bà ấy uống một lượng thuốc giảm đau. Thế ...nhưng đây là đất của dòng họ Verringer, ai dám nói gì nào? Mọi việc diễn ra như vậy đấy...Và hai tiểu thư thì học ở trường. Tiểu thư Eugenie mang nhiều dòng máu Verringer hơn. Tôi cho rằng sẽ có những rắc rối khi ông ta cưới cái cô kia. Có những người không đồng ý và tôi đồ rằng họ xem lại lí lịch của cô ta.”
Có một ai đó bước vào cửa tiệm, bà Baddicombe giật mình lùi lại.
Đó là cô Barston càn mua tem và vải may đồ. Tôi đứng đợi cho đến khi cô mua xong, chào bà Baddicombe và cùng với Barston, tôi ra về.
“Đó là một người đàn bà hay đơm đặt những chuyện không hay,” cô Barston nói. “Tôi bao giờ cũng gạt đi khi bà ta bắt đầu đưa chuyện.”
Tôi cảm thấy hơi nóng mặt vì xấu hổ. Đáng lí tôi cũng phải làm đúng như thế nhưng tôi lại nóng lòng muốn biết mọi chuyện xung quanh Jason Verringer và Marcia Martindale.
Sau những trận bão tuyết, thời tiết càng ngày càng ấm áp hơn, gần như mùa xuân đã về. Tôi gặp Marcia Martindale ngoài thị trấn. Chị đứng lại nói chuyện một lúc, bảo tôi là chị buồn chán như thế nào trong những ngày đông giá khủng khiếp vừa rồi và trách tôi sao không ghé chơi. Tôi hẹn sẽ đến chơi vào thứ tư tuần sau nếu không có chuyện đột suất phải làm.
Tôi đi ngựa đến chỗ chị. Đó là một ngày ẩm ướt nhất, mặt trời chỉ thi thoảng miễn cưỡng ló ra khỏi đám mây. Tôi liếc nhìn lên các tổ quạ trên những ngọn cây du cao cao, đi qua khoảng sân có trồng những cụm nhài màu vàng và bấm chuông.
Lại là Maissie mở cửa và nói y như lần trước :
" Mời cô Grant vào nhà.Chúng tôi đang đợi cô. "
Marcia đứng dậy đón tôi. Chị mặc một bộ đồ đen mềm và bó sát vào người, để lộ một tấm thân đẹp như một pho tượng Hi Lạp, cổ đeo một cái kiềng vàng to và nặng, hai tay đều đeo lắc vàng, mỗi cổ tay ba cái.
Trông chị như một nhân vật trong một vở kịch nào đó, quen quen, nhưng tôi không nghĩ ra tên. Chị cầm cả hai bàn tay tôi.«Ôi cô Grant, thật tốt là cô đã đến chơi . "
" Tôi cho rằng cô chủ của tôi cần giải khuây một chút, »Maissie nói với tôi, nhe răng cười. " Hôm nay, cô ấy đang để tang. "
" Để tang ? »Tôi nói mà trái tim nghe nhói đau vì sợ hãi. Tôi nghĩ có chuyện gì đó đã xảy ra cho Jason. " Cho ông… "
Maissie hấp háy mắt:«Cho quá khứ, »bà ta nói.
" Ồ, Maissie, chị thật ngốc, " Marcia nói: «Đi đi và bảo bà Gittings mang trà lại đây. "
" Bà ấy đang chuẩn bị. Bà ấy biết có cô Grant tới chơi mà. "
" Mời ngồi, cô Grant. Tôi rất tiếc là cô gặp tôi trong tình trạng này. Hôm nay là ngày giỗ. "
" Ôi trời, chị có muốn tôi ra về và đến chơi vào dịp khác không ? "
" Ồ không không. Thật vui khi có cô bên cạnh. Tôi đã bị nhốt kín trong suốt thời gian tuyết rơi rồi. Ôi, tôi ghét như thế lắm…Tôi nhớ London quá. Ở đây sao mà quạnh quẽ quá chừng, tất cả chỉ biết chờ đợi "
Tôi đáp lại rằng tuyết quả có cản trở hoạt động, nhưng các nữ sinh lại rất thích.
Chị thở dài buồn bã. " Mới đây thôi mà chuyện đã xảy ra được năm năm rồi. "
" Ồ ? "
" Một thảm kịch kinh khủng. Tôi sẽ kể cho cô nghe sau khi trà đã được dọn ra. "
" Cháu bé thế nào ạ ? "
Thoạt tiên chị tỏ vẻ không hiểu " Ồ…Miranda. Phải nó khỏe, bà Gittings chăm sóc nó chu đáo lắm. "
" Tôi cũng nghĩ thế. Tôi đã gặp họ ngoài đường một vài lần. Bà ấy mang cháu bé về quê trong dịp Giáng sinh phải không ? "
“ Phải. Lúc ấy tôi ở London. Tôi phải mang theo Maissie. Ai cũng cần có một người hầu hạ. Dù có nhiều khuyết điểm, Maissie rất giỏi lo chuyện đầu tóc và quần áo. Bà ta tận trung với tôi đến mức đôi khi cô cũng không hình dung nổi. Còn bà Gittings thì yêu trẻ. Bà ấy mang Miranda đến một người bà con ở Dartmoor. Bà ấy nói không khí ở đấy tốt cho trẻ.”
“Tôi cũng nghĩ thế.”
“À, trà mang đến rồi.”
Bà Gittings đẩy xe đồ ăn vào như bà đã làm lần trước, gật đầu chào tôi và tôi hỏi thăm sức khỏe cũng như kỳ nghỉ lễ của bà.
“Tuyệt lắm cô ạ,” bà hồ hởi. “Miranda thích mê. CôGrant, nhất định cô phải gặp chị tôi mới được. Chị ấy yêu trẻ con lắm ấy. Cứ hỏi hoài hỏi mãi khi nào chúng tôi lại về đấy.”
“Tôi đã hứa với bà Gittings là bà sẽ được mang Miranda đi sớm,” Marcia nói.
Bà Gittings cười đôn hậu rồi đi ra.
“Thật là một tấm lòng vàng,” Marcia nói tiếp: “Tôi tin tưởng hoàn toàn khi giao Miranda cho bà ấy.”
Bà chủ nhà rót trà ra ly và nói: “Phải, cô thấy tôi đang trong tâm trạng buồn thương. Xin lỗi nếu như tôi quá tuyệt vọng. Sự việc quá bi thảm.”
“Cái gì ạ?”
“Cũng ngày này năm năm về trước tôi từ giã Jack.”
“Jack là ai?”
“Jack Martindale.”
" Vậy là… ? "
" Chồng tôi. Chúng tôi còn rất trẻ…đầy sức thanh xuân…lại ấp ủ nhiều hoài bão…cả hai chúng tôi. Lúc ấy tôi đã rất nổi tiếng. Trong khi diễn East Lynne chúng tôi đã gặp nhau. Anh ấy là Archibald còn tôi là Isabel. Tình yêu ban đầu là cái gì thật đẹp, cô có nghĩ vậy không ? "
" Tôi không thể nói theo kinh nghiệm của mình, nhưng tôi cho là thế. "
" Vậy là cô bắt đầu hơi muộn rồi. "
" Chắc vậy. "
" Phải, bạn thân mến của tôi, cần phải cảm ơn điều đó. Khi mà người ta trẻ, người ta xốc nổi lắm. Nhưng với tôi và Jack, mọi chuyện suôn sẻ ngay từ buổi đầu. Chúng tôi làm đám cưới. Tôi mới 17. Một đám cưới bình dị. Chúng tôi diễn kịch với nhau, mang đến một cái gì mới mẻ cho mỗi vai diễn. Ai cũng nói thế. Nhưng rồi tôi bắt đầu vượt lên…Jack yêu tôi sau đắm nhưng anh cũng bị tổn thương. Cô xem, người ta kéo đến rạp để xem tôi dienx. Nếu không có tôi, anh ấy không thu hút được khán giả. "
Chị đứng lên quay lưng lại cửa sổ, hai tay khoanh trước ngực nom rất ấn tượng.
" Thế là anh ấy bỏ đi. Tôi không tìm cách giữ lại. Tôi biết anh ấy cần tự tìm ra con đường riêng của mình. Có một dịp sang Mỹ. Chỉ dành cho riêng mình anh. Một ông bầu nói đã xem anh diễn… "
" và ông ấy không muốn mời chị ? "
Chị nhìn tôi lạnh lùng: «Người ta cần một nam diễn viên. "
" Ồ, tôi biết ! "
" Cô không thể hiểu được thế giới kịch trường đâu, cô Grant. " Chị ta vẫn tỏ ra lạnh lùng. " Thế là, Jack ra đi. "
Người đàn bà đứng bất động trong một khoảnh khắc căng thẳng. Cứ như thể cuối mỗi cảnh màn sẽ buông xuống và đã đến lúc thả ra những lời cuối cùng.
" Con tàu mắc kẹt trong một tảng băng…ba ngày sau khi rời cảng Liverpool. "
Người diễn viên sã hai tay xuống rồi đi lại chiếc xe đẩy đựng thức ăn.
" Đó là một câu chuyện bi thảm, " tôi nói, khuấy ly trà.
" Cô Grant, cô không hiểu nổi đâu. Sao cô có thể hiểu được …Cô sống quá lặng lẽ…chỉ dạy học…Cô không thể hình dung cảm xúc của người nghệ sĩ…bị nhốt ở đây…sau một bi kịch như vậy. "
" Tôi có thể mường tượng được rõ ràng cảm xúc của bất cứ ai sau một thảm họa như vậy. người ta không cần phải là một nghệ sĩ mới hiểu thế nào là đau khổ. "
" Jack mất tích .Tôi tiếp tục lên sân khấu. Không có gì chặn lại được điều đó. Và rồi…khoảng hai năm sau tôi gặp và trở nên thân thiết với Jason. Anh có một ngôi nhà rất đẹp, tiện nghi ở London. Ở khu St.James…Anh ấy bao giờ cũng quan tâm đến sân khấu. Anh thường đến xem tôi biểu diễn. Anh là người đàn ông rất lý thú và hấp dẫn khi cô biết rõ về anh. Jason si mê tôi. Phải, cô có thể đoán được điều đó diễn ra như thế nào. Tất nhiên tôi không bao giờ quên Jack, nhưng Jason đang ở đây và ngôi nhà của anh thật hấp dẫn. Dường như anh cũng có bi kịch riêng. Gia đình anh, sống ở điền trang hàng mấy trăm năm rồi bây giờ không có người nối dõi và cuộc hôn nhân bất hạnh của anh. Hiện nay chỉ còn hai đứa cháu gái. Cô biết ý tôi muốn nói đấy. Tất nhiên đối với tôi, đó là một sự hy sinh. Một đứa trẻ ra đời hạn chế người ta nhiều lắm. Thời gian dài đằng đẵng khi cô đợi nó ra đời, đó là chưa kể bao điều bất tiện khác. Và rồi nó đến…Nhưng tôi đã làm điều đó… cho Jason…và tôi nghĩ tôi có thể hạnh phúc khi mọi việc được dàn xếp đâu vào đấy. "
" Bà muốn nói khi bà cưới ngài Jason ? "
Người phụ nữ mỉm cười với tôi. " Không chỉ có thế, tất nhiên. Cần phải có một thời kỳ quá độ. Dân ở một vùng như thế này…cô biết đấy, rất thiển cận. Thôi thì họ kháo nhau đủ thứ chuyện độc ác. Tôi bảo Jason " Để ý làm gì chyện đó. »Nhưng anh bảo " chúng tôi nên tiến hành từng bước một cách cảnh giác. Người ta đơm đặt nhiều chuyện lắm cô biết không, mà toàn những chuyện xấu. "
" Những lời đồn đại có thể rất nguy hiểm, " tôi nói không phải là không áy náy, nhớ lại câu chuyện vừa rồi với bà Baddicombe.
" Thật là dễ sợ. Tôi đang ở trong vở kịch với một người đàn ông chết vợ…hơn là với tư cách phu nhân Verringer. Rồi có một người đàn bà khác. "
" Tôi cho rằng đó không phải là một tình huống thông thường. "
" Đàn ông vẫn là đàn ông. "
" Và đàn bà là đàn bà, " tôi nói, có lẽ hơi lạnh lùng một chút.
" Tôi đồng ý, đồng ý. " Chị đứng lên bước vài bước lại chỗ cửa sổ. Chị đứng đó một lúc và khi quay lại đã chuyển sang vai khác, không còn là góa phụ buồn nhớ người chồng quá cố nữa mà là một cô dâu của một người đàn ông mới.
" Phải, " chị nói quay về phía tôi mỉm cười. " bánh xe đã quay rồi. Bây giờ tôi phải làm Jason hạnh phúc. Anh ấy cưng chiều Miranda lắm. "
" Ồ, ông ấy đang ở đây ? "
" Khi anh ấy ở đây, tất nhiên, anh ấy thường đ xa một thời gian dài. Khi anh ấy về, chuông nhà thờ sẽ reo vang ưng đám cưới. Thời gian chờ đợi thật ngán ngẩm. Nhưng anh ấy phải đi. Thật không dễ dàng gì cho tôi khi ở đây một mình…gần nơi ấy…và bao nhiêu điều ong tiếng ve. "
" Ồ, tôi không hình dung nổi. "
" Thậm chí tôi có thể gặp mặt anh ấy trước khi anh quay về. Anh ấy kiên nhẫn lắm, cố gắng thuyết phục tôi đi với anh ấy. "
" Tất cả điều tôi có thể làm được là mong chị hạnh phúc. "
" Sẽ có những lời đơm đặt đáng ghê tởm, nhưng ai mà sống vì những điều đó chứ ? "
" Không, tôi cho rằng không. "
Có một tiếng gõ nhẹ lên cánh cửa, bà Gittings xuất hiện với Miranda.
" Vào đây, con yêu, " Marcia nói, lại vào vai một người mẹ hiền tận tụy.
Tuy vậy, tôi nhận thấy con bé chỉ bám chặt lấy tay bà Gittings.
" Con yêu, đến đây chào hỏi cô Grant đi. "
" Chào Miranda, cháu khỏe không ? "
Đôi mắt xanh nhìn tôi. Con bé nói: " con có một con búp bê bằng lõi bắp. "
" Cái gì vậy con yêu ? "
Bà Gittings nói thay cho con bé: “Búp bê treo trên tường trong căn nhà của chị tôi. Miranda bao giờ cũng nói là của nó. "
" Cháu mấy tuổi rồi ? "
" Gần hai tuổi, " lại bà Gittings đáp. " Một đứa bé bự con, phải không ? "
Miranda cười khúc khích núp mặt vào váy bà bảo mẫu.
Thật rõ như ban ngày, trong nhà này ai là người yêu thương con bé. Tôi chỉ muốn đi khỏi thật nhanh. Tôi chán nghe chuyện ngài Jason và cuộc tình của ngài lắm rồi. Có một cái gì khó chịu ở đây và bao trùm lên bầu không khí trong nhà này là một sự giả tạo, gượng ép. Tôi không bao giơ muốn gặp bất cứ ai trong bọn họ nữa – trừ bà Gittings và Miranda.
Sau khi Miranda được đưa ra ngoài, tôi cũng cáo từ ra về, lấy cớ là tôi phải quay về trường ngay. Trong khi cưỡi ngựa về nhà, tôi lấy làm tiếc là trường học ở gần điền trang quá, hơn nữa lại là một phần của nó, khiến tôi khó lòng không chạm mặt họ. Nhưng chắc chắn một điều là tôi sẽ không bao giờ đặt chân đến Nhà của Quạ nữa.
Nhưng chỉ hai tuần sau, tôi lại gặp bà Gittings và con bé ở ngoài thị trấn. Khuôn mặt hồng hào của bà sáng lên khi nhìn thấy tôi.
“ Ồ may quá, lại gặp cô Grant. Thật là một ngày đẹp trời, phải không? Mùa xuân đang về. Tôi đến đây với Miranda bằng xe chó. Con thích thế lắm phải không? Chúng tôi cần mua một vài món trước khi đi.”
“Ồ, bà đi đâu vậy?”
“Tôi với Miranda đi đến chỗ chị tôi.”
“Bà thích thế phải không? Và cả Miranda nữa.”
“Phải, nó sẽ gặp con búp bê bằng lõi bắp của nó và dì Grace, chị tôi. Chị ấy thương Miranda mà con bé cũng quấn lấy chị tôi. Ôi, vùng đất ấy đẹp lắm. Chả là tôi lớn lên ở đấy mà. Người ta nói cô bao giờ cũng muốn quay về nơi chôn rau cắt rốn.”
“Họ sẽ ra sao nếu thiếu hai người ở Nhà của Quạ?”
“Không ở đấy nữa. Nhà sẽ đóng cửa cho đến khi tôi được lệnh quay lại.”
“Thế là bà Martindale lại đi London?”
" Còn xa hơn nữa. Bà ấy giữ bí mật. nhưng đôi khi giấu đầu lòi đuôi. Bà ấy đi tìm ông ấy. "
" Theo chân ông ấy ? "
" Phải, theo ngài Jason. Ở đâu đó trong lục địa. Có Maissie đi cùng. "
" Bà có nghĩ họ làm đám cưới ở bên ấy… ? "
" Phải, đó là điều hình như bà ấy nghĩ trong đầu. "
" Tôi hiểu. "
" Tôi không được nữa, những muốn về quê ngay. Rất vui được gặp cô Grant. Tôi nghĩ Miranda cũng mến cô. "
Tôi tạm biệt hai người, lòng phảng phất nỗi buồn. Thật là một cuộc tình đồi bại, tôi nghĩ, trong lúc cưỡi ngựa quay về trường.
Teresa đến tìm tôi trong tình trạng tuyệt vọng.
" Người họ hàng bên nội, họ muốn em về nhà họ trong dịp lễ Phục sinh. Miss Hetherington gọi em đến phòng làm việc của bà, thông báo điều này. Em nói em không muốn đi, nhưng Miss Hetherington bảo em phải làm thế. "
“Ồ, Teresa, cô Patty và Violet sẽ thất vọng lắm đấy!”
“Em biết,” Nước mắt long lanh bên khóe mắt nó. “Violet sẽ dạy em cách làm bánh bao nhân nho mà.”
Tôi đáp: “Có thể chúng ta sẽ dàn xếp được. Tôi sẽ gặp Miss Hetherington.”
Nhưng bà hiệu trưởng lắc đầu quyết liệt.
“Tôi thường tự hỏi về sự khôn ngoan của cháu khi cháu đưa con bé về nhà. Tôi biết Patience và Violet. Và ảnh hưởng của họ đối với một cô bé như Teresa. Tội nghiệp con nhỏ, nó gần như ngã khuỵu khi tôi báo cho nó biết.”
Tôi thử tác động: “Chắc là có thể giải thích cho họ rõ.”
“Tôi nghĩ họ sẽ không đổi ý. Không phải là vì họ yêu quý gì con bé. Tôi có thể đọc được ý tứ đó. Họ cảm thấy mình có vẻ tắc trách trong con mắt của bố mẹ Teresa. Trong lúc họ được giao phó trách nhiệm trông nom con bé mà lại để nó đi xa hai kỳ nghỉ là quá nhiều. Nó sẽ phải đến nhà họ kỳ này thôi, sau đó có thể điều đình lại để nó đi với cháu trong kì hè.”
“Mọi người sẽ buồn lắm đấy. Cô xem con bé mau chóng trở thành người trong gia đình cháu.”
“Rắc rối là ở chỗ đó. Người ta cần phải thận trọng với những đứa trẻ như Teresa. Chúng trở nên quá căng thẳng và vì vậy lại trở nên quá gắn bó, quyến luyến chỉ trong một thời gian ngắn.”
“Chỉ trong những ngày nghỉ nó mới ở với chúng cháu. Mọi người quây quần bên nhau trong một nếp nhà nhỏ bình dị.”
“Cháu Cordelia thân yêu, không có ngôi nhà nào có Patience mà trở thành đơn giản hết.”
“Cháu biết. Cô Patty là người tuyệt vời nhất. Cháu rất vui vì Teresa cũng được quen biết với cô ấy.”
“Cháu quá ủy mị mất rồi. Cứ để nó đi đến nhà bà con vào ngày lễ Phục sinh, tôi đoan chắc mọi việc sẽ ổn vào mùa hè.”
“Không thể giải thích với họ sao?”
“Giải thích chỉ làm cho mọi việc thêm tệ hại hơn. Họ cảm thấy có lỗi hơn. Mà họ chỉ làm cử chỉ này để giữ được thể diện với cha mẹ con bé. Cứ để cho họ có nó lần này. Có lẽ Teresa sẽ làm cái gì đó khiến cho họ không muốn chứa nó vào một thời hạn dài hơn.” Daisy cười một cách trang nghiêm.
“Thôi mà Cordelia, mọi việc không đến nỗi bi đát đến thế đâu. Chỉ một lần thôi mà. Teresa sẽ học được một điều: cuộc sống không rải đầy hoa hồng. Sẽ chỉ tốt cho nó và làm cho nó biết trân trọng hơn những lúc được ở Moldenbury.”
“Nó biết đánh giá đấy ạ.”
Miss Daisy nhún vai.”Nó sẽ phải đi,” cô nói một cách cương quyết.
Teresa tội nghiệp tan nát cả cõi lòng và nỗi buồn của nó kéo dài cho đến tận ngày nghỉ.
Khi tôi vẫy tay từ biệt nó cùng với đám con gái ra đi trước giáo viên một ngày, cả hai người đều suýt òa khóc.
Cả ở Moldenbury cũng buồn. Teresa sẽ cảm động lắm nếu biết chúng tôi nhớ nó như thế nào.
Cô Patty nói: “Không sao. Nó sẽ ở đây vào dịp hè và những kì nghỉ dài ngày hơn.”
“Chúng ta sẽ không gặp nó nữa đâu,” Violet tiên đoaans. Mọi người trong làng đều hỏi thăm nó. Tôi còn chưa nhận ra nó là một phần trong chúng tôi như thế nào. Khi chúng tôi trang hoàng nhà thờ với hoa thủy tiên vàng, tôi tiếc nuối nghĩ đến chuyện con bé hào hứng ra sao trong việc này. Bánh bao nhân nho dường như không ngon lắm, lẽ ra nó phải ngon hơn nếu như có Teresa ở đây.
“Con bé chỉ ao ước được ở đây,” tôi nói, “nó làm cho tất cả chúng ta nhận ra mình may mắn biết chừng nào khi có nhau.”
“Cô bao giờ cũng biết rõ thế, cưng ạ, “cô Patty nói rất trng nghiêm.
Tôi thường đi dạo một mình rất lâu, nghĩ về việc Marcia Martindale đang ở lục địa với Jason Verringer. Tôi tưởng tượng cảnh họ sánh vai nhau trên các kênh đào ở Venice, tay trong tay ở Florence, cưỡi ngựa đi dạo ở điện Chamo Élysées, thăm viện bảo tàng ở thành Rome...,tất cả những nơi tôi khao khát được đặt chân đến.
Tôi nghĩ một cách cay đắng: thật là đôi lứa xứng đôi. Tôi chắc họ sẽ có tất cả những điều họ đáng được hưởng.
Một ngày sau ngày Phục sinh, vào lúc giữa trưa tôi đang đọc sách trong phòng khách thì nghe có tiếng gõ cổng. Tôi bèn đứng dậy đứng ở cửa sổ nhìn ra: Teresa ngoài cổng với một cỗ xe chở hành lý.
Tôi chạy vội ra ngoài: “Teresa hả?”
Con bé bay về phía tôi và chúng tôi ôm nhau thật chặt.
“Em làm cái gì ở đây vậy?”
“Em vừa đến đây. Em lên tàu và đi đến chỗ cô. Em không thể chịu đựng lâu hơn nữa.”
“Nhưng còn người bà con của em?”
“Em có để lại một lá thư. Họ sẽ vui sướng lắm. Đối với họ, em chỉ là của nợ.”
“Ôi Teresa,” tôi kêu lên,cố tỏ ra nghiêm khắc nhưng giọng nói của tôi chỉ chứa đựng niềm vui mà thôi.
Tôi gọi với lên trê lầu. “Cô Patty! Violet! Xuống đây mau lên ạ.”
Hai người chạy xuống. Họ chằm chằm nhìn Teresa trong vài giây. Con bé nhào về phía hai người và cả ba ôm chầm lấy nhau trong khi tôi đứng nhìn và bật cười.
“Thật là tức cười. Con bé đi khỏi nhà bà con, chỉ để lại lá thư.” Tôi nói.
Cô Patty cố nhịn cười, thậm chí cả Violet cũng cười tủm tỉm.
“Ôi! Tôi không bao giờ...!” Cô Patty kêu lên.
“Nó chỉ sửa soạn hành lý và đến đây.”
“Đi một mình à?” Violet trố mắt hỏi, có vẻ như bị sốc.
“Thì nó cũng gần mười bảy rồi,” tôi nhắc họ.
“Cháu biết đường. Đầu tiê cháu đến London. Đó là một đoạn đường khó khăn. Nhưng bác nhân viên trên tàu rất tốt. Bác ấy bày vẻ đường đi nước bước cho cháu.”
“Thế còn người nhà cháu thì sao?’ Violet hỏi. “Họ sẽ phát điên lên vì lo lắng.”
“Vì nhẹ nhõm thôi ạ.” Teresa khẳng định.
“Thế mà em chỉ để lại một lời nhắn thôi ư?”
Teresa gật đầu.
“Cô sẽ viết thư cho họ ngay, bảo cho họ biết em đã đến nơi an toàn và xin phép họ cho em ở lại đây cho đến hết kì nghỉ.”
“Em sẽ không quay về nếu họ trả lời không đồng ý,” Teresa nói một cách quả quyết. “Em không thể chịu được khi nghĩ tất cả mọi người ăn bánh bao nhân nho mà không có em.” Nó quay sang Violet.
“Món đó thế nào ạ?”
“Không được ngon lắm. Một số bánh bị mất dấu chữ thập trong khi nướng.”
Teresa có vẻ buồn bã nên Violet nói tiếp: “Chúng ta có thể làm một mẻ nữa. Như chỗ ta biết không có điều luật nào nói con chỉ ăn loại bánh đó vào ngày Thứ Sáu tốt lành.”
“Vậy hãy làm ngay đi!” Teresa háo hức kêu lên. Nó đã trở về. Điều đó tuyệt diệu và tất cả chúng tôi đều vui.
Sau đó tôi nhận được lá thư từ người họ hàng của Teresa, cảm ơn vì tôi đã quan tâm đến nó. Họ biết nó thích hưởng không khí lễ tết ở nhà tôi, và quan điểm của họ là không áp đặt cách sống của mình cho con bé, còn nếu tôi cảm thấy thế là quá đủ với Teresa thì cứ gửi nó về chỗ họ. Tôi đã xin phép họ cho nó được nghỉ hè với tôi và câu trả lời khá rõ ràng, họ đồng ý một cách sốt sắng.
Khi tôi đưa lá thư cho Teresa, nó sướng như điên. Chúng tôi cùng đi vào làng nơi nó được hầu hết mọi người chào hỏi đầy nhiệt tình và trách nó đã bỏ mất ngày lễ Phục sinh. Con bé đỏ mặt lên vì sung sướng.
Sau cùng đó là một kì nghỉ vui vẻ. Nhưng chẳng bao lâu sau, chúng tôi đã trở về trường – và thế là chấm dứt những ngày sóng yên biển lặng.