Chương 6: Dạ quang
Tâm lý học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về ý thức và hành vi của con người. Nó liên quan khá chặt chẽ đến hầu hết các bộ môn khoa học khác, trong đó có mĩ thuật. Nhìn vào bức tranh một người vẽ có thể đoán được họ có vấn đề về tâm lý hay không thông qua trường phái mà họ đang theo đuổi hay bút pháp nghệ thuật của họ. Thầy tôi từng cho rằng tôi là một đứa không bình thường trong lớp vì tất cả những bức tranh mà tôi vẽ từ đầu tới giờ đều là những bức tranh kì lạ khác hoàn toàn với những bức tranh của những học sinh còn lại. Một ngày nọ, ông hẹn gặp riêng tôi để năn nỉ tôi tiếp tục ở lại lớp cho việc nghiên cứu của ông. Chính vì vậy mà đến bây giờ lên năm ba rồi, tôi vẫn chưa bỏ cuộc với lớp vẽ cũ, phần vì lời hứa với thầy, phần vì đam mê khó bỏ.
Nhưng bố tôi lại khác. Ông không cho phép tôi tiếp tục học ở lớp vẽ đó mặc dù thầy đã dạy tôi một cách miễn phí trong suốt ba năm liền. Ông liên tục xúc phạm tôi và thầy tôi bằng những ngôn từ bẩn thỉu như "lũ chó'," đồ ngu "," lũ họa miên vô công rồi nghề ".. Còn tôi thì ngoài cắn răng chịu đựng và đi học lén bằng mọi cách ra thì không còn biết phải làm gì cả. Tôi sợ một ngày ông sẽ lén theo tôi đến lớp học vẽ và hành hung với thầy tôi.
- Kiên à, em không nên đến lớp của thầy nữa! - Một ngày đẹp trời, thầy hẹn gặp tôi để nói.
- Sao vậy thầy?
- Vợ thầy sắp đẻ rồi, thầy e là không thể tiếp tục dạy em miễn phí được nữa!
Nói đoạn, thầy buồn rầu cúi xuống để lộ bộ mặt nhăn nhúm hàng ngày.
- Em có thể trả tiền học phí mà! Em sẽ đập lợn ống ra! - Tôi nhanh nhảu.
- Bây giờ không phải lúc! - Thầy nắm lấy hai vai của tôi. - Hãy để tiền đó để đóng tiền thi lại của em ở trường đi!
Rồi thầy lên xe và đi mất. Lúc đó tôi chỉ biết đứng nhìn theo xe của thầy, trong lòng không giấu nổi sự buồn đau. Vậy là từ nay tôi phải chia tay lớp học vẽ ư? Phải chia tay những người bạn của mình, kể cả Di trong lớp đó ư? Dù biết là còn có thể gặp Di ở nhà nó nhưng không hiểu sao tôi vẫn cảm thấy có gì đó buồn khi không được gặp nó ở nơi mà chúng tôi đã gặp lần đầu. Nơi đó cũng đã cho tôi rất nhiều những kỉ niệm, có cả vui cả buồn và là nơi tôi ghé chân lại còn nhiều hơn trường đại học. Bây giờ nếu phải lựa chọn, thà tôi chọn ở lại lớp một năm còn hơn chọn phải xa lớp học vẽ!
Nhưng số phận thì đã quyết định rồi. Tôi biết thầy chỉ lấy cớ vợ thầy đẻ để" đuổi "khéo tôi khỏi lớp, vì mới sáu tháng trước chính thầy đã nhảy cẫng lên trước bọn học sinh chúng tôi, trên tay cầm một que thử thai hiện rõ hai vạch. Có nhiều đứa mua quà đến chúc mừng thầy, còn tôi chỉ tặng thầy một bức tranh vẽ hoa bìm bịp. Lúc ấy được thầy hỏi vì sao lại vẽ loài hoa này, tôi chỉ trả lời là" muốn cho em bé lớn lên sống giản dị như hoa bìm bịp ". Mãi sau này tôi mới biết loài hoa ấy còn có một ý nghĩa khác nữa..
Trong số những học sinh phải học lại thầy Phúc nhiều lần môn đại số tuyến tính không chỉ có tôi mà còn có Dạ Quang- sinh viên lớp MT4 cùng khóa với tôi. Nó xuất hiện vào một ngày hiếm hoi mà trời không mưa ở trước cửa nhà Di với lý do là để trượt môn tới lần thứ sáu.
- Lần thứ sáu?
- Ừ, thế nên tôi mới phải tới đây xin thầy cho học thêm! - Quang bẽn lẽn trả lời sau ánh nhìn đầy ngạc nhiên của tôi.
- Mà học phí ở đây đắt lắm đó, ông có đủ tiền trả không? - Tôi đe.
- Ui xời, cái đó lo gì! - Nó quay ngoắt thay đổi thái độ thành mạnh bạo hơn. - Tiền thì không thành vấn đề, nhà tôi có cả đống!
Nói rồi Dạ Quang ngang nhiên bước vào nhà. Người ta nói" nhìn tên đoán được con người "có khác, trông nó sáng sủa y như cái tên vậy. Người nó cao ráo ngang ngửa tôi, mặt mũi thì tuấn tú, đầu tóc cũng gọn gàng. Chắc do kiếp trước nó là hoàng tử hay vua chúa gì đó trong cung điện mà vừa nhìn vào dáng đi đã thấy gia cảnh của nó cũng không phải dạng gì nghèo hèn, có lẽ vì thế nên nó mới dám tự nhận là" nhà có cả đống tiền "nên vô tư xin học.
Tôi thì khác, tôi phải đến học vì có lý do riêng. Bố tôi thì suốt ngày mắng chửa tôi vì phải thi lại, mẹ tôi thì dọa lần này không đậu cấm cửa về nhà. Gia cảnh của tôi cũng chẳng giàu sang là bao, hầu như bố mẹ tôi phải vay tiền để cho tôi đi học. Khi biết tôi lén thi vào trường cao đẳng mĩ thuật, hai người đã giận tôi một thời gian dài. Họ nghĩ học đại học phải là vào một trường nào đó về kinh tế hay về kĩ thuật chẳng hạn để mai sau ra trường dễ xin việc làm, còn học năng khiếu ra chỉ có thể đi vẽ thuê, tiền lương kiếm được không đủ sống. Đã vậy tôi còn để nợ môn nên giận càng chồng giận, cuối cùng họ đưa tôi nốt chỗ còn lại và định ném tôi ra khỏi nhà.
- Kiên, chứng minh ánh xạ trên cho thầy!
- Dạ.. thưa thầy.. thưa thầy..
- Để em lên chứng minh cho, thầy!
Ngồi trong lớp học thêm, lúc nào Quang cũng cướp công của tôi. Nó luôn tỏ ra mình là một đứa giỏi giang dù phải học lại nhiều hơn tôi một lần, ấy vậy mà lên làm câu nào cũng sai. Có lần thầy ra khỏi lớp, tôi quay sang hỏi nó:
- Mày hay xung phong như vậy mà phải thi lại tới sáu lần, khó tin quá!
Nó chỉ cười:
- Mấy lần trước đi thi tao toàn quên giờ hoặc ngủ trong phòng thi, tao học lại cho vui thôi!
Không biết những lời Quang nói có phải sự thật hay không mà tôi thấy hơi khó tin. Nhưng nhìn vào bộ đồ trên người nó cộng với những lời nó kể thì tôi nghĩ chắc nó không nói đùa. Biết đâu nhà nó giàu sụ thật và nó thi lại cho vui thật thì sao?
Lúc tôi và Quang học xong thì Di cũng vừa mới đi đâu về. Vừa trông thấy nó, Quang đã cười chào:
- Chào em!
- Bậy nào, bằng tuổi mình đấy! - Tôi hích khuỷu tay Quang.
- À thế à! - Nó vội chữa cháy. - Chào cậu! Trông cậu trẻ quá, tớ tưởng kém tuổi!
Quang nói xong, cả hai đứa nó cùng cười. Chả hiểu sao lúc đó tôi thấy hơi khó chịu. Có lẽ là do tôi không có cảm tình với nụ cười của Quang. Trông nó cứ giả tạo và gượng ép làm sao!
- Cậu học trường gì?
- Trường mình á mày! - Tôi trả lời thay khi Di còn chưa kịp nói câu nào.
- Ủa? Vậy cùng khóa à? Cậu học khoa..
- Cũng mĩ thuật luôn! - Tôi nói xen vào vì không muốn làm mất thời gian làm quen của cả hai. - Nó học MT6, ở cạnh lớp tao!
- Ôi vậy à? - Quang tỏ vẻ ngạc nhiên. - Vậy thì cách tớ hai lớp! Hôm nào rảnh..
- Nó không rảnh hôm nào đâu, hết học ở trường lại về học thêm vẽ, rồi lại..
- Thực ra là có rảnh! - Lần này thì Di mới là người cắt ngang câu nói của tôi. - Sáng chủ nhật tớ không đi đâu cả!
Từ ngày có Quang đến học cùng ở nhà thầy Phúc, tôi không dám nghỉ buổi nào cả. Tôi sợ nó nắm kiến thức hơn tôi và điều thứ hai mà tôi sợ là nó cướp luôn con bạn thân của tôi vì càng ngày tôi càng thấy nó thân với Di hơn trước. Tôi cũng không còn được đến lớp học thêm vẽ nữa nên cơ hội chơi thân với Di càng ít đi dần.
Chủ nhật đó, vừa đến nhà Di định rủ nó vào thư viện đọc sách thì tôi đã thấy nó chuẩn bị đi chơi với Quang.
- Bọn mày đi đâu đấy? - Tôi hỏi.
- Đi hát karaoke với mấy đứa bạn tao. Mày có đi không?
- Thôi!
Tôi chúa ghét mấy đứa thích đú đởn trong các quán bar, quán karaoke, nơi đông người, vì thế khi vừa được Quang rủ thì tôi lập tức từ chối ngay. Tôi cũng không thích đi chơi theo kiểu 3 người trở lên vì biết thể nào mình cũng sẽ bị ra rìa. Vậy nên thà tôi đi đọc sách một mình còn hơn đi cùng mấy đứa nó!
Từ khi biết được công dụng tuyệt vời của cuốn" Lời nguyền của anh trai"kia, tôi trở nên thích đọc sách hơn hẳn. Bao nhiêu thể loại văn chương trước giờ tôi khó ngấm thì bây giờ cũng đã biến thành sở trường của tôi. Tôi đọc không chỉ để phá án nữa mà còn để nạp kiến thức đời sống cho chính mình.
- Mày có biết cây táo của nhà bác học Isaac Newton nằm ở đâu không? - Tôi đố Quang trong một buổi học khác.
- Cái đó làm sao tao biết được?
- Ở điền trang Woolsthorpe của chính gia đình ông tại hạt Lincolnshire, Anh.
- Vậy bình Klein có mấy mặt?
- 4!
- Sai bét! Nó chỉ có 1 mặt thôi! - Tôi cười nức nở.
- Mày toàn đố cái khó vậy làm sao tao biết được?
- Vậy mày đố lại tao đi!
- Mẹ và anh trai của Di mất ngày nào?
- Hả?
Tôi kinh ngạc sau khi nghe câu hỏi của Quang. Chợt lúc đó tôi nhớ ra chuyện mấy hôm trước khi ngồi trong nhà tắm với Di tầm hơn 10 giờ đêm. Nó đã cho tôi xem một bức ảnh, không, là một nửa bức ảnh chụp hai người và bảo họ là mẹ và anh trai của nó. Nhưng khi đang kể dở câu chuyện về anh trai thì nó òa khóc lên rất to và sau đó dòng chữ hiện lên trên thành bồn tắm làm tôi chưa kịp hỏi nó rõ ngọn ngành.
Thì ra là như vậy. Thì ra Di đã giấu tôi chuyện mẹ và anh trai nó mất, vì thế nên nó mới khóc khi nhắc về họ, vì thế nên nó chưa từng kể về bố mẹ hay anh chị em nó cho tôi nghe. Tôi cứ nghĩ nó là con một, cứ nghĩ bố mẹ nó ly dị rồi để con cho ông ngoại nuôi nhưng không phải! Di có thể rất thân với tôi ở bên ngoài nhưng bên trong nó giấu tôi rất nhiều thứ. Nó tỏ ra ngây ngô với tôi chắc cũng do muốn che giấu tôi chuyện gia đình mình, nhưng lại kể hết chuyện đó cho Quang nghe.
- Bảo sao! - Tôi lẩm bẩm.
- Bảo sao cái gì? - Quang ở bên cạnh nghe tôi nói vậy liền hỏi.
- À không, không có gì!
Hôm đó nhìn thấy Di, tôi giả vờ như chưa biết chuyện gì cả. Nó tạm biệt tôi, tôi chỉ vờ cười một cái rồi chạy về nhà thật nhanh, phần vì trời mưa, phần vì trong đầu tôi đang loạn lên với rất nhiều câu hỏi và muốn về nhà nằm ôm gối để suy nghĩ.
Nhưng bố tôi lại khác. Ông không cho phép tôi tiếp tục học ở lớp vẽ đó mặc dù thầy đã dạy tôi một cách miễn phí trong suốt ba năm liền. Ông liên tục xúc phạm tôi và thầy tôi bằng những ngôn từ bẩn thỉu như "lũ chó'," đồ ngu "," lũ họa miên vô công rồi nghề ".. Còn tôi thì ngoài cắn răng chịu đựng và đi học lén bằng mọi cách ra thì không còn biết phải làm gì cả. Tôi sợ một ngày ông sẽ lén theo tôi đến lớp học vẽ và hành hung với thầy tôi.
- Kiên à, em không nên đến lớp của thầy nữa! - Một ngày đẹp trời, thầy hẹn gặp tôi để nói.
- Sao vậy thầy?
- Vợ thầy sắp đẻ rồi, thầy e là không thể tiếp tục dạy em miễn phí được nữa!
Nói đoạn, thầy buồn rầu cúi xuống để lộ bộ mặt nhăn nhúm hàng ngày.
- Em có thể trả tiền học phí mà! Em sẽ đập lợn ống ra! - Tôi nhanh nhảu.
- Bây giờ không phải lúc! - Thầy nắm lấy hai vai của tôi. - Hãy để tiền đó để đóng tiền thi lại của em ở trường đi!
Rồi thầy lên xe và đi mất. Lúc đó tôi chỉ biết đứng nhìn theo xe của thầy, trong lòng không giấu nổi sự buồn đau. Vậy là từ nay tôi phải chia tay lớp học vẽ ư? Phải chia tay những người bạn của mình, kể cả Di trong lớp đó ư? Dù biết là còn có thể gặp Di ở nhà nó nhưng không hiểu sao tôi vẫn cảm thấy có gì đó buồn khi không được gặp nó ở nơi mà chúng tôi đã gặp lần đầu. Nơi đó cũng đã cho tôi rất nhiều những kỉ niệm, có cả vui cả buồn và là nơi tôi ghé chân lại còn nhiều hơn trường đại học. Bây giờ nếu phải lựa chọn, thà tôi chọn ở lại lớp một năm còn hơn chọn phải xa lớp học vẽ!
Nhưng số phận thì đã quyết định rồi. Tôi biết thầy chỉ lấy cớ vợ thầy đẻ để" đuổi "khéo tôi khỏi lớp, vì mới sáu tháng trước chính thầy đã nhảy cẫng lên trước bọn học sinh chúng tôi, trên tay cầm một que thử thai hiện rõ hai vạch. Có nhiều đứa mua quà đến chúc mừng thầy, còn tôi chỉ tặng thầy một bức tranh vẽ hoa bìm bịp. Lúc ấy được thầy hỏi vì sao lại vẽ loài hoa này, tôi chỉ trả lời là" muốn cho em bé lớn lên sống giản dị như hoa bìm bịp ". Mãi sau này tôi mới biết loài hoa ấy còn có một ý nghĩa khác nữa..
Trong số những học sinh phải học lại thầy Phúc nhiều lần môn đại số tuyến tính không chỉ có tôi mà còn có Dạ Quang- sinh viên lớp MT4 cùng khóa với tôi. Nó xuất hiện vào một ngày hiếm hoi mà trời không mưa ở trước cửa nhà Di với lý do là để trượt môn tới lần thứ sáu.
- Lần thứ sáu?
- Ừ, thế nên tôi mới phải tới đây xin thầy cho học thêm! - Quang bẽn lẽn trả lời sau ánh nhìn đầy ngạc nhiên của tôi.
- Mà học phí ở đây đắt lắm đó, ông có đủ tiền trả không? - Tôi đe.
- Ui xời, cái đó lo gì! - Nó quay ngoắt thay đổi thái độ thành mạnh bạo hơn. - Tiền thì không thành vấn đề, nhà tôi có cả đống!
Nói rồi Dạ Quang ngang nhiên bước vào nhà. Người ta nói" nhìn tên đoán được con người "có khác, trông nó sáng sủa y như cái tên vậy. Người nó cao ráo ngang ngửa tôi, mặt mũi thì tuấn tú, đầu tóc cũng gọn gàng. Chắc do kiếp trước nó là hoàng tử hay vua chúa gì đó trong cung điện mà vừa nhìn vào dáng đi đã thấy gia cảnh của nó cũng không phải dạng gì nghèo hèn, có lẽ vì thế nên nó mới dám tự nhận là" nhà có cả đống tiền "nên vô tư xin học.
Tôi thì khác, tôi phải đến học vì có lý do riêng. Bố tôi thì suốt ngày mắng chửa tôi vì phải thi lại, mẹ tôi thì dọa lần này không đậu cấm cửa về nhà. Gia cảnh của tôi cũng chẳng giàu sang là bao, hầu như bố mẹ tôi phải vay tiền để cho tôi đi học. Khi biết tôi lén thi vào trường cao đẳng mĩ thuật, hai người đã giận tôi một thời gian dài. Họ nghĩ học đại học phải là vào một trường nào đó về kinh tế hay về kĩ thuật chẳng hạn để mai sau ra trường dễ xin việc làm, còn học năng khiếu ra chỉ có thể đi vẽ thuê, tiền lương kiếm được không đủ sống. Đã vậy tôi còn để nợ môn nên giận càng chồng giận, cuối cùng họ đưa tôi nốt chỗ còn lại và định ném tôi ra khỏi nhà.
- Kiên, chứng minh ánh xạ trên cho thầy!
- Dạ.. thưa thầy.. thưa thầy..
- Để em lên chứng minh cho, thầy!
Ngồi trong lớp học thêm, lúc nào Quang cũng cướp công của tôi. Nó luôn tỏ ra mình là một đứa giỏi giang dù phải học lại nhiều hơn tôi một lần, ấy vậy mà lên làm câu nào cũng sai. Có lần thầy ra khỏi lớp, tôi quay sang hỏi nó:
- Mày hay xung phong như vậy mà phải thi lại tới sáu lần, khó tin quá!
Nó chỉ cười:
- Mấy lần trước đi thi tao toàn quên giờ hoặc ngủ trong phòng thi, tao học lại cho vui thôi!
Không biết những lời Quang nói có phải sự thật hay không mà tôi thấy hơi khó tin. Nhưng nhìn vào bộ đồ trên người nó cộng với những lời nó kể thì tôi nghĩ chắc nó không nói đùa. Biết đâu nhà nó giàu sụ thật và nó thi lại cho vui thật thì sao?
Lúc tôi và Quang học xong thì Di cũng vừa mới đi đâu về. Vừa trông thấy nó, Quang đã cười chào:
- Chào em!
- Bậy nào, bằng tuổi mình đấy! - Tôi hích khuỷu tay Quang.
- À thế à! - Nó vội chữa cháy. - Chào cậu! Trông cậu trẻ quá, tớ tưởng kém tuổi!
Quang nói xong, cả hai đứa nó cùng cười. Chả hiểu sao lúc đó tôi thấy hơi khó chịu. Có lẽ là do tôi không có cảm tình với nụ cười của Quang. Trông nó cứ giả tạo và gượng ép làm sao!
- Cậu học trường gì?
- Trường mình á mày! - Tôi trả lời thay khi Di còn chưa kịp nói câu nào.
- Ủa? Vậy cùng khóa à? Cậu học khoa..
- Cũng mĩ thuật luôn! - Tôi nói xen vào vì không muốn làm mất thời gian làm quen của cả hai. - Nó học MT6, ở cạnh lớp tao!
- Ôi vậy à? - Quang tỏ vẻ ngạc nhiên. - Vậy thì cách tớ hai lớp! Hôm nào rảnh..
- Nó không rảnh hôm nào đâu, hết học ở trường lại về học thêm vẽ, rồi lại..
- Thực ra là có rảnh! - Lần này thì Di mới là người cắt ngang câu nói của tôi. - Sáng chủ nhật tớ không đi đâu cả!
Từ ngày có Quang đến học cùng ở nhà thầy Phúc, tôi không dám nghỉ buổi nào cả. Tôi sợ nó nắm kiến thức hơn tôi và điều thứ hai mà tôi sợ là nó cướp luôn con bạn thân của tôi vì càng ngày tôi càng thấy nó thân với Di hơn trước. Tôi cũng không còn được đến lớp học thêm vẽ nữa nên cơ hội chơi thân với Di càng ít đi dần.
Chủ nhật đó, vừa đến nhà Di định rủ nó vào thư viện đọc sách thì tôi đã thấy nó chuẩn bị đi chơi với Quang.
- Bọn mày đi đâu đấy? - Tôi hỏi.
- Đi hát karaoke với mấy đứa bạn tao. Mày có đi không?
- Thôi!
Tôi chúa ghét mấy đứa thích đú đởn trong các quán bar, quán karaoke, nơi đông người, vì thế khi vừa được Quang rủ thì tôi lập tức từ chối ngay. Tôi cũng không thích đi chơi theo kiểu 3 người trở lên vì biết thể nào mình cũng sẽ bị ra rìa. Vậy nên thà tôi đi đọc sách một mình còn hơn đi cùng mấy đứa nó!
Từ khi biết được công dụng tuyệt vời của cuốn" Lời nguyền của anh trai"kia, tôi trở nên thích đọc sách hơn hẳn. Bao nhiêu thể loại văn chương trước giờ tôi khó ngấm thì bây giờ cũng đã biến thành sở trường của tôi. Tôi đọc không chỉ để phá án nữa mà còn để nạp kiến thức đời sống cho chính mình.
- Mày có biết cây táo của nhà bác học Isaac Newton nằm ở đâu không? - Tôi đố Quang trong một buổi học khác.
- Cái đó làm sao tao biết được?
- Ở điền trang Woolsthorpe của chính gia đình ông tại hạt Lincolnshire, Anh.
- Vậy bình Klein có mấy mặt?
- 4!
- Sai bét! Nó chỉ có 1 mặt thôi! - Tôi cười nức nở.
- Mày toàn đố cái khó vậy làm sao tao biết được?
- Vậy mày đố lại tao đi!
- Mẹ và anh trai của Di mất ngày nào?
- Hả?
Tôi kinh ngạc sau khi nghe câu hỏi của Quang. Chợt lúc đó tôi nhớ ra chuyện mấy hôm trước khi ngồi trong nhà tắm với Di tầm hơn 10 giờ đêm. Nó đã cho tôi xem một bức ảnh, không, là một nửa bức ảnh chụp hai người và bảo họ là mẹ và anh trai của nó. Nhưng khi đang kể dở câu chuyện về anh trai thì nó òa khóc lên rất to và sau đó dòng chữ hiện lên trên thành bồn tắm làm tôi chưa kịp hỏi nó rõ ngọn ngành.
Thì ra là như vậy. Thì ra Di đã giấu tôi chuyện mẹ và anh trai nó mất, vì thế nên nó mới khóc khi nhắc về họ, vì thế nên nó chưa từng kể về bố mẹ hay anh chị em nó cho tôi nghe. Tôi cứ nghĩ nó là con một, cứ nghĩ bố mẹ nó ly dị rồi để con cho ông ngoại nuôi nhưng không phải! Di có thể rất thân với tôi ở bên ngoài nhưng bên trong nó giấu tôi rất nhiều thứ. Nó tỏ ra ngây ngô với tôi chắc cũng do muốn che giấu tôi chuyện gia đình mình, nhưng lại kể hết chuyện đó cho Quang nghe.
- Bảo sao! - Tôi lẩm bẩm.
- Bảo sao cái gì? - Quang ở bên cạnh nghe tôi nói vậy liền hỏi.
- À không, không có gì!
Hôm đó nhìn thấy Di, tôi giả vờ như chưa biết chuyện gì cả. Nó tạm biệt tôi, tôi chỉ vờ cười một cái rồi chạy về nhà thật nhanh, phần vì trời mưa, phần vì trong đầu tôi đang loạn lên với rất nhiều câu hỏi và muốn về nhà nằm ôm gối để suy nghĩ.