Chương 22: Bánh Nghìn Lớp
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
"Hôm nay muộn quá, ngày mai ta sẽ làm." Tam Nữu dừng một lát. "Huynh nói Tiền nương tử đến học với ta luôn đi, nhà các huynh đông người, nếu rảnh có thể ra bờ sông hoặc dưới chân núi nhặt vật này, mộc nhĩ nhìn thì không đáng chú ý, nhưng cũng được xem là trân bảo miền núi đấy."
"Vậy chúng ta nhặt nhiều một chút rồi về." Vệ Nhược Du nói xong thì quỳ "Bộp!" xuống đất, Vệ Nhược Hoài chỉ lo nhìn Tam Nữu nghe vậy thì giật mình. "Đệ bị sao vậy?" Hắn cuống quýt đỡ Vệ Nhược Du.
Không ngờ tiểu hài chỉ xuống dưới chân: "Nhiều, nhiều quá."
Vệ Nhược Hoài nương theo ngón tay hắn thì có thể thấy rất rõ ràng, liền búng lên trán hắn một cái: "Mộc nhĩ mọc đầy trên đất, đương nhiên khắp mặt đất đều có rồi. Huynh còn tưởng đệ thấy thứ gì đó, làm huynh sợ chết."
"Ta còn tưởng Nhược Du đói đến mức chân nhũn cả ra mà." Tam Nữu thấy hắn không làm sao, thở phào một hơi rồi trêu chọc hắn. Tiểu hài lập tức đỏ bừng mặt, lắp bắp nói. "Có thể, có thể ăn tiếp mà."
"Khắp núi đều có mà." Tam Nữu cười nói. "Ăn cũng quan trọng, nhưng đệ còn quan trọng hơn, để ca ca xem đầu gối đệ có bị sao hay không?"
Vệ Nhược Hoài nghĩ tới cảnh mình phải xắn quần đệ đệ lên, ho khan một tiếng: "Về nhà ta sẽ xem."
Người trong thôn biết mộc nhĩ có thể ăn —— dùng nấu canh, nhưng lúc rửa nấm lại quá phiền phức, vì một bát canh mộc nhĩ mà phải rửa đi rửa lại bảy tám lần, chỉ rửa qua một lần thì không đủ sạch, nếu không phải năm đó có nạn đói, mộc nhĩ mọc tràn lan khắp núi, nếu không thì chẳng có ai ăn thứ này.
Tam Nữu nói: "Vậy cũng được, nhặt đủ cho bữa sáng ngày mai thì chúng ta về."
Hai huynh đệ Vệ gia tuy chưa từng làm việc nhà nông, song mộc nhĩ khổ lớn, nhặt nhạnh cũng dễ, chưa đến nửa canh giờ, ba người đã trở về nhà. Lúc này trời đã tối xuống, Vệ Nhược Hoài vừa tới cửa nhà Tam Nữu thì Đặng Ất đã gọi hắn về ăn cơm.
"Chờ chút đã, Nhược Hoài, ta vừa mới làm bánh nghìn lớp[1], cho con một cái." Đinh Xuân Hoa thấy Tam Nữu nhặt nửa rổ mộc nhĩ thì ngầm lườm nàng một cái, có người giúp con mà còn không biết khách khí.
[1] Bánh nghìn lớp (千层面).
"Không cần đâu, bọn con về nhà ăn." Vệ Nhược Hoài liên tục xua tay. Đinh Xuân Hoa đưa tay giữ chặt Nhược Du bước chậm một bước. "Một cái bánh thôi mà, có phải vật quý giá gì đâu."
Bánh nghìn lớp đối với hai huynh đệ Vệ gia thì không đắt, nhưng đối với dân chúng thì rất là quý giá.
Đại đa số thôn dân Đỗ gia ăn ngũ cốc là cám lúa, lúc nhỏ Tam Nữu cũng ăn thứ này, có lần cám lúa làm cổ họng nàng đau nhức, nàng bèn khóc nháo không chịu ăn bánh cám lúa nữa. Đinh Xuân Hoa giận dữ muốn đánh nàng, chê nàng õng ẹo, Đỗ Phát Tài ngược lại chiều theo, dứt khoát lấy cám lúa cho trâu ăn.
Bách tính Kỳ quốc muốn giết trâu phải báo cáo với quan phủ, song mọi người có thể tự do mua bán trâu. Nghé con nhà Tam Nữu nhờ ăn cám lúa nên lớn nhanh, trâu dắt đi bán cũng được giá hời, Đinh Xuân Hoa thấy vậy cũng có lợi nên không chì chiết Tam Nữu nữa.
Vệ Nhược Du vô thức liếc nhìn ca ca, thấy hắn không nói lời nào thì nhanh nhẹn theo Đinh Xuân Hoa đi vào nhà bếp: "Thứ màu vàng óng này là bánh nghìn lớp sao? Nhìn thôi đã thấy thơm rồi."
"Đệ ăn cái gì mà chẳng thơm." Tam Nữu múc một chậu nước. "Đệ rửa tay trước đi rồi lấy thêm một cái." Nàng nhìn đôi tay mập mạp của tiểu hài. "Đệ mập lên rồi đúng không? Nhược Du."
"Làm gì có, chỉ là thịt trên người đệ hơi nhiều thôi mà." Vệ Nhược Du lau tay rồi cầm cái bánh chạy mất, Tam Nữu phải kéo ống tay áo hắn lại. "Đợi chút đã, ta chỉ đệ cách làm món này, hôm nào đó để Tiền nương tử làm cho đệ ăn."
"Vậy sáng mai tỷ lại làm món này đi, ta sẽ kêu bà ấy đến học." Vệ Nhược Du tạm thời không muốn nói chuyện với Tam Nữu, nàng lại bảo hắn mập, mập chỗ nào chứ? Đây rõ ràng là phúc hậu, nha đầu này thật không biết nói chuyện.
Tiền nương tử chỉ hận không thể bái Tam Nữu làm thầy, tiếc nuối vì Tam Nữu không nhận đồ đệ, nghe Tam Nữu nói vậy thì tay cầm muôi lên, trời vừa tờ mờ sáng thì qua đây hệt như lần trước. Nhưng lần đó là Vệ lão ra lệnh, lần này là cam tâm tình nguyện.
Tam Nữu còn nhỏ, mấy chuyện nhào bột mì hay thái thịt, chỉ cần Đinh Xuân Hoa rảnh tay thì sẽ chẳng mảy may để nàng động thủ. Mà bánh nghìn lớp quan trọng nhất nằm ở tinh bột phải có độ dai, nhất định phải để bột nghỉ độ một phần tư khắc thì bột mì mới ngon.
Tận dụng thời gian này, Đinh Xuân Hoa thái nhỏ hành lá đã rửa sạch, rồi rửa sạch nửa bát hạt vừng, đem xào chín rồi dùng sau. Đến khi hết giờ, Đinh Xuân Hoa lấy một miếng bột to bằng nắm tay hài tử rồi cán thành khối bột, phết đều hạt vừng và hành lá thái nhỏ lên trên, sau đó vo tròn phần bột, rồi lại dùng chày cán bột cán mỏng lại: "Nương tử cho vào chảo rồi chiên cho đến khi cả hai mặt đều có màu vàng nâu."
"Vậy trứng tráng mộc nhĩ thì sao?" Tiền nương tử thấy trên thớt còn một miếng bột mì lớn, có vẻ Đinh Xuân Hoa sẽ làm hết số bột này để cả nhà ăn nguyên ngày. Đỗ gia có thể ăn cơm bất cứ lúc nào, nhưng nhà bà còn có ba vị chủ tử lúc nào cũng mang cái bụng rỗng.
"Cũng giống trứng tráng rau hẹ thôi." Đinh Xuân Hoa suy tư. "Ta cảm thấy mấy món này đều có thể chiên xào như vậy, hương vị ngon dở chủ yếu liên quan đến gia vị mà thôi."
Tam Nữu vội vàng nói: "Mẫu thân chớ nói lung tung, củ từ không thể xào mềm được. Đừng nói những món khác, trứng gà có rượu gạo và không có rượu gạo thì chiên lên sẽ có hương vị khác nhau. Trứng vịt thì nhất định phải thêm rượu gạo, nếu không sẽ có mùi tanh."
"Được được, con thì biết rõ rồi, ta không nói nữa." Đinh Xuân Hoa liếc mắt nhìn nàng, sau khi làm xong một cái bánh nghìn lớp thì chuẩn bị làm cái tiếp theo.
Tiền nương tử cười ngại ngùng, Tam Nữu ngược lại vẫn không thấy mình nói sai. Kiếp trước nàng quản lý bộ phận ăn uống, không ít lần bị đầu bếp lên lớp, nấu ăn là một loại nghệ thuật: "Tiền thẩm, lúc người rảnh rỗi có thể suy nghĩ thêm, chỉ cần đừng làm món gì lạ lùng thì bình thường đều không sao."
"Món gì thì gọi là lạ lùng?" Tiền nương tử vội hỏi.
Tam Nữu nói: "Bí đỏ và thịt dê, lê và thịt vịt, mộc nhĩ và củ cải trắng, tỏi và thịt chó, rau chân vịt và đậu phụ, mật ong và hành, nấm và thịt lừa, thịt gà và hoa cúc."
"Con cũng nghĩ ra được vậy luôn à." Đinh Xuân Hoa nói. "Ngoại trừ con ra, có ai ăn như vậy chứ."
"Con chỉ thuận miệng nói thôi, mọi người nghe cho vui thôi, không được à." Tam Nữu liếc mẫu thân mình, Tiền nương tử thấy hai mẫu tử liếc qua liếc lại thì bật cười, cáo từ hai người.
Tiết Kinh trập[2] qua đi, phương Nam bước vào mùa mưa, không phải thời điểm gieo mầm, cứ khi có thời gian thì Tam Nữu xách chiếc giỏ nhỏ của mình ra bờ sông hoặc đến sườn núi để tìm mộc nhĩ gần như là nấm mọc dại. Nhưng mà nàng biết nhiều thứ có thể ăn được nên mỗi lần Tam Nữu ra khỏi nhà, sau lưng sẽ có một đám loắt choắt đi theo, có mấy lần đụng mặt Vệ Nhược Hoài, khiến hắn ao ước không thôi.
[2] Kinh trập (惊蛰): là tiết thứ 3 trong 24 tiết khí. Bắt đầu từ ngày 5 hoặc 6, kết thúc vào 20 hoặc 21 tháng 3. Trước đó, vạn vật ngủ đông trong đất, không ăn không uống, xưng là "Trập", tới thời điểm này tiết trời ấm lại sấm xuân khiến vạn vật bừng tỉnh, xưng là "Kinh". "Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải" (Luận giải về bảy mươi hai thì – thời tiết và thời vụ) viết rằng: "Nhị nguyệt tiết, vạn vật xuất hồ chấn, chấn vi lôi, cố viết kinh trập. Thị trập trùng kinh nhi xuất tẩu hĩ." Nghĩa là: "Tiết tháng hai, vạn vật xuất phát từ quẻ Chấn, Chấn là sấm, gọi là 'Kinh trập', bởi vì côn trùng ngủ đông nghe sấm kinh hãi mà chui ra vậy." Nhưng thật ra không phải do côn trùng nghe được tiếng sấm, mà đất lớn hồi xuân, khí trời chuyển ấm mới là thứ làm chúng kết thúc ngủ đông, là nguyên nhân của việc "sợ mà chui ra".
Giữa trưa mười bốn tháng Hai, phía sườn núi tây bắc dâng lên sương trắng, cứ vào lúc này cho dù mặt trời có treo cao trên ngọn thì các hương dân cũng biết trời sắp đổ mưa. Tam Nữu thừa dịp thời tiết thế này thì muốn hái thêm ít nấm hương và mộc nhĩ, đợi trời trong rồi phơi khô, giữ lại ăn trong mùa hè.
Mùa hè trời nóng nực, Đoàn Thủ Nghĩa lấy mười lượng bạc mua một công thức từ Tam Nữu, Tam Nữu cũng không vào phòng bếp dạy hắn, thực sự chỉ cần vận động một chút là cả người đổ đầy mồ hôi. Cho nên Tam Nữu một tay cầm áo tơi một tay xách giỏ, tiếp tục công việc những ngày trước.
Tam Nữu vừa nhặt được ba cây nấm thì đột nhiên có người gọi: "Mau về đây, Tam cô nãi nãi, mau về đây, có người chết."
Tam Nữu ném đồ trong tay đi rồi co cẳng chạy về thôn, tốc độ nhanh tới nỗi Tam Nữu cũng hoài nghi kiếp trước bản thân mình là quán quân chạy việt dã chứ không phải một người mắc bệnh tim bẩm sinh: "Ai chết vậy?"
"Người vẫn chưa chết, hiện đang ở nhà Tứ Hỉ, người về mau, trưởng thôn bảo con tới gọi người." Tiểu hài tử truyền lời mà sắc mặt tái mét.
Tam Nữu xoa đầu thằng bé: "Đừng sợ, có Tam cô nãi nãi ở đây, Diêm Vương gia muốn bắt người cũng phải hỏi ta có đồng ý hay không."
Truyện được edit và đăng duy nhất ở Wattpad Ve Sa Lai và vesalai.wordpress.com. Vui lòng đọc ở trang chính chủ để ủng hộ Editor.
"Hôm nay muộn quá, ngày mai ta sẽ làm." Tam Nữu dừng một lát. "Huynh nói Tiền nương tử đến học với ta luôn đi, nhà các huynh đông người, nếu rảnh có thể ra bờ sông hoặc dưới chân núi nhặt vật này, mộc nhĩ nhìn thì không đáng chú ý, nhưng cũng được xem là trân bảo miền núi đấy."
"Vậy chúng ta nhặt nhiều một chút rồi về." Vệ Nhược Du nói xong thì quỳ "Bộp!" xuống đất, Vệ Nhược Hoài chỉ lo nhìn Tam Nữu nghe vậy thì giật mình. "Đệ bị sao vậy?" Hắn cuống quýt đỡ Vệ Nhược Du.
Không ngờ tiểu hài chỉ xuống dưới chân: "Nhiều, nhiều quá."
Vệ Nhược Hoài nương theo ngón tay hắn thì có thể thấy rất rõ ràng, liền búng lên trán hắn một cái: "Mộc nhĩ mọc đầy trên đất, đương nhiên khắp mặt đất đều có rồi. Huynh còn tưởng đệ thấy thứ gì đó, làm huynh sợ chết."
"Ta còn tưởng Nhược Du đói đến mức chân nhũn cả ra mà." Tam Nữu thấy hắn không làm sao, thở phào một hơi rồi trêu chọc hắn. Tiểu hài lập tức đỏ bừng mặt, lắp bắp nói. "Có thể, có thể ăn tiếp mà."
"Khắp núi đều có mà." Tam Nữu cười nói. "Ăn cũng quan trọng, nhưng đệ còn quan trọng hơn, để ca ca xem đầu gối đệ có bị sao hay không?"
Vệ Nhược Hoài nghĩ tới cảnh mình phải xắn quần đệ đệ lên, ho khan một tiếng: "Về nhà ta sẽ xem."
Người trong thôn biết mộc nhĩ có thể ăn —— dùng nấu canh, nhưng lúc rửa nấm lại quá phiền phức, vì một bát canh mộc nhĩ mà phải rửa đi rửa lại bảy tám lần, chỉ rửa qua một lần thì không đủ sạch, nếu không phải năm đó có nạn đói, mộc nhĩ mọc tràn lan khắp núi, nếu không thì chẳng có ai ăn thứ này.
Tam Nữu nói: "Vậy cũng được, nhặt đủ cho bữa sáng ngày mai thì chúng ta về."
Hai huynh đệ Vệ gia tuy chưa từng làm việc nhà nông, song mộc nhĩ khổ lớn, nhặt nhạnh cũng dễ, chưa đến nửa canh giờ, ba người đã trở về nhà. Lúc này trời đã tối xuống, Vệ Nhược Hoài vừa tới cửa nhà Tam Nữu thì Đặng Ất đã gọi hắn về ăn cơm.
"Chờ chút đã, Nhược Hoài, ta vừa mới làm bánh nghìn lớp[1], cho con một cái." Đinh Xuân Hoa thấy Tam Nữu nhặt nửa rổ mộc nhĩ thì ngầm lườm nàng một cái, có người giúp con mà còn không biết khách khí.
[1] Bánh nghìn lớp (千层面).
"Không cần đâu, bọn con về nhà ăn." Vệ Nhược Hoài liên tục xua tay. Đinh Xuân Hoa đưa tay giữ chặt Nhược Du bước chậm một bước. "Một cái bánh thôi mà, có phải vật quý giá gì đâu."
Bánh nghìn lớp đối với hai huynh đệ Vệ gia thì không đắt, nhưng đối với dân chúng thì rất là quý giá.
Đại đa số thôn dân Đỗ gia ăn ngũ cốc là cám lúa, lúc nhỏ Tam Nữu cũng ăn thứ này, có lần cám lúa làm cổ họng nàng đau nhức, nàng bèn khóc nháo không chịu ăn bánh cám lúa nữa. Đinh Xuân Hoa giận dữ muốn đánh nàng, chê nàng õng ẹo, Đỗ Phát Tài ngược lại chiều theo, dứt khoát lấy cám lúa cho trâu ăn.
Bách tính Kỳ quốc muốn giết trâu phải báo cáo với quan phủ, song mọi người có thể tự do mua bán trâu. Nghé con nhà Tam Nữu nhờ ăn cám lúa nên lớn nhanh, trâu dắt đi bán cũng được giá hời, Đinh Xuân Hoa thấy vậy cũng có lợi nên không chì chiết Tam Nữu nữa.
Vệ Nhược Du vô thức liếc nhìn ca ca, thấy hắn không nói lời nào thì nhanh nhẹn theo Đinh Xuân Hoa đi vào nhà bếp: "Thứ màu vàng óng này là bánh nghìn lớp sao? Nhìn thôi đã thấy thơm rồi."
"Đệ ăn cái gì mà chẳng thơm." Tam Nữu múc một chậu nước. "Đệ rửa tay trước đi rồi lấy thêm một cái." Nàng nhìn đôi tay mập mạp của tiểu hài. "Đệ mập lên rồi đúng không? Nhược Du."
"Làm gì có, chỉ là thịt trên người đệ hơi nhiều thôi mà." Vệ Nhược Du lau tay rồi cầm cái bánh chạy mất, Tam Nữu phải kéo ống tay áo hắn lại. "Đợi chút đã, ta chỉ đệ cách làm món này, hôm nào đó để Tiền nương tử làm cho đệ ăn."
"Vậy sáng mai tỷ lại làm món này đi, ta sẽ kêu bà ấy đến học." Vệ Nhược Du tạm thời không muốn nói chuyện với Tam Nữu, nàng lại bảo hắn mập, mập chỗ nào chứ? Đây rõ ràng là phúc hậu, nha đầu này thật không biết nói chuyện.
Tiền nương tử chỉ hận không thể bái Tam Nữu làm thầy, tiếc nuối vì Tam Nữu không nhận đồ đệ, nghe Tam Nữu nói vậy thì tay cầm muôi lên, trời vừa tờ mờ sáng thì qua đây hệt như lần trước. Nhưng lần đó là Vệ lão ra lệnh, lần này là cam tâm tình nguyện.
Tam Nữu còn nhỏ, mấy chuyện nhào bột mì hay thái thịt, chỉ cần Đinh Xuân Hoa rảnh tay thì sẽ chẳng mảy may để nàng động thủ. Mà bánh nghìn lớp quan trọng nhất nằm ở tinh bột phải có độ dai, nhất định phải để bột nghỉ độ một phần tư khắc thì bột mì mới ngon.
Tận dụng thời gian này, Đinh Xuân Hoa thái nhỏ hành lá đã rửa sạch, rồi rửa sạch nửa bát hạt vừng, đem xào chín rồi dùng sau. Đến khi hết giờ, Đinh Xuân Hoa lấy một miếng bột to bằng nắm tay hài tử rồi cán thành khối bột, phết đều hạt vừng và hành lá thái nhỏ lên trên, sau đó vo tròn phần bột, rồi lại dùng chày cán bột cán mỏng lại: "Nương tử cho vào chảo rồi chiên cho đến khi cả hai mặt đều có màu vàng nâu."
"Vậy trứng tráng mộc nhĩ thì sao?" Tiền nương tử thấy trên thớt còn một miếng bột mì lớn, có vẻ Đinh Xuân Hoa sẽ làm hết số bột này để cả nhà ăn nguyên ngày. Đỗ gia có thể ăn cơm bất cứ lúc nào, nhưng nhà bà còn có ba vị chủ tử lúc nào cũng mang cái bụng rỗng.
"Cũng giống trứng tráng rau hẹ thôi." Đinh Xuân Hoa suy tư. "Ta cảm thấy mấy món này đều có thể chiên xào như vậy, hương vị ngon dở chủ yếu liên quan đến gia vị mà thôi."
Tam Nữu vội vàng nói: "Mẫu thân chớ nói lung tung, củ từ không thể xào mềm được. Đừng nói những món khác, trứng gà có rượu gạo và không có rượu gạo thì chiên lên sẽ có hương vị khác nhau. Trứng vịt thì nhất định phải thêm rượu gạo, nếu không sẽ có mùi tanh."
"Được được, con thì biết rõ rồi, ta không nói nữa." Đinh Xuân Hoa liếc mắt nhìn nàng, sau khi làm xong một cái bánh nghìn lớp thì chuẩn bị làm cái tiếp theo.
Tiền nương tử cười ngại ngùng, Tam Nữu ngược lại vẫn không thấy mình nói sai. Kiếp trước nàng quản lý bộ phận ăn uống, không ít lần bị đầu bếp lên lớp, nấu ăn là một loại nghệ thuật: "Tiền thẩm, lúc người rảnh rỗi có thể suy nghĩ thêm, chỉ cần đừng làm món gì lạ lùng thì bình thường đều không sao."
"Món gì thì gọi là lạ lùng?" Tiền nương tử vội hỏi.
Tam Nữu nói: "Bí đỏ và thịt dê, lê và thịt vịt, mộc nhĩ và củ cải trắng, tỏi và thịt chó, rau chân vịt và đậu phụ, mật ong và hành, nấm và thịt lừa, thịt gà và hoa cúc."
"Con cũng nghĩ ra được vậy luôn à." Đinh Xuân Hoa nói. "Ngoại trừ con ra, có ai ăn như vậy chứ."
"Con chỉ thuận miệng nói thôi, mọi người nghe cho vui thôi, không được à." Tam Nữu liếc mẫu thân mình, Tiền nương tử thấy hai mẫu tử liếc qua liếc lại thì bật cười, cáo từ hai người.
Tiết Kinh trập[2] qua đi, phương Nam bước vào mùa mưa, không phải thời điểm gieo mầm, cứ khi có thời gian thì Tam Nữu xách chiếc giỏ nhỏ của mình ra bờ sông hoặc đến sườn núi để tìm mộc nhĩ gần như là nấm mọc dại. Nhưng mà nàng biết nhiều thứ có thể ăn được nên mỗi lần Tam Nữu ra khỏi nhà, sau lưng sẽ có một đám loắt choắt đi theo, có mấy lần đụng mặt Vệ Nhược Hoài, khiến hắn ao ước không thôi.
[2] Kinh trập (惊蛰): là tiết thứ 3 trong 24 tiết khí. Bắt đầu từ ngày 5 hoặc 6, kết thúc vào 20 hoặc 21 tháng 3. Trước đó, vạn vật ngủ đông trong đất, không ăn không uống, xưng là "Trập", tới thời điểm này tiết trời ấm lại sấm xuân khiến vạn vật bừng tỉnh, xưng là "Kinh". "Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải" (Luận giải về bảy mươi hai thì – thời tiết và thời vụ) viết rằng: "Nhị nguyệt tiết, vạn vật xuất hồ chấn, chấn vi lôi, cố viết kinh trập. Thị trập trùng kinh nhi xuất tẩu hĩ." Nghĩa là: "Tiết tháng hai, vạn vật xuất phát từ quẻ Chấn, Chấn là sấm, gọi là 'Kinh trập', bởi vì côn trùng ngủ đông nghe sấm kinh hãi mà chui ra vậy." Nhưng thật ra không phải do côn trùng nghe được tiếng sấm, mà đất lớn hồi xuân, khí trời chuyển ấm mới là thứ làm chúng kết thúc ngủ đông, là nguyên nhân của việc "sợ mà chui ra".
Giữa trưa mười bốn tháng Hai, phía sườn núi tây bắc dâng lên sương trắng, cứ vào lúc này cho dù mặt trời có treo cao trên ngọn thì các hương dân cũng biết trời sắp đổ mưa. Tam Nữu thừa dịp thời tiết thế này thì muốn hái thêm ít nấm hương và mộc nhĩ, đợi trời trong rồi phơi khô, giữ lại ăn trong mùa hè.
Mùa hè trời nóng nực, Đoàn Thủ Nghĩa lấy mười lượng bạc mua một công thức từ Tam Nữu, Tam Nữu cũng không vào phòng bếp dạy hắn, thực sự chỉ cần vận động một chút là cả người đổ đầy mồ hôi. Cho nên Tam Nữu một tay cầm áo tơi một tay xách giỏ, tiếp tục công việc những ngày trước.
Tam Nữu vừa nhặt được ba cây nấm thì đột nhiên có người gọi: "Mau về đây, Tam cô nãi nãi, mau về đây, có người chết."
Tam Nữu ném đồ trong tay đi rồi co cẳng chạy về thôn, tốc độ nhanh tới nỗi Tam Nữu cũng hoài nghi kiếp trước bản thân mình là quán quân chạy việt dã chứ không phải một người mắc bệnh tim bẩm sinh: "Ai chết vậy?"
"Người vẫn chưa chết, hiện đang ở nhà Tứ Hỉ, người về mau, trưởng thôn bảo con tới gọi người." Tiểu hài tử truyền lời mà sắc mặt tái mét.
Tam Nữu xoa đầu thằng bé: "Đừng sợ, có Tam cô nãi nãi ở đây, Diêm Vương gia muốn bắt người cũng phải hỏi ta có đồng ý hay không."
Truyện được edit và đăng duy nhất ở Wattpad Ve Sa Lai và vesalai.wordpress.com. Vui lòng đọc ở trang chính chủ để ủng hộ Editor.