Chương 64: Trăng Soi Sơn Hải Quan 1
Tạ Vụ Thanh xách thùng gỗ đi vào: “Họ nói phòng tắm chưa quét dọn.
Ông bác đâu rồi?”
Hà Vị nắm cúc vải trên áo: “Năm ngoái mất rồi”.
Ngoài cửa, cảnh vệ ôm bồn tắm đã được cọ rửa sạch sẽ đứng nghiêng bên cạnh, nhỏ giọng gọi “Tướng quân”.
Hoảng hồn Tạ Vụ Thanh bừng tỉnh, tay vén rèm châu, nhận lấy bồn tắm đặt ở giữa nhà chính.
Trên bệ cửa sổ, hoa hải đường còn chưa nở.
Lá xanh rậm rạp.
“Năm đó khi chú thím vừa đi, trong nhà không ai vào kinh, mọi chuyện hậu sự đều do một tay bác ấy xử lý”, bên ngoài lần lượt đặt mấy thùng nước đá, Tạ Vụ Thanh tất bật trong ngoài rèm châu để chuẩn bị nước tắm cho cô.
Những chuyện liên quan đến hậu sự của ông cụ, anh đều không hỏi, cũng không cần thiết phải hỏi.
Vì Hà Vị sẽ lo liệu thoả đáng tất cả.
Lúc mới đến thấy cửa son khoá trái, cạnh giường có trà, không đoán được ông bác đã mất.
Vừa nãy khi ra ngoài nhìn thấy bể nước trống không, liền nảy sinh dự cảm không lành, rốt cuộc đã được cô chứng minh.
“Nước trà em chuẩn bị à?” Anh nhỏ giọng hỏi.
Cô khẽ gật đầu đáp vâng: “Mỗi ngày đều có người đến đổi bình thuỷ, cứ cách ngày thì sẽ đổi trà cũ thành trà mới”.
Đèn tường không bật, trong ánh nắng đan xen, không rõ ai sáng ai tối.
Tạ Vụ Thanh hạ thấp eo, dùng tay thử nhiệt độ nước.
Cô ngày qua ngày đều chuẩn bị tươm tất, lại không biết chính xác khi nào người thân mới quay về.
Đoá hoa hải đường của anh, cô hai phú quý bậc nhất Tứ Cửu Thành đang tựa lưng vào ghế cao, hai chân bắt chéo, giày cao gót dệt kim treo lơ lửng trước ngón chân.
Cô thảnh thơi ngồi gõ nhịp, chờ nước ấm chuẩn bị.
Quần dài của Tạ Vụ Thanh tối qua cô nằm đè lên, nếp gấp rõ ràng, mới vừa rồi đi ra ngoài bị cấp dưới nhìn trúng.
Sương khói mờ mịt, cô đi đến trước mặt anh.
Tạ Vụ Thanh nói: “Em tắm trước.
Còn lại để phần anh”.
“Có ai lại tắm nước cặn bao giờ”.
Cô lẩm bẩm.
Tạ Vụ Thanh cúi đầu: “Tạ mỗ rất vui lòng”.
Hai người đứng đối diện.
Hà Vị thật ra muốn hỏi lần này anh vào kinh là vì điều gì.
Đồng hồ báo giờ trên ngăn tủ bất ngờ reo lên, chạm vào đáy lòng khiến cô thay đổi chủ ý.
Chọn gả cho một người lính giữa thời chiến loạn, chính là phải học cách tự tìm niềm vui.
Thôi để sau vậy.
“Trên đường đi có gặp khó khăn gì không?” Cô đặt tay lên vai anh, áo sơ mi trượt xuống khuỷu tay, cởi luôn ống tay áo được anh xắn lên cao.
Tạ Vụ Thanh cười không nói gì.
Hà Vị mở từng cúc áo vừa được anh cài xong ban nãy.
Anh chỉ im lặng dung túng cô.
Hà Vị treo áo sơ mi lên lưng ghế, sờ thấy vật cộm lên trong túi áo, giống một mảnh giấy nhưng khá cứng.
Ban đầu cô tưởng là điện tín bí mật, cho đến khi sờ thấy tờ giấy ảnh chụp.
Rút ra xem.
Tạ Vụ Thanh tuổi trung niên khoác lên người bộ quân phục mà anh từng mặc năm 18 tuổi thành danh, một tay đút túi quần, còn tay kia bế một đứa trẻ mới sinh.
Người đàn ông trung niên không nhếch cằm như thuở thiếu thời, mà mang một khuôn mặt nghiêm túc, ánh mắt nhìn thẳng vào màn ảnh.
Lòng chứa trăm sông nghìn núi, quốc gia lâm nạn.
Năm ấy khi anh vượt mọi nguy nan đến Hồng Kông tìm thầy chữa bệnh, bất ngờ tìm được một phần tâm ý từ trong tủ quần áo của vợ mình.
Sau khi Tạ gia thất bại, kẻ địch cũ nhân cơ hội phóng hoả thiêu rụi toàn bộ nhà cửa gia sản.
Lúc đó anh còn bị giam lỏng trong ngục tối, nghe nói Tạ gia ở Quý Châu bị lửa thiêu cháy mấy ngày liên tiếp.
Trong ngọn lửa hung tàn ấy, đừng nói là ảnh chụp anh mặc quân trang tuổi thiếu niên, ngay cả bức ảnh chụp cả nhà họ Tạ quý giá nhất cũng không thể giữ được…
Quân phục trong tủ quần áo đều do Hà Vị dựa theo ảnh chụp lúc trước của anh rồi tìm thợ may làm lại nguyên trạng.
Thiếu tướng quân trong lòng cô, vĩnh viễn sống mãi tuổi mười tám, là một Tạ Vụ Thanh lòng mang phong ba vạn dặm.
Tại căn chung cư ở Hồng Kông, anh khoác lại quân trang, nhìn bản thân trong gương bạc, như thấy chính mình sau ngày Cách mạng Tân Hợi.
Một bức thư nhà được gửi đến trường Bảo Định.
Nửa đêm, anh lẻn vào ký túc xá của giáo viên để thu thập hành lý.
Phía sau có Thiệu tiên sinh đang chờ đưa anh đưa đến trạm xe lửa.
Ngoài ra còn có mấy giáo viên khác nghe nói Tạ lão tướng quân đang bị quân phiệt vây khốn, bọn họ đều là đàn ông phương Bắc, vốn không hiểu biết nhiều về tình hình quân phiệt phương Nam, già trẻ lớn bé đều muốn trấn an, ghé đầu vào một chỗ không nói nên lời.
Tạ Vụ thanh xách theo rương da trên tay, nói lời tạm biệt mấy người đồng nghiệp.
Anh bước ra khỏi ký túc xá giáo viên, đi ngang lớp học, bị một tiếng “cảm ơn thầy” níu chân.
Tạ Vụ Thanh dừng bước, quay đầu, một nửa học viên trong học kỳ này đều có mặt ở bãi đất trống bên ngoài phòng học.
Bọn họ so với anh nhỏ hơn có, lớn hơn cũng có, ngưng đều bày tỏ lòng tôn kính với người thầy này.
Có người hành quân lễ, còn lại xôn xao giơ tay lên.
Anh năm 18 tuổi, trong lòng nhiều cảm thương.
Thiếu niên tâm cao khí ngạo, ngoại trừ nôn nóng muốn nhanh về nhà cứu cha, chỉ còn sót nỗi lo lắng về tương lai của nước nhà, cùng chí hướng phản Viên.
Một tay anh xách rương hành lý, tay kia nghiêm cẩn hành quân lễ chào lại học viên.
“Mọi người”, anh buông tay, nhìn thẳng đồng bào dưới ánh trăng, “Khôi phục đại nghĩa, chấn chỉnh non sông, chúng ta ngàn chết vạn chết cũng không từ”.
Đây là lời tuyên thệ ngày xưa của anh và Triệu Dư Thành lúc mới tòng quân, cũng là suy nghĩ của hàng triệu quân nhân trong Cách mạng Tân Hợi.
Trong âm thanh chấn chỉnh non sông, anh bước ra khỏi cánh cổng sắt màu đen của trường quân đội, quay lưng về phía khẩu hiệu trường, lên xe rời khỏi Bảo Định.
Sau này quả thật có rất nhiều người, thật sự nhớ rõ lời thề đó: Ngàn chết vạn chết cũng không từ.
—
Ngón tay Hà Vị lướt qua khuôn mặt nho nhỏ của Kế Thanh, hơi nước dâng đầy mắt.
“Không dám mang theo ảnh chụp của cô hai”, Tạ Vụ Thanh cười nói sau lưng cô, “Bên người chỉ có mỗi cái này”.
“Không ai nhìn thấy… hỏi anh đứa trẻ này là ai sao?” Giọng mũi cô khản đặc.
“Tạ mỗ”, anh cười, dùng giọng điệu trêu ghẹo trước đây của mình nói, “Nợ tình khắp nơi”.
Cô đặt ảnh chụp cẩn thận vào túi áo anh.
Tưởng tượng trên chiến trường máu lửa, chỉ có mỗi tấm ảnh chụp này là niềm an ủi của anh.
Hà Vị trở lại bên cạnh bồn tắm, cởi đai súng trên eo Tạ Vụ Thanh.
So với quá khứ, dường như nó cũ hơn nhiều, có lẽ chưa từng thay đổi.
Tạ Vụ Thanh tính người tiết kiệm, ở đâu cũng thấy được.
“Loại da này dùng chắc thật”.
Cô nhỏ giọng nói, hai tay vòng ra sau eo anh, tháo rời khẩu súng từ trên người đặt lên áo sơ mi.
“Đồ cũ nhưng tay nghề rất tốt”.
Anh thấp giọng đáp.
“Anh chê bản thân chưa đủ già sao? Lúc nào cũng nhấn mạnh trước kia thế này, trước kia thế nọ”, cô cởi lưng quần anh, bị Tạ Vụ Thanh nắm chặt, “Có điều… cũng không còn trẻ nữa”.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
Tạ Vụ Thanh đột nhiên cúi người, bế Hà Vị lên.
Cả người Hà Vị đều ngâm trong nước ấm.
May mắn bên trong có mặc áo lót nhưng cũng không thoát khỏi cảm giác ướt sũng bao lấy cơ thể, giống như bị trói chặt, giãy giụa thế nào cũng không thoát.
Tạ Vụ Thanh lặp lại những hành động của cô vừa rồi, cởi bỏ tầng tầng lớp lớp quần áo trên người cô.
Không giống cô thích luyên thuyên, toàn bộ quá trình, ngoại trừ động tác thuần thục, anh đều không mở miệng.
Khăn lông nhúng nước, chà lên lưng cô.
Hà Vị nhắm mắt hưởng thụ: “Anh Thanh”.
“Ừm”.
Mặt cô tựa vào mép chậu gỗ, mượn hơi nước ngước nhìn Tạ Vụ Thanh trần nửa người, chỉ mặc mỗi quần dài.
Anh cũng rất cao hứng, kéo một cái ghế tới, ngồi phía trên, hai chân tách ra đặt hai bên chậu gỗ.
“Lúc ở Hồng Kông anh tắm cho Kế Thanh cũng giống như vậy”, anh vắt khăn lông để nước chảy lên mái tóc dài của cô, sau đó nắm trong lòng bàn tay, từ tốn gội sạch, sau lại hướng lên trên, kiên nhẫn xoa bóp, “Vốn định dạy con gọi mẹ.
Nhưng không dạy kịp, thời gian gấp quá”.
Hà Vị không dám mở mắt, cố gắng kìm nén nước mắt vào trong.
So với nhiều người khác, cả nhà đều bình an đã là may mắn rồi.
Ăn cơm trưa, đúng như ý muốn, cô tự tay làm sủi cảo.
Tổng cộng có 5 đĩa, nào là thịt heo tẩm gia vị, thịt heo trộn cải trắng, thịt kê củ cải, rau hẹ trứng gà, có cả thịt vịt.
“Lần trước chỉ có thịt heo trộn cải trắng”, cô thì thầm, “Lần này làm đủ rồi”.
Tạ Vụ Thanh cầm đũa trúc, thích thú nhìn một bàn đầy đồ ăn rượu thịt, thêm một bình dấm tỏi, từ từ chậm rãi thưởng thức.
“Trở về lần này có chuyện quan trọng sao?” Cô ăn xong, bắt đầu hỏi anh, “Có cần em giúp gì không?”
Cuộc tấn công vừa kết thúc, bọn họ dùng 7 vạn quân đánh thắng 40 vạn quân của chính phủ Nam Kinh.
Chuyện chiến trường cô vốn không hiểu nhưng ít nhất cũng rõ thế nào là lấy ít địch nhiều, dù gì các tướng sĩ cũng cần thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức.
Hiện tại anh vào kinh, hẳn không chỉ vì chuyện tư.
Chẳng lẽ muốn gom góp vật tư hay vũ khí?
Tạ Vụ Thanh đối diện cô.
Hà Vị thấp thỏm, chỉ sợ là tin xấu.
Anh rót rượu trắng: “Lần này trở về, vì kháng Nhật”.
Hà Vị ngơ ngác, nhìn chằm chằm anh.
Tạ Vụ Thanh mỉm cười, nhìn lại cô.
Chính phủ Nam Kinh vừa mượn tiền các nước khác, chuẩn bị mua một lượng lớn súng ống đạn dược, mời thêm chuyên gia và cố vấn quân sự của nhiều quốc gia khác, chuẩn bị triển khai đợt tập kích thứ năm với hồng khu… Mà hồng quân nhiều nhất cũng chỉ có 10 vạn người.
Hung hiểm vô cùng.
Chưa bàn đến chuyện triển khai tập kích, hồng quân ở phương Nam làm sao có thể băng qua trăm sông ngàn núi để hướng về phía Bắc kháng Nhật đây?
“Dân quân Tây Bắc, quyết tâm kháng Nhật”, Tạ Vụ Thanh nhìn thấu băn khoăn của cô, thấp giọng giải thích, “Nhiều tướng quân liên hợp với nghĩa quân Đông Bắc, cuối tháng trước thành lập quân đồng minh chống Nhật.
Tổng chỉ huy mặt trận kiêm quân trưởng quân đoàn 2, là người của hồng quân”.
Cô hít thật sâu, tim như ngừng đập, cảm giác máu nóng toàn thân đều đang dâng trào.
“Chúng ta phải giành lại Nhiệt Hà”.
Anh nói.
Giữa trưa trời không gió, ánh mặt trời tháng sáu xuyên qua cửa sổ rơi trên cánh tay, phủ xuống bả vai, toả ra hơi nóng.
Nhưng lửa đốt trong lòng, còn nóng hơn hết thảy.
Kháng chiến Trường Thành bắt đầu từ mùng 1 tháng yeutruyen.net Giêng, từng là hy vọng của cả nước.
Sau khi Sơn Hải Quan bị vây khốn, chính phủ Nam Kinh ngày càng mạnh tay đàn áp các cuộc kháng chiến chống Nhật trong nước, đưa quân đến trước Trường Thành, giằng co trực diện với quân tiến công.
Mấy tháng ấy, nhiều thành phố quyên tiền vật tư, từ người già đến trẻ nhỏ, tất cả đều quyết tâm chống Nhật.
Đoàn dân quân, đoàn phụ nữ cứu viện, nhân viên y tế, đều từ khắp mọi nơi đổ về Trường Thành…
“Mấy tháng Trường Thành kháng chiến… rất nhiều quân lính đã hy sinh”, cô nói, “Những tướng quân vì nội chiến vào Trường Thành, đều không phải vô thức, mà là liều mạng”, nội chiến kéo dài, không ít người nghẹn đắng, phóng mắt ra quan ngoại, cuối cùng cũng chờ đến ngày phát động mặt trận kháng chiến ở Trường Thành, đều là cốt khí của người quân nhân, “Mấy tháng kiên trì lại liên tục thất bại, cuối cùng cũng chờ được quân cứu viện đến”.
Kháng chiến chống Nhật ở phương Bắc không ai chi viện, trong khi 40 vạn quân lính miền Nam chỉ lo bao vây tiêu diệt hồng quân.
Tạ Vụ Thanh im lặng chốc lát rồi nói: “Trong kháng chiến Trường Thành, có không ít người quen cũ của anh.
Ngày xưa từng cùng nhau tham gia Bắc phạt”.
Chưa đầy 10 năm kể từ ngày Bắc phạt, nhưng cứ ngỡ cách cả một thế hệ.
Năm đó trước khi xuất quân Bắc phạt từng lập lời thề, cố gắng hướng đến tương lai nam bắc thống nhất, chưa từng nghĩ tới có một ngày quốc gia bị chia cắt thế này.
“Sau khi rút quân, người dân địa phương âm thầm chôn cất thi thể của các quân lính”, cô dịu giọng, “Dưới chân Trường Thành”.
“Dân chúng Nhiệt Hà đều tiếp tục kháng chiến”, cô thuật lại những mật báo lúc trước, “Rất nhiều người trong họ nhập ngũ tại đó, kháng chiến chống Nhật, còn có nhiều hộ nông dân đem ván cửa, nhà ở phá bỏ, chỉ để dựng chiến hào…”
“Họ không muốn quê hương rơi vào tay giặc”.
Cô nói nhỏ.
Tạ Vụ Thanh gắp sủi cảo mọng nước từ đĩa thịt dê củ cải, chậm rãi đưa vào miệng.
Anh nâng chung rượu, ngửa đầu một hơi uống cạn.
—
Chuyến ra yeutruyen.net Bắc của Tạ Vụ Thanh lần này được bảo mật tuyệt đối, chỉ mang theo hai cảnh vệ lạ mặt.
Một trong đó là người vùng Nhiệt Hà, biết tiếng Mông Cổ.
“Trong liên minh kháng Nhật có đội vũ trang của dân tộc Mông Cổ chúng tôi”, người cảnh vệ ngồi trong sương phòng nói với Khấu Thanh và Quân Khương, “Ngay cả thổ phỉ ở địa phương cũng bị chúng tôi thuyết phục tham gia quân kháng Nhật”.
Cảnh vệ nói xong, nhận lấy tách trà từ tay Khấu Thanh, nhấp một ngụm, giống như có tâm sự, hắn trầm mặc một lát: “Trà sữa Nhiệt Hà chúng tôi rất ngon.
Chờ ngày giành lại Nhiệt Hà sẽ mời các cô nếm thử”.
Trong lòng Quân Khương nghẹn lại, lấy cây quạt hương bồ quạt gió cho người cảnh vệ.
Khấu Thanh dịu dàng nói: “Thật ra tôi biết làm trà sữa, mặc dù không bằng quê nhà của anh nhưng có thể uống một chút cho đỡ nhớ nhà”.
Cô nói xong bèn rời khỏi sương phòng, tay chân thoăn thoắt vì cảnh vệ muốn xông pha tiền tuyến mà bắt đầu nấu trà sữa.
Sau khi kháng chiến Trường Thành thất bại, mỗi lần Khấu Thanh và Quân Khương bắt gặp người mặc kimono đi guốc gỗ trên phố đều thao thức trong lòng.
Các cô ấy không nghĩ sâu xa như Hà Vị hay Cửu tiên sinh, mắt thấy 3 tỉnh Đông Bắc cùng Nhiệt Hà lần lượt rơi vào tay giặc, trong lòng lo lắng mai sau quê hương của họ cũng bị chiếm đóng.
Hiện tại nghe nói thành lập liên quân kháng Nhật mới có chút hy vọng về tương lai.
Hai người bọn họ hầu hạ cô hai nhiều năm, cũng quen biết Tạ Vụ Thanh, lúc nào cũng tôn sùng kính ngưỡng vị thiếu tướng quân của Tạ gia.
Thiếu tướng quân Tạ gia đã nói muốn kháng Nhật thì nhất định họ có thể giành thắng lợi.
Các cô luôn tin chắc như thế!.
Ông bác đâu rồi?”
Hà Vị nắm cúc vải trên áo: “Năm ngoái mất rồi”.
Ngoài cửa, cảnh vệ ôm bồn tắm đã được cọ rửa sạch sẽ đứng nghiêng bên cạnh, nhỏ giọng gọi “Tướng quân”.
Hoảng hồn Tạ Vụ Thanh bừng tỉnh, tay vén rèm châu, nhận lấy bồn tắm đặt ở giữa nhà chính.
Trên bệ cửa sổ, hoa hải đường còn chưa nở.
Lá xanh rậm rạp.
“Năm đó khi chú thím vừa đi, trong nhà không ai vào kinh, mọi chuyện hậu sự đều do một tay bác ấy xử lý”, bên ngoài lần lượt đặt mấy thùng nước đá, Tạ Vụ Thanh tất bật trong ngoài rèm châu để chuẩn bị nước tắm cho cô.
Những chuyện liên quan đến hậu sự của ông cụ, anh đều không hỏi, cũng không cần thiết phải hỏi.
Vì Hà Vị sẽ lo liệu thoả đáng tất cả.
Lúc mới đến thấy cửa son khoá trái, cạnh giường có trà, không đoán được ông bác đã mất.
Vừa nãy khi ra ngoài nhìn thấy bể nước trống không, liền nảy sinh dự cảm không lành, rốt cuộc đã được cô chứng minh.
“Nước trà em chuẩn bị à?” Anh nhỏ giọng hỏi.
Cô khẽ gật đầu đáp vâng: “Mỗi ngày đều có người đến đổi bình thuỷ, cứ cách ngày thì sẽ đổi trà cũ thành trà mới”.
Đèn tường không bật, trong ánh nắng đan xen, không rõ ai sáng ai tối.
Tạ Vụ Thanh hạ thấp eo, dùng tay thử nhiệt độ nước.
Cô ngày qua ngày đều chuẩn bị tươm tất, lại không biết chính xác khi nào người thân mới quay về.
Đoá hoa hải đường của anh, cô hai phú quý bậc nhất Tứ Cửu Thành đang tựa lưng vào ghế cao, hai chân bắt chéo, giày cao gót dệt kim treo lơ lửng trước ngón chân.
Cô thảnh thơi ngồi gõ nhịp, chờ nước ấm chuẩn bị.
Quần dài của Tạ Vụ Thanh tối qua cô nằm đè lên, nếp gấp rõ ràng, mới vừa rồi đi ra ngoài bị cấp dưới nhìn trúng.
Sương khói mờ mịt, cô đi đến trước mặt anh.
Tạ Vụ Thanh nói: “Em tắm trước.
Còn lại để phần anh”.
“Có ai lại tắm nước cặn bao giờ”.
Cô lẩm bẩm.
Tạ Vụ Thanh cúi đầu: “Tạ mỗ rất vui lòng”.
Hai người đứng đối diện.
Hà Vị thật ra muốn hỏi lần này anh vào kinh là vì điều gì.
Đồng hồ báo giờ trên ngăn tủ bất ngờ reo lên, chạm vào đáy lòng khiến cô thay đổi chủ ý.
Chọn gả cho một người lính giữa thời chiến loạn, chính là phải học cách tự tìm niềm vui.
Thôi để sau vậy.
“Trên đường đi có gặp khó khăn gì không?” Cô đặt tay lên vai anh, áo sơ mi trượt xuống khuỷu tay, cởi luôn ống tay áo được anh xắn lên cao.
Tạ Vụ Thanh cười không nói gì.
Hà Vị mở từng cúc áo vừa được anh cài xong ban nãy.
Anh chỉ im lặng dung túng cô.
Hà Vị treo áo sơ mi lên lưng ghế, sờ thấy vật cộm lên trong túi áo, giống một mảnh giấy nhưng khá cứng.
Ban đầu cô tưởng là điện tín bí mật, cho đến khi sờ thấy tờ giấy ảnh chụp.
Rút ra xem.
Tạ Vụ Thanh tuổi trung niên khoác lên người bộ quân phục mà anh từng mặc năm 18 tuổi thành danh, một tay đút túi quần, còn tay kia bế một đứa trẻ mới sinh.
Người đàn ông trung niên không nhếch cằm như thuở thiếu thời, mà mang một khuôn mặt nghiêm túc, ánh mắt nhìn thẳng vào màn ảnh.
Lòng chứa trăm sông nghìn núi, quốc gia lâm nạn.
Năm ấy khi anh vượt mọi nguy nan đến Hồng Kông tìm thầy chữa bệnh, bất ngờ tìm được một phần tâm ý từ trong tủ quần áo của vợ mình.
Sau khi Tạ gia thất bại, kẻ địch cũ nhân cơ hội phóng hoả thiêu rụi toàn bộ nhà cửa gia sản.
Lúc đó anh còn bị giam lỏng trong ngục tối, nghe nói Tạ gia ở Quý Châu bị lửa thiêu cháy mấy ngày liên tiếp.
Trong ngọn lửa hung tàn ấy, đừng nói là ảnh chụp anh mặc quân trang tuổi thiếu niên, ngay cả bức ảnh chụp cả nhà họ Tạ quý giá nhất cũng không thể giữ được…
Quân phục trong tủ quần áo đều do Hà Vị dựa theo ảnh chụp lúc trước của anh rồi tìm thợ may làm lại nguyên trạng.
Thiếu tướng quân trong lòng cô, vĩnh viễn sống mãi tuổi mười tám, là một Tạ Vụ Thanh lòng mang phong ba vạn dặm.
Tại căn chung cư ở Hồng Kông, anh khoác lại quân trang, nhìn bản thân trong gương bạc, như thấy chính mình sau ngày Cách mạng Tân Hợi.
Một bức thư nhà được gửi đến trường Bảo Định.
Nửa đêm, anh lẻn vào ký túc xá của giáo viên để thu thập hành lý.
Phía sau có Thiệu tiên sinh đang chờ đưa anh đưa đến trạm xe lửa.
Ngoài ra còn có mấy giáo viên khác nghe nói Tạ lão tướng quân đang bị quân phiệt vây khốn, bọn họ đều là đàn ông phương Bắc, vốn không hiểu biết nhiều về tình hình quân phiệt phương Nam, già trẻ lớn bé đều muốn trấn an, ghé đầu vào một chỗ không nói nên lời.
Tạ Vụ thanh xách theo rương da trên tay, nói lời tạm biệt mấy người đồng nghiệp.
Anh bước ra khỏi ký túc xá giáo viên, đi ngang lớp học, bị một tiếng “cảm ơn thầy” níu chân.
Tạ Vụ Thanh dừng bước, quay đầu, một nửa học viên trong học kỳ này đều có mặt ở bãi đất trống bên ngoài phòng học.
Bọn họ so với anh nhỏ hơn có, lớn hơn cũng có, ngưng đều bày tỏ lòng tôn kính với người thầy này.
Có người hành quân lễ, còn lại xôn xao giơ tay lên.
Anh năm 18 tuổi, trong lòng nhiều cảm thương.
Thiếu niên tâm cao khí ngạo, ngoại trừ nôn nóng muốn nhanh về nhà cứu cha, chỉ còn sót nỗi lo lắng về tương lai của nước nhà, cùng chí hướng phản Viên.
Một tay anh xách rương hành lý, tay kia nghiêm cẩn hành quân lễ chào lại học viên.
“Mọi người”, anh buông tay, nhìn thẳng đồng bào dưới ánh trăng, “Khôi phục đại nghĩa, chấn chỉnh non sông, chúng ta ngàn chết vạn chết cũng không từ”.
Đây là lời tuyên thệ ngày xưa của anh và Triệu Dư Thành lúc mới tòng quân, cũng là suy nghĩ của hàng triệu quân nhân trong Cách mạng Tân Hợi.
Trong âm thanh chấn chỉnh non sông, anh bước ra khỏi cánh cổng sắt màu đen của trường quân đội, quay lưng về phía khẩu hiệu trường, lên xe rời khỏi Bảo Định.
Sau này quả thật có rất nhiều người, thật sự nhớ rõ lời thề đó: Ngàn chết vạn chết cũng không từ.
—
Ngón tay Hà Vị lướt qua khuôn mặt nho nhỏ của Kế Thanh, hơi nước dâng đầy mắt.
“Không dám mang theo ảnh chụp của cô hai”, Tạ Vụ Thanh cười nói sau lưng cô, “Bên người chỉ có mỗi cái này”.
“Không ai nhìn thấy… hỏi anh đứa trẻ này là ai sao?” Giọng mũi cô khản đặc.
“Tạ mỗ”, anh cười, dùng giọng điệu trêu ghẹo trước đây của mình nói, “Nợ tình khắp nơi”.
Cô đặt ảnh chụp cẩn thận vào túi áo anh.
Tưởng tượng trên chiến trường máu lửa, chỉ có mỗi tấm ảnh chụp này là niềm an ủi của anh.
Hà Vị trở lại bên cạnh bồn tắm, cởi đai súng trên eo Tạ Vụ Thanh.
So với quá khứ, dường như nó cũ hơn nhiều, có lẽ chưa từng thay đổi.
Tạ Vụ Thanh tính người tiết kiệm, ở đâu cũng thấy được.
“Loại da này dùng chắc thật”.
Cô nhỏ giọng nói, hai tay vòng ra sau eo anh, tháo rời khẩu súng từ trên người đặt lên áo sơ mi.
“Đồ cũ nhưng tay nghề rất tốt”.
Anh thấp giọng đáp.
“Anh chê bản thân chưa đủ già sao? Lúc nào cũng nhấn mạnh trước kia thế này, trước kia thế nọ”, cô cởi lưng quần anh, bị Tạ Vụ Thanh nắm chặt, “Có điều… cũng không còn trẻ nữa”.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
Tạ Vụ Thanh đột nhiên cúi người, bế Hà Vị lên.
Cả người Hà Vị đều ngâm trong nước ấm.
May mắn bên trong có mặc áo lót nhưng cũng không thoát khỏi cảm giác ướt sũng bao lấy cơ thể, giống như bị trói chặt, giãy giụa thế nào cũng không thoát.
Tạ Vụ Thanh lặp lại những hành động của cô vừa rồi, cởi bỏ tầng tầng lớp lớp quần áo trên người cô.
Không giống cô thích luyên thuyên, toàn bộ quá trình, ngoại trừ động tác thuần thục, anh đều không mở miệng.
Khăn lông nhúng nước, chà lên lưng cô.
Hà Vị nhắm mắt hưởng thụ: “Anh Thanh”.
“Ừm”.
Mặt cô tựa vào mép chậu gỗ, mượn hơi nước ngước nhìn Tạ Vụ Thanh trần nửa người, chỉ mặc mỗi quần dài.
Anh cũng rất cao hứng, kéo một cái ghế tới, ngồi phía trên, hai chân tách ra đặt hai bên chậu gỗ.
“Lúc ở Hồng Kông anh tắm cho Kế Thanh cũng giống như vậy”, anh vắt khăn lông để nước chảy lên mái tóc dài của cô, sau đó nắm trong lòng bàn tay, từ tốn gội sạch, sau lại hướng lên trên, kiên nhẫn xoa bóp, “Vốn định dạy con gọi mẹ.
Nhưng không dạy kịp, thời gian gấp quá”.
Hà Vị không dám mở mắt, cố gắng kìm nén nước mắt vào trong.
So với nhiều người khác, cả nhà đều bình an đã là may mắn rồi.
Ăn cơm trưa, đúng như ý muốn, cô tự tay làm sủi cảo.
Tổng cộng có 5 đĩa, nào là thịt heo tẩm gia vị, thịt heo trộn cải trắng, thịt kê củ cải, rau hẹ trứng gà, có cả thịt vịt.
“Lần trước chỉ có thịt heo trộn cải trắng”, cô thì thầm, “Lần này làm đủ rồi”.
Tạ Vụ Thanh cầm đũa trúc, thích thú nhìn một bàn đầy đồ ăn rượu thịt, thêm một bình dấm tỏi, từ từ chậm rãi thưởng thức.
“Trở về lần này có chuyện quan trọng sao?” Cô ăn xong, bắt đầu hỏi anh, “Có cần em giúp gì không?”
Cuộc tấn công vừa kết thúc, bọn họ dùng 7 vạn quân đánh thắng 40 vạn quân của chính phủ Nam Kinh.
Chuyện chiến trường cô vốn không hiểu nhưng ít nhất cũng rõ thế nào là lấy ít địch nhiều, dù gì các tướng sĩ cũng cần thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức.
Hiện tại anh vào kinh, hẳn không chỉ vì chuyện tư.
Chẳng lẽ muốn gom góp vật tư hay vũ khí?
Tạ Vụ Thanh đối diện cô.
Hà Vị thấp thỏm, chỉ sợ là tin xấu.
Anh rót rượu trắng: “Lần này trở về, vì kháng Nhật”.
Hà Vị ngơ ngác, nhìn chằm chằm anh.
Tạ Vụ Thanh mỉm cười, nhìn lại cô.
Chính phủ Nam Kinh vừa mượn tiền các nước khác, chuẩn bị mua một lượng lớn súng ống đạn dược, mời thêm chuyên gia và cố vấn quân sự của nhiều quốc gia khác, chuẩn bị triển khai đợt tập kích thứ năm với hồng khu… Mà hồng quân nhiều nhất cũng chỉ có 10 vạn người.
Hung hiểm vô cùng.
Chưa bàn đến chuyện triển khai tập kích, hồng quân ở phương Nam làm sao có thể băng qua trăm sông ngàn núi để hướng về phía Bắc kháng Nhật đây?
“Dân quân Tây Bắc, quyết tâm kháng Nhật”, Tạ Vụ Thanh nhìn thấu băn khoăn của cô, thấp giọng giải thích, “Nhiều tướng quân liên hợp với nghĩa quân Đông Bắc, cuối tháng trước thành lập quân đồng minh chống Nhật.
Tổng chỉ huy mặt trận kiêm quân trưởng quân đoàn 2, là người của hồng quân”.
Cô hít thật sâu, tim như ngừng đập, cảm giác máu nóng toàn thân đều đang dâng trào.
“Chúng ta phải giành lại Nhiệt Hà”.
Anh nói.
Giữa trưa trời không gió, ánh mặt trời tháng sáu xuyên qua cửa sổ rơi trên cánh tay, phủ xuống bả vai, toả ra hơi nóng.
Nhưng lửa đốt trong lòng, còn nóng hơn hết thảy.
Kháng chiến Trường Thành bắt đầu từ mùng 1 tháng yeutruyen.net Giêng, từng là hy vọng của cả nước.
Sau khi Sơn Hải Quan bị vây khốn, chính phủ Nam Kinh ngày càng mạnh tay đàn áp các cuộc kháng chiến chống Nhật trong nước, đưa quân đến trước Trường Thành, giằng co trực diện với quân tiến công.
Mấy tháng ấy, nhiều thành phố quyên tiền vật tư, từ người già đến trẻ nhỏ, tất cả đều quyết tâm chống Nhật.
Đoàn dân quân, đoàn phụ nữ cứu viện, nhân viên y tế, đều từ khắp mọi nơi đổ về Trường Thành…
“Mấy tháng Trường Thành kháng chiến… rất nhiều quân lính đã hy sinh”, cô nói, “Những tướng quân vì nội chiến vào Trường Thành, đều không phải vô thức, mà là liều mạng”, nội chiến kéo dài, không ít người nghẹn đắng, phóng mắt ra quan ngoại, cuối cùng cũng chờ đến ngày phát động mặt trận kháng chiến ở Trường Thành, đều là cốt khí của người quân nhân, “Mấy tháng kiên trì lại liên tục thất bại, cuối cùng cũng chờ được quân cứu viện đến”.
Kháng chiến chống Nhật ở phương Bắc không ai chi viện, trong khi 40 vạn quân lính miền Nam chỉ lo bao vây tiêu diệt hồng quân.
Tạ Vụ Thanh im lặng chốc lát rồi nói: “Trong kháng chiến Trường Thành, có không ít người quen cũ của anh.
Ngày xưa từng cùng nhau tham gia Bắc phạt”.
Chưa đầy 10 năm kể từ ngày Bắc phạt, nhưng cứ ngỡ cách cả một thế hệ.
Năm đó trước khi xuất quân Bắc phạt từng lập lời thề, cố gắng hướng đến tương lai nam bắc thống nhất, chưa từng nghĩ tới có một ngày quốc gia bị chia cắt thế này.
“Sau khi rút quân, người dân địa phương âm thầm chôn cất thi thể của các quân lính”, cô dịu giọng, “Dưới chân Trường Thành”.
“Dân chúng Nhiệt Hà đều tiếp tục kháng chiến”, cô thuật lại những mật báo lúc trước, “Rất nhiều người trong họ nhập ngũ tại đó, kháng chiến chống Nhật, còn có nhiều hộ nông dân đem ván cửa, nhà ở phá bỏ, chỉ để dựng chiến hào…”
“Họ không muốn quê hương rơi vào tay giặc”.
Cô nói nhỏ.
Tạ Vụ Thanh gắp sủi cảo mọng nước từ đĩa thịt dê củ cải, chậm rãi đưa vào miệng.
Anh nâng chung rượu, ngửa đầu một hơi uống cạn.
—
Chuyến ra yeutruyen.net Bắc của Tạ Vụ Thanh lần này được bảo mật tuyệt đối, chỉ mang theo hai cảnh vệ lạ mặt.
Một trong đó là người vùng Nhiệt Hà, biết tiếng Mông Cổ.
“Trong liên minh kháng Nhật có đội vũ trang của dân tộc Mông Cổ chúng tôi”, người cảnh vệ ngồi trong sương phòng nói với Khấu Thanh và Quân Khương, “Ngay cả thổ phỉ ở địa phương cũng bị chúng tôi thuyết phục tham gia quân kháng Nhật”.
Cảnh vệ nói xong, nhận lấy tách trà từ tay Khấu Thanh, nhấp một ngụm, giống như có tâm sự, hắn trầm mặc một lát: “Trà sữa Nhiệt Hà chúng tôi rất ngon.
Chờ ngày giành lại Nhiệt Hà sẽ mời các cô nếm thử”.
Trong lòng Quân Khương nghẹn lại, lấy cây quạt hương bồ quạt gió cho người cảnh vệ.
Khấu Thanh dịu dàng nói: “Thật ra tôi biết làm trà sữa, mặc dù không bằng quê nhà của anh nhưng có thể uống một chút cho đỡ nhớ nhà”.
Cô nói xong bèn rời khỏi sương phòng, tay chân thoăn thoắt vì cảnh vệ muốn xông pha tiền tuyến mà bắt đầu nấu trà sữa.
Sau khi kháng chiến Trường Thành thất bại, mỗi lần Khấu Thanh và Quân Khương bắt gặp người mặc kimono đi guốc gỗ trên phố đều thao thức trong lòng.
Các cô ấy không nghĩ sâu xa như Hà Vị hay Cửu tiên sinh, mắt thấy 3 tỉnh Đông Bắc cùng Nhiệt Hà lần lượt rơi vào tay giặc, trong lòng lo lắng mai sau quê hương của họ cũng bị chiếm đóng.
Hiện tại nghe nói thành lập liên quân kháng Nhật mới có chút hy vọng về tương lai.
Hai người bọn họ hầu hạ cô hai nhiều năm, cũng quen biết Tạ Vụ Thanh, lúc nào cũng tôn sùng kính ngưỡng vị thiếu tướng quân của Tạ gia.
Thiếu tướng quân Tạ gia đã nói muốn kháng Nhật thì nhất định họ có thể giành thắng lợi.
Các cô luôn tin chắc như thế!.