Chương : 11
Hawthorne, bất động sản đầu tiên để lại qua 12 thế hệ của dòng họ Townsende gồm 50.000 mẫu rừng đồi cỏ và đồng ruộng phì nhiêu. Hai cánh cổng sắt màu đen uy nghi mang gia hiệu Hawthorne đóng kín lối vào, người gác cổng mặc chế phục từ ngôi nhà gác cổng bước ra, đẩy hai cánh cửa nặng nề để những chiếc xe đẹp đẽ đi qua.
Ngồi bên cạnh bà Công tước, Alexandra nhìn qua cửa sổ xe, nàng thấy xe chạy trên con đường cong cong, bằng phẳng, qua nhiều mẫu bãi cỏ màu xanh lục cắt xén rất đẹp, mịn màng như nhung.
Hai hàng cây cao hai bên vệ đường, cành vươn ra như những chiếc dù bằng lá phủ trên đầu các cỗ xe. Mặc dù bây giờ Hawthorne đã thuộc về Anthony nhưng Alexandra vẫn xem đây là của Jordan. Đây là nhà của chàng, nơi chàng sinh ra và sống trong thời thơ ấu. Nơi đây nàng sẽ tìm hiểu về chàng. chỉ cần ở đây thôi là nàng đã cảm thấy gần gũi với chàng rồi.
- Hawthorne là nơi đẹp hơn bất cứ nơi nào tôi thấy - nàng nói.
Anthony cười toe toét khi nghe nàng bày tỏ cảm tưởng đối với ngôi nhà. Anh nói:
- Đợi khi vào nhà, chị mới thấy hết vẻ đẹp của nó
Nghe giọng anh ta, Alexandra nghĩ chắc ngôi nhà to đồ sộ lắm. Mặc dù đã được báo trước, nhưng khi chiếc xe chạy qua khúc đường cong, cảnh tượng hiện ra trước mắt khiến cho nàng nín thở. Cách trước mặt ngôi nhà nửa dặm, ngôi nhà ba tầng trải dài lộng lẫy, xây bằng gạch và gương, có hơn 200 phòng, vươn lên trên nền trời với những ngọn đồi xanh thoai thoải, những dòng suối xanh trong veo, và những khu vườn bậc thang. Trước mặt nhà, phía bên kia con đường xe chạy, bầy thiên nga đang bơi lội trên mặt nước trong cái hồ rộng mênh mông, và phía bên phải hồ, cái vọng các có những chiếc cột duyên dáng xây theo kiểu Hy Lạp cổ điển, nơi để người ta đứng chơi ngắm hồ và đồi cỏ.
- Quá tuyệt vời! - Alexandra thì thào nói.
Sáu người đàn ông giúp việc đứng nghiêm hai bên tầng thấp dẫn từ đường xe đậu cho đến cửa vào nhà. Alexandra cố lấy vẻ tự nhiên, theo kiểu cách của bà Công tước khi bước xuống xe, họ đi qua đám gia nhân như thể đi qua chỗ không người.
Người gia nhân mở cửa mặc áo quần trang trọng chứng tỏ ông ta là người quản gia trưởng và chỉ huy đám gia nhân. Bà Công tước giới thiệu ông ta là Higgins, rồi cùng với Alexandra đi vào tiền sảnh.
Chiếc cầu thang chạy theo hình bán nguyệt từ tiền sảnh lên tầng thứ hai, rồi qua hành lang và chạy tiếp lên tầng ba. Alexandra cùng bà Công tước đi lên lầu, rồi nàng được bố trí trong một căn gồm nhiều phòng sơn màu hồng đẹp lộng lẫy.
Sau khi chị người hầu đi rồi, bà Công tước quay qua nói với nàng:
- cô muốn đi nghỉ không? Hôm qua là một ngày vất vả cho cả hai chúng ta.
Alexandra nhớ đến lễ tưởng niệm Jordan vào ngày hôm qua: nàng đứng cạnh bà Công tước trong giáo đường rộng lớn cùng với rất nhiều người đến dự lễ chia buồn. bà mẹ góa của Anthony và cậu em trai của anh ta - người này đi cà thọt - người nào cũng mặt mày tái mét và căng thẳng. Mới cách đây nửa giờ, xe họ chạy vào đường dẫn vào nhà cũ của Anthony. Alexandra thích cả hai người và nàng sung sướng vì họ ở gần nhau.
- Thưa bà, thay vì đi nghỉ, cháu muốn đi xem phòng của anh ấy được không? Chắc bà biết đấy, cháu lấy Jordan mà chưa biết gì về anh ấy hết: thời thơ ấu anh sống ở đây, và ảnh sống ở đây cho đến khi cháu gặp ảnh - nước mắt chực trào ra khiến nàng nghẹn ngào, nàng phải vội nói cho hết câu với giọng đứt quãng - cháu muốn tìm hiểu anh ấy, muốn biết..., chỉ có ở đây mới giúp cháu làm điều đó. Đấy là lý do khiến cháu bằng lòng đi với bà.
Bà Công tước quá xúc động, đưa tay áp lên má Alexandra, rồi giữ bình tĩnh, bà nói:
- Ta sẽ cho Gibbson đến giúp cháu, anh ta là người đứng đầu trong đám gia nhân nam.
Một lát sau, Gibbons xuất hiện, ông ta già, nhưng nhanh nhẹn, dẫn Alexandra đến xem căn hộ mà ông ta gọi là “Những phòng ngủ của chủ nhân”. Căn hộ có nhiều phòng ở tầng hai, cả một bức tường bằng gạch ngoài chấn song từ nền cho đến trần nhà, nơi nhìn xuống khắp nơi ở dưới.
Ngay khi mới bước vào trong phòng, Alexandra ngửi ngay mùi nước hoa mà Jordan thường dùng, mùi thơm nơi quai hàm của chàng khi nàng ngủ trong vòng tay chàng. Nỗi đau đớn đã ngấm vào xương thịt của nàng sau khi chàng chết, bây giờ ở đây trong không khí này, nàng cảm thấy lòng nhẹ đi rất nhiều.
Nàng nhìn khắp phòng, từ trần nhà với những hoa văn điêu khắc đẹp đẽ cho đến những tấm thảm Ba Tư màu xanh và vàng đẹp lộng lẫy dưới chân nàng. Hai lò sưởi khổng lồ nằm ở hai đầu phòng rộng, lò sưởi cao đến nỗi nàng có thể đứng vào trong được. Chiếc giường rộng mênh mông trải vải lót giường bằng satin màu xanh đậm thêu chỉ vàng, trần giường cũng bằng vải thêu màu xanh và vàng cao đến tận trần nhà. Bên phải nàng, hai chiếc ghế nệm dài bằng lụa vàng đâu mặt nhau trước lò sưởi.
- Tôi muốn xem kỹ phòng này - nàng nói với người giúp việc, giọng nho nhỏ trân trọng, như thể nàng đang ở một nơi linh thiêng. Nàng đi đến bàn làm việc của chàng, bàn bằng gỗ hồng đào, trên bàn còn đồ đạc của chàng, như đợi chàng làm việc với chúng. rồi nàng nhón gót soi mình vào tấm gương soi của chàng treo trên bàn làm việc. Cái gương treo đúng với tầm cao của chàng, nên mặc dù nàng đã nhón gót mà vẫn chỉ thấy cái trán và mắt mình. “Chàng cao quá nhỉ!” - nàng thì thầm nói với mình.
Bên cạnh phòng ngủ, có thêm ba phòng nữa: phòng mặc áo quần, phòng làm việc, sách chất đầy kệ quanh tường với vài chiếc ghế bọc nệm, và phòng thứ ba mà mới nhìn vào, Alexandra vô cùng kinh ngạc. phòng này rộng lớn có hình bán nguyệt tường bằng đá cẩm thạch màu đen có gân vàng, ở giữa nền nhà có cái hồ tròn rộng, bằng đá cẩm thạch.
- Phòng này làm gì? - Alexandra hỏi.
- Phòng tắm, thưa đức bà - người giúp việc đáp và lại cúi đầu.
- Phòng tắm à? - Alexandra hỏi lại, nàng nhìn những vòi nước mạ vàng và những cái trụ bằng đá cẩm thạch bao quanh hồ tắm, chạy thẳng lên trần nhà dưới vòm ánh sáng hình tròn.
- Ông chủ Jordan rất thích nếp sống hiện đại, thưa Đức bà - người giúp việc nói, Alexandra quay nhìn ông ta khi nghe giọg tự hào đầy tình thương mến của người lão bộc.
- Tôi muốn bác gọi tôi “cô Alexandra” là được rồi - nàng nói và cười với ông ta. Nhưng ông ta quá hoảng hốt khiến cho nàng nhượng bộ, nàng nói tiếp - thôi thì gọi “bà Alexandra” cũng được. Bác có biết gì về chồng tôi không?
- Rõ hơn bất cứ gia nhân nào khác, ngoài ông Smarth, người đứng đầu toán săn sóc ngựa - Gibbsons thấy mình đang có một thính giả nồng nhiệt nghe chuyện, nên ông ta hướng dẫn Alexandra đi một vòng khắp nơi trong nhà mất hết ba giờ, kể cả việc đi thăm những nơi mà Jordan thích chơi nhất trong thời thơ ấu của chàng, cũng như giới thiệu nàng với Smarth để ông này kể về “ông chủ Jordan” mỗi khi chàng xuống chuồng ngựa.
Đến xế chiều, Gibbsons đưa nàng đi xem hai nơi cuối cùng, mà một nơi đã làm cho nàng thích nhất. Đó là phòng trưng bày chân dung của 11 vị Công tước Hawthorne, chân dung của họ được lồng khung mạ vàng cùng với ảnh của vợ con, treo dọc theo các bức tường.
- So với những vị ở đây thì chồng tôi là người đẹp trai nhất - nàng nói sau khi nhìn kỹ từng bức chân dung một.
- Tôi và ông Higgins cũng nói như thế.
- Nhưng hình ảnh của anh ấy chưa được treo lên ở đây.
- Tôi nghe ông ấy nói với ông chủ Anthony rằng lúc sinh thời nên làm cái gì nêu danh hơn là chân dung để trông cho có vẻ quan trọng và cao quý. Ông ta hất đầu chỉ hai bức chân dung treo ở dãy bàn phía trên: ông ấy đấy, khi còn nhỏ, và khi được 16 tuổi. bố ông ấy nhất quyết nói rằng ông xứng đáng vào vị trí cuối cùng ở đây, điều này khiến cho ông chủ Anthony nổi điên lên vì tức giận.
Alexandra nhìn lên chú bé có mái tóc quăn đen đứng trang nghiêm bên cạnh người phụ nữ tóc vàng xinh đẹp với cặp mắt sáng khêu gợi. Đứng bên kia là một người đàn ông đẹp trai, không cười, đôi vai rộng và nét mặt rất kiêu hãnh, chưa bao giờ nàng thấy có người nào kiêu hãnh như thế.
Nơi cuối cùng mà Gibbsons dẫn nàng đến thăm là căn phòng nhỏ khác ở tầng ba, có mùi ẩm mốc như thể phòng không được mở cửa từ rất lâu. Có ba cái bàn nhỏ quay mặt về phía cái bàn lớn kê ở giữa phòng, và một quả địa cầu cũ để trên cái giá bằng đồng.
- Đây là phòng học - Gibbsons nói - Ông chủ Jordan khi nhỏ thường tìm cách ở các phòng ngoài hơn là ở trong phòng này. Rồi ông chủ Jordan nhớ đến cái roi của thầy Rigly khi nhác học. Thế nhưng, ông chủ học hỏi được rất nhiều, nhờ roi vọt của thầy Rigly mà ông chủ thông minh.
Alexandra nhìn căn phòng nhỏ, bỗng nàng dừng lại trên mặt bàn gần nàng. Mặt bàn có khắc 4 chữ J.A.M.T. những chữ viết tắt tên họ của Jordan. Nàng âu yếm sờ vào hàng chữ, vừa đưa mắt nhìn, lòng vừa vui thích vừa khó chịu. Phòng học khắc khổ này hoàn toàn không giống với phòng học vui vẻ, lộn xộn nơi ông ngoại nàng dạy cho nàng học. nàng không tin nổi có chuyện thầy giáo đánh roi học sinh thay vì dùng lời động viên khích lệ.
Khi người giúp việc chia tay nàng, Alexandra dừng lại phòng trưng bày lần nữa, để nhìn tấm ảnh chồng nàng năm 16 tuổi. Nhìn lên ảnh chàng, nàng thì thào nho nhỏ:
- Em sẽ làm cho anh tự hào về em, anh yêu à, em xin hứa với anh như thế.
***
Trong những ngày tiếp theo, Alexandra bắt tay vào những việc nàng định làm với quyết tâm cao, với sự thông minh vốn có, nhờ những lời chỉ dẫn trong các trang của tập Giới quý tộc của Debrett, nghiền ngẫm những cuốn viết về tư cách, quy ước, và thủ tục mà bà Công tước đã đưa cho nàng đọc. Sự cần mẫn của nàng đã khiến cho bà Công tước hài lòng, cũng như tất cả những công việc nàng làm, ngoại trừ hai điều quan trọng: cả hai điều này đều là nguyên do khiến cho bà Công tước cho gọi Anthony đến phòng khách gặp bà sau khi gia đình đến Hawthorne một tuần.
- Alexandra đã kết thân với Gibbsons và Smarth - bà nói với giọng bối rối và rất lo lắng - Cô ấy đã nói chuyện với họ trong một tuần nhiều hơn ta đã nói với họ trong 40 năm qua.
Anthony nhướng mày, bình thản trả lời:
- Chị ấy xem tôi tớ như người trong gia đình. Khi chị ấy yêu cầu chúng ta để cho chị đem người quản gia và người lão bộc cũ đến đây, ta đã thấy rõ điều đó. chuyện này chẳng có gì nguy hại hết.
Bà Công tước gay gắt đáp:
- Khi cháu nhìn thấy Filbert và Penrose chắc cháu sẽ không nghĩ họ là vô hại. Họ đã đến sáng nay rồi.
Anthony nhớ Alexandra đã nói cho anh biết hai người đầy tớ cũ của nàng đã già. Anh nói:
- Họ...
- Điếc và mù! - bà Công tước tức giận ngắt ngang lời anh - người quản gia thì điếc, phải hét to bên tai lão, lão mới nghe; còn người lão bộc thì đâm đầu vào tường và vào người quản gia. Dù ta có nể nang Alexandra đến mấy đi nữa, thì khi chúng ta có khách chúng ta cũng phải biểu họ tránh đi chỗ khác thôi. Chúng ta không thể để cho khách thấy họ đi va vào phía ngoài tiền sảnh hay nói với nhau phải la làng để nghe.
Khi thấy Anthony có vẻ thích thú mà không có vẻ gì lo lắng, bà quắc mắt nhìn anh:
- Nếu cháu không can thiệp vào chuyện này, bà đề nghị cháu nên chấm dứt việc đánh kiếm với Alexandra vào mỗi buổi sáng. Việc này không hợp với tư cách của một Phu nhân trẻ, ngoài ra việc đánh kiếm đòi hỏi cô ấy mặc quần... quần ống túm.
Anthony thấy bà nội anh có vẻ không thích chuyện này của Alexandra hơn cả việc nàng kết thân với gia nhân. Anh nói:
- Vì ích lợi của cháu và Alexandra, cháu xin bà đừng cấm chị ấy đánh kiếm với cháu. Việc này vô hại vì chị ấy thích thế. Chị ấy nói đánh kiếm làm cho thân thể chị cân đối, khỏe mạnh.
- Thế còn cháu, lợi gì? - bà giận dữ hỏi.
Anthony cười toe toét:
- Chị ấy là đối thủ rất lợi hại của cháu, và chị ấy giúp cháu giữ vị trí hàng đầu. Jordan và cháu được xem là hai tay kiếm giỏi nhất nước Anh, nhưng muốn duy trì vị trí ấy, cháu phải tập đấu với Alexandra, vì chị ấy vẫn đánh thắng cháu đến nửa hiệp.
Khi Tony đi rồi, bà Công tước thất vọng nhìn cái ghế trống ở phía trước mặt, bà nghĩ bà sẽ không nói cho Alexandra nghe những chuyện bà vừa nói với Anthony, vì bà không muốn làm cho Alexandra sa sút tinh thần, không muốn, vì bà nghĩ Alexandra đã hết sức vui vẻ. Suốt gần một tuần nay, nụ cười tươi vui, trong trẻo của Alexandra đã làm cho bầu không khí ở Hawthorne sinh động, khởi sắc. bà Công tước thừa biết Alexandra cười, không phải vì nàng thích cười, mà vì nàng cố khuấy động tinh thần mọi người kể cả nàng. Bà Công tước nghĩ rằng nàng đã kết hợp sự ngây thơ, tính dịu dàng, lòng kiên định và sự can đảm thành một mối duy nhất.
Không biết nàng đã làm những việc khiến cho bà Công tước bất bình, Alexandra ghép mình vào cuộc sống đúng nề nếp gia phong của gia đình Công tước. Khi mùa xuân đã qua và mùa hè đến, nàng tiếp tục học tập, còn vào những lúc rảnh rỗi, nàng đi bách bộ khắp nơi trong nhà và đến thăm chuồng ngựa rộng lớn ở Hawthorne. Ở đây, Smarth kể cho nàng nghe những chuyện tuyệt vời về Jordan khi chàng còn nhỏ và lúc trưởng thành. Giống như Gibbsons người giúp việc, Smarth cũng rất mến mộ ông chủ Jordan, chỉ trong vài tuần, Smarth đã hoàn toàn bị cô gái đã được ông chủ Jordan cưới làm vợ chinh phục.
Ngày nào Alexandra cũng bận bịu với công việc nhưng hình ảnh Jordan không biến mất khỏi tâm tư nàng. Một tháng sau ngày chàng mất, Alexandra yêu cầu được dựng một tấm bia nhỏ bằng đá cẩm thạch, ghi tên tuổi, ngày sinh, ngày mất của Jordan - không phải ở nghĩa trang của gia đình như mọi người, mà tại khu rừng ở cuối cái hồ gần ngôi nhà nghỉ chân.
Alexandra nghĩ rằng dựng cái bia ở gần nhà nghỉ đó trông đẹp hơn, nhất là nó không cô đơn như khi dựng trong nghĩa trang gia đình ở trên đỉnh ngọn đồi ở sau nhà. Thế nhưng, khi dựng xong tấm bia, nàng vẫn không hài lòng hoàn toàn. Nàng đến gặp người chỉ huy nhân công làm vườn, lấy vài củ hoa địa lan đem đến trồng ở trong rừng, rồi cứ vài hôm, nàng mang hoa đến trồng thêm. Chẳng bao lâu, nàng nhận ra rằng nàng đã biến khu rừng thành một khu rừng nho nhỏ giống như khu rừng mà Jordan đã nói với nàng rằng nàng giống như bức chân dung của Gainsborough.
Khi nàng nhận thấy khu rừng giống như khu rừng trong tranh Gainsborough, nàng yêu chỗ này, thường xuyên đến ngồi nghỉ chân, ngồi ngắm khu rừng hoa, nhớ lại thời gian họ sống với nhau.
Ngồi một mình ở nhà nghỉ chân, nàng sống lại những giây phút thân thương mà Jordan đã dành cho nàng - mua cho nàng con chó mà chàng không thích, cưới nàng để cho nàng tránh khỏi cảnnh suy sụp. nhưng phần lớn thời gian là nàng sống lại cảnh chàng say đắm hôn nàng, cảnh chàng nâng niu trìu mến nàng. Khi nhớ lại đã chán chê, nàng tưởng tượng ra nhiều cảnh âu yếm khác: Jordan quỳ xuống bên nàng, để tay lên trái tim, thề yêu nàng mãi mãi suốt đời. Chỉ nghĩ đến giây phút họ sống bên nhau bao nhiêu, nàng càng tin chắc chàng đã yêu nàng trước khi chàng... bấy nhiêu.
Được nghe Gibbsons và Smarth miêu tả lại hình ảnh của Jordan vào thời thơ ấu, Alexandra tôn thờ chàng, xem chàng như một vị thánh, như một chiến sĩ cách mạng và đẹp như một vị tiểu thiên thần. Từng lời chàng đã nói ra với nàng, mỗi nụ hôn ấm áp tuyệt vời của chàng đã khắc sâu vào ký ức nàng, và chúng trở thành bất tử.
Nàng nghĩ rằng chắc Smarth và Gibbsons không che giấu những sai lầm của chàng và hai người đều không bao giờ đả động đến những sơ xuất của chàng trước đây. Không bao giờ họ nói đến cô vũ công ba lê hay những người tình đã từng ngủ với chàng. Họ đã che giấu hết những sai lầm của chàng trước mặt người vợ hợp pháp của chàng.
Alexandra chỉ căn cứ vào những chuyện mà Gibbsons và Smarth đã kể cho nàng nghe, nên nàng cho rằng chồng nàng là một người can đảm, mạnh dạn vào cao quý. Nàng không làm sao biết được chồng nàng là người có tài tán gái, là người có nhiều mối quan hệ với phụ nữ đẹp.
Vì thế mà với sự nhiệt tình tuổi 18, Alexandra ngày nào cũng luyện tập dương cầm, học thuộc những cuốn sách về các nghi thức xã hội, tập trò chuyện với cô giáo dạy về phép xử thế và học phong cách cao quý của một nữ Công tước, như phong cách của bà nội Jordan. Nàng phải học những điều đó để khi đến London, xã hội thượng lưu sẽ nhìn nàng bằng ánh mắt khâm phục, xem nàng xứng danh là vợ của Jordan Townsende.
Trong khi Alexandra cần mẫn luyện tập để trở thành người mà nếu Jordan còn sống chắc thế nào chàng cũng hài lòng thì thiên nhiên - như thể vui mừng khi thấy nàng cố gắng không cần thiết - đã rộng lượng phú cho nàng điều cần thiết mà thế nào xã hội thượng lưu cũng sẽ công nhận nàng “xứng danh” với Jordan Townsende: đó là Cái Đẹp.
***
Đứng ở cửa sổ, Anthony nhìn Alexandra cưỡi ngựa dưới đường, người mặc áo quần cưỡi ngựa màu xanh nhạt. anh nhìn sang bà nội đứng bên cạnh, nói với giọng hơi chế diễu:
- Đáng ngạc nhiên thật! chỉ trong một năm mà chị ấy đã biến thành một phụ nữ xinh đẹp.
- Chẳng có gì ngạc nhiên hết - bà Công tước đáp, vẻ mặt nghiêm nghị. - Cô ấy lúc nào cũng có vóc dáng đẹp đẽ và nét mặt tuyệt vời như thế, chỉ tiếc một điều là cô ta quá gầy và quá trẻ. Cô ta chưa đẫy đà. Mà chính bà cũng nẩy nở muộn.
- Thật vậy à? - Anthony hỏi, miệng cười toe toét.
- Thật chứ! - bà đáp, rồi bỗng bà có vẻ buồn - Ngày nào cô ta cũng đem hoa đến cắm ở bia của Jordan. Mùa đông năm ngoái, bà đã muốn khóc khi thấy cô ta ôm hoa từ trong nhà kính lội qua tuyết mà đi.
- Cháu biết - Tony buồn rầu nói. Anh quay người nhìn qua cửa sổ lại, vừa thấy Alexandra vẫy tay chào họ rồi đưa con Satan cho người săn sóc ngựa, mái tóc mượt mà của nàng bây giờ để dài gợn sóng xõa ngang lưng, vẻ mặt hồng hào, cặp mắt vời hàng lông mi dài long lanh như hai viên ngọc bích.
Jordan đã lầm nàng là con trai, nhưng bây giờ bộ áo quần cưỡi ngựa mành xanh nhạt để lộ thân hình phụ nữ quyến rũ với những đường cong tuyệt mỹ. Khi nàng bước lên thềm nhà, Anthony nhìn đôi mông đưng đưa, ngắm nghía cặp chân dài bước đi duyên dáng, dịu dàng. Cái gì trên người nàng cũng đều lôi cuốn ánh mắt của đàn ông.
- Trong vài tuần nữa - Tony nghĩ - Khi nàng ra mắt mọi người, chắc chúng ta phải mất công ngăn cản nhiều kẻ muốn lăn vào cầu hôn.
Ngồi bên cạnh bà Công tước, Alexandra nhìn qua cửa sổ xe, nàng thấy xe chạy trên con đường cong cong, bằng phẳng, qua nhiều mẫu bãi cỏ màu xanh lục cắt xén rất đẹp, mịn màng như nhung.
Hai hàng cây cao hai bên vệ đường, cành vươn ra như những chiếc dù bằng lá phủ trên đầu các cỗ xe. Mặc dù bây giờ Hawthorne đã thuộc về Anthony nhưng Alexandra vẫn xem đây là của Jordan. Đây là nhà của chàng, nơi chàng sinh ra và sống trong thời thơ ấu. Nơi đây nàng sẽ tìm hiểu về chàng. chỉ cần ở đây thôi là nàng đã cảm thấy gần gũi với chàng rồi.
- Hawthorne là nơi đẹp hơn bất cứ nơi nào tôi thấy - nàng nói.
Anthony cười toe toét khi nghe nàng bày tỏ cảm tưởng đối với ngôi nhà. Anh nói:
- Đợi khi vào nhà, chị mới thấy hết vẻ đẹp của nó
Nghe giọng anh ta, Alexandra nghĩ chắc ngôi nhà to đồ sộ lắm. Mặc dù đã được báo trước, nhưng khi chiếc xe chạy qua khúc đường cong, cảnh tượng hiện ra trước mắt khiến cho nàng nín thở. Cách trước mặt ngôi nhà nửa dặm, ngôi nhà ba tầng trải dài lộng lẫy, xây bằng gạch và gương, có hơn 200 phòng, vươn lên trên nền trời với những ngọn đồi xanh thoai thoải, những dòng suối xanh trong veo, và những khu vườn bậc thang. Trước mặt nhà, phía bên kia con đường xe chạy, bầy thiên nga đang bơi lội trên mặt nước trong cái hồ rộng mênh mông, và phía bên phải hồ, cái vọng các có những chiếc cột duyên dáng xây theo kiểu Hy Lạp cổ điển, nơi để người ta đứng chơi ngắm hồ và đồi cỏ.
- Quá tuyệt vời! - Alexandra thì thào nói.
Sáu người đàn ông giúp việc đứng nghiêm hai bên tầng thấp dẫn từ đường xe đậu cho đến cửa vào nhà. Alexandra cố lấy vẻ tự nhiên, theo kiểu cách của bà Công tước khi bước xuống xe, họ đi qua đám gia nhân như thể đi qua chỗ không người.
Người gia nhân mở cửa mặc áo quần trang trọng chứng tỏ ông ta là người quản gia trưởng và chỉ huy đám gia nhân. Bà Công tước giới thiệu ông ta là Higgins, rồi cùng với Alexandra đi vào tiền sảnh.
Chiếc cầu thang chạy theo hình bán nguyệt từ tiền sảnh lên tầng thứ hai, rồi qua hành lang và chạy tiếp lên tầng ba. Alexandra cùng bà Công tước đi lên lầu, rồi nàng được bố trí trong một căn gồm nhiều phòng sơn màu hồng đẹp lộng lẫy.
Sau khi chị người hầu đi rồi, bà Công tước quay qua nói với nàng:
- cô muốn đi nghỉ không? Hôm qua là một ngày vất vả cho cả hai chúng ta.
Alexandra nhớ đến lễ tưởng niệm Jordan vào ngày hôm qua: nàng đứng cạnh bà Công tước trong giáo đường rộng lớn cùng với rất nhiều người đến dự lễ chia buồn. bà mẹ góa của Anthony và cậu em trai của anh ta - người này đi cà thọt - người nào cũng mặt mày tái mét và căng thẳng. Mới cách đây nửa giờ, xe họ chạy vào đường dẫn vào nhà cũ của Anthony. Alexandra thích cả hai người và nàng sung sướng vì họ ở gần nhau.
- Thưa bà, thay vì đi nghỉ, cháu muốn đi xem phòng của anh ấy được không? Chắc bà biết đấy, cháu lấy Jordan mà chưa biết gì về anh ấy hết: thời thơ ấu anh sống ở đây, và ảnh sống ở đây cho đến khi cháu gặp ảnh - nước mắt chực trào ra khiến nàng nghẹn ngào, nàng phải vội nói cho hết câu với giọng đứt quãng - cháu muốn tìm hiểu anh ấy, muốn biết..., chỉ có ở đây mới giúp cháu làm điều đó. Đấy là lý do khiến cháu bằng lòng đi với bà.
Bà Công tước quá xúc động, đưa tay áp lên má Alexandra, rồi giữ bình tĩnh, bà nói:
- Ta sẽ cho Gibbson đến giúp cháu, anh ta là người đứng đầu trong đám gia nhân nam.
Một lát sau, Gibbons xuất hiện, ông ta già, nhưng nhanh nhẹn, dẫn Alexandra đến xem căn hộ mà ông ta gọi là “Những phòng ngủ của chủ nhân”. Căn hộ có nhiều phòng ở tầng hai, cả một bức tường bằng gạch ngoài chấn song từ nền cho đến trần nhà, nơi nhìn xuống khắp nơi ở dưới.
Ngay khi mới bước vào trong phòng, Alexandra ngửi ngay mùi nước hoa mà Jordan thường dùng, mùi thơm nơi quai hàm của chàng khi nàng ngủ trong vòng tay chàng. Nỗi đau đớn đã ngấm vào xương thịt của nàng sau khi chàng chết, bây giờ ở đây trong không khí này, nàng cảm thấy lòng nhẹ đi rất nhiều.
Nàng nhìn khắp phòng, từ trần nhà với những hoa văn điêu khắc đẹp đẽ cho đến những tấm thảm Ba Tư màu xanh và vàng đẹp lộng lẫy dưới chân nàng. Hai lò sưởi khổng lồ nằm ở hai đầu phòng rộng, lò sưởi cao đến nỗi nàng có thể đứng vào trong được. Chiếc giường rộng mênh mông trải vải lót giường bằng satin màu xanh đậm thêu chỉ vàng, trần giường cũng bằng vải thêu màu xanh và vàng cao đến tận trần nhà. Bên phải nàng, hai chiếc ghế nệm dài bằng lụa vàng đâu mặt nhau trước lò sưởi.
- Tôi muốn xem kỹ phòng này - nàng nói với người giúp việc, giọng nho nhỏ trân trọng, như thể nàng đang ở một nơi linh thiêng. Nàng đi đến bàn làm việc của chàng, bàn bằng gỗ hồng đào, trên bàn còn đồ đạc của chàng, như đợi chàng làm việc với chúng. rồi nàng nhón gót soi mình vào tấm gương soi của chàng treo trên bàn làm việc. Cái gương treo đúng với tầm cao của chàng, nên mặc dù nàng đã nhón gót mà vẫn chỉ thấy cái trán và mắt mình. “Chàng cao quá nhỉ!” - nàng thì thầm nói với mình.
Bên cạnh phòng ngủ, có thêm ba phòng nữa: phòng mặc áo quần, phòng làm việc, sách chất đầy kệ quanh tường với vài chiếc ghế bọc nệm, và phòng thứ ba mà mới nhìn vào, Alexandra vô cùng kinh ngạc. phòng này rộng lớn có hình bán nguyệt tường bằng đá cẩm thạch màu đen có gân vàng, ở giữa nền nhà có cái hồ tròn rộng, bằng đá cẩm thạch.
- Phòng này làm gì? - Alexandra hỏi.
- Phòng tắm, thưa đức bà - người giúp việc đáp và lại cúi đầu.
- Phòng tắm à? - Alexandra hỏi lại, nàng nhìn những vòi nước mạ vàng và những cái trụ bằng đá cẩm thạch bao quanh hồ tắm, chạy thẳng lên trần nhà dưới vòm ánh sáng hình tròn.
- Ông chủ Jordan rất thích nếp sống hiện đại, thưa Đức bà - người giúp việc nói, Alexandra quay nhìn ông ta khi nghe giọg tự hào đầy tình thương mến của người lão bộc.
- Tôi muốn bác gọi tôi “cô Alexandra” là được rồi - nàng nói và cười với ông ta. Nhưng ông ta quá hoảng hốt khiến cho nàng nhượng bộ, nàng nói tiếp - thôi thì gọi “bà Alexandra” cũng được. Bác có biết gì về chồng tôi không?
- Rõ hơn bất cứ gia nhân nào khác, ngoài ông Smarth, người đứng đầu toán săn sóc ngựa - Gibbsons thấy mình đang có một thính giả nồng nhiệt nghe chuyện, nên ông ta hướng dẫn Alexandra đi một vòng khắp nơi trong nhà mất hết ba giờ, kể cả việc đi thăm những nơi mà Jordan thích chơi nhất trong thời thơ ấu của chàng, cũng như giới thiệu nàng với Smarth để ông này kể về “ông chủ Jordan” mỗi khi chàng xuống chuồng ngựa.
Đến xế chiều, Gibbsons đưa nàng đi xem hai nơi cuối cùng, mà một nơi đã làm cho nàng thích nhất. Đó là phòng trưng bày chân dung của 11 vị Công tước Hawthorne, chân dung của họ được lồng khung mạ vàng cùng với ảnh của vợ con, treo dọc theo các bức tường.
- So với những vị ở đây thì chồng tôi là người đẹp trai nhất - nàng nói sau khi nhìn kỹ từng bức chân dung một.
- Tôi và ông Higgins cũng nói như thế.
- Nhưng hình ảnh của anh ấy chưa được treo lên ở đây.
- Tôi nghe ông ấy nói với ông chủ Anthony rằng lúc sinh thời nên làm cái gì nêu danh hơn là chân dung để trông cho có vẻ quan trọng và cao quý. Ông ta hất đầu chỉ hai bức chân dung treo ở dãy bàn phía trên: ông ấy đấy, khi còn nhỏ, và khi được 16 tuổi. bố ông ấy nhất quyết nói rằng ông xứng đáng vào vị trí cuối cùng ở đây, điều này khiến cho ông chủ Anthony nổi điên lên vì tức giận.
Alexandra nhìn lên chú bé có mái tóc quăn đen đứng trang nghiêm bên cạnh người phụ nữ tóc vàng xinh đẹp với cặp mắt sáng khêu gợi. Đứng bên kia là một người đàn ông đẹp trai, không cười, đôi vai rộng và nét mặt rất kiêu hãnh, chưa bao giờ nàng thấy có người nào kiêu hãnh như thế.
Nơi cuối cùng mà Gibbsons dẫn nàng đến thăm là căn phòng nhỏ khác ở tầng ba, có mùi ẩm mốc như thể phòng không được mở cửa từ rất lâu. Có ba cái bàn nhỏ quay mặt về phía cái bàn lớn kê ở giữa phòng, và một quả địa cầu cũ để trên cái giá bằng đồng.
- Đây là phòng học - Gibbsons nói - Ông chủ Jordan khi nhỏ thường tìm cách ở các phòng ngoài hơn là ở trong phòng này. Rồi ông chủ Jordan nhớ đến cái roi của thầy Rigly khi nhác học. Thế nhưng, ông chủ học hỏi được rất nhiều, nhờ roi vọt của thầy Rigly mà ông chủ thông minh.
Alexandra nhìn căn phòng nhỏ, bỗng nàng dừng lại trên mặt bàn gần nàng. Mặt bàn có khắc 4 chữ J.A.M.T. những chữ viết tắt tên họ của Jordan. Nàng âu yếm sờ vào hàng chữ, vừa đưa mắt nhìn, lòng vừa vui thích vừa khó chịu. Phòng học khắc khổ này hoàn toàn không giống với phòng học vui vẻ, lộn xộn nơi ông ngoại nàng dạy cho nàng học. nàng không tin nổi có chuyện thầy giáo đánh roi học sinh thay vì dùng lời động viên khích lệ.
Khi người giúp việc chia tay nàng, Alexandra dừng lại phòng trưng bày lần nữa, để nhìn tấm ảnh chồng nàng năm 16 tuổi. Nhìn lên ảnh chàng, nàng thì thào nho nhỏ:
- Em sẽ làm cho anh tự hào về em, anh yêu à, em xin hứa với anh như thế.
***
Trong những ngày tiếp theo, Alexandra bắt tay vào những việc nàng định làm với quyết tâm cao, với sự thông minh vốn có, nhờ những lời chỉ dẫn trong các trang của tập Giới quý tộc của Debrett, nghiền ngẫm những cuốn viết về tư cách, quy ước, và thủ tục mà bà Công tước đã đưa cho nàng đọc. Sự cần mẫn của nàng đã khiến cho bà Công tước hài lòng, cũng như tất cả những công việc nàng làm, ngoại trừ hai điều quan trọng: cả hai điều này đều là nguyên do khiến cho bà Công tước cho gọi Anthony đến phòng khách gặp bà sau khi gia đình đến Hawthorne một tuần.
- Alexandra đã kết thân với Gibbsons và Smarth - bà nói với giọng bối rối và rất lo lắng - Cô ấy đã nói chuyện với họ trong một tuần nhiều hơn ta đã nói với họ trong 40 năm qua.
Anthony nhướng mày, bình thản trả lời:
- Chị ấy xem tôi tớ như người trong gia đình. Khi chị ấy yêu cầu chúng ta để cho chị đem người quản gia và người lão bộc cũ đến đây, ta đã thấy rõ điều đó. chuyện này chẳng có gì nguy hại hết.
Bà Công tước gay gắt đáp:
- Khi cháu nhìn thấy Filbert và Penrose chắc cháu sẽ không nghĩ họ là vô hại. Họ đã đến sáng nay rồi.
Anthony nhớ Alexandra đã nói cho anh biết hai người đầy tớ cũ của nàng đã già. Anh nói:
- Họ...
- Điếc và mù! - bà Công tước tức giận ngắt ngang lời anh - người quản gia thì điếc, phải hét to bên tai lão, lão mới nghe; còn người lão bộc thì đâm đầu vào tường và vào người quản gia. Dù ta có nể nang Alexandra đến mấy đi nữa, thì khi chúng ta có khách chúng ta cũng phải biểu họ tránh đi chỗ khác thôi. Chúng ta không thể để cho khách thấy họ đi va vào phía ngoài tiền sảnh hay nói với nhau phải la làng để nghe.
Khi thấy Anthony có vẻ thích thú mà không có vẻ gì lo lắng, bà quắc mắt nhìn anh:
- Nếu cháu không can thiệp vào chuyện này, bà đề nghị cháu nên chấm dứt việc đánh kiếm với Alexandra vào mỗi buổi sáng. Việc này không hợp với tư cách của một Phu nhân trẻ, ngoài ra việc đánh kiếm đòi hỏi cô ấy mặc quần... quần ống túm.
Anthony thấy bà nội anh có vẻ không thích chuyện này của Alexandra hơn cả việc nàng kết thân với gia nhân. Anh nói:
- Vì ích lợi của cháu và Alexandra, cháu xin bà đừng cấm chị ấy đánh kiếm với cháu. Việc này vô hại vì chị ấy thích thế. Chị ấy nói đánh kiếm làm cho thân thể chị cân đối, khỏe mạnh.
- Thế còn cháu, lợi gì? - bà giận dữ hỏi.
Anthony cười toe toét:
- Chị ấy là đối thủ rất lợi hại của cháu, và chị ấy giúp cháu giữ vị trí hàng đầu. Jordan và cháu được xem là hai tay kiếm giỏi nhất nước Anh, nhưng muốn duy trì vị trí ấy, cháu phải tập đấu với Alexandra, vì chị ấy vẫn đánh thắng cháu đến nửa hiệp.
Khi Tony đi rồi, bà Công tước thất vọng nhìn cái ghế trống ở phía trước mặt, bà nghĩ bà sẽ không nói cho Alexandra nghe những chuyện bà vừa nói với Anthony, vì bà không muốn làm cho Alexandra sa sút tinh thần, không muốn, vì bà nghĩ Alexandra đã hết sức vui vẻ. Suốt gần một tuần nay, nụ cười tươi vui, trong trẻo của Alexandra đã làm cho bầu không khí ở Hawthorne sinh động, khởi sắc. bà Công tước thừa biết Alexandra cười, không phải vì nàng thích cười, mà vì nàng cố khuấy động tinh thần mọi người kể cả nàng. Bà Công tước nghĩ rằng nàng đã kết hợp sự ngây thơ, tính dịu dàng, lòng kiên định và sự can đảm thành một mối duy nhất.
Không biết nàng đã làm những việc khiến cho bà Công tước bất bình, Alexandra ghép mình vào cuộc sống đúng nề nếp gia phong của gia đình Công tước. Khi mùa xuân đã qua và mùa hè đến, nàng tiếp tục học tập, còn vào những lúc rảnh rỗi, nàng đi bách bộ khắp nơi trong nhà và đến thăm chuồng ngựa rộng lớn ở Hawthorne. Ở đây, Smarth kể cho nàng nghe những chuyện tuyệt vời về Jordan khi chàng còn nhỏ và lúc trưởng thành. Giống như Gibbsons người giúp việc, Smarth cũng rất mến mộ ông chủ Jordan, chỉ trong vài tuần, Smarth đã hoàn toàn bị cô gái đã được ông chủ Jordan cưới làm vợ chinh phục.
Ngày nào Alexandra cũng bận bịu với công việc nhưng hình ảnh Jordan không biến mất khỏi tâm tư nàng. Một tháng sau ngày chàng mất, Alexandra yêu cầu được dựng một tấm bia nhỏ bằng đá cẩm thạch, ghi tên tuổi, ngày sinh, ngày mất của Jordan - không phải ở nghĩa trang của gia đình như mọi người, mà tại khu rừng ở cuối cái hồ gần ngôi nhà nghỉ chân.
Alexandra nghĩ rằng dựng cái bia ở gần nhà nghỉ đó trông đẹp hơn, nhất là nó không cô đơn như khi dựng trong nghĩa trang gia đình ở trên đỉnh ngọn đồi ở sau nhà. Thế nhưng, khi dựng xong tấm bia, nàng vẫn không hài lòng hoàn toàn. Nàng đến gặp người chỉ huy nhân công làm vườn, lấy vài củ hoa địa lan đem đến trồng ở trong rừng, rồi cứ vài hôm, nàng mang hoa đến trồng thêm. Chẳng bao lâu, nàng nhận ra rằng nàng đã biến khu rừng thành một khu rừng nho nhỏ giống như khu rừng mà Jordan đã nói với nàng rằng nàng giống như bức chân dung của Gainsborough.
Khi nàng nhận thấy khu rừng giống như khu rừng trong tranh Gainsborough, nàng yêu chỗ này, thường xuyên đến ngồi nghỉ chân, ngồi ngắm khu rừng hoa, nhớ lại thời gian họ sống với nhau.
Ngồi một mình ở nhà nghỉ chân, nàng sống lại những giây phút thân thương mà Jordan đã dành cho nàng - mua cho nàng con chó mà chàng không thích, cưới nàng để cho nàng tránh khỏi cảnnh suy sụp. nhưng phần lớn thời gian là nàng sống lại cảnh chàng say đắm hôn nàng, cảnh chàng nâng niu trìu mến nàng. Khi nhớ lại đã chán chê, nàng tưởng tượng ra nhiều cảnh âu yếm khác: Jordan quỳ xuống bên nàng, để tay lên trái tim, thề yêu nàng mãi mãi suốt đời. Chỉ nghĩ đến giây phút họ sống bên nhau bao nhiêu, nàng càng tin chắc chàng đã yêu nàng trước khi chàng... bấy nhiêu.
Được nghe Gibbsons và Smarth miêu tả lại hình ảnh của Jordan vào thời thơ ấu, Alexandra tôn thờ chàng, xem chàng như một vị thánh, như một chiến sĩ cách mạng và đẹp như một vị tiểu thiên thần. Từng lời chàng đã nói ra với nàng, mỗi nụ hôn ấm áp tuyệt vời của chàng đã khắc sâu vào ký ức nàng, và chúng trở thành bất tử.
Nàng nghĩ rằng chắc Smarth và Gibbsons không che giấu những sai lầm của chàng và hai người đều không bao giờ đả động đến những sơ xuất của chàng trước đây. Không bao giờ họ nói đến cô vũ công ba lê hay những người tình đã từng ngủ với chàng. Họ đã che giấu hết những sai lầm của chàng trước mặt người vợ hợp pháp của chàng.
Alexandra chỉ căn cứ vào những chuyện mà Gibbsons và Smarth đã kể cho nàng nghe, nên nàng cho rằng chồng nàng là một người can đảm, mạnh dạn vào cao quý. Nàng không làm sao biết được chồng nàng là người có tài tán gái, là người có nhiều mối quan hệ với phụ nữ đẹp.
Vì thế mà với sự nhiệt tình tuổi 18, Alexandra ngày nào cũng luyện tập dương cầm, học thuộc những cuốn sách về các nghi thức xã hội, tập trò chuyện với cô giáo dạy về phép xử thế và học phong cách cao quý của một nữ Công tước, như phong cách của bà nội Jordan. Nàng phải học những điều đó để khi đến London, xã hội thượng lưu sẽ nhìn nàng bằng ánh mắt khâm phục, xem nàng xứng danh là vợ của Jordan Townsende.
Trong khi Alexandra cần mẫn luyện tập để trở thành người mà nếu Jordan còn sống chắc thế nào chàng cũng hài lòng thì thiên nhiên - như thể vui mừng khi thấy nàng cố gắng không cần thiết - đã rộng lượng phú cho nàng điều cần thiết mà thế nào xã hội thượng lưu cũng sẽ công nhận nàng “xứng danh” với Jordan Townsende: đó là Cái Đẹp.
***
Đứng ở cửa sổ, Anthony nhìn Alexandra cưỡi ngựa dưới đường, người mặc áo quần cưỡi ngựa màu xanh nhạt. anh nhìn sang bà nội đứng bên cạnh, nói với giọng hơi chế diễu:
- Đáng ngạc nhiên thật! chỉ trong một năm mà chị ấy đã biến thành một phụ nữ xinh đẹp.
- Chẳng có gì ngạc nhiên hết - bà Công tước đáp, vẻ mặt nghiêm nghị. - Cô ấy lúc nào cũng có vóc dáng đẹp đẽ và nét mặt tuyệt vời như thế, chỉ tiếc một điều là cô ta quá gầy và quá trẻ. Cô ta chưa đẫy đà. Mà chính bà cũng nẩy nở muộn.
- Thật vậy à? - Anthony hỏi, miệng cười toe toét.
- Thật chứ! - bà đáp, rồi bỗng bà có vẻ buồn - Ngày nào cô ta cũng đem hoa đến cắm ở bia của Jordan. Mùa đông năm ngoái, bà đã muốn khóc khi thấy cô ta ôm hoa từ trong nhà kính lội qua tuyết mà đi.
- Cháu biết - Tony buồn rầu nói. Anh quay người nhìn qua cửa sổ lại, vừa thấy Alexandra vẫy tay chào họ rồi đưa con Satan cho người săn sóc ngựa, mái tóc mượt mà của nàng bây giờ để dài gợn sóng xõa ngang lưng, vẻ mặt hồng hào, cặp mắt vời hàng lông mi dài long lanh như hai viên ngọc bích.
Jordan đã lầm nàng là con trai, nhưng bây giờ bộ áo quần cưỡi ngựa mành xanh nhạt để lộ thân hình phụ nữ quyến rũ với những đường cong tuyệt mỹ. Khi nàng bước lên thềm nhà, Anthony nhìn đôi mông đưng đưa, ngắm nghía cặp chân dài bước đi duyên dáng, dịu dàng. Cái gì trên người nàng cũng đều lôi cuốn ánh mắt của đàn ông.
- Trong vài tuần nữa - Tony nghĩ - Khi nàng ra mắt mọi người, chắc chúng ta phải mất công ngăn cản nhiều kẻ muốn lăn vào cầu hôn.