Chương 19: Ngoại truyện: Quá khứ của Lưu trưởng thôn
Đêm ấy trời mưa tầm tã xối xả như trút nước, sấm chớp đùng đùng rạch nát cả bầu trời đêm kịt. Tại ngôi nhà gỗ nho nhỏ xinh xinh kẻ ra người vào tấp nập hối hả lạ thường. Trên giường một người phụ nữ mang thai trở dạ đang khẽ kêu lên vì đau đớn. Xung quanh có một vài người bà con cùng một cô hầu nữ đang lấy khăn thấm đi nhưng giọt mồ hôi đầy trên giương mặt phờ phạo của thị. Bà đỡ đã được mới tới,nhưng có vẻ ca này khó khiến bà có phần hơi hốt hoảng luống cuống. Nhưng rồi bà cố trấn tĩnh lại bản thân và tiến hành công việc của mình. Tấm mảnh phong dần được mở ra. Mọi người mau chóng tản ra, trong phòng chỉ còn lại bà đỡ cùng cô người hầu và một vài người ở lại phụ giúp. Cơn trở dạ ngày càng quặn thắt khiến sản phụ kêu lên đầy đau đớn
- Aaaaa! Đau quá ta không thể chịu nổi nữa....
- Mợ cố lên! Nghe tôi cố dùng sức. Nào...
Tiếng kêu đầy đau đớn của sản phụ cùng với tiếng của bà đỡ cứ chốc chốc lại vang lên. Đã qua nửa canh giờ nhưng vẫn chưa có động tĩnh gì. Mọi người ai nấy cũng đều lo lắng thấp thỏm. Bỗng từ đằng xa có tiếng chạy vọng đến. Ai nấy đều ngoái đầu nhìn lại, một người đàn ông tầm độ tuổi 30-40 khuôn mặt, đầu tóc ước nhẹp đang cùng một vài trai tráng vác cày cuốc đang chạy tới
- Đó là Lưu trưởng thôn đã đi khai hoang về! - Một người trong số đó hô lên.
- Vợ ta đâu - Vừa chạy tới nhà người đàn ông đã hốt hoảng hỏi tới tấp: Nàng có sao không hả?
Chưa kịp trả lời một tiếng kêu từ bên tiếng oa oa của đứa trẻ đã cất lên. Mọi người ai nấy đều mừng rỡ. Lưu trưởng thôn đẩy cửa bước vào.Bà đỡ đã bế đứa trẻ trên tay. Đó là một đứa bé gái trắng trẻo và vô cùng kháu khỉnh. Nhìn con ông vui lắm vì đây là đứa con mà hai vợ chồng ông đã ao ước bấy lâu này. Nhận lấy con, ông cúi xuống bên giường nhìn vợ mà rưng rưng. Người phụ nữ cố mỉn cười để chồng đỡ lo lắng nhưng rồi thị bỗng nhăn mặt lên vẻ đau đớn quằn quại. Bà đỡ thấy vậy liền hốt hoảng:
- Không ổn rồi là băng huyết. Mau đem thêm khăn tới đây.
Nghe thấy hai chữ băng huyết mặt ai nấy đều biến sắc, nhất là Lưu trưởng thôn lại càng hốt hoảng lo lắng hơn. Bồng con trên tay,ông khẽ hôn lên đôi má trắng trẻo ấy, lòng thầm cầu nguyện cho vợ mình tai qua nạn khỏi. Nhưng rồi kì tích đã không xảy ra. Một lúc sau, bà đỡ bước ra khẽ thở dài lắc đầu đầy ngao ngán.Đồng tử của trưởng thôn mở to ánh lên đầy tuyệt vọng. Đặt đứa bé vào tay bà đỡ ông vội lao nhanh vào trong. Nhìn vợ chỉ còn lại chút hơi tàn cả thế giới trước mắt ông dường như sụp đổ. Ông khuya xuống bên vợ, nâng đôi tay gầy gò xanh xao của vợ mà áp vào má mình. Một cơn lạnh từ tay thị truyền đến khiến người ông khẽ rung lên, mắt đã ngân ngấn lệ. Chưa bao giờ ông thấy đau đớn và tuyệt vọng như thế. Giờ đây nhìn người mình yêu thương đang từ từ lìa xa cõi đời ông lại không thể làm gì cả. Ông ước mình có thể thay vợ chịu cơn đau, ước mình có thể dùng cái mạng quèn này để cứu lấy vợ. Nhưng đó là điều không thể. Đã muộn rồi, ông đã về muộn rồi!
- Em kh...ông.. sao....Hãy thay em.....hức...chăm sóc con....
Nước mắt người phụ nữ lăn dài trên gò má.Thị nhìn chồng rồi nhìn con với ánh mắt đầy xót xa nuối tiếc. Lưu trưởng thôn khuỵu hẳn người úp mặt xuống bên giường mà nức nở nhìn vợ ra đi ngay trước mắt của mình. Ngoài cửa một vài cũng bật khóc xót thương trước số phận của người đàn bà khốn khổ.
Kể từ sau ngày vợ mất, một mình Lưu trưởng thôn vừa lo việc làng xã, vừa một thân một mình gà trống nuôi con ngày qua ngày dắt dìu con đi xin sữa từng nhà. Ông đặt tên cho con là Ân với mong muốn con luôn nhớ lấy ân nghĩa sinh thành của người mẹ. Lúc đầu còn có cô người hầu trợ giúp việc chăm sóc cho Ân tiểu thư nhưng rồi vì nhà chuyển đi nên cô ấy cũng xin phép nghỉ. Khó khăn chồng chất khiến ông trở nên tiều tụy và già đi rất nhiều. Nhiều đêm vừa ru con ngủ ông vừa thương con thương vợ mà hai hàng nước mắt cứ thế nhỏ xuống. Rồi đứa trẻ cũng lớn dần theo năm tháng, nỗi đau của ông cũng vơi bớt đi phần nào. Ông đã vui vẻ trở lại khi nhìn con ngày một lớn khôn, nô đùa cùng với lũ trẻ con trong làng.
Nhưng trớ trêu thay đời không như ai mong muốn bao giờ. Năm đứa trẻ lên bốn bệnh lao phổi hoàng hành khắp nơi.Vì thể chất ốm yếu nên Lưu Ân đã mắc bệnh và nhanh chóng trở nặng thêm. Lưu trưởng thôn dù hết lòng chạy vạy ngược xuôi tìm đủ mọi loại phương thuốc nhưng bệnh tình của con vẫn không thuyên giảm. Ông chỉ đành nhờ các trưởng lão trong làng thứ xếp mọi việc và lui về chăm con. Rất ít khi người ta thấy ông xuống xã, chỉ có nhưng việc hệ trọng lắm ông mới gửi thư nhờ người trông con hộ.Nói thật ra thì ông cũng chả muốn ôm việc đấy nhưng trong làng chả có ai đủ năng lực, tín nhiệm để thay thế vị trí ấy và ông cũng không muốn việc từ chức của mình làm mọi người rơi vào thế khó xử. Quan huyện cũng nhiều lần cử thêm người về nhưng nào có ai lại chịu về vùng hoang sơ hẻo lánh ấy.
- Aaaaa! Đau quá ta không thể chịu nổi nữa....
- Mợ cố lên! Nghe tôi cố dùng sức. Nào...
Tiếng kêu đầy đau đớn của sản phụ cùng với tiếng của bà đỡ cứ chốc chốc lại vang lên. Đã qua nửa canh giờ nhưng vẫn chưa có động tĩnh gì. Mọi người ai nấy cũng đều lo lắng thấp thỏm. Bỗng từ đằng xa có tiếng chạy vọng đến. Ai nấy đều ngoái đầu nhìn lại, một người đàn ông tầm độ tuổi 30-40 khuôn mặt, đầu tóc ước nhẹp đang cùng một vài trai tráng vác cày cuốc đang chạy tới
- Đó là Lưu trưởng thôn đã đi khai hoang về! - Một người trong số đó hô lên.
- Vợ ta đâu - Vừa chạy tới nhà người đàn ông đã hốt hoảng hỏi tới tấp: Nàng có sao không hả?
Chưa kịp trả lời một tiếng kêu từ bên tiếng oa oa của đứa trẻ đã cất lên. Mọi người ai nấy đều mừng rỡ. Lưu trưởng thôn đẩy cửa bước vào.Bà đỡ đã bế đứa trẻ trên tay. Đó là một đứa bé gái trắng trẻo và vô cùng kháu khỉnh. Nhìn con ông vui lắm vì đây là đứa con mà hai vợ chồng ông đã ao ước bấy lâu này. Nhận lấy con, ông cúi xuống bên giường nhìn vợ mà rưng rưng. Người phụ nữ cố mỉn cười để chồng đỡ lo lắng nhưng rồi thị bỗng nhăn mặt lên vẻ đau đớn quằn quại. Bà đỡ thấy vậy liền hốt hoảng:
- Không ổn rồi là băng huyết. Mau đem thêm khăn tới đây.
Nghe thấy hai chữ băng huyết mặt ai nấy đều biến sắc, nhất là Lưu trưởng thôn lại càng hốt hoảng lo lắng hơn. Bồng con trên tay,ông khẽ hôn lên đôi má trắng trẻo ấy, lòng thầm cầu nguyện cho vợ mình tai qua nạn khỏi. Nhưng rồi kì tích đã không xảy ra. Một lúc sau, bà đỡ bước ra khẽ thở dài lắc đầu đầy ngao ngán.Đồng tử của trưởng thôn mở to ánh lên đầy tuyệt vọng. Đặt đứa bé vào tay bà đỡ ông vội lao nhanh vào trong. Nhìn vợ chỉ còn lại chút hơi tàn cả thế giới trước mắt ông dường như sụp đổ. Ông khuya xuống bên vợ, nâng đôi tay gầy gò xanh xao của vợ mà áp vào má mình. Một cơn lạnh từ tay thị truyền đến khiến người ông khẽ rung lên, mắt đã ngân ngấn lệ. Chưa bao giờ ông thấy đau đớn và tuyệt vọng như thế. Giờ đây nhìn người mình yêu thương đang từ từ lìa xa cõi đời ông lại không thể làm gì cả. Ông ước mình có thể thay vợ chịu cơn đau, ước mình có thể dùng cái mạng quèn này để cứu lấy vợ. Nhưng đó là điều không thể. Đã muộn rồi, ông đã về muộn rồi!
- Em kh...ông.. sao....Hãy thay em.....hức...chăm sóc con....
Nước mắt người phụ nữ lăn dài trên gò má.Thị nhìn chồng rồi nhìn con với ánh mắt đầy xót xa nuối tiếc. Lưu trưởng thôn khuỵu hẳn người úp mặt xuống bên giường mà nức nở nhìn vợ ra đi ngay trước mắt của mình. Ngoài cửa một vài cũng bật khóc xót thương trước số phận của người đàn bà khốn khổ.
Kể từ sau ngày vợ mất, một mình Lưu trưởng thôn vừa lo việc làng xã, vừa một thân một mình gà trống nuôi con ngày qua ngày dắt dìu con đi xin sữa từng nhà. Ông đặt tên cho con là Ân với mong muốn con luôn nhớ lấy ân nghĩa sinh thành của người mẹ. Lúc đầu còn có cô người hầu trợ giúp việc chăm sóc cho Ân tiểu thư nhưng rồi vì nhà chuyển đi nên cô ấy cũng xin phép nghỉ. Khó khăn chồng chất khiến ông trở nên tiều tụy và già đi rất nhiều. Nhiều đêm vừa ru con ngủ ông vừa thương con thương vợ mà hai hàng nước mắt cứ thế nhỏ xuống. Rồi đứa trẻ cũng lớn dần theo năm tháng, nỗi đau của ông cũng vơi bớt đi phần nào. Ông đã vui vẻ trở lại khi nhìn con ngày một lớn khôn, nô đùa cùng với lũ trẻ con trong làng.
Nhưng trớ trêu thay đời không như ai mong muốn bao giờ. Năm đứa trẻ lên bốn bệnh lao phổi hoàng hành khắp nơi.Vì thể chất ốm yếu nên Lưu Ân đã mắc bệnh và nhanh chóng trở nặng thêm. Lưu trưởng thôn dù hết lòng chạy vạy ngược xuôi tìm đủ mọi loại phương thuốc nhưng bệnh tình của con vẫn không thuyên giảm. Ông chỉ đành nhờ các trưởng lão trong làng thứ xếp mọi việc và lui về chăm con. Rất ít khi người ta thấy ông xuống xã, chỉ có nhưng việc hệ trọng lắm ông mới gửi thư nhờ người trông con hộ.Nói thật ra thì ông cũng chả muốn ôm việc đấy nhưng trong làng chả có ai đủ năng lực, tín nhiệm để thay thế vị trí ấy và ông cũng không muốn việc từ chức của mình làm mọi người rơi vào thế khó xử. Quan huyện cũng nhiều lần cử thêm người về nhưng nào có ai lại chịu về vùng hoang sơ hẻo lánh ấy.