Chương : 18
Viale Niccolò Machiavelli được xem là đại lộ đẹp nhất ở Florence. Với những khúc cong hình chữ S rất rộng uốn lượn qua cảnh quan um tùm cây cối cùng những bờ rào và hàng cây rụng lá theo mùa, con đường này là nơi yêu thích của những người đạp xe và người mê dòng xe Ferrari.
Sienna thành thục điều khiển chiếc Trike băng qua từng khúc quanh khi họ bỏ lại phía sau khu dân cư bẩn thỉu và tiến vào vùng không khí sạch sẽ, phủ kín tuyết của bờ tây thành phố. Họ vừa chạy qua một tháp đồng hồ nhà nguyện đang điểm đúng 8 giờ sáng.
Langdon bám chặt sau xe, tâm trí anh đang xoay mòng mòng với những hình ảnh khó hiểu về hỏa ngục của Dante… và gương mặt bí ẩn của người phụ nữ xinh đẹp tóc bạc mà anh vừa nhìn thấy. Bà ấy bị hai gã lính to lớn kẹp chặt ở băng ghế sau của xe thùng.
Dù bà ấy là ai, Langdon nghĩ thầm, lúc này bọn họ cũng đã giữ bà ấy.
“Người phụ nữ trên xe”, Sienna nói át tiếng động cơ chiếc Trike. “Anh có chắc đó chính là người phụ nữ trong ảo ảnh của anh không?”
“Chắc chắn.”
“Vậy nhất định anh đã từng gặp bà ấy vào một lúc nào đó trong hai ngày qua. Vấn đề là tại sao anh cứ liên tục nhìn thấy bà ấy…. và tại sao bà ấy lại liên tục nhắc anh tìm kiếm và sẽ thấy.”
Langdon đồng ý. “Tôi không biết…. tôi không nhớ tí gì về cuộc gặp với bà ấy, nhưng mỗi lần nhìn thấy gương mặt bà, tôi lại có cảm giác mãnh liệt rằng tôi cần giúp bà ấy.”
Rất xin lỗi! Rất xin lỗi!
Langdon bỗng tự hỏi phải chăng lời xin lỗi kỳ lạ của anh chính là dành cho người phụ nữ tóc bạc. Hay mình đã làm hỏng việc của bà ấy? Ý nghĩ đó lại hình thành một nút thắt trong lòng anh.
Langdon có cảm giác như thể kho vũ khí của anh đã bị mất một món quan trọng. Mình không nhớ gì cả. Langdon có khả năng nhớ chính xác mọi hình ảnh từ thời còn niên thiếu, vậy nên trí nhớ là thứ tài sản trí tuệ mà anh phải dựa vào nhiều nhất. Với một con người đã quen với việc nhớ được mọi chi tiết phức tạp của những gì mình nhìn thấy xung quanh, thì bị mất trí nhớ chẳng khác gì cố cho một máy bay hạ cánh trong đêm tối mà không hề có rada.
Có vẻ như cơ hội duy nhất của anh để tìm ra câu trả lời là giả mã bức Vực Địa ngục”, Sienna nói. “Cho dù nó ẩn chứa bí mật gì…. dường như đó cũng chính là lý do anh bị săn đuổi.”
Langdon gật đầu, suy nghĩ về từ catrovacer được viết trên nền tranh - nơi có những xác người quằn quại trong Hỏa ngục của Dante.
Đột nhiên, một ý nghĩ rất rõ bật ra trong đầu Langdon.
Mình tỉnh dậy tại Florence….
Trên thế giới này, không có thành phố nào có quan hệ gần gũi với Dante hơn Florence. Dante Alighieri sinh ra ở Florence, lớn lên ở Florence. Theo truyền thuyết, ông phải lòng nàng Beatrice ở Florence, và bị đày ải khỏi quê nhà Florence, phải đi lang thang khắp miền quê nước Ý trong nhiều năm, với nỗi nhớ nhà da diết.
Ngươi sẽ rời bỏ mọi thứ ngươi yêu quý nhất, Dante viết về sự đày ải. Đây là chính là mũi tên đầu tiên mà cây cung đầy ải bắn đi.
Khi Langdon nhớ ra những lời ấy trong Khổ XVII của Thiên đàng, anh nhìn sang bên phải, có phóng tầm mắt qua sông Arno về phía những ngọn tháp phía xa của thành cổ Florence.
Langdon hình dung ra tổng thể của thành phố xưa - một mê cung toàn du khách, những chỗ đông nghịt, và ngựa xe hối hả qua những đường phố chật hẹp xung quanh nhà thờ lớn lừng danh, các bảo tàng, nhà nguyện và khu mua sắm của Florence. Anh phỏng đoán rằng nếu anh và Sienna rời khỏi chiếc Trike, hai người có thể mất tăm trong đám đông.
“Chúng ta cần tới thành cổ”, Langdon nói, “Nếu có câu trả lời thì đó chính là nơi có thể tìm ra. Thành cổ Florence là toàn bộ thế giới của Dante.”
Sienna gật đầu đồng ý và nói qua vai, “Chỗ đó cũng an toàn hơn – có nhiều nơi để ẩn nấp. Tôi sẽ đi tới cổng chào Porta Romana, và từ đó chúng ta có thể vượt sông”.
Sông, Langdon nghĩ với một thoáng lo lắng. Hành trình đi xuống địa ngục nổi tiếng của Dante cũng bắt đầu bằng việc vượt qua một con sông.
Sienna tăng ga, và khi cảnh vật vùn vụt trôi về phía sau, trong đầu Langdon điểm lại những hình ảnh của hỏa ngục, những người chết và đang hấp hối, mười rãnh Malebolge với vị bác sĩ dịch hạch cùng một từ lạ lùng - CATROVACER. Anh suy nghĩ về những từ viết vội góc dưới bức tranh Vực địa ngục - Chỉ có thể nắm bắt được chân lý qua cặp mắt chết chóc - và băn khoăn không biết câu nói dữ dội đó có phải trích từ trường ca của Dante không.
Mình không nhận ra nó.
Langdon thuộc lòng tác phẩm của Dante, và khả năng xuất sắc của anh, với tư cách một nhà sử học nghệ thuật chuyên về biểu tượng, khiến nhiều lúc người ta phải mời đến anh giải thích vô số biểu tượng có sẵn trên thế giới của Dante. Thật trùng hợp, hoặc có lẽ gần như trùng hợp, anh từng có bài giảng về Hỏa ngục của Dante khoảng hai năm trước.
Dante thần thánh: Những biểu tượng của Địa ngục.
Dante Alighieri đã trở thành một trong những biểu tượng sùng bái đích thực của lịch sử, khuấy động việc thành lập các hội Dante trên khắp thế giới. Chi nhánh lâu đời nhất ở Mỹ được Henry Wadsworth Longfellow thành lập năm 1881 tại Cambridge, bang Massachusetts. Nhóm thi sĩ Fireside Poet nổi tiếng ở New England là nhóm đầu tiên ở Mỹ dịch Thần khúc, và bản dịch này vẫn nằm trong số những bản dịch được đánh giá cao và đọc nhiều nhất cho tới nay.
Là một sinh viên nổi tiếng về tác phẩm của Dante, Langdon từng được đề nghị diễn thuyết tại một sự kiện lớn do một trong những hội Dante lâu đời nhất thế giới chủ trì - Società Dante Alighieri Vienna. Sự kiện này được tổ chức tại Viện Hàn lâm Khoa học Vienna. Nhà tài trợ chính của sự kiện - một nhà khoa học giàu có và cũng là thành viên của hội Dante - đã tìm cách mượn hẳn giảng đường với hai nghìn chỗ ngồi của Viện.
Khi Langdon đến sự kiện đó, anh được chủ tọa hội thảo đón và dẫn vào trong. Lúc họ đi qua đại sảnh, Langdon không thể không chú ý đến năm từ được viết bằng kiểu chữ khổng lồ choán hết bức tường phía sau: NẾU CHÚA SAI THÌ SAO?
“Là một tác phẩm của Lukas Troberg”, vị chủ tọa nói nhỏ. “Dự án nghệ thuật mới nhất của chúng tôi. Anh nghĩ sao?”
Langdon nhìn dòng chữ đồ sộ, không biết phải phản ứng ra sao. “Ừm… nét bút của ông ấy rất phóng khoáng, nhưng khả năng kiểm soát chủ thể giả định của ông ấy dường như hơi yếu.”
Vị chủ tọa nhìn anh không hiểu. Langdon hy vọng cuộc tiếp xúc của anh với cử tọa sẽ khá hơn.
Cuối cùng, khi bước lên sân khấu, Langdon nhận được một tràng pháo tay nhiệt thành từ đám đông đứng kín trong phòng.
“Thưa quý ông, quý bà!”, Langdon bắt đầu nói, giọng anh vang lên trong loa. “Willkommen, bienvenue, welcome.”
Câu chào nổi tiếng từ Cabaret[1] khiến đám đông cười ồ tán thưởng.
[1]Carbaret là loại hình giải trí bao gồm hài kịch, âm nhạc và khiêu vũ, thường diễn ra ở quán ăn hay hộp đêm với sân khấu. Chương trình này thường bắt đầu với câu chào bằng ba thứ tiếng Đức, Pháp, Anh như trên
“Tôi vừa được thông báo rằng cử tọa của chúng ta tối nay không chỉ có các hội viên Hội Dante, mà còn có nhiều nhà khoa học và sinh viên dự khán, những người có lẽ cũng đang khám phá Dante lần đầu tiên. Vì vậy, với những cử tọa quá bận học hành nên không đọc được các thiên trường ca Ý thời trung cổ, tôi nghĩ mình nên bắt đầu bằng phần giới thiệu tổng quan về Dante – cuộc đời, tác phẩm, và lý do tại sao ông được coi là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.”
Tiếng vỗ tay lại vang lên.
Langdon trình diễn một loạt hình ảnh của Dante bằng một thiết bị điều khiển từ xa nhỏ xíu trong tay, đầu tiên là bức chân dung to bằng người thật của Andrea del Castagno vẽ thi sĩ đứng trong khung cửa, tay cầm một cuốn sách triết học.
“Dante Alighieri”, Langdon bắt đầu trình bày. “Nhà văn kiêm triết gia Florence này sống từ năm 1265 đến 1321. Trong bức chân dung này, giống như trong tất cả các bức vẽ khác, ông đội trên đầu một chiếc cappuccio màu đỏ - loại khăn trùm vừa khít đầu có vạt che tai - cùng áo choàng Lucca màu đỏ thẫm của ông, trở thành hình ảnh Dante được tái tạo nhiều nhất.”
Langdon chuyển tới chân dung Dante của Botticelli lấy từ Phòng trưng bày Uffizi, nhấn mạnh đến những đặc điểm đáng chú ý nhất của Dante là cằm bạnh và mũi khoằm. “Đây, gương mặt độc nhất vô nhị của Dante một lần nữa được khuôn bên trong chiếc cappuccio màu đỏ của ông, nhưng trong ví dụ này, Botticelli đã thêm một vòng nguyệt quế lên khăn của ông như một biểu tượng về năng lực về chuyên môn - trong trường hợp này là nghệ thuật thi ca - một biểu tượng truyền thống vay mượn từ Hy Lạp cổ đại và vẫn được sử dụng ngày nay trong các nghi thức tôn vinh những thi sĩ đoạt giải và cả những người giành giải Nobel.”
Langdon chuyển nhanh qua vài hình ảnh nữa, tất cả đều thể hiện Dante đội mũ trùm đỏ, áo thụng đỏ, đội vòng nguyệt quế, và có cái mũ rất nổi bật. “Và để tổng hợp cái nhìn của quý vị về Dante, thì đây là một bức tượng ở quảng trường Santa Croce… và, dĩ nhiên, cả bức bích họa nổi tiếng của Giotto ở Nhà nguyện Bargello.”
Langdon để nguyên hình ảnh bức bích họa của Giotto trên màn hình và tiến ra giữa sân khấu.
“Như các vị đương nhiên biết, Dante nổi tiếng nhất với kiệt tác văn học Thần khúc - một câu chuyện cực kỳ sinh động về chuyến du hành của tác giả vào địa ngục, vượt qua luyện ngục, và cuối cùng bước lên thiên đường để trò chuyện với Chúa. Theo những chuẩn mực hiện đại, Thần khúc chẳng có gì hài hước cả. Nó được coi là hài kịch vì một lý do hoàn toàn khác. Ở thế kỷ XIV, nển văn học Ý, theo yêu cầu, được chia thành hai loại: Bi kịch, đại diện cho văn học cấp cao, được viết bằng tiếng Ý chính thống, hài kịch, đại diện cho văn học cấp thấp, được viết bằng phương ngữ và dành cho đại chúng.”
Langdon chuyển các cảnh sang bức bích họa của Michelino, minh họa Dante đang đứng bên ngoài tường thành Florence, trên tay cầm một bản Thần khúc. Ở phía sau, ngọn núi bậc thang của luyện ngục vươn cao, vượt lên những cánh cổng địa ngục. Hiện nay bức vẽ được treo tại nhà thờ lớn Santa Maria del Fiore - được biết đến nhiều hơn ở Florence với tên gọi II Duomo.
“Như quý vị có thể đoán ra từ nhan đề”, Langdon tiếp tục. “Thần khúc được viết bằng phương ngữ, thứ ngôn ngữ của giới bình dân. Nó hòa trộn tôn giáo, lịch sử, chính trị, triết học, và cả bình luận xã hội vào một tấm thảm hư cấu mà, dù rất uyên bác, quần chúng nhân dân vẫn dễ dàng lĩnh hội được nó. Tác phẩm trở thành một trụ cột quan trọng của văn hóa Ý đến mức phong cách hành văn của Dante được công nhận như là quy chuẩn cho ngôn ngữ Ý hiện đại.”
Langdon dừng lại một lúc để tạo hiệu ứng rồi nói nhỏ. “Thưa các bạn, không thể nào đánh giá hết được tầm ảnh hưởng từ tác phẩm của Dante Alighieri. Xuyên suốt lịch sử, có lẽ chỉ với ngoại lệ duy nhất là Kinh Thánh, không một tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc hoặc văn học nào truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm ca tụng, mô phỏng, biến thể, và chú giải hơn Thần khúc.”
Sau khi liệt kê một loạt tên tuổi nhà soạn nhạc, họa sĩ và tác giả trứ danh đã sáng tạo những tác phẩm dựa trên thiên trường ca của Dante, Langdon lướt nhìn đám đông. “Xin hãy cho tôi biết, có tác giả nào ở đây tối nay không?”
Gần như một phần ba số cánh tay giơ lên. Langdon nhìn thấy sững sờ. Ôi chao, hoặc đây là nhóm cử tọa tài năng nhất trên trái đất hoặc bài trình bày điện tử hôm nay đã thật sự phát huy tác dụng.
“Chà, như tất cả các quý vị tác giả đã biết, một nhà văn không đánh giá điều gì cao hơn lời khen ngợi sách - những lời bình luận dù chỉ một dòng của một nhân vật có ảnh hưởng cũng giúp người khác muốn mua tác phẩm của quý vị. Và, ở thời trung cổ, cũng đã có những lời khen ngợi sách. Dante đã giành được không ít lời như vậy.”
Langdon đổi hình ảnh. “Quý vị thấy thế nào nếu có được dòng này trên áo bìa sách của mình?”
“Trên trái đất này chưa từng có nhân vật nào vĩ đại hơn ông ấy.” - Michelangelo.
“Vâng”, Langdon nói, “chính là ngài Michelangelo mà tất cả các vị đều biết qua Nhà nguyện Sistine và bức tượng David. Không chỉ là họa sĩ và nhà điêu khắc bậc thầy, Michelangelo còn là một thi sĩ kiệt xuất, xuất bản gần ba trăm bài thơ, trong đó gồm một bài có nhan đề Dante, dành tặng cho người có cái nhìn khắc nghiệt về địa ngục, nguồn cảm hứng cho tác phẩm Phán quyết cuối cùng của mình. Và nếu quý vị không tin tôi, xin hãy đọc Khổ III trong Hỏa ngục của Dante và sau đó tới thăm Nhà nguyện Sistine, quý vị sẽ thấy hình ảnh rất quen thuộc này ngay phía trên bàn thờ”.
Langdon chuyển tới hình ảnh chi tiết kinh khủng về một con thú vạm vỡ đang vung mái chèo khổng lồ về phía đám người co rúm lại với nhau. “Đây là gã chèo đò địa ngục của Dante, Charon, đang dùng mái chèo đánh đập những hành khách không theo hàng lối.”
Lúc này Langdon chuyển sang một cảnh mới - chi tiết thứ hai về bức Phán quyết cuối cùng của Michelangelo - một người đang bị đóng đinh lên thánh giá. “Đây là nhân vật Haman Xấu xa[2], người mà theo Kinh Thánh, bị treo cổ tới chết. Tuy nhiên, trong trường ca của Dante, ông ta bị đóng đinh lên thánh giá. Như quý vị có thể thấy ở đây, trong Nhà nguyện Sistine, Michelangelo chọn câu chuyện của Dante thay cho câu chuyện trong Kinh Thánh”, Langdon cười và hạ giọng thì thào. “Xin đừng nói với Đức Thánh Cha!”
[2]Haman the Agagite, hay Haman Xấu xa, là một nhân vật phản diện chính trong Sách Esther, theo truyền thống Cựu ước, là một quý tộc ở thế kỷ V trước Công nguyên. Haman là tể tướng của đế chế Ba Tư dưới thời vua Ahasuerus, tức Xerxec I, và là hậu duệ của Agag, vua của người Amalekite, dân tộc bị Vua Saul và David xua đuổi. Còn theo Kinh Do Thái, Haman cùng vợ là Zeresh chủ mưu giết hết người Do Thái ở Ba Tư cổ. Haman tìm cách thuyết phục vua Ahasuerus hạ lệnh giết người Do Thái trên lãnh thổ ông cai trị. Âm mưu này bị Hoàng hậu Esther, vốn là người Do Thái vạch trần. Haman bị treo cổ.
Đám đông cười ồ.
“Hỏa ngục của Dante tạo ra một thế giới đau đớn và thống khổ vượt xa mọi tưởng tượng trước đó của con người, và đúng là tác phẩm của ông định nghĩa cho những cái nhìn hiện đại của chúng ta về địa ngục.” Langdon ngừng lại. “Và xin hãy tin tôi, Nhà thờ Công giáo phải cảm ơn Dante rất nhiều vì điều đó. Hỏa ngục của ông hăm dọa những tín đồ sùng đạo suốt nhiều thế kỷ, và rõ ràng làm cho số người sợ hãi chăm đi lễ nhà thờ tăng lên gấp ba.”
Langdon chuyển hình ảnh. “Và điều này dẫn tới lý do tại sao tất cả chúng ta ở đây tối nay.”
Màn hình lúc này hiển thị nhan đề bài giảng của anh: DANTE THẦN THÁNH: NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA ĐỊA NGỤC.
“Hỏa ngục của Dante là một nơi rất phong phú về biểu tượng và hình tượng, đến mức tôi thường dành cả một khóa học kéo dài hết học kỳ cho đề tài này. Và tối nay, tôi nghĩ không có cách nào để tiết lộ những biểu tượng trong Hỏa ngục của Dante tốt hơn là sánh bước cùng ông ấy… qua những cánh cổng địa ngục.”
Langdon bước tới mép sân khấu và quan sát đám đông. “Bây giờ, nếu chúng ta có kế hoạch làm một cuộc du ngoạn qua địa ngục, tôi đề xuất chúng ta nên sử dụng bản đồ. Và không có tấm bản đồ nào vẽ địa ngục của Dante hoàn chỉnh hơn tấm do Sandro Botticelli vẽ.”
Anh bấm điều khiển, và bức Vực Địa ngục kinh khủng của Botticelli hiện ra trước mắt đám đông. Anh nghe rõ tiếng vài người xuýt xoa khi mọi người nhìn thấy những cảnh hãi hùng đang diễn ra trong cái hang ngầm hình phễu.
“Không như một số họa sĩ, Botticelli cực kỳ trung thành trong cách hiểu văn bản Dante. Thực tế, ông ấy bỏ rất nhiều thời gian đọc Dante, đến mức nhà sử học nghệ thuật vĩ đại Giorgio Vasari đã phải nói rằng sự ám ảnh của Botticelli đối với Dante đã dẫn tới ‘những xáo trộn nghiêm trọng trong đời sống của ông’. Botticelli sáng tạo hơn hai chục tác phẩm nữa liên quan đến Dante, nhưng bản đồ này là tác phẩm nổi tiếng nhất.”
Rồi Langdon xoay người, chỉ vào góc trên bên trái của bức vẽ. “Hành trình của chúng ta sẽ bắt đầu từ chỗ này, bên trên mặt đất, nơi quý vị có thể nhìn thấy Dante trong sắc phục đỏ, cùng với người dẫn đường của mình, Virgil, đứng bên ngoài những cánh cổng địa ngục. Từ đây, chúng ta sẽ đi xuống dưới, qua chín tầng hỏa ngục của Dante, và cuối cùng đối diện với…”
Langdon nhanh chóng chuyển sang cảnh mới - hình phóng to quỷ Satan đúng như mô tả của Botticelli trong bức tranh này - một Quỷ vương ba đầu kinh khủng đang ăn thịt ba người, mỗi miệng một người.
Nghe rõ đám đông ồ lên.
“Chỉ là lướt qua những điểm thú vị sắp tới”, Langdon tuyên bố. “Nhân vật đáng sợ này chính là nơi hành trình tối nay kết thúc. Đây là tầng địa ngục thứ Chín, nơi quỷ Satan cư trú. Tuy nhiên…”, Langdon dừng lại. “Đến được đó cũng khá thú vị, cho nên chúng ta quay trở lại một chút… trở lại những cánh cổng địa ngục, nơi hành trình của chúng ta bắt đầu.”
Langdon chuyển thêm một cảnh nữa - một tờ in thạch bản của Gustave Doré mô tả lối vào dạng hầm tối được khoét trên bề mặt vách đá ảm đạm. Dòng chữ khắc phía trên lối vào đề: VỨT BỎ MỌI HY VỌNG, NHỮNG KẺ BƯỚC VÀO ĐÂY.
“Vì vậy….”, Langdon mỉm cười nói. “Chúng ta đi vào chứ?”
***
Tiếng bánh xe rít lên đâu đó rất to, và cử tọa trước mắt Langdon tan biến. Anh cảm thấy mình chúi về phía trước, và đập mạnh vào lưng Sienna khi chiếc Trike phanh kít lại giữa Đại lộ Viale Machiavelli.
Langdon loạng choạng, đầu vẫn đang nghĩ tới những cánh cổng địa ngục đầy đe dọa trước mắt mình. Khi lấy lại tư thế, anh nhận ra ngay mình đang ở đâu.
“Có chuyện gì vây?”, anh hỏi.
Sienna chỉ về phía Cổng chào Porta Romana - cánh cổng bằng đá cổ kính được xem như lối vào thành cổ Florence - ở phía trước khoảng ba trăm thước. “Robert, có chuyện rồi!”
Sienna thành thục điều khiển chiếc Trike băng qua từng khúc quanh khi họ bỏ lại phía sau khu dân cư bẩn thỉu và tiến vào vùng không khí sạch sẽ, phủ kín tuyết của bờ tây thành phố. Họ vừa chạy qua một tháp đồng hồ nhà nguyện đang điểm đúng 8 giờ sáng.
Langdon bám chặt sau xe, tâm trí anh đang xoay mòng mòng với những hình ảnh khó hiểu về hỏa ngục của Dante… và gương mặt bí ẩn của người phụ nữ xinh đẹp tóc bạc mà anh vừa nhìn thấy. Bà ấy bị hai gã lính to lớn kẹp chặt ở băng ghế sau của xe thùng.
Dù bà ấy là ai, Langdon nghĩ thầm, lúc này bọn họ cũng đã giữ bà ấy.
“Người phụ nữ trên xe”, Sienna nói át tiếng động cơ chiếc Trike. “Anh có chắc đó chính là người phụ nữ trong ảo ảnh của anh không?”
“Chắc chắn.”
“Vậy nhất định anh đã từng gặp bà ấy vào một lúc nào đó trong hai ngày qua. Vấn đề là tại sao anh cứ liên tục nhìn thấy bà ấy…. và tại sao bà ấy lại liên tục nhắc anh tìm kiếm và sẽ thấy.”
Langdon đồng ý. “Tôi không biết…. tôi không nhớ tí gì về cuộc gặp với bà ấy, nhưng mỗi lần nhìn thấy gương mặt bà, tôi lại có cảm giác mãnh liệt rằng tôi cần giúp bà ấy.”
Rất xin lỗi! Rất xin lỗi!
Langdon bỗng tự hỏi phải chăng lời xin lỗi kỳ lạ của anh chính là dành cho người phụ nữ tóc bạc. Hay mình đã làm hỏng việc của bà ấy? Ý nghĩ đó lại hình thành một nút thắt trong lòng anh.
Langdon có cảm giác như thể kho vũ khí của anh đã bị mất một món quan trọng. Mình không nhớ gì cả. Langdon có khả năng nhớ chính xác mọi hình ảnh từ thời còn niên thiếu, vậy nên trí nhớ là thứ tài sản trí tuệ mà anh phải dựa vào nhiều nhất. Với một con người đã quen với việc nhớ được mọi chi tiết phức tạp của những gì mình nhìn thấy xung quanh, thì bị mất trí nhớ chẳng khác gì cố cho một máy bay hạ cánh trong đêm tối mà không hề có rada.
Có vẻ như cơ hội duy nhất của anh để tìm ra câu trả lời là giả mã bức Vực Địa ngục”, Sienna nói. “Cho dù nó ẩn chứa bí mật gì…. dường như đó cũng chính là lý do anh bị săn đuổi.”
Langdon gật đầu, suy nghĩ về từ catrovacer được viết trên nền tranh - nơi có những xác người quằn quại trong Hỏa ngục của Dante.
Đột nhiên, một ý nghĩ rất rõ bật ra trong đầu Langdon.
Mình tỉnh dậy tại Florence….
Trên thế giới này, không có thành phố nào có quan hệ gần gũi với Dante hơn Florence. Dante Alighieri sinh ra ở Florence, lớn lên ở Florence. Theo truyền thuyết, ông phải lòng nàng Beatrice ở Florence, và bị đày ải khỏi quê nhà Florence, phải đi lang thang khắp miền quê nước Ý trong nhiều năm, với nỗi nhớ nhà da diết.
Ngươi sẽ rời bỏ mọi thứ ngươi yêu quý nhất, Dante viết về sự đày ải. Đây là chính là mũi tên đầu tiên mà cây cung đầy ải bắn đi.
Khi Langdon nhớ ra những lời ấy trong Khổ XVII của Thiên đàng, anh nhìn sang bên phải, có phóng tầm mắt qua sông Arno về phía những ngọn tháp phía xa của thành cổ Florence.
Langdon hình dung ra tổng thể của thành phố xưa - một mê cung toàn du khách, những chỗ đông nghịt, và ngựa xe hối hả qua những đường phố chật hẹp xung quanh nhà thờ lớn lừng danh, các bảo tàng, nhà nguyện và khu mua sắm của Florence. Anh phỏng đoán rằng nếu anh và Sienna rời khỏi chiếc Trike, hai người có thể mất tăm trong đám đông.
“Chúng ta cần tới thành cổ”, Langdon nói, “Nếu có câu trả lời thì đó chính là nơi có thể tìm ra. Thành cổ Florence là toàn bộ thế giới của Dante.”
Sienna gật đầu đồng ý và nói qua vai, “Chỗ đó cũng an toàn hơn – có nhiều nơi để ẩn nấp. Tôi sẽ đi tới cổng chào Porta Romana, và từ đó chúng ta có thể vượt sông”.
Sông, Langdon nghĩ với một thoáng lo lắng. Hành trình đi xuống địa ngục nổi tiếng của Dante cũng bắt đầu bằng việc vượt qua một con sông.
Sienna tăng ga, và khi cảnh vật vùn vụt trôi về phía sau, trong đầu Langdon điểm lại những hình ảnh của hỏa ngục, những người chết và đang hấp hối, mười rãnh Malebolge với vị bác sĩ dịch hạch cùng một từ lạ lùng - CATROVACER. Anh suy nghĩ về những từ viết vội góc dưới bức tranh Vực địa ngục - Chỉ có thể nắm bắt được chân lý qua cặp mắt chết chóc - và băn khoăn không biết câu nói dữ dội đó có phải trích từ trường ca của Dante không.
Mình không nhận ra nó.
Langdon thuộc lòng tác phẩm của Dante, và khả năng xuất sắc của anh, với tư cách một nhà sử học nghệ thuật chuyên về biểu tượng, khiến nhiều lúc người ta phải mời đến anh giải thích vô số biểu tượng có sẵn trên thế giới của Dante. Thật trùng hợp, hoặc có lẽ gần như trùng hợp, anh từng có bài giảng về Hỏa ngục của Dante khoảng hai năm trước.
Dante thần thánh: Những biểu tượng của Địa ngục.
Dante Alighieri đã trở thành một trong những biểu tượng sùng bái đích thực của lịch sử, khuấy động việc thành lập các hội Dante trên khắp thế giới. Chi nhánh lâu đời nhất ở Mỹ được Henry Wadsworth Longfellow thành lập năm 1881 tại Cambridge, bang Massachusetts. Nhóm thi sĩ Fireside Poet nổi tiếng ở New England là nhóm đầu tiên ở Mỹ dịch Thần khúc, và bản dịch này vẫn nằm trong số những bản dịch được đánh giá cao và đọc nhiều nhất cho tới nay.
Là một sinh viên nổi tiếng về tác phẩm của Dante, Langdon từng được đề nghị diễn thuyết tại một sự kiện lớn do một trong những hội Dante lâu đời nhất thế giới chủ trì - Società Dante Alighieri Vienna. Sự kiện này được tổ chức tại Viện Hàn lâm Khoa học Vienna. Nhà tài trợ chính của sự kiện - một nhà khoa học giàu có và cũng là thành viên của hội Dante - đã tìm cách mượn hẳn giảng đường với hai nghìn chỗ ngồi của Viện.
Khi Langdon đến sự kiện đó, anh được chủ tọa hội thảo đón và dẫn vào trong. Lúc họ đi qua đại sảnh, Langdon không thể không chú ý đến năm từ được viết bằng kiểu chữ khổng lồ choán hết bức tường phía sau: NẾU CHÚA SAI THÌ SAO?
“Là một tác phẩm của Lukas Troberg”, vị chủ tọa nói nhỏ. “Dự án nghệ thuật mới nhất của chúng tôi. Anh nghĩ sao?”
Langdon nhìn dòng chữ đồ sộ, không biết phải phản ứng ra sao. “Ừm… nét bút của ông ấy rất phóng khoáng, nhưng khả năng kiểm soát chủ thể giả định của ông ấy dường như hơi yếu.”
Vị chủ tọa nhìn anh không hiểu. Langdon hy vọng cuộc tiếp xúc của anh với cử tọa sẽ khá hơn.
Cuối cùng, khi bước lên sân khấu, Langdon nhận được một tràng pháo tay nhiệt thành từ đám đông đứng kín trong phòng.
“Thưa quý ông, quý bà!”, Langdon bắt đầu nói, giọng anh vang lên trong loa. “Willkommen, bienvenue, welcome.”
Câu chào nổi tiếng từ Cabaret[1] khiến đám đông cười ồ tán thưởng.
[1]Carbaret là loại hình giải trí bao gồm hài kịch, âm nhạc và khiêu vũ, thường diễn ra ở quán ăn hay hộp đêm với sân khấu. Chương trình này thường bắt đầu với câu chào bằng ba thứ tiếng Đức, Pháp, Anh như trên
“Tôi vừa được thông báo rằng cử tọa của chúng ta tối nay không chỉ có các hội viên Hội Dante, mà còn có nhiều nhà khoa học và sinh viên dự khán, những người có lẽ cũng đang khám phá Dante lần đầu tiên. Vì vậy, với những cử tọa quá bận học hành nên không đọc được các thiên trường ca Ý thời trung cổ, tôi nghĩ mình nên bắt đầu bằng phần giới thiệu tổng quan về Dante – cuộc đời, tác phẩm, và lý do tại sao ông được coi là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.”
Tiếng vỗ tay lại vang lên.
Langdon trình diễn một loạt hình ảnh của Dante bằng một thiết bị điều khiển từ xa nhỏ xíu trong tay, đầu tiên là bức chân dung to bằng người thật của Andrea del Castagno vẽ thi sĩ đứng trong khung cửa, tay cầm một cuốn sách triết học.
“Dante Alighieri”, Langdon bắt đầu trình bày. “Nhà văn kiêm triết gia Florence này sống từ năm 1265 đến 1321. Trong bức chân dung này, giống như trong tất cả các bức vẽ khác, ông đội trên đầu một chiếc cappuccio màu đỏ - loại khăn trùm vừa khít đầu có vạt che tai - cùng áo choàng Lucca màu đỏ thẫm của ông, trở thành hình ảnh Dante được tái tạo nhiều nhất.”
Langdon chuyển tới chân dung Dante của Botticelli lấy từ Phòng trưng bày Uffizi, nhấn mạnh đến những đặc điểm đáng chú ý nhất của Dante là cằm bạnh và mũi khoằm. “Đây, gương mặt độc nhất vô nhị của Dante một lần nữa được khuôn bên trong chiếc cappuccio màu đỏ của ông, nhưng trong ví dụ này, Botticelli đã thêm một vòng nguyệt quế lên khăn của ông như một biểu tượng về năng lực về chuyên môn - trong trường hợp này là nghệ thuật thi ca - một biểu tượng truyền thống vay mượn từ Hy Lạp cổ đại và vẫn được sử dụng ngày nay trong các nghi thức tôn vinh những thi sĩ đoạt giải và cả những người giành giải Nobel.”
Langdon chuyển nhanh qua vài hình ảnh nữa, tất cả đều thể hiện Dante đội mũ trùm đỏ, áo thụng đỏ, đội vòng nguyệt quế, và có cái mũ rất nổi bật. “Và để tổng hợp cái nhìn của quý vị về Dante, thì đây là một bức tượng ở quảng trường Santa Croce… và, dĩ nhiên, cả bức bích họa nổi tiếng của Giotto ở Nhà nguyện Bargello.”
Langdon để nguyên hình ảnh bức bích họa của Giotto trên màn hình và tiến ra giữa sân khấu.
“Như các vị đương nhiên biết, Dante nổi tiếng nhất với kiệt tác văn học Thần khúc - một câu chuyện cực kỳ sinh động về chuyến du hành của tác giả vào địa ngục, vượt qua luyện ngục, và cuối cùng bước lên thiên đường để trò chuyện với Chúa. Theo những chuẩn mực hiện đại, Thần khúc chẳng có gì hài hước cả. Nó được coi là hài kịch vì một lý do hoàn toàn khác. Ở thế kỷ XIV, nển văn học Ý, theo yêu cầu, được chia thành hai loại: Bi kịch, đại diện cho văn học cấp cao, được viết bằng tiếng Ý chính thống, hài kịch, đại diện cho văn học cấp thấp, được viết bằng phương ngữ và dành cho đại chúng.”
Langdon chuyển các cảnh sang bức bích họa của Michelino, minh họa Dante đang đứng bên ngoài tường thành Florence, trên tay cầm một bản Thần khúc. Ở phía sau, ngọn núi bậc thang của luyện ngục vươn cao, vượt lên những cánh cổng địa ngục. Hiện nay bức vẽ được treo tại nhà thờ lớn Santa Maria del Fiore - được biết đến nhiều hơn ở Florence với tên gọi II Duomo.
“Như quý vị có thể đoán ra từ nhan đề”, Langdon tiếp tục. “Thần khúc được viết bằng phương ngữ, thứ ngôn ngữ của giới bình dân. Nó hòa trộn tôn giáo, lịch sử, chính trị, triết học, và cả bình luận xã hội vào một tấm thảm hư cấu mà, dù rất uyên bác, quần chúng nhân dân vẫn dễ dàng lĩnh hội được nó. Tác phẩm trở thành một trụ cột quan trọng của văn hóa Ý đến mức phong cách hành văn của Dante được công nhận như là quy chuẩn cho ngôn ngữ Ý hiện đại.”
Langdon dừng lại một lúc để tạo hiệu ứng rồi nói nhỏ. “Thưa các bạn, không thể nào đánh giá hết được tầm ảnh hưởng từ tác phẩm của Dante Alighieri. Xuyên suốt lịch sử, có lẽ chỉ với ngoại lệ duy nhất là Kinh Thánh, không một tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc hoặc văn học nào truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm ca tụng, mô phỏng, biến thể, và chú giải hơn Thần khúc.”
Sau khi liệt kê một loạt tên tuổi nhà soạn nhạc, họa sĩ và tác giả trứ danh đã sáng tạo những tác phẩm dựa trên thiên trường ca của Dante, Langdon lướt nhìn đám đông. “Xin hãy cho tôi biết, có tác giả nào ở đây tối nay không?”
Gần như một phần ba số cánh tay giơ lên. Langdon nhìn thấy sững sờ. Ôi chao, hoặc đây là nhóm cử tọa tài năng nhất trên trái đất hoặc bài trình bày điện tử hôm nay đã thật sự phát huy tác dụng.
“Chà, như tất cả các quý vị tác giả đã biết, một nhà văn không đánh giá điều gì cao hơn lời khen ngợi sách - những lời bình luận dù chỉ một dòng của một nhân vật có ảnh hưởng cũng giúp người khác muốn mua tác phẩm của quý vị. Và, ở thời trung cổ, cũng đã có những lời khen ngợi sách. Dante đã giành được không ít lời như vậy.”
Langdon đổi hình ảnh. “Quý vị thấy thế nào nếu có được dòng này trên áo bìa sách của mình?”
“Trên trái đất này chưa từng có nhân vật nào vĩ đại hơn ông ấy.” - Michelangelo.
“Vâng”, Langdon nói, “chính là ngài Michelangelo mà tất cả các vị đều biết qua Nhà nguyện Sistine và bức tượng David. Không chỉ là họa sĩ và nhà điêu khắc bậc thầy, Michelangelo còn là một thi sĩ kiệt xuất, xuất bản gần ba trăm bài thơ, trong đó gồm một bài có nhan đề Dante, dành tặng cho người có cái nhìn khắc nghiệt về địa ngục, nguồn cảm hứng cho tác phẩm Phán quyết cuối cùng của mình. Và nếu quý vị không tin tôi, xin hãy đọc Khổ III trong Hỏa ngục của Dante và sau đó tới thăm Nhà nguyện Sistine, quý vị sẽ thấy hình ảnh rất quen thuộc này ngay phía trên bàn thờ”.
Langdon chuyển tới hình ảnh chi tiết kinh khủng về một con thú vạm vỡ đang vung mái chèo khổng lồ về phía đám người co rúm lại với nhau. “Đây là gã chèo đò địa ngục của Dante, Charon, đang dùng mái chèo đánh đập những hành khách không theo hàng lối.”
Lúc này Langdon chuyển sang một cảnh mới - chi tiết thứ hai về bức Phán quyết cuối cùng của Michelangelo - một người đang bị đóng đinh lên thánh giá. “Đây là nhân vật Haman Xấu xa[2], người mà theo Kinh Thánh, bị treo cổ tới chết. Tuy nhiên, trong trường ca của Dante, ông ta bị đóng đinh lên thánh giá. Như quý vị có thể thấy ở đây, trong Nhà nguyện Sistine, Michelangelo chọn câu chuyện của Dante thay cho câu chuyện trong Kinh Thánh”, Langdon cười và hạ giọng thì thào. “Xin đừng nói với Đức Thánh Cha!”
[2]Haman the Agagite, hay Haman Xấu xa, là một nhân vật phản diện chính trong Sách Esther, theo truyền thống Cựu ước, là một quý tộc ở thế kỷ V trước Công nguyên. Haman là tể tướng của đế chế Ba Tư dưới thời vua Ahasuerus, tức Xerxec I, và là hậu duệ của Agag, vua của người Amalekite, dân tộc bị Vua Saul và David xua đuổi. Còn theo Kinh Do Thái, Haman cùng vợ là Zeresh chủ mưu giết hết người Do Thái ở Ba Tư cổ. Haman tìm cách thuyết phục vua Ahasuerus hạ lệnh giết người Do Thái trên lãnh thổ ông cai trị. Âm mưu này bị Hoàng hậu Esther, vốn là người Do Thái vạch trần. Haman bị treo cổ.
Đám đông cười ồ.
“Hỏa ngục của Dante tạo ra một thế giới đau đớn và thống khổ vượt xa mọi tưởng tượng trước đó của con người, và đúng là tác phẩm của ông định nghĩa cho những cái nhìn hiện đại của chúng ta về địa ngục.” Langdon ngừng lại. “Và xin hãy tin tôi, Nhà thờ Công giáo phải cảm ơn Dante rất nhiều vì điều đó. Hỏa ngục của ông hăm dọa những tín đồ sùng đạo suốt nhiều thế kỷ, và rõ ràng làm cho số người sợ hãi chăm đi lễ nhà thờ tăng lên gấp ba.”
Langdon chuyển hình ảnh. “Và điều này dẫn tới lý do tại sao tất cả chúng ta ở đây tối nay.”
Màn hình lúc này hiển thị nhan đề bài giảng của anh: DANTE THẦN THÁNH: NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA ĐỊA NGỤC.
“Hỏa ngục của Dante là một nơi rất phong phú về biểu tượng và hình tượng, đến mức tôi thường dành cả một khóa học kéo dài hết học kỳ cho đề tài này. Và tối nay, tôi nghĩ không có cách nào để tiết lộ những biểu tượng trong Hỏa ngục của Dante tốt hơn là sánh bước cùng ông ấy… qua những cánh cổng địa ngục.”
Langdon bước tới mép sân khấu và quan sát đám đông. “Bây giờ, nếu chúng ta có kế hoạch làm một cuộc du ngoạn qua địa ngục, tôi đề xuất chúng ta nên sử dụng bản đồ. Và không có tấm bản đồ nào vẽ địa ngục của Dante hoàn chỉnh hơn tấm do Sandro Botticelli vẽ.”
Anh bấm điều khiển, và bức Vực Địa ngục kinh khủng của Botticelli hiện ra trước mắt đám đông. Anh nghe rõ tiếng vài người xuýt xoa khi mọi người nhìn thấy những cảnh hãi hùng đang diễn ra trong cái hang ngầm hình phễu.
“Không như một số họa sĩ, Botticelli cực kỳ trung thành trong cách hiểu văn bản Dante. Thực tế, ông ấy bỏ rất nhiều thời gian đọc Dante, đến mức nhà sử học nghệ thuật vĩ đại Giorgio Vasari đã phải nói rằng sự ám ảnh của Botticelli đối với Dante đã dẫn tới ‘những xáo trộn nghiêm trọng trong đời sống của ông’. Botticelli sáng tạo hơn hai chục tác phẩm nữa liên quan đến Dante, nhưng bản đồ này là tác phẩm nổi tiếng nhất.”
Rồi Langdon xoay người, chỉ vào góc trên bên trái của bức vẽ. “Hành trình của chúng ta sẽ bắt đầu từ chỗ này, bên trên mặt đất, nơi quý vị có thể nhìn thấy Dante trong sắc phục đỏ, cùng với người dẫn đường của mình, Virgil, đứng bên ngoài những cánh cổng địa ngục. Từ đây, chúng ta sẽ đi xuống dưới, qua chín tầng hỏa ngục của Dante, và cuối cùng đối diện với…”
Langdon nhanh chóng chuyển sang cảnh mới - hình phóng to quỷ Satan đúng như mô tả của Botticelli trong bức tranh này - một Quỷ vương ba đầu kinh khủng đang ăn thịt ba người, mỗi miệng một người.
Nghe rõ đám đông ồ lên.
“Chỉ là lướt qua những điểm thú vị sắp tới”, Langdon tuyên bố. “Nhân vật đáng sợ này chính là nơi hành trình tối nay kết thúc. Đây là tầng địa ngục thứ Chín, nơi quỷ Satan cư trú. Tuy nhiên…”, Langdon dừng lại. “Đến được đó cũng khá thú vị, cho nên chúng ta quay trở lại một chút… trở lại những cánh cổng địa ngục, nơi hành trình của chúng ta bắt đầu.”
Langdon chuyển thêm một cảnh nữa - một tờ in thạch bản của Gustave Doré mô tả lối vào dạng hầm tối được khoét trên bề mặt vách đá ảm đạm. Dòng chữ khắc phía trên lối vào đề: VỨT BỎ MỌI HY VỌNG, NHỮNG KẺ BƯỚC VÀO ĐÂY.
“Vì vậy….”, Langdon mỉm cười nói. “Chúng ta đi vào chứ?”
***
Tiếng bánh xe rít lên đâu đó rất to, và cử tọa trước mắt Langdon tan biến. Anh cảm thấy mình chúi về phía trước, và đập mạnh vào lưng Sienna khi chiếc Trike phanh kít lại giữa Đại lộ Viale Machiavelli.
Langdon loạng choạng, đầu vẫn đang nghĩ tới những cánh cổng địa ngục đầy đe dọa trước mắt mình. Khi lấy lại tư thế, anh nhận ra ngay mình đang ở đâu.
“Có chuyện gì vây?”, anh hỏi.
Sienna chỉ về phía Cổng chào Porta Romana - cánh cổng bằng đá cổ kính được xem như lối vào thành cổ Florence - ở phía trước khoảng ba trăm thước. “Robert, có chuyện rồi!”