Chương : 41
Kẻ gieo gió tất sẽ gặp bão, chỉ có điều là sớm hay muộn mà thôi. Sai nha Ngô Tín vốn là người bất chính, làm chân a dịch trong cửa quan, là kẻ cực kỳ độc ác. Hễ thấy tiền là mắt hắn sáng lên. Cho dù là cha ruột của hắn, nếu không chịu bỏ tiền ra thì cũng bị hắn đánh cho đến chết đi sống lại. Trong nhà hắn cũng có chút của ăn của để, hắn lại giỏi nịnh bợ quan trên, bày cách cho chủ kiếm tiền nên rất được lòng thượng cấp. Do đó, hắn chẳng coi ai ra gì, bị người người căm hận. Chỉ có điều, họ không dám chọc vào hắn mà thôi. Cũng có không ít kẻ trước mặt thì nịnh nọt, sau lưng lại chửi rủa hắn. Hôm nay, hắn là kẻ có tội trước công đường của đại nhân, ai chẳng muốn mượn việc công báo thù riêng? Không cần người ta thêm mắm thêm muối, chỉ khai đủ khai đúng tội thôi, hắn cũng không chịu nổi! Hơn nữa, người ta ai cũng biết Lưu gù là kẻ khó chơi nên càng không dám thêm thắt tội trạng cho Ngô Tín. Do đó, bảo chính trong vùng mới nói: thực ra các vụ hắn mượn danh nha môn ra sao, chèn ép lương dân như thế nào, trong nhà hắn đêm đêm thường xuất hiện người lạ, đêm tụ tập, ngày tản đi ra sao.
Lưu đại nhân nghe xong, bất giác thầm vui trong lòng, ngồi trên công đường, nói:
- Bảo chính, trong thôn Bạch Sa Đồn của ngươi có ngôi miếu Ngọc Hoàng phải không?
Bảo chính nói:
- Đúng là có ngôi miếu Ngọc Hoàng, nhưng không phải ở trong thôn mà là ở phía đông thôn Bạch Sa Đồn. Cách thôn vài dặm có một khu đất hoang. Trước đây, nơi ấy là một bến đò, nhưng bởi mấy năm lại đây bị cát vùi, thuyền bè không cập vào được nữa, đám người buôn bán bên bến đò ấy cũng bỏ đi cả, dân chúng cũng không sống nổi nên chuyển sang nơi khác sinh sống, làm ăn rồi. Nay ở đó chỉ còn trơ lại mỗi ngôi miếu Ngọc Hoàng mà thôi.
Lưu đại nhân nghe tới đây, khe khẽ gật đầu, nói tiếp:
- Ngô Tín!
- Có Tiểu nhân xin đợi lệnh?
Lưu đại nhân nói:
- Những người thường xuyên tới nhà ngươi kia làm nghề gì? Mau thành thực khai ra!
Sai nha Ngô Tín nói:
- Bẩm đại nhân, hắn nói nhà tiểu nhân thường xuyên có người qua lại, xin đại nhân chớ tin. Nếu tiểu nhân nói rằng cả nhà Dương võ cử bị hắn giết, liệu đại nhân có tin hay không? Đại nhân là người sáng suốt. Tục ngữ nói: Một nhà thừa ăn, ngàn nhà ganh ghét. Nhà tiểu nhân vốn cũng có đủ bát cơm ăn, lại được các quan trên chiếu cố, nể mặt nên những kẻ khác thường sinh lòng ghen tỵ, thường nói xấu sau lưng tiểu nhân. Hơn nữa, hương bảo các thôn khác với những người kia. Gặp chuyện lớn nhỏ gì hắn đều phải đứng ra nên không thể tránh khỏi có điều sơ suất, đương nhiên phải bị quan trên trách mắng. Bọn chúng không hiểu được điều này, đều mang lòng oán hận tiểu nhân, nói tiểu nhân là người không tốt. Hôm nay, đại nhân vì việc của nhà họ Dương thẩm vấn tiểu nhân, bọn chúng bèn nhân đà này té nước theo mưa, lửa cháy đổ thêm dầu, thêm thắt, vu cáo tiểu nhân. Vậy mà đại nhân lại tin là thật, thế chẳng phải oan uổng cho tiểu nhân lắm hay sao?
Lưu đại nhân nghe xong, khẽ nở nụ cười, nói với Ngô Tín:
- Ngô Tín, người nói rằng bản phủ nghe lời bảo chính, đổ oan cho ngươi sao? Ta còn muốn đổ oan cho ngươi hơn nữa kia! Tục ngữ nói: Không đánh đời nào chịu khai. Ngươi đâu, mang hình cụ ra đây!
- Dạ!
Đám nha dịch ứng tiếng, hô vang.
Lưu đại nhân ngồi trên công đường, mỉm cười, nói:
- Tên nô tài to gan kia! Ngươi ỷ vào mồm mép trơn tru, ngươi coi bản phủ là loại người gì?
Nói xong, dặn xuống:
- Dùng hình!
Chỉ thấy bên dưới, tiếng hò hét vang lên. Đám sai nha mặc áo xanh chạy tới, vứt hình cụ loảng xoảng trên nền công đường khiến phạm nhân sợ kinh hồn mất mật. Đám người áo xanh trói nha dịch Ngô Tín lại, đè hắn xuống, sau đó lột vớ của hắn ra, bắt nằm sấp xuống, kéo hai chân ngược lên. Công sai mắc hình cụ vào hai chân hắn, hai người đứng hai bên dùng sức kéo mạnh, chỉ nghe thấy tiếng "huỵch, huỵch" vang lên liên hồi, lại nghe thấy Ngô Tín kêu gào thê thảm, sau một hồi, hắn hết kêu gào. Một viên công sai mặc áo xanh tiến lên, ngậm một ngụm nước, phun vào mặt Ngô Tín. Ngô Tín kêu "Ôi cha" một câu rồi dần tỉnh lại. Hắn đau đớn mồ hôi chảy ướt cả đầu, cả mặt. Lưu đại nhân ngồi trên công đường quát lớn:
- Mau khai ra: Những kẻ thường xuyên qua lại nhà người là ai? Ban đêm tụ tập, ban ngày tản đi là vì sao?
Tên sai nha họ Ngô sợ nếu khai thực thì cũng chết nên cố chịu đau đớn cực hình, luôn mồm kêu:
- Đại nhân, trong nhà tiểu nhân thực không có ai thường xuyên qua lại, bảo tiểu nhân phải khai nhận sau đây? Cúi xin đại nhân gia ân, chớ dùng cực hình ép cung người lương thiện. Cầu cho đại nhân phúc thọ trường tồn, con cháu đời đời hưởng ơn vua.
Lưu đại nhân khẽ nở nụ cười, chửi hắn vài câu, nói:
- Ngươi giỏi chịu cực hình, không chịu khai nhận, Lưu mỗ ta lẽ nào chịu dễ dàng bỏ qua? Tục ngữ có câu: "lòng người như sắt đá, phép quan như lò lửa" quả không sai.
Ngô Tín nói:
- Vốn không có chuyện ấy, dùng cực hình bắt tiểu nhân khai nhận là cớ làm sao? Dùng cực hình đánh chết tiểu nhân tại nơi này, há chẳng phải làm hỏng thanh danh từ trước tới nay của đại nhân hay sao?
Ngô Tín làm việc trong nha môn đã lâu, lẽ nào hắn không biết tên của các loại hình cụ? Việc hắn làm đều đáng chết cả. Nếu hôm nay khai ra, chắc hẳn mạng hắn cũng không còn. Chi bằng nghiến răng chịu cực hình, quyết không khai nhận, may ra còn đường sống. Ngờ đâu Lưu đại nhân đã đoán ra hết mọi ẩn tình, một mực đòi hắn phải khai nhận, nói:
- Ngô Tín, ngươi nói với anh em họ Dương, muốn kết thúc vụ này, họ phải bỏ ra năm ngàn lạng. Võ cử nhân không chịu bỏ ra nhiều tiền như vậy. Anh em họ biết rõ đêm nay lũ cướp sẽ tới nên mới xin với các ngươi một người ở lại nha môn, một người về bảo vệ gia đình, chặn lũ cướp. Ngươi cũng biết rõ đám cướp sẽ tới nhà họ Dương hại người nên đã ngấm ngầm gièm pha tri huyện không cho ai về. Vì vậy mới gây nên vụ án hai mươi tư mạng người này.
Lưu đại nhân ngồi trên công đường, nói:
- Tên nô tài đáng chết!
Lại chửi bới vài câu, sau đó mới nói:
- Rõ ràng ngươi biết lũ cướp tới mà vẫn không thả anh em họ Dương ra. Do đó, hai mươi tư mạng người mới phải mất bởi tay ngươi và tên tham quan kia? Sự việc đã rõ ràng như vậy ngươi còn không chịu khai nhận, lại cậy mình mồm miệng trơn tru? Bản phủ khác với những quan phủ khác, sao có thể để ngươi lọt lưới vụ này? Nếu chịu thực thà khai ra thì đỡ khổ, còn không, ngươi chỉ chịu đau đớn oan uổng mà thôi.
Nói xong đập bàn, sắc mặt vô cùng giận dữ. Ngô nha dịch dập đầu lạy, miệng kêu "đại nhân", nói:
- Đại nhân sao không chịu hiểu cho? Tại sao lại thiên vị, bảo vệ cho nhà họ Dương, nói tiểu nhân đều biết cả. Cho dù tra tấn đến chết, tiểu nhân khó lòng nhận tội này. Chỉ có điều, tiểu nhân chết không thể nhắm mắt nổi. Đại nhân ơi, đời đời làm quan hưởng lộc vua ban, tiểu nhân chẳng qua chỉ là một con dê người ta lôi ra để tế thần. Tại sao đại lão gia phải khổ sở ép tiểu nhân nhận tội như vậy?
Nói xong dập đầu lạy, hai mắt ngấn lệ. Lưu đại nhân khẽ nở nụ cười, luôn miệng chửi "thằng giặc", nói:
- Nén lòng chịu cực hình cầu được sống, chẳng qua cũng chỉ là kéo dài sự sống trong đau khổ thêm một lúc mà thôi.
Rồi dặn dò tả hữu tháo hình cụ ra khỏi người phạm nhân, nói:
- Tạm thời giải tên này xuống nhà lao. Bản phủ tự sẽ có cách bắt tên giặc này phải nhận tội.
Công sai ứng tiếng, tháo hình cụ trên mình hắn ra. Ngô sai nha lại ngất đi. Công sai lôi hắn ra khỏi nha môn, chuyện không phải kể ra đây. Lưu đại nhân lại quay qua phía viên quan huyện, nói:
- Tả hữu, hãy lôi hắn ra, đợi bản phủ xét xử vụ án này.
Lưu đại nhân, nói:
- Hồ Hữu Lễ, đợi chút nữa hãy nghe bản phủ xử vụ án này.
- Dạ!
Tri huyện ứng tiếng. Thừa sai lôi hắn ra ngoài. Chuyện không phải kể nữa.
Lưu đại nhân dặn dò đánh trống bãi đường, Lưu Đại nhân lui xuống, đám nha lại tản đi.
Lại nói chuyện Lưu đại nhân về thư phòng, ngồi xuống.
Đại nhân nhìn Trương Lộc, nói:
- Con hãy ra ngoài gọi đầu mục thừa sai Trần Đại Dũng tới đây bản phủ có chuyện muốn nói với anh ta.
- Dạ!
Tên người hầu ứng tiếng, xoay mình đi ra ngoài. Không lâu sau, thừa sai Trần Đại Dũng tiến vào thư phòng, chắp tay vái chào đại nhân, đứng sang một bên, nói:
- Không biết đại nhân cho gọi tiểu nhân có việc gì?
Lưu lão gia đưa mắt nhìn vị hảo hán này, nói:
- Đại Dũng!
- Có Tiểu nhân xin đợi lệnh.
Đại nhân nói:
- Ngươi cùng võ cử Dương Văn Bính, dẫn theo bảo chính thôn Bạch Sa Đồn, cưỡi khoái mã cấp tốc tới nhà tên sai nha họ Ngô rồi làm thế này, thế này. Đi mau rồi chóng trở về, không được chậm trễ!
- Dạ! Tiểu nhân biết rồi.
Trần Đại Dũng xoay người rời khỏi thư phòng. Lưu đại nhân ngồi rỗi bên trong. Chuyện không cần kể ra đây.
Lại nói chuyện Trần Đại Dũng trở về nhà, ăn cơm, thay quần áo xong xuôi, sai người nhà truyền mời Dương Văn Bính tới nói:
- Đại nhân dặn rằng: Ba người bọn ta tới nhà sai nha họ Ngô làm thế này, thế này. Đi sớm về cho sớm.
Võ cử ứng tiếng. Đại Dũng lại dặn thuộc hạ: "Bảo bổ khoái chuẩn bị sẵn ba con ngựa để ngoài kia. "
- Dạ!
Thủ hạ ứng tiếng, đi ra. Lúc này, hai người bọn họ mới đứng dậy, bước ra ngoài.
Trần Đại Dũng sải bước đi trước, Dương võ cử cũng cất bước theo sau, chỉ trong chớp mắt ra khỏi cổng, thấy ngựa đã được chuẩn bị đợi ở đó từ trước rồi. Bảo chính giục ngựa đi trước dẫn đường, thừa sai và võ cử đi theo sau. Đại Dũng thúc ngựa tiến lên, nói:
- Dương gia, xem ra, mọi việc đều do ông trời định sẵn, vận trời khó cãi. Không phải tại hạ hàm hồ nói ra câu này đâu. Huynh đài, vụ này nhà anh đúng là gặp họa từ trên trời rơi xuống. Chỉ vì trọng nghĩa nên anh em ngài mới giữ khách ở lại, đánh đuổi lũ cướp cứu người, tự chuốc lấy họa nên mới có chuyện đầu người vứt vào trong nhà. Tuy ngài đã đem nộp lên quan, chẳng may gặp ngay phải tên quan tham Hồ huyện lệnh, sách nhiễu đòi đút lót năm ngàn lạng. Nhưng tất cả đều do tên nha dịch đáng ghét họ Ngô gièm pha mà ra cả, giữ anh em ngài ở lại công đường, lũ cướp mới có cơ hội ra tay làm chuyện bất nhân, giết sạch người trong nhà ngài! Cũng may người nhà ông đi tố cáo gặp ngay thanh liêm Lưu đại nhân. Đại nhân mới cho bắt hai tên ấy, lại chuẩn bị kết thúc vụ án.
Dương Văn Bính nghe nói vậy vội gật đầu, nói:
- Xin hỏi quý tính, đại danh của huynh đài? Nghe giọng, hình như huynh đài cũng là người vùng này?
Trần Đại Dũng trả lời, nói:
- Ngài hỏi tôi ư? Tôi vốn người Giang Ninh, họ Trấn. Tại hạ trước đây cũng từng đỗ võ cử nhân, được phong chức vận lương thiên tổng. Bởi vận lương cho triều đình để xảy ra chuyện sơ suất nên bị cách chức đuổi về quê. Chẳng đặng đừng, đành phải vào phủ Giang Ninh làm chân thừa sai. Xin ngài chớ chê cười.
Dương võ cử gật đầu, nói:
- Đúng là tại số mệnh, chẳng phải tại người.
Lại nghĩ tới chuyện của mình, bất giác cảm thấy chua xót trong lòng. Mình vì trượng nghĩa giữ khách ở lại, đâu ngờ tự rước lấy họa diệt môn! Cả nhà bị giết thật oan uổng, anh em mình lại bị tước mất hiệu cử nhân. Đúng là, sống kiếp uổng phí trên cõi đời này.
Dương Văn Bính nghe tới chuyện mẹ mình bị hại, bất giác trào nước mắt. Trần Đại Dũng nói:
- Dương gia xin chớ đau lòng. Lệnh đường và toàn gia bị hại đều do ông tạo an bài, số mệnh của họ phải chịu vậy, ngài phải hiểu điều này mới được.
Nói xong thúc ngựa tiến lên. Đêm ấy, họ phải nghỉ ở ngoài trời. Ngày hôm sau, họ tới Bạch Sa Đồn vào lúc trời vừa sáng. Họ vào thôn, tới trước cổng nhà Ngô Tín, xuống ngựa. Bảo chính dẫn hai người vào phòng khách nhà Ngô Tín, ngồi xuống, rồi gọi gia nhân nhà hắn ra, nói:
- Ngươi hãy vào bẩm với bà chủ, nói ta từ phủ Giang Ninh tới đây có việc gấp cần nói chuyện, nhất định phải ra gặp mặt.
Người ấy nghe xong, vội đi vào trong.
Lại nói chuyện vợ của Ngô sai nha là Vương thị người vợ đứng đắn, hiền lương, luôn biết giữ đúng đạo vợ hiền. Cô ta thấy chồng không chịu đi theo đường ngay, nẻo chính vẫn thường khuyên bảo chồng, chẳng ngờ Ngô Tín không chịu nghe theo nên tình cảm vợ chồng vì vậy sinh ra bất hòa. Hôm trước nàng nghe tin chồng bị sai nha phủ Giang Ninh gọi đi, trong lòng tự biết có điều không hay. Nàng ở lại trong nhà nhưng bụng dạ luôn thắc thỏm, lo âu. Hôm ấy, đang ngồi trong phòng chợt thấy gia nhân vào báo, nói:
- Ngoài kia có bảo chính Thôi đại ca nói từ phủ Giang Ninh về, có chuyện cần muốn gặp phu nhân để nói chuyện.
Vương thị nghe vậy, thầm mừng rỡ trong lòng. Bản thân nàng đang định đi hỏi thăm tin tức của chồng, nay Thôi bảo chính lại tới. Vốn là người trong cùng một thôn, chị em thường gặp mặt nhau. Nay nghe tin Thôi bảo chính tới, phu nhân nói:
- Ngươi hãy ra mời Thôi đại thúc vào đây, ta có điều này muốn nói.
Gã trưởng công bước ra ngoài, tới từ phòng khách, nói:
- Mời Thôi gia đi theo tiểu nhân, bà chủ có chuyện muốn nói.
Thôi bảo chính chắp tay cáo từ Trần Đại Dũng, Dương võ cử rồi xoay mình đi ra. Không lâu sau đã tới phòng của Vương thị. Vương thị thấy Thôi bảo chính bước vào, khẽ nghiêng người, nói:
- Mời Thôi đại thúc ngồi. Có chuyện gì xin cứ nói rõ cho tôi biết.
Thôi bảo chính ngồi xuống, nói:
- Chị à, xin hãy nghe tôi nói đây, Ngô đại ca là người như thế nào, tôi là người rất hiểu. Anh ta trượng nghĩa sơ tài, khắp nơi ai ai cũng rõ. Khi tới nha môn, quan phủ rất nể trọng, những người khác cũng rất kính phục. Người ta thường nói: Một nhà đủ ăn, ngàn nhà ganh tỵ. Câu nói này chẳng sai chút nào. Có người ở Giang Ninh tố cáo anh ấy, nói anh ấy chứa chấp lũ cướp nên cả anh ấy và quan huyện đều bị gọi lên nha môn phủ, Lưu đại nhân đang thăng đường lấy khẩu cung. Anh ấy nói không có chuyện này, bị đại nhân giam trong nha môn rồi. Người trong phủ nha ai ai cũng tốt, họ đều coi Ngô đại ca như chỗ bạn bè. Nay hãy lo lót trong, ngoài mỗi nơi một chút cho xong vụ này đi. Họ nói, tổng cộng phải hết hai trăm lạng bạc. Do đó, đại ca nhờ tôi về nhà nói rõ cho chị hay. Bạc tháng trước anh ta mang về đâu, hãy mau mang ra đây bốn đỉnh để tôi mang về phủ nha lo cho xong vụ này. Chắc rằng sớm muộn gì trong ngày mai anh ấy cũng sẽ về tới nhà.
Vương thị thương chồng, đâu dám chậm trễ, vội mở hòm lấy ra bốn đỉnh bạc, lại nhờ bảo chính.
- Anh mau mang đi, lo vụ này xong cho sớm rồi tôi sẽ bảo với đại ca đền công anh sau.
- Chỉ cần anh ấy được về là tốt rồi, chuyện nhỏ này đâu dám nhắc tới.
Nói xong cầm bạc bước ra ngoài, gặp hai người kia, trao bạc cho Trần Đại Dũng. Dương võ cử đứng bên nhìn rõ ràng, miệng gọi "đại nhân", nói:
- Ngài thấy đấy, bốn đỉnh bạc này đều là bạc của ngu hạ.
Lưu đại nhân nghe xong, bất giác thầm vui trong lòng, ngồi trên công đường, nói:
- Bảo chính, trong thôn Bạch Sa Đồn của ngươi có ngôi miếu Ngọc Hoàng phải không?
Bảo chính nói:
- Đúng là có ngôi miếu Ngọc Hoàng, nhưng không phải ở trong thôn mà là ở phía đông thôn Bạch Sa Đồn. Cách thôn vài dặm có một khu đất hoang. Trước đây, nơi ấy là một bến đò, nhưng bởi mấy năm lại đây bị cát vùi, thuyền bè không cập vào được nữa, đám người buôn bán bên bến đò ấy cũng bỏ đi cả, dân chúng cũng không sống nổi nên chuyển sang nơi khác sinh sống, làm ăn rồi. Nay ở đó chỉ còn trơ lại mỗi ngôi miếu Ngọc Hoàng mà thôi.
Lưu đại nhân nghe tới đây, khe khẽ gật đầu, nói tiếp:
- Ngô Tín!
- Có Tiểu nhân xin đợi lệnh?
Lưu đại nhân nói:
- Những người thường xuyên tới nhà ngươi kia làm nghề gì? Mau thành thực khai ra!
Sai nha Ngô Tín nói:
- Bẩm đại nhân, hắn nói nhà tiểu nhân thường xuyên có người qua lại, xin đại nhân chớ tin. Nếu tiểu nhân nói rằng cả nhà Dương võ cử bị hắn giết, liệu đại nhân có tin hay không? Đại nhân là người sáng suốt. Tục ngữ nói: Một nhà thừa ăn, ngàn nhà ganh ghét. Nhà tiểu nhân vốn cũng có đủ bát cơm ăn, lại được các quan trên chiếu cố, nể mặt nên những kẻ khác thường sinh lòng ghen tỵ, thường nói xấu sau lưng tiểu nhân. Hơn nữa, hương bảo các thôn khác với những người kia. Gặp chuyện lớn nhỏ gì hắn đều phải đứng ra nên không thể tránh khỏi có điều sơ suất, đương nhiên phải bị quan trên trách mắng. Bọn chúng không hiểu được điều này, đều mang lòng oán hận tiểu nhân, nói tiểu nhân là người không tốt. Hôm nay, đại nhân vì việc của nhà họ Dương thẩm vấn tiểu nhân, bọn chúng bèn nhân đà này té nước theo mưa, lửa cháy đổ thêm dầu, thêm thắt, vu cáo tiểu nhân. Vậy mà đại nhân lại tin là thật, thế chẳng phải oan uổng cho tiểu nhân lắm hay sao?
Lưu đại nhân nghe xong, khẽ nở nụ cười, nói với Ngô Tín:
- Ngô Tín, người nói rằng bản phủ nghe lời bảo chính, đổ oan cho ngươi sao? Ta còn muốn đổ oan cho ngươi hơn nữa kia! Tục ngữ nói: Không đánh đời nào chịu khai. Ngươi đâu, mang hình cụ ra đây!
- Dạ!
Đám nha dịch ứng tiếng, hô vang.
Lưu đại nhân ngồi trên công đường, mỉm cười, nói:
- Tên nô tài to gan kia! Ngươi ỷ vào mồm mép trơn tru, ngươi coi bản phủ là loại người gì?
Nói xong, dặn xuống:
- Dùng hình!
Chỉ thấy bên dưới, tiếng hò hét vang lên. Đám sai nha mặc áo xanh chạy tới, vứt hình cụ loảng xoảng trên nền công đường khiến phạm nhân sợ kinh hồn mất mật. Đám người áo xanh trói nha dịch Ngô Tín lại, đè hắn xuống, sau đó lột vớ của hắn ra, bắt nằm sấp xuống, kéo hai chân ngược lên. Công sai mắc hình cụ vào hai chân hắn, hai người đứng hai bên dùng sức kéo mạnh, chỉ nghe thấy tiếng "huỵch, huỵch" vang lên liên hồi, lại nghe thấy Ngô Tín kêu gào thê thảm, sau một hồi, hắn hết kêu gào. Một viên công sai mặc áo xanh tiến lên, ngậm một ngụm nước, phun vào mặt Ngô Tín. Ngô Tín kêu "Ôi cha" một câu rồi dần tỉnh lại. Hắn đau đớn mồ hôi chảy ướt cả đầu, cả mặt. Lưu đại nhân ngồi trên công đường quát lớn:
- Mau khai ra: Những kẻ thường xuyên qua lại nhà người là ai? Ban đêm tụ tập, ban ngày tản đi là vì sao?
Tên sai nha họ Ngô sợ nếu khai thực thì cũng chết nên cố chịu đau đớn cực hình, luôn mồm kêu:
- Đại nhân, trong nhà tiểu nhân thực không có ai thường xuyên qua lại, bảo tiểu nhân phải khai nhận sau đây? Cúi xin đại nhân gia ân, chớ dùng cực hình ép cung người lương thiện. Cầu cho đại nhân phúc thọ trường tồn, con cháu đời đời hưởng ơn vua.
Lưu đại nhân khẽ nở nụ cười, chửi hắn vài câu, nói:
- Ngươi giỏi chịu cực hình, không chịu khai nhận, Lưu mỗ ta lẽ nào chịu dễ dàng bỏ qua? Tục ngữ có câu: "lòng người như sắt đá, phép quan như lò lửa" quả không sai.
Ngô Tín nói:
- Vốn không có chuyện ấy, dùng cực hình bắt tiểu nhân khai nhận là cớ làm sao? Dùng cực hình đánh chết tiểu nhân tại nơi này, há chẳng phải làm hỏng thanh danh từ trước tới nay của đại nhân hay sao?
Ngô Tín làm việc trong nha môn đã lâu, lẽ nào hắn không biết tên của các loại hình cụ? Việc hắn làm đều đáng chết cả. Nếu hôm nay khai ra, chắc hẳn mạng hắn cũng không còn. Chi bằng nghiến răng chịu cực hình, quyết không khai nhận, may ra còn đường sống. Ngờ đâu Lưu đại nhân đã đoán ra hết mọi ẩn tình, một mực đòi hắn phải khai nhận, nói:
- Ngô Tín, ngươi nói với anh em họ Dương, muốn kết thúc vụ này, họ phải bỏ ra năm ngàn lạng. Võ cử nhân không chịu bỏ ra nhiều tiền như vậy. Anh em họ biết rõ đêm nay lũ cướp sẽ tới nên mới xin với các ngươi một người ở lại nha môn, một người về bảo vệ gia đình, chặn lũ cướp. Ngươi cũng biết rõ đám cướp sẽ tới nhà họ Dương hại người nên đã ngấm ngầm gièm pha tri huyện không cho ai về. Vì vậy mới gây nên vụ án hai mươi tư mạng người này.
Lưu đại nhân ngồi trên công đường, nói:
- Tên nô tài đáng chết!
Lại chửi bới vài câu, sau đó mới nói:
- Rõ ràng ngươi biết lũ cướp tới mà vẫn không thả anh em họ Dương ra. Do đó, hai mươi tư mạng người mới phải mất bởi tay ngươi và tên tham quan kia? Sự việc đã rõ ràng như vậy ngươi còn không chịu khai nhận, lại cậy mình mồm miệng trơn tru? Bản phủ khác với những quan phủ khác, sao có thể để ngươi lọt lưới vụ này? Nếu chịu thực thà khai ra thì đỡ khổ, còn không, ngươi chỉ chịu đau đớn oan uổng mà thôi.
Nói xong đập bàn, sắc mặt vô cùng giận dữ. Ngô nha dịch dập đầu lạy, miệng kêu "đại nhân", nói:
- Đại nhân sao không chịu hiểu cho? Tại sao lại thiên vị, bảo vệ cho nhà họ Dương, nói tiểu nhân đều biết cả. Cho dù tra tấn đến chết, tiểu nhân khó lòng nhận tội này. Chỉ có điều, tiểu nhân chết không thể nhắm mắt nổi. Đại nhân ơi, đời đời làm quan hưởng lộc vua ban, tiểu nhân chẳng qua chỉ là một con dê người ta lôi ra để tế thần. Tại sao đại lão gia phải khổ sở ép tiểu nhân nhận tội như vậy?
Nói xong dập đầu lạy, hai mắt ngấn lệ. Lưu đại nhân khẽ nở nụ cười, luôn miệng chửi "thằng giặc", nói:
- Nén lòng chịu cực hình cầu được sống, chẳng qua cũng chỉ là kéo dài sự sống trong đau khổ thêm một lúc mà thôi.
Rồi dặn dò tả hữu tháo hình cụ ra khỏi người phạm nhân, nói:
- Tạm thời giải tên này xuống nhà lao. Bản phủ tự sẽ có cách bắt tên giặc này phải nhận tội.
Công sai ứng tiếng, tháo hình cụ trên mình hắn ra. Ngô sai nha lại ngất đi. Công sai lôi hắn ra khỏi nha môn, chuyện không phải kể ra đây. Lưu đại nhân lại quay qua phía viên quan huyện, nói:
- Tả hữu, hãy lôi hắn ra, đợi bản phủ xét xử vụ án này.
Lưu đại nhân, nói:
- Hồ Hữu Lễ, đợi chút nữa hãy nghe bản phủ xử vụ án này.
- Dạ!
Tri huyện ứng tiếng. Thừa sai lôi hắn ra ngoài. Chuyện không phải kể nữa.
Lưu đại nhân dặn dò đánh trống bãi đường, Lưu Đại nhân lui xuống, đám nha lại tản đi.
Lại nói chuyện Lưu đại nhân về thư phòng, ngồi xuống.
Đại nhân nhìn Trương Lộc, nói:
- Con hãy ra ngoài gọi đầu mục thừa sai Trần Đại Dũng tới đây bản phủ có chuyện muốn nói với anh ta.
- Dạ!
Tên người hầu ứng tiếng, xoay mình đi ra ngoài. Không lâu sau, thừa sai Trần Đại Dũng tiến vào thư phòng, chắp tay vái chào đại nhân, đứng sang một bên, nói:
- Không biết đại nhân cho gọi tiểu nhân có việc gì?
Lưu lão gia đưa mắt nhìn vị hảo hán này, nói:
- Đại Dũng!
- Có Tiểu nhân xin đợi lệnh.
Đại nhân nói:
- Ngươi cùng võ cử Dương Văn Bính, dẫn theo bảo chính thôn Bạch Sa Đồn, cưỡi khoái mã cấp tốc tới nhà tên sai nha họ Ngô rồi làm thế này, thế này. Đi mau rồi chóng trở về, không được chậm trễ!
- Dạ! Tiểu nhân biết rồi.
Trần Đại Dũng xoay người rời khỏi thư phòng. Lưu đại nhân ngồi rỗi bên trong. Chuyện không cần kể ra đây.
Lại nói chuyện Trần Đại Dũng trở về nhà, ăn cơm, thay quần áo xong xuôi, sai người nhà truyền mời Dương Văn Bính tới nói:
- Đại nhân dặn rằng: Ba người bọn ta tới nhà sai nha họ Ngô làm thế này, thế này. Đi sớm về cho sớm.
Võ cử ứng tiếng. Đại Dũng lại dặn thuộc hạ: "Bảo bổ khoái chuẩn bị sẵn ba con ngựa để ngoài kia. "
- Dạ!
Thủ hạ ứng tiếng, đi ra. Lúc này, hai người bọn họ mới đứng dậy, bước ra ngoài.
Trần Đại Dũng sải bước đi trước, Dương võ cử cũng cất bước theo sau, chỉ trong chớp mắt ra khỏi cổng, thấy ngựa đã được chuẩn bị đợi ở đó từ trước rồi. Bảo chính giục ngựa đi trước dẫn đường, thừa sai và võ cử đi theo sau. Đại Dũng thúc ngựa tiến lên, nói:
- Dương gia, xem ra, mọi việc đều do ông trời định sẵn, vận trời khó cãi. Không phải tại hạ hàm hồ nói ra câu này đâu. Huynh đài, vụ này nhà anh đúng là gặp họa từ trên trời rơi xuống. Chỉ vì trọng nghĩa nên anh em ngài mới giữ khách ở lại, đánh đuổi lũ cướp cứu người, tự chuốc lấy họa nên mới có chuyện đầu người vứt vào trong nhà. Tuy ngài đã đem nộp lên quan, chẳng may gặp ngay phải tên quan tham Hồ huyện lệnh, sách nhiễu đòi đút lót năm ngàn lạng. Nhưng tất cả đều do tên nha dịch đáng ghét họ Ngô gièm pha mà ra cả, giữ anh em ngài ở lại công đường, lũ cướp mới có cơ hội ra tay làm chuyện bất nhân, giết sạch người trong nhà ngài! Cũng may người nhà ông đi tố cáo gặp ngay thanh liêm Lưu đại nhân. Đại nhân mới cho bắt hai tên ấy, lại chuẩn bị kết thúc vụ án.
Dương Văn Bính nghe nói vậy vội gật đầu, nói:
- Xin hỏi quý tính, đại danh của huynh đài? Nghe giọng, hình như huynh đài cũng là người vùng này?
Trần Đại Dũng trả lời, nói:
- Ngài hỏi tôi ư? Tôi vốn người Giang Ninh, họ Trấn. Tại hạ trước đây cũng từng đỗ võ cử nhân, được phong chức vận lương thiên tổng. Bởi vận lương cho triều đình để xảy ra chuyện sơ suất nên bị cách chức đuổi về quê. Chẳng đặng đừng, đành phải vào phủ Giang Ninh làm chân thừa sai. Xin ngài chớ chê cười.
Dương võ cử gật đầu, nói:
- Đúng là tại số mệnh, chẳng phải tại người.
Lại nghĩ tới chuyện của mình, bất giác cảm thấy chua xót trong lòng. Mình vì trượng nghĩa giữ khách ở lại, đâu ngờ tự rước lấy họa diệt môn! Cả nhà bị giết thật oan uổng, anh em mình lại bị tước mất hiệu cử nhân. Đúng là, sống kiếp uổng phí trên cõi đời này.
Dương Văn Bính nghe tới chuyện mẹ mình bị hại, bất giác trào nước mắt. Trần Đại Dũng nói:
- Dương gia xin chớ đau lòng. Lệnh đường và toàn gia bị hại đều do ông tạo an bài, số mệnh của họ phải chịu vậy, ngài phải hiểu điều này mới được.
Nói xong thúc ngựa tiến lên. Đêm ấy, họ phải nghỉ ở ngoài trời. Ngày hôm sau, họ tới Bạch Sa Đồn vào lúc trời vừa sáng. Họ vào thôn, tới trước cổng nhà Ngô Tín, xuống ngựa. Bảo chính dẫn hai người vào phòng khách nhà Ngô Tín, ngồi xuống, rồi gọi gia nhân nhà hắn ra, nói:
- Ngươi hãy vào bẩm với bà chủ, nói ta từ phủ Giang Ninh tới đây có việc gấp cần nói chuyện, nhất định phải ra gặp mặt.
Người ấy nghe xong, vội đi vào trong.
Lại nói chuyện vợ của Ngô sai nha là Vương thị người vợ đứng đắn, hiền lương, luôn biết giữ đúng đạo vợ hiền. Cô ta thấy chồng không chịu đi theo đường ngay, nẻo chính vẫn thường khuyên bảo chồng, chẳng ngờ Ngô Tín không chịu nghe theo nên tình cảm vợ chồng vì vậy sinh ra bất hòa. Hôm trước nàng nghe tin chồng bị sai nha phủ Giang Ninh gọi đi, trong lòng tự biết có điều không hay. Nàng ở lại trong nhà nhưng bụng dạ luôn thắc thỏm, lo âu. Hôm ấy, đang ngồi trong phòng chợt thấy gia nhân vào báo, nói:
- Ngoài kia có bảo chính Thôi đại ca nói từ phủ Giang Ninh về, có chuyện cần muốn gặp phu nhân để nói chuyện.
Vương thị nghe vậy, thầm mừng rỡ trong lòng. Bản thân nàng đang định đi hỏi thăm tin tức của chồng, nay Thôi bảo chính lại tới. Vốn là người trong cùng một thôn, chị em thường gặp mặt nhau. Nay nghe tin Thôi bảo chính tới, phu nhân nói:
- Ngươi hãy ra mời Thôi đại thúc vào đây, ta có điều này muốn nói.
Gã trưởng công bước ra ngoài, tới từ phòng khách, nói:
- Mời Thôi gia đi theo tiểu nhân, bà chủ có chuyện muốn nói.
Thôi bảo chính chắp tay cáo từ Trần Đại Dũng, Dương võ cử rồi xoay mình đi ra. Không lâu sau đã tới phòng của Vương thị. Vương thị thấy Thôi bảo chính bước vào, khẽ nghiêng người, nói:
- Mời Thôi đại thúc ngồi. Có chuyện gì xin cứ nói rõ cho tôi biết.
Thôi bảo chính ngồi xuống, nói:
- Chị à, xin hãy nghe tôi nói đây, Ngô đại ca là người như thế nào, tôi là người rất hiểu. Anh ta trượng nghĩa sơ tài, khắp nơi ai ai cũng rõ. Khi tới nha môn, quan phủ rất nể trọng, những người khác cũng rất kính phục. Người ta thường nói: Một nhà đủ ăn, ngàn nhà ganh tỵ. Câu nói này chẳng sai chút nào. Có người ở Giang Ninh tố cáo anh ấy, nói anh ấy chứa chấp lũ cướp nên cả anh ấy và quan huyện đều bị gọi lên nha môn phủ, Lưu đại nhân đang thăng đường lấy khẩu cung. Anh ấy nói không có chuyện này, bị đại nhân giam trong nha môn rồi. Người trong phủ nha ai ai cũng tốt, họ đều coi Ngô đại ca như chỗ bạn bè. Nay hãy lo lót trong, ngoài mỗi nơi một chút cho xong vụ này đi. Họ nói, tổng cộng phải hết hai trăm lạng bạc. Do đó, đại ca nhờ tôi về nhà nói rõ cho chị hay. Bạc tháng trước anh ta mang về đâu, hãy mau mang ra đây bốn đỉnh để tôi mang về phủ nha lo cho xong vụ này. Chắc rằng sớm muộn gì trong ngày mai anh ấy cũng sẽ về tới nhà.
Vương thị thương chồng, đâu dám chậm trễ, vội mở hòm lấy ra bốn đỉnh bạc, lại nhờ bảo chính.
- Anh mau mang đi, lo vụ này xong cho sớm rồi tôi sẽ bảo với đại ca đền công anh sau.
- Chỉ cần anh ấy được về là tốt rồi, chuyện nhỏ này đâu dám nhắc tới.
Nói xong cầm bạc bước ra ngoài, gặp hai người kia, trao bạc cho Trần Đại Dũng. Dương võ cử đứng bên nhìn rõ ràng, miệng gọi "đại nhân", nói:
- Ngài thấy đấy, bốn đỉnh bạc này đều là bạc của ngu hạ.