Chương : 25
Maria Silva nghèo, và mọi cảnh nghèo khổ chị đều đã rõ. Còn nghèo khổ đối với nàng Ruth chỉ là một danh từ có nghĩa là một hoàn cảnh sống không đẹp. Đó là toàn bộ sự hiểu biết của nàng về vấn đề này. Nàng biết Martin nghèo và trong trí óc mình nàng liên hệ hoàn cảnh sống của gã với thời thơ ấu của Abraham Lincoln, của ông Butler và của những người đàn ông khác đã thành đạt. Hơn nữa, trong khi quan niệm rằng nghèo khổ chỉ là một cái thú vị, nàng có một cảm giác thoải mái tiểu tư sản, nghèo khổ là trong sạch, là một cái đinh nhọn thúc đẩy những con người không sa đọa, những con người phải làm việc khổ cực một cách tuyệt vọng đi tới thành công. Vì thế, biết Martin nghèo đến nỗi phải đem cầm cả đồng hồ, cả áo ngoài, nàng cũng không bận tâm. Nàng còn cho rằng đó là khía cạnh đầy hy vọng của hoàn cảnh, nàng tin rằng chẳng sớm thì muộn điều đó cũng làm cho gã thức tỉnh, buộc gã phải bỏ cái trò viết lách đi.
Ruth không hề đọc thấy cái đói trên gương mặt Martin, gương mặt đó giờ đây gầy gò, hai hốc má sâu thêm. Trái lại, nàng lấy làm hài lòng khi nhận thấy những nét thay đổi trên khuôn mặt đó. Hình như nó làm cho gã thanh tú hơn, làm mất đi cả cái khối thịt vô dụng, cái sức mạnh quá cục súc vừa quyến rũ nàng vừa làm cho nàng khinh ghét. Đôi khi ở bên gã nàng nhận thấy một tia sáng khác thường trong cặp mắt gã, nàng rất thán phục vì nó làm cho gã giống một nhà thơ, một học giả hơn - điều mà gã muốn có, điều mà nàng muốn cho gã có. Nhưng Maria Silva thì lại nhìn thấy chuyện khác trong đôi má hóp, trong cặp mắt bừng bừng ấy; chị nhận thấy những thay đổi của chúng hàng ngày, nó chứng tỏ gã sa sút nghèo túng hay có tiền. Chị nhìn thấy gã lúc ở nhà đi ra có áo khoác ngoài, lúc về lại không, tuy trời rét căm căm, rồi chị thấy má gã đã hơi hơi đầy lại và ngọn lửa của đói khát đã rời cặp mắt gã. Chị cũng nhìn thấy chiếc xe đạp và cái đồng hồ của gã ra đi như thế, và sau mỗi lần chị lại thấy sức mạnh của gã sống lại.
Chị cũng để ý theo dõi công việc làm cực nhọc của gã và để biết rõ lượng dầu gã thắp đến tận nửa đêm. Làm việc! Chị biết gã vất vả hơn chị nhiều, tuy công việc của gã là một loại công việc khác. Và chị ngạc nhiên thấy càng ăn ít gã càng làm việc nhiều hơn. Đôi khi, nghĩ cơn đói đang hành hạ gã đến cũng cực, chị làm ra vẻ như ngẫu nhiên, đưa biếu gã một khoanh bánh mới nướng, chị vụng về che giấu hành động của mình, nói đùa là gã nướng bánh chẳng thể nào khéo được bằng chị. Có khi chị sai một đứa trong lũ con lốc nhốc của chị mang cho gã một liễn to súp nóng, trong thâm tâm chị cũng suy nghĩ không hiểu giật miếng ăn ra khỏi miệng của máu, của thịt mình đem cho đi như thế có đúng không. Martin cũng không phải là không biết ơn, vì gã đã hiểu rõ cuộc sống của những người nghèo khổ, và nếu ở trên đời có cái gì gọi là lòng nhân ái thì đây chính là lòng nhân ái.
Một hôm, sau khi đã cho lũ con ăn những thứ còn lại trong nhà, Maria dốc nốt mười lăm xu cuối cùng của chị mua một bình rượu rẻ tiền. Martin vào bếp lấy nước được chị mời ngồi cùng uống. Gã uống chúc sức khỏe chị, chị uống chúc gã làm ăn phát đạt; gã cũng chúc chị có hy vọng là lão James Grant đừng đánh bài lảng và sẽ đến trả chị nốt tiền giặt còn chịu lại. James Grant là một gã thợ mộc rong, chẳng bao giờ chịu trả hết tiền nợ, lão còn chịu Maria ba đôla.
Cả Maria và Martin đều uống cái thứ rượu mời chua lét ấy vào dạ dày trống rỗng của mình, men rượu bốc nhanh lên đầu. Và tuy họ là những con người hoàn toàn khác nhau; họ cũng cảm thấy cô đơn trong đói khổ, và tuy họ đều ngầm muốn tránh không nói tới, sự đói khổ ấy vẫn là sợi dây nối họ lại gần gũi nhau. Maria rất ngạc nhiên khi biết rằng gã đã từng sống ở vùng Azores 1, nơi mà chị đã sống cho đến năm mười một tuổi. Chị lại càng ngạc nhiên hơn khi biết gã đã sống ở những hòn đảo Hawaii, nơi chị đã di cư từ Azores đến cùng với gia đình. Nhưng sự ngạc nhiên của chị lên đến cực độ khi gã nói gã đã ở Maui 2, một hòn đảo đặc biệt nơi chị đã trưởng thành và lấy chồng. Kahului 3, nơi lần đầu chị gặp gỡ chồng chị thì gã, Martin đã từng đến đó hai lần! Chị nhớ những tàu biển chở đường, và gã đã từng ở trên đó - đúng rồi, đúng rồi, đó là một thế giới nhỏ. Và, Wailuku 4! Cả nơi đó nữa! Gã có biết lão quản lý khu đồn điền chăng? Có chứ, gã đã từng uống rượu với lão đôi ba lần.
Thế là họ nhớ lại những chuyện xưa và dìm cơn đói của mình trong bình rượu chua lét. Đối với Martin, tương lai hình như chưa đến nỗi mờ mịt lắm. Thành công đang rung lên ngay trước mắt gã. Gã sắp sửa nắm được nó rồi. Gã ngắm nhìn khuôn mặt hằn sâu đường nét của người đàn bà lao khổ đang ngồi trước mặt, gã nhớ lại những liễn súp, những khoanh bánh mới nướng của chị, và gã thấy một niềm biết ơn, một tình nhân ái vô cùng ấm áp rộn lên trong lòng.
Gã bỗng nói:
"Này chị Maria, chị muốn có cái gì nào?"
Chị nhìn gã bối rối.
"Nếu có thể ước được, thì chị muốn ước có cái gì bây giờ, ngay bây giờ nào?"
"Mấy đôi giày cho các cháu, bảy đôi tất cả."
"Chị sẽ có," gã nói, chị nghe và gật đầu một cách nghiêm trang. "Nhưng ý tôi muốn nói một điều mong ước lớn cơ, một cái gì lớn mà chị mong ước cơ."
Mắt chị long lanh một cách hiền hậu. Gã đang muốn nói đùa chị đây, với Maria, người mà những ngày gần đây chẳng ai buồn nói đùa.
"Chị cứ nghĩ kỹ đi đã." Maria vừa định mở miệng thì gã ngăn lại.
"Tôi nghĩ kỹ rồi. Tôi chỉ muốn có một cái nhà, một cái nhà hoàn toàn là của riêng tôi, không phải trả tiền thuê bảy đôla một tháng."
"Chị sẽ có," hắn quả quyết. "Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi. Bây giờ chị hãy ước một cái gì thật lớn đi. Chị cứ tin như tôi là Thượng đế và tôi nói với chị là chị muốn gì được nấy. Và rồi chị ước, tôi nghe."
Maria suy nghĩ nghiêm trang một lát.
"Cậu không sợ à?" Chị hỏi như có ý răn đe.
"Không, không," gã cười. "Tôi không sợ, chị nói đi."
"Tôi ước một điều lớn cực kỳ đây này," chị lại răn đe.
"Được, chị cứ nói ngay đi!"
"À, thế này nhé!" Chị thở một hơi dài như một đứa trẻ khi chị gắng hết sức mình nói lên điều mà chị ao ước nhất đời. "Tôi chỉ ao ước có được một cái trại bò sữa, một cái trại thật tốt, có nhiều bò cái, nhiều đất, nhiều cỏ. Tôi muốn có một cái ở gần San Le-an 5 ; em gái tôi sống ở đó mà. Tôi sẽ đem sữa ra Oakland bán. Tôi sẽ có nhiều tiền. Thằng Joe và thằng Nick sẽ không phải chăn bò. Chúng nó sẽ đi học. Có thể chúng sẽ trở thành kỹ sư giỏi, đi làm đường xe hỏa. Phải, tôi muốn có một trại nuôi bò sữa."
Chị ngừng lại, nhìn Martin với đôi mắt long lanh.
"Chị sẽ có," gã trả lời ngay.
Chị gật đầu và khẽ để môi vào cốc rượu một cách trân trọng, đưa cốc rượu cho người tặng chị cái vật mà chị biết không bao giờ có thể có được. Tâm địa gã tốt và trong thâm tâm chị cũng cảm động trước ý định của gã. Y như gã đã thực sự cho chị tặng vật rồi vậy.
"Không, chị Maria," gã nói tiếp. "Thằng Nick và thằng Joe sẽ không phải đi bán sữa rong đâu. Tất cả các cháu sẽ được đi học, sẽ có giày đi quanh năm. Nhất định trại của chị sẽ là trại loại nhất - mọi thứ đầy đủ. Sẽ có một cái nhà để ở, một chuồng ngựa, nhiều chuồng bò, tất nhiên. Sẽ có gà, lợn, rau cỏ, cây ăn quả, mọi thứ. Sẽ có nhiều bò, phải thuê một, hai người trông nom. Rồi chị sẽ không phải làm gì cả, chỉ trông nom con cái thôi. Còn như, nếu chị gặp được một người tốt, chị có thể lấy người ta. Anh ấy sẽ trông nom trang trại, còn chị thì cứ sống an nhàn."
Và rồi từ tặng vật lớn lao mà gã thu xếp để tặng trong tương lai ấy, Martin quay về lấy bộ quần áo tốt độc nhất của mình mang ra hiệu cầm đồ. Phải làm điều đó, hoàn cảnh của gã thật tuyệt vọng, vì nó cắt mất con đường đi lại của gã với Ruth. Gã không có một bộ đồ thứ hai nào khả dĩ có thể coi được, và tuy gã có thể đi ra hàng thịt, hàng bánh hay thậm chí khi có việc đến nhà chị gã nữa, nhưng gã thật không dám nghĩ tới chuyện bước chân vào nhà ông Morse với bộ đồ tồi tàn mất phẩm cách như thế.
Gã cứ tiếp tục làm việc, cực khổ gần như vô hy vọng. Hình như gã bắt đầu thấy cuộc chiến đấu thứ hai này đã thất bại và gã lại phải đi tìm việc làm. Như thế gã sẽ làm ọi người hài lòng - ông hàng thịt, bà chị, Ruth và ngay cả Maria, người mà gã còn chịu lại một tháng tiền thuê phòng. Gã còn nợ tiền thuê máy chữ hai tháng, cửa hiệu đã thúc tiền, nếu không trả được tiền thì phải đem trả lại máy. Tuyệt vọng, đành phải đình chiến, đầu hàng với số mệnh, đợi một thời cơ khác lại bắt đầu lại, gã thi vào Cục Bưu điện Đường sắt. Gã ngạc nhiên thấy mình đỗ đầu. Công ăn việc làm như thế là đảm bảo, tuy nhiên đến bao giờ người ta mới gọi gã đi làm thì không ai biết cả.
Đúng vào thời gian này, trong lúc gã gặp vận bi nhất thì cái bộ máy tòa soạn chạy đều đặn trơn tru đã gẫy gục. Một chiếc đinh ốc hẳn là đã bị tuột hay ổ đựng dầu đã khô, vì một buổi sáng người đưa thư đã mang đến cho gã, một chiếc phong bì nhỏ, mỏng. Martin liếc nhìn vào góc phía trên, đọc tên và địa chỉ của tờ nguyệt san Trans Continental (Xuyên lục địa). Tim gã đập rộn, gã bỗng cảm thấy người xỉu đi, cái cảm giác bủn rủn tiếp theo là đầu gối run lên một cách kỳ lạ. Gã lảo đảo bước vào phòng, ngồi lên giường, chiếc phong bì vẫn còn chưa bóc. Lúc ấy gã mới hiểu tại sao có người chết bất thình lình khi nhận được một tin vui bất thường.
Tất nhiên, đây là một tin vui. Không có bản thảo trong chiếc phong bì mỏng này, thế tức là nhận rồi. Gã biết truyện ngắn của gã đã ở trong tay tờ Xuyên lục địa nguyệt san, đó là "Tiếng chuông," một trong những truyện rùng rợn vừa chẵn năm ngàn từ. Và vì theo thường lệ, những tạp chí loại nhất khi nhận đăng bài là trả tiền ngay, trong phong bì có một ngân phiếu. Hai xu một từ, hai mươi đôla một ngàn từ, ngân phiếu này nhất định phải là một trăm đôla. Một trăm đôla! Trong khi gã xé phong bì, tất cả những khoản nợ lại hiện lên trong trí óc gã - 3,85 đôla chịu của hàng thực phẩm; ông hàng thịt, 4 đôla chẵn; 2 đôla của ông hàng bánh; 5 đôla ở cửa hàng thực phẩm. Tổng cộng 14,85 đôla. Rồi còn tiền thuê buồng, 2,50 đôla nữa; 8 đôla tiền thuê máy chữ hai tháng, 4 đôla đặt trước một tháng. Tổng cộng 21,85 đôla. Cuối cùng, thêm vào đó lại còn những món đang cầm cố, cộng thêm khoản chịu lãi ở cửa hiệu cầm đồ: đồng hồ 5,50 đôla; áo khoác ngoài, 5 đôla; xe đạp, 7,75 đôla; bộ -lê 5,5 đôla (lãi 60%; nhưng điều đó có hề chi?), tổng cộng là 56,10 đôla - gã nhìn thấy dường như là rất rõ trong khoảng không trước mắt gã, những con số sáng ngời, tổng số tiền nợ và số tiền trừ đi còn lại là 43,90 đôla. Khi gã đã trang trải hết nợ rồi, lấy lại những đồ đem cầm, thì trong túi gã vẫn còn rủng rỉnh như một ông hoàng với 43,90 đôla. Và hơn nữa, gã đã trả trước một tháng tiền thuê phòng và tiền thuê máy chữ.
Gã rút ở phong bì ra một bức thư đánh máy trên một mảnh giấy và mở ra. Không có một tấm ngân phiếu nào cả. Gã nhìn vào trong phong bì, giơ nó lên ánh sáng, nhưng gã không thể tin ở mắt mình, run run, vội vã gã xé chiếc phong bì ra. Không có một tấm ngân phiếu nào cả. Gã đọc bức thư, đọc lướt đi dòng nọ qua dòng kia, đọc lướt qua lời khen ngợi của ông chủ bút về truyện ngắn của gã, tìm chỗ cốt yếu của bức thư xem sao không có ngân phiếu gửi kèm theo. Gã không thấy đoạn nào trong bức thư nói về điều đó, nhưng gã lại thấy một câu làm cho gã bỗng nhiên xỉu đi. Bức thư tuột khỏi tay. Mắt gã tối sầm lại, gã nằm vật xuống kéo chăn lên đắp kín tới cằm.
Năm đôla truyện "Tiếng chuông," - Năm đôla năm ngàn từ! Đáng lẽ hai xu một từ hóa ra mười từ một xu! Ấy là thằng cha chủ bút còn khen đấy! Sau khi truyện được đăng gã sẽ nhận được ngân phiếu. Toàn là những truyện hão huyền cả, nào là ít nhất hai xu một từ, nào là được tiền ngay khi tòa soạn nhận đăng. Đó là một điều dối trá, có lẽ không bao giờ gã viết cả, và gã đã đi làm - đi làm cho Ruth, gã nhớ lại ngày đầu tiên gã thử viết và gã kinh hãi thấy cái khoảng thời gian bỏ phí thật là ghê tởm - tất cả chỉ để được mười từ một xu. Và tất cả những món tiền nhuận bút cao khác của những nhà văn, mà gã đã đọc thấy, ắt hẳn cũng chỉ là những điều dối trá. Những lời gã nghe đồn về nghề văn cũng đều là sai cả, vì đây là một chứng cớ.
"Xuyên lục địa nguyệt san," giá bán hơn hai mươi nhăm xu một tờ, cái bìa ngoài sang trọng, trình bày mỹ thuật chứng tỏ nó là một trong những tạp chí loại nhất. Đó là một tạp chí đứng đắn, có tín nhiệm, liên tục xuất bản từ lâu, từ trước khi gã ra đời. Đúng thế, ở ngay bìa ngoài có in những lời của một trong những nhà văn lớn của thế giới, những lời nói lên cái sứ mệnh thiêng liêng của tờ "Xuyên lục địa nguyệt san," những lời nói của một ngôi sao của nền văn học mà những tia sáng rực rỡ đầu tiên đã xuất hiện ngay ở bên trong tờ bìa. Ấy thế mà cái tờ nguyệt san cao quý giữ cái sứ mệnh thiêng liêng Thượng đế trao cho ấy lại chỉ trả có năm đôla năm ngàn từ! Thế thì - Martin nhớ lại - câu chuyện nhà văn lớn mới chết gần đây, nơi đất khách quê người trong cảnh khốn cùng cũng chẳng phải là chuyện gì đáng ngạc nhiên, cứ xem cái số tiền hậu hĩ mà các tác giả nhận được thì đủ rõ.
Phải, gã đã bị mắc mồi: tờ báo hàng ngày đã dối trá về các nhà văn và tiền nhuận bút của họ; và gã đã phải mất hai năm trời để làm công việc đó. Nhưng bây giờ gã sẽ gỡ ra. Gã sẽ không viết một dòng nào nữa. Gã sẽ làm cái mà Ruth muốn gã làm, cái mà mọi người muốn gã làm: kiếm công việc làm ăn. Ý nghĩ đi làm khiến gã nhớ tới Joe - Joe, con người đã từng lang thang khắp mảnh đất của vô công rỗi nghề. Martin thở dài thèm muốn. Cái phản ứng của bao nhiêu ngày, mỗi ngày cặm cụi mười chín tiếng đồng hồ thật là mạnh trong con người gã. Nhưng mà Joe có yêu đâu, có trách nhiệm gì đối với tình yêu đâu, và có thể lang thang khắp mảnh đất của vô công rỗi nghề được. Còn gã, Martin, gã còn cái để vì nó mà làm việc và nhất định gã sẽ đi làm. Sớm mai, gã sẽ đi tìm việc. Gã sẽ để cho Ruth biết gã đã sửa lại đường đi của gã và gã vui lòng vào làm việc ở phòng luật sư của cha nàng.
Năm đôla cho năm ngàn từ, mười từ một xu, đó là cái giá thị trường cho nghệ thuật. Nỗi thất vọng, sự dối trá, sự sỉ nhục về cái giá đó choán ngợp trí óc gã. Dưới đôi mắt nhắm nghiền con số 3,85 đôla nợ lão chủ hàng thực phẩm rừng rực thành những con số bốc lửa. Gã rùng mình, gã thấy đau nhói trong xương, nhất là sống lưng thì đau dữ dội. Đầu gã đau buốt, nhất là đỉnh đầu, cả phía sau nữa, cả bộ não ở bên trong cũng đau và hình như nó đang sưng tấy lên, ở chỗ lông mày thì nhức không thể chịu nổi. Phía dưới lông mày, bên trong mi mắt, sừng sững con số tàn nhẫn 3,85 đôla. Gã mở mắt ra để trốn thoát nó, nhưng ánh sáng chói chang của căn phòng hình như muốn xé con ngươi gã, buộc gã phải nhắm mắt lại, con số 3,85 đôla lại sừng sững hiện về.
Năm đôla cho năm ngàn từ, mười từ một xu. Ý nghĩ kỳ quặc ấy cứ bám riết lấy trí óc gã, gã không thể nào trốn thoát được nó cũng như gã không thể nào trốn thoát con số 3,85 đôla dưới mi mắt gã. Con số này, bỗng hình như có thay đổi, và gã tò mò theo dõi cho đến khi con số 2 đôla sáng rực lên thay thế cho nó. A, gã nghĩ, đây là khoản nợ thằng cha hàng bánh đây, số tiền tiếp theo hiện ra là 2,50 đôla. Nó làm cho gã luống cuống, gã suy nghĩ miên man dường như cái sống và cái chết đang lơ lửng trên lời giải đáp! Gã có nợ của ai 2,50 đôla, chắc chắn là có, nhưng ai? Tìm cho ra là nhiệm vụ mà cả cái thế gian độc ác và hách dịch này bắt gã phải làm; gã lang thang qua khắp tất cả những dãy hành lang dài vô tận của trí óc, mở toang tất cả những căn phòng chứa những đồ cồng kềnh tạp nhạp, những ngóc ngách chồng chất ký ức và tri thức hỗn độn, nhưng tìm mãi vẫn không thấy lời giải đáp. Sau bao thế kỷ tìm tòi, tự nhiên nó lại đến với gã dễ dàng, không cần mất một chút cố gắng nào; người đó là Maria. Bất yên tâm, gã lại để tâm hồn quay về với tấm màn giày vò gã bên trong mi mắt. Gã đã giải đáp được rồi, bây giờ gã có thể nghỉ ngơi. Nhưng không, con số 2,5 đôla mờ dần và thay thế vào đó, cháy rực lên con số 8 đôla. Ai nhỉ? Ấy thế là gã, lại phải làm một cuộc đi vòng khủng khiếp nữa trong trí óc để tìm cho ra.
Đi tìm như thế mất bao lâu, gã không biết nữa, chỉ biết sau một thời gian dường như dài ghê gớm, gã bừng tỉnh bởi tiếng gõ cửa, và tiếng Maria hỏi có phải gã ốm không. Gã trả lời là gã không ốm, chỉ đang ngủ trưa thôi, giọng nói của gã bị nghẹt, lạc hẳn đi đến nỗi gã không nhận ra được nữa. Gã ngạc nhiên thấy căn phòng tối đen. Lúc gã nhận được thư mới hai giờ trưa, bây giờ gã mới biết là mình đang ốm.
Thế rồi con số 8 đô la lại âm ỉ cháy dưới mi mắt, gã lại quay lại con đường khổ cực. Nhưng gã đã khôn ngoan hơn. Gã không cần phải lang thang khắp trí óc mình mãi làm gi. Gã đã là một thằng điên. Gã kéo cái đòn bẩy và bắt trí óc gã quay vòng xung quanh gã, cái bánh xe khủng khiếp của số mệnh, đu quay của ký ức, cuộc vận hành của trí tuệ. Nó cứ quay ngày càng nhanh cho đến khi cơn lốc qua những vực thẳm hỗn độn đen ngòm.
Tự nhiên, gã thấy mình đứng ở chỗ máy giặt đang tống những cổ tay áo sơ mi đã hồ vào máy. Nhưng trong khi làm gã thấy những con số in trên những cổ tay áo ấy. Đây là một kiểu đánh dấu mới vào quần áo đưa giặt đây, gã nghĩ thế. Nhìn kỹ hơn, gã thấy con số 3,85 đôla trên một cổ tay áo. Gã chợt nhớ ra đó là khoản nợ lão chủ hàng thực phẩm, và tất cả những cổ tay áo này là những giấy biên nợ đang bay quanh cái thùng hình trụ của máy giặt. Một ý nghĩ ranh mãnh đến với gã. Gã sẽ ném tất cả những giấy biên nợ này xuống bàn và thế là gã thoát không phải trả, nghĩ thế gã làm luôn, gã hằn học vò nhàu tất cả những cổ tay áo và ném chúng nó xuống bàn bẩn một cách kinh khủng. Đống giấy nợ cứ cao ùn ùn lên, và tuy mỗi tờ lại được sao thành hàng ngàn hàng vạn bản, gã chỉ thấy có một tờ trên đó ghi số tiền 2,5 đôla, số tiền gã nợ Maria. Thế có nghĩa là Maria không thúc gã phải trả và gã quyết định một cách rất cao thượng đây là món nợ độc nhất gã sẽ trả, và thế là gã bắt đầu lục lọi khắp đống giấy vứt ngổn ngang để tìm tờ giấy biên nợ Maria. Gã tìm một cách tuyệt vọng, tìm hàng thế kỷ, gã vẫn đang tìm thì lão quản lý khách sạn bước vào, thằng cha người Hà Lan béo phì, mặt bừng bừng giận dữ, lão quát tháo, tiếng oang oang dội vào vũ trụ: "Tao sẽ khấu lương của mày để đền vào những cổ tay áo này." Đống cổ tay áo chất lên như núi và Martin biết rằng gã sẽ phải làm việc cực khổ hàng ngàn năm mới trả hết được tiền đền. Đúng rồi, chỉ còn mỗi một cách là giết lão quản lý và đốt cái xưởng giặt này ra tro. Nhưng thằng cha người Hà Lan béo phị đã làm mưu toan của gã thất bại, lão nắm lấy gáy gã, nhấc gã lên dìm xuống. Lão tung gã qua những cái bàn để là, qua cái lò lửa, qua cái máy giặt, vào trong buồng, qua cái máy vắt, qua cái chậu giặt. Gã cứ bị tung lên như thế cho đến khi răng gã va vào nhau lập cập, đầu gối nhức nhối, và gã lấy làm lạ không hiểu sao thằng cha Hà Lan này lại khỏe đến thế.
Và rồi gã lại thấy mình đứng bên máy giặt, lần này gã nhận những cổ tay áo do một lão chủ bút tống vào từ đầu máy bên kia. Mỗi cái là một ngân phiếu, Martin nhìn chúng một cách lo âu, trong cơn sốt cao đợi chờ, nhưng chúng đều để trắng cả. Gã đứng đó và nhận những tấm ngân phiếu để trắng ấy một vạn năm hay khoảng thế, không để sót một tấm nào sợ rằng người ra sẽ đem ghi đầy vào đó. Cuối cùng, gã tìm thấy ngón tay run run giơ nó lên ánh sáng. Năm đôla. "Ha, hà," tên chủ bút ở đầu máy bên kia cười lớn. "Được, tao sẽ giết mày," Martin nói. Gã chạy vào buồng giặt để lấy cái rìu và trông thấy Joe đang hồ những bản thảo. Gã bắt Joe phải ngừng tay, ném cái rìu cho anh ta. Nhưng cái rìu cứ lơ lửng trong không khí và Martin lại thấy mình quay về buồng là quần áo, trong cơn bão tuyết. Không, không phải là tuyết rơi mà là những tấm ngân phiếu ghi những số tiền khổng lồ, số nhỏ nhất cũng không kém một ngàn đôla. Gã bắt đầu thu nhặt chúng lại, phân loại ra thành từng gói một trăm tấm một, mỗi gói lại lấy dây buộc thật chặt.
Vừa làm gã vừa ngước mắt nhìn lên, thấy Joe đứng trước mặt đang làm trò tung hứng nhưng chiếc bàn là, những cái áo sơ mi đã hồ rồi và những bản thảo. Thỉnh thoảng, Joe lại chạy ra ngoài tung thêm một bộ những tấm ngân phiếu vào cái đám hỗn độn đang bay bổng qua mái nhà và mất hút trong cái vòng khủng khiếp. Martin xô lại đánh Joe, nhưng Joe đã nắm lấy cái rìu và ném nó vào cái vòng đang bay kia. Rồi Joe túm chặt lấy Martin tung gã vào đó. Martin bay bổng qua mái nhà, gã vơ lấy những tập bản thảo, lúc quay về, gã ôm đầy một tay. Nhưng vừa xuống đến đất gã lại bị tung bổng lên, một lần, hai lần, ba lần, hằng hà sa số lần, gã cứ bay vòng, bay vòng trong cái vòng ấy. Từ ở nơi xa xôi, gã nghe thấy tiếng lanh lảnh của trẻ con hát: "Willi, Willi, hãy cùng ta lại nhảy một điệu waltz, một điều waltz."
Gã lấy lại được cái rìu giữa dòng sông Ngân Hà những ngân phiếu, những chiếc áo sơ mi đã hồ xong và những tập bản thảo, gã chuẩn bị lúc trở xuống sẽ giết Joe. Nhưng gã không trở xuống. Vào lúc hai giờ sáng qua tấm vách mỏng nghe thấy tiếng gã rên rỉ, Maria chạy sang, chị đặt những chiếc bàn là nóng sát vào người gã và đắp khăn ướt lên cặp mắt đau nhói của gã.
Chú thích:
1. Azores: một vùng ở phía bắc Đại Tây Dương, gần Bồ Đào Nha.
2. Maui: hòn đảo lớn thứ hai trong quần đải Hawaii.
3. Kahului: một hải cảng phía tây bắc đảo Maui.
4. Wailuku: thủ phủ của đảo Maui.
5. Một tỉnh nhỏ ở California.
Ruth không hề đọc thấy cái đói trên gương mặt Martin, gương mặt đó giờ đây gầy gò, hai hốc má sâu thêm. Trái lại, nàng lấy làm hài lòng khi nhận thấy những nét thay đổi trên khuôn mặt đó. Hình như nó làm cho gã thanh tú hơn, làm mất đi cả cái khối thịt vô dụng, cái sức mạnh quá cục súc vừa quyến rũ nàng vừa làm cho nàng khinh ghét. Đôi khi ở bên gã nàng nhận thấy một tia sáng khác thường trong cặp mắt gã, nàng rất thán phục vì nó làm cho gã giống một nhà thơ, một học giả hơn - điều mà gã muốn có, điều mà nàng muốn cho gã có. Nhưng Maria Silva thì lại nhìn thấy chuyện khác trong đôi má hóp, trong cặp mắt bừng bừng ấy; chị nhận thấy những thay đổi của chúng hàng ngày, nó chứng tỏ gã sa sút nghèo túng hay có tiền. Chị nhìn thấy gã lúc ở nhà đi ra có áo khoác ngoài, lúc về lại không, tuy trời rét căm căm, rồi chị thấy má gã đã hơi hơi đầy lại và ngọn lửa của đói khát đã rời cặp mắt gã. Chị cũng nhìn thấy chiếc xe đạp và cái đồng hồ của gã ra đi như thế, và sau mỗi lần chị lại thấy sức mạnh của gã sống lại.
Chị cũng để ý theo dõi công việc làm cực nhọc của gã và để biết rõ lượng dầu gã thắp đến tận nửa đêm. Làm việc! Chị biết gã vất vả hơn chị nhiều, tuy công việc của gã là một loại công việc khác. Và chị ngạc nhiên thấy càng ăn ít gã càng làm việc nhiều hơn. Đôi khi, nghĩ cơn đói đang hành hạ gã đến cũng cực, chị làm ra vẻ như ngẫu nhiên, đưa biếu gã một khoanh bánh mới nướng, chị vụng về che giấu hành động của mình, nói đùa là gã nướng bánh chẳng thể nào khéo được bằng chị. Có khi chị sai một đứa trong lũ con lốc nhốc của chị mang cho gã một liễn to súp nóng, trong thâm tâm chị cũng suy nghĩ không hiểu giật miếng ăn ra khỏi miệng của máu, của thịt mình đem cho đi như thế có đúng không. Martin cũng không phải là không biết ơn, vì gã đã hiểu rõ cuộc sống của những người nghèo khổ, và nếu ở trên đời có cái gì gọi là lòng nhân ái thì đây chính là lòng nhân ái.
Một hôm, sau khi đã cho lũ con ăn những thứ còn lại trong nhà, Maria dốc nốt mười lăm xu cuối cùng của chị mua một bình rượu rẻ tiền. Martin vào bếp lấy nước được chị mời ngồi cùng uống. Gã uống chúc sức khỏe chị, chị uống chúc gã làm ăn phát đạt; gã cũng chúc chị có hy vọng là lão James Grant đừng đánh bài lảng và sẽ đến trả chị nốt tiền giặt còn chịu lại. James Grant là một gã thợ mộc rong, chẳng bao giờ chịu trả hết tiền nợ, lão còn chịu Maria ba đôla.
Cả Maria và Martin đều uống cái thứ rượu mời chua lét ấy vào dạ dày trống rỗng của mình, men rượu bốc nhanh lên đầu. Và tuy họ là những con người hoàn toàn khác nhau; họ cũng cảm thấy cô đơn trong đói khổ, và tuy họ đều ngầm muốn tránh không nói tới, sự đói khổ ấy vẫn là sợi dây nối họ lại gần gũi nhau. Maria rất ngạc nhiên khi biết rằng gã đã từng sống ở vùng Azores 1, nơi mà chị đã sống cho đến năm mười một tuổi. Chị lại càng ngạc nhiên hơn khi biết gã đã sống ở những hòn đảo Hawaii, nơi chị đã di cư từ Azores đến cùng với gia đình. Nhưng sự ngạc nhiên của chị lên đến cực độ khi gã nói gã đã ở Maui 2, một hòn đảo đặc biệt nơi chị đã trưởng thành và lấy chồng. Kahului 3, nơi lần đầu chị gặp gỡ chồng chị thì gã, Martin đã từng đến đó hai lần! Chị nhớ những tàu biển chở đường, và gã đã từng ở trên đó - đúng rồi, đúng rồi, đó là một thế giới nhỏ. Và, Wailuku 4! Cả nơi đó nữa! Gã có biết lão quản lý khu đồn điền chăng? Có chứ, gã đã từng uống rượu với lão đôi ba lần.
Thế là họ nhớ lại những chuyện xưa và dìm cơn đói của mình trong bình rượu chua lét. Đối với Martin, tương lai hình như chưa đến nỗi mờ mịt lắm. Thành công đang rung lên ngay trước mắt gã. Gã sắp sửa nắm được nó rồi. Gã ngắm nhìn khuôn mặt hằn sâu đường nét của người đàn bà lao khổ đang ngồi trước mặt, gã nhớ lại những liễn súp, những khoanh bánh mới nướng của chị, và gã thấy một niềm biết ơn, một tình nhân ái vô cùng ấm áp rộn lên trong lòng.
Gã bỗng nói:
"Này chị Maria, chị muốn có cái gì nào?"
Chị nhìn gã bối rối.
"Nếu có thể ước được, thì chị muốn ước có cái gì bây giờ, ngay bây giờ nào?"
"Mấy đôi giày cho các cháu, bảy đôi tất cả."
"Chị sẽ có," gã nói, chị nghe và gật đầu một cách nghiêm trang. "Nhưng ý tôi muốn nói một điều mong ước lớn cơ, một cái gì lớn mà chị mong ước cơ."
Mắt chị long lanh một cách hiền hậu. Gã đang muốn nói đùa chị đây, với Maria, người mà những ngày gần đây chẳng ai buồn nói đùa.
"Chị cứ nghĩ kỹ đi đã." Maria vừa định mở miệng thì gã ngăn lại.
"Tôi nghĩ kỹ rồi. Tôi chỉ muốn có một cái nhà, một cái nhà hoàn toàn là của riêng tôi, không phải trả tiền thuê bảy đôla một tháng."
"Chị sẽ có," hắn quả quyết. "Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi. Bây giờ chị hãy ước một cái gì thật lớn đi. Chị cứ tin như tôi là Thượng đế và tôi nói với chị là chị muốn gì được nấy. Và rồi chị ước, tôi nghe."
Maria suy nghĩ nghiêm trang một lát.
"Cậu không sợ à?" Chị hỏi như có ý răn đe.
"Không, không," gã cười. "Tôi không sợ, chị nói đi."
"Tôi ước một điều lớn cực kỳ đây này," chị lại răn đe.
"Được, chị cứ nói ngay đi!"
"À, thế này nhé!" Chị thở một hơi dài như một đứa trẻ khi chị gắng hết sức mình nói lên điều mà chị ao ước nhất đời. "Tôi chỉ ao ước có được một cái trại bò sữa, một cái trại thật tốt, có nhiều bò cái, nhiều đất, nhiều cỏ. Tôi muốn có một cái ở gần San Le-an 5 ; em gái tôi sống ở đó mà. Tôi sẽ đem sữa ra Oakland bán. Tôi sẽ có nhiều tiền. Thằng Joe và thằng Nick sẽ không phải chăn bò. Chúng nó sẽ đi học. Có thể chúng sẽ trở thành kỹ sư giỏi, đi làm đường xe hỏa. Phải, tôi muốn có một trại nuôi bò sữa."
Chị ngừng lại, nhìn Martin với đôi mắt long lanh.
"Chị sẽ có," gã trả lời ngay.
Chị gật đầu và khẽ để môi vào cốc rượu một cách trân trọng, đưa cốc rượu cho người tặng chị cái vật mà chị biết không bao giờ có thể có được. Tâm địa gã tốt và trong thâm tâm chị cũng cảm động trước ý định của gã. Y như gã đã thực sự cho chị tặng vật rồi vậy.
"Không, chị Maria," gã nói tiếp. "Thằng Nick và thằng Joe sẽ không phải đi bán sữa rong đâu. Tất cả các cháu sẽ được đi học, sẽ có giày đi quanh năm. Nhất định trại của chị sẽ là trại loại nhất - mọi thứ đầy đủ. Sẽ có một cái nhà để ở, một chuồng ngựa, nhiều chuồng bò, tất nhiên. Sẽ có gà, lợn, rau cỏ, cây ăn quả, mọi thứ. Sẽ có nhiều bò, phải thuê một, hai người trông nom. Rồi chị sẽ không phải làm gì cả, chỉ trông nom con cái thôi. Còn như, nếu chị gặp được một người tốt, chị có thể lấy người ta. Anh ấy sẽ trông nom trang trại, còn chị thì cứ sống an nhàn."
Và rồi từ tặng vật lớn lao mà gã thu xếp để tặng trong tương lai ấy, Martin quay về lấy bộ quần áo tốt độc nhất của mình mang ra hiệu cầm đồ. Phải làm điều đó, hoàn cảnh của gã thật tuyệt vọng, vì nó cắt mất con đường đi lại của gã với Ruth. Gã không có một bộ đồ thứ hai nào khả dĩ có thể coi được, và tuy gã có thể đi ra hàng thịt, hàng bánh hay thậm chí khi có việc đến nhà chị gã nữa, nhưng gã thật không dám nghĩ tới chuyện bước chân vào nhà ông Morse với bộ đồ tồi tàn mất phẩm cách như thế.
Gã cứ tiếp tục làm việc, cực khổ gần như vô hy vọng. Hình như gã bắt đầu thấy cuộc chiến đấu thứ hai này đã thất bại và gã lại phải đi tìm việc làm. Như thế gã sẽ làm ọi người hài lòng - ông hàng thịt, bà chị, Ruth và ngay cả Maria, người mà gã còn chịu lại một tháng tiền thuê phòng. Gã còn nợ tiền thuê máy chữ hai tháng, cửa hiệu đã thúc tiền, nếu không trả được tiền thì phải đem trả lại máy. Tuyệt vọng, đành phải đình chiến, đầu hàng với số mệnh, đợi một thời cơ khác lại bắt đầu lại, gã thi vào Cục Bưu điện Đường sắt. Gã ngạc nhiên thấy mình đỗ đầu. Công ăn việc làm như thế là đảm bảo, tuy nhiên đến bao giờ người ta mới gọi gã đi làm thì không ai biết cả.
Đúng vào thời gian này, trong lúc gã gặp vận bi nhất thì cái bộ máy tòa soạn chạy đều đặn trơn tru đã gẫy gục. Một chiếc đinh ốc hẳn là đã bị tuột hay ổ đựng dầu đã khô, vì một buổi sáng người đưa thư đã mang đến cho gã, một chiếc phong bì nhỏ, mỏng. Martin liếc nhìn vào góc phía trên, đọc tên và địa chỉ của tờ nguyệt san Trans Continental (Xuyên lục địa). Tim gã đập rộn, gã bỗng cảm thấy người xỉu đi, cái cảm giác bủn rủn tiếp theo là đầu gối run lên một cách kỳ lạ. Gã lảo đảo bước vào phòng, ngồi lên giường, chiếc phong bì vẫn còn chưa bóc. Lúc ấy gã mới hiểu tại sao có người chết bất thình lình khi nhận được một tin vui bất thường.
Tất nhiên, đây là một tin vui. Không có bản thảo trong chiếc phong bì mỏng này, thế tức là nhận rồi. Gã biết truyện ngắn của gã đã ở trong tay tờ Xuyên lục địa nguyệt san, đó là "Tiếng chuông," một trong những truyện rùng rợn vừa chẵn năm ngàn từ. Và vì theo thường lệ, những tạp chí loại nhất khi nhận đăng bài là trả tiền ngay, trong phong bì có một ngân phiếu. Hai xu một từ, hai mươi đôla một ngàn từ, ngân phiếu này nhất định phải là một trăm đôla. Một trăm đôla! Trong khi gã xé phong bì, tất cả những khoản nợ lại hiện lên trong trí óc gã - 3,85 đôla chịu của hàng thực phẩm; ông hàng thịt, 4 đôla chẵn; 2 đôla của ông hàng bánh; 5 đôla ở cửa hàng thực phẩm. Tổng cộng 14,85 đôla. Rồi còn tiền thuê buồng, 2,50 đôla nữa; 8 đôla tiền thuê máy chữ hai tháng, 4 đôla đặt trước một tháng. Tổng cộng 21,85 đôla. Cuối cùng, thêm vào đó lại còn những món đang cầm cố, cộng thêm khoản chịu lãi ở cửa hiệu cầm đồ: đồng hồ 5,50 đôla; áo khoác ngoài, 5 đôla; xe đạp, 7,75 đôla; bộ -lê 5,5 đôla (lãi 60%; nhưng điều đó có hề chi?), tổng cộng là 56,10 đôla - gã nhìn thấy dường như là rất rõ trong khoảng không trước mắt gã, những con số sáng ngời, tổng số tiền nợ và số tiền trừ đi còn lại là 43,90 đôla. Khi gã đã trang trải hết nợ rồi, lấy lại những đồ đem cầm, thì trong túi gã vẫn còn rủng rỉnh như một ông hoàng với 43,90 đôla. Và hơn nữa, gã đã trả trước một tháng tiền thuê phòng và tiền thuê máy chữ.
Gã rút ở phong bì ra một bức thư đánh máy trên một mảnh giấy và mở ra. Không có một tấm ngân phiếu nào cả. Gã nhìn vào trong phong bì, giơ nó lên ánh sáng, nhưng gã không thể tin ở mắt mình, run run, vội vã gã xé chiếc phong bì ra. Không có một tấm ngân phiếu nào cả. Gã đọc bức thư, đọc lướt đi dòng nọ qua dòng kia, đọc lướt qua lời khen ngợi của ông chủ bút về truyện ngắn của gã, tìm chỗ cốt yếu của bức thư xem sao không có ngân phiếu gửi kèm theo. Gã không thấy đoạn nào trong bức thư nói về điều đó, nhưng gã lại thấy một câu làm cho gã bỗng nhiên xỉu đi. Bức thư tuột khỏi tay. Mắt gã tối sầm lại, gã nằm vật xuống kéo chăn lên đắp kín tới cằm.
Năm đôla truyện "Tiếng chuông," - Năm đôla năm ngàn từ! Đáng lẽ hai xu một từ hóa ra mười từ một xu! Ấy là thằng cha chủ bút còn khen đấy! Sau khi truyện được đăng gã sẽ nhận được ngân phiếu. Toàn là những truyện hão huyền cả, nào là ít nhất hai xu một từ, nào là được tiền ngay khi tòa soạn nhận đăng. Đó là một điều dối trá, có lẽ không bao giờ gã viết cả, và gã đã đi làm - đi làm cho Ruth, gã nhớ lại ngày đầu tiên gã thử viết và gã kinh hãi thấy cái khoảng thời gian bỏ phí thật là ghê tởm - tất cả chỉ để được mười từ một xu. Và tất cả những món tiền nhuận bút cao khác của những nhà văn, mà gã đã đọc thấy, ắt hẳn cũng chỉ là những điều dối trá. Những lời gã nghe đồn về nghề văn cũng đều là sai cả, vì đây là một chứng cớ.
"Xuyên lục địa nguyệt san," giá bán hơn hai mươi nhăm xu một tờ, cái bìa ngoài sang trọng, trình bày mỹ thuật chứng tỏ nó là một trong những tạp chí loại nhất. Đó là một tạp chí đứng đắn, có tín nhiệm, liên tục xuất bản từ lâu, từ trước khi gã ra đời. Đúng thế, ở ngay bìa ngoài có in những lời của một trong những nhà văn lớn của thế giới, những lời nói lên cái sứ mệnh thiêng liêng của tờ "Xuyên lục địa nguyệt san," những lời nói của một ngôi sao của nền văn học mà những tia sáng rực rỡ đầu tiên đã xuất hiện ngay ở bên trong tờ bìa. Ấy thế mà cái tờ nguyệt san cao quý giữ cái sứ mệnh thiêng liêng Thượng đế trao cho ấy lại chỉ trả có năm đôla năm ngàn từ! Thế thì - Martin nhớ lại - câu chuyện nhà văn lớn mới chết gần đây, nơi đất khách quê người trong cảnh khốn cùng cũng chẳng phải là chuyện gì đáng ngạc nhiên, cứ xem cái số tiền hậu hĩ mà các tác giả nhận được thì đủ rõ.
Phải, gã đã bị mắc mồi: tờ báo hàng ngày đã dối trá về các nhà văn và tiền nhuận bút của họ; và gã đã phải mất hai năm trời để làm công việc đó. Nhưng bây giờ gã sẽ gỡ ra. Gã sẽ không viết một dòng nào nữa. Gã sẽ làm cái mà Ruth muốn gã làm, cái mà mọi người muốn gã làm: kiếm công việc làm ăn. Ý nghĩ đi làm khiến gã nhớ tới Joe - Joe, con người đã từng lang thang khắp mảnh đất của vô công rỗi nghề. Martin thở dài thèm muốn. Cái phản ứng của bao nhiêu ngày, mỗi ngày cặm cụi mười chín tiếng đồng hồ thật là mạnh trong con người gã. Nhưng mà Joe có yêu đâu, có trách nhiệm gì đối với tình yêu đâu, và có thể lang thang khắp mảnh đất của vô công rỗi nghề được. Còn gã, Martin, gã còn cái để vì nó mà làm việc và nhất định gã sẽ đi làm. Sớm mai, gã sẽ đi tìm việc. Gã sẽ để cho Ruth biết gã đã sửa lại đường đi của gã và gã vui lòng vào làm việc ở phòng luật sư của cha nàng.
Năm đôla cho năm ngàn từ, mười từ một xu, đó là cái giá thị trường cho nghệ thuật. Nỗi thất vọng, sự dối trá, sự sỉ nhục về cái giá đó choán ngợp trí óc gã. Dưới đôi mắt nhắm nghiền con số 3,85 đôla nợ lão chủ hàng thực phẩm rừng rực thành những con số bốc lửa. Gã rùng mình, gã thấy đau nhói trong xương, nhất là sống lưng thì đau dữ dội. Đầu gã đau buốt, nhất là đỉnh đầu, cả phía sau nữa, cả bộ não ở bên trong cũng đau và hình như nó đang sưng tấy lên, ở chỗ lông mày thì nhức không thể chịu nổi. Phía dưới lông mày, bên trong mi mắt, sừng sững con số tàn nhẫn 3,85 đôla. Gã mở mắt ra để trốn thoát nó, nhưng ánh sáng chói chang của căn phòng hình như muốn xé con ngươi gã, buộc gã phải nhắm mắt lại, con số 3,85 đôla lại sừng sững hiện về.
Năm đôla cho năm ngàn từ, mười từ một xu. Ý nghĩ kỳ quặc ấy cứ bám riết lấy trí óc gã, gã không thể nào trốn thoát được nó cũng như gã không thể nào trốn thoát con số 3,85 đôla dưới mi mắt gã. Con số này, bỗng hình như có thay đổi, và gã tò mò theo dõi cho đến khi con số 2 đôla sáng rực lên thay thế cho nó. A, gã nghĩ, đây là khoản nợ thằng cha hàng bánh đây, số tiền tiếp theo hiện ra là 2,50 đôla. Nó làm cho gã luống cuống, gã suy nghĩ miên man dường như cái sống và cái chết đang lơ lửng trên lời giải đáp! Gã có nợ của ai 2,50 đôla, chắc chắn là có, nhưng ai? Tìm cho ra là nhiệm vụ mà cả cái thế gian độc ác và hách dịch này bắt gã phải làm; gã lang thang qua khắp tất cả những dãy hành lang dài vô tận của trí óc, mở toang tất cả những căn phòng chứa những đồ cồng kềnh tạp nhạp, những ngóc ngách chồng chất ký ức và tri thức hỗn độn, nhưng tìm mãi vẫn không thấy lời giải đáp. Sau bao thế kỷ tìm tòi, tự nhiên nó lại đến với gã dễ dàng, không cần mất một chút cố gắng nào; người đó là Maria. Bất yên tâm, gã lại để tâm hồn quay về với tấm màn giày vò gã bên trong mi mắt. Gã đã giải đáp được rồi, bây giờ gã có thể nghỉ ngơi. Nhưng không, con số 2,5 đôla mờ dần và thay thế vào đó, cháy rực lên con số 8 đôla. Ai nhỉ? Ấy thế là gã, lại phải làm một cuộc đi vòng khủng khiếp nữa trong trí óc để tìm cho ra.
Đi tìm như thế mất bao lâu, gã không biết nữa, chỉ biết sau một thời gian dường như dài ghê gớm, gã bừng tỉnh bởi tiếng gõ cửa, và tiếng Maria hỏi có phải gã ốm không. Gã trả lời là gã không ốm, chỉ đang ngủ trưa thôi, giọng nói của gã bị nghẹt, lạc hẳn đi đến nỗi gã không nhận ra được nữa. Gã ngạc nhiên thấy căn phòng tối đen. Lúc gã nhận được thư mới hai giờ trưa, bây giờ gã mới biết là mình đang ốm.
Thế rồi con số 8 đô la lại âm ỉ cháy dưới mi mắt, gã lại quay lại con đường khổ cực. Nhưng gã đã khôn ngoan hơn. Gã không cần phải lang thang khắp trí óc mình mãi làm gi. Gã đã là một thằng điên. Gã kéo cái đòn bẩy và bắt trí óc gã quay vòng xung quanh gã, cái bánh xe khủng khiếp của số mệnh, đu quay của ký ức, cuộc vận hành của trí tuệ. Nó cứ quay ngày càng nhanh cho đến khi cơn lốc qua những vực thẳm hỗn độn đen ngòm.
Tự nhiên, gã thấy mình đứng ở chỗ máy giặt đang tống những cổ tay áo sơ mi đã hồ vào máy. Nhưng trong khi làm gã thấy những con số in trên những cổ tay áo ấy. Đây là một kiểu đánh dấu mới vào quần áo đưa giặt đây, gã nghĩ thế. Nhìn kỹ hơn, gã thấy con số 3,85 đôla trên một cổ tay áo. Gã chợt nhớ ra đó là khoản nợ lão chủ hàng thực phẩm, và tất cả những cổ tay áo này là những giấy biên nợ đang bay quanh cái thùng hình trụ của máy giặt. Một ý nghĩ ranh mãnh đến với gã. Gã sẽ ném tất cả những giấy biên nợ này xuống bàn và thế là gã thoát không phải trả, nghĩ thế gã làm luôn, gã hằn học vò nhàu tất cả những cổ tay áo và ném chúng nó xuống bàn bẩn một cách kinh khủng. Đống giấy nợ cứ cao ùn ùn lên, và tuy mỗi tờ lại được sao thành hàng ngàn hàng vạn bản, gã chỉ thấy có một tờ trên đó ghi số tiền 2,5 đôla, số tiền gã nợ Maria. Thế có nghĩa là Maria không thúc gã phải trả và gã quyết định một cách rất cao thượng đây là món nợ độc nhất gã sẽ trả, và thế là gã bắt đầu lục lọi khắp đống giấy vứt ngổn ngang để tìm tờ giấy biên nợ Maria. Gã tìm một cách tuyệt vọng, tìm hàng thế kỷ, gã vẫn đang tìm thì lão quản lý khách sạn bước vào, thằng cha người Hà Lan béo phì, mặt bừng bừng giận dữ, lão quát tháo, tiếng oang oang dội vào vũ trụ: "Tao sẽ khấu lương của mày để đền vào những cổ tay áo này." Đống cổ tay áo chất lên như núi và Martin biết rằng gã sẽ phải làm việc cực khổ hàng ngàn năm mới trả hết được tiền đền. Đúng rồi, chỉ còn mỗi một cách là giết lão quản lý và đốt cái xưởng giặt này ra tro. Nhưng thằng cha người Hà Lan béo phị đã làm mưu toan của gã thất bại, lão nắm lấy gáy gã, nhấc gã lên dìm xuống. Lão tung gã qua những cái bàn để là, qua cái lò lửa, qua cái máy giặt, vào trong buồng, qua cái máy vắt, qua cái chậu giặt. Gã cứ bị tung lên như thế cho đến khi răng gã va vào nhau lập cập, đầu gối nhức nhối, và gã lấy làm lạ không hiểu sao thằng cha Hà Lan này lại khỏe đến thế.
Và rồi gã lại thấy mình đứng bên máy giặt, lần này gã nhận những cổ tay áo do một lão chủ bút tống vào từ đầu máy bên kia. Mỗi cái là một ngân phiếu, Martin nhìn chúng một cách lo âu, trong cơn sốt cao đợi chờ, nhưng chúng đều để trắng cả. Gã đứng đó và nhận những tấm ngân phiếu để trắng ấy một vạn năm hay khoảng thế, không để sót một tấm nào sợ rằng người ra sẽ đem ghi đầy vào đó. Cuối cùng, gã tìm thấy ngón tay run run giơ nó lên ánh sáng. Năm đôla. "Ha, hà," tên chủ bút ở đầu máy bên kia cười lớn. "Được, tao sẽ giết mày," Martin nói. Gã chạy vào buồng giặt để lấy cái rìu và trông thấy Joe đang hồ những bản thảo. Gã bắt Joe phải ngừng tay, ném cái rìu cho anh ta. Nhưng cái rìu cứ lơ lửng trong không khí và Martin lại thấy mình quay về buồng là quần áo, trong cơn bão tuyết. Không, không phải là tuyết rơi mà là những tấm ngân phiếu ghi những số tiền khổng lồ, số nhỏ nhất cũng không kém một ngàn đôla. Gã bắt đầu thu nhặt chúng lại, phân loại ra thành từng gói một trăm tấm một, mỗi gói lại lấy dây buộc thật chặt.
Vừa làm gã vừa ngước mắt nhìn lên, thấy Joe đứng trước mặt đang làm trò tung hứng nhưng chiếc bàn là, những cái áo sơ mi đã hồ rồi và những bản thảo. Thỉnh thoảng, Joe lại chạy ra ngoài tung thêm một bộ những tấm ngân phiếu vào cái đám hỗn độn đang bay bổng qua mái nhà và mất hút trong cái vòng khủng khiếp. Martin xô lại đánh Joe, nhưng Joe đã nắm lấy cái rìu và ném nó vào cái vòng đang bay kia. Rồi Joe túm chặt lấy Martin tung gã vào đó. Martin bay bổng qua mái nhà, gã vơ lấy những tập bản thảo, lúc quay về, gã ôm đầy một tay. Nhưng vừa xuống đến đất gã lại bị tung bổng lên, một lần, hai lần, ba lần, hằng hà sa số lần, gã cứ bay vòng, bay vòng trong cái vòng ấy. Từ ở nơi xa xôi, gã nghe thấy tiếng lanh lảnh của trẻ con hát: "Willi, Willi, hãy cùng ta lại nhảy một điệu waltz, một điều waltz."
Gã lấy lại được cái rìu giữa dòng sông Ngân Hà những ngân phiếu, những chiếc áo sơ mi đã hồ xong và những tập bản thảo, gã chuẩn bị lúc trở xuống sẽ giết Joe. Nhưng gã không trở xuống. Vào lúc hai giờ sáng qua tấm vách mỏng nghe thấy tiếng gã rên rỉ, Maria chạy sang, chị đặt những chiếc bàn là nóng sát vào người gã và đắp khăn ướt lên cặp mắt đau nhói của gã.
Chú thích:
1. Azores: một vùng ở phía bắc Đại Tây Dương, gần Bồ Đào Nha.
2. Maui: hòn đảo lớn thứ hai trong quần đải Hawaii.
3. Kahului: một hải cảng phía tây bắc đảo Maui.
4. Wailuku: thủ phủ của đảo Maui.
5. Một tỉnh nhỏ ở California.