Chương : 34
Arthur đứng lại ở cổng trong khi Ruth bước lên những bậc hè ở cửa đằng trước nhà chị Maria. Nàng nghe thấy tiếng lách cách rất nhanh của máy chữ, và khi Maria đưa nàng vào, nàng thấy gã đã đánh đến trang cuối cùng của bản thảo. Nàng đến để biết chắc là gã có đến ăn cơm vào ngày lễ Tạ ơn Chúa hay không, nhưng nàng chưa kịp hỏi thì gã đã nói ngay vào một vấn đề mà gã đang say sưa.
"Để anh đọc em nghe cái này," gã vừa nói vừa tháo tờ giấy than, sắp xếp lại tập bản thảo cho đúng số trang. "Đây là bài viết mới nhất của anh. Nó khác xa những bài anh đã viết, hoàn toàn khác đến nỗi chính anh cũng thấy sợ, nhưng anh vẫn thầm có ý nghĩ rằng nó hay lắm. Em sẽ cho ý kiến. Đây là một câu chuyện ở Hawaii, anh đặt tên cho nó là: "Wiki, Wiki."
Khuôn mặt gã rạng lên bừng bừng hào quang của sáng tạo, mặc dù Ruth rùng mình trong căn phòng giá lạnh, và lúc bắt tay, nàng vẫn ngạc nhiên về bàn tay gã quá lạnh. Nàng chăm chú nghe khi gã đọc; tuy thỉnh thoảng ngước mắt lên, gã chỉ nhìn thấy vẻ chê bai trên nét mặt nàng, nhưng lúc đọc xong, gã vẫn hỏi:
"Xin em nói thực, em nghĩ thế nào về bài này?"
"Em... em cũng không biết nữa. Liệu nó... anh nghĩ nó có thể bán được không?"
"Anh e rằng không," gã thú nhận. "Nó quá mạnh mẽ đối với các tạp chí. Nhưng nó là sự thực - anh dám nói thế, hoàn toàn sự thực."
"Nhưng tại sao anh cứ mất công viết mãi những cái mà anh biết rõ là không bán được?" Nàng nói, không chút mủi lòng. "Mục đích của anh viết là để kiếm sống có phải không nào?"
"Đúng, đúng là như thế; nhưng câu chuyện khốn khổ này cứ bám dai dẳng trong trí óc anh. Anh không thể nào không viết nó ra được - nó đòi hỏi phải được viết ra."
"Nhưng nhân vật chính trong truyện, cái gã Wiki Wiki đó, tại sao anh lại để cho gã ăn nói thô tục như vậy? Chắc chắn là độc giả sẽ thấy khó chịu, và chắc chắn vì thế mà bọn chủ bút rất có lý khi từ chối không nhận bài của anh."
"Vì Wiki Wiki trong thực tế hắn cũng ăn nói như vậy."
"Văn chương viết thế không nhã."
"Nhưng đó là cuộc sống," gã trả lời thẳng thắn. "Nó là thực tế. Nó là sự thực. Anh phải mô tả cuộc sống như anh đã trông thấy."
Nàng không trả lời, trong một lúc lúng túng, hai người ngồi yên lặng. Chính vì gã yêu nên gã đã không hiểu nàng một cách đầy đủ, còn nàng thì không thể nào hiểu nổi được gã vì gã lớn lao quá, vượt xa cái chân trời của nàng.
"À, anh đã lấy được tiền của bọn "Xuyên lục địa nguyệt san" rồi, gã nói, và cố lái câu chuyện sang một vấn đề khác vui vẻ hơn. Hình ảnh ba anh chàng râu ria xồm xoàm mà gã vừa gặp gần đây và đã bị bắt buộc phải lòi ra bốn đô la chín mươi xu với một cái vé phà làm cho gã cười khúc khích.
"Thế thì hẳn anh sẽ đến nhé!" Nàng reo lên sung sướng. "Mục đích em đến đây cũng chỉ là để xem anh có đến hay không?"
"Đến?" Gã lầm bầm một cách lơ đãng. "Đến đâu?"
"Kìa, ngày mai đến ăn ở nhà em. Anh chả đã nói là lấy được món tiền ấy anh sẽ chuộc quần áo về mà."
"Anh quên bẵng đi mất chuyện ấy," gã nói, ngượng ngập. "Sáng nay, lão gác khu nhốt súc vật để lạc đà bắt mất hai con bò cái và con bê của chị Maria. Chị ấy chẳng còn một đồng nào, anh phải bỏ tiền ra nộp phạt cho chị ấy để lấy bò về. Tiền lấy được của bọn "Xuyên lục địa nguyệt san" tiêu vào việc ấy cả. Tiền nhuận bút của truyện "Tiếng chuông" thế là vào túi ông gác."
"Vậy thế là anh không đến à?"
Gã cúi xuống nhìn bộ quần áo của mình.
"Anh không thể đến được!"
Mấy giọt nước mắt thất vọng và trách móc long lanh trong đôi mắt xanh của nàng, nhưng nàng không nói gì hết.
"Ngày lễ Tạ ơn Chúa sang năm, chúng ta sẽ cùng ăn với nhau ở Delmonico." 1 Gã vui vẻ nói. "Hoặc ở London, hoặc ở Paris, hay ở bất cứ nơi nào em thích. Anh biết chắc như vậy!"
"Cách đây vài hôm, em có đọc thấy ở báo," nàng nói đột ngột. "Sở bưu điện hỏa xa đã bổ nhiệm nhiều người làm việc ở địa phương. Anh thi vào đó đỗ đầu phải không?"
Gã đành phải thú nhận là họ đã gọi gã đi làm, nhưng gã từ chối không đi. "Anh tin, rất tin ở anh." Gã kết luận, chỉ một năm nữa thôi, anh sẽ kiếm được gấp mười lần một anh công chức sở Bưu điện hỏa xa. Em cứ đợi rồi sẽ thấy."
"Ồ," nàng chỉ nói thế khi gã nói hết câu, rồi đứng dậy, đeo bít tất tay vào. "Em phải đi chơi, anh Martin ạ, anh Arthur đang đợi em."
Gã ôm nàng trong cánh tay và hôn, nhưng nàng tỏ ra rất thụ động, người nàng không dướn lên căng ra, cánh tay nàng không quàng lấy người gã, môi nàng không ghì chặt lấy môi gã như thường lệ.
Hẳn là Ruth giận mình, gã thầm nghĩ khi ở cổng quay vào. Nhưng tại sao? Thật là không may, lão gác lại bắt mất đôi bò của chị Maria. Đúng chỉ tại số cả. Chẳng có ai đáng trách trong chuyện này. Mà gã tự nghĩ cũng không thể nào làm khác việc gã đã làm. Ừ, nhưng kể ra mình cũng đáng chê trách một chút, liền đó gã nghĩ vì đã từ chối không nhận việc ở Sở Bưu điện hoả xa. Và xem ra nàng cũng không ưa gì cái truyện Wiki Wiki.
Ở chỗ bậc hè gã quay lại gặp người đưa thư đi chuyến buổi chiều. Một nỗi bồn chồn mong đợi như bao giờ lại choán lấy Martin khi gã cầm lấy tập phong bì dài. Có một phong bì không dài. Nó ngắn và mỏng, bên ngoài có in địa chỉ của tờ "Quan điểm New York." Gã đứng lại, xé ra. Chắc chắn đây không phải là thư nhận đăng bài. Gã không gửi một bản thảo nào cho tờ này cả. Có thể tim gã gần như ngừng đập vì cái ý nghĩ ngông cuồng này - có lẽ họ yêu cầu gã viết bài, nhưng gã vội gạt đi ngay, cho rằng đó là một chuyện không thể nào có được.
Bức thư viết rất ngắn, theo lối công thức, dưới có chữ ký của người chủ bút, báo cho gã biết là tòa soạn có nhận được một bức thư nặc danh (có gửi kèm theo) và mong gã cứ yên tâm là bất cứ trong trường hợp nào toà soạn tờ "Quan điểm New York" cũng không bao giờ quan tâm tới những loại thư nặc danh đó.
Bức thư gửi kèm theo là một bức thư viết tay, nét chữ thô. Một mớ hỗn độn những lời chửi rủa vô học, tố cáo cái anh chàng "tên gọi là Martin Eden" thường đem bán những truyện ngắn cho các tạp chí không phải là văn sĩ gì cả mà thực ra là một anh chuyên môn ăn cắp những truyện của các tạp chí cũ, đánh máy lại, gửi đi và mạo nhận là của mình. Ngoài phong bì có đóng dấu bưu điện "San Leandro." Chẳng cần phải nghĩ lâu, Martin cũng biết ngay tác giả của nó. Những lỗi ngữ pháp, những câu thô tục, những mánh khoé láu tôm láu cá của Higginbotham lộ ra rất rõ từ đầu đến cuối bức thư. Qua từng dòng, Martin thấy không phải lối chữ viết nắn nót hoa mỹ mà đúng là kiểu chữ của một anh chủ hiệu bán thực phẩm thô lỗ, lão anh rể của gã.
Nhưng tại sao nhỉ? Gã tự hỏi mãi mà vẫn không tìm ra câu trả lời. Gã đã làm gì hại Bernard Higginbotham? Thật là vô lý, thật là chó đểu. Không thể nào giải thích nổi được việc làm ấy của lão. Trong suốt tuần ấy, gã nhận liên tiếp được đến mười hai bức thư tương tự của các chủ bút của những tạp chí ở miền Đông gửi đến cho gã. Martin phải kết luận là những người chủ bút này đã xử sự đúng đắn. Đối với họ, gã là người hoàn toàn không quen biết, nhưng nhiều người, tỏ ra có thiện cảm với gã. Rõ ràng là họ rất ghét cái lối viết thư nặc danh; và rõ ràng là mưu toan thâm hiểm định hãm hại gã đã thất bại. Thực ra, không chừng lại là điều hay cho gã, vì ít nhất tên gã cũng đã làm ột số chủ bút các tạp chí chú ý tới. Và biết đâu sau đây, gã có gửi bản thảo tới, họ có thể lại chẳng nhớ đến cái anh chàng bị người ta viết thư nặc danh bôi xấu này. Và biết đâu chẳng vì nhớ lại như thế mà họ sẽ đánh giá bài hắn một cách có lợi cho gã hơn một chút.
Vào khoảng thời gian này, cách nhìn nhận của Martin về gã khác trước nhiều. Một buổi sáng vào bếp, gã thấy chị Maria đang rên rỉ đau đớn, những giọt nước mắt yếu đuối chảy dòng dòng trên má. Chị đang gắng là cho xong một đống quần áo lớn, nhưng không thể nào làm được. Gã đoán ngay là chị bị cúm, liền cho chị uống một ít rượu whiskey nóng (chỗ còn lại trong những chai mà Brissenden mang đến) và bắt chị phải đi nằm. Nhưng chị nhất định không nghe. Thế nào cũng phải là cho xong chỗ quần áo, và đem trả ngay đêm ấy, nếu không thì hôm sau không có gì vào bụng cho bẩy đứa con nhỏ đói khát của chị.
Chị ngạc nhiên hết sức (cho đến khi chết chị vẫn không ngớt nhắc đi nhắc lại điều này) khi thấy Martin nhấc cái bàn là ra khỏi lò và trải một cái áo sơ mi nữ hạng sang lên tấm phản là. Đó là cái áo sơmi diện nhất để mặc ngày chủ nhật của cô Kate Flanagan. Trong những khách hàng của chị thì không có ai là kỹ tính về ăn mặc diêm dúa như cô này. Hơn nữa, cô ta đã đặc biệt dặn dò thế nào chị cũng phải đem trả áo vào tối hôm ấy. Ai cũng biết dạo này cô ta đi lại với anh chàng John Collins, một anh thợ rèn. Và riêng chị còn biết cả chuyện sáng mai hai người sẽ đưa nhau đi chơi ở công viên Golden Gate. Chị Maria giằng lại cái áo thế nào cũng không được. Martin dìu chị lảo đảo ra một cái ghế. Chị trố mắt ra mà nhìn gã. Chỉ một loáng - chị làm thì phải mất bốn lần thời gian như thế - gã đã đưa cho chị xem cái áo đã được là xong, không hỏng, không cháy và chị phải công nhận là giá chị có là thì cũng chỉ đẹp đến thế thôi.
"Tôi còn có thể là nhanh hơn nữa, nếu bàn là của chị nóng hơn," gã nói.
Đối với chị, bàn là gã để nóng quá, không bao giờ chị dám để như thế.
"Chị vẩy nước thế này là hỏng," gã phàn nàn. "Đây này, để tôi bầy cho chị cách vẩy nước. Cần phải ép nữa cơ. Vẩy nước xong rồi ép lại nếu chị muốn là nhanh."
Gã vào buồng kho lục lọi đống củi lấy ra một cái hòm gỗ, làm một cái nắp đậy, rồi kiếm những thanh sắt trong đống sắt vụn bọn trẻ con nhặt nhạnh để bán cho hàng đồng nát. Quần áo mới vẩy nước được xếp vào, mảnh gỗ đặt lên trên, rồi những thanh sắt nén chặt xuống; thế là cái máy ép đã xong và bắt đầu hoạt động.
"Bây giờ chị nhìn tôi làm nhé, chị Maria." Gã vừa nói vừa cởi hết áo ngoài ra chỉ còn độc một cái áo lót mình; tay nắm chặt lấy cái bàn là mà gã cho là "thực sự nóng."
Về sau đây, chị hay kể lại. "Là xong anh ấy lại đi giặt những bộ đồ len. Anh ấy bảo, này chị Maria, chị giặt kém lắm. Tôi sẽ bầy cho chị cách giặt đồ len nhé. Và anh ấy bầy thật. Chỉ mươi phút, anh ấy đã làm xong một cái máy - nào có gì đâu, chỉ là một cái thùng, một cái trục bánh xe, hai cái sào, thế thôi, đúng như cái này này... "
Martin đã học được cái mẹo này của Joe khi còn ở Shelly Hot Springs. Một cái trục bánh xe cũ đóng chặt vào đầu cái sào thật thẳng dùng làm cần nhúng. Cần này được buộc vào một đầu cái sào bật, sào này được buộc chặt vào sà bếp, như vậy, trục xe quay trên những bộ đồ len trong thùng và chỉ cần một tay, gã cũng có thể vò được.
Và bao giờ chị cũng kết thúc câu chuyện như thế này. "Thế là từ đó Maria này không phải làm nữa. Cứ sai lũ con đưa đi đưa lại cái cần quay cái bánh xe trong thùng, thế là ổn. Cái anh Martin Eden, anh ấy tài thật."
Tuy nhiên, chính do cái tài ấy và những cải tiến trong "xưởng giặt nhà bếp" của chị mà chị thấy gã không còn quá xa cách như trước nữa. Ánh hào quang kỳ ảo mà trí tưởng tượng của chị đã khoác vào cho gã dần dần mờ nhạt đi trong cái ánh sáng lạnh lùng của sự thật là trước đây gã cũng chỉ là một người thợ giặt. Tất cả những sách vở của gã, những bạn bè sang trọng đi xe ngựa đến thăm gã, hay mang theo không biết bao nhiêu là chai rượu whiskey bây giờ đều không có nghĩa gì to lớn lắm. Rút cục gã cũng chỉ là một người lao động, một thành viên trong cùng một giai cấp và tầng lớp với chị. Gã có vẻ người hơn và dễ gần hơn, gã không còn là một cái gì huyền bí nữa.
Mối bất hoà giữa Martin và gia đình vẫn tiếp tục. Sau cuộc tấn công ngầm của Higginbotham, thì đến Hermann von Schmidt ra tay. Nhờ may mắn bán được ít truyện ngắn, vài bài thơ trào phúng và mấy mẩu chuyện vui, Martin tạm thời cũng phong lưu. Không những gã đã trang trải được các món nợ, mà còn có đủ tiền chuộc về cái xe đạp và bộ quần áo đen. Cái xe đạp, trục bị vênh, cần phải đem chữa, và để tỏ tình thân thiện với cậu em rể tương lai, gã đưa đến hiệu của Von Schmidt.
Ngay buổi chiều hôm đó Martin rất hài lòng thấy một đứa bé con đem xe đến trả. Thấy có sự ưu đãi đặc biệt như vậy, gã thầm nghĩ chắc cậu ta cũng muốn làm lành với mình đây, vì thường là xe đạp đưa chữa là phải đi tự đích thân đến lấy. Nhưng khi gã xem lại xe, thì thấy chỗ hỏng vẫn còn nguyên chưa được sửa gì cả. Gã gọi dây nói hỏi anh chồng chưa cưới của cô em, và lúc đó mới biết là, hắn ta không muốn dính dáng gì với gã "bất cứ theo kiểu, lối, hay hình thức nào."
"Này Hermann von Schmidt," gã nói vui vẻ. "Tớ đang muốn đến véo cái mũi Đức của cậu một cái chơi."
"Anh cứ đến cửa hiệu tôi," Von Schmidt trả lời. "Tôi sẽ cho gọi cảnh sát ngay, và cho anh biết tay. Ồ, tôi đã thừa biết anh đi rồi, nhưng anh đừng có hòng gây ẩu đả được với tôi. Tôi không muốn dính dáng gì với cái hạng người như anh. Anh là một thằng vô công rồi nghề, đúng thế, tôi không mù đâu. Anh đừng tưởng là tôi sắp sửa lấy em gái anh mà anh hòng bắt nạt được. Này tôi bảo thật, tại sao anh không đi kiếm việc làm để sống cho lương thiện! Trả lời đi xem nào!"
Nghĩ đến triết lý sống của mình, Martin thấy hơi đâu mà giận dữ với hắn làm gì, gã mắc ống nói lên, huýt một tiếng sáo dài, trong lòng thấy vui vui một cách kỳ lạ. Nhưng sau lúc vui vui ấy, gã thấy ngay sự phản ứng, gã cảm thấy mình cô đơn quá. Không ai hiểu gã cả, không ai quan tâm đến gã, chỉ trừ có Brissenden, mà Brissenden thì lại đã biến đi đâu mất rồi, có họa trời mới biết anh chàng này biến đi đâu.
Hoàng hôn đã buông xuống lúc Martin ở cửa hiệu hoa quả ra, trở về nhà, tay xách mấy thứ lặt vặt vừa mua được. Một chiếc xe điện đỗ ở góc phố, trong thấy một dáng người gầy còm, quen quen bước từ trên xe xuống, lòng gã rộn lên vui sướng. Đúng là Brissenden, vừa mới thoáng trông thấy, trước khi xe điện đi tiếp, gã đã nhận thấy ngay hai cái túi áo ngoài, một cái thì to phình ra đầy sách, còn cái kia thì cồm cộm một chai rượu whiskey.
Chú thích:
1. Một tiệm ăn rất sang trọng ở New York.
"Để anh đọc em nghe cái này," gã vừa nói vừa tháo tờ giấy than, sắp xếp lại tập bản thảo cho đúng số trang. "Đây là bài viết mới nhất của anh. Nó khác xa những bài anh đã viết, hoàn toàn khác đến nỗi chính anh cũng thấy sợ, nhưng anh vẫn thầm có ý nghĩ rằng nó hay lắm. Em sẽ cho ý kiến. Đây là một câu chuyện ở Hawaii, anh đặt tên cho nó là: "Wiki, Wiki."
Khuôn mặt gã rạng lên bừng bừng hào quang của sáng tạo, mặc dù Ruth rùng mình trong căn phòng giá lạnh, và lúc bắt tay, nàng vẫn ngạc nhiên về bàn tay gã quá lạnh. Nàng chăm chú nghe khi gã đọc; tuy thỉnh thoảng ngước mắt lên, gã chỉ nhìn thấy vẻ chê bai trên nét mặt nàng, nhưng lúc đọc xong, gã vẫn hỏi:
"Xin em nói thực, em nghĩ thế nào về bài này?"
"Em... em cũng không biết nữa. Liệu nó... anh nghĩ nó có thể bán được không?"
"Anh e rằng không," gã thú nhận. "Nó quá mạnh mẽ đối với các tạp chí. Nhưng nó là sự thực - anh dám nói thế, hoàn toàn sự thực."
"Nhưng tại sao anh cứ mất công viết mãi những cái mà anh biết rõ là không bán được?" Nàng nói, không chút mủi lòng. "Mục đích của anh viết là để kiếm sống có phải không nào?"
"Đúng, đúng là như thế; nhưng câu chuyện khốn khổ này cứ bám dai dẳng trong trí óc anh. Anh không thể nào không viết nó ra được - nó đòi hỏi phải được viết ra."
"Nhưng nhân vật chính trong truyện, cái gã Wiki Wiki đó, tại sao anh lại để cho gã ăn nói thô tục như vậy? Chắc chắn là độc giả sẽ thấy khó chịu, và chắc chắn vì thế mà bọn chủ bút rất có lý khi từ chối không nhận bài của anh."
"Vì Wiki Wiki trong thực tế hắn cũng ăn nói như vậy."
"Văn chương viết thế không nhã."
"Nhưng đó là cuộc sống," gã trả lời thẳng thắn. "Nó là thực tế. Nó là sự thực. Anh phải mô tả cuộc sống như anh đã trông thấy."
Nàng không trả lời, trong một lúc lúng túng, hai người ngồi yên lặng. Chính vì gã yêu nên gã đã không hiểu nàng một cách đầy đủ, còn nàng thì không thể nào hiểu nổi được gã vì gã lớn lao quá, vượt xa cái chân trời của nàng.
"À, anh đã lấy được tiền của bọn "Xuyên lục địa nguyệt san" rồi, gã nói, và cố lái câu chuyện sang một vấn đề khác vui vẻ hơn. Hình ảnh ba anh chàng râu ria xồm xoàm mà gã vừa gặp gần đây và đã bị bắt buộc phải lòi ra bốn đô la chín mươi xu với một cái vé phà làm cho gã cười khúc khích.
"Thế thì hẳn anh sẽ đến nhé!" Nàng reo lên sung sướng. "Mục đích em đến đây cũng chỉ là để xem anh có đến hay không?"
"Đến?" Gã lầm bầm một cách lơ đãng. "Đến đâu?"
"Kìa, ngày mai đến ăn ở nhà em. Anh chả đã nói là lấy được món tiền ấy anh sẽ chuộc quần áo về mà."
"Anh quên bẵng đi mất chuyện ấy," gã nói, ngượng ngập. "Sáng nay, lão gác khu nhốt súc vật để lạc đà bắt mất hai con bò cái và con bê của chị Maria. Chị ấy chẳng còn một đồng nào, anh phải bỏ tiền ra nộp phạt cho chị ấy để lấy bò về. Tiền lấy được của bọn "Xuyên lục địa nguyệt san" tiêu vào việc ấy cả. Tiền nhuận bút của truyện "Tiếng chuông" thế là vào túi ông gác."
"Vậy thế là anh không đến à?"
Gã cúi xuống nhìn bộ quần áo của mình.
"Anh không thể đến được!"
Mấy giọt nước mắt thất vọng và trách móc long lanh trong đôi mắt xanh của nàng, nhưng nàng không nói gì hết.
"Ngày lễ Tạ ơn Chúa sang năm, chúng ta sẽ cùng ăn với nhau ở Delmonico." 1 Gã vui vẻ nói. "Hoặc ở London, hoặc ở Paris, hay ở bất cứ nơi nào em thích. Anh biết chắc như vậy!"
"Cách đây vài hôm, em có đọc thấy ở báo," nàng nói đột ngột. "Sở bưu điện hỏa xa đã bổ nhiệm nhiều người làm việc ở địa phương. Anh thi vào đó đỗ đầu phải không?"
Gã đành phải thú nhận là họ đã gọi gã đi làm, nhưng gã từ chối không đi. "Anh tin, rất tin ở anh." Gã kết luận, chỉ một năm nữa thôi, anh sẽ kiếm được gấp mười lần một anh công chức sở Bưu điện hỏa xa. Em cứ đợi rồi sẽ thấy."
"Ồ," nàng chỉ nói thế khi gã nói hết câu, rồi đứng dậy, đeo bít tất tay vào. "Em phải đi chơi, anh Martin ạ, anh Arthur đang đợi em."
Gã ôm nàng trong cánh tay và hôn, nhưng nàng tỏ ra rất thụ động, người nàng không dướn lên căng ra, cánh tay nàng không quàng lấy người gã, môi nàng không ghì chặt lấy môi gã như thường lệ.
Hẳn là Ruth giận mình, gã thầm nghĩ khi ở cổng quay vào. Nhưng tại sao? Thật là không may, lão gác lại bắt mất đôi bò của chị Maria. Đúng chỉ tại số cả. Chẳng có ai đáng trách trong chuyện này. Mà gã tự nghĩ cũng không thể nào làm khác việc gã đã làm. Ừ, nhưng kể ra mình cũng đáng chê trách một chút, liền đó gã nghĩ vì đã từ chối không nhận việc ở Sở Bưu điện hoả xa. Và xem ra nàng cũng không ưa gì cái truyện Wiki Wiki.
Ở chỗ bậc hè gã quay lại gặp người đưa thư đi chuyến buổi chiều. Một nỗi bồn chồn mong đợi như bao giờ lại choán lấy Martin khi gã cầm lấy tập phong bì dài. Có một phong bì không dài. Nó ngắn và mỏng, bên ngoài có in địa chỉ của tờ "Quan điểm New York." Gã đứng lại, xé ra. Chắc chắn đây không phải là thư nhận đăng bài. Gã không gửi một bản thảo nào cho tờ này cả. Có thể tim gã gần như ngừng đập vì cái ý nghĩ ngông cuồng này - có lẽ họ yêu cầu gã viết bài, nhưng gã vội gạt đi ngay, cho rằng đó là một chuyện không thể nào có được.
Bức thư viết rất ngắn, theo lối công thức, dưới có chữ ký của người chủ bút, báo cho gã biết là tòa soạn có nhận được một bức thư nặc danh (có gửi kèm theo) và mong gã cứ yên tâm là bất cứ trong trường hợp nào toà soạn tờ "Quan điểm New York" cũng không bao giờ quan tâm tới những loại thư nặc danh đó.
Bức thư gửi kèm theo là một bức thư viết tay, nét chữ thô. Một mớ hỗn độn những lời chửi rủa vô học, tố cáo cái anh chàng "tên gọi là Martin Eden" thường đem bán những truyện ngắn cho các tạp chí không phải là văn sĩ gì cả mà thực ra là một anh chuyên môn ăn cắp những truyện của các tạp chí cũ, đánh máy lại, gửi đi và mạo nhận là của mình. Ngoài phong bì có đóng dấu bưu điện "San Leandro." Chẳng cần phải nghĩ lâu, Martin cũng biết ngay tác giả của nó. Những lỗi ngữ pháp, những câu thô tục, những mánh khoé láu tôm láu cá của Higginbotham lộ ra rất rõ từ đầu đến cuối bức thư. Qua từng dòng, Martin thấy không phải lối chữ viết nắn nót hoa mỹ mà đúng là kiểu chữ của một anh chủ hiệu bán thực phẩm thô lỗ, lão anh rể của gã.
Nhưng tại sao nhỉ? Gã tự hỏi mãi mà vẫn không tìm ra câu trả lời. Gã đã làm gì hại Bernard Higginbotham? Thật là vô lý, thật là chó đểu. Không thể nào giải thích nổi được việc làm ấy của lão. Trong suốt tuần ấy, gã nhận liên tiếp được đến mười hai bức thư tương tự của các chủ bút của những tạp chí ở miền Đông gửi đến cho gã. Martin phải kết luận là những người chủ bút này đã xử sự đúng đắn. Đối với họ, gã là người hoàn toàn không quen biết, nhưng nhiều người, tỏ ra có thiện cảm với gã. Rõ ràng là họ rất ghét cái lối viết thư nặc danh; và rõ ràng là mưu toan thâm hiểm định hãm hại gã đã thất bại. Thực ra, không chừng lại là điều hay cho gã, vì ít nhất tên gã cũng đã làm ột số chủ bút các tạp chí chú ý tới. Và biết đâu sau đây, gã có gửi bản thảo tới, họ có thể lại chẳng nhớ đến cái anh chàng bị người ta viết thư nặc danh bôi xấu này. Và biết đâu chẳng vì nhớ lại như thế mà họ sẽ đánh giá bài hắn một cách có lợi cho gã hơn một chút.
Vào khoảng thời gian này, cách nhìn nhận của Martin về gã khác trước nhiều. Một buổi sáng vào bếp, gã thấy chị Maria đang rên rỉ đau đớn, những giọt nước mắt yếu đuối chảy dòng dòng trên má. Chị đang gắng là cho xong một đống quần áo lớn, nhưng không thể nào làm được. Gã đoán ngay là chị bị cúm, liền cho chị uống một ít rượu whiskey nóng (chỗ còn lại trong những chai mà Brissenden mang đến) và bắt chị phải đi nằm. Nhưng chị nhất định không nghe. Thế nào cũng phải là cho xong chỗ quần áo, và đem trả ngay đêm ấy, nếu không thì hôm sau không có gì vào bụng cho bẩy đứa con nhỏ đói khát của chị.
Chị ngạc nhiên hết sức (cho đến khi chết chị vẫn không ngớt nhắc đi nhắc lại điều này) khi thấy Martin nhấc cái bàn là ra khỏi lò và trải một cái áo sơ mi nữ hạng sang lên tấm phản là. Đó là cái áo sơmi diện nhất để mặc ngày chủ nhật của cô Kate Flanagan. Trong những khách hàng của chị thì không có ai là kỹ tính về ăn mặc diêm dúa như cô này. Hơn nữa, cô ta đã đặc biệt dặn dò thế nào chị cũng phải đem trả áo vào tối hôm ấy. Ai cũng biết dạo này cô ta đi lại với anh chàng John Collins, một anh thợ rèn. Và riêng chị còn biết cả chuyện sáng mai hai người sẽ đưa nhau đi chơi ở công viên Golden Gate. Chị Maria giằng lại cái áo thế nào cũng không được. Martin dìu chị lảo đảo ra một cái ghế. Chị trố mắt ra mà nhìn gã. Chỉ một loáng - chị làm thì phải mất bốn lần thời gian như thế - gã đã đưa cho chị xem cái áo đã được là xong, không hỏng, không cháy và chị phải công nhận là giá chị có là thì cũng chỉ đẹp đến thế thôi.
"Tôi còn có thể là nhanh hơn nữa, nếu bàn là của chị nóng hơn," gã nói.
Đối với chị, bàn là gã để nóng quá, không bao giờ chị dám để như thế.
"Chị vẩy nước thế này là hỏng," gã phàn nàn. "Đây này, để tôi bầy cho chị cách vẩy nước. Cần phải ép nữa cơ. Vẩy nước xong rồi ép lại nếu chị muốn là nhanh."
Gã vào buồng kho lục lọi đống củi lấy ra một cái hòm gỗ, làm một cái nắp đậy, rồi kiếm những thanh sắt trong đống sắt vụn bọn trẻ con nhặt nhạnh để bán cho hàng đồng nát. Quần áo mới vẩy nước được xếp vào, mảnh gỗ đặt lên trên, rồi những thanh sắt nén chặt xuống; thế là cái máy ép đã xong và bắt đầu hoạt động.
"Bây giờ chị nhìn tôi làm nhé, chị Maria." Gã vừa nói vừa cởi hết áo ngoài ra chỉ còn độc một cái áo lót mình; tay nắm chặt lấy cái bàn là mà gã cho là "thực sự nóng."
Về sau đây, chị hay kể lại. "Là xong anh ấy lại đi giặt những bộ đồ len. Anh ấy bảo, này chị Maria, chị giặt kém lắm. Tôi sẽ bầy cho chị cách giặt đồ len nhé. Và anh ấy bầy thật. Chỉ mươi phút, anh ấy đã làm xong một cái máy - nào có gì đâu, chỉ là một cái thùng, một cái trục bánh xe, hai cái sào, thế thôi, đúng như cái này này... "
Martin đã học được cái mẹo này của Joe khi còn ở Shelly Hot Springs. Một cái trục bánh xe cũ đóng chặt vào đầu cái sào thật thẳng dùng làm cần nhúng. Cần này được buộc vào một đầu cái sào bật, sào này được buộc chặt vào sà bếp, như vậy, trục xe quay trên những bộ đồ len trong thùng và chỉ cần một tay, gã cũng có thể vò được.
Và bao giờ chị cũng kết thúc câu chuyện như thế này. "Thế là từ đó Maria này không phải làm nữa. Cứ sai lũ con đưa đi đưa lại cái cần quay cái bánh xe trong thùng, thế là ổn. Cái anh Martin Eden, anh ấy tài thật."
Tuy nhiên, chính do cái tài ấy và những cải tiến trong "xưởng giặt nhà bếp" của chị mà chị thấy gã không còn quá xa cách như trước nữa. Ánh hào quang kỳ ảo mà trí tưởng tượng của chị đã khoác vào cho gã dần dần mờ nhạt đi trong cái ánh sáng lạnh lùng của sự thật là trước đây gã cũng chỉ là một người thợ giặt. Tất cả những sách vở của gã, những bạn bè sang trọng đi xe ngựa đến thăm gã, hay mang theo không biết bao nhiêu là chai rượu whiskey bây giờ đều không có nghĩa gì to lớn lắm. Rút cục gã cũng chỉ là một người lao động, một thành viên trong cùng một giai cấp và tầng lớp với chị. Gã có vẻ người hơn và dễ gần hơn, gã không còn là một cái gì huyền bí nữa.
Mối bất hoà giữa Martin và gia đình vẫn tiếp tục. Sau cuộc tấn công ngầm của Higginbotham, thì đến Hermann von Schmidt ra tay. Nhờ may mắn bán được ít truyện ngắn, vài bài thơ trào phúng và mấy mẩu chuyện vui, Martin tạm thời cũng phong lưu. Không những gã đã trang trải được các món nợ, mà còn có đủ tiền chuộc về cái xe đạp và bộ quần áo đen. Cái xe đạp, trục bị vênh, cần phải đem chữa, và để tỏ tình thân thiện với cậu em rể tương lai, gã đưa đến hiệu của Von Schmidt.
Ngay buổi chiều hôm đó Martin rất hài lòng thấy một đứa bé con đem xe đến trả. Thấy có sự ưu đãi đặc biệt như vậy, gã thầm nghĩ chắc cậu ta cũng muốn làm lành với mình đây, vì thường là xe đạp đưa chữa là phải đi tự đích thân đến lấy. Nhưng khi gã xem lại xe, thì thấy chỗ hỏng vẫn còn nguyên chưa được sửa gì cả. Gã gọi dây nói hỏi anh chồng chưa cưới của cô em, và lúc đó mới biết là, hắn ta không muốn dính dáng gì với gã "bất cứ theo kiểu, lối, hay hình thức nào."
"Này Hermann von Schmidt," gã nói vui vẻ. "Tớ đang muốn đến véo cái mũi Đức của cậu một cái chơi."
"Anh cứ đến cửa hiệu tôi," Von Schmidt trả lời. "Tôi sẽ cho gọi cảnh sát ngay, và cho anh biết tay. Ồ, tôi đã thừa biết anh đi rồi, nhưng anh đừng có hòng gây ẩu đả được với tôi. Tôi không muốn dính dáng gì với cái hạng người như anh. Anh là một thằng vô công rồi nghề, đúng thế, tôi không mù đâu. Anh đừng tưởng là tôi sắp sửa lấy em gái anh mà anh hòng bắt nạt được. Này tôi bảo thật, tại sao anh không đi kiếm việc làm để sống cho lương thiện! Trả lời đi xem nào!"
Nghĩ đến triết lý sống của mình, Martin thấy hơi đâu mà giận dữ với hắn làm gì, gã mắc ống nói lên, huýt một tiếng sáo dài, trong lòng thấy vui vui một cách kỳ lạ. Nhưng sau lúc vui vui ấy, gã thấy ngay sự phản ứng, gã cảm thấy mình cô đơn quá. Không ai hiểu gã cả, không ai quan tâm đến gã, chỉ trừ có Brissenden, mà Brissenden thì lại đã biến đi đâu mất rồi, có họa trời mới biết anh chàng này biến đi đâu.
Hoàng hôn đã buông xuống lúc Martin ở cửa hiệu hoa quả ra, trở về nhà, tay xách mấy thứ lặt vặt vừa mua được. Một chiếc xe điện đỗ ở góc phố, trong thấy một dáng người gầy còm, quen quen bước từ trên xe xuống, lòng gã rộn lên vui sướng. Đúng là Brissenden, vừa mới thoáng trông thấy, trước khi xe điện đi tiếp, gã đã nhận thấy ngay hai cái túi áo ngoài, một cái thì to phình ra đầy sách, còn cái kia thì cồm cộm một chai rượu whiskey.
Chú thích:
1. Một tiệm ăn rất sang trọng ở New York.