Chương : 28
Lại nói chuyện Lưu đại nhân thăng đường xét việc xong xuôi, đang định bãi đường, chợt bên dưới có một người bước lên, tới trước công đường, quỳ xuống, nói:
- Bẩm đại nhân, tiểu nhân là bảo chính ở phía nam, tên gọi Vương Khả Dụng. Nay tại tòa miếu Ngũ Đạo cách cổng Nam thành Giang Ninh năm dặm có một tên ăn mày nghèo chết trong đó. Tiểu nhân thân là bảo chính, không dám không báo chuyện này lên. Nay có đơn trình ở đây mời đại nhân xem qua.
Lưu đại nhân nghe bảo chính Vương Khả Dụng nói vậy, bèn nói:
- Đưa lên đây ta xem!
- Dạ!
Một viên thuộc hạ ứng tiếng, lập tức dâng lá đơn của bảo chính lên. Lưu đại nhân đưa mắt qua đọc, thấy chữ trên lá đơn rất ngay ngắn, sạch sẽ, trên đó viết:
- Bảo chính phía nam là Vương Khả Dụng xin được trình báo lên Lưu đại nhân: Cách bên ngoài cửa Tụ Bảo năm dặm có ngôi miếu Ngũ Đạo, một tên hành khất chết trong miếu này. Người ấy tuổi độ ngũ tuần, mặt rỗ, cao khoảng hơn bốn thước, mình mặc tấm áo vải cũ màu lam, áo chèn ở ngoài, lưng thắt một sợi dây thừng. Bên cạnh xác chết có một cây gậy trúc, ngoài ra còn có một chiếc giỏ tre nhỏ, trong đựng mấy thứ bát đĩa sứt mẻ. Ngoài ra không còn gì khác. Nay xin trình báo lên đại nhân rõ.
Lưu đại nhân xem xong, cao giọng nói:
- Mau chóng chuẩn bị kiệu, bản phủ sẽ đích thân tới hiện trường xem xét.
Kiệu phu nghe vậy không dám chậm trễ, vội khiêng kiệu ra, lắp đòn vào đợi sẵn bên ngoài. Lưu đại nhân lên kiệu. Đám chấp sự đi trước mở đường, đại kiệu theo sau. Bảo chính đi trước dẫn đường, hét vang:
- Không nhiệm vụ hãy yên lặng, tránh sang hai bên đường.
Lưu đại nhân ngồi trong kiệu ghé mắt nhìn ra ngoài, thấy hai bên đường có vô số cửa hàng, cửa hiệu. Nào là hiệu vải, quán ăn, hiệu muối, tiệm cầm đồ, thực không thua kém gì Bắc Kinh. Chẳng trách nào Hoàng đế Hồng Vũ đã dựng đô tại chốn này. Đúng là long năng hưng địa, địa năng hưng long. Cho tới nay, Hoàng thượng đổi tên thành phủ Giang Ninh, thống nhất toàn cõi Hoa Hạ, quy về nhà Đại Thanh. Lưu đại nhân đang suy nghĩ miên man, chợt ngẩng đầu lên, thấy đã ra khỏi thành Kim Lăng. Không lâu sau, tòa miếu Ngũ Đạo đã hiện ra trước mắt. Kiệu được hạ xuống, Trương Lộc không dám chậm trễ, vội tiến lên đỡ đại nhân xuống. Lưu đại nhân rời kiệu.
Lưu đại nhân xuống kiệu, kiệu phu khiêng kiệu để sang một bên. Công án được đặt ngay trước miếu. Lưu đại nhân ngước mắt nhìn qua, thì ra đây là một ngôi miếu hoang, chung quanh không có tường bao. Lưu đại nhân xem xong, trở tới bên công án, ngồi xuống. Ba ban thư lại đứng hầu hai bên. Đại nhân ngồi ngay ngắn, gọi người khám nghiệm tử thi. Lưu Đại nhân còn chưa dứt lời, đã thấy trong đám đông xuất hiện một người, cao giọng nói:
- Dạ! Tiểu nhân Lý Vũ xin đợi lệnh.
Đại nhân nói:
- Lý Vũ, ngươi hãy vào trong miếu kiểm tra thực kỹ thi thể kẻ ăn mày xem có thương tích gì không rồi bẩm lại cho ta hay. Nếu có điều chi sơ suất, coi chừng ta sẽ trị tội.
- Dạ, tiểu nhân biết rồi.
Viên tế tác (người khám nghiệm tử thi) nói xong, đứng dậy, tiến thẳng vào trong miếu, đứng bên cạnh xác chết, gọi vọng ra ngoài nói:
- Ai đó giúp tháo bỏ bộ quần áo trên mình tử thi để ta tiện khám nghiệm.
Kính thưa quý vị độc giả, nếu theo quy trình ở Bắc Kinh thì hễ khám nghiệm tử thi, ty binh mã sẽ hoàn toàn đảm nhiệm. Kiểm nghiệm thương tích trên thi thể nạn nhân cũng do quan tế tác làm. Còn việc thu dọn, mai táng sẽ do đội mai táng đảm nhiệm. Nhung đây lại là ngoại tỉnh, lấy đâu ra đội mai táng? Như vụ này, việc mai táng tử thi sẽ do bảo chính trong vùng đảm nhiệm. Ở đây, tác giả đã chỉ rõ ra rồi.
Lại nói chuyện viên tế tác cất tiếng gọi:
- Hiền đệ!
Bảo chính Vương Khả Dụng chỉ tay, nói:
- Tới ngay.
Rồi cũng đi luôn vào trong miếu. Tế tác Lý Vũ đưa tay chỉ, nói:
- Mau tới đây, cởi bỏ hết quần áo trên thi thể nạn nhân ra để ta kiểm tra.
- Dạ!
Bảo chính ứng tiếng, không chút chậm trễ, vội bước lên, đưa tay lột bỏ y phục trên mình xác chết. Vừa cởi tới khuy áo vùng bụng, nhìn vào, thấy trên bụng nạn nhân có dán một mảnh giấy. Bảo chính thấy vậy, không dám chậm trễ, vội bóc ra, đưa cho viên tế tác. Lý Vũ tuy cũng biết lõm bõm được dăm ba chữ, nhìn qua, vẫn không thể hiểu nổi trên đó viết nhũng gì, bèn nói:
- Cần phải bẩm rõ với đại nhân chuyện này.
Rồi cầm tờ giấy, xoay mình, bước ra ngoài. Tới trước công án, quỳ xuống, nói:
- Bẩm đại nhân, tiểu nhân phụng mệnh đại nhân kiểm tra xác chết trong miếu, thấy trên bụng xác chết có dán một mảnh giấy! Bọn tiểu nhân đều không biết trên đó viết những gì, nay bẩm lại với đại nhân được rõ.
Lưu đại nhân nghe vậy, bảo:
- Đưa lên đây cho ta xem.
Thủ hạ ứng tiếng, cầm lấy tờ giấy trên tay viên tế tác, dâng lên Lưu Đại nhân xem. Lưu đại nhân cầm lấy, đưa mắt xem qua. Thì ra đó là một bài thơ như sau:
Tự ấu sinh đích thi dã lưu
Thủ đề trúc trượng quá giang đầu
Túc thuỷ thiên phong ngâm hạo nguyệt.
Đái lộ quy lai xướng vãn thu
Lưỡng cước đạp thiên trần thế giới
Nhất sinh lịch tận cổ kim sầu
Tùng kim bất bàng nhân môn hộ
Giới khuyến hà lao khuyến bất hưu?
Dịch thơ
Sống quen từ nhỏ với nương đồng
Gậy trúc tay cầm đến bến sông
Ăn gió ngâm trăng đêm ngủ nước
Khi về hát lạnh (l) áo dầm sương
(l) Nguyên văn là "Xướng vãn thu". Song vì luật thơ phải dịch là "hát lạnh"
Hai chân dẫm khắp đời tro bụi
Một kiếp trải nhiều nỗi xót thương
Cửa rả người nay không cạy cục
Chó đường sao cắn mãi không ngưng?
Lưu đại nhân xem xong, nói:
- Thì ra là một vị ẩn sĩ cao nhân. Sao ta không giữ lại bài thơ này rồi dâng lên trước thánh giá. Xem ra cũng không uổng khi người đích thân sai ta đến đây nhậm chức.
Lưu Đại nhân nghĩ xong, gập tờ giấy lại, bỏ vào trong tay áo rồi mới mở lời, gọi viên tế tác, nói:
- Lý Vũ, mau vào trong miếu kiểm tra cho kỹ!
Tế tác ứng tiếng, không dám chậm trễ, lại bước vào trong miếu quan sát thực kỹ cỗ tử thi, thấy trên mình người ấy không hề có thương tích nào. Viên tế tác lại ra bẩm rõ với tri phủ Giang Ninh Lưu thái thú. Lưu đại nhân nghe xong, nói:
- Mau truyền gọi Vương Khả Dụng!
Bảo chính ứng tiếng, quỳ xuống, đại nhân nói:
- Mua một cỗ quan tài, bỏ thi thể ấy vào, đem ra nghĩa trang chôn đi!
Bảo chính nói:
- Thuộc hạ biết rồi. Việc này không cần đại nhân phải bảo.
Lưu Đại nhân dặn chuẩn bị kiệu. Đám thủ hạ không dám chậm trễ, khiêng kiệu ra. Đại nhân lên kiệu. Kiệu phu khiêng kiệu đặt lên vai, bước đi. Tiếng thanh la mở đường vang lên chói tai. Quân khiêng kiệu đội mũ đen, nha dịch hò hét dẹp đường. Lính hầu vác lọng che kiệu cho đại nhân. Cỗ kiệu đang tiến lên, chợt nghe thấy bên đường có tiếng người kêu lớn:
- Oan ức quá, oan ức quá!
Đại nhân nghe thấy dặn phu kiệu, nói:
- Mau dẫn người kêu oan ra đây!
Thủ hạ dạ rân, không lâu sau, một viên công sai đã dẫn theo một người nữa tới trước kiệu, quỳ xuống.
Thừa sai Bính Nhân chắp tay đứng trước kiệu, nói:
- Bẩm đại nhân, tiểu nhân đã dẫn người kêu oan tới.
Lưu đại nhân nghe vậy, ngồi trong kiệu xua tay. Thừa sai Trương Bính Nhân đứng sang một bên. Lưu Đại nhân chăm chú quan sát người đang quỳ dưới kia.
Lưu Đại nhân ngồi trong kiệu quan sát người vừa kêu oan. Thấy người ấy tuổi độ hơn hai mươi, quần áo rách nát, coi bộ vừa nghèo lại vừa khổ. Người ấy, ngũ quan đoan chính, chỉ có điều huyệt đình lộ sắc đen là tướng nghèo khổ, bôn ba. Nhưng chẳng qua chỉ là chưa gặp thời mà thôi. Sau này nhất định sẽ được sải cánh tung bay trên bước đường công danh. Chỉ thấy anh ta quỳ ngay ngắn trước kiệu, trên tay cầm một lá đơn nâng cao ngang đầu. Đại nhân quan sát xong, hỏi:
- Ngươi có nỗi oan gì, mau nói rõ ra. Sao ngươi dám chặn kiệu của bản phủ lại giữa đường kêu oan? Thực là vô lễ. Mau khai rõ ra!
Người kêu oan nghe vậy nói:
- Bẩm đại nhân. Tiểu nhân chỉ vì thấy chuyện bất bình, thiết nghĩ, mạng người là quan trọng, nên mới tới trước thanh thiên đại lão gia. Lại nghe tiếng ngài không khác gì Long Bồ Đao đại nhân khi xưa. Xin đại nhân hãy lượng thứ cho tiểu nhân. Đại nhân đã hỏi tiểu nhân có việc gì, xin đại nhân xem qua đơn kiện sẽ rõ.
Lưu Đại nhân nghe vậy, nhận lấy lá đơn, đứng lên đọc thực kỹ một lược. Thấy trên đó viết:
Tiểu nhân tên gọi Ngô Vượng, sống trong phủ Giang Ninh. Tiểu nhân có một người họ hàng sống trong con ngõ nhỏ ở phía đông huyện Thượng Nguyên, nơi ấy tên gọi Thúy Hoa. Vốn là nhà ấy có hai anh em một mẹ sinh ra. Người anh tên Ngô Tường làm nghề bán tơ lụa, đi buôn bán xa mãi tận Bắc Kinh. Người em tên Ngô Nhân vốn đỗ cử nhân, hiện được thăng chức làm tri huyện. Không ngờ hắn mặt người dạ thú, súc sinh đội lớp người, nửa đêm mưu hại chết anh ruột, độc chiếm toàn bộ gia tài của người ta. Hôm qua là ngày đưa Ngô Tường ra đồng chôn, Ngô Nhân nói anh hắn lâm bệnh mà chết. Mong đại nhân đèn trời soi xét, mau chóng bắt lấy tên tội đồ này để trị tội.
Lưu đại nhân xem xong, hỏi:
- Ngô Vượng nghe ta hỏi đây? Ngô Nhân nửa đêm hại chết anh ruột hắn là Ngô Tường, tại sao ngươỉ lại biết? Mau khai thực ra?
Ngô Vượng nghe đại nhân hỏi vậy, vội khấu đầu nước kiệu, nói:
- Bẩm đại nhân, tiểu nhân vốn biết rõ vụ này. Từ khi Ngô Tường đi buôn bán ở Bắc Kinh trở về, đó là ngày mùng hai tháng chín thì về tới nhà. Anh ta hoàn toàn khỏe mạnh, không bệnh tật gì. Tối qua là tối ngày hai mươi bảy, tiểu nhân còn ngồi uống rượu với Ngô Tường, Ngô Tường còn mang chuyện làm ăn kể với tiểu nhân. Anh ta còn nói: Ngày hai mươi tám có chút việc muốn nhờ tiểu nhân làm giúp. Canh hai hôm ấy, chúng tôi mới tàn cuộc rượu, Ngô Tường trở về nhà. Sang ngày hôm sau, tiểu nhân tìm tới nhà Ngô Tường ở hẻm Thúy Hoa, vừa tới cửa đã nghe thấy tiếng gào khóc từ trong nhà vọng ra. Tiểu nhân hỏi: "Tại sao lại đau đớn khóc lóc như vậy?" Trương Hưng nói: "Đại gia nhà tôi tối qua canh hai mới trở về, đột nhiên mắc bệnh qua đời, do đó trong nhà mới khóc lóc đau đớn. Tiểu nhân nghe xong, trong lòng cảm thấy kinh ngạc, nghĩ: Sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy được? Rồi lại nghĩ: Sao ta không vào trong xem sao? Hơn nữa, chúng tôi vốn là người trong nhà với nhau. Tiểu nhân vào trong, thấy. Bẩm đại nhân, khung cảnh lúc ấy rất đáng nghi.
Lưu đại nhân nói:
- Ngô Vượng, có điều gì đáng nghi? Ngươi mau nói rõ ra.
Ngô Vượng thấy hỏi, nói:
- Bẩm đại nhân. Tiểu nhân vào trong thì thấy, rõ ràng phải có ẩn tình bên trong vụ này. Nếu là lâm bệnh đột ngột qua đời thì đâu đến nỗi sáng hôm sau đã bỏ xác vào trong quan tài ngay. Đại nhân thử nghĩ xem thời tiết tháng chín đâu đến nỗi nóng nực cho lắm. Đáng ra phải để thi hài trong nhà một buổi rồi mới làm lễ nhập quan, hôm sau đưa ra đồng. Vậy mà hôm ấy, Ngô Tường bị đưa ra đồng chôn ngay. Có lẽ tại người ta sợ để lộ ra điều gì đó. Rõ ràng đây là vụ mưu hại anh. Do đó tiểu nhân mới liều mạng ra đây trình đơn kêu oan. Còn nếu thực sự người chết là do bệnh tật thực, tiểu nhân cam tội vu khống. Nếu người chết không phải vì bệnh mà mất mạng, mong đại nhân hãy mau chóng bắt Ngô Nhân lấy khẩu cung.
Ngô Vượng nói xong, dập đầu lạy. Lưu đại nhân ngồi trong kiệu, nói:
- Không biết mộ của họ Ngô ở chỗ nào? Cách đây bao xa?
Ngô Vượng nghe vậy vội bẩm với đại nhân, nói:
- Bẩm đại nhân, mộ phần của họ Ngô cách đây không xa. Chỉ hơn hai dặm về phía tây là tới.
Đại nhân nghe xong, nói:
- Nếu vậy, ngươi hãy đi trước dẫn đường, bản phủ sẽ tới trước mộ Ngô Tường xem xét, sau đó sẽ cho gọi Ngô cử nhân lên lấy khẩu cung. Còn phần ngươi, nếu có nửa lời sai trá, tội vu khống lương dân hẳn không nhẹ.
Ngô Vượng ứng tiếng, vội vã đứng dậy, xoay mình đi trước dẫn đường. Chấp sự và đại kiệu theo sau, nhằm hướng mộ phần của họ Ngô đi tới. Khoảng đường hai dặm rất nhanh đã đi qua. Đại nhân nhìn xa, chỉ thấy một vạt tùng tùng che trước mắt. Ngô Vượng lại quỳ xuống trước kiệu, nói:
- Bẩm đại nhân, mộ của Ngô Tường ở nơi này.
Đại nhân nghe vậy, dặn dò ngừng kiệu. Đám kiệu phu dạ rân, dừng lại đặt kiệu xuống. Tên người hầu tiến lên đỡ đại nhân xuống. Lưu đại nhân tiến lên mấy bước, tới trước ngôi mộ, dừng lại. Chỉ thấy: Hai bên mộ là rừng tùng bách, lối đi được lát bằng gạch ngói vỡ, chu vi rộng tới cả chục mẫu. Còn nữa, chính giữa là một đài quan sát được xây bằng đá. Tại đây, nhấp nhô có tới sáu bảy ngôi mộ, chính giữa các ngôi mộ ấy là một ngôi mộ mới. Lưu đại nhân quan sát xong, nói:
- Trần Đại Dũng và Trương Bính Nhân mau ra nghe lệnh.
- Bẩm đại nhân, tiểu nhân là bảo chính ở phía nam, tên gọi Vương Khả Dụng. Nay tại tòa miếu Ngũ Đạo cách cổng Nam thành Giang Ninh năm dặm có một tên ăn mày nghèo chết trong đó. Tiểu nhân thân là bảo chính, không dám không báo chuyện này lên. Nay có đơn trình ở đây mời đại nhân xem qua.
Lưu đại nhân nghe bảo chính Vương Khả Dụng nói vậy, bèn nói:
- Đưa lên đây ta xem!
- Dạ!
Một viên thuộc hạ ứng tiếng, lập tức dâng lá đơn của bảo chính lên. Lưu đại nhân đưa mắt qua đọc, thấy chữ trên lá đơn rất ngay ngắn, sạch sẽ, trên đó viết:
- Bảo chính phía nam là Vương Khả Dụng xin được trình báo lên Lưu đại nhân: Cách bên ngoài cửa Tụ Bảo năm dặm có ngôi miếu Ngũ Đạo, một tên hành khất chết trong miếu này. Người ấy tuổi độ ngũ tuần, mặt rỗ, cao khoảng hơn bốn thước, mình mặc tấm áo vải cũ màu lam, áo chèn ở ngoài, lưng thắt một sợi dây thừng. Bên cạnh xác chết có một cây gậy trúc, ngoài ra còn có một chiếc giỏ tre nhỏ, trong đựng mấy thứ bát đĩa sứt mẻ. Ngoài ra không còn gì khác. Nay xin trình báo lên đại nhân rõ.
Lưu đại nhân xem xong, cao giọng nói:
- Mau chóng chuẩn bị kiệu, bản phủ sẽ đích thân tới hiện trường xem xét.
Kiệu phu nghe vậy không dám chậm trễ, vội khiêng kiệu ra, lắp đòn vào đợi sẵn bên ngoài. Lưu đại nhân lên kiệu. Đám chấp sự đi trước mở đường, đại kiệu theo sau. Bảo chính đi trước dẫn đường, hét vang:
- Không nhiệm vụ hãy yên lặng, tránh sang hai bên đường.
Lưu đại nhân ngồi trong kiệu ghé mắt nhìn ra ngoài, thấy hai bên đường có vô số cửa hàng, cửa hiệu. Nào là hiệu vải, quán ăn, hiệu muối, tiệm cầm đồ, thực không thua kém gì Bắc Kinh. Chẳng trách nào Hoàng đế Hồng Vũ đã dựng đô tại chốn này. Đúng là long năng hưng địa, địa năng hưng long. Cho tới nay, Hoàng thượng đổi tên thành phủ Giang Ninh, thống nhất toàn cõi Hoa Hạ, quy về nhà Đại Thanh. Lưu đại nhân đang suy nghĩ miên man, chợt ngẩng đầu lên, thấy đã ra khỏi thành Kim Lăng. Không lâu sau, tòa miếu Ngũ Đạo đã hiện ra trước mắt. Kiệu được hạ xuống, Trương Lộc không dám chậm trễ, vội tiến lên đỡ đại nhân xuống. Lưu đại nhân rời kiệu.
Lưu đại nhân xuống kiệu, kiệu phu khiêng kiệu để sang một bên. Công án được đặt ngay trước miếu. Lưu đại nhân ngước mắt nhìn qua, thì ra đây là một ngôi miếu hoang, chung quanh không có tường bao. Lưu đại nhân xem xong, trở tới bên công án, ngồi xuống. Ba ban thư lại đứng hầu hai bên. Đại nhân ngồi ngay ngắn, gọi người khám nghiệm tử thi. Lưu Đại nhân còn chưa dứt lời, đã thấy trong đám đông xuất hiện một người, cao giọng nói:
- Dạ! Tiểu nhân Lý Vũ xin đợi lệnh.
Đại nhân nói:
- Lý Vũ, ngươi hãy vào trong miếu kiểm tra thực kỹ thi thể kẻ ăn mày xem có thương tích gì không rồi bẩm lại cho ta hay. Nếu có điều chi sơ suất, coi chừng ta sẽ trị tội.
- Dạ, tiểu nhân biết rồi.
Viên tế tác (người khám nghiệm tử thi) nói xong, đứng dậy, tiến thẳng vào trong miếu, đứng bên cạnh xác chết, gọi vọng ra ngoài nói:
- Ai đó giúp tháo bỏ bộ quần áo trên mình tử thi để ta tiện khám nghiệm.
Kính thưa quý vị độc giả, nếu theo quy trình ở Bắc Kinh thì hễ khám nghiệm tử thi, ty binh mã sẽ hoàn toàn đảm nhiệm. Kiểm nghiệm thương tích trên thi thể nạn nhân cũng do quan tế tác làm. Còn việc thu dọn, mai táng sẽ do đội mai táng đảm nhiệm. Nhung đây lại là ngoại tỉnh, lấy đâu ra đội mai táng? Như vụ này, việc mai táng tử thi sẽ do bảo chính trong vùng đảm nhiệm. Ở đây, tác giả đã chỉ rõ ra rồi.
Lại nói chuyện viên tế tác cất tiếng gọi:
- Hiền đệ!
Bảo chính Vương Khả Dụng chỉ tay, nói:
- Tới ngay.
Rồi cũng đi luôn vào trong miếu. Tế tác Lý Vũ đưa tay chỉ, nói:
- Mau tới đây, cởi bỏ hết quần áo trên thi thể nạn nhân ra để ta kiểm tra.
- Dạ!
Bảo chính ứng tiếng, không chút chậm trễ, vội bước lên, đưa tay lột bỏ y phục trên mình xác chết. Vừa cởi tới khuy áo vùng bụng, nhìn vào, thấy trên bụng nạn nhân có dán một mảnh giấy. Bảo chính thấy vậy, không dám chậm trễ, vội bóc ra, đưa cho viên tế tác. Lý Vũ tuy cũng biết lõm bõm được dăm ba chữ, nhìn qua, vẫn không thể hiểu nổi trên đó viết nhũng gì, bèn nói:
- Cần phải bẩm rõ với đại nhân chuyện này.
Rồi cầm tờ giấy, xoay mình, bước ra ngoài. Tới trước công án, quỳ xuống, nói:
- Bẩm đại nhân, tiểu nhân phụng mệnh đại nhân kiểm tra xác chết trong miếu, thấy trên bụng xác chết có dán một mảnh giấy! Bọn tiểu nhân đều không biết trên đó viết những gì, nay bẩm lại với đại nhân được rõ.
Lưu đại nhân nghe vậy, bảo:
- Đưa lên đây cho ta xem.
Thủ hạ ứng tiếng, cầm lấy tờ giấy trên tay viên tế tác, dâng lên Lưu Đại nhân xem. Lưu đại nhân cầm lấy, đưa mắt xem qua. Thì ra đó là một bài thơ như sau:
Tự ấu sinh đích thi dã lưu
Thủ đề trúc trượng quá giang đầu
Túc thuỷ thiên phong ngâm hạo nguyệt.
Đái lộ quy lai xướng vãn thu
Lưỡng cước đạp thiên trần thế giới
Nhất sinh lịch tận cổ kim sầu
Tùng kim bất bàng nhân môn hộ
Giới khuyến hà lao khuyến bất hưu?
Dịch thơ
Sống quen từ nhỏ với nương đồng
Gậy trúc tay cầm đến bến sông
Ăn gió ngâm trăng đêm ngủ nước
Khi về hát lạnh (l) áo dầm sương
(l) Nguyên văn là "Xướng vãn thu". Song vì luật thơ phải dịch là "hát lạnh"
Hai chân dẫm khắp đời tro bụi
Một kiếp trải nhiều nỗi xót thương
Cửa rả người nay không cạy cục
Chó đường sao cắn mãi không ngưng?
Lưu đại nhân xem xong, nói:
- Thì ra là một vị ẩn sĩ cao nhân. Sao ta không giữ lại bài thơ này rồi dâng lên trước thánh giá. Xem ra cũng không uổng khi người đích thân sai ta đến đây nhậm chức.
Lưu Đại nhân nghĩ xong, gập tờ giấy lại, bỏ vào trong tay áo rồi mới mở lời, gọi viên tế tác, nói:
- Lý Vũ, mau vào trong miếu kiểm tra cho kỹ!
Tế tác ứng tiếng, không dám chậm trễ, lại bước vào trong miếu quan sát thực kỹ cỗ tử thi, thấy trên mình người ấy không hề có thương tích nào. Viên tế tác lại ra bẩm rõ với tri phủ Giang Ninh Lưu thái thú. Lưu đại nhân nghe xong, nói:
- Mau truyền gọi Vương Khả Dụng!
Bảo chính ứng tiếng, quỳ xuống, đại nhân nói:
- Mua một cỗ quan tài, bỏ thi thể ấy vào, đem ra nghĩa trang chôn đi!
Bảo chính nói:
- Thuộc hạ biết rồi. Việc này không cần đại nhân phải bảo.
Lưu Đại nhân dặn chuẩn bị kiệu. Đám thủ hạ không dám chậm trễ, khiêng kiệu ra. Đại nhân lên kiệu. Kiệu phu khiêng kiệu đặt lên vai, bước đi. Tiếng thanh la mở đường vang lên chói tai. Quân khiêng kiệu đội mũ đen, nha dịch hò hét dẹp đường. Lính hầu vác lọng che kiệu cho đại nhân. Cỗ kiệu đang tiến lên, chợt nghe thấy bên đường có tiếng người kêu lớn:
- Oan ức quá, oan ức quá!
Đại nhân nghe thấy dặn phu kiệu, nói:
- Mau dẫn người kêu oan ra đây!
Thủ hạ dạ rân, không lâu sau, một viên công sai đã dẫn theo một người nữa tới trước kiệu, quỳ xuống.
Thừa sai Bính Nhân chắp tay đứng trước kiệu, nói:
- Bẩm đại nhân, tiểu nhân đã dẫn người kêu oan tới.
Lưu đại nhân nghe vậy, ngồi trong kiệu xua tay. Thừa sai Trương Bính Nhân đứng sang một bên. Lưu Đại nhân chăm chú quan sát người đang quỳ dưới kia.
Lưu Đại nhân ngồi trong kiệu quan sát người vừa kêu oan. Thấy người ấy tuổi độ hơn hai mươi, quần áo rách nát, coi bộ vừa nghèo lại vừa khổ. Người ấy, ngũ quan đoan chính, chỉ có điều huyệt đình lộ sắc đen là tướng nghèo khổ, bôn ba. Nhưng chẳng qua chỉ là chưa gặp thời mà thôi. Sau này nhất định sẽ được sải cánh tung bay trên bước đường công danh. Chỉ thấy anh ta quỳ ngay ngắn trước kiệu, trên tay cầm một lá đơn nâng cao ngang đầu. Đại nhân quan sát xong, hỏi:
- Ngươi có nỗi oan gì, mau nói rõ ra. Sao ngươi dám chặn kiệu của bản phủ lại giữa đường kêu oan? Thực là vô lễ. Mau khai rõ ra!
Người kêu oan nghe vậy nói:
- Bẩm đại nhân. Tiểu nhân chỉ vì thấy chuyện bất bình, thiết nghĩ, mạng người là quan trọng, nên mới tới trước thanh thiên đại lão gia. Lại nghe tiếng ngài không khác gì Long Bồ Đao đại nhân khi xưa. Xin đại nhân hãy lượng thứ cho tiểu nhân. Đại nhân đã hỏi tiểu nhân có việc gì, xin đại nhân xem qua đơn kiện sẽ rõ.
Lưu Đại nhân nghe vậy, nhận lấy lá đơn, đứng lên đọc thực kỹ một lược. Thấy trên đó viết:
Tiểu nhân tên gọi Ngô Vượng, sống trong phủ Giang Ninh. Tiểu nhân có một người họ hàng sống trong con ngõ nhỏ ở phía đông huyện Thượng Nguyên, nơi ấy tên gọi Thúy Hoa. Vốn là nhà ấy có hai anh em một mẹ sinh ra. Người anh tên Ngô Tường làm nghề bán tơ lụa, đi buôn bán xa mãi tận Bắc Kinh. Người em tên Ngô Nhân vốn đỗ cử nhân, hiện được thăng chức làm tri huyện. Không ngờ hắn mặt người dạ thú, súc sinh đội lớp người, nửa đêm mưu hại chết anh ruột, độc chiếm toàn bộ gia tài của người ta. Hôm qua là ngày đưa Ngô Tường ra đồng chôn, Ngô Nhân nói anh hắn lâm bệnh mà chết. Mong đại nhân đèn trời soi xét, mau chóng bắt lấy tên tội đồ này để trị tội.
Lưu đại nhân xem xong, hỏi:
- Ngô Vượng nghe ta hỏi đây? Ngô Nhân nửa đêm hại chết anh ruột hắn là Ngô Tường, tại sao ngươỉ lại biết? Mau khai thực ra?
Ngô Vượng nghe đại nhân hỏi vậy, vội khấu đầu nước kiệu, nói:
- Bẩm đại nhân, tiểu nhân vốn biết rõ vụ này. Từ khi Ngô Tường đi buôn bán ở Bắc Kinh trở về, đó là ngày mùng hai tháng chín thì về tới nhà. Anh ta hoàn toàn khỏe mạnh, không bệnh tật gì. Tối qua là tối ngày hai mươi bảy, tiểu nhân còn ngồi uống rượu với Ngô Tường, Ngô Tường còn mang chuyện làm ăn kể với tiểu nhân. Anh ta còn nói: Ngày hai mươi tám có chút việc muốn nhờ tiểu nhân làm giúp. Canh hai hôm ấy, chúng tôi mới tàn cuộc rượu, Ngô Tường trở về nhà. Sang ngày hôm sau, tiểu nhân tìm tới nhà Ngô Tường ở hẻm Thúy Hoa, vừa tới cửa đã nghe thấy tiếng gào khóc từ trong nhà vọng ra. Tiểu nhân hỏi: "Tại sao lại đau đớn khóc lóc như vậy?" Trương Hưng nói: "Đại gia nhà tôi tối qua canh hai mới trở về, đột nhiên mắc bệnh qua đời, do đó trong nhà mới khóc lóc đau đớn. Tiểu nhân nghe xong, trong lòng cảm thấy kinh ngạc, nghĩ: Sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy được? Rồi lại nghĩ: Sao ta không vào trong xem sao? Hơn nữa, chúng tôi vốn là người trong nhà với nhau. Tiểu nhân vào trong, thấy. Bẩm đại nhân, khung cảnh lúc ấy rất đáng nghi.
Lưu đại nhân nói:
- Ngô Vượng, có điều gì đáng nghi? Ngươi mau nói rõ ra.
Ngô Vượng thấy hỏi, nói:
- Bẩm đại nhân. Tiểu nhân vào trong thì thấy, rõ ràng phải có ẩn tình bên trong vụ này. Nếu là lâm bệnh đột ngột qua đời thì đâu đến nỗi sáng hôm sau đã bỏ xác vào trong quan tài ngay. Đại nhân thử nghĩ xem thời tiết tháng chín đâu đến nỗi nóng nực cho lắm. Đáng ra phải để thi hài trong nhà một buổi rồi mới làm lễ nhập quan, hôm sau đưa ra đồng. Vậy mà hôm ấy, Ngô Tường bị đưa ra đồng chôn ngay. Có lẽ tại người ta sợ để lộ ra điều gì đó. Rõ ràng đây là vụ mưu hại anh. Do đó tiểu nhân mới liều mạng ra đây trình đơn kêu oan. Còn nếu thực sự người chết là do bệnh tật thực, tiểu nhân cam tội vu khống. Nếu người chết không phải vì bệnh mà mất mạng, mong đại nhân hãy mau chóng bắt Ngô Nhân lấy khẩu cung.
Ngô Vượng nói xong, dập đầu lạy. Lưu đại nhân ngồi trong kiệu, nói:
- Không biết mộ của họ Ngô ở chỗ nào? Cách đây bao xa?
Ngô Vượng nghe vậy vội bẩm với đại nhân, nói:
- Bẩm đại nhân, mộ phần của họ Ngô cách đây không xa. Chỉ hơn hai dặm về phía tây là tới.
Đại nhân nghe xong, nói:
- Nếu vậy, ngươi hãy đi trước dẫn đường, bản phủ sẽ tới trước mộ Ngô Tường xem xét, sau đó sẽ cho gọi Ngô cử nhân lên lấy khẩu cung. Còn phần ngươi, nếu có nửa lời sai trá, tội vu khống lương dân hẳn không nhẹ.
Ngô Vượng ứng tiếng, vội vã đứng dậy, xoay mình đi trước dẫn đường. Chấp sự và đại kiệu theo sau, nhằm hướng mộ phần của họ Ngô đi tới. Khoảng đường hai dặm rất nhanh đã đi qua. Đại nhân nhìn xa, chỉ thấy một vạt tùng tùng che trước mắt. Ngô Vượng lại quỳ xuống trước kiệu, nói:
- Bẩm đại nhân, mộ của Ngô Tường ở nơi này.
Đại nhân nghe vậy, dặn dò ngừng kiệu. Đám kiệu phu dạ rân, dừng lại đặt kiệu xuống. Tên người hầu tiến lên đỡ đại nhân xuống. Lưu đại nhân tiến lên mấy bước, tới trước ngôi mộ, dừng lại. Chỉ thấy: Hai bên mộ là rừng tùng bách, lối đi được lát bằng gạch ngói vỡ, chu vi rộng tới cả chục mẫu. Còn nữa, chính giữa là một đài quan sát được xây bằng đá. Tại đây, nhấp nhô có tới sáu bảy ngôi mộ, chính giữa các ngôi mộ ấy là một ngôi mộ mới. Lưu đại nhân quan sát xong, nói:
- Trần Đại Dũng và Trương Bính Nhân mau ra nghe lệnh.