Chương : 29
Đó là một mùa hè gay go đối với Martin. Những ông chủ bút và những người phụ trách đọc bản thảo đều đi nghỉ hè; thường lệ chỉ ba tuần là các tòa báo đã trả lời quyết định đăng hay không, và bây giờ họ sẽ giữ bản thảo của gã ba tháng hay hơn thế nữa. Sự an ủi độc nhất gã thấy được ở sự đình đốn đó là đỡ mất tiền tem. Hình như chỉ có những tòa-soạn-ăn-cướp là vẫn hoạt động tích cực. Bao nhiêu những bài viết hồi đầu, gã đã giao cho bọn này cả, như "Mò ngọc trai," "Biển cả là sự nghiệp," "Bắt rùa," "Những trận mậu dịch phong đông bắc." Tất cả những bản thảo đó, gã không nhận được một xu nhỏ nào. Thực vậy, sau sáu tháng trời, thư từ đi lại, gã cũng đành đi đến một thỏa hiệp với họ, nhận một bộ đồ cạo mặt về bài "Bắt rùa"; và tờ "Vệ hành" thỏa thuận sẽ trả cho gã năm đô la tiền mặt và năm năm báo về bài "Những trận mậu dịch phong đông bắc," nhưng chỉ thực hiện đầy đủ có khoản thứ hai.
Gã thúc mãi mới moi được của lão chủ bút ở Boston hai đô la cho bài xonê về Stevenson 1. Lão này làm báo với cái thị hiếu kiểu Matthew Arnold 2 và một cái bị đầy truyện giật gân rẻ tiền. "Nàng tiên và viên ngọc," một bài thơ trào phúng sắc sảo dài hai trăm câu, vừa mới hoàn thành, vừa mới ra khỏi óc gã, còn nóng hổi, được lão chủ bút của một tờ tạp chí ở San Francisco rất thích. Tạp chí này xuất bản để bảo vệ quyền lợi ột Công ty đường sắt lớn. Khi nhận được thư của lão ta đề nghị sẽ thanh toán tiền nhuận bút bằng vé đi xe lửa, gã viết thư hỏi vé có chuyển cho người khác dùng được không. Vì không chuyển được, và vì không đem bán rao được, gã đòi lại bài thơ. Bài thơ được gửi trả lại kèm theo một bức thư của lão chủ bút tỏ ý rất tiếc. Martin lại gửi đi San Francisco, lần này cho tờ "Con ong," một tờ nguyệt san vào loại huênh hoang đã có một thời tiếng tăm lừng lẫy nhờ cái anh nhà báo tài ba sáng lập ra nó. Nhưng tiếng tăm của tờ "Con ong" cũng đã mờ đi từ lâu trước khi Martin ra đời. Lão chủ bút hứa sẽ trả cho Martin mười lăm đô la về bài thơ, nhưng khi đã đăng rồi thì hình như lão ta quên khuấy đi mất. Nhiều thư của gã bị lờ đi. Gã tống thêm một bức nữa, lời lẽ thậm tệ. Lần này thì gã nhận được thư trả lời. Nhưng đó là của một tay chủ bút mới; hắn rất lạnh lùng báo cho Martin biết là hắn không chịu trách nhiệm gì về sự sai lầm của lão chủ bút trước, và theo ý hắn thì bài thơ "Nàng tiên và viên ngọc" không có giá trị gì lắm.
Nhưng tàn ác nhất là cách đối xử của tờ "Quả địa cầu," một tạp chí ở Chicago. Martin đã cố giữ lại tập "Những bài ca về biển" cho đến tận khi túng đói quá không dừng được, gã mới gửi đi. Sau khi bị hàng chục tờ tạp chí quăng đi trả lại, nó mới nằm yên ở tòa soạn tờ "Quả địa cầu." Tập thơ gần ba mươi bài, và gã sẽ được trả mỗi bài một đô la. Tháng đầu, bốn bài được đăng, và ngay sau đó gã nhận được một tấm ngân phiếu bốn đô la. Nhưng khi xem đến tờ báo, gã hết sức kinh ngạc vì thấy những bài thơ bị cắt xén một cách tàn bạo. Một vài bài bị đổi cả nhan đề, thí dụ bài "Hết" bị đổi là "Kết thúc." "Bài ca của tảng đá ngầm ngoài khơi" bị đổi là "Bài ca của đá san hô." Có một trường hợp nhan đề bị thay đổi hoàn toàn bằng một cái tên khác không thích hợp gì. Bài thơ nhan đề là "Ánh sáng của Medusa," lão chủ bút khi đưa in đã chữa là "Con đường phía sau." Nhưng sự cắt xén chính những bài thơ mới thật là kinh khủng. Martin rên lên, mồ hôi toát ra, gã vò đầu bứt tóc. Nhiều câu, nhiều dòng, nhiều đoạn bị cắt xén, thay đổi hay sắp xếp lại một cách hết sức kỳ quái không thể nào hiểu nổi. Có những dòng, những đoạn của gã bị thay hoàn toàn. Gã không thể tin được rằng một người chủ bút có lương tri lại có thể có một cách xử sự tàn ác như thế; và giả thiết mà gã cho là đúng đắn nhất là tập thơ của gã đã bị thằng bé chạy giấy của tòa soạn hoặc thằng cha ghi tốc ký sửa chữa làm sai lạc đi. Lập tức, gã viết thư cho tòa soạn yêu cầu không được tiếp tục đăng nữa và gửi trả lại gã tập thơ ngay. Hết thư này đến thư khác, hết van nài, cầu khẩn lại đe dọa, thư gã vẫn bị lờ đi. Tháng này qua tháng khác, việc cắt xén tàn bạo ấy vẫn cứ tiếp tục cho đến khi ba mươi bài thơ được đăng hết, và tháng tháng gã vẫn cứ nhận được một tấm ngân phiếu trả tiền những bài thơ đăng trong số báo tháng ấy.
Mặc dù gặp phải những điều không may ấy, nhớ lại tấm ngân phiếu bốn mươi đô la của tờ "Con chuột bạch," gã vẫn vững lòng tin, tuy càng ngày gã càng bắt buộc phải viết những bài lặt vặt nhiều hơn. Gã khám phá thấy một nơi có thể kiếm ăn được, đó là những tờ tuần san nông nghiệp và những báo thương nghiệp; còn trông mong vào những tờ báo tôn giáo thì gã thấy có thể dễ dàng bị chết đói lắm. Trong lúc gặp vận bĩ nhất, - bộ quần áo đen của gã vẫn còn ở hiệu cầm đồ - gã lại đạt được một thành công lớn (đối với gã dường như là vậy) trong một kỳ thi có giải thưởng do Quận ủy Đảng Cộng hòa tổ chức. Có ba thể loại, gã tham dự cả ba, tự mình lại chua chát cười mình bị dồn vào cái thế túng quẫn phải xoay mà sống. Bài thơ của gã được giải nhất mười đô la, bài hát cổ động cho cuộc tổng tuyển cử được giải nhì năm đô la, và bài tiểu luận về tôn chỉ của Đảng Cộng hòa được giải nhất hai mươi nhăm đô la. Số tiền đó cũng là một điều vui vui đối với gã, khi nào gã nhận được. Nhưng trong Quận ủy Đảng Cộng hòa có điều trục trặc gì đó; tuy trong đám ủy viên có một ông chủ nhà băng kếch xù và một ông thượng nghị sĩ, nhưng tiền thì vẫn không thấy gửi trả. Trong khi việc đó cứ trì chậm như vậy, gã lại tỏ ra rất am hiểu tôn chỉ của Đảng Dân chủ vì gã lại trúng giải nhất trong một cuộc thi tương tự. Hơn nữa, lần này gã nhận được tiền, hai mươi nhăm đô la. Nhưng còn bốn mươi đô la của cuộc thi trước thì biệt tăm hơi.
Vì cần phải đi thăm Ruth, và thấy con đường từ khu Bắc Oakland đến nhà nàng xa quá, mỗi lần đi đi về về mất rất nhiều thì giờ, gã đành để lại bộ quần áo đen ở hiệu cầm đồ thay thế cho chiếc xe đạp. Đi xe đạp vừa là một cách tập thể dục, vừa tiết kiệm được nhiều thời gian để làm việc, mà cũng vừa cho phép gã được gặp Ruth như thường. Một cái quần bằng vải len mỏng bó ống, một cái áo nỉ cũ mặc vào đi xe đạp trông cũng dễ coi chán, và thế cũng có thể cùng đi chơi với Ruth vào những buổi chiều được rồi. Vả lại, dạo này gã không còn có nhiều dịp gặp gỡ ở ngay nhà nàng. Bà Morse đang tích cực tiến hành kế hoạch tiếp tân của mình. Những người hào hoa phong nhã gã thường gặp ở đó và cách đây không lâu gã hằng ngưỡng mộ thì bây giờ đã làm cho gã phát ngấy lên. Họ không còn là những người hào hoa phong nhã nữa. Gã trở nên cáu kỉnh, bẳn gắt, một là vì cuộc sống khó khăn quá, làm việc nhiều quá, lại gặp toàn chuyện thất vọng và cũng là vì chuyện trò của những người như vậy, làm cho gã phát điên lên. Không phải là gã tự thị một cách quá đáng. Đem so sánh với trí óc của những nhà tư tưởng gã được đọc trong sách, gã thấy trí óc họ chật hẹp quá. Ở nhà Ruth quả thật gã chưa hề gặp một người nào có trí óc rộng rãi, chỉ trừ giáo sư Caldwell, mà giáo sư Caldwell thì gã lại chỉ được gặp ở đó có một lần. Còn tất cả bọn kia đều chỉ là một lũ ngớ ngẩn, ngốc nghếch, nông cạn, giáo điều và ngu xuẩn. Chính sự ngu xuẩn đó đã làm cho gã ngạc nhiên. Không biết họ học hành gì? Không biết họ đem dùng vốn liếng học vấn của họ vào đâu? Họ cũng đọc những sách mà gã được đọc. Tại sao họ không rút ra được một cái gì từ những cuốn sách đó?
Gã biết rằng ở trên đời này có những bộ óc vĩ đại, có những nhà tư tưởng sâu sắc, vững vàng. Gã đã thấy những người ấy trong sách, những cuốn sách đã giúp gã có một nền học vấn vượt xa cái tiêu chuẩn của nhà Morse này. Và gã biết rằng có thể tìm thấy được ở trên đời này những nhà trí thức cao hơn cái bọn ở nhà Morse. Gã đã đọc những cuốn tiểu thuyết xã hội Anh, ở đó gã đã thấy những người đàn ông, đàn bà nói chuyện chính trị và triết học. Gã đã đọc thấy ở những thành phố lớn, ngay cả ở nước Mỹ này, có những phòng khách là nơi tụ hội của nghệ thuật và trí tuệ. Trước đây, gã đã quan niệm một cách ngớ ngẩn rằng tất cả những người ăn mặc sang trọng thuộc tầng lớp trên giai cấp công nhân đều là những người có khả năng trí tuệ và hiểu được cái đẹp. Gã đã cho rằng văn hóa và đô la luôn luôn đi đôi với nhau, gã đã bị đánh lừa để tin rằng đi học ở trường đại học và tài cao học rộng chỉ là một.
Được, gã quyết phấn đấu để đi xa hơn, lên cao hơn. Và gã sẽ mang Ruth đi với gã. Gã yêu nàng tha thiết và gã tin rằng ở bất cứ đâu Ruth cũng sáng ngời. Gã thấy rất rõ là đã bị hạn chế nhiều trong môi trường sống ban đầu của mình, và vì thế, bây giờ gã cũng thấy nàng bị hạn chế như vậy. Nàng không có cơ hội để mở rộng tầm nhìn. Những cuốn sách trên giá sách của cha nàng, những bức tranh trên tường, bản nhạc trên chiếc dương cầm - tất cả chỉ có giá trị phô trương giả tạo. Đối với văn chương thực, hội họa thực, âm nhạc thực, gia đình nhà Morse và tất cả những người cùng loại đều là những người chết. Và lớn hơn tất cả những cái đó là cuộc sống thì họ lại càng mù mịt, tối tăm, ngu xuẩn một cách tuyệt vọng. Mặc dù có khuynh hướng duy nhất thần giáo, mặc dù đeo những mặt nạ tư tưởng rộng rãi một cách bảo thủ, họ vẫn lạc hậu đến hai thế hệ đối với nền khoa học diễn giải. Quá trình tiến triển của trí óc họ còn mang tính chất trung cổ, trong khi cách suy nghĩ của họ về những sự kiện mới nhất của cuộc sống và vũ trụ đối với gã, cũng chỉ là theo phương pháp siêu hình, nó trẻ như một chủng tộc trẻ nhất, và giá như loài người ăn lông ở lỗ, và còn già hơn - cũng một cái phương pháp đã làm ọi người vượn Pleistocene sợ bóng tối, đã làm cho tên Do Thái hấp tấp man rợ đầu tiên hóa thân cho Eva thành người từ cái xương sườn của Adam, đã làm cho Descartes 3 dựng lên cả một vũ trụ quan duy tâm phản ánh đúng cái tôi nhỏ bé của ông ta, đã làm cho cái ông thầy tu người Anh nổi tiếng lên án thuyết tiến hóa luận với một thái độ hết sức mỉa mai cay độc, được thiên hạ tức khắc hoan nghênh ầm ĩ, và đã để lại trong trang sử của nhân loại một cái tên nhơ bẩn mà mọi người đời ai cũng biết.
Như vậy, Martin suy nghĩ và cứ suy nghĩ mãi cho đến khi thấy lóe lên trước mắt gã, sự khác nhau giữa những ông luật sư, những công chức, những nhà kinh doanh, những ông thủ quỹ, ngân hàng mà gã đã được gặp với những người trong giai cấp công nhân mà gã được biết chỉ là sự khác nhau ở thức ăn của họ ăn, quần áo họ mặc và những người lân bang hàng xóm họ cùng chung sống. Chắc chắn là tất cả bọn họ đều thiếu một cái gì khác mà gã thấy có ở trong gã và trong sách. Gia đình nhà Morse đã cho gã thấy tất cả những cái đẹp đẽ nhất mà địa vị xã hội của họ có thể tạo ra được, nhưng những cái đó không gây cho gã một ấn tượng gì. Tuy gã chỉ là một kẻ nghèo nàn, một kẻ nô lệ của bọn cho vay lãi, nhưng gã tự thấy còn hơn những người gã thường gặp ở nhà Morse này. Và khi nào bộ quần áo sang trọng duy nhất của gã được chuộc về thì gã lại đi trong đám người ấy như một ông hoàng cũng run lên với ý nghĩ mình bị sỉ nhục, giống như cảm nghĩ của một ông hoàng bị buộc tội phải cùng chung sống với bọn chăn dê.
"Ông căm ghét và sợ những người theo chủ nghĩa xã hội," gã nhận xét nói với ông Morse vào một buổi tối, lúc bữa ăn. "Nhưng tại sao thế? Ông không biết gì về họ mà cũng không biết học thuyết của họ cơ mà?"
Chính bà Morse đã đưa câu chuyện đến chỗ đó, vì bà đã ca ngợi Hapgood một cách quá đáng nghe phát tức. Martin rất ghét anh chàng thủ quỹ ngân hàng này và khi nào có chuyện gì dính đến cái anh chàng nói năng tầm thường ấy là gã dễ nổi nóng.
"Vâng," gã nói. "Ông Charley Hapgood thuộc vào cái loại mà người ta thường gọi là người trẻ tuổi đang lên - có người đã nói với tôi như vậy. Kể ra cũng đúng. Rồi đây trước khi hết đời, ông ấy sẽ xoay sở nhảy lên cái ghế thống đốc, và biết đâu có thể sẽ nhảy vào thượng nghị viện nước Mỹ này không chừng."
"Cái gì đã làm cho ông nghĩ như vậy?" Bà Morse hỏi.
"Tôi đã được nghe ông ấy diễn thuyết trong một cuộc tranh cử. Nó ngớ ngẩn một cách kỳ lạ và không có một chút độc đáo, ấy thế nhưng vẫn có sức thuyết phục, khiến các ngài lãnh tụ không thể nào coi ông ta là người chắc chắn đáng tin cậy; còn những cái tầm thường thấp kém của ông ta thì cũng y như những cái tầm thường thấp kém của một cử tri bình thường... Ồ phải, bà biết đấy, đem thêu hoa dệt gấm những ý nghĩ riêng của một người nào rồi trình bày lại cho người đó hay cũng là một cách nịnh khéo đấy."
"Quả thật em nghĩ rằng anh đã ghen tức với ông Hapgood," Ruth nói len vào.
"Trời ơi!"
Vẻ kinh hoàng trên nét mặt Martin lại càng làm cho bà Morse có thái độ khiêu khích. Bà lạnh lùng nói:
"Chắc ông không có ý nói ông Hapgood là một người ngớ ngẩn chứ gì?"
"Không hơn gì một đảng viên Cộng hòa bình thường," gã đáp lại, "hay một đảng viên Dân chủ bình thường - thì cũng thế. Khi nào các ông ấy không khôn ngoan thì các ông ấy rất ngớ ngẩn, và trong số họ rất ít ông khôn ngoan. Đảng viên Cộng hòa mà không ngoan thì chỉ có những ngài triệu phú và bọn tay sai có ý thức của các ngài ấy. Họ biết đứng về phía nào thì kiếm chác được và biết rõ tại sao."
"Tôi là một đảng viên Cộng hòa," ông Morse nói len vào một cách nhẹ nhàng. "Thế ông liệt tôi vào loại nào nhỉ?"
"Ồ, ông là một tay sai không có ý thức."
"Tay sai?"
"Vâng, đúng. Ông làm việc cho tập đoàn của ông. Ông không thuộc giai cấp công nhân, ông không làm những việc có tội. Ông không trông mong vào những anh chàng đánh vợ hoặc những kẻ ăn cắp vặt để có tiền thu nhập. Ông sống nhờ vào bọn thống trị xã hội, và bất cứ kẻ nào nuôi sống một người thì kẻ ấy là ông chủ của người ấy. Vâng, đúng, ông là một người làm tay sai. Ông quan tâm tới việc tăng tiến những quyền lợi của những tập đoàn tư bản mà ông phục vụ."
Mặt ông Morse hơi đỏ lên một chút.
"Quả thật, thưa ông, lối nói của ông không khác gì một thằng xã hội đểu cáng."
Đúng lúc này là lúc Martin đưa ra nhận xét.
"Ông ghét và sợ những người theo chủ nghĩa xã hội lắm, nhưng tại sao nhỉ? Ông không biết gì về họ mà cũng chẳng biết gì về những học thuyết của họ."
"Thuyết của ông nghe thật đúng là chủ nghĩa xã hội," ông Morse trả lời, trong khi Ruth lo lắng nhìn hết người nọ đến người kia; còn bà Morse thì mặt rạng rỡ, vẻ khoái chí vì đã có cơ hội khích ông hoàng của con gái nói lên quan điểm chống đối của mình.
"Tôi nói những đảng viên Cộng hòa là ngớ ngẩn và cho rằng Tự do, Bình đẳng, Bác ái đều là những bong bóng xà-phòng vỡ tan tành, thì không phải vì thế mà tôi thành một người xã hội." Gã mỉm cười, trả lời. "Vì tôi chất vấn Jefferson và mấy người Pháp dốt nát đã có ảnh hưởng lớn đến quan điểm của ông ta thì cũng không phải vì thế mà tôi thành một người theo chủ nghĩa xã hội đâu. Thưa ông Morse, xin ông tin cho, ông còn gần chủ nghĩa xã hội hơn tôi nhiều, tôi một kẻ đã tự nhận là kẻ thù của chủ nghĩa ấy."
"Ý ông muốn pha trò chắc?" Ông Morse không còn biết nói thế nào hơn.
"Thưa không, tôi không pha trò một chút nào. Tôi nói rất nghiêm túc. Ông vẫn cứ tin ở bình đẳng, ấy thế nhưng ông lại làm công việc của những tập đoàn, mà các tập đoàn thì ngày này qua ngày khác chăm chú làm công việc chôn vùi bình đẳng xuống đất đen. Ông cho tôi là người xã hội chỉ vì tôi phủ nhận bình đẳng, và chỉ vì tôi nói rõ cái lẽ sống của ông. Những người Cộng hòa là những kẻ thù của bình đẳng, tuy mồm thì vẫn hò hét khẩu hiệu bình đẳng nhưng thực ra hầu hết bọn họ đang chống lại nó. Lấy danh nghĩa bình đẳng, họ tiêu diệt bình đẳng. Vì thế tôi mới gọi họ là đồ ngớ ngẩn. Còn tôi, tôi theo chủ nghĩa cá nhân. Tôi tin rằng trong một cuộc thi, ai chạy nhanh người ấy được và trong chiến đấu phần thắng thuộc về kẻ mạnh. Đó là bài học tôi đã rút ra được trong môn sinh vật học, hay ít nhất, tôi nghĩ rằng tôi đã học được như vậy. Như tôi đã nói, tôi là một kẻ theo chủ nghĩa cá nhân, mà chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù muôn đời muôn kiếp của chủ nghĩa xã hội."
"Nhưng ông thường dự những buổi hội họp của những người xã hội." Ông Morse nói, vẻ thách thức.
"Nhất định rồi, cũng như những người tình báo thường phải ra vào doanh trại của đối phương luôn. Không làm thế thì làm sao mà biết được kẻ địch? Hơn nữa, tôi rất thích thú được dự những buổi họp của họ. Họ là những chiến sĩ giỏi, và dù phải hay trái họ cũng đã đọc nhiều sách. Bất cứ người nào trong bọn họ đều hiểu xã hội học và tất cả các thứ học thuyết khác hơn bất cứ ông chủ xí nghiệp bình thường nào. Vâng, tôi đã dự những buổi hội họp của họ dăm bẩy lần, nhưng cái đó không thể làm cho tôi trở thành một người theo chủ nghĩa xã hội được, cũng như nghe ông Charley Hapgood diễn thuyết chẳng làm cho tôi trở thành một người Cộng hòa được."
"Tất nhiên," ông Morse nói, giọng đã dịu đi. "Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng ông có khuynh hướng như vậy."
Trời ơi, gã nghĩ thầm, ông ta không hiểu mình đang nói gì. Ông ta không hiểu một tí gì cả. Không hiểu ông ta dùng cái vốn học thức của ông ta để làm gì?
Như thế đó, trí óc gã càng phát triển, gã càng thấy mình mặt đối mặt với cái đạo đức kinh tế hay là cái đạo đức giai cấp, và chẳng bao lâu đối với gã nó trở thành một con quái vật kinh tởm. Bản thân gã là một nhà đạo đức có lý trí, và gã thấy cái lối phô trương tầm thường còn không khó chịu bằng cái đạo đức của những người xung quanh; đó là mớ hỗn độn đủ tiền tài, siêu hình, tình cảm sướt mướt và thói bắt chước lẫn nhau.
Một trong những cái mớ kỳ quái ấy, gã thấy ở gần, ngay trong gia đình gã. Em gái gã, Marian thường đi lại với một anh chàng thợ máy người Đức, trẻ tuổi, cần cù. Sau khi đã học thạo nghề, anh ta bỏ vốn ra mở một cửa hiệu sửa chữa xe đạp. Sau đó lại đứng làm đại lý ột hãng xe loại thường, anh ta làm ăn phát đạt. Cách đây ít bữa, Marian đến tận chỗ Martin để báo cho anh trai biết hai người đã chính thức đính ước với nhau. Hôm ấy cô vui vẻ xem tướng tay cho gã. Lần sau, cô dẫn cả Hermann von Schmidt theo. Martin đón tiếp rất trang trọng và chúc mừng hai người, nhưng lời nói của gã dễ dàng quá, lịch sự quá khiến người yêu của cô em gái vốn là người đầu óc quê kệch cảm thấy khó chịu lắm. Cảm tưởng xấu ấy lại càng tăng lên khi Martin đọc to mấy đoạn thơ gã làm để ghi nhớ ngày Marian đến thăm gã lần trước. Đó là một vài thơ vui, nhẹ nhàng, tế nhị mà gã đặt tên là "Người xem tướng tay." Nhưng khi đọc xong, gã rất ngạc nhiên thấy trên nét mặt Marian không có ý gì là vui vẻ cả. Cô ta lo lắng nhìn người chồng chưa cưới của mình; Martin nhìn theo và thấy lộ rõ trên nét mặt không cân xứng của anh chàng chỉ có vẻ không tán thưởng, bực bội và khó chịu. Sự việc qua đi; hai người xin phép ra về sớm, và Martin cũng quên ngay chuyện đó, tuy lúc bấy giờ gã rất ngạc nhiên thấy có một người đàn bà dù người ấy thuộc giai cấp công nhân đi nữa - lại không thấy thích thú và sung sướng khi được người ta làm thơ về mình.
Mấy hôm sau, vào một buổi tối, Marian lại đến thăm anh, nhưng lần này đi có một mình. Cô ta không để mất thì giờ, mà đi thẳng ngay vào vấn đề, cô buồn rầu trách gã về việc gã đã làm.
"Sao, Marian?" Gã cự lại. "Em nói như thể em thấy xấu hổ về bà con họ hàng của em, xấu hổ về anh trai của em... "
"Em xấu hổ thật đấy," cô nói tuột ra.
Martin rất bối rối khi thấy những giọt nước mắt tủi hổ của cô em gái. Dù sao chăng nữa, tâm trạng của Marian cũng rất thành thực.
"Nhưng kìa Marian, tại sao Hermann của em lại có thể ghen tuông vì anh làm thơ về em gái anh?"
"Anh ấy không ghen đâu," cô nức nở, "anh ấy bảo rằng làm thế bất lịch sự lắm, tục... tục tĩu lắm."
Martin huýt một tiếng sáo dài, khe khẽ, không tin rồi gã lục ra một bản sao đánh máy bài thơ "Người xem tướng tay." Gã đọc lại rồi đưa cho Marian.
"Anh không thấy có chỗ nào; em hãy đọc đi và chỉ cho anh xem chỗ nào là tục tĩu - em vừa dùng từ đó phải không nhỉ?"
Marian gạt tờ bản thảo ra không cần xem, vẻ căm ghét, trả lời.
"Anh ấy đã nói thế, và hẳn là anh ấy phải biết rõ. Anh ấy bảo rằng anh phải xé bài thơ đó đi. Anh ấy bảo anh ấy không muốn người ta làm thơ về vợ anh ấy để cho thiên hạ ai cũng đọc được. Anh ấy bảo đó là một điều sỉ nhục và anh ấy không chịu để thế đâu."
"Kìa, Marian, thật vô lý quá!" Gã đáp lại, nhưng vội thay đổi ý kiến.
Gã thấy trước mặt gã một người con gái khổ sở, gã biết rằng không thể nào thuyết phục nổi cô ta hoặc chồng cô ta, nên tuy câu chuyện hết sức là vô lý và dơ bẩn, gã cũng đành chịu vậy.
"Thôi được," gã vừa nói vừa xé bản thảo bài thơ ra làm nhiều mảnh và vứt vào sọt rác.
Gã yên chí là bản thảo chính đã nằm yên ở tòa soạn tạp chí New York rồi. Marian và chồng không bao giờ biết được điều đó, và cả gã, cả hai vợ chồng cô ta, cả thiên hạ không ai bị thiệt nếu bài thơ xinh xinh vô thưởng vô phạt ấy được đăng lên.
Marian định chạy lại chỗ sọt rác, nhưng ngừng lại.
"Em cầm về được không?" Cô khẩn khoản.
Gã gật đầu, vẻ suy nghĩ nhìn cô ta nhặt những mảnh giấy xé vụn đút vào túi áo ngoài, - một bằng chứng cụ thể để chứng tỏ cô đã hoàn thành nhiệm vụ. Marian làm cho gã nhớ lại Lizzie Connolly. Tuy cô ta không bừng bừng sôi nổi và diêm dúa như cô gái công nhân mà gã đã được gặp hai lần ấy, nhưng hai người giống nhau trong cách ăn mặc, cách đi đứng. Gã mỉm cười, thầm thích thú vì bỗng dưng tưởng tượng một trong hai cô gái này xuất hiện trong phòng khách nhà bà Morse. Nhưng sự thích thú nhạt dần đi, gã cảm thấy một nỗi cô quạnh mênh mông. Cái cô em gái này của gã và phòng khách nhà bà Morse là những cột mốc trên con đường gã đã đi qua. Và gã đã bỏ chúng lại xa ở đằng sau. Gã trìu mến nhìn xung quanh, nhìn những cuốn sách ít ỏi của gã. Chỉ còn lại những cuốn sách này là bạn thôi.
"Hừ, em hỏi gì anh nhỉ?" Gã giật mình ngạc nhiên hỏi.
Marian nhắc lại câu hỏi.
"Tại sao anh lại không đi làm?"
Gã phá lên cười nhưng hơi gượng gạo: "Chắc anh chàng Hermann của em nói thế với em chứ gì?"
Cô ta lắc đầu.
"Đừng nói dối!" Gã nghiêm giọng.
Cô khẽ gật đầu khẳng định gã đã nói đúng.
"Hừ, cô hãy về bảo với anh chàng Hermann của cô là cứ lo lấy việc của mình đã; rằng tôi làm thơ về người con gái mà anh ấy sắp lấy, anh ấy muốn can thiệp thì được, còn ngoài việc đó ra thì không được nói gì hết. Hiểu chưa?"
"Thế ra cô cũng nghĩ rằng anh không thể thành công trong nghề viết văn được hả?" Gã nói tiếp. "Cô cũng nghĩ rằng anh chẳng làm nên được trò trống gì, càng ngày càng xuống dốc và làm hổ nhục cho gia đình hả?"
"Em nghĩ rằng, anh nên kiếm một việc gì đi làm thì hơn," cô nói, giọng quả quyết, và gã thấy em gái mình rất thành thực. "Anh Hermann nói... "
"Kệ xác cái anh Hermann của cô!" Gã vui vẻ ngắt lời. "Anh chỉ muốn biết khi nào thì hai cô cậu làm lễ cưới. Cô thử hỏi xem anh chàng Hermann của cô có cho phép cô nhận đồ mừng của anh không."
Sau khi Marian ra về, gã ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Đôi lúc gã cười phá lên, chua chát nghĩ tới cô em gái và anh chồng chưa cưới của cô ta, nghĩ tới tất cả những người cùng giai cấp với gã và những người cùng giai cấp với Ruth sống một cuộc sống chật hẹp, nhỏ bé, - họ chỉ là những con cừu sống thành bầy thành đàn, bắt cuộc sống vào khuôn vào nếp, dập theo ý kiến của kẻ khác, không còn là những cá nhân sống một cuộc sống thực chỉ vì những công thức ấu trĩ mà họ đem thân làm nô lệ. Gã tập hợp tất cả những con người đó lại để cho những hình bóng của họ lần lượt diễu qua trước mặt gã: Bernard Higginbotham tay nắm tay với ông Butler, Hermann von Schmidt sát cánh với Charley Hapgood, và từng người một hay những đôi gã đánh giá rồi xua đuổi đi - gã đánh giá họ dựa trên những tiêu chuẩn đạo đức và tri thức mà gã đã học tập được trong sách vở. Gã hỏi mãi mà không tìm thấy câu trả lời: "Nhưng tâm hồn vĩ đại, những người đàn ông, đàn bà vĩ đại ở đâu?" Gã thấy họ không phải là đám người trí thức cẩu thả, thô lỗ, ngớ ngẩn đang trở về kia trong căn phòng chật hẹp của gã theo tiếng gọi của trí tưởng tượng. Gã cảm thấy kinh tởm lũ người này, chẳng khác gì Circe 4 kinh tởm con lợn cái của mụ. Khi gã đã xua đuổi cái hình bóng cuối cùng đi và nghĩ rằng gã chỉ còn lại một mình thì một hình bóng đến muộn bước vào, một hình bóng mà gã không mời, cùng không chờ đợi, Martin chăm chú nhìn và thấy một gã côn đồ trẻ, đầu đội mũ vành cứng, mặc một cái áo ngắn cộc cỡn, ngực áo lót dầy, vừa đi vừa đung đưa đôi vai, gã ấy chính là Martin một thời xa xưa.
"Thì mày cũng như tất cả bọn chúng nó thôi, gã trẻ tuổi kia ơi!" Gã mỉa mai. "Đạo đức của mày, kiến thức của mày thì có khác chi chúng nó. Mày có ý nghĩ, một hành động gì riêng của bản thân mày đâu. Ý kiến của mày, cũng như quần áo của mày, đều là may sẵn, hành động của mày cũng dập khuôn theo sở thích của thiên hạ. Mày cầm đầu bọn côn đồ anh chị, chẳng qua chỉ vì bọn chúng tâng bốc mày. Mày gây gổ đánh nhau và đứng đầu bọn chúng không phải là vì mày thích, mày biết là mày thực sự khinh ghét cái việc đó là đằng khác. Nhưng chính vì chúng nó vỗ về mày. Mày đánh gục thằng Mặt-pho-mát vì mày không muốn nhượng bộ đầu hàng; mà mày không muốn nhượng đầu hàng một phần vì mày là một thằng cục súc đến cực độ, còn thì vì mày cũng tin như tất cả những đứa khác quanh mày tin rằng sự đánh giá một thằng người là căn cứ vào cái thói dã man hung bạo đầy thú tính trong việc cấu xé, đánh đập, gây tổn thương cho kẻ đồng loại. Chứ sao, đồ chó đểu, mày phỗng tay trên nhân tình của những thằng khác, không phải vì mày thích gì những đứa con gái ấy đâu, nhưng vì chính trong xương tủy những thằng chúng mày, đạo đức là theo bản năng con ngựa giống hung dữ hay con cua biển đực. Hừ, năm tháng đã trôi qua rồi, bây giờ thì mày nghĩ gì về cái đó."
Như để trả lời, hình bóng ấy biến dạng rất nhanh. Cái mũ vành cứng và cái cổ áo cộc cỡn biến đi, thay thế vào đó là một bộ quần áo nhã nhặn hơn. Nét mặt không còn gân guốc nữa, đôi mắt không còn dữ tợn nữa và khuôn mặt đã được gột sạch vết nhơ, đẹp lên, ánh lên từ cuộc sống bên trong cảm thông với cái đẹp và tri thức. Càng nhìn gã càng thấy hình bóng ấy đúng là bản thân gã hiện tại. Gã nhận ra cái đèn làm việc đang tỏa ánh sáng và quyển sách mà cái bóng ấy đang cúi xuống. Gã liếc nhìn nhan đề sách: "Khoa học của thẩm mỹ." Rồi gã nhập mình vào cái bóng đó, sửa lại bấc đèn và đọc tiếp.
Chú thích:
1. Robert Louis Stevenson (1850-1899), nhà văn Anh, tác giả cuốn "Đảo giấu vàng".
2. Matthew Arnold (1822-1888), một nhà thơ kiêm phê bình Anh.
3. René Descartes (1596-1650) - một triết gia Pháp.
4. Nữ phù thủy trong thần thoại Hy Lạp. Mụ đã hóa phép làm cho tất cả những người đồng hành với Ulysses biến thành lợn cái.
Gã thúc mãi mới moi được của lão chủ bút ở Boston hai đô la cho bài xonê về Stevenson 1. Lão này làm báo với cái thị hiếu kiểu Matthew Arnold 2 và một cái bị đầy truyện giật gân rẻ tiền. "Nàng tiên và viên ngọc," một bài thơ trào phúng sắc sảo dài hai trăm câu, vừa mới hoàn thành, vừa mới ra khỏi óc gã, còn nóng hổi, được lão chủ bút của một tờ tạp chí ở San Francisco rất thích. Tạp chí này xuất bản để bảo vệ quyền lợi ột Công ty đường sắt lớn. Khi nhận được thư của lão ta đề nghị sẽ thanh toán tiền nhuận bút bằng vé đi xe lửa, gã viết thư hỏi vé có chuyển cho người khác dùng được không. Vì không chuyển được, và vì không đem bán rao được, gã đòi lại bài thơ. Bài thơ được gửi trả lại kèm theo một bức thư của lão chủ bút tỏ ý rất tiếc. Martin lại gửi đi San Francisco, lần này cho tờ "Con ong," một tờ nguyệt san vào loại huênh hoang đã có một thời tiếng tăm lừng lẫy nhờ cái anh nhà báo tài ba sáng lập ra nó. Nhưng tiếng tăm của tờ "Con ong" cũng đã mờ đi từ lâu trước khi Martin ra đời. Lão chủ bút hứa sẽ trả cho Martin mười lăm đô la về bài thơ, nhưng khi đã đăng rồi thì hình như lão ta quên khuấy đi mất. Nhiều thư của gã bị lờ đi. Gã tống thêm một bức nữa, lời lẽ thậm tệ. Lần này thì gã nhận được thư trả lời. Nhưng đó là của một tay chủ bút mới; hắn rất lạnh lùng báo cho Martin biết là hắn không chịu trách nhiệm gì về sự sai lầm của lão chủ bút trước, và theo ý hắn thì bài thơ "Nàng tiên và viên ngọc" không có giá trị gì lắm.
Nhưng tàn ác nhất là cách đối xử của tờ "Quả địa cầu," một tạp chí ở Chicago. Martin đã cố giữ lại tập "Những bài ca về biển" cho đến tận khi túng đói quá không dừng được, gã mới gửi đi. Sau khi bị hàng chục tờ tạp chí quăng đi trả lại, nó mới nằm yên ở tòa soạn tờ "Quả địa cầu." Tập thơ gần ba mươi bài, và gã sẽ được trả mỗi bài một đô la. Tháng đầu, bốn bài được đăng, và ngay sau đó gã nhận được một tấm ngân phiếu bốn đô la. Nhưng khi xem đến tờ báo, gã hết sức kinh ngạc vì thấy những bài thơ bị cắt xén một cách tàn bạo. Một vài bài bị đổi cả nhan đề, thí dụ bài "Hết" bị đổi là "Kết thúc." "Bài ca của tảng đá ngầm ngoài khơi" bị đổi là "Bài ca của đá san hô." Có một trường hợp nhan đề bị thay đổi hoàn toàn bằng một cái tên khác không thích hợp gì. Bài thơ nhan đề là "Ánh sáng của Medusa," lão chủ bút khi đưa in đã chữa là "Con đường phía sau." Nhưng sự cắt xén chính những bài thơ mới thật là kinh khủng. Martin rên lên, mồ hôi toát ra, gã vò đầu bứt tóc. Nhiều câu, nhiều dòng, nhiều đoạn bị cắt xén, thay đổi hay sắp xếp lại một cách hết sức kỳ quái không thể nào hiểu nổi. Có những dòng, những đoạn của gã bị thay hoàn toàn. Gã không thể tin được rằng một người chủ bút có lương tri lại có thể có một cách xử sự tàn ác như thế; và giả thiết mà gã cho là đúng đắn nhất là tập thơ của gã đã bị thằng bé chạy giấy của tòa soạn hoặc thằng cha ghi tốc ký sửa chữa làm sai lạc đi. Lập tức, gã viết thư cho tòa soạn yêu cầu không được tiếp tục đăng nữa và gửi trả lại gã tập thơ ngay. Hết thư này đến thư khác, hết van nài, cầu khẩn lại đe dọa, thư gã vẫn bị lờ đi. Tháng này qua tháng khác, việc cắt xén tàn bạo ấy vẫn cứ tiếp tục cho đến khi ba mươi bài thơ được đăng hết, và tháng tháng gã vẫn cứ nhận được một tấm ngân phiếu trả tiền những bài thơ đăng trong số báo tháng ấy.
Mặc dù gặp phải những điều không may ấy, nhớ lại tấm ngân phiếu bốn mươi đô la của tờ "Con chuột bạch," gã vẫn vững lòng tin, tuy càng ngày gã càng bắt buộc phải viết những bài lặt vặt nhiều hơn. Gã khám phá thấy một nơi có thể kiếm ăn được, đó là những tờ tuần san nông nghiệp và những báo thương nghiệp; còn trông mong vào những tờ báo tôn giáo thì gã thấy có thể dễ dàng bị chết đói lắm. Trong lúc gặp vận bĩ nhất, - bộ quần áo đen của gã vẫn còn ở hiệu cầm đồ - gã lại đạt được một thành công lớn (đối với gã dường như là vậy) trong một kỳ thi có giải thưởng do Quận ủy Đảng Cộng hòa tổ chức. Có ba thể loại, gã tham dự cả ba, tự mình lại chua chát cười mình bị dồn vào cái thế túng quẫn phải xoay mà sống. Bài thơ của gã được giải nhất mười đô la, bài hát cổ động cho cuộc tổng tuyển cử được giải nhì năm đô la, và bài tiểu luận về tôn chỉ của Đảng Cộng hòa được giải nhất hai mươi nhăm đô la. Số tiền đó cũng là một điều vui vui đối với gã, khi nào gã nhận được. Nhưng trong Quận ủy Đảng Cộng hòa có điều trục trặc gì đó; tuy trong đám ủy viên có một ông chủ nhà băng kếch xù và một ông thượng nghị sĩ, nhưng tiền thì vẫn không thấy gửi trả. Trong khi việc đó cứ trì chậm như vậy, gã lại tỏ ra rất am hiểu tôn chỉ của Đảng Dân chủ vì gã lại trúng giải nhất trong một cuộc thi tương tự. Hơn nữa, lần này gã nhận được tiền, hai mươi nhăm đô la. Nhưng còn bốn mươi đô la của cuộc thi trước thì biệt tăm hơi.
Vì cần phải đi thăm Ruth, và thấy con đường từ khu Bắc Oakland đến nhà nàng xa quá, mỗi lần đi đi về về mất rất nhiều thì giờ, gã đành để lại bộ quần áo đen ở hiệu cầm đồ thay thế cho chiếc xe đạp. Đi xe đạp vừa là một cách tập thể dục, vừa tiết kiệm được nhiều thời gian để làm việc, mà cũng vừa cho phép gã được gặp Ruth như thường. Một cái quần bằng vải len mỏng bó ống, một cái áo nỉ cũ mặc vào đi xe đạp trông cũng dễ coi chán, và thế cũng có thể cùng đi chơi với Ruth vào những buổi chiều được rồi. Vả lại, dạo này gã không còn có nhiều dịp gặp gỡ ở ngay nhà nàng. Bà Morse đang tích cực tiến hành kế hoạch tiếp tân của mình. Những người hào hoa phong nhã gã thường gặp ở đó và cách đây không lâu gã hằng ngưỡng mộ thì bây giờ đã làm cho gã phát ngấy lên. Họ không còn là những người hào hoa phong nhã nữa. Gã trở nên cáu kỉnh, bẳn gắt, một là vì cuộc sống khó khăn quá, làm việc nhiều quá, lại gặp toàn chuyện thất vọng và cũng là vì chuyện trò của những người như vậy, làm cho gã phát điên lên. Không phải là gã tự thị một cách quá đáng. Đem so sánh với trí óc của những nhà tư tưởng gã được đọc trong sách, gã thấy trí óc họ chật hẹp quá. Ở nhà Ruth quả thật gã chưa hề gặp một người nào có trí óc rộng rãi, chỉ trừ giáo sư Caldwell, mà giáo sư Caldwell thì gã lại chỉ được gặp ở đó có một lần. Còn tất cả bọn kia đều chỉ là một lũ ngớ ngẩn, ngốc nghếch, nông cạn, giáo điều và ngu xuẩn. Chính sự ngu xuẩn đó đã làm cho gã ngạc nhiên. Không biết họ học hành gì? Không biết họ đem dùng vốn liếng học vấn của họ vào đâu? Họ cũng đọc những sách mà gã được đọc. Tại sao họ không rút ra được một cái gì từ những cuốn sách đó?
Gã biết rằng ở trên đời này có những bộ óc vĩ đại, có những nhà tư tưởng sâu sắc, vững vàng. Gã đã thấy những người ấy trong sách, những cuốn sách đã giúp gã có một nền học vấn vượt xa cái tiêu chuẩn của nhà Morse này. Và gã biết rằng có thể tìm thấy được ở trên đời này những nhà trí thức cao hơn cái bọn ở nhà Morse. Gã đã đọc những cuốn tiểu thuyết xã hội Anh, ở đó gã đã thấy những người đàn ông, đàn bà nói chuyện chính trị và triết học. Gã đã đọc thấy ở những thành phố lớn, ngay cả ở nước Mỹ này, có những phòng khách là nơi tụ hội của nghệ thuật và trí tuệ. Trước đây, gã đã quan niệm một cách ngớ ngẩn rằng tất cả những người ăn mặc sang trọng thuộc tầng lớp trên giai cấp công nhân đều là những người có khả năng trí tuệ và hiểu được cái đẹp. Gã đã cho rằng văn hóa và đô la luôn luôn đi đôi với nhau, gã đã bị đánh lừa để tin rằng đi học ở trường đại học và tài cao học rộng chỉ là một.
Được, gã quyết phấn đấu để đi xa hơn, lên cao hơn. Và gã sẽ mang Ruth đi với gã. Gã yêu nàng tha thiết và gã tin rằng ở bất cứ đâu Ruth cũng sáng ngời. Gã thấy rất rõ là đã bị hạn chế nhiều trong môi trường sống ban đầu của mình, và vì thế, bây giờ gã cũng thấy nàng bị hạn chế như vậy. Nàng không có cơ hội để mở rộng tầm nhìn. Những cuốn sách trên giá sách của cha nàng, những bức tranh trên tường, bản nhạc trên chiếc dương cầm - tất cả chỉ có giá trị phô trương giả tạo. Đối với văn chương thực, hội họa thực, âm nhạc thực, gia đình nhà Morse và tất cả những người cùng loại đều là những người chết. Và lớn hơn tất cả những cái đó là cuộc sống thì họ lại càng mù mịt, tối tăm, ngu xuẩn một cách tuyệt vọng. Mặc dù có khuynh hướng duy nhất thần giáo, mặc dù đeo những mặt nạ tư tưởng rộng rãi một cách bảo thủ, họ vẫn lạc hậu đến hai thế hệ đối với nền khoa học diễn giải. Quá trình tiến triển của trí óc họ còn mang tính chất trung cổ, trong khi cách suy nghĩ của họ về những sự kiện mới nhất của cuộc sống và vũ trụ đối với gã, cũng chỉ là theo phương pháp siêu hình, nó trẻ như một chủng tộc trẻ nhất, và giá như loài người ăn lông ở lỗ, và còn già hơn - cũng một cái phương pháp đã làm ọi người vượn Pleistocene sợ bóng tối, đã làm cho tên Do Thái hấp tấp man rợ đầu tiên hóa thân cho Eva thành người từ cái xương sườn của Adam, đã làm cho Descartes 3 dựng lên cả một vũ trụ quan duy tâm phản ánh đúng cái tôi nhỏ bé của ông ta, đã làm cho cái ông thầy tu người Anh nổi tiếng lên án thuyết tiến hóa luận với một thái độ hết sức mỉa mai cay độc, được thiên hạ tức khắc hoan nghênh ầm ĩ, và đã để lại trong trang sử của nhân loại một cái tên nhơ bẩn mà mọi người đời ai cũng biết.
Như vậy, Martin suy nghĩ và cứ suy nghĩ mãi cho đến khi thấy lóe lên trước mắt gã, sự khác nhau giữa những ông luật sư, những công chức, những nhà kinh doanh, những ông thủ quỹ, ngân hàng mà gã đã được gặp với những người trong giai cấp công nhân mà gã được biết chỉ là sự khác nhau ở thức ăn của họ ăn, quần áo họ mặc và những người lân bang hàng xóm họ cùng chung sống. Chắc chắn là tất cả bọn họ đều thiếu một cái gì khác mà gã thấy có ở trong gã và trong sách. Gia đình nhà Morse đã cho gã thấy tất cả những cái đẹp đẽ nhất mà địa vị xã hội của họ có thể tạo ra được, nhưng những cái đó không gây cho gã một ấn tượng gì. Tuy gã chỉ là một kẻ nghèo nàn, một kẻ nô lệ của bọn cho vay lãi, nhưng gã tự thấy còn hơn những người gã thường gặp ở nhà Morse này. Và khi nào bộ quần áo sang trọng duy nhất của gã được chuộc về thì gã lại đi trong đám người ấy như một ông hoàng cũng run lên với ý nghĩ mình bị sỉ nhục, giống như cảm nghĩ của một ông hoàng bị buộc tội phải cùng chung sống với bọn chăn dê.
"Ông căm ghét và sợ những người theo chủ nghĩa xã hội," gã nhận xét nói với ông Morse vào một buổi tối, lúc bữa ăn. "Nhưng tại sao thế? Ông không biết gì về họ mà cũng không biết học thuyết của họ cơ mà?"
Chính bà Morse đã đưa câu chuyện đến chỗ đó, vì bà đã ca ngợi Hapgood một cách quá đáng nghe phát tức. Martin rất ghét anh chàng thủ quỹ ngân hàng này và khi nào có chuyện gì dính đến cái anh chàng nói năng tầm thường ấy là gã dễ nổi nóng.
"Vâng," gã nói. "Ông Charley Hapgood thuộc vào cái loại mà người ta thường gọi là người trẻ tuổi đang lên - có người đã nói với tôi như vậy. Kể ra cũng đúng. Rồi đây trước khi hết đời, ông ấy sẽ xoay sở nhảy lên cái ghế thống đốc, và biết đâu có thể sẽ nhảy vào thượng nghị viện nước Mỹ này không chừng."
"Cái gì đã làm cho ông nghĩ như vậy?" Bà Morse hỏi.
"Tôi đã được nghe ông ấy diễn thuyết trong một cuộc tranh cử. Nó ngớ ngẩn một cách kỳ lạ và không có một chút độc đáo, ấy thế nhưng vẫn có sức thuyết phục, khiến các ngài lãnh tụ không thể nào coi ông ta là người chắc chắn đáng tin cậy; còn những cái tầm thường thấp kém của ông ta thì cũng y như những cái tầm thường thấp kém của một cử tri bình thường... Ồ phải, bà biết đấy, đem thêu hoa dệt gấm những ý nghĩ riêng của một người nào rồi trình bày lại cho người đó hay cũng là một cách nịnh khéo đấy."
"Quả thật em nghĩ rằng anh đã ghen tức với ông Hapgood," Ruth nói len vào.
"Trời ơi!"
Vẻ kinh hoàng trên nét mặt Martin lại càng làm cho bà Morse có thái độ khiêu khích. Bà lạnh lùng nói:
"Chắc ông không có ý nói ông Hapgood là một người ngớ ngẩn chứ gì?"
"Không hơn gì một đảng viên Cộng hòa bình thường," gã đáp lại, "hay một đảng viên Dân chủ bình thường - thì cũng thế. Khi nào các ông ấy không khôn ngoan thì các ông ấy rất ngớ ngẩn, và trong số họ rất ít ông khôn ngoan. Đảng viên Cộng hòa mà không ngoan thì chỉ có những ngài triệu phú và bọn tay sai có ý thức của các ngài ấy. Họ biết đứng về phía nào thì kiếm chác được và biết rõ tại sao."
"Tôi là một đảng viên Cộng hòa," ông Morse nói len vào một cách nhẹ nhàng. "Thế ông liệt tôi vào loại nào nhỉ?"
"Ồ, ông là một tay sai không có ý thức."
"Tay sai?"
"Vâng, đúng. Ông làm việc cho tập đoàn của ông. Ông không thuộc giai cấp công nhân, ông không làm những việc có tội. Ông không trông mong vào những anh chàng đánh vợ hoặc những kẻ ăn cắp vặt để có tiền thu nhập. Ông sống nhờ vào bọn thống trị xã hội, và bất cứ kẻ nào nuôi sống một người thì kẻ ấy là ông chủ của người ấy. Vâng, đúng, ông là một người làm tay sai. Ông quan tâm tới việc tăng tiến những quyền lợi của những tập đoàn tư bản mà ông phục vụ."
Mặt ông Morse hơi đỏ lên một chút.
"Quả thật, thưa ông, lối nói của ông không khác gì một thằng xã hội đểu cáng."
Đúng lúc này là lúc Martin đưa ra nhận xét.
"Ông ghét và sợ những người theo chủ nghĩa xã hội lắm, nhưng tại sao nhỉ? Ông không biết gì về họ mà cũng chẳng biết gì về những học thuyết của họ."
"Thuyết của ông nghe thật đúng là chủ nghĩa xã hội," ông Morse trả lời, trong khi Ruth lo lắng nhìn hết người nọ đến người kia; còn bà Morse thì mặt rạng rỡ, vẻ khoái chí vì đã có cơ hội khích ông hoàng của con gái nói lên quan điểm chống đối của mình.
"Tôi nói những đảng viên Cộng hòa là ngớ ngẩn và cho rằng Tự do, Bình đẳng, Bác ái đều là những bong bóng xà-phòng vỡ tan tành, thì không phải vì thế mà tôi thành một người xã hội." Gã mỉm cười, trả lời. "Vì tôi chất vấn Jefferson và mấy người Pháp dốt nát đã có ảnh hưởng lớn đến quan điểm của ông ta thì cũng không phải vì thế mà tôi thành một người theo chủ nghĩa xã hội đâu. Thưa ông Morse, xin ông tin cho, ông còn gần chủ nghĩa xã hội hơn tôi nhiều, tôi một kẻ đã tự nhận là kẻ thù của chủ nghĩa ấy."
"Ý ông muốn pha trò chắc?" Ông Morse không còn biết nói thế nào hơn.
"Thưa không, tôi không pha trò một chút nào. Tôi nói rất nghiêm túc. Ông vẫn cứ tin ở bình đẳng, ấy thế nhưng ông lại làm công việc của những tập đoàn, mà các tập đoàn thì ngày này qua ngày khác chăm chú làm công việc chôn vùi bình đẳng xuống đất đen. Ông cho tôi là người xã hội chỉ vì tôi phủ nhận bình đẳng, và chỉ vì tôi nói rõ cái lẽ sống của ông. Những người Cộng hòa là những kẻ thù của bình đẳng, tuy mồm thì vẫn hò hét khẩu hiệu bình đẳng nhưng thực ra hầu hết bọn họ đang chống lại nó. Lấy danh nghĩa bình đẳng, họ tiêu diệt bình đẳng. Vì thế tôi mới gọi họ là đồ ngớ ngẩn. Còn tôi, tôi theo chủ nghĩa cá nhân. Tôi tin rằng trong một cuộc thi, ai chạy nhanh người ấy được và trong chiến đấu phần thắng thuộc về kẻ mạnh. Đó là bài học tôi đã rút ra được trong môn sinh vật học, hay ít nhất, tôi nghĩ rằng tôi đã học được như vậy. Như tôi đã nói, tôi là một kẻ theo chủ nghĩa cá nhân, mà chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù muôn đời muôn kiếp của chủ nghĩa xã hội."
"Nhưng ông thường dự những buổi hội họp của những người xã hội." Ông Morse nói, vẻ thách thức.
"Nhất định rồi, cũng như những người tình báo thường phải ra vào doanh trại của đối phương luôn. Không làm thế thì làm sao mà biết được kẻ địch? Hơn nữa, tôi rất thích thú được dự những buổi họp của họ. Họ là những chiến sĩ giỏi, và dù phải hay trái họ cũng đã đọc nhiều sách. Bất cứ người nào trong bọn họ đều hiểu xã hội học và tất cả các thứ học thuyết khác hơn bất cứ ông chủ xí nghiệp bình thường nào. Vâng, tôi đã dự những buổi hội họp của họ dăm bẩy lần, nhưng cái đó không thể làm cho tôi trở thành một người theo chủ nghĩa xã hội được, cũng như nghe ông Charley Hapgood diễn thuyết chẳng làm cho tôi trở thành một người Cộng hòa được."
"Tất nhiên," ông Morse nói, giọng đã dịu đi. "Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng ông có khuynh hướng như vậy."
Trời ơi, gã nghĩ thầm, ông ta không hiểu mình đang nói gì. Ông ta không hiểu một tí gì cả. Không hiểu ông ta dùng cái vốn học thức của ông ta để làm gì?
Như thế đó, trí óc gã càng phát triển, gã càng thấy mình mặt đối mặt với cái đạo đức kinh tế hay là cái đạo đức giai cấp, và chẳng bao lâu đối với gã nó trở thành một con quái vật kinh tởm. Bản thân gã là một nhà đạo đức có lý trí, và gã thấy cái lối phô trương tầm thường còn không khó chịu bằng cái đạo đức của những người xung quanh; đó là mớ hỗn độn đủ tiền tài, siêu hình, tình cảm sướt mướt và thói bắt chước lẫn nhau.
Một trong những cái mớ kỳ quái ấy, gã thấy ở gần, ngay trong gia đình gã. Em gái gã, Marian thường đi lại với một anh chàng thợ máy người Đức, trẻ tuổi, cần cù. Sau khi đã học thạo nghề, anh ta bỏ vốn ra mở một cửa hiệu sửa chữa xe đạp. Sau đó lại đứng làm đại lý ột hãng xe loại thường, anh ta làm ăn phát đạt. Cách đây ít bữa, Marian đến tận chỗ Martin để báo cho anh trai biết hai người đã chính thức đính ước với nhau. Hôm ấy cô vui vẻ xem tướng tay cho gã. Lần sau, cô dẫn cả Hermann von Schmidt theo. Martin đón tiếp rất trang trọng và chúc mừng hai người, nhưng lời nói của gã dễ dàng quá, lịch sự quá khiến người yêu của cô em gái vốn là người đầu óc quê kệch cảm thấy khó chịu lắm. Cảm tưởng xấu ấy lại càng tăng lên khi Martin đọc to mấy đoạn thơ gã làm để ghi nhớ ngày Marian đến thăm gã lần trước. Đó là một vài thơ vui, nhẹ nhàng, tế nhị mà gã đặt tên là "Người xem tướng tay." Nhưng khi đọc xong, gã rất ngạc nhiên thấy trên nét mặt Marian không có ý gì là vui vẻ cả. Cô ta lo lắng nhìn người chồng chưa cưới của mình; Martin nhìn theo và thấy lộ rõ trên nét mặt không cân xứng của anh chàng chỉ có vẻ không tán thưởng, bực bội và khó chịu. Sự việc qua đi; hai người xin phép ra về sớm, và Martin cũng quên ngay chuyện đó, tuy lúc bấy giờ gã rất ngạc nhiên thấy có một người đàn bà dù người ấy thuộc giai cấp công nhân đi nữa - lại không thấy thích thú và sung sướng khi được người ta làm thơ về mình.
Mấy hôm sau, vào một buổi tối, Marian lại đến thăm anh, nhưng lần này đi có một mình. Cô ta không để mất thì giờ, mà đi thẳng ngay vào vấn đề, cô buồn rầu trách gã về việc gã đã làm.
"Sao, Marian?" Gã cự lại. "Em nói như thể em thấy xấu hổ về bà con họ hàng của em, xấu hổ về anh trai của em... "
"Em xấu hổ thật đấy," cô nói tuột ra.
Martin rất bối rối khi thấy những giọt nước mắt tủi hổ của cô em gái. Dù sao chăng nữa, tâm trạng của Marian cũng rất thành thực.
"Nhưng kìa Marian, tại sao Hermann của em lại có thể ghen tuông vì anh làm thơ về em gái anh?"
"Anh ấy không ghen đâu," cô nức nở, "anh ấy bảo rằng làm thế bất lịch sự lắm, tục... tục tĩu lắm."
Martin huýt một tiếng sáo dài, khe khẽ, không tin rồi gã lục ra một bản sao đánh máy bài thơ "Người xem tướng tay." Gã đọc lại rồi đưa cho Marian.
"Anh không thấy có chỗ nào; em hãy đọc đi và chỉ cho anh xem chỗ nào là tục tĩu - em vừa dùng từ đó phải không nhỉ?"
Marian gạt tờ bản thảo ra không cần xem, vẻ căm ghét, trả lời.
"Anh ấy đã nói thế, và hẳn là anh ấy phải biết rõ. Anh ấy bảo rằng anh phải xé bài thơ đó đi. Anh ấy bảo anh ấy không muốn người ta làm thơ về vợ anh ấy để cho thiên hạ ai cũng đọc được. Anh ấy bảo đó là một điều sỉ nhục và anh ấy không chịu để thế đâu."
"Kìa, Marian, thật vô lý quá!" Gã đáp lại, nhưng vội thay đổi ý kiến.
Gã thấy trước mặt gã một người con gái khổ sở, gã biết rằng không thể nào thuyết phục nổi cô ta hoặc chồng cô ta, nên tuy câu chuyện hết sức là vô lý và dơ bẩn, gã cũng đành chịu vậy.
"Thôi được," gã vừa nói vừa xé bản thảo bài thơ ra làm nhiều mảnh và vứt vào sọt rác.
Gã yên chí là bản thảo chính đã nằm yên ở tòa soạn tạp chí New York rồi. Marian và chồng không bao giờ biết được điều đó, và cả gã, cả hai vợ chồng cô ta, cả thiên hạ không ai bị thiệt nếu bài thơ xinh xinh vô thưởng vô phạt ấy được đăng lên.
Marian định chạy lại chỗ sọt rác, nhưng ngừng lại.
"Em cầm về được không?" Cô khẩn khoản.
Gã gật đầu, vẻ suy nghĩ nhìn cô ta nhặt những mảnh giấy xé vụn đút vào túi áo ngoài, - một bằng chứng cụ thể để chứng tỏ cô đã hoàn thành nhiệm vụ. Marian làm cho gã nhớ lại Lizzie Connolly. Tuy cô ta không bừng bừng sôi nổi và diêm dúa như cô gái công nhân mà gã đã được gặp hai lần ấy, nhưng hai người giống nhau trong cách ăn mặc, cách đi đứng. Gã mỉm cười, thầm thích thú vì bỗng dưng tưởng tượng một trong hai cô gái này xuất hiện trong phòng khách nhà bà Morse. Nhưng sự thích thú nhạt dần đi, gã cảm thấy một nỗi cô quạnh mênh mông. Cái cô em gái này của gã và phòng khách nhà bà Morse là những cột mốc trên con đường gã đã đi qua. Và gã đã bỏ chúng lại xa ở đằng sau. Gã trìu mến nhìn xung quanh, nhìn những cuốn sách ít ỏi của gã. Chỉ còn lại những cuốn sách này là bạn thôi.
"Hừ, em hỏi gì anh nhỉ?" Gã giật mình ngạc nhiên hỏi.
Marian nhắc lại câu hỏi.
"Tại sao anh lại không đi làm?"
Gã phá lên cười nhưng hơi gượng gạo: "Chắc anh chàng Hermann của em nói thế với em chứ gì?"
Cô ta lắc đầu.
"Đừng nói dối!" Gã nghiêm giọng.
Cô khẽ gật đầu khẳng định gã đã nói đúng.
"Hừ, cô hãy về bảo với anh chàng Hermann của cô là cứ lo lấy việc của mình đã; rằng tôi làm thơ về người con gái mà anh ấy sắp lấy, anh ấy muốn can thiệp thì được, còn ngoài việc đó ra thì không được nói gì hết. Hiểu chưa?"
"Thế ra cô cũng nghĩ rằng anh không thể thành công trong nghề viết văn được hả?" Gã nói tiếp. "Cô cũng nghĩ rằng anh chẳng làm nên được trò trống gì, càng ngày càng xuống dốc và làm hổ nhục cho gia đình hả?"
"Em nghĩ rằng, anh nên kiếm một việc gì đi làm thì hơn," cô nói, giọng quả quyết, và gã thấy em gái mình rất thành thực. "Anh Hermann nói... "
"Kệ xác cái anh Hermann của cô!" Gã vui vẻ ngắt lời. "Anh chỉ muốn biết khi nào thì hai cô cậu làm lễ cưới. Cô thử hỏi xem anh chàng Hermann của cô có cho phép cô nhận đồ mừng của anh không."
Sau khi Marian ra về, gã ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Đôi lúc gã cười phá lên, chua chát nghĩ tới cô em gái và anh chồng chưa cưới của cô ta, nghĩ tới tất cả những người cùng giai cấp với gã và những người cùng giai cấp với Ruth sống một cuộc sống chật hẹp, nhỏ bé, - họ chỉ là những con cừu sống thành bầy thành đàn, bắt cuộc sống vào khuôn vào nếp, dập theo ý kiến của kẻ khác, không còn là những cá nhân sống một cuộc sống thực chỉ vì những công thức ấu trĩ mà họ đem thân làm nô lệ. Gã tập hợp tất cả những con người đó lại để cho những hình bóng của họ lần lượt diễu qua trước mặt gã: Bernard Higginbotham tay nắm tay với ông Butler, Hermann von Schmidt sát cánh với Charley Hapgood, và từng người một hay những đôi gã đánh giá rồi xua đuổi đi - gã đánh giá họ dựa trên những tiêu chuẩn đạo đức và tri thức mà gã đã học tập được trong sách vở. Gã hỏi mãi mà không tìm thấy câu trả lời: "Nhưng tâm hồn vĩ đại, những người đàn ông, đàn bà vĩ đại ở đâu?" Gã thấy họ không phải là đám người trí thức cẩu thả, thô lỗ, ngớ ngẩn đang trở về kia trong căn phòng chật hẹp của gã theo tiếng gọi của trí tưởng tượng. Gã cảm thấy kinh tởm lũ người này, chẳng khác gì Circe 4 kinh tởm con lợn cái của mụ. Khi gã đã xua đuổi cái hình bóng cuối cùng đi và nghĩ rằng gã chỉ còn lại một mình thì một hình bóng đến muộn bước vào, một hình bóng mà gã không mời, cùng không chờ đợi, Martin chăm chú nhìn và thấy một gã côn đồ trẻ, đầu đội mũ vành cứng, mặc một cái áo ngắn cộc cỡn, ngực áo lót dầy, vừa đi vừa đung đưa đôi vai, gã ấy chính là Martin một thời xa xưa.
"Thì mày cũng như tất cả bọn chúng nó thôi, gã trẻ tuổi kia ơi!" Gã mỉa mai. "Đạo đức của mày, kiến thức của mày thì có khác chi chúng nó. Mày có ý nghĩ, một hành động gì riêng của bản thân mày đâu. Ý kiến của mày, cũng như quần áo của mày, đều là may sẵn, hành động của mày cũng dập khuôn theo sở thích của thiên hạ. Mày cầm đầu bọn côn đồ anh chị, chẳng qua chỉ vì bọn chúng tâng bốc mày. Mày gây gổ đánh nhau và đứng đầu bọn chúng không phải là vì mày thích, mày biết là mày thực sự khinh ghét cái việc đó là đằng khác. Nhưng chính vì chúng nó vỗ về mày. Mày đánh gục thằng Mặt-pho-mát vì mày không muốn nhượng bộ đầu hàng; mà mày không muốn nhượng đầu hàng một phần vì mày là một thằng cục súc đến cực độ, còn thì vì mày cũng tin như tất cả những đứa khác quanh mày tin rằng sự đánh giá một thằng người là căn cứ vào cái thói dã man hung bạo đầy thú tính trong việc cấu xé, đánh đập, gây tổn thương cho kẻ đồng loại. Chứ sao, đồ chó đểu, mày phỗng tay trên nhân tình của những thằng khác, không phải vì mày thích gì những đứa con gái ấy đâu, nhưng vì chính trong xương tủy những thằng chúng mày, đạo đức là theo bản năng con ngựa giống hung dữ hay con cua biển đực. Hừ, năm tháng đã trôi qua rồi, bây giờ thì mày nghĩ gì về cái đó."
Như để trả lời, hình bóng ấy biến dạng rất nhanh. Cái mũ vành cứng và cái cổ áo cộc cỡn biến đi, thay thế vào đó là một bộ quần áo nhã nhặn hơn. Nét mặt không còn gân guốc nữa, đôi mắt không còn dữ tợn nữa và khuôn mặt đã được gột sạch vết nhơ, đẹp lên, ánh lên từ cuộc sống bên trong cảm thông với cái đẹp và tri thức. Càng nhìn gã càng thấy hình bóng ấy đúng là bản thân gã hiện tại. Gã nhận ra cái đèn làm việc đang tỏa ánh sáng và quyển sách mà cái bóng ấy đang cúi xuống. Gã liếc nhìn nhan đề sách: "Khoa học của thẩm mỹ." Rồi gã nhập mình vào cái bóng đó, sửa lại bấc đèn và đọc tiếp.
Chú thích:
1. Robert Louis Stevenson (1850-1899), nhà văn Anh, tác giả cuốn "Đảo giấu vàng".
2. Matthew Arnold (1822-1888), một nhà thơ kiêm phê bình Anh.
3. René Descartes (1596-1650) - một triết gia Pháp.
4. Nữ phù thủy trong thần thoại Hy Lạp. Mụ đã hóa phép làm cho tất cả những người đồng hành với Ulysses biến thành lợn cái.